Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 39

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA MARKETING

BÀI TẬP NHÓM


Môn Luật và Đạo đức trong truyền thông

ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG BỘ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC
NGÀNH QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TẠI VIỆT NAM
NHóm sinh viên : Nhóm 4
Lớp chuyên ngành : Quan hệ công chúng 63
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Phạm Khánh Hòa
Lớp học phần : MKTT1133(223)_01

Hà Nội, tháng 4 năm 2024


DANH SÁCH NHÓM
STT Họ và tên Mã sinh viên Phân công công việc
1 Lê Đình Cao 11210975 2.1. Lịch sử và quá trình phát triển
của ngành quan hệ công chúng trên
thế giới
3.2.3. Bảo mật thông tin
3.2.4. Cạnh tranh trong ngành
2 Nguyễn Thị Thu Hà 11221943 1.4. Các bộ quy tắc đạo đức của
ngành nghề chuyên môn khác
3.2.1. Tự do thông tin
3.2.2. Cung cấp thông tin
3 Phạm Hồng Hiếu Hạnh 11217014 1.1.Bốn phẩm hạnh trụ cột trong đạo
đức
3.1.1. Trung thực (Honesty)
3.1.2. Năng lực chuyên môn
(Competence)
4 Bùi Thị Ngọc Lan 11210162 1.2. Đạo đức trong quan hệ công
chúng
3.1.3. Độc lập (Independence)
3.1.4. Trung thành (Loyalty)
5 Phạm Huyền Trang 11217030 2.2. Sự cần thiết xây dựng bộ quy
tắc đạo đức ngành Quan hệ công
chúng tại Việt Nam
3.2.5. Mâu thuẫn lợi ích
3.2.6. Nâng cao năng lực chuyên
môn
6 Trần Thị Trang 11215914 1.3. Các bộ quy tắc đạo đức trong
ngành quan hệ công chúng
3.1.5. Công bằng (Fairness)
3.1.6. Tôn trọng quyền riêng tư
(Confidentially)
MỤC LỤC
Phần 1. CƠ SỞ XÂY DỰNG BỘ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC ........................................ 1
1.1. Bốn phẩm hạnh trụ cột trong đạo đức ................................................................. 1
1.2. Đạo đức trong quan hệ công chúng ..................................................................... 1
1.2.1. Vấn đề đạo đức trong hoạt động quan hệ công chúng .................................. 1
1.2.2. Các trụ cột đạo đức của người làm quan hệ công chúng .............................. 2
1.3. Bộ quy tắc đạo đức trong ngành Quan hệ công chúng ........................................ 3
1.4. Các bộ quy tắc đạo đức của ngành nghề chuyên môn khác: ............................... 6
Phần 2. BỐI CẢNH NGÀNH QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TẠI VIỆT NAM........ 8
2.1. Lịch sử và quá trình phát triển của ngành quan hệ công chúng trên thế giới ...... 8
2.2. Sự cần thiết xây dựng bộ quy tắc đạo đức ngành Quan hệ công chúng tại Việt
Nam ............................................................................................................................ 9
Phần 3. BỘ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGÀNH QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TẠI
VIỆT NAM ................................................................................................................. 11
3.1. Các giá trị đạo đức của người làm Quan hệ công chúng tại Việt Nam ............. 11
3.1.1. Trung thực ................................................................................................... 11
3.1.2. Năng lực chuyên môn ................................................................................. 14
3.1.3. Độc lập (Independence) .............................................................................. 15
3.1.4. Trung thành (Loyalty) ................................................................................. 18
3.1.5. Công bằng (Fairness) .................................................................................. 21
3.1.6. Tôn trọng quyền riêng tư (Confidentiality)................................................. 23
3.2. Các quy định về ứng xử đối với người làm Quan hệ công chúng tại Việt Nam 25
3.2.1. Tự do thông tin:........................................................................................... 25
3.2.2. Cung cấp thông tin: ..................................................................................... 25
3.2.3. Bảo mật thông tin ........................................................................................ 26
3.2.4. Cạnh tranh trong ngành ............................................................................... 29
3.2.5. Mâu thuẫn lợi ích ................................................................................... 31
3.2.6. Nâng cao năng lực chuyên môn .................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 36
Phần 1. CƠ SỞ XÂY DỰNG BỘ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC
1.1. Bốn phẩm hạnh trụ cột trong đạo đức
Theo các triết gia về đạo đức, phẩm hạnh con người có nhiều giá trị khác nhau
nhưng nhìn chung tồn tại bốn phẩm hạnh trụ cột: Tiết độ, dũng cảm, cẩn trọng và
công bằng. Trong đó:
Tiết độ (còn gọi là Temperantia trong nguyên ngữ La tinh) là một nhân đức
quan trọng, giúp con người duy trì sự cân bằng và kiểm soát trong cuộc sống. Cuộc
sống tốt đẹp (hay hạnh phúc) đạt được thông qua sự phát triển toàn diện của năng lực,
thiên tư và nhân cách của con người. Tiết độ không chỉ là việc kiểm soát ham muốn
thể lý và tinh thần, mà còn liên quan đến việc phát triển bản thân để đạt đến sự hài hòa
và hạnh phúc thật sự.
Dũng cảm là một phẩm hạnh quan trọng trong đạo đức. Immanuel Kant, một
nhà triết học Đức, đề xuất rằng quy tắc cơ bản của đạo đức không phải là “Tuân theo
luật của Chúa” hoặc “Thúc đẩy hạnh phúc”. Ông cho rằng nguyên tắc cơ bản của đạo
đức là: Luôn hành động theo cách mà bạn muốn mọi người hành động nếu họ ở trong
tình huống tương tự. Ông tin rằng ai tuân thủ quy tắc này sẽ hành xử hoàn toàn nhất
quán và hợp lý, và họ sẽ không ngừng làm điều đúng đắn.
Cẩn trọng trong triết lý đạo đức của Kant liên quan đến việc tuân thủ nghĩa vụ
đạo đức mà chúng ta tự đặt ra. Kant cho rằng ý chí tốt là quyết định hành động dựa
trên nghĩa vụ đạo đức, không phụ thuộc vào kết quả hoặc tư lợi cá nhân. Cẩn trọng ở
đây là việc xem xét kỹ lưỡng nghĩa vụ đạo đức trước khi hành động, không vi phạm
nguyên tắc đạo đức.
Công bằng không chỉ là một khái niệm trừu tượng, mà còn là một nguyên tắc
cần tuân thủ trong cuộc sống hàng ngày để xây dựng một xã hội hòa bình và bền vững.
Những người theo triết lý đạo đức công lý cho rằng một hành vi có thể được coi là đạo
đức và chấp nhận được khi hành động vì lợi ích của những người khác, đặc biệt là
những người bất lợi thế.
1.2. Đạo đức trong quan hệ công chúng

1.2.1. Vấn đề đạo đức trong hoạt động quan hệ công chúng
Trong nhiều trường hợp, người hoạt động quan hệ công chúng phải đưa
ra những nhận định về “những điều phải làm” để xây dựng mối quan hệ giữa tổ chức

1
với 2 các nhóm công chúng của mình. Cho nên, những ai làm nghề quan hệ công
chúng cần phải có đạo đức. Họ không thể cho rằng đạo đức chỉ là sự lựa chọn hoàn
hảo mang tính cá nhân mà không cần chuẩn bị phương pháp để giải quyết những tình
huống khó xử về mặt đạo đức. Vì lí do đó, những chuyên viên quan hệ công chúng
cần phải tôn trọng triệt để những chuẩn mực nghiêm ngặt về đạo đức nghề nghiệp,
xem lẽ phải là yếu tố quyết định cho hành vi của mình.
Theo Hiệp hội quan hệ công chúng Hoa Kỳ và hội các nhà truyền thông kinh
doanh Quốc tế, cốt lõi của các quy tắc hành xử là sự thành thật ngay từ bên trong hoạt
động quan hệ công chúng. Nếu muốn đạt được mục tiêu cuối cùng của PR và củng cố
niềm tin công chúng với tổ chức thì chuyên viên PR phải tuân theo những chuẩn mực
đạo đức cao nhất. Và những người làm PR thường là nguồn của những tuyên bố đạo
đức từ một tổ chức doanh nghiệp, là nơi lưu giữ những chính sách xã hội và đạo đức
của tổ chức doanh nghiệp đó. Do vậy, các nhà hoạt động quan hệ công chúng cần
quan tâm đến vấn đề đạo đức.
Tuy nhiên, cần hiểu rằng những chuẩn mực đạo đức dần thay đổi và sẽ tiếp tục
thay đổi theo xã hội, kéo theo sự thay đổi chuẩn mực đạo đức trong PR. Rõ ràng theo
thời gian, các quan điểm về nạn phân biệt đối xử, bình đẳng giới, quyền dân tộc thiểu
số, nạn ô nhiễm môi trường, nhân quyền, tiêu chuẩn ngôn ngữ, ăn mặc,....dần thay đổi
theo chiều hướng tích cực. Từ đó cho thấy sự chân thật và ngay thẳng vẫn là then chốt
quyết định hành vi đạo đức của người làm quan hệ công chúng.
Tóm lại, vấn đề đạo đức mấu chốt của người làm PR nằm trong một câu hỏi
duy nhất “Việc chúng ta làm có đúng không?” Khi một nhân viên PR tự đặt cho mình
câu hỏi then chốt như vậy thì người đó chắc chắn sẽ thực hiện tốt các chuẩn mực đạo
đức trong tổ chức của mình. Tuy đôi khi điều này có nghĩa phải từ chối làm theo
những gì sếp muốn nhưng nếu muốn duy trì củng cố lành mạnh và sự tồn tại lâu dài
của tổ chức các chuyên viên quan hệ công chúng phải cố gắng nỗ lực hướng đến các
chuẩn mực đạo đức.
Đơn giản chuyên viên PR phải luôn có ý nghĩ và hành động vì lợi ích lâu dài và
tốt nhất của tổ chức.

1.2.2. Các trụ cột đạo đức của người làm quan hệ công chúng
Đạo đức là một hệ thống giá trị xác định “đúng hay sai, công bằng hay bất công,
công lý hay phi công lý” (Parsons, 2004). Khi nhắc đến đạo đức trong quan hệ công
2
chúng, thì điều đầu tiên nhớ đến là sự thật, nói ra sự thật. Nói ra sự thật là giá trị cốt
lõi, tuy nhiên vẫn còn bốn giá trị khác tạo nên trụ cột đạo đức của người làm quan hệ
công chúng theo quan điểm của Parsons, cụ thể là:
- Nói ra sự thật: Cung cấp thông tin có thật, không cố tình nói sai sự nhằm
phục vụ mục đích cá nhân như gây hiểu lầm hoặc thao túng. Tuy nhiên vẫn có khoảng
cách giữa sự thật đích thực và những điều người cung cấp thông tin xem là sự thật.
- Không gây hại: Mọi quyết định đạo đức của người làm quan hệ công chúng
phải bắt đầu bằng một câu hỏi: Liệu quyết định này của tôi có 3 ảnh hưởng đến ai hay
không? Tất cả các nguy cơ gây hại cố ý hay là có thể lường trước được đều bị loại bỏ.
Tuy nhiên với những nguy cơ không lường trước hoặc vô tình gây hại, nó không được
tính là vô đạo đức nếu xảy ra trong thực tế.
- Làm điều tốt: Nếu không gây hại thể hiện một ý định thì làm điều tốt được cụ
thể hóa bằng hành động. Tìm kiếm một cơ hội để làm điều tốt sẽ có ích cho việc đưa
ra các quyết định đạo đức trong hoạt động công chúng.
- Tôn trọng quyền riêng tư: Tôn trọng quyền riêng tư của người khác và bảo
mật thông tin là trách nhiệm của người làm quan hệ công chúng. Tuy nhiên, họ cần
cân bằng giữa việc bảo mật và cung cấp thông tin đầy đủ (sự thật) cho giới truyền
thông - những người đại diện cho đa số công chúng, tin vào quyền được biết thông tin
của công chúng, cho rằng quyền này phải được đề cao hơn quyền riêng tư của tổ
chức.
- Công bằng và trách nhiệm xã hội: Công bằng trong quyết định đạo đức là tôn
trọng các cá nhân và xã hội trên cơ sở không mâu thuẫn với việc ủng hộ tổ chức
1.3. Bộ quy tắc đạo đức trong ngành Quan hệ công chúng
Ngành Quan hệ công chúng nói riêng có rất nhiều nguyên tắc được coi là trụ
cột cho quy tắc ứng xử trong ngành. Không chỉ các tổ chức chuyên nghiệp mà mỗi
doanh nghiệp nhiều khi cũng có các quy định, những giá trị mà họ đặt lên hàng đầu
khi làm truyền thông. Trong đó, có 2 bộ quy tắc mà nhóm muốn tập trung vào bởi độ
uy tín và tính phổ biến, được xem như cẩm nang đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp
về PR là:
➢ PRSA Code:
Quy tắc đạo đức PRSA là một bộ quy tắc được áp dụng cho các thành viên của
Hiệp hội Công chúng của Mỹ (PRSA). Bộ quy tắc này được thiết kế như là một hướng

3
dẫn hữu ích cho các chuyên gia PRSA. Nó giúp hình thành các giá trị chuẩn mực cá
nhân và tạo nền tảng cho các hành vi và quyết định trong ngành. Bộ quy tắc này ban
đầu bao gồm 5 giá trị đạo đức, sau khi chỉnh sửa lại vào năm 2020, nó được bổ sung
thêm một giá trị nữa, tất cả bao gồm: Ủng hộ (advocacy), trung thực (honesty),
chuyên gia (expertise), độc lập (independence), trung thành (loyalty), công bằng
(fairness).
➢ IPRA Code
Áp dụng đối với các thành viên của IPRA (International Public Relations
Association - Hiệp hội quan hệ công chúng quốc tế). Bộ quy tắc này được Hội đồng
IPRA chính thức thông qua vào ngày 5 tháng 11 năm 2010 và đưa ra vào năm 2011.
Quy tắc ứng xử IPRA là sự khẳng định về cách ứng xử chuyên nghiệp và đạo đức của
các thành viên Hiệp hội Quan hệ công chúng quốc tế và được khuyến nghị đối với
những người hành nghề quan hệ công chúng trên toàn thế giới. Bộ quy tắc này hợp
nhất Bộ quy tắc Venice năm 1961, Bộ quy tắc Athens năm 1965 và Bộ quy tắc
Brussels năm 2007. Vào năm 2011, những Bộ quy tắc này đã được hợp nhất thành
một tài liệu duy nhất được cập nhật để phù hợp với thời đại. Bộ quy tắc đã được xem
xét lại vào năm 2020 và không có thay đổi nào.
Theo đó, Bộ quy tắc đưa ra các hướng dẫn khi tiến hành hoạt động quan hệ
công chúng, gồm 18 quy tắc như sau:
(1) Tuân thủ: Tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và Tuyên
ngôn Quốc tế Nhân quyền;
(2) Chính trực: Luôn hành động một cách trung thực và liêm chính để đảm bảo và
duy trì sự tin cậy của những người mà người hành nghề tiếp xúc;
(3) Đối thoại: Tìm cách thiết lập các điều kiện đạo đức, văn hóa và trí tuệ cho đối
thoại và công nhận quyền của tất cả các bên liên quan được nêu quan điểm và
bày tỏ quan điểm của mình;
(4) Minh bạch: Cởi mở và minh bạch trong việc tuyên bố tên, tổ chức và lợi ích mà
họ đại diện;
(5) Xung đột: Tránh mọi xung đột lợi ích nghề nghiệp và tiết lộ những xung đột đó
cho các bên bị ảnh hưởng khi chúng xảy ra;
(6) Bảo mật: Tôn trọng thông tin bí mật được cung cấp cho họ;

4
(7) Độ chính xác: Thực hiện tất cả các bước hợp lý để đảm bảo tính trung thực và
chính xác của tất cả thông tin được cung cấp;
(8) Nói dối: Cố gắng hết sức để không cố ý phổ biến thông tin sai lệch hoặc gây
hiểu lầm, thực hiện cẩn thận để tránh làm như vậy một cách vô ý và sửa chữa
kịp thời bất kỳ hành động nào như vậy;
(9) Lừa dối: Không thu thập thông tin bằng các phương tiện lừa đảo hoặc không
trung thực;
(10) Tiết lộ: Không thành lập hoặc sử dụng bất kỳ tổ chức nào để phục vụ
cho một mục đích đã được công bố nhưng thực tế lại phục vụ cho một lợi ích
không được tiết lộ;
(11) Lợi nhuận: Không bán cho bên thứ ba bản sao tài liệu do cơ quan công
quyền cung cấp;
(12) Thù lao: Trong khi cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp, không chấp
nhận bất kỳ hình thức thanh toán nào liên quan đến các dịch vụ đó từ bất kỳ ai
khác ngoài người ủy quyền;
(13) Xúi giục: Không trực tiếp hay gián tiếp đề nghị hay đưa ra bất kỳ khoản
tiền hối lộ hoặc động viên nào khác cho đại diện công chúng hoặc giới truyền
thông hoặc các bên liên quan khác;
(14) Ảnh hưởng: Không đề xuất hay thực hiện bất kỳ hành động nào có thể
gây ảnh hưởng không đúng đắn đến đại diện công chúng, giới truyền thông
hoặc các bên liên quan khác;
(15) Đối thủ cạnh tranh: Không cố ý làm tổn hại uy tín nghề nghiệp của
người hành nghề khác;
(16) Săn trộm: Không tìm cách bảo vệ khách hàng của người hành nghề khác
bằng các phương tiện lừa đảo;
(17) Việc làm: Khi tuyển dụng nhân sự từ các cơ quan công quyền hoặc đối
thủ cạnh tranh, hãy cẩn thận tuân thủ các quy tắc và yêu cầu bảo mật của các tổ
chức đó;
(18) Đồng nghiệp: Tuân thủ Quy tắc này đối với các thành viên IPRA và
những người thực hành quan hệ công chúng trên toàn thế giới.

5
PRSA (Hiệp hội Quan hệ Công chúng Hoa Kỳ) và IPRA (Hiệp hội Quan hệ
Công chúng Quốc tế) đều có các quy tắc đạo đức hướng dẫn hành vi đạo đức của các
thành viên của họ.
Quy tắc đạo đức PRSA được thiết kế để giúp các thành viên PRSA thực hiện
trách nhiệm đạo đức của mình. Nó giải quyết các vấn đề như ủng hộ, trung thực, độc
lập và công bằng trong việc đề cao các thực hành đạo đức trong quan hệ công chúng.
Mặt khác, Quy tắc ứng xử của IPRA bao gồm các nguyên tắc như tuân thủ Hiến
chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, tính liêm chính, đối
thoại và minh bạch.
Quy tắc của PRSA nhấn mạnh các giá trị chuyên môn và trách nhiệm, trong khi
quy tắc của IPRA bao gồm các nguyên tắc rộng hơn liên quan đến nhân quyền và tính
liêm chính. Những học viên tuân thủ các quy tắc này được vinh danh và tôn trọng,
trong khi những người không tuân thủ có thể bị trừng phạt hoặc chỉ trích.
Mặc dù cả hai bộ quy tắc đều nhằm đảm bảo hành vi đạo đức trong quan hệ
công chúng nhưng chúng có thể có những biến thể cụ thể dựa trên trọng tâm và ưu
tiên của mỗi tổ chức và không thể coi là đúng hoàn toàn cho bất cứ tổ chức nào. Hai
bộ quy tắc này cùng với những Bộ quy tắc nổi tiếng khác có vai trò như là sách giáo
khoa, phục vụ cho việc các tổ chức hiểu được bản chất các giá trị đạo đức mà một bộ
phận lớn các chuyên viên PR coi làm kim chỉ nam để tự xây dựng nên những giá trị
mang cả màu sắc của doanh nghiệp, ngành nghề của mình.
1.4. Các bộ quy tắc đạo đức của ngành nghề chuyên môn khác:
Ngành ngân hàng: Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và cách ứng xử của
cán bộ ngân hàng gồm 4 Chương, 6 Điều, bao gồm các chuẩn mực như: Tính tuân thủ,
Sự cẩn trọng, Sự liêm chính, Sự tận tâm và chuyên cần, Tính chủ động, sáng tạo và
thích ứng, Ý thức bảo mật thông tin.
Ngành Đầu tư: Bộ quy tắc đạo đức và chuẩn mực ứng xử nghề nghiệp của
CFA Institute là nền tảng cho các giá trị của CFA Institute và đóng vai trò thiết yếu để
đạt được sứ mệnh dẫn dắt nghề nghiệp đầu tư trên toàn cầu bằng cách đề cao các
chuẩn mực cao nhất về đạo đức, giáo dục và chuyên môn nghề nghiệp vì lợi ích của
xã hội.
Ngành Kỹ thuật: Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kỹ sư bao gồm:
Đảm bảo sự an toàn, sức khỏe và phúc lợi của cộng đồng; Chỉ thực hiện các dịch vụ

6
trong phạm vi quyền hạn của mình; Trung thực và khách quan trong những phát biểu
công khai; Đại diện cho công ty hoặc cho khách hàng như một nhân viên trung thực
hay một người được ủy thác đáng tin cậy.

7
Phần 2. BỐI CẢNH NGÀNH QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TẠI VIỆT NAM
2.1. Lịch sử và quá trình phát triển của ngành quan hệ công chúng trên thế giới
Quan hệ công chúng (PR) có nguồn gốc từ xa xưa trong các hoạt động quảng
bá nhưng chủ yếu được coi là một hiện tượng truyền thông của thế kỷ 20. Chính phủ
đóng vai trò cơ bản trong việc thiết lập các hoạt động truyền thông ở nhiều khu vực và
châu lục. Những điều này đã dẫn đến sự hình thành các hoạt động quan hệ công chúng
một cách chuyên nghiệp. Mặc dù những ảnh hưởng quốc tế chủ yếu nhất đối với quan
hệ công chúng đến từ Đức, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, song các hình thức quan hệ
công chúng mang tính quốc gia riêng biệt dựa trên ảnh hưởng văn hóa, chính trị và xã
hội lại phát triển trong nửa sau thế kỷ 20 và sang thế kỷ 21. . Nhìn chung, hoạt động
quan hệ công chúng đã phát triển mạnh mẽ trong việc áp dụng và sử dụng nó ở các
quốc gia có nền kinh tế mở và các thể chế dân chủ, nơi quyền tự do ngôn luận được
ủng hộ hơn.
Nghệ thuật thuyết phục công chúng và gây ảnh hưởng đến dư luận đã được lý
thuyết hóa từ lịch sử cổ đại với các triết gia như Plato nhận ra tầm quan trọng của vấn
đề này. Quá trình này phát triển mạnh mẽ vào đầu những năm 1900 và phát triển
thành một nghề với các công ty PR chuyên về các phương tiện truyền thông in ấn như
báo chí, đài phát thanh, PR bưu chính. Đó là một quá trình mang tính vật lý tương đối,
đòi hỏi sức lao động và các công cụ máy móc vật chất là chính và kết quả là tương đối
chậm so với các phương pháp hiện đại.
Ngành Quan hệ công chúng tại Hoa Kỳ chủ yếu được sử dụng cho việc quảng
bá vì mục đích thương mại, gây quỹ hoặc xây dựng hình ảnh. Vào những năm 1920,
người ta thiên về quảng bá sản phẩm và quyên góp tiền vì mục đích từ thiện.
Khi Internet xuất hiện, lịch sử quan hệ công chúng sẽ có một sự thay đổi đáng
kể. Lúc đầu, công nghệ còn hạn chế và các phương pháp vật lý truyền thống vẫn
chiếm ưu thế. Tuy nhiên, khi công nghệ được cải thiện và khả năng tiếp cận được tăng
cường, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của các hình thức PR kỹ thuật số đầu tiên bao
gồm các trang web, trang web tin tức trực tuyến, tạp chí trực tuyến và báo chí trực
tuyến. Tốc độ chuyển tiếp và chia sẻ thông tin đáng kinh ngạc hơn nhiều so với các
phương pháp truyền thống. Mọi người có thể truy cập các trang web 24/7 và có ngay
các ấn phẩm, bài báo và tin tức. Internet cũng làm cho quan hệ công chúng trở thành
một mối quan hệ hai chiều. Trước đây, thực sự không có khả năng phản ứng hoặc

8
tương tác với các doanh nghiệp nếu bạn xem tài liệu PR của họ. Tuy nhiên, internet đã
thay đổi điều đó với sự xuất hiện của các bình luận trên blog, email, tin nhắn tức
thời,... Khách hàng và công chúng có nhiều cơ hội tiếp cận các doanh nghiệp hơn bao
giờ hết, điều này tình cờ khiến PR trở nên quan trọng hơn.
Ngày nay, PR ngày càng tham gia nhiều hơn vào quá trình tiếp thị với sự phát
triển nhanh chóng của công nghệ truyền thông, phát triển của cơ sở hạ tầng, giúp tiếp
cận thị trường quốc tế dễ dàng hơn và tạo nên xã hội hướng tới người tiêu dùng hơn.
Bên cạnh đó, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân còn chú ý hơn với lĩnh vực này qua
việc quảng bá và nỗ lực để duy trì sự khác biệt giữa các đối thủ cạnh tranh.
2.2. Sự cần thiết xây dựng bộ quy tắc đạo đức ngành Quan hệ công chúng tại
Việt Nam
Trải qua hơn hai thập kỷ phát triển đầy nỗ lực, ngành Quan hệ Công chúng
(PR) tại Việt Nam đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh kinh tế và xã
hội. Tuy nhiên, trong sự phát triển nhanh chóng đó, việc xây dựng một bộ quy tắc đạo
đức cho ngành này là điều cần thiết và bức thiết yếu.
Được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 21, ngành PR tại Việt Nam ban
đầu chỉ tập trung vào các hoạt động cơ bản như tổ chức sự kiện, thông cáo báo chí một
cách đơn thuần. Tuy nhiên, với sự thay đổi của thời đại và yêu cầu ngày càng cao về
mặt chuyên môn cũng như đạo đức, ngành PR đã trải qua một quá trình tiến hóa đáng
kể.
Một trong những bước tiến lớn của ngành là việc thể hiện sự đa dạng và tính
linh hoạt trong các lĩnh vực khác nhau. Không chỉ dừng lại ở việc làm đẹp hình ảnh
cho thương hiệu, ngành PR còn tham gia vào việc xây dựng chính sách, tạo ra nhận
thức về các vấn đề xã hội quan trọng như môi trường, bình đẳng giới và giáo dục.
Điều này là một bước tiến quan trọng, tạo ra một sự ảnh hưởng tích cực đối với cả xã
hội và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để tiến xa hơn trong sứ mệnh của mình, ngành PR cần phải đứng
trên nền tảng của một bộ quy tắc đạo đức chặt chẽ và rõ ràng. Điều này là cần thiết
không chỉ để đảm bảo sự chuyên nghiệp và uy tín của ngành mà còn để định hình lại
nhận thức về vai trò và giá trị của nghề nghiệp này trong xã hội.
Chúng tôi đề xuất một bộ quy tắc đạo đức cho ngành PR bao gồm 6 giá trị
chính.Các giá trị này được gọi tên lần lượt như sau: Honesty (Trung thực),

9
Competence (Chuyên môn), Independence (Độc lập), Loyalty (Trung thành), Fairness
(Công bằng), Confidential (Quyền riêng tư). Bộ quy tắc được xây dựng bao gồm 2
phần chính là “Quy tắc đạo đức của người làm PR” và “Quy định về ứng xử. Những
giá trị này không chỉ là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của người làm PR mà còn là
nền tảng để xây dựng một ngành PR chất lượng và bền vững.
Bên cạnh việc xây dựng quy tắc đạo đức, cần có sự thấu hiểu sâu sắc về tầm
quan trọng của nghề nghiệp này trong cộng đồng. Người làm PR cần nhận thức được
rằng họ không chỉ đang làm một công việc mà còn đang xây dựng một sứ mệnh, một
tầm nhìn cho xã hội và doanh nghiệp.
Tóm lại, việc xây dựng một bộ quy tắc đạo đức cho ngành PR tại Việt Nam
không chỉ là một nhiệm vụ cần thiết mà còn là một bước tiến quan trọng trong quá
trình phát triển và thăng tiến của ngành này. Chỉ khi tuân thủ những nguyên tắc và giá
trị đạo đức, ngành PR mới có thể thực sự đóng góp vào sự phát triển của xã hội và
đem lại giá trị thực sự cho cả cộng đồng và doanh nghiệp.

10
Phần 3. BỘ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGÀNH QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TẠI
VIỆT NAM
3.1. Các giá trị đạo đức của người làm Quan hệ công chúng tại Việt Nam
3.1.1. Trung thực
Trung thực là tính chất của việc nói hoặc hành động mà không che giấu, không
lừa dối, và không gian dối. Điều này bao gồm việc nói sự thật, tuân thủ cam kết, và
không tham gia vào hành vi gian dối hoặc lừa dối người khác. Trung thực là một giá
trị quan trọng trong đạo đức và tạo nên sự tin tưởng và tôn trọng trong mối quan hệ
giữa con người.
Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam đã quy định
những chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, là thước đo phẩm chất đạo đức
và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư. Luật sư phải thể hiện tính trung thực trong
nhiều khía cạnh:
(1) Trung thực với chính bản thân: Luật sư cần tuân thủ nguyên tắc trung thực
và không vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
(2) Trung thực với khách hàng - thân chủ: Luật sư phải đối xử trung thực, tôn
trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng.
(3) Trung thực với pháp luật: Luật sư không được vi phạm quy định của pháp
luật và phải tuân thủ đúng quy trình pháp lý.
(4) Trung thực trong mối quan hệ với Tòa án và đồng nghiệp: Luật sư cần thể
hiện trung thực và tôn trọng sự thật khách quan trong quá trình tham gia tòa án
và giao tiếp với đồng nghiệp.
Cụ thể, Quy tắc 2 về độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan quy định
rõ: Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật
chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề
nghiệp.
Tính trung thực của Luật sư được thể hiện dưới một số góc độ, trong đó với
bản thân Luật sư cần tôn trọng sự lựa chọn Luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ việc
theo khả năng chuyên môn, điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi
yêu cầu hợp pháp của khách hàng (Quy tắc 6.2). Luật sư cần giải thích rõ cho khách
hàng biết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong quan hệ với Luật sư, tính
hợp pháp trong yêu cầu của khách hàng, những khó khăn thuận lợi… (Quy tắc 6.3).

11
Trong mối quan hệ với khách hàng, người Luật sư không xúi giục, kích động
khách hàng kiện tụng hoặc có hành vi khác trái pháp luật (Quy tắc 14.1); không tạo ra
các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, bất lợi cho khách hàng để lôi kéo đe
dọa, làm áp lực để tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc mưu cầu lợi ích bất chính khác
từ khách hàng (Quy tắc 14.6); không sử dụng thông tin biết từ vụ việc mà Luật sư đảm
nhận để mưu cầu lợi ích cá nhân (Quy tắc 14.7); không được làm cho khách hàng
nhầm lẫn về khả năng, trình độ chuyên môn của mình, đưa ra những lời hứa hẹn để
lừa dối khách hàng (Quy tắc 14.10); không có những lời lẽ gây bất lợi cho khách hàng
của mình (Quy tắc 23.3).
Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam đã quy định
những chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, là thước đo phẩm chất đạo đức
và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư 4. Trong đó, tính trung thực được coi là một
trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng và uy tín của nghề luật sư tại
Việt Nam.
Đối với kế toán, kiểm toán viên, nguyên tắc cơ bản khi hành nghề là tính chính
trực.
(1) Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh
doanh.
(2) Kiểm toán viên phải thực hiện công việc một cách khách quan, không thiên vị,
và không đưa ra thông tin thất thiệt.
(3) Không được cung cấp thông tin, tài liệu, hoặc chứng cứ sai sự thật cho cơ quan
tiến hành tố tụng hoặc thực hiện hành vi lừa dối.
Đối với công chứng viên, nguyên tắc hành nghề công chứng tại Điều 3, Luật
Công chứng có quy định yêu cầu người hành nghề phải khách quan, trung thực.
Từ những điều luật từ các ngành nghề trên, nhóm đưa ra cách hiểu về tính
trung thực đối với người làm nghề Quan hệ công chúng như sau: Người làm nghề
Quan hệ công chúng cần tôn trọng sự thật, đảm bảo tính tin cậy và chính xác của
những thông tin mình đưa ra. Cụ thể:
Trung thực trong giao tiếp: Công việc PR đòi hỏi sự trung thực trong việc
truyền đạt thông tin. PR không nên che giấu sự thật hoặc tạo ra thông điệp sai lệch.
Trung thực giúp xây dựng lòng tin với công chúng và duy trì hình ảnh đáng tin cậy
cho tổ chức.

12
Trung thực với khách hàng và đối tác
Quan hệ công chúng không chỉ liên quan đến công chúng mà còn đối với khách
hàng, đối tác, và những người liên quan. Trung thực trong cam kết, thỏa thuận, và
thực hiện các cam kết là quan trọng để duy trì mối quan hệ tốt đẹp.
Trung thực trong việc đánh giá và phản hồi
Người làm Quan hệ công chúng cần phải đánh giá hiệu quả của chiến dịch, sự
kiện, hoặc thông điệp. Trung thực trong việc nhận xét, phê bình, và điều chỉnh là cách
để cải thiện và đạt được kết quả tốt hơn.
Trung thực với bản thân
Quan hệ công chúng không chỉ là việc xây dựng hình ảnh cho tổ chức mà còn
liên quan đến việc xây dựng hình ảnh cá nhân. Trung thực với bản thân, đạo đức, và
giữ vững nguyên tắc là cách để trở thành một chuyên gia PR đáng tin cậy.
Tại sao trung thực là một yêu cầu đạo đức đối với người làm quan hệ công
chúng?
Bất kể ngành nghề nào, trung thực cũng là một đức tính vô cùng quan trọng.
Đối với người làm nghề Quan hệ công chúng cũng không phải là ngoại lệ. Trung thực
là một yêu cầu đạo đức với người làm quan hệ công chúng vì:
(1) Xây dựng lòng tin: Trung thực giúp xây dựng lòng tin với công chúng, khách
hàng, và đối tác. Khi người làm PR truyền đạt thông điệp trung thực, họ tạo ra
một hình ảnh đáng tin cậy cho tổ chức hoặc cá nhân mà họ đại diện.
(2) Duy trì hình ảnh đáng tin cậy: Một PR trung thực không che giấu sự thật hoặc
tạo ra thông điệp sai lệch. Họ đảm bảo rằng thông tin được truyền đạt là chính
xác và minh bạch. Điều này giúp duy trì hình ảnh đáng tin cậy của tổ chức.
(3) Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp: Trung thực trong giao tiếp với khách hàng, đối
tác, và công chúng là cách để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Khi người làm PR
giữ lời hứa và cam kết, họ tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng.
(4) Tránh hậu quả tiêu cực: Nếu một PR không trung thực, thông điệp sai lệch có
thể gây hậu quả tiêu cực cho tổ chức. Sự mất lòng tin từ công chúng hoặc
khách hàng có thể ảnh hưởng đến danh tiếng và doanh nghiệp.
(5) Đạo đức cá nhân: Trung thực không chỉ là một yếu tố chuyên nghiệp mà còn là
một đặc điểm đạo đức. Người làm PR cần giữ vững nguyên tắc và giá trị cá
nhân để thực hiện công việc một cách trung thực và đáng tin cậy.

13
3.1.2. Năng lực chuyên môn
Kỹ năng chuyên môn là những nội dung và kiến thức mang tính học thuật,
được ứng viên học hỏi lâu dài tại trường hoặc lớp. Trong thời đại công nghệ hóa và
hội nhập, việc cập nhật tri thức mới là rất quan trọng.
Năng lực được định nghĩa là sở hữu kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị cần
thiết để cung cấp hiệu quả các dịch vụ chuyên môn cần thiết và có khả năng thực hiện
chúng một cách hiệu quả. (Haas và Malouf, 2005)
Năm yếu tố cốt lõi của năng lực đó là: đặc điểm cá nhân, kinh nghiệm, thái độ,
kiến thức và kỹ năng. (Webster and Hillson, 2002)
Theo quan điểm của chúng tôi, giá trị của năng lực đối với người làm công
chúng ở Việt Nam được hiểu là: Năng lực được phát triển từ khả năng kiểm soát kiến
thức và kỹ năng chuyên môn về Quan hệ công chúng, từ đó dẫn đến khả năng phân
tích tình hình, lựa chọn và linh hoạt áp dụng các kiến thức đã có vào công việc thực tế
một cách hiệu quả.
Lý giải sự quan trọng của nhân tố năng lực đối với bộ quy tắc ngành PR?
Theo Sachin Maharaj, năng lực trong các lĩnh vực cốt lõi của một tổ chức đóng
góp phần lớn thành công chung của tổ chức đó. Bằng việc bảo đảm rằng các cá nhân
có năng lực thích hợp với nghề nghiệp, các tổ chức có thể đạt đến hiệu suất cao hơn,
giá trị cao hơn, sự thoả mãn của khách hàng cao hơn và sau cùng đóng góp vào sự
thành công và khả năng cạnh tranh trên thị trường (2023). Năng lực của người trưởng
thành cũng bao gồm các khả năng, thể hiện hiệu suất cá nhân và các đặc trưng tính
cách, những điều chứng minh người trưởng thành đang thực hiện hành vi một cách
chính xác (Genutė Gedvilienė, Virginija Bortkevičienė, Vytautas Magnus University).
Dựa trên những kết luận được nêu trên, yếu tố"năng lực"cần phải xuất hiện
không chỉ trong ngành PR, mà còn ở bất kỳ một ngành nghề nào khác. Điều này là vô
cùng quan trọng để chứng minh khả năng, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để thực
hiện công việc một cách hiệu quả của một người làm nghề. Đồng thời, yếu tố này
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn nhân sự cho các công ty doanh
nghiệp PR. Năng lực PR của một cá nhân sẽ góp phần giúp các công việc của các
agency hay phòng ban PR in-house được thực hiện với hiệu suất cao hơn và chất
lượng tốt hơn. Điều này đồng thời cũng giúp làm hài lòng công chúng mục tiêu của
các chiến dịch.

14
3.1.3. Độc lập (Independence)
Độc lập là trạng thái mong muốn hoặc có khả năng tự làm mọi việc và tự đưa
ra quyết định mà không cần sự giúp đỡ hay ảnh hưởng bởi người khác.
Quy tắc Độc lập thường được thấy trong những bộ quy tắc đạo đức thuộc các
ngành nghề có sự đòi hỏi cao về tính trách nhiệm cá nhân và quyết định của cá nhân
đó có tác động lớn đến tổ chức và các nhóm công chúng khác liên quan như Kế toán -
Kiểm toán, Luật, Báo chí - Truyền thông và Quan hệ công chúng.
Đối với ngành Kế toán - Kiểm toán: Tính độc lập đối với kiểm toán được xem
như là nền tảng căn bản nhất. Bởi yếu tố độc lập có sự ảnh hưởng rất lớn đối với
hoạt động kiểm toán. Dựa trên tính chất công việc là yêu cầu kiểm toán viên phải
đưa ra các bằng chứng, ý kiến về tài liệu có xác thực hay không, báo cáo có hợp lý
đầy đủ hay không. Cho nên vai trò của kiểm toán viên rất lớn, ngoài ra còn nâng
cao sự tin tưởng, uy tín của kiểm toán viên. Dựa vào uy tín, chính xác và khả năng
của dịch vụ kiểm toán, các doanh nghiệp căn cứ để đưa ra các quyết định của
mình. Với lượng dữ liệu ngày nay thì kiểm toán là một việc hết sức quan trọng và
các thông tin từ báo cáo kiểm toán là căn cứ xác định các nguồn thông tin quan
trọng khác.
Tính độc lập của Kiểm toán không chỉ đơn thuần có một yếu tố mà được
chia làm hai tính độc lập là: Độc lập tư tưởng và Độc lập hình thức. Thứ nhất, độc
lập tư tưởng là trạng thái suy nghĩ, cho phép kiểm toán viên thực hiện kiểm toán
khách quan, trung thực và hoài nghi mang tính nghề nghiệp. Thứ hai, độc lập hình
thức là yêu cầu kiểm toán viên phải tránh những tình huống mà có thể người sử
dụng nghi ngờ kiểm toám viên có thể đưa ra ý kiến không khách quan.
“Các thành viên phải công bằng, vô tư và trung thực về mặt trí tuệ, đồng thời
không được phép thành kiến hoặc thiên vị, xung đột lợi ích hoặc ảnh hưởng của người
khác lấn át tính khách quan. Các thành viên thực hiện một số loại cam kết nhất định
phải và được coi là Độc lập” (Viện Kế toán điều lệ New Zealand)
Đối với ngành Luật, tính độc lập trong hệ thống luật rất quan trọng để đảm bảo
công bằng, trách nhiệm, sự tin tưởng của mọi người vào hệ thống luật pháp, bảo vệ
quyền và tự do cá nhân, đảm bảo rằng luật pháp được áp dụng một cách trung thực và
công bằng.

15
“Với tư cách là một luật sư, tính độc lập không phải là một đặc quyền hay một
quyền mà chúng ta có thể lấy hoặc bỏ đi khi chúng ta thấy phù hợp. Bất kể bạn hành
nghề gì và hành nghề ở đâu, chúng tôi, với tư cách là luật sư, có nghĩa vụ nghề nghiệp
phải đưa ra phán quyết chuyên môn độc lập trong quá trình đại diện cho khách hàng
của mình.” (IPETHICs Law)
Đối với ngành Báo chí - Truyền thông, tính độc lập trong ngành báo chí giúp
duy trì tính trung thực và đáng tin cậy trong thông tin, và đóng vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo sự công bằng và tranh luận trong xã hội.
“Nhà báo phải là tiếng nói độc lập; chúng ta không nên hành động, chính thức
hay không chính thức, nhân danh các lợi ích đặc biệt dù là chính trị, doanh nghiệp hay
văn hóa. Chúng ta nên tuyên bố với các biên tập viên của mình – hoặc khán giả – bất
kỳ đảng phái chính trị, thỏa thuận tài chính hoặc thông tin cá nhân nào khác của chúng
ta có thể cấu thành xung đột lợi ích.” (Ethical Journalism Network)
Còn trong ngành Quan hệ công chúng, các bộ quy tắc đạo đức cũng nêu rõ giá
trị Độc lập “Chúng tôi cung cấp lời khuyên khách quan cho những người chúng tôi đại
diện. Chúng tôi chịu trách nhiệm về hành động của mình” (PRSA).
Nhiều tổ chức Quan hệ công chúng cũng sử dụng quy tắc Độc lập của PRSA
trong bộ quy tắc đạo đức của mình như Viện Quan hệ công chúng New Zealand
(PRINZ), bộ phận Quan hệ công chúng của CK Communications…
Đối với người làm Quan hệ công chúng Việt Nam giá trị của độc lập được
hiểu:
Độc lập có nghĩa là bản thân có thể tự thích ứng với mọi tình huống. Đó là tự
đưa ra quan điểm và tự chịu trách nhiệm về hành động của mình, nhận thức được hậu
quả, dũng cảm và chấp nhận rủi ro khi chỉ tin tưởng vào chính mình. Cùng với đó
trách nhiệm là một phần quan trọng của tính độc lập, bởi vì một khi đã tự đưa ra quyết
định, thì bản thân phải nhận thức được tính đúng sai của hành động, hệ quả của hành
động và những nhóm công chúng sẽ bị ảnh hưởng bởi hành động, từ đó có trách
nhiệm giải quyết những tình huống sẽ xảy ra. Bên cạnh đó, chấp nhận cũng là yếu tố
cần quan tâm khi nói về tính độc lập. Và chấp nhận về hành động của mình, dù quyết
định đúng hay sai, thì cá nhân đó vẫn phải đứng ra và thừa nhận.
Tính Độc lập còn được thể hiện ở việc không cho phép các tác nhân bên ngoài
làm ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định, tính khách quan của bản thân. Cá nhân

16
người có tính độc lập cũng không được phép có sự thiên vị với bất kỳ cá nhân hay tổ
chức nào khác, ngay cả thiên vị với chính bản thân vì điều này dễ gây ra các xung đột
lợi ích giữa các bên. Khái niệm này có thể thấy rõ trong các bộ quy tắc đạo đức của
ngành Kế toán - Kiểm toán.
Như vậy, Độc lập trong Quan hệ công chúng nghĩa là:
- Tự do về suy nghĩ và hành động, đưa ra những quyết định khách quan, không
bị ảnh hưởng những điều xấu, điều tiêu cực và đưa ra quyết định không có đạo đức.
- Tự chịu trách nhiệm về những hành động của mình, nhận thức được hậu quả,
chấp nhận rủi ro và tin tưởng bản thân.
Trong quá trình làm việc tính độc lập luôn giúp cho người làm quan hệ công
chúng có nhận thức riêng và không bị áp đặt bởi sự can thiệp bên ngoài, tạo nên
những góc nhìn riêng, đưa ra những quyết định riêng, tính trách nhiệm cá nhân trong
công việc cao hơn. Tính độc lập giúp cho người làm nghề Quan hệ công chúng có thể
tự đặt ra câu hỏi cho những quan điểm không giống của mình, đưa ra ý kiến, và chấp
nhận học hỏi hoặc từ chối tùy thuộc vào trí tuệ hoặc đạo đức cá nhân.
Tại sao Độc lập là một yêu cầu đạo đức đối với người làm quan hệ công
chúng?
Tính độc lập trong ngành quan hệ công chúng (PR) có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong bối cảnh hiện tại. Trong môi trường truyền thông và quảng cáo phức tạp
ngày nay, người làm PR phải có tính độc lập trong việc đánh giá thông tin và dữ liệu.
Họ cần có khả năng phân biệt thông tin trung thực và thông tin thiên vị, từ đó đưa ra
những quyết định dựa trên thông tin đáng tin cậy. Người làm PR cần đảm bảo tính độc
lập trong việc thực hiện hay phát triển chiến dịch PR. Điều này bao gồm việc không bị
áp lực từ phía khách hàng hoặc quản lý mà thay đổi thông điệp một cách vô đạo đức
hoặc không phù hợp với các quy tắc đạo đức khác của doanh nghiệp.
Ngoài ra, tính độc lập trong quy tắc nghề nghiệp của người làm quan hệ công
chúng còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tính đạo đức và trách nhiệm của
người làm nghề. Điều này đảm bảo rằng họ không bỏ qua thông tin quan trọng, không
tham gia vào các hành vi vô đạo đức, và không vi phạm quy tắc đạo đức của nghề
nghiệp. Tính độc lập cũng bảo vệ quyền lợi của khách hàng và công chúng bằng cách
đảm bảo rằng người làm nghề tập trung vào lợi ích của khách hàng mà không bị chi
phối bởi lợi ích cá nhân, chính trị hay tài chính.

17
3.1.4. Trung thành (Loyalty)
Lòng trung thành có thể được hiểu là sự tận tâm, hết lòng, gắn bó hoặc sự ủng
hộ đối với ai đó hoặc đối tượng cụ thể, có thể là một người hoặc một nhóm người
khác, một lý tưởng, một nghĩa vụ hoặc một mục đích. Nó thể hiện trong suy nghĩ,
hành động và cố gắng xác định lợi ích của người trung thành với lợi ích của đối tượng.
Lòng trung thành còn là một mối liên kết chặt chẽ hoặc sự tận tâm đối với một người,
một nhóm hoặc một mục đích nào đó.
Trung thành cũng xuất hiện trong bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của một số
nghề nghiệp chuyên môn trong các lĩnh vực như Y tế và Luật sư.
Đối với lĩnh vực Y tế Theo Qui ước đạo đức ngành y của Hiệp hội Y khoa Thế
giới (World Medical Association), người thầy thuốc phải “Tuyệt đối trung thành với
bệnh nhân. Bất cứ khi nào phương pháp điều trị hay xét nghiệm ngoài khả năng của
mình, người thầy thuốc phải giới thiệu đến một chuyên gia khác.”
Lòng trung thành là một trong những đức tính then chốt của người y tá lý tưởng.
Theo Lời thề Nightingale: “Với lòng trung thành, tôi sẽ nỗ lực hỗ trợ bác sĩ trong công
việc của mình…" Sự trung thành đối với bác sĩ là một trong những nhiệm vụ cơ bản
được đòi hỏi từ mỗi y tá, không chỉ vì bác sĩ là cấp trên của họ, mà chủ yếu là vì lòng
tin của bệnh nhân vào bác sĩ là yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh tật. Do đó, không
nên có bất kỳ hành động hay lời nói nào gây suy giảm niềm tin này hoặc tạo nghi ngờ
về nhân cách, khả năng hoặc phương pháp của bác sĩ.
Vậy, nguyên tắc trung thành trong việc đào tạo y tá có ý nghĩa gì? Điều này đòi
hỏi sự chăm sóc trung thành và hy sinh bản thân cho bệnh nhân. Tuy nhiên, hầu hết
các cuộc thảo luận về trung thành tập trung chủ yếu vào một mối quan tâm khác: bảo
vệ lòng tin vào nỗ lực chăm sóc sức khỏe. Trung thành có nghĩa là không chỉ trích
bệnh viện hay trường huấn luyện y tá của mình, đồng nghiệp y tá và quan trọng nhất
là bác sĩ mà y tá làm việc dưới sự giám sát của họ. (Winslow, G. R. (1984). From
Loyalty to Advocacy: A New Metaphor for Nursing)
Đối với nghề Luật sư, Lòng trung thành là một đặc điểm xác định mối quan hệ
giữa luật sư và khách hàng của họ, giữa công chức và chính phủ mà họ phục vụ. Nó
được cho là bao gồm hoặc là cơ sở cho một số nghĩa vụ cơ bản khác liên quan đến các
mối quan hệ này, đặc biệt là tính bảo mật và tránh xung đột lợi ích.

18
Nghĩa vụ trung thành của những người hành nghề luật bắt nguồn từ nguồn gốc
thông luật của nghề luật và mối quan hệ ủy thác được công nhận giữa luật sư và khách
hàng của họ. Các tòa án đã công nhận nghĩa vụ này trong bối cảnh không chỉ giám sát
các mối quan hệ ủy thác mà còn cả “quyền giám sát của họ đối với các vụ kiện tụng
được đưa ra trước họ.”
Quy tắc mẫu về ứng xử nghề nghiệp (The Model Code of Professional
Conduct) của Liên đoàn các Hiệp hội Luật Canada (Law Societies of Canada) đề cập
đến lòng trung thành liên quan đến bảo mật, xung đột lợi ích và quản lý công lý.
Trung thành (Loyalty) là một trong những nguyên tắc đạo đức cơ bản xuất hiện
trong hầu hết các bộ Quy tắc đạo đức của người làm nghề Quan hệ công chúng ở
nhiều quốc gia trên thế giới.
“Chúng tôi trung thành với những người mà chúng tôi đại diện, đồng thời tôn
trọng nghĩa vụ phục vụ lợi ích cộng đồng.” (Bộ quy tắc đạo đức của PRSA)
“Trong các hoạt động nghề nghiệp của mình, các chuyên gia PR tham gia vào
các hoạt động của các tổ chức khách hàng của họ. Họ phải trung thành với các mục
tiêu và chính sách của tổ chức, miễn là cả hai đều phù hợp với phẩm giá con người và
các quyền cơ bản của con người, luật pháp dựa trên chúng cũng như các tiêu chuẩn
chuyên môn và đạo đức của nghề nghiệp.” (Austrian Public Relations Association)
“Các chuyên gia PR và truyền thông chấp nhận nhiệm vụ từ người sử dụng lao
động hoặc khách hàng và từ đó hiểu rõ hơn về thông tin và chiến lược bí mật. Điều
này thiết lập một mối quan hệ tin cậy đặc biệt, mối quan hệ này cũng phải chịu được
áp lực lớn từ bên ngoài, trong chừng mực điều này được pháp luật cho phép. Trong
các mối quan hệ lao động hoặc khi nhận nhiệm vụ, các chuyên gia PR và truyền thông
phải xem xét liệu các dịch vụ được yêu cầu có tương thích với các tiêu chuẩn đạo đức
của lĩnh vực chuyên môn hay không.
(11) Các chuyên gia PR và truyền thông cư xử trung thành với người sử dụng
lao động hoặc khách hàng của họ trong chừng mực điều này không vi phạm các yêu
cầu pháp lý hoặc chuẩn mực đạo đức. Họ đại diện cho lợi ích của người sử dụng lao
động, bảo vệ họ khỏi bị tổn hại và chống lại những yêu cầu bất hợp pháp.
(12) Các chuyên gia PR và truyền thông cũng cư xử trung thành với nghề
nghiệp của mình. Họ nhận thức được rằng việc vi phạm các chuẩn mực pháp lý hoặc

19
đạo đức sẽ làm suy yếu nền tảng trong lĩnh vực chuyên môn của họ và gây tổn hại đến
danh tiếng của lĩnh vực đó.
(13) Các chuyên gia PR và truyền thông tôn trọng tính bảo mật cần thiết của
thông tin trong quan hệ công việc hoặc với khách hàng, đây là điều kiện tiên quyết để
thiết lập niềm tin trong các mối quan hệ này.” (DRPR Code_The German
Communication Code)
“Chúng tôi sẽ nhấn mạnh rằng các thành viên phải trung thành với những
người mà họ đại diện, đồng thời tôn trọng nghĩa vụ phục vụ lợi ích của xã hội và ủng
hộ quyền tự do ngôn luận.” (Global protocol on ethics in public relations)
Theo quan điểm của chúng tôi, giá trị trung thành trong quan hệ công chúng là:
“Một thành phần mà người hành nghề quan hệ công chúng có nghĩa vụ thực hiện và
người này, đổi lại, phải đặt niềm tin vào những người hành nghề khác”. Cụ thể:
(1) Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về tổ chức để phục vụ lợi ích của tổ
chức, tôn trọng tính bảo mật cần thiết của thông tin trong quan hệ công việc hoặc với
khách hàng.
(2) Tin tưởng, trung thành với các mục tiêu, chính sách của tổ chức trên cơ sở
tuân thủ luật pháp, quyền con người và đạo đức của nghề nghiệp.
Tại sao Lòng trung thành (Loyalty) là một yêu cầu đạo đức đối với người làm
quan hệ công chúng?
Quan hệ công chúng thường được coi là một ngành nghề có hình ảnh không
mấy trong sạch trong lĩnh vực đạo đức với công chúng. Khi chúng ta tiếp tục xóa bỏ
một số quan điểm lâu nay về lĩnh vực của mình, chúng ta có nhiệm vụ để đảm bảo
rằng chúng ta thực hành nghề nghiệp của mình một cách có đạo đức, luôn coi quan hệ
công chúng là lĩnh vực chuyên môn ở trong tâm trí chúng ta khi đang cố gắng đưa ra
những quyết định có cơ sở những quyết định đạo đức. Một người làm PR có nhiệm vụ
xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan truyền thông, công chúng để có thể phát
triển mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với cộng đồng, bảo vệ hình ảnh của
doanh nghiệp để tạo được thiện cảm từ công chúng. Vì vậy, mọi hành động của người
làm PR đều phải hướng đến mục tiêu, hướng đi chung của doanh nghiệp, điều đó xuất
phát từ lòng trung thành với doanh nghiệp, tổ chức của mình.

20
3.1.5. Công bằng (Fairness)
Công bằng là 1 trong những giá trị trong bộ quy tắc đạo đức của PRSA được
thêm vào sau nhưng giá trị vốn có trước đó phần nào thể hiện sự cần thiết của giá trị
này trong bối cảnh thời đại. Theo đó, PRSA định nghĩa “Công bằng” là “Chúng ta đối
xử công bằng với khách hàng, người sử dụng lao động, đối thủ cạnh tranh, đồng
nghiệp, nhà cung cấp, giới truyền thông và công chúng” và nhấn mạnh “tôn trọng mọi
ý kiến và ủng hộ quyền tự do ngôn luận.”
Cụ thể hơn, Janelle Guthrie, APR, Thành viên PRSA, giám đốc truyền thông
của Cục An ninh Việc làm của Washington - là một chuyên gia quan hệ công chúng
đã từng làm việc với các nhà lãnh đạo chính trị của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa,
đã chỉ ra rằng: trong Quy tắc ứng xử của Bộ quy tắc đạo đức PRSA thì sự công bằng
là trọng tâm của mọi nguyên tắc hướng dẫn. Cụ thể ta có thể thấy giá trị của yếu
“công bằng” được thể hiện qua việc:
Ủng hộ tự do ngôn luận: “Là những chuyên gia, chúng tôi nhận thấy rằng chỉ
với luồng thông tin tự do và công bằng, khán giả và khách hàng của chúng tôi mới có
thể đưa ra những quyết định sáng suốt.” Lẽ thường tình là dễ dàng hơn nếu chúng ta
chỉ đưa ra một lập luận từ một phía trong khi phỉ báng những người phản đối mình.
Khi một sự việc lôi kéo nhiều ý kiến trái chiều thì hơn bao giờ hết, mọi người đều
đang khao khát sự thật - và những người sẵn sàng thừa nhận và tôn trọng những quan
điểm khác nhau khi trình bày trường hợp cùng với lập luận của họ (cá nhân, đơn vị)
thường có khả năng nhận được sự tin tưởng lớn hơn (trước đó cũng cần xét đến yếu tố
họ có phải là chuyên gia hoặc cơ quan đại diện chính thống hay không).
Tạo cơ hội để nâng cao hình ảnh doanh nghiệp: Với quá nhiều hoài nghi và ngờ
vực ngày nay, khi mà ai cũng có khả năng đưa tin dẫn tới sự tràn lan thông tin trên
MXH. Mỗi người đều có cho mình những phiên bản “sự thật” của họ. Không chỉ dừng
lại ở việc lắng nghe và đón nhận ý kiến từ nhiều phía mà doanh nghiệp còn cần thể
hiện được họ tôn trọng quyền lợi của các bên liên quan như nhau bằng việc lên tiếng
trả lời và thông tin minh bạch kịp thời trước những vấn đề thỏa đáng các bên liên quan
đưa ra/có nguy cơ gây tổn hại đến doanh nghiệp về lâu dài. Danh tiếng của doanh
nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều này và đặc biệt trong các trường hợp khi vấn đề xảy
ra và quyền lợi của nhóm nhóm công chúng nội bộ doanh nghiệp hay bên ngoài doanh

21
nghiệp được đưa lên bàn cân thì doanh nghiệp cần khéo léo hơn với nhóm đối tượng
sau và nếu làm được thì họ sẽ giúp gia tăng truyền miệng cho doanh nghiệp rất tốt.
Cạnh tranh: Cạnh tranh là nguyên tắc dựa nhiều nhất vào sự công bằng. Tùy
vào vị trí, quy mô doanh nghiệp, việc cạnh tranh không công bằng có thể là nguyên
nhân dẫn đến khủng hoảng truyền thông đối với nhiều công ty. Các doanh nghiệp luôn
phải cẩn trọng với các tin đồn về mình và cũng cần chú ý rằng có những quy định của
luật pháp về việc cạnh tranh bằng việc bôi nhọ, hạ bệ danh tiếng đối thủ,...v.v.
Sự công bằng và Lòng trung thành là 2 giá trị cơ bản của đạo đức truyền thông
nhưng nhiều trường hợp 2 nguyên tác này xảy ra mâu thuẫn và đặt người đưa ra quyết
định vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nghiên cứu của Adam Waytz và các đồng nghiệp
chỉ ra rằng sự công bằng và lòng trung thành tạo thành các giá trị đạo đức cốt lõi được
xem xét cho các quyết định tố giác (whistleblowing decisions). Trong khi cả hai giá trị
đều ảnh hưởng đến hành vi đạo đức, việc xem xét tố cáo tạo ra sự cạnh tranh giữa sự
công bằng và lòng trung thành, dẫn đến sự đánh đổi giữa 1 trong 2. Kết quả sẽ khác
nhau tùy thuộc vào mức độ mà một người đặt vào hai giá trị khác nhau như thế nào.
Về bản chất, các chuẩn mực về sự công bằng và công lý đòi hỏi tất cả mọi người và
các nhóm đều phải được đối xử bình đẳng. Ngược lại, các chuẩn mực về lòng trung
thành quy định sự đối xử ưu tiên, trách nhiệm ưu ái nhóm của mình hơn các nhóm
khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chuẩn mực công bằng thường chi phối hành
vi nhưng có thể bị bỏ qua trong bối cảnh nếu sự công bằng chống lại lòng trung thành
của người ra quyết định đối với tổ chức, bên công chúng mà họ đứng về.
2 giá trị này thường xảy ra mâu thuẫn khi người làm truyền thông đứng trước
một hành động sai trái của tổ chức mà mình đang làm việc. Có nhiều nghiên cứu cho
thấy những người coi trọng sự công bằng thể hiện sự sẵn sàng tố cáo khi đối mặt với
hành vi sai trái về mặt đạo đức hơn những người coi trọng lòng trung thành. Và cũng
có nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của mối quan hệ giữa người phạm tội và người
tố cáo với mức độ sẵn sàng tố cáo giảm dần khi mối quan hệ thân thiết tăng lên. Kết
quả này cho thấy những thách thức lớn hơn trong việc tố cáo các doanh nghiệp do gia
đình điều hành cũng như sự gắn kết chặt chẽ trong môi trường nhóm và tình bạn cá
nhân.
Theo quan điểm của khách hàng doanh nghiệp thì yếu tố công bằng nhiều khi
có thể được nhận thức một cách rõ ràng hơn và được quan trọng hơn yếu tố trung

22
thành. Vì khi suy nghĩ tới lợi ích của bản thân, họ nhìn vào quyết định của người
truyền thông với tâm thế thường là mặc định họ thuộc về nhóm khác và là đại diện
cho tổ chức, công ty của họ, rất khó để khách hàng hiểu được khi sự trung thành của
chuyên gia PR đặt ở lợi ích của công chúng. Khi quyết định được đưa ra, và quyền lợi
của khách hàng được đáp ứng, bảo đảm, khách hàng sẽ cảm thấy đó là điều doanh
nghiệp đương nhiên phải làm để đảm bảo sự công bằng. Doanh nghiệp đang ở hướng
được lợi khi kinh doanh, họ xứng đáng được nhận những điều đó và coi đó là một
phần trách nhiệm của doanh nghiệp. Tóm lại, quyết định cuối cùng của doanh nghiệp
nếu muốn chinh phục khách hàng đều cần thể hiện được rằng đó là một quyết định
công bằng.
Đó là lý do mà nhiều doanh nghiệp đã chọn cách dùng công bằng như 1 yếu tố
để đạt được niềm tin của khách hàng. Họ làm cho sự công bằng trở thành một giá trị
nổi bật, nhấn mạnh sự công bằng trong các tuyên bố sứ mệnh, quy tắc đạo đức, quy
tắc danh dự và chiến dịch quảng cáo.
3.1.6. Tôn trọng quyền riêng tư (Confidentiality)
Tính bảo mật rất quan trọng trong quan hệ công chúng vì nó giúp xây
dựng lòng tin, sự tín nhiệm và đảm bảo quyền riêng tư của khách hàng. Bằng cách duy
trì tính bảo mật, các chuyên gia PR thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng và các
bên liên quan của họ, điều này có thể nâng cao danh tiếng và các mối quan hệ của
công ty. Vi phạm tính bảo mật có thể dẫn đến đánh mất lòng tin, tổn hại đến danh
tiếng và hậu quả pháp lý. Đề cao tính bảo mật là nguyên tắc đạo đức cơ bản trong
quan hệ công chúng và một mặt nó còn là điều cần thiết để duy trì tính chính trực -
một khía cạnh khác trong đạo đức doanh nghiệp. Yếu tố này không kém quan trọng
khi đặt cạnh các nguyên tắc khác, trong khi các nguyên tắc còn lại can thiệp vào quá
trình ra quyết định và xây dựng chiến lược hành hành động của doanh nghiệp và nhiều
khi được đưa vào các giá trị cốt lõi của hoạt động doanh nghiệp, thì yếu tố này không
trực tiếp ảnh hưởng tới việc ra quyết định hay lên kế hoạch nhưng bất cứ một doanh
nghiệp nào cũng phải để ý tới nó, nhất là khi làm việc với báo chí, khách hàng. Bởi
việc tuân thủ nguyên tắc này là tối cần thiết nếu doanh nghiệp không muốn vi phạm
luật pháp về Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Doanh nghiệp nào cũng cần rõ ràng trong việc
nhận được sự đồng ý của khách hàng trong việc chia sẻ thông tin cá nhân của họ bao

23
gồm những loại thông tin nào, những thông tin ấy sẽ được sử dụng cho những việc gì
và thời gian, phạm vi doanh nghiệp sử dụng thông tin đó.
Mặt khác, khi xét việc có mối quan hệ cởi mở và trung thực với khách
hàng là điều cần thiết để hợp tác thành công; một chuyên gia PR cần nắm được những
thông tin quan trọng về khách hàng của họ và để có được những thông tin đáng giá từ
khách hàng. Cách đúng đắn đó là bằng việc tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư của
khách hàng, từ đó có được sự tin tưởng của họ. Bằng cách này, họ sẽ cung cấp cho
doanh nghiệp những thông tin mà doanh nghiệp cần để đưa ra những quyết định mang
tính chiến lược và sáng suốt. Một điều nữa không kém quan trọng đó là bảo vệ tính
bảo mật của khách hàng cũ. Ngay cả khi bạn hiện không làm việc với khách hàng đó
nữa, điều quan trọng là phải bảo vệ thông tin bí mật mà bạn biết được khi tiếp xúc với
họ. Không chia sẻ bất kỳ thông tin gây tổn hại nào để làm tổn thương khách hàng cũ
và không cố ý chia sẻ bí mật của khách hàng trước đây để giúp đỡ khách hàng mới.
Ngày nay, việc đồng ý tắt các cuộc trò chuyện không được ghi lại, đặc biệt là với các
phóng viên, là một trò chơi nguy hiểm. Để bảo vệ thông tin bí mật, hãy giả sử rằng
mọi điều bạn nói với phóng viên đều có thể được lặp lại và luôn đặt bản thân vào
trong tình thế giả định rằng bất cứ điều gì bạn nói với công chúng đều có thể bị báo
cáo; nếu không, bạn có nguy cơ khiến quyền riêng tư của khách hàng gặp rủi ro.
Song đối với người làm truyền thông, như đã nhắc tới ở trên, một trong những
nguyên tắc căn bản mà doanh nghiệp cần đảm bảo là tính minh bạch của thông tin.
Mặc dù tính minh bạch là ánh sáng dẫn đường nhưng vai trò của các chuyên gia PR
thường quy định rằng chúng ta được giao phó những thông tin nhạy cảm cần được bảo
vệ cẩn thận. Trách nhiệm đạo đức trong việc bảo vệ thông tin bí mật nhiều khi vượt ra
ngoài nghĩa vụ hợp đồng, đó là thước đo lòng tin và tính chính trực của doanh nghiệp
chúng ta. Đạt được sự cân bằng hợp lý giữa tính minh bạch và tính bảo mật có thể là
một hành động khó khăn. Khách hàng trông cậy vào công ty để truyền đạt ý muốn,
thông điệp của họ một cách hiệu quả, tuy nhiên một số chi tiết vẫn phải được giữ kín.
Thử thách này đòi hỏi chúng ta phải tiếp cận từng tình huống bằng lăng kính đạo đức
phê phán, đánh giá khi nào sự cởi mở mang lại lợi ích lớn hơn và khi nào sự thận
trọng là điều tối quan trọng. Hậu quả của việc vi phạm tính bảo mật trong lĩnh vực PR
có thể rất nghiêm trọng, không chỉ đối với sự thành công của một chiến dịch nhất định
mà còn đối với danh tiếng lâu dài của doanh nghiệp. Một sự rò rỉ thông tin bí mật có

24
thể phá vỡ niềm tin đã được xây dựng trong nhiều năm. Hãy tưởng tượng hậu quả của
một công ty PR vô tình tiết lộ những khó khăn tài chính của công ty trước khi có
thông báo chính thức, chắc chắn sẽ dẫn đến sự phẫn nộ của cổ đông và tổn hại danh
tiếng lâu dài. Những tình huống như vậy nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của việc
duy trì tính bảo mật và trách nhiệm đạo đức đi kèm với nó.
3.2. Các quy định về ứng xử đối với người làm Quan hệ công chúng tại Việt Nam
3.2.1. Tự do thông tin:
Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội: Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành
Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, nhằm xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi,
ứng xử trên mạng xã hội
Các quy tắc chung bao gồm:
- Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn
trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các
giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Quy tắc ứng xử tại nơi làm việc: Quy Tắc Ứng Xử Tại Nơi làm Việc của
FLA định nghĩa các tiêu chuẩn về lao động nhằm đạt được các điều kiện làm việc tốt
và mang tính nhân văn3.
Quy tắc ứng xử của công chức: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động cần thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tham gia sinh hoạt nơi cư trú, chịu sự giám
sát của tổ chức đảng, chính quyền.
3.2.2. Cung cấp thông tin:
Quy định ứng xử cho người làm Quan hệ công chúng: Theo Quyết định
889/QĐ-BHXH 2018, người làm Quan hệ công chúng cần tuân thủ các quy định sau:
- Trang phục gọn gàng, lịch sự; đeo biển tên, thẻ công chức, viên chức
theo đúng quy định của Nhà nước, của Ngành.
- Tác phong văn minh, lịch sự, nghiêm túc, đúng mực trong giao tiếp, ứng
xử, giải quyết công việc.
- Thái độ hòa nhã, niềm nở, tôn trọng người giao tiếp, người đến giao
dịch, giải quyết công việc.
Quy định về cung cấp thông tin: Theo Luật tiếp cận thông tin 2016, mọi công
dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận

25
thông tin. Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ. Việc cung cấp thông tin
phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định
của pháp luật.
Đạo đức truyền thông: Người làm truyền thông cần tuân thủ các nguyên tắc
đạo đức, bao gồm việc viết sao cho vừa đơn sơ, chân thực, khách quan lại vừa có
chiều sâu và mang đậm tính nhân văn. Họ cần trau dồi cho mình những kỹ năng và tri
thức cần thiết, nhằm mang lại lợi ích cho độc giả. Đạo đức của người làm truyền
thông không chỉ là sự dũng cảm, dám xông vào những nơi nguy hiểm nhất để phanh
phui những mặt trái của xã hội, nhưng là một khi viết cái gì thì họ dám can đảm chịu
trách nhiệm về những gì mình đã viết.
3.2.3. Bảo mật thông tin
Nguyên tắc cốt lõi: Đảm bảo sự tin cậy từ khách hàng, các thông tin bí mật cần
được bảo vệ nghiêm ngặt.
Mục đích: Nhằm bảo vệ quyền riêng tư, đáp ứng nhu cầu bảo mật thông tin của
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Hướng dẫn: Người làm quan hệ công chúng phải:
- Bảo vệ các thông tin mật của khách hàng và nhân viên trong hiện tại, quá khứ
và cả tương lai.
- Bảo vệ thông tin đặc quyền, bí mật hoặc nội bộ thu được từ khách hàng hoặc
tổ chức không bị lộ ra bên ngoài.
- Cho phép sự can thiệp của pháp luật trong trường hợp phát hiện ra thông tin
bí mật đang bị nhân viên của công ty hoặc tổ chức của khách hàng tiết lộ.
Ví dụ về hành vi không đúng theo quy định này:
- Một thành viên rời sang công ty mới, lấy thông tin bí mật của công ty cũ và
sử dụng thông tin đó ở vị trí mới để gây bất lợi cho sếp cũ và công ty cũ.
- Một thành viên cố ý tiết lộ thông tin độc quyền thuộc về công ty hoặc tổ chức
khách hàng để gây bất lợi cho họ hoặc các bên liên quan.
- Một công ty PR đang làm việc với một công ty thực phẩm để thực hiện chiến
dịch PR để nâng cao uy tín của sản phẩm mới của họ. Trong quá trình thực hiện chiến
dịch, một nhân viên PR bất cẩn để lộ thông tin nhạy cảm về chiến dịch và sản phẩm
chưa được công bố trên mạng xã hội cá nhân.
TÌNH HUỐNG: THÔNG TIN CHƯA CÔNG BỐ

26
VỀ DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN
Tình huống: Giả sử bạn là Giám đốc công ty A – công ty thuộc lĩnh vực bất
động sản, chuyên triển khai và kinh doanh các dự án khu nghỉ dưỡng.
Công ty A đang trong quá trình lên kế hoạch về khu nghỉ dưỡng kết hợp vui
chơi giải trí mới tại thành phố X. Dự án đã được phác thảo sơ bộ về quy hoạch và quy
mô phục vụ, dự kiến sẽ trở thành địa điểm thu hút khách du lịch sau khi mở cửa. Toàn
bộ những thông tin về dự án đều mang tính tối mật, không ai có quyền được tiết lộ,
bao gồm những nhân sự thuộc bộ phận Marketing & PR.
Sau 2 tháng dự án khởi công, vào một ngày, một nhân viên PR của công ty A
vô tình đăng tải trên Facebook tấm ảnh bàn làm việc có chứa một trang tài liệu thuộc
bản phác thảo của dự án khu nghỉ dưỡng đang trong quá trình thi công. Trong danh
sách bạn bè Facebook của nhân viên này có rất nhiều phóng viên của các tờ báo lớn
nhỏ, cùng với những người bạn xã giao là nhân viên từ các doanh nghiệp đối thủ. Bạn
là chủ tịch công ty A và bạn nhìn thấy tấm ảnh đó 15 phút sau khi được đăng tải. Hành
động tiếp theo của bạn là gì?
(1) Xác định vấn đề đạo đức
Tôi có nên thông báo cho khách hàng của mình về những gì đã xảy ra không?
Tôi có nên cố gắng yêu cầu những người đã nhìn thấy bài viết đó ngừng tiết lộ
thông tin về những gì họ vừa được kể không?
Trách nhiệm của tôi với nhân viên của tôi là gì?
(2) Xác định các yếu tố bên trong/ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến quyết định
- Thực hiện chính sách không tiết lộ của công ty A
- Chính sách của các bên nhà báo về việc cắt giảm thông tin
Trách nhiệm với nhân viên thiếu thận trọng
(3) Xác định các giá trị
- Trung thực – Chúng tôi tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về tính chính xác và
trung thực trong việc thúc đẩy lợi ích của những người chúng ta đại diện và
trong việc giao tiếp với công chúng.
- Độc lập – Mọi trách nhiệm về hành động của chúng tôi đều được đảm bảo.
- Lòng trung thành – Chúng tôi trung thành với những người chúng tôi đại diện,
đồng thời tôn trọng nghĩa vụ phục vụ lợi ích công cộng.

27
- Công bằng – Với khách hàng, nhân viên, người sử dụng lao động, đối thủ cạnh
tranh, đồng nghiệp, nhà cung cấp, giới truyền thông và công chúng, chúng tôi
đều đối xử công bằng
(4) Xác định các bên sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định và xác định nghĩa vụ của
chuyên gia về quan hệ công chúng đối với mỗi bên.
Quản lý và nhân viên của công ty A, Tòa soạn báo của phóng viên báo chí và
các phương tiện truyền thông khác
(5) Lựa chọn các nguyên tắc đạo đức để hướng dẫn quá trình ra quyết định
Nguyên tắc cốt lõi của phần “Bảo mật thông tin” nêu rõ: “Sự tin tưởng của
khách hàng yêu cầu sự bảo vệ thích hợp đối với thông tin bí mật và riêng tư”. Mục
đích của điều khoản này là: “Để bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng, tổ chức và cá
nhân bằng cách bảo vệ thông tin bí mật”. Hướng dẫn theo quy định này quy định rằng
thành viên phải: “Thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền nếu phát hiện thông tin
bí mật đang bị nhân viên của công ty hoặc tổ chức khách hàng tiết lộ”.
(6) Đưa ra quyết định
Trong trường hợp này, lợi ích của khách hàng phải là ưu tiên hàng đầu. Trách
nhiệm thuộc về chủ tịch của công ty A trong việc cung cấp thông tin cụ thể về vụ việc.
Trước hết, cần phải giải trình rõ các yếu tố xoay quanh, ví dụ như: lý do đăng tải hình
ảnh, những ai đã có thể thấy hình ảnh, những người đã tương tác với hình ảnh, tính lan
toả của hình ảnh trong 15 phút đầu,… để có thể ước tính độ nghiêm trọng của vấn đề,
từ đó đưa ra các hướng giải quyết phù hợp. Có thể yêu cầu nhân viên đó khoá trang
Facebook và liên hệ với những người đã tương tác với bài viết, thương lượng về việc
giữ bí mật về dự án. Việc thương lượng có thể mang lại hiệu quả nếu những người
tương tác là những người thân thiết với nhân viên PR đó. Tuy nhiên, nếu không may
những nhân viên ở doanh nghiệp đối thủ và các phóng viên báo chí không thân thiết
vô tình xem được, rủi ro có thể là thông tin dự án bị lan truyền trên các phương tiện
đại chúng sớm hơn dự kiến quá nhiều, cùng với rủi ro cạnh tranh từ đối thủ và khả
năng đổ bể kế hoạch truyền thông dự kiến của công ty A. Trường hợp này, nhân viên
đó cần chịu hình thức kỷ luật cao nhất là thôi việc và bồi thường cho tổn thất của công
ty A.

28
3.2.4. Cạnh tranh trong ngành
Nguyên tắc cốt lõi: Duy trì và thúc đẩy tính lành mạnh và công bằng trong
cạnh tranh giữa những người làm PR, tạo điều kiện phát triển môi trường đạo đức
vững chắc và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Mục đích:
- Đặt lợi ích của ngành và các nhóm mục tiêu lên hàng đầu, đồng thời đảm bảo
sự tôn trọng và cạnh tranh công bằng giữa các chuyên gia PR.
- Đóng góp cho lợi ích công cộng bằng cách cung cấp sự lựa chọn rộng rãi nhất
có thể cho những người hành nghề và thúc đẩy sự đa dạng và đổi mới trong ngành
Hướng dẫn: Người làm quan hệ công chúng phải:
- Tuân thủ các nguyên tắc và thông lệ tuyển dụng có đạo đức, không cố ý phá
hoại cạnh tranh và thúc đẩy cạnh tranh cởi mở, tự do và công bằng.
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường và không xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ của đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ về hành vi không đúng theo quy định này:
- Một thành viên làm việc cho tổ chức khách hàng chia sẻ thông tin quan trọng
với một công ty tư vấn đang cạnh tranh với nhiều công ty khác để giành quyền kinh
doanh của tổ chức, làm suy yếu cạnh tranh.
- Một thành viên lan truyền thông tin vô căn cứ về một đối thủ cạnh tranh nhằm
làm khách hàng và nhân viên của đối thủ cạnh tranh xa lánh và chiêu mộ họ đến với
mình.
TÌNH HUỐNG: THƯƠNG HIỆU MỸ PHẨM THUẦN CHAY P VÀ R
Tình huống: Bạn là nhân viên quan hệ công chúng cho một thương hiệu mỹ
phẩm thuần chay R.
P là một thương hiệu mỹ phẩm thuần chay phổ biến tại Việt Nam và là thương
hiệu có thị phần lớn nhất trong ngành hàng này. Thương hiệu R, một thương hiệu mỹ
phẩm thuần chay khác, ra mắt sau đó 2 năm, nhờ chiến thuật Marketing và sản phẩm
được nhiều người dùng ưa chuộng, R đã nhanh chóng vươn lên dẫn đầu thị trường về
tính thân thiện với môi trường và cam kết bảo vệ động vật.
Điều này đã gây nên sự ghen ghét đến từ một số nhân viên của thương hiệu P,
trong đó có bộ phận PR vì những nỗ lực của họ bị một bên khác lấn át. Một nhân viên
của bộ phận này đã sử dụng quan hệ thân thiết với một vài phóng viên của tờ báo X để

29
mua chuộc các bài viết tung tin về việc thương hiệu R sử dụng các thành phần đến từ
động vật và thử nghiệm trên động vật cùng với các bằng chứng giả nhằm khiến khách
hàng quay lưng với thương hiệu. Bạn sẽ giải quyết vấn đề này thế nào?
(1) Xác định vấn đề đạo đức
- Có hợp đạo đức không khi một công ty câu kết với giới truyền thông tung tin
giả về đối thủ cạnh tranh với để giành uy tín cho bên mình?
- Có thích hợp để liên hệ với tờ báo lên bài?
- Bạn có nên báo cáo với cơ quan có thẩm quyền?
(2) Xác định các yếu tố bên trong/bên ngoài có thể ảnh hưởng đến quyết định.
- Ảnh hưởng của các thông tin giả này đến tâm lý người đã mua sản phẩm
- Trách nhiệm của người làm PR trong việc xử lý tin tức về doanh nghiệp
(3) Xác định các giá trị chính
- Công bằng - Là những người làm PR có đạo đức, chúng tôi phải đối xử công
bằng với các đối thủ cạnh tranh.
- Trung thực - Chúng tôi tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về tính chính xác và
trung thực.
(4) Xác định các bên sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định và xác định nghĩa vụ của
chuyên gia quan hệ công chúng đối với mỗi bên.
Đối thủ cạnh tranh và nhân viên, giới truyền thông, công chúng, khách hàng.
(5) Lựa chọn các nguyên tắc đạo đức để hướng dẫn quá trình ra quyết định.
Nguyên tắc cốt lõi: “Thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng giữa các
chuyên gia PR nhằm duy trì một môi trường đạo đức, đồng thời thúc đẩy một môi
trường kinh doanh lành mạnh.” Bảo vệ và thúc đẩy luồng thông tin chính xác và trung
thực tự do là điều cần thiết để phục vụ lợi ích cộng đồng và góp phần đưa ra quyết
định sáng suốt. Mục đích của quy tắc này là duy trì tính toàn vẹn của mối quan hệ với
giới truyền thông, quan chức chính phủ và công chúng. Một trong những nguyên tắc
quan trọng trong vấn đề này là tính trung thực và chính xác trong mọi hoạt động
truyền thông.
(6) Đưa ra quyết định
Các thông tin được đăng tải trên trang báo X là không chính xác và các bằng
chứng là giả. Mọi quyết định đều phải đi kèm với nghĩa vụ đạo đức dựa trên sự thật,
và hợp pháp. Những bài báo có thể khiến thương hiệu P đối mặt với nguy cơ pháp lý

30
vì các cáo buộc sai sự thật. Thương hiệu R cần chủ động làm rõ sự thật một cách đầy
đủ và chính xác về quy trình cũng như các nguyên liệu, phương pháp thử nghiệm sản
phẩm để chứng minh những cáo buộc là không có căn cứ. Có thể nhờ sự trợ giúp xác
minh đến từ các cơ quan có thẩm quyền về kiểm tra và giám sát, đồng thời lấy đó làm
cơ sở để đưa thương hiệu P đối diện với pháp luật.
3.2.5. Mâu thuẫn lợi ích
a, Quy định
➢ Đối với doanh nghiệp: Khi có mâu thuẫn lợi ích giữa doanh nghiệp và công
chúng, người làm PR cần phải tuân thủ những quy định sau đây:
Không được che giấu thông tin: Trong hoạt động PR, người làm PR không
được che giấu thông tin quan trọng liên quan đến mâu thuẫn lợi ích. Thay vào đó, họ
phải truyền tải thông tin một cách trung thực và đầy đủ cho công chúng. Việc che giấu
thông tin có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp.
Không được tuyên truyền thông tin sai lệch: Người làm PR cũng không
được tuyên truyền thông tin sai lệch hoặc thiên vị để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.
Việc này có thể gây ra sự hiểu lầm và mất lòng tin của công chúng đối với doanh
nghiệp.
Không được dùng các phương tiện truyền thông để tấn công đối thủ:
Trong hoạt động PR, người làm PR không được sử dụng các phương tiện truyền thông
để tấn công đối thủ hoặc những người có liên quan đến mâu thuẫn lợi ích. Họ cần tuân
thủ nguyên tắc đối thoại và giải quyết mâu thuẫn theo hướng hợp tác và xây dựng.
➢ Đối với công chúng: Khi có mâu thuẫn lợi ích giữa doanh nghiệp và công
chúng, người làm PR cũng cần có những quy định cụ thể khi ứng xử với công
chúng:
Không được tuyên truyền thông tin sai lệch: Người làm PR không được
tuyên truyền thông tin sai lệch hoặc thiên vị để tạo ra sự hiểu lầm và mất lòng tin của
công chúng đối với doanh nghiệp. Họ cần tuân thủ nguyên tắc trung thực và minh
bạch trong việc truyền thông tin.
Không được dùng các phương tiện truyền thông để tấn công đối thủ:
Trong hoạt động PR, người làm PR không được sử dụng các phương tiện truyền thông
để tấn công đối thủ hoặc những người có liên quan đến mâu thuẫn lợi ích. Thay vào

31
đó, họ cần tôn trọng nguyên tắc đối thoại và giải quyết mâu thuẫn theo hướng hợp tác
và xây dựng.
Không được phát tán thông tin sai lệch: Ngoài việc không được tuyên truyền
thông tin sai lệch, người làm PR cũng không được phát tán thông tin sai lệch đến công
chúng. Việc này có thể gây ra sự hiểu lầm và mất lòng tin của công chúng đối với
doanh nghiệp.
b, Các biện pháp giải quyết
➢ Đối với doanh nghiệp
Khi có mâu thuẫn lợi ích giữa doanh nghiệp và công chúng, người làm PR có
thể áp dụng các biện pháp sau để giải quyết mâu thuẫn:
Đối thoại và thương lượng: Đối thoại và thương lượng là cách giải quyết mâu
thuẫn hiệu quả nhất trong hoạt động PR. Người làm PR cần có khả năng giao tiếp và
đàm phán để tìm ra những giải pháp hợp tác và tạo ra sự đồng thuận giữa doanh
nghiệp và công chúng.
Sử dụng các kênh truyền thông: Nếu không thể giải quyết mâu thuẫn bằng đối
thoại và thương lượng, người làm PR có thể sử dụng các kênh truyền thông để truyền
tải thông tin và giải thích về mâu thuẫn lợi ích. Tuy nhiên, việc này cần được thực
hiện một cách khôn ngoan và trung thực để tránh tình huống lan truyền thông tin sai
lệch.
➢ Đối với công chúng
Khi có mâu thuẫn lợi ích giữa doanh nghiệp và công chúng, người làm PR có
thể áp dụng các biện pháp sau để giải quyết mâu thuẫn:
Thông tin đầy đủ và chính xác: Để giải quyết mâu thuẫn lợi ích, người làm PR
cần truyền tải thông tin đầy đủ và chính xác đến công chúng. Việc này giúp cho công
chúng hiểu rõ hơn về mâu thuẫn và có thể đưa ra những quan điểm khách quan.
Đối thoại và thương lượng: Nếu có thể, người làm PR cũng nên áp dụng đối
thoại và thương lượng với công chúng để giải quyết mâu thuẫn. Điều này giúp tạo ra
sự đồng thuận và hợp tác giữa doanh nghiệp và công chúng.
c, Các trường hợp vi phạm quy định về ứng xử trong hoạt động PR
➢ Đối với doanh nghiệp
Khi vi phạm các quy định về ứng xử trong hoạt động PR, doanh nghiệp có thể
bị xử lý theo các biện pháp sau:

32
- Phạt tiền: Theo Luật Quản lý báo chí, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 10
triệu đồng đến 20 triệu đồng nếu vi phạm các quy định về ứng xử trong hoạt
động PR.
- Thu hồi giấy phép hoạt động: Nếu vi phạm nghiêm trọng và có hậu quả nghiêm
trọng, doanh nghiệp có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động PR.
➢ Đối với người làm Quan hệ công chúng
Khi vi phạm các quy định về ứng xử trong hoạt động PR, người làm PR có thể
bị xử lý theo các biện pháp sau:
- Phạt tiền: Theo Luật Quản lý báo chí, người làm PR có thể bị phạt tiền từ 5
triệu đồng đến 10 triệu đồng nếu vi phạm các quy định về ứng xử trong hoạt
động PR.
- Thu hồi giấy phép hoạt động: Nếu vi phạm nghiêm trọng và có hậu quả nghiêm
trọng, người làm PR có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động PR.
Ví dụ về hành vi không đúng theo quy định này:
(1) Một công ty PR được thuê để quảng bá cho một loại thuốc giảm cân. Tuy nhiên,
loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
• Mâu thuẫn lợi ích:
Công ty PR có thể bị ràng buộc bởi hợp đồng với công ty sản xuất thuốc, khiến
họ không thể tiết lộ đầy đủ thông tin về nguy cơ tiềm ẩn của sản phẩm.
Lợi ích tài chính từ hợp đồng có thể khiến họ ưu tiên lợi ích của công ty sản
xuất thuốc hơn là sức khỏe của người tiêu dùng.
(2) Một người làm PR có quan điểm ủng hộ môi trường được thuê để làm việc cho
một ứng cử viên chính trị có quan điểm ủng hộ phát triển kinh tế bất chấp tác
động môi trường.
• Mâu thuẫn lợi ích:
Người làm PR có thể cảm thấy khó khăn trong việc quảng bá cho ứng cử viên
mà họ không tin tưởng.
Họ có thể phải lựa chọn giữa việc giữ im lặng về quan điểm của mình hoặc từ
chối làm việc cho ứng cử viên.
(3) Một người làm PR được một khách hàng tặng quà tặng hoặc ưu đãi để đổi lấy
việc đưa tin tích cực về sản phẩm/dịch vụ của họ.
• Mâu thuẫn lợi ích:

33
Việc nhận quà tặng hoặc ưu đãi có thể ảnh hưởng đến tính khách quan của
người làm PR.
Họ có thể thiên vị trong việc đưa tin về sản phẩm/dịch vụ của khách hàng.
3.2.6. Nâng cao năng lực chuyên môn
Nguyên tắc cốt lõi: Để nâng cao năng lực chuyên môn trong công việc PR,
người làm PR cần tuân thủ những nguyên tắc cốt lõi sau đây:
Tôn trọng quy định pháp luật: Điều quan trọng nhất trong công việc PR là
tôn trọng và tuân thủ các quy định pháp luật. Người làm PR cần hiểu rõ về các quy
định liên quan đến hoạt động PR, đặc biệt là Luật Quảng cáo và Luật Báo chí. Việc
không tuân thủ các quy định này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho doanh
nghiệp và cả người làm PR.
Ngoài ra, người làm PR cũng cần có ý thức về việc bảo vệ thông tin và quyền
riêng tư của khách hàng, đối tác và công chúng. Việc lộ thông tin nhạy cảm có thể gây
thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp và cả người làm PR.
Trung thực và minh bạch: Trong công việc PR, trung thực và minh bạch là
hai yếu tố cực kỳ quan trọng. Người làm PR cần đảm bảo thông tin được cung cấp cho
công chúng là chính xác và không gây hiểu nhầm. Nếu có sự kiện xảy ra, người làm
PR cần nhanh chóng thông báo và giải thích cho công chúng để tránh những tin đồn
và thông tin sai lệch.
Ngoài ra, người làm PR cũng cần tuân thủ nguyên tắc minh bạch trong việc
tiếp xúc với các đối tác và khách hàng. Việc giữ bí mật và không công khai thông tin
có thể gây thiệt hại đến uy tín của doanh nghiệp và cả người làm PR.
Mục đích: đảm bảo hoạt động PR được thực hiện một cách chuyên nghiệp và
đúng đắn. Các quy định này cũng giúp tăng cường sự tin tưởng và tôn trọng từ phía
công chúng và đối tác đối với người làm PR và doanh nghiệp.
Hướng dẫn:
Cần nắm rõ các quy định liên quan đến hoạt động PR và tuân thủ các quy định
pháp luật một cách nghiêm ngặt. Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra, người làm PR cần
tìm hiểu và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.
Cần đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin được cung cấp cho
công chúng và đối tác. Việc sử dụng thông tin sai lệch hoặc không chính xác có thể
gây thiệt hại đến uy tín của doanh nghiệp và cả người làm PR.

34
tích cực theo đuổi sự phát triển nghề nghiệp cá nhân.
Ví dụ về hành vi không đúng theo quy định này:
Một công ty muốn quảng bá sản phẩm mới của mình thông qua các trang mạng
xã hội. Người làm PR của công ty này đã sử dụng những hình ảnh và thông tin sai
lệch để quảng cáo sản phẩm, gây hiểu nhầm và phản cảm cho công chúng. Điều này
đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín của công ty và cả người làm PR.
Trong trường hợp này, người làm PR đã vi phạm các quy định về tính chính
xác và minh bạch của thông tin, cũng như không tuân thủ các quy định pháp luật liên
quan đến hoạt động PR. Việc này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho doanh
nghiệp và cả người làm PR.

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. The Ethics of PR: a delicate balance of persuasion and truth | LinkedIn. (2023,
September 27). https://www.linkedin.com/pulse/ethics-pr-delicate-balance-persuasion-truth-
mark-harrington/
2. Wendy. (n.d.). Fairness versus Loyalty: The Whistleblower Trade-Off. SpeakOut SpeakUp.
https://speakout-speakup.org/blog/fairness-versus-loyalty-the-whistleblower-trade-off/
3. PRSA Code of Ethics. (n.d.). Www. https://www.prsa.org/about/prsa-code-of-ethics
4. Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và
quảng cáo. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-38-2021-ND-CP-xu-phat-vi-
pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-van-hoa-quang-cao-469165.aspx

36

You might also like