Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG


ĐẠO ĐỨC – Ý CHÍ – SÁNG TẠO

KINH DOANH QUỐC TẾ


ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Giảng Viên Bộ Môn: Hứa Trung Phúc

Sinh viên thực hiện MSSV


Lê Văn Lộc 2173401010922
Hồ Nguyễn Bảo Anh 2173401010926
Đoàn Nguyễn Minh Thảo 2173401010467
Nguyễn Thị Nhiên 207QT05719

Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 1 năm 2024.

1
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP

Họ và Tên MSSV Đánh giá Đóng góp

Lê Văn Lộc 2173401010922 100% Phân tích chủ đề , word , tóm


tắt nội dung

Hồ Nguyễn 2173401010926 100% Lý thuyết cơ sở liên quan


Bảo Anh

Đoàn Nguyễn 2173401010467 100% Kết luận


Minh Thảo

Nguyễn Thị 207QT05719 100% Giới thiệu tiểu luận


Nhiên

2
Lời cảm ơn

Đề tài bài tiểu luận cuối kỳ của nhóm đã được hoàn thành, chúng em đã trải qua nhiều
quá trình, và trong từng quá trình chúng em luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của
Thầy và các bạn xung quanh. Với tình cảm chân thành và sâu sắc, chúng em xin bày
tỏ lòng biết ơn đến các thành viên trong nhóm, các bạn cùng lớp, các bạn sinh viên
tham gia làm bài khảo sát,…. đã tạo điều kiện giúp đỡ hết lòng trong quá trình học tập
và làm bài tiểu luận.

Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Hứa Trung Phúc. Trong
quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn KINH DOANH QUỐC TẾ, chúng em đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy. Thầy đã giúp
chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức, tạo điều kiện giúp đỡ hết lòng trong quá trình
học tập và nghiên cứu.

Thông qua bài tiểu luận cuối kỳ này, chúng em xin trình bày lại những gì mà mình đã
tích lũy, tiếp thu được trong suốt quá trình học tập, nhờ có thầy mà chúng em đã tiếp
cận được những bài học hay về nên kinh tế trong và ngoài nước, đây là những thông
tin và bài học rất hữu ích đối với sinh viên khối ngành kinh tế, sẽ là một trong những
hành trang bổ ích phục vụ cho công việc của chúng em trong tương lai. Nếu không
nhờ thầy và tất cả các bạn thì bài tiểu luận cuối kỳ của chúng em cũng khó mà hoàn
thành được.

Và có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn
tồn tại những hạn chế nhất định. Đồng thời chúng em cũng gặp khó khăn khi phải làm
việc nhóm online và chưa từng có kinh nghiệm viết luận dưới dạng tiểu luận. Do đó,
trong quá trình hoàn thành đề tài, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, sửa chữa và nhận xét từ thầy để chúng em
có điều kiện để bổ sung, nâng cao kiến thức của mình nhằm phục vụ tốt hơn cho
những lần tiếp theo viết báo cáo và tiểu luận.

Chúng em kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự
nghiệp giảng dạy.

3
Mục Lục

I. GIỚI THIỆU TIỂU LUẬN...........................................................................................5

1. Lý do chọn đề tài:............................................................................................5

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:................................................................5

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:.......................................................5

II. NỘI DUNG CHÍNH.............................................................................................6

A. Tại sao đầu tư trực tiếp nước ngoài?.............................................................6

1. Định nghĩa, phân loại FDI:.................................................................................7

2. Hướng chuyển động của FDI:.............................................................................8

B. Các mô hình đầu tư trực tiếp nước ngoài.....................................................8

1. Mô hình thành lập mới doanh nghiệp:


……………………………………...8

2. Mô hình góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp..................................10

3. Mô hình liên doanh.......................................................................................11

III. LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA FDI...................................................................12

IV. GIÁ PHẢI TRẢ CỦA NƯỚC ĐẦU TƯ:.......................................................15

V. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH VÀ THÁCH THỨC TOÀN CẦU:................16

 Xử lý thách thức môi trường toàn cầu:..........................................................18

VI. KẾT LUẬN:......................................................................................................20

VII. TÀU LIỆU THAM KHẢO:.........................................................................20

4
I. Giới thiệu tiểu luận
1. Lý do chọn đề tài:
- Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng trong việc thu hút FDI trong
những năm vừa qua. Chính sách hỗ trợ FDI của Chính phủ, cùng với sự phát
triển của cơ sở hạ tầng và nguồn lao động dồi dào, đã tạo ra một môi trường
đầu tư thuận lợi và hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam đã thu
hút được sự quan tâm của nhiều tập đoàn và doanh nghiệp lớn trên toàn cầu, và
việc nghiên cứu về FDI vào Việt Nam sẽ giúp hiểu rõ hơn về yếu tố và chiến
lược mà Việt Nam đã áp dụng để thu hút thành công FDI.
- FDI mang lại nhiều lợi ích kinh tế quan trọng cho Việt Nam. Đầu tiên, FDI
cung cấp nguồn vốn nước ngoài, giúp nâng cao khả năng đầu tư và phát triển
kinh tế của đất nước. Thứ hai, FDI mang theo công nghệ, quy trình sản xuất
hiện đại và quản lý chuyên nghiệp, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các
ngành công nghiệp địa phương. Thứ ba, FDI mở rộng thị trường tiêu thụ và
xuất khẩu, tạo ra việc làm, cải thiện thu nhập và đời sống của người dân.
- Việt Nam được coi là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất cho FDI trong
khu vực Đông Nam Á. Với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, dân số trẻ
và lao động trình độ cao, Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn và cung cấp
nhiều cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu về FDI vào
Việt Nam sẽ giúp xác định và đánh giá các ngành công nghiệp và lĩnh vực đáng
quan tâm, từ đó tạo ra cơ hội đầu tư và hỗ trợ việc đưa ra quyết định đầu tư
thông minh.
- Nghiên cứu về FDI vào Việt Nam sẽ cung cấp thông tin và dữ liệu quan trọng
cho việc định hướng chính sách và phát triển kinh tế của đất nước. Hiểu rõ hơn
về mô hình, xu hướng và tác động của FDI sẽ giúp Chính phủ và các cơ quan
liên quan đưa ra các quyết định chính sách hợp lý và điều chỉnh các biện pháp
hỗ trợ FDI để tăng cường hiệu quả và bền vững của việc đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

5
- Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiện trạng, lợi ích và tác động của FDI, phân
tích yếu tố thu hút FDI và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của FDI
vào Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Phân tích yếu tố thu hút FDI, đánh giá lợi ích và tác động của FDI, xem xét
quy định và chính sách FDI.
+ Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả FDI vào Việt Nam.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: bao gồm nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ Việt Nam,
các doanh nghiệp trong nước và cộng đồng địa phương.
- Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp luận, phương pháp thu thập số
liệu, phương pháp nghiên cứu thực tiễn… để hoàn thành đề tài.

II. NỘI DUNG CHÍNH


A. Tại sao đầu tư trực tiếp nước ngoài?
- Tại sao các doanh nghiệp gặp tất cả những rắc rối trong việc thiết lập hoạt động
tại nước ngoài thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài khi hai lựa chọn thay thế
khác, xuất khẩu và cấp phép đã sẵn sàng cho việc khai thác các cơ hội tại thị
trường nước ngoài?
- Xuất khẩu liên quan đến việc sản xuất hàng hóa nước nhà và sau đó vận chuyển
chúng đến nước khác để bán. Nhượng quyền liên quan đến việc cấp cho một
thực thể nước ngoài (bên được cấp phép) quyền sản xuất và bán các sản phẩm
của doanh nghiệp đổi lại nhận được phí bản quyền trên mỗi đơn vị bán ra. Vấn
đề quan trọng được đặt ra, một cuộc kiểm tra sơ lược cho thấy rằng đầu tư trực
tiếp nước ngoài có thể vừa tốn kém vừa rủi ro hơn so với việc xuất khẩu và cấp
phép. FDI tốn kém bởi vì một doanh nghiệp phải chịu chi phí thiết lập cơ sở
sản xuất tại nước ngoài hoặc mua lại doanh nghiệp nước ngoài. FDI rủi ro bởi
các vấn để liên quan đến hoạt động kinh doanh tại một nền văn hoá khác, là nơi
các quy tắc kinh doanh có thể rất khác biệt. So với các công ty bản địa, có khả
năng là doanh nghiệp nước ngoài thực hiện FDI tại một đất nước trong lần đầu
tiên sẽ có khả nàng gặp sai lầm đắt giá hơn do sự thiếu hiểu biết cao hơn. Khi
6
một công ty xuất khẩu không phải chịu các chi phí liên quan tới FDI và có thể
giảm rủi ro liên quan đến việc bán hàng tại nước ngoài bằng cách sử dụng các
đại lý bán hàng bản địa. Tương tự như vậy, khi một doanh nghiệp cho phép
một doanh nghiệp khác sản xuất các sản phẩm của họ theo giấy phép, bên được
cấp phép chịu chi phí rủi ro.
1. Định nghĩa, phân loại FDI.

 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) diễn ra khi một doanh nghiệp đầu tư trực
tiếp vào những phương tiện để sản xuất hay tiêu thụ sản phẩm ở một quốc
gia khác. Theo Bộ Thương mại Mỹ, FDI diễn ra khi bất kỳ công dân, tổ
chức hay nhóm liên kết thu được lợi nhuận từ 10% trở lên từ một tổ chức
hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Khi doanh nghiệp xúc tiến FDI, họ bắt
đầu theo hướng trở thành 1 công ty đa quốc gia.
 FDI có 2 hình thức chính:
+ Thứ nhất là đầu tư mới (Greenfield Investment) là việc thành lập doanh
nghiệp mới ở nước ngoài.

7
+ Thứ hai là mua lại hay sáp nhập một công ty khác ở nước ngoài. Sáp nhập có
thể chỉ là một phần nhỏ (nơi công ty có thể chiếm 10-49% cổ phần), chiếm
phần chính yếu (từ 50-99%) hoặc toàn bộ (lợi tức nước ngoài là 100%).

2. Hướng chuyển động của FDI


 Trước đây, hầu hết FDI từ quốc gia phát triển trên thế giới nơi những doanh
nghiệp đặt trụ sở đầu tư vào các thị trường khác.
 Mỹ Latinh nổi lên như một khu vực thu hút vốn FDI tiếp theo của thế giới:
đạt 51 tỉ $ trong năm 2011. Trong những năm gần đây, các công ty Trung
Quốc nổi lên là những nhà đầu tư chủ yếu tại Châu Phi, đặc biệt trong
ngành công nghiệp khai khoáng, khi họ cố gắng đảm bảo nguồn cung cấp
nguyên liệu thô có giá trị trong tương lai.

8
B. Các mô hình đầu tư trực tiếp nước
1. Mô hình thành lập mới doanh nghiệp
- Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam theo quy định
của pháp luật Việt Nam. Sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp có quy mô vốn
nhỏ, một phần để tránh và giảm thiểu mức rủi ro thiệt hại do những hệ lụy từ
dịch Covid-19 và từ cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine. Mặt khác, việc huy
động vốn vào thời điểm này là rất khó khăn.

Số doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng năm 2022

- Với sự mở cửa rộng lớn của nền kinh tế, tác động từ tình hình kinh tế và chính
trị thế giới đang có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Các doanh
nghiệp trong nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức đáng
kể. Trước hết, chuỗi cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu sản xuất đang
gặp phải nhiều khó khăn, đồng thời, giá cả của một số nguyên liệu và giá cước
vận tải trên thị trường thế giới đang tăng, tạo nên áp lực lớn đối với nhu cầu
nguyên liệu trong nước. Thứ hai, nguồn cung lao động đang bị ảnh hưởng nặng
nề và có nguy cơ thiếu hụt tạm thời. Thứ ba, các doanh nghiệp đang cần một
khoảng thời gian để phục hồi và tái kết nối các nguồn cung và cầu về hàng hóa,
dịch vụ, vốn, lao động và thị trường. Thứ tư, nguy cơ hạn chế lưu thông hàng

9
hóa đang trở nên rõ ràng do biện pháp giãn cách xã hội, đặc biệt là trong bối
cảnh dịch Covid-19 tái phát với biến thể mới trên khắp thế giới.
 Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, Chính phủ cần đưa ra
những giải pháp quyết liệt, với mục tiêu duy trì sự ổn định trong kinh tế tổng
cộng, kiểm soát lạm phát và đảm bảo cân đối lớn, đồng thời không làm suy yếu
các động lực tăng trưởng. Đồng thời, cần tập trung vào một số giải pháp quan
trọng để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp:
- Bảo đảm rằng hoạt động lưu thông hàng hóa diễn ra một cách bình thường mà
không bị gián đoạn hoặc đứt gãy.
- Tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, cung cấp hỗ trợ về thuế và phí xuất
khẩu.
- Tiếp tục khuyến khích người lao động quay lại làm việc để đóng góp vào quá
trình phục hồi kinh tế. Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện và hỗ trợ
doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho người lao động và hỗ trợ những người lao
động gặp khó khăn, mất việc làm, triển khai các biện pháp an sinh xã hội.
- Áp dụng các chính sách phù hợp để tổ chức tín dụng tập trung vốn và tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn, đồng thời hỗ trợ họ
tiếp cận gói hỗ trợ vay với lãi suất ưu đãi 2% từ nhà nước.

2. Mô hình góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

10
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào doanh
nghiệp hiện có tại Việt Nam.
- Ưu điểm:
+ Tận dụng được cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân lực, kinh nghiệm quản lý của
doanh nghiệp.
+ Nhanh chóng tham gia thị trường Việt Nam.
- Nhược điểm:
+ Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với doanh nghiệp
nhận góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
+ Có thể bị ảnh hưởng bởi các rủi ro của doanh nghiệp nhận góp vốn, mua cổ
phần, mua phần vốn góp.

3. Mô hình liên doanh


- Nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước cùng góp vốn thành lập doanh
nghiệp liên doanh.

- Theo Luật đầu tư nước ngoài 2000, "doanh nghiệp liên doanh" là doanh nghiệp
được thành lập tại Việt Nam thông qua sự hợp tác giữa hai bên hoặc nhiều bên,
dựa trên hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp
do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam,

11
hoặc do doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài dưới hợp đồng liên doanh.
- Các đối tác trong doanh nghiệp liên doanh có thể bao gồm:
 Một bên Việt Nam và một bên nước ngoài.
 Một bên Việt Nam và nhiều bên nước ngoài.
 Nhiều bên Việt Nam và một bên nước ngoài.
 Nhiều bên Việt Nam và nhiều bên nước ngoài.
- Theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh có thể tổ
chức dưới dạng công ty TNHH hoặc chuyển đổi thành công ty cổ phần. Thời
gian hoạt động của doanh nghiệp liên doanh không vượt quá 50 năm, trừ
trường hợp đặc biệt có thể kéo dài lên đến 70 năm. Điều này tạo ra một số đặc
trưng cụ thể cho doanh nghiệp liên doanh, nhấn mạnh tính linh hoạt và thời hạn
hoạt động có hạn của mô hình này.

III. LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA FDI

12
- Tính đến ngày 20/11/2023, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam
có sự phát triển tích cực. Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn
mua cổ phần từ nhà đầu tư nước ngoài đã đạt 28,85 tỷ USD, tăng 14,8% so với
cùng kỳ năm 2022.
- Trong đó, vốn đăng ký mới đã tăng đáng kể với 2865 dự án mới được cấp giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư, đạt tổng vốn mới là 16,41 tỷ USD, tăng 42,4% so
với cùng kỳ năm trước. Vốn điều chỉnh cũng có sự gia tăng, với 1152 dự án
điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 15,9% so với năm trước, tổng vốn đăng ký đạt 6,47
tỷ USD, giảm 32,1% so với cùng kỳ năm trước.
- Dữ liệu còn cho thấy sự đa dạng trong việc góp vốn và mua cổ phần từ nhà đầu
tư nước ngoài, với 3166 dự án và tổng giá trị vốn góp đạt 5,97 tỷ USD, tăng
46,4% so với năm trước. Trong đó, có 1258 dự án góp vốn và mua cổ phần làm
tăng vốn điều lệ với giá trị vốn góp 2,31 tỷ USD và 1908 dự án góp vốn mua
cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước, không làm tăng
vốn điều lệ, với tổng giá trị vốn góp 3,65 tỷ USD.
- Địa bàn đầu tư cũng cho thấy sự phân bố rộng rãi, với 56/63 tỉnh, thành phố thu
hút dự án đầu tư, tăng vốn và góp vốn, mua cổ phần. Quảng Ninh đứng đầu với
3,11 tỷ USD, chiếm 10,8% tổng vốn đầu tư, theo sau là Thành phố Hồ Chí
Minh và Hải Phòng.

Tình hình đầu tư nước ngoài tại một số địa phương (Tỷ USD)

13
- Từ đó cho thấy FDI mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, bao gồm:
+ Góp phần tăng trưởng kinh tế: FDI đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam. Trong giai đoạn 2016-2022, trung bình mỗi năm FDI
đóng góp khoảng 20% GDP của Việt Nam.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. FDI tập trung vào các
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, góp phần phát triển các ngành công
nghiệp chủ lực của Việt Nam.
+ Tăng cường năng lực cạnh tranh: FDI đã góp phần tăng cường năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI mang theo công nghệ,
kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, góp phần nâng cao năng lực sản xuất,
kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.
+ Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động: FDI đã tạo ra nhiều việc
làm và tăng thu nhập cho người lao động Việt Nam. Tính đến năm 2023, FDI
đã giải quyết việc làm cho khoảng 5,5 triệu lao động Việt Nam.
+ Hợp tác quốc tế: FDI đã góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế của Việt Nam.
FDI đã giúp Việt Nam mở rộng thị trường, tăng cường quan hệ kinh tế, thương
mại với các nước trên thế giới.
+ Chi phí của FDI khi đầu tư vào Việt Nam
+ FDI cũng có thể mang lại một số chi phí cho Việt Nam, bao gồm:

14
+ Thất thoát tài nguyên: FDI có thể dẫn đến thất thoát tài nguyên, đặc biệt là
trong các lĩnh vực khai thác khoáng sản, dầu khí,...
+ Ảnh hưởng đến môi trường: FDI có thể gây ô nhiễm môi trường, nhất là
trong các ngành công nghiệp nặng, sử dụng nhiều năng lượng.
+ Cạnh tranh không lành mạnh: FDI có thể dẫn đến cạnh tranh không lành
mạnh, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp trong nước.
+ Thâm hụt cán cân thanh toán: FDI có thể dẫn đến thâm hụt cán cân thanh
toán, nhất là khi FDI mang theo công nghệ cao, đòi hỏi nhiều vốn đầu tư.
 FDI là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của Việt Nam. Tuy nhiên, cần có các biện pháp quản lý hiệu quả để hạn chế
các chi phí của FDI, phát huy tối đa lợi ích của FDI cho Việt Nam.

IV. GIÁ PHẢI TRẢ CỦA NƯỚC ĐẦU TƯ


Theo bài báo, các chi phí và rủi ro mà các nhà đầu tư nước ngoài phải đối mặt
khi đầu tư vào Việt Nam bao gồm:
- Chi phí đầu tư: Chi phí đầu tư bao gồm chi phí mua đất, xây dựng nhà máy,
thiết bị, chi phí đào tạo nhân lực,... Chi phí đầu tư có thể rất lớn, đặc biệt là đối
với các dự án FDI quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao.
- Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí
nhân công, chi phí vận chuyển,... Chi phí sản xuất có thể cao hơn so với các
nước khác do giá nguyên vật liệu, chi phí nhân công tại Việt Nam còn cao.
- Chi phí quản lý: Chi phí quản lý bao gồm chi phí thuê văn phòng, chi phí quản
lý nhân sự, chi phí quản lý tài chính,... Chi phí quản lý có thể tăng lên do sự
khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, pháp luật giữa Việt Nam và nước đầu tư.
- Rủi ro kinh doanh: Rủi ro kinh doanh bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro chính
trị, rủi ro pháp lý,... Rủi ro kinh doanh có thể khiến các nhà đầu tư thua lỗ hoặc
mất trắng.
- Rủi ro môi trường: Rủi ro môi trường bao gồm rủi ro gây ô nhiễm môi trường,
rủi ro gây tác động xấu đến môi trường sống của người dân. Rủi ro môi trường
có thể khiến các nhà đầu tư bị xử phạt hoặc bị tẩy chay.

15
- Để giảm thiểu các chi phí và rủi ro khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư
nước ngoài cần:
+ Lập kế hoạch đầu tư kỹ lưỡng: Các nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ thị trường
Việt Nam, xác định ngành nghề, địa điểm đầu tư phù hợp, xây dựng kế hoạch
kinh doanh khả thi.
+ Tìm hiểu kỹ pháp luật Việt Nam: Các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các quy
định pháp luật của Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh.
+ Tham gia các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài: Tham gia các hiệp hội
doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là một cách hiệu quả để các nhà đầu tư
tiếp cận thông tin, chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp khác.
+ Làm việc với các công ty tư vấn uy tín: Làm việc với các công ty tư vấn uy
tín có thể giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận khi đầu
tư vào Việt Nam.
V. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH VÀ THÁCH THỨC TOÀN CẦU

- Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu,
trong đó có FDI. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dòng vốn FDI toàn cầu đã
giảm 30% trong năm 2020, xuống còn 853 tỷ USD. Đây là mức giảm mạnh
nhất kể từ năm 2009.
- Ảnh hưởng của COVID-19 đến FDI có thể được phân loại thành hai loại chính:

16
+ Ảnh hưởng trực tiếp: COVID-19 đã làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa và
dịch vụ, dẫn đến giảm đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án mới. Ngoài
ra, đại dịch cũng đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, gây khó khăn cho
các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm.
Hình ảnh về ảnh hưởng trực tiếp của COVID19 đến FDI Mở trong cửa sổ mới

Những dự báo về triển vọng thu hút FDI được tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế (OECD) phát hành gần đây đã “ứng” vào dòng vốn FDI chảy vào Việt
Nam trong 7 tháng đầu năm 2021, đó chính là sự suy giảm cả vốn đăng ký và
giải ngân.
+ Ảnh hưởng gián tiếp: COVID-19 đã làm tăng rủi ro kinh doanh, khiến các
nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn khi quyết định đầu tư. Ngoài ra, đại dịch
cũng đã làm thay đổi các xu hướng kinh tế, khiến các nhà đầu tư phải điều
chỉnh chiến lược đầu tư của mình.

17
Trong ngắn hạn, COVID-19 đã gây ra những tác động tiêu cực đến FDI. Tuy
nhiên, trong dài hạn, COVID-19 cũng có thể tạo ra những cơ hội mới cho FDI.
Chẳng hạn, đại dịch đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, tạo ra nhu cầu đầu tư
vào các lĩnh vực công nghệ mới.
- Để thu hút FDI trong bối cảnh COVID-19, các quốc gia cần:
+ Cải thiện môi trường đầu tư: Các quốc gia cần tiếp tục cải thiện môi trường
đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
+ Thúc đẩy hợp tác quốc tế: Các quốc gia cần tăng cường hợp tác quốc tế, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài hợp
tác với nhau.
+ Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo: Các quốc gia cần đẩy mạnh đổi mới sáng tạo,
tạo ra những cơ hội mới cho FDI.
 Xử lý thách thức môi trường toàn cầu
- FDI có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các thách thức
môi trường toàn cầu. FDI có thể mang lại các nguồn lực cần thiết để đầu tư vào

18
các giải pháp bền vững, chẳng hạn như năng lượng tái tạo, công nghệ sạch và
bảo tồn môi trường.
- Tuy nhiên, FDI cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường,
chẳng hạn như ô nhiễm, suy thoái đất và mất đa dạng sinh học. Để FDI có thể
đóng góp tích cực cho việc giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu, cần
có các biện pháp quản lý thích hợp.
- Các biện pháp quản lý FDI để giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu
bao gồm:
+ Áp dụng các quy định về môi trường nghiêm ngặt: Các quy định về môi
trường cần được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh
nghiệp FDI. Các quy định này cần đảm bảo rằng các doanh nghiệp FDI tuân
thủ các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu.
+ Thúc đẩy các dự án FDI bền vững: Các cơ quan quản lý cần khuyến khích
các dự án FDI bền vững. Điều này có thể được thực hiện bằng cách cung cấp
các ưu đãi cho các dự án FDI sử dụng công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng và
bảo tồn môi trường.
+ Tăng cường hợp tác giữa các quốc gia: Các quốc gia cần hợp tác với nhau để
giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu. Điều này bao gồm việc phối hợp
các chính sách FDI và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường chung.
- Một số ví dụ cụ thể về việc FDI được sử dụng để giải quyết các thách thức môi
trường toàn cầu bao gồm:
+ Các doanh nghiệp FDI đang đầu tư vào năng lượng tái tạo, chẳng hạn như
điện mặt trời và điện gió. Điều này giúp giảm phát thải khí nhà kính và thúc
đẩy chuyển đổi sang một nền kinh tế carbon thấp.
+ Các doanh nghiệp FDI đang đầu tư vào công nghệ sạch, chẳng hạn như công
nghệ xử lý nước thải và công nghệ tái chế. Điều này giúp giảm ô nhiễm và bảo
vệ môi trường.
+ Các doanh nghiệp FDI đang đầu tư vào bảo tồn môi trường, chẳng hạn như
bảo vệ rừng và bảo tồn các loài động thực vật hoang dã. Điều này giúp bảo vệ
đa dạng sinh học và duy trì các hệ sinh thái quan trọng.

19
+ FDI có thể là một công cụ hiệu quả để giải quyết các thách thức môi trường
toàn cầu. Tuy nhiên, cần có các biện pháp quản lý thích hợp để đảm bảo rằng
FDI được sử dụng một cách bền vững và có trách nhiệm.

VI. KẾT LUẬN


Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển
kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. FDI đã mang lại
nguồn vốn, công nghệ, quản lý và thị trường mới, góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp và góp phần tạo việc làm cho
người lao động Việt Nam.

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO


https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/08/doanh-nghiep-
dang-ky-thanh-lap-moi-7-thang-nam-2022-tang-manh-chu-yeu-la-doanh-
nghiep-co-quy-mo-von-nho/

https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/dau-tu-theo-hinh-thuc-gop-von-mua-
co-phan-mua-phan-von-gop-la-gi-hinh-thuc-dieu-kien-nguyen-tac-thu-
1931.html

https://voer.edu.vn/m/khai-niem-doanh-nghiep-lien-doanh/b1c4dca2

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/12/tinh-hinh-thu-
hut-dau-tu-nuoc-ngoai-11-thang-nam-2023/

https://vneconomy.vn/nhay-cam-voi-covid-19-thu-hut-fdi-can-su-dieu-
chinh.htm

https://tapchitaichinh.vn/giai-phap-day-manh-thu-hut-von-dau-tu-truc-tiep-
nuoc-ngoai-thoi-ky-hau-covid-19.html

20
21

You might also like