NCKH bản đầy đủ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
BẢO HỘ TRÍ TUỆ VỀ NHÃN HIỆU ÂM THANH
TẠI HOA KỲ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM DÀNH CHO
VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Ngân

Giáo viên hướng dẫn: cô Vũ Thị Ngọc Trang

Lớp: LTMQT50A4

Mã số sinh viên: LTMQT50A40935

HÀ NỘI – 2024
Mục Lục
Danh Mục Các Từ Viết Tắt

Phần Mở Đầu-----------------------------------------------------------------------------4

1. Lý do chọn đề tài---------------------------------------------------------------4

2. Mục tiêu nghiên cứu:----------------------------------------------------------3

3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:-------------------------------3

4. Khách thể nghiên cứu:---------------------------------------------------------4

5. Câu hỏi nghiên cứu:------------------------------------------------------------4

6. Phương pháp nghiên cứu:-----------------------------------------------------4

7. Ý nghĩa thực tiễn:--------------------------------------------------------------4

Phần Nội Dung---------------------------------------------------------------------------4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÃN HIỆU ÂM THANH-------------------4

1.1. Tổng quan nhãn hiệu và nhãn hiệu phi truyền thống-----------------4

1.2. Khái niệm và những đặc điểm của nhãn hiệu âm thanh--------------6

1.2.1. Khái niệm nhãn hiệu âm thanh---------------------------------------6

1.2.2. Đặc điểm của nhãn hiệu âm thanh-----------------------------------6

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH BẢO HỘ TRÍ TUỆ VỀ NHÃN HIỆU ÂM


THANH TẠI HOA KỲ-------------------------------------------------------------------8

2.1. Giới thiệu chung-----------------------------------------------------------8

2.2.1. Về dấu hiệu được đăng ký nhãn hiệu âm thanh tại Hoa Kỳ------9

2.2.2. Thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Hoa Kỳ-------------------9

2.2.3. Về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Hoa Kỳ------------11

2.3. Nghiên cứu các trường hợp tiêu biểu về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh
tại Hoa Kỳ------------------------------------------------------------------------------12

2.3.1. Âm thanh la hét Tarzan cho các nhân vật hành động đồ chơi- -12
2.3.2. Đăng ký nhãn hiệu âm thanh “chít chít” dùng trên điện thoại
giữa Nextel v.Motorola------------------------------------------------------------13

2.3.3. Vertex với nhịp đập âm thanh có tần số giảm dần---------------14

2.3.4. Tiếng “click” cho nhãn hiệu bật lửa công ty Zippo--------------15

CHƯƠNG 3: NHỮNG THÁCH THỨC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM


DÀNH CHO VIỆT NAM TRONG BẢO HỘ TRÍ TUỆ VỀ NHÃN HIỆU ÂM
THANH-----------------------------------------------------------------------------------16

3.1. Thực trạng bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Việt Nam---------------16

3.1.1. Bối cảnh Việt Nam gắn với quá trình bảo hộ nhãn hiệu âm thanh
16

3.1.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn quá trình bảo hộ nhãn hiệu âm
thanh tại Việt Nam-----------------------------------------------------------------17

3.2. Khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ trí tuệ trí
tuệ về nhãn hiệu âm thanh tại Việt Nam-------------------------------------------19

3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu
âm thanh-----------------------------------------------------------------------------19

3.2.2. Kiến nghị đối với các chủ sở hữu nhãn hiệu âm thanh------------21

3.2.3. Kiến nghị liên quan đến cơ chế thực thi bảo hộ nhãn hiệu âm
thanh---------------------------------------------------------------------------------22

Kết Luận---------------------------------------------------------------------------------23

Danh mục tài liệu tham khảo

 Danh mục tài liệu Tiếng Việt

 Danh mục tài liệu Tiếng Anh


Danh Mục Các Từ Viết Tắt

FTA Hiệp định Thương mại tự do

Hiệp định TRIPs Hiệp định các khía cạnh thương mại
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

SHTT
Sở hữu trí tuệ

TEAS Hệ thống điện tử đăng kí nhãn hiệu


của Hoa Kỳ

USPTO Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa


Kỳ
WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
Phần Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài

Nhà văn Charles John Huffam Dickens đã từng viết thế này trong cuốn tiểu thuyết trứ
danh “Hai Kinh Thành” của ông: “Đó là thời tuyệt nhất, đó là thời tệ nhất, đó là thuở
thông tuệ, đó là thuở mê, đó là giai đoạn tin tưởng, đó là giai đoạn hoài nghi, …” 1và điều
ấy thực đúng khi được soi chiếu bởi sự phát triển không ngừng của nền kinh tế tri thức
trong thế kỷ 21 nhưng song song đó là những mặt tối của nó xoay quanh vấn đề “Bảo hộ
trí tuệ”. Có những bản sao vụng về của thời trang đạo nhái khi Skechers đã phải bồi
thường một khoản không nhỏ cho Nike vì ăn cắp ý tưởng giày chạy bộ Flyknit của mình.
Hay là câu chuyện giữa “Coca - Cola và Pepsi” - hai thương hiệu nước ngọt lớn nhất trên
thế giới tranh cãi về thiết kế chai và hình ảnh quảng cáo. Tính độc đáo vẫn không được
ưa chuộng, sự rẻ tiền luôn được ưu tiên. Khi quyền sở hữu trí tuệ bị ném ra sau lưng, cái
mới bị chà đạp đổi lại là thái độ kiêu căng của những kẻ ăn cắp. liệu chúng ta có thể ngồi
yên trước tất cả những điều này không? Dĩ nhiên là không. Trước sự vi phạm ngày thêm
dày đặc, hãy lấy pháp luật như một lưỡi rìu, dám lên tiếng, dám bảo vệ, nỗ lực ngăn chặn
những hành vi xâm phạm xung quanh mình.

Bảo hộ nhãn hiệu thuộc lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Hầu hết các doanh
nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nhãn hiệu để phân biệt sản
phẩm của mình với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, nhưng không phải tất cả doanh
nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu thông qua đăng ký
bảo hộ nhãn hiệu.0 Hãy đặt yếu tố tiên quyết quyết định này lên đầu nếu muốn duy trì
nhận thức về sản phẩm, đừng biến những thành quả của sự sáng tạo thành miếng mồi
ngon mà các công ty khác có thể cố ý hoặc vô tình lợi dụng với mục đích hưởng lợi từ uy
tín và những mối liên hệ mà doanh nghiệp đã tạo dựng, gây nên sự hiểu lầm cho khách
hàng và những thất thoát kinh tế không đáng có. Vì thế hãy bảo hộ nhãn hiệu giống như
một thứ tài sản thương mại vô hình không chỉ dừng lại ở các dấu hiệu truyền thống như
hình ảnh, từ ngữ, chữ cái, tên riêng…mà hãy hướng tới sử dụng các dấu hiệu phi truyền
1
Charles Dickens (2018), Hai Kinh Thành, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, tr 5.
0
Tường Vy (2022), “Nhãn hiệu và tầm quan trọng của bảo hộ nhãn hiệu đối với hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp”, Tạp chí Công Thương, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhan-hieu-va-tam-
quan-trong-cua-bao-ho-nhan-hieu-doi-voi-hoat-dong-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep-101680.htm truy cập
ngày 05/01/2024.
thống tiêu biểu là âm thanh làm nhãn hiệu phát huy tính độc đáo, sáng tạo của thương
hiệu mình.

Khi thị giác không phải phương tiện duy nhất để phân biệt nhãn hiệu, âm thanh với
sứ mệnh kết nối tâm hồn, tạo ra sự quen thuộc và là cầu nối cảm xúc với khách hàng luôn
cần được nhân rộng tầm quan trọng trong các hoạt động bảo vệ. Nghiên cứu về “Mối
quan hệ giữa âm nhạc tại điểm bán đến hành vi mua sắm ngẫu hứng của khách hàng trẻ
tại thành phố Hồ Chí Minh (2022)” đã chỉ ra được rằng phản ứng cảm xúc của con người
sẽ thay đổi dựa trên 4 tiêu chí cơ bản phản ánh lại từ thính giác: Thể loại nhạc, âm lượng,
mức độ quen thuộc và nhịp điệu.0 Khởi đầu là âm nhạc khơi dậy lại những cảm xúc đặc
biệt thân quen, lâu dầu nó ngấm vào tiềm thức mỗi cá nhân như một nét đặc trưng để
nhận biết sản phẩm. Thực tế thì khả năng truyền đạt thông tin của âm thanh nhanh hơn
bất kì một loại biểu ngữ, hình ảnh nào, nó không bị giới hạn ngôn ngữ càng không chỉ
dừng lại ở việc thu hút sự chú ý của người tiêu dùng mà còn nhúng thông điệp vào tâm lí
của họ, tạo khả năng liên tưởng mạnh mẽ tới dịch vụ mà doanh nghiệp đang sở hữu. Đã
có không ít các quốc gia hoặc khu vực triển khai luật bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, điển
hình tại Hoa Kỳ - quốc gia được xem như đi đầu, tiên phong thông qua nhãn hiệu “3 hồi
chuông” (số 916522) của đài NBC năm 1971 cho dịch vụ phát thanh truyền hình. Tuy
nhiên, dường như đây vẫn sẽ còn là một khái niệm mới đối với Việt Nam đồng thời đặt ra
những thách thức cần học hỏi kinh nghiệm trong các công tác bảo hộ nhãn hiệu phi
truyền thống.

Và đó là lý do mà tác giả lựa chọn chủ đề: “Bảo hộ trí tuệ về nhãn hiệu âm thanh
ở Hoa Kỳ và một số kinh nghiệm dành cho Việt Nam.” làm đề tài nghiên cứu khoa
học của mình

2. Mục tiêu nghiên cứu:


- Bằng việc phân tích và nghiên cứu, thông qua đề tài này chúng ta sẽ có cái
nhìn tổng quan về quy trình bảo hộ trí tuệ về nhãn hiệu âm thanh ở Mỹ đồng thời
là một số kinh nghiệm áp dụng dành cho Việt Nam.
- Đóng góp phần quan trọng vào việc tăng cường bảo vệ và phát triển nhãn
hiệu âm thanh, đảm bảo tính công bằng và cạnh tranh trong lĩnh vực này.

0
Huỳnh Ngọc Bảo Châu, Nguyễn Quốc Cường (2022), “Mối quan hệ giữa âm nhạc tại điểm bán đến
hành vi mua sắm ngẫu hứng của khách hàng trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh”, Hội nghị Khoa học trẻ lần 4
năm 2022 (YSC2022), Ngày 14/10/2022, Hồ Chí Minh, tr 290.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
- Hệ thống quy định và quy trình bảo hộ trí tuệ về nhãn hiệu âm thanh ở Mỹ,
cùng những kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam trong những năm gần đây.
- Thực trạng các quy định của pháp luật Hoa Kỳ hiện hành về vấn đề bảo hộ
nhãn hiệu âm thành, những mặt hạn chế còn tồn động trong cơ chế bảo hộ từ đó
định hướng giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật.
4. Khách thể nghiên cứu:
- Hoa Kỳ và Việt Nam
5. Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng việc bảo hộ trí tuệ về nhãn hiệu âm thanh ở Hoa Kỳ diễn ra như
thế nào?
- Những thách thức cùng cơ hội dành cho Việt Nam trong việc bảo hộ trí tuệ
về nhãn hiệu âm thanh là gì?
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận: hệ thống các luận điểm, nguyên lý dựa vào các lý thuyết
có sẵn để chứng minh và hướng dẫn cho nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập các thông tin liên quan đến đề
tài, phân tích tài liệu và tóm tắt nội dung từ các bài nghiên cứu trước đó.
- Phương pháp so sánh: xem xét tính chất của các khách thể nghiên cứu để từ
đó đánh giá đồng thời định hướng xu thế tiếp theo
7. Ý nghĩa thực tiễn:
- Việc nghiên cứu của đề tài góp phần củng cố kiến thức và nâng cao nhận
thức đối với “Nhãn hiệu âm thanh”, bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp trước
những hậu quả tiêu cực của việc sử dụng sản phẩm giả mạo hoặc kém chất lượng.
- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực âm thanh khuyến khích các
doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và tiếp thị sản phẩm của mình.
Đồng thời giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo quyền lợi
cho người tiêu dùng.
Phần Nội Dung
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÃN HIỆU ÂM THANH
1.1. Tổng quan nhãn hiệu và nhãn hiệu phi truyền thống
Tồn tại qua hàng nghìn năm TCN, con người đã có nhận thức rõ nét về quyền
sở hữu của cá nhân mình. Từ những hình khắc trên thân các chú bò rừng Bizon
hay gần thành Corinth hãy còn lưu lại dấu vết mà những người thợ gốm Hy Lạp
bấy giờ sử dụng như một nét đặc trưng để nhận biết sản phẩm. Lâu dần những dấu
hiệu đó phát triển và được coi như một thứ tài sản vô hình của người chủ sở hữu
cần được pháp luật bảo hộ dưới nhiều loại hình thức.
Gắn với tác động của nền kinh tế thị trường, “nhãn hiệu” ngày càng khẳng
định vai trò thương mại của nó – như một thứ công cụ hữu ích với chức năng
chính là giúp người tiêu dùng phân biệt các loại sản phẩm của những chủ thể kinh
doanh khác nhau trên thị trường và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng khi lựa
chọn đúng sản phẩm.0
Trích dẫn từ quan niệm của Tổ chức SHTT thế giới WIPO “Dấu hiệu dùng để
phân biệt hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp công nghiệp hoặc thương mại hoặc
của một nhóm các doanh nghiệp đó. Dấu hiệu này có thể là một hoặc nhiều từ ngữ,
chữ số, hình, hình ảnh, biểu tượng, màu sắc, hoặc sự kết hợp các màu sắc, hình
thức hoặc sự trình bày đặc biệt trên bao bì, bao gói sản phẩm. Dấu hiệu này có thể
là sự kết hợp nhiều yếu tố nói trên. Nhãn hiệu hàng hóa chỉ được chấp thuận bảo
hộ nếu nó chưa được cá nhân hoặc doanh nghiệp nào khác ngoài chủ sở hữu nhãn
hiệu đó sử dụng hoặc nhãn hiệu đó không được trùng hoặc tương tự đến mức gây
nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác được đăng ký trước đó cho cùng loại sản
phẩm".0
Nhìn chung thì các khái niệm đều được nêu ra dưới hình thức mở, có thể nói,
bất kì một dấu hiệu hoặc tổ hợp dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa
hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh
nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa. 0 Tuy nhiên, nếu người mua hàng

0
WIPO (2014), Những điều chưa biết về sở hữu trí tuệ - Tài liệu hướng dẫn dành cho doanh nghiệp
xuất khẩu vừa và nhỏ. Tr.33
0
Vũ Thị Hà, Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo Luật sở hữu trí tuệ 2005, Khoa Luật –
Đại học quốc gia Hà Nội
0
Hiệp định TRIPS (Trade Related Intellectual Property Rights), Ngày 15/04/1994, Khoản 1 Điều 15.
hay thậm chí là người chủ sở hữu chỉ nhìn nhận thương hiệu dưới góc độ thị giác
như hình ảnh, từ ngữ, chữ viết… liệu đã đúng hay chưa? Không sai nhưng là chưa
đủ, tại một số nước lớn như Mỹ hoặc Liên minh Châu Âu khi sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ tiên tiến đã cho ra đời nhiều mặt hàng sản phẩm đa dạng và
phong phú thì nhu cầu làm mới và thu hút cần được đề cao hơn nữa, đòi hỏi sử
dụng đến các nhãn hiệu phi truyền thống để hòa nhập.
Mặc dù khái niệm mới về nhãn hiệu độc đáo này rất hữu ích cho khách hàng
và mang tính đột phá cho người sản xuất. Các công ty doanh nghiệp đang nỗ lực
mở rộng đối tượng đủ điều kiện bảo hộ thông qua các tiêu chí hấp dẫn về mặt cảm
quan như màu sắc, mùi hương và âm thanh. Tuy nhiên việc áp dụng vẫn cần phải
xem xét đặc biệt. Hiện vẫn chưa có một quy định pháp lý chung nhất phù hợp cho
vấn đề này. Các quốc gia đã phải áp dụng luật riêng của đất nước mình để bao
gồm nhãn hiệu phi truyền thống. Đồng thời hãy còn là câu chuyện xoay quanh thể
hiện các nhãn hiệu này bằng đồ họa và khả năng chồng chéo với các quyền sở hữu
trí tuệ khác như quyền tác giả thường là nguyên nhân rào cản rất lớn.

1.2. Khái niệm và những đặc điểm của nhãn hiệu âm thanh
1.2.1. Khái niệm nhãn hiệu âm thanh
Căn cứ dựa vào sự phân loại của WIPO thì nhãn hiệu âm thanh được coi là
một loại nhãn hiệu phi truyền thống không nhìn thấy được và có thể cảm nhận
thông qua thính giác. Nó có thể là một giai điệu, một đoạn nhạc hoặc một âm
thanh bất kì. Được tạo ra từ lý do chủ đích (đặt hàng đặc biệt từ các doanh nghiệp)
hay rút ra từ một phạm vi mà các bản nhạc hiện có. Những âm thanh phi âm nhạc
cũng được làm ra thậm chí là đơn giản như việc tái tạo lại từ tiếng động xuất phát
trong tự nhiên (Ví dụ: Tiếng sấm hoặc tiếng sư tử gầm).0
1.2.2. Đặc điểm của nhãn hiệu âm thanh
(1)Tính vô hình và khó xác định:
Khác biệt so với các thương hiệu truyền thống sử dụng hình ảnh hoặc các dạng
biểu ngữ thì thay vào đó nhãn hiệu âm thanh được tạo ra thông qua các giai điệu
và chỉ có thể tiếp nhận bằng thính giác. Nó là sự kết hợp pha trộn giữa âm sắc,
0
WIPO, STANDING COMMITTEE ON THE LAW OF TRADEMARKS, INDUSTRIAL DESIGNS
AND GEOGRAPHICAL INDICATIONS, https://www.wipo.int/edocs/mdocs/sct/en/sct_16/sct_16_2.pdf
(2006) truy cập ngày 07/01/2024
nhịp điệu và âm bổng, tổng hòa các yếu tố này tạo ra một “âm hình” độc đáo và có
khả năng nhận dạng được cho một nhãn hiệu cụ thể. Tuy nhiên độ phổ biến hiện
chưa cao vì gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình nhận dạng và ghi nhớ nhưng
chúng lại tạo ra hiệu quả mạnh mẽ với khả năng tương tác vào tận tâm hồn người
tiêu dùng. Khi được sử dụng đúng cách, thứ nhãn hiệu này có thể kích thích trí
nhớ và hình thành một dạng tương tác đặc biệt với người nghe.
(2)Tính động và tính gián tiếp:
Tính động của nhãn hiệu âm thanh liên quan trực tiếp đến khả năng thay đổi
và thích nghi với môi trường, tình huống khác nhau. Sẽ có nhiều phiên bản được
biến thể từ một âm thanh gốc với mục đích phù hợp từng loại sản phẩm. Điều này
mang đến một trải nghiệm tuyệt vời, hiển nhiên nó tạo được tính tương tác linh
hoạt cho người nghe trong quá trình trải nghiệm.
Tính gián tiếp của nhãn hiệu âm thanh được quyết định bởi cách nó gợi nên
các hình ảnh, cảm xúc, ý nghĩ không trực tiếp. Một thương hiệu sử dụng âm thanh
gián tiếp gây nên một tác động tâm lý và tạo ra hoặc hình dung về sản phẩm cụ thể
mà không cần đến bất kì hình ảnh hay từ ngữ diễn giải cụ thể nào. Chứng minh
được sự liên kết, mối quan hệ không thể phân tách giữa nhãn hiệu và người nghe.
(3)Tính xuyên không gian và thời gian:
Mang sứ mệnh là cầu nối tâm hồn, những nhãn hiệu âm thanh sẽ không “chết”
mà dường như sự tồn tại của nó mang dấu ấn đậm sâu. Không có một hạn mức cụ
thể nào về quốc tịch hay ngôn ngữ, chúng đều dễ hiểu, dễ tiếp nhận, dễ dàng tạo
sức lôi cuốn và trở thành một phương tiện truyền thông tuyệt vời cho các doanh
nghiệp trong bước đệm xây dựng thương hiệu lâu dài.
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH BẢO HỘ TRÍ TUỆ VỀ NHÃN HIỆU ÂM THANH
TẠI HOA KỲ
2.1. Giới thiệu chung
Hoa Kỳ là quốc gia sở hữu nền kinh tế lớn nhất trên thế giới với GDP năm
2023 là 26.9 nghìn tỷ USD. Con số này lớn hơn tổng GDP của 174 nền kinh tế
tính từ Indonesia (xếp thứ 17) tới Tuvalu (xếp thứ 191).0 Và lý do của sự phát triển
này liên quan mật thiết đến chiến lược quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp
đồng thời là hệ thống bảo hộ SHTT mà pháp luật nước này quy định.
Quyền sở hữu trí tuệ (IPR) mang lại động lực to lớn cho sự đổi mới, sáng tạo
và khuyến khích đầu tư. Hoa Kỳ tôn trọng thành quả trí tuệ mà con người/các
doanh nghiệp đóng góp, nỗ lực ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành
mạnh hay có những biện pháp răn đe kịp thời. Nhờ vậy có thể cải tiến kĩ thuật ,
thúc đẩy hoạt động kinh doanh hay đem lại nguồn đóng góp đáng kể cho nền kinh
tế Mỹ. Ước tính năm 2020, Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ
(USPTO) báo cáo rằng đã tạo ra doanh thu 29 tỷ USD, hơn 400.000 việc làm
thông qua việc cấp phép các giấy tờ và phí bản quyền có liên quan cho các chủ sở
hữu.
Quyền về bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ được quy định chi tiết trong Đạo luật
nhãn hiệu hàng hóa năm 1946 của nước này (còn được gọi là Đạo luật Lanham),
thông qua quá trình áp dụng đã có những sửa đổi và bổ sung thích hợp. Song song
đó thì cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cũng linh hoạt vận dụng
kết hợp các điều ước quốc tế và án lệ trong công tác bảo hộ IPR..
Thực tế thì quá trình đăng ký sở hữu nhãn hiệu phi truyền thống tại Mỹ diễn ra
khá sớm, không những thế nó còn được nhân rộng trên đa dạng các lĩnh vực. Nếu
như năm 1964 hãng đồ ăn nhanh Mc Donalds tiên phong trong thương hiệu hình
ảnh ba chiều thì đến năm 1978 “3 hồi chuông” (số 916522) của Đài NBC tiếp tục
thành công ghi danh là nhãn hiệu âm thanh đầu tiên được đăng ký cấp phép thành
công.0 Một số những kết quả khác được ghi nhận đến từ sự mô tả của Lamboghini

0
Đức Anh (2023), “Nền kinh tế thế giới 105 nghìn tỷ USD qua một biểu đồ”, Tạp chí điện tử Nền
kinh tế thế giới qua một biểu đồ, ngày truy cập 07/01/2024.
0
Deborah Sweeney, Can you trademark a sound?, My Corporation,
https://www.huffpost.com/entry/can-you-trademark-a-sound_b_5635571 truy cập ngày 07/01/2024
S.P.A về “cánh cửa di chuyển song song với thân xe nhưng dần dần được nâng lên
cao hơn tới một vụ trí ngang nhau” (số 75883661)0 khi thành công đăng ký cấp
phép được nhãn hiệu chuyển động (Motion/moving image marks) cho doanh
nghiệp mình.
2.2. Các quy định pháp lý liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại
Hoa Kỳ
2.2.1. Về dấu hiệu được đăng ký nhãn hiệu âm thanh tại Hoa Kỳ
Trích từ Điều 1127 của đạo luật Lanham: “Thuật ngữ nhãn hiệu bao gồm bất
kì từ ngữ, tên riêng, kí hiệu, biểu tượng hoặc là sự kết hợp giữa các yếu tố đó được
một người sử dụng hoặc một người có ý định trung thực áp dụng trong các hoạt
động thương mại. Chủ thể này xin đăng ký theo các nguyên tắc đăng ký của
chương này nhằm xác định và phân biệt hàng hóa của người sở hữu đó, bao gồm
là những sản phẩm độc nhất, với hàng hóa do người khác sản xuất hoặc được bán
bởi những người khác và để chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa, thậm chí là ngay cả
khi không xác định được nguồn gốc của mặt hàng đó.” 0
Căn cứ dựa vào điều 1052 viết: “Không có nhãn hiệu nào có thể phân biệt
hàng hóa của người nộp đơn với hàng hóa của người khác lại bị từ chối đăng kí
trên sổ đăng kí…”0. Có thể thấy được, pháp luật Hoa Kỳ không đưa ra những quy
định nhằm cản trở các nhãn hiệu phi truyền thống được đăng kí. Nhãn hiệu âm
thanh cũng vậy, miễn trừ trường hợp rơi vào khả năng bị từ chối do vi phạm luật
lệ thì đều có thể thông qua.

2.2.2. Thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Hoa Kỳ
Để đăng kí bất kì nhãn hiệu nào tại Hoa Kỳ, người chủ sở hữu có thể nộp đơn
bằng một trong hai cách như sau: Tiến hành trực tiếp tại văn phòng nhãn hiệu và

0
Justia Trademarks, image Trademark with Serial Number 75883661,
https://trademarks.justia.com/758/83/n-75883661.html truy cập ngày 07/01/2024
0
Nguyên gốc tiếng Anh: “The term trademark includes any word, name, symbol, or device, or any
combination thereof (1) used by a person, or (2) which a person has a bona fide intention to use in
commerce and applies to register on the principal register established by this act, to identify and
distinguish his or her goods, including a unique product, from those manufactured or sold by others and
to indicate the source of the goods, even if that source is unknown” Đạo luật Lanham (1946) điều 1127
0
Nguyên gốc tiếng Anh : “No trademark by which the goods of the applicant may be distinguished
from the goods of others shall be refused registration on the principal register on account of its…” Đạo
luật Lanham (1946) điều 1952
sáng chế (USPTO) hoặc thông qua gián tiếp theo Thỏa ước Madrid và Nghị định
thư Madrid có sự chỉ định của Mỹ. Các nhãn hiệu thực hiện thao tác online trên
Hệ thống Nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu Điện tử (TEAS) trực thuộc quản lý bởi
USTPO, quá trình này mang đến mức phi ưu đãi đồng thời thủ tục nhanh gọn hơn
rất nhiều.
Một điều độc đáo được ghi nhận trong quyền SHTT về nhãn hiệu của Hoa Kỳ
mà hiện nay cũng được tìm thấy ở một số quốc gia như Úc hay Singapore là
nguyên tắc sử dụng trước (first to use) – quyền sở nhãn hiệu sẽ thuộc về chủ thể
đầu tiên sử dụng nhãn hiệu đó0 . Nếu như Việt Nam hay phần lớn quốc gia đi theo
lối (first to file) – quyền SHNH thuộc về người đăng ký sớm nhất thì qua phương
pháp của Hoa Kỳ dễ dàng nhìn thấy được tình huống bị ăn cắp bản quyền nếu có
bên lợi dụng ý tưởng tung ra thị trường trước khi chủ doanh nghiệp kịp thời đăng
ký. Nhưng có lẽ đây cũng là một sáng kiến hay nhằm khuyến khích sáng tạo và đề
cao SHTT trong thời cuộc.
Đối với nhãn hiệu âm thanh cũng có những quy định riêng trong nộp đơn đăng
ký. Trường hợp đầu tiên nếu âm thanh của bạn là một bản nhạc đầy đủ nhịp,
phách, thì đơn vị bắt buộc phải kèm theo khuông nhạc – thứ thể hiện đầy đủ và rõ
nét quá trình sáng tác và dụng ý của tác giả. Hoặc ở trường hợp thứ 2, khi bản
nhạc của bạn không thuộc một dạng âm nhạc, hãy mô tả nó một cách chi tiết bằng
nhiều hình thức như từ ngữ, hình ảnh… 0
Với trường hợp nộp đơn đăng ký online qua TEAS, hệ thống sẽ đưa ra cho bạn
sự lựa chọn, lúc bấy giờ chủ sở hữu cần ghi rõ là “dấu hiệu không nhìn thấy” rồi
tiếp tục chọn “dấu hiệu âm thanh” làm nhãn hiệu. Cụ thể hơn bên đơn vị sẽ có thể
yêu cầu bạn đính kèm tệp âm thanh nếu nó thuộc vào dạng âm thanh không có
khuôn nhạc.
Sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định
chính thức và nội dung. Trong quá trình đánh giá chính thức, người đánh giá sẽ

0
Bộ khoa học và công nghệ Cục sở hữu trí tuêh, Bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp: Không chỉ
dừng ở việc đăng ký,<
https://www.ipvietnam.gov.vn/nghien-cuu-ao-tao/-/asset_publisher/3KJODm0i3vkR/content/bao-ho-
nhan-hieu-cho-doanh-nghiep-khong-chi-dung-o-viec-ang-ky > ngày quy cập: 08/01/2024.
0
Nguyễn Phước Quý Quang và Trần Ngọc Tuấn (2019), “Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống theo
pháp luật Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế
Trường Đại học Tây Đô, số 07 – 2019.
kiểm tra xem ứng dụng có chứa thông tin đầy đủ và ở định dạng được yêu cầu hay
không. Trong giai đoạn này, các lỗi thường gặp xảy ra trong việc phân loại hàng
hóa, dịch vụ sử dụng bảng phân loại hàng hóa…Bước tiếp theo sau khi xem xét kỹ
lưỡng là công bố đơn đăng ký và đánh giá đơn đăng ký. Trong quá trình kiểm
duyệt nội dung, thẩm định viên sẽ đánh giá xem nhãn hiệu được đề cập có đáp ứng
các yêu cầu để bảo hộ theo luật pháp Hoa Kỳ chưa. Nếu một nhãn hiệu không
vượt qua vòng đơn, USPTO có thể đưa ra thông báo yêu cầu chỉnh sửa, trả lời
hoặc làm rõ một số vấn đề nhất định. Những thông báo này đặt ra thời hạn mà
người nộp đơn hoặc người đại diện của họ phải trả lời, đồng thời là không có giới
hạn cụ thể về số lần tương tác giữa chủ sở hữu ứng dụng và người đánh giá.
Thời hạn sẽ là 3 – 4 tháng kể từ ngày nộp đơn, nếu không có từ chối này được
đưa ra bởi USPTO, nhãn hiệu sẽ được chấp thuận công bố trên Công báo trong
vòng ba tuần kể từ khi USPTO gửi thông báo Công bố đơn. Trong thời hạn 30
ngày kể từ ngày được Công bố, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền nộp đơn
phản đối với Nhãn hiệu đã công bố0
Để duy trì hiệu lực 10 năm sau khi được thông qua bảo hộ nhãn hiệu, dựa vào
“Căn cứ nộp đơn” ban đầu mà thương hiệu bắt buộc phải đưa ra bằng chứng sử
dụng theo số năm quy định và nộp đơn gia hạn hiệu lực.

2.2.3. Về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Hoa Kỳ


Chưa có văn bản pháp lý nào từ USPTO quy định cụ thể các dạng âm thanh
được phép đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên Hoa Kỳ có đều cập đến hai tiêu chí tối thiểu
để xét duyệt thông qua cho thương hiệu này:
Thứ nhất: Dấu hiệu âm thanh nêu ra phải có tính phân biệt.
Khả năng phân biệt tức là trong quá trình sử dụng, âm thanh mà doanh nghiệp
truyền tải phải khiến người sử dụng liên tưởng đến hàng hóa, dịch vụ mà mình
cung cấp. Điều này còn phụ thuộc vào khách hàng trong quá trình tiếp nhận tự
hình thành sự đánh giá, gắn tiềm thức vào nguồn gốc âm thanh.

0
Bross & partners (2021), Đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu) ở Hoa Kỳ, http://bross.vn/newsletter/ip-
news-update/Dang-ky-nhan-hieu-thuong-hieu-o-Hoa-Ky/ftn2 ngày truy cập: 08/01/2024
Trademark Trial and Appeal Board – TTAB đã nhận định nhãn hiệu âm thanh
có thể chia thành hai loại0:
- Nhãn hiệu âm thanh có tính phân biệt cố hữu: dễ dàng được xác minh dựa
vào tính cá biệt của mình
- Nhãn hiệu âm thanh không có tính phân biệt cố hữu: căn cứ vào thời gian
mà dấu hiệu đó sử dụng, tác động vào tiềm thức của khách hàng dẫn tới việc hình
thành thương hiệu của sản phẩm. Cần thiết nhất của loại âm thành này là độ phổ
biến trong một khoảng thời gian dài. Người chủ sở hữu vào nhờ đến sự góp mặt
của truyền thông để nhân rộng sự xuất hiện và loại bỏ các đối thủ khác có ý định
sử dụng.
Thứ hai: Dấu hiệu âm thanh không mang tính chức năng
Trước hết cần làm rõ “âm thanh mang tính chức năng” là gì? Những người
làm bếp thường dựa vào tiếng “ping” để nhận biết đồ ăn đã chín, thức chất, không
thể gom dấu hiệu này thành một thương hiệu bởi lẽ ta sẽ chỉ liên tưởng đến sản
phẩm chứ chẳng mấy bận tâm nó có nguồn gốc từ một hãng sản xuất lò vi sóng
nào. Vì thế, “không mang tính chức năng” tức là không có tính đặc thù, không
phải là âm thanh chiếm đa số dễ xuất hiện trong quá trình máy móc hoạt động,
nghe đến là có thể hình dung ra nhà cung cấp.
Hoa Kỳ đã chỉ ra các tiêu chuẩn nhận định tính phi chức năng bao gồm:0
- Cân nhắc đến nhãn hiệu đó có đem lại tính hữu dụng không?
- Người nộp đơn đăng ký có nêu ra được tính hữu dụng của sản phẩm trong
quá trình quảng bá hay không?
- Đã có dấu hiệu nào tương tự xuất hiện trong quá khứ chưa?
- Quá trình ra đời nhãn hiệu từ phương pháp sản xuất nào và chi phí ra sao?

2.3. Nghiên cứu các trường hợp tiêu biểu về bảo hộ nhãn hiệu âm
thanh tại Hoa Kỳ
2.3.1. Âm thanh la hét Tarzan cho các nhân vật hành động đồ chơi0

0
Kritarth Pandey, Non Conventional Trade Mark: A Legal Analysis,
https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2399286 truy cập ngày: 09/01.2024
0
WIPO (2014), Những điều chưa biết về sở hữu trí tuệ - Tài liệu hướng dẫn dành cho doanh nghiệp
xuất khẩu vừa và nhỏ, Geneva: ITC/WIPO
0
TARZAN YELL (sound only) – 1578741,
https://ised-isde.canada.ca/cipo/trademark-search/1578741?lang=eng ngày truy cập: 10/01/2024
Tarzan Yell hay còn được gọi là âm thanh la hét Tarzan (1578741) được
USPTO cấp phép đăng ký bản quyền ngày 08/09/2015 sử dụng trong các mặt hàng
về máy đánh bạc hoặc thiết kế mặc định trong nhân vật đồ chơi.
Được mô tả giống như là tiếng kêu chiến thắng của loài vượn cổ. Nhà báo
chuyên mục LM Boyd đã viết rằng âm thanh đặc biệt này là sự hòa quyện bởi
tiếng gầm gừ của một con chó, một giọng nữ cao, một nốt đàn chơi trên dây G và
tiếng hú ngược của loài linh cẩu. Tiếng hét của Tarzan đã có một vị trí lâu dài
trong lịch sử và văn hóa đại chúng. Những người chia sẻ nhãn hiệu âm thanh này
họ như được chứng kiến sự hiện diện của Chúa tể rừng xanh.
Hình 2.3.1.: Khuôn nhạc của Tarzan Yell

Dấu hiệu này là tiếng hét bao gồm mười âm thanh, xen kẽ giữa âm vực thật và
một quãng giọng giả thanh. Như sau: 1) Một âm hơi dài trong thanh ghi ngực. 2)
Một âm hơi ngắn phát ra trong khoảng 1 quãng 8 cộng với 1/5 so với các âm
trước. 3) Âm thanh ngắn giảm xuống một quãng ba trưởng so với âm trước. 4)
Một âm thanh ngắn tăng lên 1/3 trưởng so với âm trước. 5) Một âm thanh dài giảm
xuống 1 quãng 8 cộng với 1 quãng 3 trưởng từ âm trước. 6) Một âm thanh ngắn
tăng lên một quãng 8 so với âm trước. 7) Một âm thanh ngắn tăng lên quãng 3
trưởng so với âm trước. 8) Một âm thanh ngắn giảm xuống quãng 3 trưởng so với
âm trước. 9) Một âm thanh nhắn tăng 3 trưởng so với âm thanh trước. 10) Một âm
dài xuống quãng 8 cộng với 1/5 so với âm trước.

2.3.2. Đăng ký nhãn hiệu âm thanh “chít chít” dùng trên điện thoại
giữa Nextel v.Motorola
Hình 2.3.2.: Sản phẩm điện thoại/bộ đàm có chứa dấu hiệu âm thanh
Công ty Motorola đã đăng kí sử dụng dấu hiệu “tiếng kêu 911 Hz” làm nhãn
hiệu cho bộ đàm hai chiều. Tuy nhiên trong thời gian công bố công ty Nextel đã
nộp đơn phản đối với lý do không mang tính phân biệt.
Phía Nextel cho rằng người tiêu dùng cho coi tiếng kêu như một âm báo có
một ý nghĩa cụ thể chứ không phải một mã nhận dạng nguồn. Họ khẳng định
Motorola không thể đưa ra bất kì số liệu cụ thể về quảng cáo lượt tìm kiếm và
bằng chứng liên quan đến việc cho thấy họ đã sử dụng tiếng kêu làm nhãn hiệu.
Vào năm 1996, Motorola phản bác lại với luận điểm rằng bên phía doanh
nghiệp mình đã sử dụng dấu hiệu tiếng kêu chirp nhất quán như một nhãn hiệu kể
từ năm 1983 và những âm thanh này Motorola không quảng cáo trên bất kì
phương tiện truyền thông nào vì vậy khách hàng hiển nhiên không nhận biết được
trong quá trình truyền bá.
Sau quá trình thẩm định và thanh tra, TTAB kết luận rằng âm thanh đó vẫn
không đáp ứng yêu cầu về ý nghĩa thứ cấp, nói rằng “Mặc dù mức tiêu thụ sản
phẩm của người nộp đơn cao nhưng không có bằng chứng nào cho thấy mức tiêu
thụ đó có liên quan dưới tác động của nhãn hiệu âm thanh”
Ngoài ra, phía phản đối là Nextel đã cung cáp bằng chứng chp thấy họ có độc
quyền sử dụng âm thanh này từ lâu trong các dịch vụ mà họ cung cấp.
Để một dấu hiệu có tính duy nhất thì việc sử dụng nó liên tục và loại từ các
mục đích sử dụng khác rất quan trọng. Nếu người nộp đơn mong muốn chứng
minh dấu hiệu đó có khả năng phân biệt thì hãy để dấu hiệu đó gắn liền trong tâm
trí người tiêu dùng, làm nổi bật nguồn gốc của sản phảm (nhà sản xuất, nhà cung
cấp) chứ không phải với sản phẩm.
Ngoài ra, không có công thức chung nào về số lượng hoặc loại bằng chứng cần
thiết để chứng minh rằng nhãn hiệu có ý nghĩa thiết yếu. Điều này còn phải căn cứ
dựa trên tính chất của từng loại nhãn hiệu trong từng đơn hồ sơ.

2.3.3. Vertex với nhịp đập âm thanh có tần số giảm dần


Trong trường hợp của tập đoàn Vertex, người nộp đơn đã đăng ký nhãn hiệu
cho âm thanh “ âm thanh của nhịp đập với tần số giảm dần” được sử dụng trong
các thiết bị bảo động an toàn cho trẻ em (ngăn ngừa các thương tích không đáng
có cho trẻ sơ sinh). TTAB khẳng định dấu hiệu này giống như tiếng ồn phát ra từ
chính quá trình hoạt động của sản phẩm. Nói cách khác âm thanh báo động là tính
năng không thể thiếu khi sử dụng loại sản phẩm này.
Cụ thể, TTAB lưu ý rằng:
(1)Chủ sở hữu đăng kí luôn nhấn mạnh trong quảng cáo của mình rằng âm
thanh cảnh báo lớn do sản phẩm phát ra là một tính năng quan trọng của nó.
(2)Quảng cáo tính năng hữu ích này là một cách chứng thực được chức năng
nhãn hiệu đối với sản phẩm
(3) Bằng chứng khác cho thấy âm thanh này cũng phổ biến ở đa số các thiết bị
cảnh báo an toàn cá nhân khác.
Người nộp đơn phản đối việc những người nộp đơn khác ở dải tần âm thanh từ
1000 Hz đến 3000Hz có thể tùy ý điều chỉnh dải tần số âm thanh cho phù hợp với
âm báo.Tuy nhiên, TTAB nhận thấy rằng mô tả của người sở hữu về âm thanh
trong dải tần từ 1500 Hz đến 2300 Hz đã cản trở quyền tự do lựa chọn của các đối
thủ khác.
Vì vậy mà trường hợp này, TTAB đã đưa ra phán quyết âm thanh không chính
xác, không thể được lựa chọn đăng ký nhãn hiệu.

2.3.4. Tiếng “click” cho nhãn hiệu bật lửa công ty Zippo
Ngày 5 tháng 12 năm 2018, thương hiệu ZIPPO cổ điển đến từ Mỹ đã công bố
sở hữu Nhãn hiệu âm thanh cho chiếc bật lửa chống gió mang tính biểu tượng của
công ty mình. Thâm nhập vào nền văn hóa đại chúng trong hơn 8 thập kỷ, xuất
hiện trong hơn 2000 bộ phim, vô số video âm nhạc và được đánh giá cao trong các
lễ hội và những buổi hòa nhạc lớn. Bật lửa ZIPPO đã chiếm được cảm tình và lưu
lại ấn tượng trong tâm trí của mọi người trên toàn thế giới.
Tiếng “click” của những chiếc bật lửa từ đó đã chính thức trở thành một trong
những âm thanh dễ nhận biết nhất trên thế giới. Được cấp lần đầu tiên tại Hoa Kỳ
và tiếp sau đó là ghi danh trên một loạt các thị trường lớn nhỏ khác, đồng thời
nhãn hiệu này còn được trao giải vè quy trình sản xuất cẩn thận tạo nên một thứ
dấu hiệu đặc biệt.
Năm 2018, ZIPPO tiếp tục xuất hiện trong mọi khía cạnh của văn hóa đại
chúng – gần đây nhất là thâm nhập vào hiện tượng toàn cầu ASMR (Autonomous
Sensory Meridian Response). Đặc trưng bởi âm thanh và hình ảnh êm dịu, nội
dung ASMR đã gây bão trên toàn thế giới, khiến YouTube tràn ngập các video có
âm thanh gợi cảm giác. Từ những bản ghi âm giọng nói thì thầm và âm thanh cao
độ của các đồ vật hàng ngày, cho đến tiếng đá buốt lạnh sống lưng và tiếng vuốt
ve những chiếc gối bông.
Những người hâm hộ và sưu tầm bật lửa ZIPPO từ lâu đã bày tỏ sự hài lòng
không thể cưỡng lại khi mở nắp và đốt lên ngọn lửa chống gió. Giờ đây, những
người sáng tạo và cộng đồng ASMR đang tiến hành thêm bước nữa, sử dụng bật
lửa ZIPPO để làm hài lòng khán giả của họ.
Trong một cuộc khảo sát với 1000 người lớn, gần 2/3 số họ cho biết bản thân
tương tác với đồ vật bằng tay để thư giãn, đánh lạc hướng hoặc để tận hưởng. Khi
được hỏi về tác dụng của ASMR thì gần một nửa thừa nhận rằng nó làm giảm lo
lắng. Ngoài ra 70 % mọi người nhạy bén với những âm thanh quen thuộc, chẳng
hạn như tiếng “ZIPPO Click”
Qua đây thấy được tầm ảnh hưởng to lớn mà một nhãn hiệu âm thanh có thể
làm được. Không những là phương tiện để quảng bá thương hiệu hay sản phẩm mà
nó còn là một vật để tri ân với cảm xúc của khách hàng, gắn kết tâm hồn thêm
phần sâu đậm.
CHƯƠNG 3: NHỮNG THÁCH THỨC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM DÀNH
CHO VIỆT NAM TRONG BẢO HỘ TRÍ TUỆ VỀ NHÃN HIỆU ÂM THANH
3.1. Thực trạng bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Việt Nam
3.1.1. Bối cảnh Việt Nam gắn với quá trình bảo hộ nhãn hiệu âm thanh
Việt Nam trong những năm gần đây đang không ngừng triển khai hình thức
ngoại giao “cây tre” với những nỗ lực mở rộng quan hệ giữa quốc gia và cộng
đồng trên thế giới. Tác động của xu thế toàn cầu hóa và sự lớn mạnh không ngừng
của nền khoa học kỹ thuật, bảo hộ trí tuệ được đưa lên thành một trong những
thước đo của nền kinh tế quốc tế. Và bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, tuy mới nhưng
đáng được nhìn nhận bởi yếu tố cấp thiết quy định trong FTA. Được sử dụng hầu
hết trong nhiều lĩnh vực tiêu biểu phải kể tới như phát thanh, truyền hình, quảng
cáo, giải trí điện tử v.v. một số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Liên Minh Châu
Âu, Ấn Độ cũng đã triển khai đưa dấu hiệu này thành một thứ luật công thông
thường. Từ đó đòi hỏi phải đặt Việt Nam vào những yêu cầu thay đổi trong quan
điểm về SHTT lối mòn.
Chiều 12/11, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện
liên quan với tỷ lệ tán thành 100%. Việc gia nhập CPTPP trong bối cảnh tình hình
chính trị, an ninh thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng, giúp chúng ta có
điều kiện nâng cao nội lực để ứng phó, củng cố vị thế thực hiện đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Tuy nhiên bên cạnh mặt lợi
vẫn còn tồn đọng nhiều thách thức đặc biệt trong quan hệ thương mại quốc tế.
Cam kết quốc tế này đã chỉ ra những nội dung mà Việt Nam còn chưa hoàn hiện
trong SHTT, yêu cầu cần có động thái bổ sung ngay quy định về bảo hộ nhãn hiệu
phi truyền thống và cụ thể là nhãn hiệu âm thanh và mùi hương theo Điều 18.18
CPTPP.
Lý do mà đề tài này ra đời bởi tính cấp thiết của nó, trước là bảo vệ cho sự
sáng tạo của các chủ sở hữu, sau là có cái nhìn đúng đắn về hướng đi của đất nước
trong tương lai. Tại Điều 18.18 viết về loại dấu hiệu có thể đăng ký làm nhãn hiệu,
CPTPP đưa ra hạn mức ba năm kể từ khi gia nhập tổ chức, Việt Nam phải thông
qua cho phép đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu âm thanh. Lợi ích mà hành động này
đem lại không chỉ dừng lại ở đáp ứng các cam kết quốc tế mà còn bày tỏ được sự
quan tâm với các chủ thể kinh doanh đang cơ nguy cơ bị ăn cắp ý tưởng.
3.1.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn quá trình bảo hộ nhãn hiệu âm
thanh tại Việt Nam
Vào ngày 13/07/2000, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA)
được ký kết tại Washington chính thức có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2001. Đây là
lần đầu tiên mà Việc công nhận và điều chỉnh quyền SHTT nằm trong một chương
riêng (Chương II) gồm 18 điều thuộc Hiệp định thương mại song phương giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong Khoản 1 Điều 6 BTA có giới hiệu khái niệm nhãn
hiệu như sau: “Nhãn hiệu hàng hóa được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự
kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hỏa hoặc dịch vụ của
một người với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên người,
hình ảnh, chữ số, tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của hàng hóa
hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa. Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm nhãn hiệu
dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận”
Dễ thấy được thông qua điều luật mà Hiệp định đưa ra, những quy định về
khái niệm đã được mở rộng, bổ sung làm nổi bật tính xác định của dấu hiệu trong
quá trình đăng kí. Nếu so với những quy định chung chung trong Bộ Luật dân sự
1995 thì tại đây đánh dấu sự thay đổi, cũng là bước tiến rõ rệt để mà ngày 29
tháng 11 năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua đạo luật riêng về SHTT
Theo đó thì căn cứ tại Khoản 16 Điều 4 luật SHTT năm 2005 có định nghĩa về
Nhãn hiệu như sau: “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ
của các tổ chức, cá nhân khác nhau” . Mặc dù vẫn chưa có sự xác định cụ thể tại
đây nhưng còn có thể xuy xét tại Điều 72 quy định thêm về điều kiện chung để
nhãn hiệu được bảo hộ:
“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể
cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc
nhiều màu sắc.
Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ giữa các chủ sở hữu nhãn hiệu khác
nhau.”
Nếu đem so sánh với hiệp định TRIPs là “mọi loại dấu hiệu” thì pháp luật Việt
Nam đang có phần hẹp hơn tuy nhiên cũng phần nào phù hợp với Điều 15 của
Hiệp định tức là các quốc gia Thành viên có thể quy định rằng điều kiện tiên quyết
để đăng kí nhãn hiệu phải là khả năng hiển thị của biểu tượng. Việt Nam lựa chọn
“nhìn thấy” là yếu tố bắt buộc trên hết cho việc bảo hộ nhãn hiệu cũng là điều dễ
hiểu. Bởi điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta còn hạn chế, trong lĩnh vực SHTT
cũng còn nhiều mặt khiếm khuyết. Chính vì vậy, dễ hiểu Việt Nam chưa có kinh
nghiệm để quy định bảo hộ các nhãn hiệu phi truyền thống.
Đánh giá về nhiều góc độ tích cực thì Việt Nam đang không ngừng đổi mới và
có những cố gắng trong công tác hoàn thiệu hệ thống pháp luật cho phù hợp với
các điều ước quốc tế mà chúng ta là thành viên. Ghi nhận gần đây nhất vào tháng
11 năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố dự thảo Luật sửa đổi, thêm một
số điều liên quan tới SHTT (Dự thảo Luật SHTT 2021). Một số điều như Khoản 1
Điều 72, Khoản 1 Điều 73 được cân nhắc làm mới theo căn cứ Điều 18.8 của Hiệp
định CPTPP, bổ sung các dấu hiệu không thuộc trường hợp hợp lệ để đăng kí nhãn
hiệu âm thanh cũng như có căn cứ cụ thể định dạng thế nào là một nhãn hiệu âm
thanh chuẩn mực.0
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ 01/01/2023/ Trong đó có quy
định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14
tháng 01 năm 2022 nhưng các quy định hướng dẫn thi hành hầu như chưa có.
Đến nay, vẫn chưa ghi nhận trường hợp cụ thể nào nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
tại Cục SHTT Việt Nam bởi lẽ vẫn chưa tồn tại một văn bản pháp luật chính thức
nào quy định về điều này. Nhưng đứng trước những sự cố không đáng có về ăn
cắp bản quyền, sự sáng tạo không được đề cao thì điều kiện tiên quyết vẫn phải
cần đến bộ quy tắc về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh cho các chủ sở hữu trên thị
trường Việt Nam. Các thương hiệu lớn khi đầu tư vào nước ta đã có lịch sử đăng
ký nhãn hiệu âm thanh trên các quốc gia, vùng lãnh thổ khác tiêu hiểu như
Hisamitsu, Samsung, LG, Apple… cũng cần phải tạo được sự tin tưởng để giữ
vững quan hệ đầu tư lâu dài. Đề xuất kiến nghị đồng thời đưa ra các giải pháp kịp
thời và phù hợp không chỉ áp dụng trên thương hiệu âm thanh riêng lẻ mà còn là

0
Dự thảo Luật SHTT 2021
câu chuyện lớn hơn về nhãn hiệu phi truyền thống (mùi hương, nhãn hiệu ba
chiều,…)

3.2. Khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ trí tuệ
trí tuệ về nhãn hiệu âm thanh tại Việt Nam
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu âm
thanh
Quá trình Việt Nam tham gia kí kết vào các Hiệp Định Thương Mại Tự To
(FTA) mang đến nhiều cơ hội để quốc gia có thể nhìn nhận, xem xét lại hệ thống
luật SHTT của mình. Không ngừng học hỏi, tìm kiếm giải pháp dựa trên những
tiêu chuẩn cao hơn, chi tiết, đầy đủ hơn như Hiệp định CPTPP của Mỹ.
Trên tiêu chí đảm bảo được quyền lợi chung giữa người sở hữu và người mua
hàng thì các hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ có phần nào mang nhiều nét tương
đồng với nhau. Tuy nhiên, có lẽ do rào cản của kinh tế, văn hóa – xã hội mà từng
quốc gia có những hướng đi riêng biệt. Đối với Việt Nam, theo góc nhìn của tác
giả, nên cân nhắc theo định hướng tuân thủ quy định có liên quan đến Điều ước
quốc tế, đồng thời tham khảo từ những kinh nghiệm lập pháp mà các nước tiên
tiến đang triển khai, điển hình phải kể đến là Hoa Kỳ.
Sau đây là một số khuyến nghị mà tác giả đề xuất như sau:
Thứ nhất: Tiến hành sửa đổi ngay từ những quy định của Luật SHTT hiện
hành.
Điều 4 Luật SHTT cho rằng bất kì dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng
hóa thì đều có thể đăng kí nhãn hiệu. Nhưng Khoản 1 Điều 72 lại thu phép phạm
vi từ “toàn bộ” trở thành những dấu hiệu được tiếp nhận bằng thị giác, đồng nghĩa
với đó là hạn chế đi sự phát triển của loại nhãn hiệu phi truyền thống. Vì thế, tác
giả kiến nghị bổ sung Khoản 1 Điều 72 theo định hướng như sau:

Khoản 1 Điều 72 Luật SHTT hiện Kiến nghị sửa đổi


hành
“Nhãn hiệu được bảo hộ phải đáp ứng “Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng
các điều kiện sau: các điều kiện sau:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được 1. Là dấu hiệu có khả năng phân
dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình biệt được hàng hóa thể hiện
ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều dưới các dạng chữ cái, từ ngữ,
hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, hình ảnh, màu sắc, âm thanh,
được thể hiện bằng một hoặc mùi hương, hình ảnh ba chiều
nhiều màu sắc.” hoặc là sự kết hợp của các yếu
tố đó.”

Thứ hai: Kiến nghị chi tiết các điều kiện về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh
Để khuyến khích các chủ sở hữu tiến hành đăng ký sản phẩm của họ dưới một
dạng dấu hiệu nhận biết hàng hóa cần phải đưa ra những quy định khác biệt cụ thể
so sánh với các loại nhãn hiệu khác.
- Tính phi chức năng của nhãn hiệu âm thanh:
Giống như một trong hai tiêu chí tối thiểu mà đăng kí bảo hộ nhãn hiệu âm
thanh tại Hoa Kì quy định thì sản phẩm không được chấp nhận bảo hộ nếu nó chỉ
mang đặc tính thông thường, phổ biến hay những dấu hiệu có thể làm hạn chế đối
thủ cạnh tranh.
- Tính phân biệt của nhãn hiệu âm thanh:
Âm thanh mà chủ sở hữu đưa ra phải khiến cho khách hàng liên tưởng tới
nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ. Điều này còn phụ thuộc vào khách hàng trong
quá trình tiếp nhận tự hình thành sự đánh giá, gắn tiềm thức vào nguồn gốc âm
thanh.
Tác giả kiến nghị pháp luật Việt Nam nên cho phép bảo hộ đối với nhãn hiệu
âm thanh có tính phân biệt cố hữu và dấu hiệu âm thanh không có tính cố hữu. Đối
với âm thanh không có tính phân biệt cố hữu cần bổ sung quy định rõ ràng và cụ
thể về các tiêu chí xác định khả năng phân biệt của các dấu hiệu âm thanh thông
qua quá trình sử dụng vào điều kiện bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Việt Nam. Quy
định này là cần thiết, phù hợp và giúp người nộp đơn chuẩn bị các tài liệu trước
nhằm mục đích chứng minh các dấu hiệu âm thanh đăng ký bảo hộ đã đạt được
khả năng phân biệt qua quá trình sử dụng. Các dấu hiệu âm thanh không có tính
phân biệt cố hữu bên cạnh việc sử dụng rộng rãi còn có thể bảo hộ dưới dạng nhãn
hiệu nổi tiếng theo Điều 75 Luật SHTT.
- Đối với những nhãn hiệu âm thanh không có khả năng phân biệt:
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT về khả năng phân biệt của nhãn hiệu,
tác giả kiến nghị nên sửa đổi thành một số trường hợp sau đây:
+ Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn
ngữ không thông dụng, âm thanh đơn giản trừ trường hợp các dấu hiệu
này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn
hiệu
+ Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số
lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc
tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, âm thanh mang tính chức
năng hoặc âm thanh không có tính phân biệt hàng hóa, dịch vụ, trừ
trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá
trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

3.2.2. Kiến nghị đối với các chủ sở hữu nhãn hiệu âm thanh
Âm thanh ra đời mục đích không nên dừng lại ở việc đơn thuần thu hút người
nghe, một âm thanh có giá trị là khi để lại ấn tượng sâu đậm cho người tiếp nhận
nó. Nhưng bên cạnh việc tạo lập thương hiệu thì câu chuyện bảo hộ cũng nên được
chú trọng nhiều hơn nữa. Bất kì một loại nhãn hiệu nào cũng có thể rơi vào hoàn
cảnh bị xâm phạm quyền sở hữu, ăn cắp chất xám chính vì thế mà cần phải có sự
phối hợp đến từ trách nghiệm của các cơ quan có thẩm quyền, chính doanh
nghiệp/cá nhân sáng tạo ra nó.
Pháp luật Việt Nam đã chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu âm thanh nhưng chưa có
quy định cụ thể nào nên các chủ sở hữu nhãn hiệu cần phải có các biện pháp như
sau: (1): Cài đặt mã khóa hay những mật mã bảo mật đính kèm thông tin của chủ
nguồn bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến. (2): Hãy đăng ký quyền tác giả
cho âm thanh của bạn trước những nguy cơ bị xâm phạm. (3): Phối hợp với các cơ
quan có thẩm quyền nếu phát giác ra các dấu hiệu bị lợi dụng cho mục đích phát
triển không lành mạnh.
Trong trường hợp Việt Nam đã có quy định cụ thể về bảo hộ nhãn hiệu âm
thanh thì chủ sở hữu cần có kiến thức về quyền lợi khi đăng ký và những thủ tục
cần thiết để tiến hành xác lập quyền càng sớm càng tốt. Nếu nhãn hiệu âm thanh
của doanh nghiệp không có tính phân biệt như đã nêu ở trên thì hãy dựa vào sức
mạnh truyền thông, đầu tư công sức, chi phí cùng thời gian để tạo cảm giác quen
thuộc với khách hàng mà doanh nghiệp có ý định hướng tới. Hãy duy trì sự độc
lập trong thành quả nghiên cứu của cá nhân/tổ chức bạn, đừng ngần ngại nếu chất
xám được bảo vệ theo pháp luật, việc của chúng ta sau khi được xác nhận chỉ là
khai thác và duy trì.

3.2.3. Kiến nghị liên quan đến cơ chế thực thi bảo hộ nhãn hiệu âm thanh
Là một dấu hiệu phi truyền thống quan trọng trong thời đại số nhưng cũng
đem lại thách thức lớn cho cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là cơ quan thực thi
do tính chất phức tạp và sự mới mẻ của loại nhãn hiệu này. Tại đây, tác giả đưa ra
một số đề xuất về cơ chế thực thi bảo hộ nhãn hiệu âm thanh như sau:
Thứ nhất, cần bổ sung thêm thành viên trong cơ quan giám định. Hiện thì chỉ
có quy nhất Viện khoa học SHTT thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quá
trình quan trọng này, trong đó có hai cá trực thuộc viện, hai người còn lại hoạt
động độc lập.0 Đánh giá một nhãn hiệu âm thanh có phải là xâm phạm với nhãn
hiệu đã được bảo hộ trước đó không phần lớn dựa vào quan điểm, cảm nhận chủ
quan của giám định viên vì thế để đưa ra kết luận chính xác cần tăng cường huấn
luyện, đào tạo nghiệp vụ, thúc đẩy dịch vụ giám định SHTT.
Thứ hai, chủ doanh nghiệp hãy xác định chính xác cơ quan có thẩm quyền nào
sẽ chịu trách nghiệm giải quyết cho vụ việc xâm phạm quyền sáng tạo của mình.
Việc này nhằm giảm thiểu sự chồng chéo của pháp luật, tránh để dẫn đến những ý
kiến không thống nhất trong quá trình xử lý các hành vi xâm phạm.
Thứ ba, các cơ quan hành chính nhà nước cần phải có sự phối hợp nhuần
nhuyễn với các cơ quan tư pháp. Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh là một vấn đề mới,
thực tế sẽ không tránh khỏi lúng túng và khó khăn do đó mà đẩy mạnh công tác
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ xử lý sẽ gây dựng được sự
tin tưởng trong lòng các chủ sở hữu. Hãy tăng cường rà soát các trường hợp, dấu
hiệu vi pham SHTT, xử lý mạnh tay với những đối tượng có động cơ không chính
đáng trong môi trường kỹ thuật số.
Thứ tư, để giải quyết triệt để các tranh chấp về SHTT thì Việt Nam tiên quyết
cần đến Tòa án chuyên trách để thực hiện vai trò của mình. Không nên để những
sự vi phạm được giải quyết thông qua những hình thức khác ngoài pháp luật, hãy

0
Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (2020). Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ theo Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 https://www.ipvietnam.gov.vn/tin-tuc-su-
kien/-/asset_publisher/7xsjBfqhCDAV/content/mot-so-giai-phap-cu-the-nham-nang-cao-hieu-qua-bao-
ve-quyen-so-huu-tri-tue-theo-chien-luoc-so-huu-tri-tue-en-nam-2030 Truy cập ngày 16/01/2024
để Tòa án đứng ra đòi lại công bằng cho các chủ sở hữu. Tại đây các cá nhân/tổ
chức hoàn toàn được hưởng các quyền lợi xứng đáng, đồng thời có chế tài bồi
thường thiệt hại phù hợp, tạo tiền đề cho các bảo hộ nhãn hiệu về sau được thực
thi chuẩn mực.

Kết Luận
Nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu âm thanh mà các quốc gia,
vùng lãnh thổ đã kịp thời ban hành những quyết định lập pháp phù hợp. Cơ chế
bảo hộ sẽ không chỉ dừng lại ở đó mà pháp triển theo thời gian dưới tác động của
xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. Tại đây, tác giả hy vọng nhà nước Việt
Nam có thể thực hiện hóa những kiến nghị về nhãn hiệu âm thanh, nó sẽ mở ra
nhiều cơ hội và những thách thức lớn không chỉ ở khía cạnh của luật mà còn là
bước đệm trong SHTT nước nhà.
Bài tiểu luận đã tiến hành nghiên cứu làm rõ một số vấn đề về nhãn hiệu âm
thanh, cụ thể:
Trong Chương 1, Tiểu luận đã trình bài tổng quan về nhãn hiệu – nhãn hiệu
phi truyền thống. Làm rõ những vấn đề chung nhất về nhãn hiệu âm thanh (Khái
niệm, đặc điểm, …) đồng thời chỉ ra những thách thức trong việc bảo hộ thương
hiệu này.
Trong Chương 2, Tiểu luận đã phân tích quy định bảo hộ nhãn hiệu âm thanh
trong pháp luật về SHTT của Hoa Kỳ. Đưa ra một số trường hợp tiêu biểu đã tiến
hành đăng kí, nhìn nhận được khuyết điểm và đặc trưng của từng loại thương hiệu
mà doanh nghiệp áp dụng.
Trong Chương 3, Tiểu luận trước hết khái quát bối cảnh Việt Nam trên các
mối quan hệ quốc tế. Thực trạng, tình hình pháp luật và đưa ra những đề xuất kiến
nghị để hoàn thiện cho việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Việt Nam.
Thông qua những kết quả đạt được, Tiểu luận đóng góp một số lý luận, thực
tiễn cũng như kiến nghị áp dụng tại quốc gia. Ở một khía cạnh nhất định nào đó,
tác giả mong rằng bài Tiểu luận sẽ là nguồn tài liệu bổ ích, đem lại giá trị tích cực
trong công tác hoàn thiện quy định pháp luật không chỉ trên nhãn hiệu âm thanh
nói riêng mà còn là nhãn hiệu phi truyền thống nói chung ở Việt Nam.

Danh mục tài liệu tham khảo


 Danh mục tài liệu Tiếng Việt
1. Lâm Trần Nhật Ánh (2023). Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Việt Nam - Vì
sao gặp khó? https://vjst.vn/vn/tin-tuc/7452/bao-ho-nhan-hieu-am-thanh-tai-viet-
nam---vi-sao-gap-kho.aspx
2. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2020. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Sở hữu trí tuệ (Dự thảo lần 1).
https://www.most.gov.vn/vn/Pages/chitietduthao.aspx?iDuThao=822 truy cập ngày
15/01/2024
3. Bùi Thị Phượng (2017). Bảo hộ "nhãn hiệu phi truyền thống", xu hướng tất
yếu.http://luatviet.co/bao-ho-nhan-hieu-phitruyen-thong-xu-huong-
tatyeu/n20170524045758703.html truy cập ngày 10/01/2024
4. Công ty luật Investip (2019). Nhãn hiệu phi truyền thống (Kỳ 2)
https://investip.vn/nhan-hieu-phi-truyen-thong-ky-2/ truy cập ngày 10/01/2024
5. Charles Dickens (2018), Hai Kinh Thành, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, tr 5.
6. Cục sở hữu trí tuệ (2021) Bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp: Không chỉ
dừng ở việc đăng ký.
https://ipvietnam.gov.vn/hoat-ong-shcn-trong-nuoc/-/asset_publisher/
7xsjBfqhCDAV/content/bao-ho-nhan-hieu-cho-doanh-nghiep-khong-chi-dung-o-viec-
ang-ky/pop_up?_101_INSTANCE_7xsjBfqhCDAV_viewMode=print truy cập ngày
10/01/2024
7. Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (2020). Nghiên cứu về nhãn hiệu phi truyền
thống.http://noip.gov.vn/web/guest/nghien-cuu-ao-tao/-
/asset_publisher/3KJODm0i3vkR/content/nghien-cuu-ve-bao-ho-nhan-hieu-phi-
truyen-thong truy cập ngày 10/01/2024
8. Đức Anh (2023), “Nền kinh tế thế giới 105 nghìn tỷ USD qua một biểu
đồ”, Tạp chí điện tử Nền kinh tế thế giới qua một biểu đồ, ngày truy cập 07/01/2024.

9. voi-hoat-dong-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep-101680.htm truy cập ngày


05/01/2024.
10. Huỳnh Ngọc Bảo Châu, Nguyễn Quốc Cường (2022), “Mối quan hệ giữa
âm nhạc tại điểm bán đến hành vi mua sắm ngẫu hứng của khách hàng trẻ tại thành
phố Hồ Chí Minh”, Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022), Ngày
14/10/2022, Hồ Chí Minh, tr 290.
11. Laura Hammel (2016) , Kỷ yếu Hội thảo Thủ tục đăng ký bảo hộ và duy trì
nhãn hiệu tại Hoa Kỳ, Bài viết Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống tại USPTO.
12. Nguyễn Phước Quý Quang và Trần Ngọc Tuấn (2019), “Bảo hộ nhãn hiệu
phi truyền thống theo pháp luật Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam”, tạp chí
Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô, số 07 – 2019.
13. Nguyễn Thị Quế Anh (2010). Phân loại nhãn hiệu theo hình thức của nhãn
hiệu. Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Luật học 26.
14. Phan Ngọc Tâm và Lê Quang Vinh (2017). Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo
pháp luật Việt Nam Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.
http://bross.vn/image/files/MOST-INTA - WKTM Project - Final Report Updated
03112017 (clean) - V02.pdf truy cập ngày 11/01/2024
15. Trần Cao Thành, 2020. Quy định về bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống của
một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt
Nam 62 (10) 10.2020.
16. Tường Vy (2022), “Nhãn hiệu và tầm quan trọng của bảo hộ nhãn hiệu đối
với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”, Tạp chí Công Thương,
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhan-hieu-va-tam-quan-trong-cua-bao-ho-nhan-
hieu-doi-voi-hoat-dong-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep-101680.htm truy cập ngày
05/01/2024.
17. Vũ Thị Hà, Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo Luật sở hữu trí
tuệ 2005, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội
18. Vũ Thị Phương Lan, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018. Khái niệm và các
loại nhãn hiệu trong quy định của pháp luật Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam.
http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/207406/Khai-niem-va-cac-loai-nhan-hieu-trong- quy-
dinh-cua-phap-luat-Hoa-Ky--Nhat-Ban-va-Viet-Nam.html. truy cập ngày 11/01/2024
19. WIPO (2014), Những điều chưa biết về sở hữu trí tuệ - Tài liệu hướng dẫn
dành cho doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ, Geneva: ITC/WIPO

 Danh mục tài liệu Tiếng Anh


20. Bross & partners (2021), Đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu) ở Hoa Kỳ,
http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Dang-ky-nhan-hieu-thuong-hieu-o-Hoa-
Ky/ftn2 ngày truy cập: 08/01/2024
21. Deborah Sweeney, Can you trademark a sound?, My Corporation,
https://www.huffpost.com/entry/can-you-trademark-a-sound_b_5635571 truy cập
ngày 07/01/2024
22. Đạo luật Lanham (1946) điều 1127
23. Đạo luật Lanham (1946) điều 1952
24. Hiệp định TRIPS (Trade Related Intellectual Property Rights), Ngày
15/04/1994, Khoản 1 Điều 15.
25. Kritarth Pandey, Non Conventional Trade Mark: A Legal Analysis,
https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2399286 truy cập ngày:
09/01.2024
26. WIPO, STANDING COMMITTEE ON THE LAW OF TRADEMARKS,
INDUSTRIAL DESIGNS AND GEOGRAPHICAL INDICATIONS,
https://www.wipo.int/edocs/mdocs/sct/en/sct_16/sct_16_2.pdf (2006) truy cập ngày
07/01/2024
27. TARZAN YELL (sound only) – 1578741,
https://ised-isde.canada.ca/cipo/trademark-search/1578741?lang=engngày truy cập:
10/01/2024

You might also like