Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Nhóm đề tài nói về con vật hoang dã

Thường là các con vật sống trong rừng Nổi bật trong nhóm này là hệ thống truyện về con
vật thông minh, dùng mẹo lừa để thắng các con vật mạnh hơn nó. Nhóm truyện này có ý
nghĩa ca ngợi trí thông minh của người bình dân

Nhìn chung, truyện cổ tích loài vật nêu lên những nhận thức, hiểu biết của con người về thế
giới các con vật Một bộ phận truyện cổ tích loài vật có nhân vật là con người tham gia, một
bộ phận khác nhân vật trong truyện hoàn toàn là các con vật. Những nhân vật chính thường
là các con vật gần gũi( trâu ,ngựa, bồ câu, sáo) các con vật trong rừng tuy hoang dã nhưng
lại quen thuộc( hổ, khỉ, thỏ ,rùa…) các con vật ở vùng sông nước( sấu, cá…), Những con
vật này ít nhiều có ảnh hưởng đến đời sống con người.

Truyện Bác Ba Phi (Cọp xay lúa).

2. Truyện cổ tích thần kỳ

Ðặc điểm chung

Cổ tích thần kỳ kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con
người.Ðó có thể là những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề
tình yêu hôn nhân , những quan hệ xã hội ( Tấm Cám, Cây khế, Sự tích con khỉ…)Nói cách
khác, nội dung chính của truyện cổ tích thần kỳ là đời sống xã hội và số phận con người.
Ðối tượng chính của sự miêu tả, phản ánh là con người. Nhân vật thần kỳ không phải và
không thể ølà đối tượng chính ( Nếu vai trò của nhân vật thần kỳ lớn hơn con người thì
truyện kể sẽ trở thành thần thoại ) Tuy nhiên, cần nhớ rằng, lực lượng thần kỳ cũng giữ một
vai trò quan trọng trong sự diễn biến và đi đến kết thúc của câu chuyện.

Thế giới trong cổ tích thần kỳ là thế giới huyền ảo và thơ mộng ,có sự xâm nhập lẫn nhau
giữa thế giới trần tục và thế giới siêu nhiên. Ở đó, con người có thể đi vào thế giới siêu
nhiên, thần linh có thể xuất hiện trong thế giới trần tục.

Do có sự giống nhau về cốt truyện nên có những kiểu truyện trong cổ tích thần kỳ (kiểu
truyện Tấm Cám, Thạch Sanh).

Nhóm truyện về các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ


Nhân vật có tài đặc biệt, phi thường về một lĩnh vực nào đó (bắn cung, lặn, võ nghệ, chữa
bệnh …).

Nội dung kể lại những cuộc phiêu lưu ly kỳ của nhân vật chính. Cuối cùng nhân vật chính
lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người (Thạch
Sanh, Người thợ săn và mụ chằng).

Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh

Nhân vật bất hạnh thường là người mồ côi, người em út, người con riêng, người đi ở, người
xấu xí. Về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, bị thiệt thòi về quyền lợi. Về mặt tính cách, họ trọn
vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng (biểu hiện xu hướng hoài cổ) trừ nhân vật xấu xí
mà có tài ( Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc …). Nhân vật chính trải qua thử thách ( thử thách của các
trở lực và có khi của nhân vật trợ thủ ) và đổi đời, được hạnh phúc dài lâu.

Bên cạnh nhân vật chính còn có nhân vật đế vương và lực lượng thần kỳ. Nhân vật đế
vương có liên quan tới phần thưởng dành cho nhân vật chính Lực lượng thần kỳ ( bên
thiện ) là nhân vật trợ thủ, có khi phải thử thách nhân vật chính trước khi giúp đỡ.

3. Truyện cổ tích thế tục ( sinh hoạt)

Ðặc điểm chung

Truyện cũng kể lại những sự kiện khác thường ly kỳ, nhưng những sự kiện này rút ra từ thế
giới trần tục. Yếu tố thần kỳ, nếu có, thì không có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
câu chuyện như trong cổ tích thần kỳ.

Nhân vật trung tâm trong cổ tích thế tục thường chủ động và tích cực hơn so với nhân vật
trung tâm trong cổ tích thần kỳ cho dù một số nhân vật bất hạnh thường gặp bế tắc và kết
cục bi thảm . Bế tắc ở đây là bế tắc của hiện thực khác với cái đổi đời của mơ ước, ảo tưởng
trong cổ tích thần kỳ.Nếu xung đột trong cổ tích thần kỳ được giải quyết trong cõi huyền ảo
thì xung đột trong cổ tích thế tục được giải quyết theo logic của hiện thực.

Nhóm truyện có đề tài nói về nhân vật bất hạnh

Ðây là nhóm truyện kế thừa truyện cổ tích thần kỳ về nhân vật bất hạnh nhưng không kết
thúc có hậu (Trương Chi , Sự tích chim hít cô , Sự tích chim quốc…).
Nhóm truyện có nội dung phê phán

Đây là truyện nói về những thói xấu, những hành vi độc ác của con người: bất hiếu, khoe
giàu, hách dịch…( Ðứa con trời đánh , Gái ngoan dạy chồng …)

Nhóm truyện về người thông minh

Nhân vật dùng sự thông minh của mình để phân xử, ứng xử (Xử kiện tài tình , Em bé thông
minh …) Nhân vật dùng mẹo lừa để thể hiện trí thông minh (Cái chết của bốn ông sư, Nói
dối như Cuội…).

Nhóm truyện về người ngốc nghếch

Nhân vật chính ngốc nghếch thực sự, hành động máy móc, đôi khi gặp may mắn nên thành
công, nhưng thông thường phải trả giá đắt cho hành vi ngu xuẩn của mình ( Chàng ngốc
được kiện , Làm theo vợ dặn…)

Nhân vật giả vờ ngốc để đạt được mục tiêu nào đó. Ðây là dạng đặc biệt của nhân vật thông
minh Nhân vật chẳng những không ngốc mà còn đóng vai chàng ngốc thành công (Làm cho
công chúa nói được).

2. Cốt Truyện. ( Lí luận văn học trần đình sử, tập 2) và giáo trình văn học dân gian. ‘

+sự kiện, hay biến cố, hành vi của nhân vật hay sự việc xảy ra làm biến đổi hay bộc lộ một
ý nghĩa nào đó.

+ Cốt truyện là chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và kịch. các sự
kiện có mối nhân quả hoặc quan hệ bộc lộ ý nghĩa, có tính liên tục

(tham khảo thêm))Ðặc điểm nổi bật của cốt truyện cổ tích là tính chất bịa đặt của câu
chuyện kể. Cần nói thêm rằng, tính chất tưởng tượng của cốt truyện cổ tích ngoài nghĩa nói
trên còn là tính khác thường” của sự kiện và hành động cổ tích.

+ Cốt truyện cổ tích thường được xây dựng theo một vài sơ đồ chung,có thể tìm thấy
các kiểu cốt truyện quen thuộc như kiểu dũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp, người
xấu xí mà có tài…
+ Người kể chuyện: ngôi 1 hoặc 3, toạn tri và hạn tri.
+ Nhân vật: + Khái niệm

+ phân loại nhân vật: Chính diện, phản diện,


+ p loại theo cấu trúc nhân vật cn,
+ Nhân vật chức năng: nhân vật trong truyện cổ tích thường là nhân vật chức
năng: Nhân vật có các đặc điểm, phẩm chất cố định, không thay đổi từ đầu
đến cuối, không có đời sống nội tâm, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm
thực hiện một số chức năng trong truyện và trong việc phản ánh đời sống.
Nhân vật đồng nhất với vai trò mà nó đóng trong tác phẩm
+ nhân hư cấu, kỳ ảo:

→Tài liệu cơ sở để làm cơ sở lý luận theo đặc trưng thể loại truyện cổ tích
→ Chỉ ra đặc trưng: ng dẫn chuyện, cốt truyện, nhân vật, ngôn từ…
→ Dựa vào 1,2,3 → đọc hiểu mở rộng các văn bản này vs đối tượng sv-gv
II. Vận dụng xây dựng định hướng đọc hiểu truyện cổ tích “Vua…” cho đối tượng hs lớp 6
1. Yêu cầu cần đạt
Yêu cầu cần đạt trong dạy học đọc hiểu vs hs lớp 6 theo….CT 2018
- NL,PC
Yêu cầu cần đạt gắn với bài học (bài 7 thế giới truyện cổ tích 6/2 kêts nối)
……………………………………………………………………………………

I. Mục tiêu đọc hiểu (NL, PC)

1. Về kiến thức đọc hiểu:

- Nắm các sự việc diễn ra trong câu chuyện.

- Đặc điểm nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ…

- Đặc điểm của thể loại truyện cổ tích được thể hiện qua truyện.

2. Về năng lực:

- Học sinh xác định được chủ đề của truyện.


- Học sinh nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng thể loại của truyện cổ
tích: các đặc điểm của nhân vật, công thức mở đầu, kết thúc truyện...

- Học sinh biết nhận xét, đánh giá về bài học đạo đức và ước mơ cuộc sống mà tác giả dân
gian gửi gắm

II. Tri thức đọc hiểu


1. Sơ lược về nhà sưu tầm Grim
- Anh em nhà Grimm là hai anh em người Đức tên Jacob Ludwig Karl Grimm (sinh 4
tháng 1 năm 1785 – mất 20 tháng 9 năm 1863) và Wilhelm Karl Grimm (sinh 24
tháng 2 năm 1786 – mất 16 tháng 12 năm 1859). Họ sinh ra ở Hanau, tại Hesse-
Kassel, là hai trong số 9 người con của ông Philipp Wilhelm Grimm.
- Hai anh em nhà Grimm bắt đầu sưu tầm các truyện kể dân gian từ khoảng năm 1807
khi nhu cầu tìm hiểu truyện dân gian ở Đức bắt đầu phát triển sau khi Ludwig Achim
von Arnim và Clemens Brentano phát hành tuyển tập bài hát dân gian mang tên Des
Knaben Wunderhorn. Từ năm 1810, hai người bắt đầu thực hiện bộ sưu tập bản thảo
truyện dân gian, những tác phẩm này được Jacob và Wilhelm ghi lại bằng cách mời
những người kể truyện đến nhà và chép lại những gì họ kể. Trong số những người kể
chuyện này không chỉ có những nông dân mà còn có những người thuộc tầng lớp
trung lưu và các học giả, những người sở hữu các câu chuyện nghe được từ người
hầu của họ, Jacob và Wilhelm còn mời cả những người Huguenot gốc Pháp tới kể
những truyện dân gian có nguồn gốc từ quê hương của họ.
- Năm 1812, Jacob và Wilhelm Grimm cho xuất bản bộ sưu tập 86 truyện cổ tích Đức
trong một cuốn sách mang tựa đề Kinder- und Hausmärchen („Truyện của trẻ em và
gia đình“). Năm 1814 họ cho phát hành tập sách thứ hai với 70 truyện cổ tích, nâng
số truyện trong bộ sưu tập lên 156.
- Lần xuất bản thứ hai của bộ Kinder- und Hausmärchen từ năm 1819 đến năm 1822
được tăng lên 170 truyện. Tập sách này còn được tái bản thêm 5 lần nữa khi anh em
Grimm còn sống, mỗi lần đều có thêm những truyện mới và đến lần xuất bản thứ 7
năm 1857 thì con số đã lên đến 211 truyện.
- Hai anh em nhà Grimm là những nhà ngôn ngữ học và nghiên cứu văn học dân gian,
họ được biết tới nhiều nhất với việc xuất bản các bộ sưu tập truyện dân gian và
truyện cổ tích trong đó có nhiều truyện nổi tiếng và phổ biến trên thế giới như Nàng
Bạch Tuyết, Cô bé lọ lem hay Hansel và Gretel, Nàng công chúa ngủ trong rừng và
Cô bé quàng khăn đỏ.

2. Tác phẩm (tóm tắt, nội dung, nghệ thuật) và đoạn trích (vị trí, vai trò)

Tóm tắt:

Ngày xưa có cô công chúa xinh đẹp tuyệt trần nhưng vô cùng kiêu ngạo, ngông cuồng và
luôn chế giễu người khác. Có lần, nhà vua tổ chức kén phò mã cho công chúa nhưng gặp ai
nàng cũng có cái cớ để nhạo báng, chê bai họ. Thấy vậy, nhà vua rất tức giận và ban truyền
rằng sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. Vài hôm sau có một
người hát rong đi qua và hát, vua quyết định gả công chúa cho anh. Công chúa van xin vô
ích, kết quả là nàng phải kết hôn với anh hát rong và ra khỏi cung. Nàng công chúa phải tự
mình ra chợ bán hàng, song còn bị xe ngựa lao vào vỡ hết hàng. Rồi chồng lại hỏi cho công
chúa làm phụ bếp trong cung vua. Kết thúc câu chuyện, công chúa mới nhận ra chàng hát
rong chính là Vua chích chòe, những điều chàng làm là vì yêu công chúa và muốn uốn nắn
tính kiêu ngạo của cô.

+ Nội dung: Vua chích chòe khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích
nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với
những người biết quay đầu, hoàn lương

+ Nghệ thuật: Truyện cổ tích có nhiều tình tiết hấp dẫn, cuốn hút, lời kể hấp dẫn, khéo
léo ,sử dụng biện pháp điệp cấu trúc.

+ Vị trí: Vua Chích Choè được trích từ tác phẩm số 52 Tập 1 Truyện cổ Grimm. Có tên gọi
tiếng Đức là King Thrushbeard (König Drosselbart). Vua Chích Choè do Lương Văn Hồng
dịch.

III. Nội dung đọc hiểu

1. Nhan đề (nếu nổi bật), Tóm tắt, Bố cục


- Chủ đề của truyện: Mỗi người đều có một giá trị nhất định và tất cả đều bình đẳng
như nhau. Người có địa vị nhưng kiêu căng, ngông cuồng, coi thường người khác
thì cũng có thể đến một ngày rơi vào tình cảnh thấp hèn, khổ cực và bị người
khác chê bai, nhạo báng. Vì vậy, điều quan trọng là phải biết tôn trọng và sống
hòa nhã cùng mọi người.

Tóm tắt:

Ngày xưa có cô công chúa xinh đẹp tuyệt trần nhưng vô cùng kiêu ngạo, ngông cuồng và
luôn chế giễu người khác. Có lần, nhà vua tổ chức kén phò mã cho công chúa nhưng gặp ai
nàng cũng có cái cớ để nhạo báng, chê bai họ. Thấy vậy, nhà vua rất tức giận và ban truyền
rằng sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. Vài hôm sau có một
người hát rong đi qua và hát, vua quyết định gả công chúa cho anh. Công chúa van xin vô
ích, kết quả là nàng phải kết hôn với anh hát rong và ra khỏi cung. Nàng công chúa phải tự
mình ra chợ bán hàng, song còn bị xe ngựa lao vào vỡ hết hàng. Rồi chồng lại hỏi cho công
chúa làm phụ bếp trong cung vua. Kết thúc câu chuyện, công chúa mới nhận ra chàng hát
rong chính là Vua chích chòe, những điều chàng làm là vì yêu công chúa và muốn uốn nắn
tính kiêu ngạo của cô.

Có thể chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...đi qua hoàng cung): Công chúa trước khi kết hôn

-Phần 2 (Tiếp theo đến ...làm đám cưới): Công chúa sau khi kết hôn.

- Phần 3: Còn lại: Kết thúc truyện

→Công thức của truyện cổ tích

2. Phân tích nội dung (đọc hiểu nd)

2.1. Đặc điểm các nhân vật


Nội dung Công chúa Vua chính chòe

Xuất thân con gái duy nhất của nhà vua Vua một nước

Ngoại hình Xinh đẹp tuyệt trần Giống chim chích chòe

Lời nói, hành Từ chối hết người này đến Giả làm người ăn mày , tạo ra
động người khác còn chế giễu, các thử thách
nhạo báng họ.

Kiểu nhân vật Kiểu nhân có tính tình Nhân vật người ra thử thách,
trong truyện không tốt hoặc mắc lỗi sai người giả mạo
cổ tích

Đánh giá về -> Kiêu ngạo và ngông -> Thông minh, kiên nhẫn,
tính cách của cuồng vì qua được nuông điềm tĩnh
nhân vật chiều

2.2. Quá trình công chúa trải qua thử thách

- Hoàn cảnh:

+ Lời ban truyền của nhà vua. → Hành động dứt khoát, muốn trừng trị con gái.

+ Vua chích chòe - người đã bị công chúa chế giễu có chiếc cằm hơi nhô ra như mỏ con
chim chích chòe nhưng yêu nàng đã đóng giả thành người hát rong.

- Những thử thách mà công chúa phải trải qua:

+ Ban đầu:

● Công chúa luôn thể hiện sự tiếc nuối khi biết được khu rừng, thảo nguyên, thành phố
mĩ lệ,... khi biết nó là của vua chích chòe. → Nghệ thuật: Điệp cấu trúc.
● Công chúa không thể chấp nhận sự thật: "Người hầu của anh đâu?".
● Công chúa không biết làm gì cả: không biết nhóm bếp, không biết đan sọt, không
biết dệt sợi, bán sành sứ lại bán đầu chợ.

→ Thiếu kĩ năng sinh sống, được cưng chiều từ nhỏ đã quen.

+ Sau đó, người hát rong đã yêu cầu công chúa làm những việc:

● Dậy sớm nhóm bếp, nấu ăn, làm việc nhà.


● Đan sọt, dệt vải (nhưng người hát rong lại nghĩ những ngón tay mềm mại của công
chúa sẽ bị chảy máu).
● Buôn bán nồi và bát đĩa (công chúa bày một đống hàng sành sứ ngồi ngay đầu chợ
nên đã bị anh chàng phi ngựa lao thẳng vào, vỡ ra hàng nghìn mảnh vụn).
● Làm chị phụ bếp.

→ Mục đích những yêu cầu này: Trừng phạt tính kiêu căng, ngông cuồng, uốn nắn tín kiêu
ngạo của công chúa, để công chúa nhận ra những điều sai trái của mình và biết sửa sai.
Đồng thời vẫn thể hiện tình yêu của Vua chích chòe với công chúa.

→ Công chúa đã có những thay đổi tích cực về thái độ.

=> mô típ quen thuộc trong truyện cổ tích

2.3. Kết thúc và bài học rút ra

- Kết thúc có hậu: công chúa nhận ra sai lầm của mình, biết sữa lỗi và kết hôn với vua chích
chòe.
- Câu “ tôi tin...lễ cưới”-> lời nói bông đùa, cho thấy đây chỉ là một câu chuyện hư cấu.
=> Công thức kết truyện quen thuộc trong truyện cổ tích nước ngoài.
- Bài học: khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng, nhạo báng người khác,
phải biết tôn trọng và sống hòa nhã, phải cố gắng hoàn thiện bản thân và thay đổi mình phù
hợp với hoàn cảnh, biết nhận ra sai lầm và sửa lỗi.

3. Đọc hiểu nghệ thuật

Những chi tiết hoang đường, kì ảo. Truyện cổ tích có nhiều tình tiết hấp dẫn, cuốn
hút, lời kể hấp dẫn, khéo léo , sử dụng biện pháp điệp cấu trúc.
– Khi nhận ra nhà vua chích chòe:

● Từ chối, cố sức gạt ra.


● Cảm thấy từ chối khi bị mọi người chế nhạo.

→ Hiểu được cảm xúc của người từng bị mình chế giễu. Chung thủy, cảm thấy không xứng
đáng.

– Khi được vua chích chòe giải thích: Bật khóc nức nở “Em đã làm những điều sai trái, thật
không xứng đáng là vợ của anh.”.

→ Nhận lỗi, cảm thấy mình không xứng đáng.

→ Sau khi đã nhận ra được sự kiêu ngạo của mình, công chúa đã được hưởng hạnh phúc:
Kết hôn cùng Vua chích chòe.

=> Kết thúc có hậu…

4. Liên hệ so sánh

Vua chích choè Cây khế

Ngôi thứ 3 Ngôi thứ 3

Nhân vật chính: công chúa, được miêu tả Nhân vật chính: người em trai, được
là người kiêu ngạo, ngông cuồng miêu tả là người hiền lành, chăm chỉ,
biết ơn

Truyện mang thông điệp về sự bao dungg Truyện mang thông điệp về lòng hiền
và tình yêu thương, khuyên người không lành, chịu thương, chịu khó
nên kiêu ngạo, ngông cuồng

Nhìn hình ảnh cô công chúa ta có thể thấy rằng tính cách kiêu ngạo không mang đến
những thứ tốt đẹp cho bạn thân mà lại còn mang đến cho ta những điều xấu. Sự kiêu ngạo sẽ
đem đến rất nhiều tác hại cho mỗi người trong công việc cũng như trong các mối quan hệ,
chúng ta sẽ khó hòa hợp với mọi người trong công việc hàng ngày, gây ra những mâu thuẫn
không đáng có. Vậy nên, người kiêu ngạo cũng sẽ đồng nghĩa với sự cô độc và xa lánh của
những người xung quanh. Vì luôn cho bản thân là độc tôn nhất nên từ đó sẽ đâm ra thói lười
biếng, không thèm quan tâm học hỏi, thói kiêu ngạo sẽ làm hạn chế đi khả năng học hỏi của
bản thân chúng ta, dần dần chúng ta sẽ trở thành những kẻ ngu ngốc và hèn nhát.

-Mỗi người trên thế gian đều có những điều để cho chúng ta học hỏi, nếu như ta vẫn giữ
thói kiêu ngạo thì chính bản thân ta sẽ chặn đứng cánh cửa đến với tri thức của mình, cánh
cửa đi vào tương lai cũng dần hẹp lại. -Mặt khác, đức tính kiêu ngạo cũng mang nhiều chiều
hướng tích cực nếu chúng ta biết được giá trị của nó đó là sự tự tin vào năng lực bản thân, tự
tin với những phẩm chất mình có và đôi khi chúng ta chỉ cần sự tự tin là đủ để đi xa, đi lâu
hơn người khác

You might also like