Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

C.

NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH TRẠNG PHẠM TỘI DANH DỰ,
NHÂN PHẨM
7. Công tác đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan chức năng nói chung và của ngành
công an nói riêng còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu sót thể hiện trên các mặt:
- Trình độ nghiệp vụ, pháp luật của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu
thực tiễn dẫn đến hữu khuynh né tránh, thậm chí có một sô' cán bộ biến chất, tiếp tay cho
tội phạm, buông lỏng công tác đấu tranh trấn áp tội phạm.
- Mối quan hệ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thực sự đồng bộ, thiếu
thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, giáo dục, cải tạo phạm nhân.
Hoạt động trao đổi thông tin giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật còn chưa tốt.
- Số vụ phát hiện, điều tra ít hơn so với thực tế tội phạm xảy ra, tội phạm ẩn còn
nhiều. Hoạt động điều tra, xử lí tội phạm chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao, xử lí chưa
nghiêm minh.
- Hệ thống tổ chức bộ máy, phân công chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan bảo
vệ pháp luật và trong nội bộ từng cơ quan chưa thực sự khoa học, hiệu quả vận hành chưa
cao.

8. Công tác quản lí Nhà nước về an ninh trật tự còn bộc lộ nhiều sơ hở. Công tác giáo dục
cải tạo chưa xoá bỏ được tư tưởng phạm tội của các đối tượng, số đối tượng phạm tội trở
lại còn nhiều. Khuynh hướng chỉ chú trọng xử lý tội phạm mà coi nhẹ công tác phòng
ngừa.

9. Phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm ở một số nơi chưa thực sự
mạnh mẽ, chưa hiệu quả. Chưa phát huy được sức mạnh của quần chúng trong công tác
giáo dục, cải tạo và tái hoà nhập cộng đồng cho người phạm tội.
- Phát động phong trào quần chúng rộng khắp tham gia hoạt động phòng, chống
tội phạm là vấn đề cơ bản, có tính chiến lược, lâu dài. Tuy nhiên, do sự chênh lệch về
trình độ phát triển của các vùng miền, do hạn chế, yếu kém trong công tác tổ chức, tuyên
truyền vận động quần chúng nên phong trào không thường xuyên, thiếu mạnh mẽ, hiệu
quả chưa cao.
- Nội dung, hình thức giáo dục còn nhiều bất cập, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc, nơi có trình độ dân trí thấp, nhiều người không có kiến thức cơ
bản về pháp luật, thậm chí khi phạm tội vẫn không biết là mình vi phạm pháp luật hình
sự.

* Tóm lại, để hoạt động phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả thiết thực, mỗi quốc
gia, mỗi địa phương phải nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân, điều kiện phát
sinh và phát triển tội phạm, từ đó xây dựng và thực thi các chủ trương, biện pháp phòng
chống phù hợp.

You might also like