chiếc thuyền

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng với sức sáng tạo dồi dào, bằng cái

tâm của
người nghệ sĩ, ông luôn trăn trở trước những hiện thực của đời sống và đặt ra trách
nhiệm của người nghệ sĩ khi đứng trước thực tại đó. “Chiếc thuyền ngoài xa” là
một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Minh Châu được sáng tác
trong giai đoạn đổi mới văn học, đồng thời cũng là tác phẩm điển hình cho quá
trình chuyển hướng từ cảm hứng sử thi lãng mạn huyền ảo sang tính triết luận về
những giá trị nhân bản đời thường. Trong truyện, thông qua hai phát hiện của nhân
vật Phùng, tác giả Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được những đánh giá, quan điểm
về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, giữa người nghệ sĩ và nhân dân.
Phát hiện đầu tiên của nhiếp ảnh gia Phùng là việc chứng kiến khung cảnh biển
buổi sáng trong sương mai, đó là khung cảnh đẹp đẽ, tuyệt bích như bức họa mực
tàu. Để hoàn thành nhiệm vụ chụp bộ ảnh lịch treo tết, Phùng đã tới một vùng biển
để thực hiện tác nghiệp, đây cũng là nơi mà Phùng từng cùng đồng đội cầm súng
chiến đấu. Sau nhiều ngày tác nghiệp, cuối cùng Phùng cũng đã bắt gặp được
khung cảnh trời cho, đó là khung cảnh rộng lớn của biển với chiếc thuyền ngoài xa
mà “mái thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào hầu sương mù màu trắng như có
sữa pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”, trên thuyền là vài
bóng người im phăng phắc.
Đứng trước khung cảnh trời cho ấy, Phùng đã bấm máy liên tục như sợ để lỡ mất
dù chỉ là một khoảnh khắc. Bức tranh cảnh biển hài hòa, toàn bích đã làm cho trái
tim người nghệ sĩ như có cái gì bóp thắt vào. Trong giây lát, Phùng đã nhận ra
được chân lí của sự hoàn mĩ, thì ra đứng trước cảnh đẹp, trước sự hoàn mĩ của
cuộc sống, tâm hồn người nghệ sĩ có thể được thanh lọc để trở nên trong trẻo hơn.
Dường như trong bức tranh cảnh biển với chiếc thuyền ngoài xa, người nghệ sĩ ấy
đã bắt gặp được cái tận thiện, tận mĩ, tâm hồn cũng được gột rửa để trong trẻo, tinh
khôi hơn.
Nếu phát hiện đầu tiên của Phùng mang tính khám phá thì phát hiện thứ hai lại
mang tính nghịch lí. Trong khung cảnh lung linh, tuyệt mĩ của cảnh biển Phùng
ngỡ ngàng phát hiện ra cảnh bạo lực gia đình - sự thật tàn nhẫn trong góc khuất
cuộc sống của những con người nghèo khổ. Từ một trong những chiếc thuyền bước
ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi với vẻ ngoài cam chịu cùng một người đàn
ông hung dữ, độc ác lấy việc đánh vợ làm phương thức giải tỏa mọi đau khổ.
Người đàn ông vừa trút những trận đòn roi dã man lên người đàn bà tội nghiệp vừa
rít lên bằng cái giọng đau đớn “ Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết đi cho
ông nhờ”.
Khi chứng kiến cảnh bạo lực ấy, Phùng đã kinh ngạc mất mấy phút đầu vì anh
không tưởng tượng được vì sao con người có thể đối xử tàn nhẫn với nhau đến vậy.
Anh Phùng từng là người lính, từng cầm súng đấu tranh cho tự do, bảo vệ cho con
người nên anh không thể chịu được khi chứng kiến cảnh đánh đập dã man của
người đàn ông với vợ của mình, anh đã ném chiếc máy ảnh, phương tiện tác nghiệp
của người nghệ sĩ để lao vào ngăn cản người đàn ông để bảo vệ người đàn bà.
Sau phát hiện mang tính nghịch lí này, Phùng đã cay đắng nhận ra rằng đằng sau
vẻ đẹp toàn bích, hoàn thiện kia lại là những góc khuất đầy ngang trái, đau khổ của
cuộc sống. Chiếc thuyền ở ngoài xa có thể tạo nên vẻ đẹp toàn bích, ảo diệu nhưng
nếu đến gần lại thật đắng cay, đau khổ. Trong câu chuyện của người đàn bà tại tòa
án huyện, Phùng nhận thức được chân lí éo le của cuộc sống. Hòa bình đã lập lại,
con người phải đối mặt với những khó khăn mới, đó chính là cuộc sống đau khổ
của thực tại. Qua đó Phùng ý thức được trách nhiệm của người nghệ sĩ, người nghệ
sĩ đích thực không phải chỉ nhìn cuộc sống như chiếc thuyền ngoài xa mà cần thực
sự thấu hiểu, đi sâu khám phá cuộc sống của con người, có như vậy tác phẩm được
sáng tạo mới là nghệ thuật đích thực.
Thông qua hai phát hiện của nhân vật Phùng, tác giả Nguyễn Minh Châu đã đặt ra
mối trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa người nghệ sĩ và
người dân. Qua truyện ngắn tác giả cũng đặt ra trách nhiệm của người nghệ sĩ:
trước khi người nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp thì hãy học cách thấu hiểu,
đồng cảm, yêu thương đối với con người.

You might also like