Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Vấn đề pháp lý xoay quanh hôn nhân đồng giới

1. Hôn nhân dân sự và vấn đề phân chia tài sản


- Trên thực tế, đa phần các nước phương Tây với tư tưởng tiến bộ
như Đan Mạch, Na Uy, Ý… khi công nhận hôn nhân đồng giới
thường trải qua các quá trình như sau: Cấm- Không thừa nhận-
Kết hôn dân sự.
- Trước hết ta phải làm rõ khái niệm kết hôn dân sự là gì?:
 KHDS hay còn được gọi là chung sống dân sự, là hình thức
chung sống có đăng kí cho các cặp đôi cùng giới. Ở đây họ
có quyền được hưởng một số quyền lợi và nghĩa vụ nào đó
trong luật hôn nhân tùy theo từng quốc gia tương tự như hôn
nhân của các cặp đôi khác giới khác.
- Những mặt hệ lụy mà kết hôn dân sự mang lại:
Các quốc gia sử dụng quyền kết hôn dân sự công nhận quyền và nghĩa
vụ nhất định đối với nhau theo luận định nhưng không đầy đủ như
hôn nhân. Đơn cử, tại Pháp, cặp đôi đồng tình đăng kí KHDS không
thể được cấp sổ gia đình, không được hưởng quy chế quốc tịch của
nhau, không có quyền thừa kế tài sản của nhau. Tại Đức, các cặp đôi
đồng tính chung sống với nhau không được giảm các khoản thuế mà
các cặp vợ chồng khác được hưởng, chẳng hạn như thuế về thừa kế,
các cặp vợ chồng bình thường chỉ phải trả từ 7-30% thuế thừa kế
trong khi đó những cặp đồng tính phải trả từ 17-50% tiền thuế. Quyền
nhận nuôi con nuôi của họ cũng bị hạn chế hơn.
Điều này chứng minh, trên thực tế có nhiều cặp đôi đồng tính sống
với nhau, thậm chí là kết hôn theo luật pháp như vợ chồng nhưng lại
không khác gì những người xa lạ. Đơn cử, khi một người đột ngột qua
đời mà không để lại di chúc thì người còn sống hoàn toàn không có
quyền thừa kế. Tài sản do hai người tạo lập ra trong thời kỳ chung
sống nhưng chỉ một người có quyền sở hữu hợp pháp với tài sản đó.
Trong quá trình chung sống hai người nhận con nuôi nhưng chỉ có
một người là cha/mẹ hợp pháp của đứa con nuôi, còn người kia hoàn
toàn không có quyền gì.
2. Hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới liệu có phải dấu hiệu để
khuyến khích mang thai hộ vì mục đích thương mại?
a. Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ
tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai
cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh
con ngaycả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc
lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ
tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ
nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
- Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ
nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.
b. Cơ sở pháp lý:
Trong nước:
- Theo quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ, để được mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo, cả người mang thai hộ và người
nhờ mang thai hộ đều phải đáp ứng những điều kiện nhất
định.
c. Quy định về việc nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi
Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang
điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc là
phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất
lượng để thụ thai
Phân tích
Nhu cầu có con của những cặp đồng tính:
Theo nghiên cứu năm 2015 tại 3 thành phố lớn Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh và Cần Thơ có đến 87,7% các cặp đồng tính có kế hoạch có
con, trong đó 34,1% mong muốn nhận nuôi con, 15,4% muốn có
con đẻ và 50,5% muốn có con theo cả 2 phương pháp trên nhưng
đa số những cặp mong muốn có con đẻ là cặp đồng tính nữ.
Phương pháp có con của các cặp đồng tính được pháp luật Việt
Nam chấp nhận hiện nay:
- Với đồng tính nữ, họ hiện nay có thể có con theo 2 cách sau
(đã đc hợp pháp ở Việt Nam)
+ Thụ tinh nhân tạo
+ Nhận con nuôi
- Các cặp đồng tính nữ vẫn có khả năng có con đẻ, tuy nhiên
chỉ được công nhận là con của 1 trong 2 người (căn cứ theo
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP)
 Nếu sinh con theo phương pháp thụ tinh nhân tạo thì con do
ai đẻ ra sẽ được pháp luật quy định là con của người đó
(không phải con của cả đôi đồng tính nữ)
 Khoản 3 Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định: “Một
người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của
cả hai người là vợ chồng.”
 Nếu nhận nuôi con thì pháp luật chỉ đồng ý 1 trong 2 người
trở thành mẹ của đứa trẻ
- Còn đồng tính nam, hiện nay Việt Nam mới cho 1 trong 2
người nhận con nuôi theo Luật nhận nuôi con vì nam không
có khả năng mang thai.
Vấn đề về con cái của những cặp đồng tính nếu Việt Nam hợp
pháp hoá HNĐG:
- Khi Việt Nam hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới nghĩa là cặp
đồng tính nữ có khả năng có con đẻ của cả 2 người hoặc
nhận con nuôi dưới danh nghĩa là 1 cặp đôi (đã kết hôn và
được nhà nước công nhân) nhưng với đồng tính nam thì họ
vẫn không có được con đẻ của cả 2 (chỉ có thể được nhận
con nuôi) và nhu cầu của họ chỉ được đáp ứng khi có người
mang thai hộ.
- Hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới ở Việt Nam không thể giải
quyết triệt để vấn đề về sự “bình đẳng” mà thậm chí còn kéo
theo vấn đề mang thai hộ:
+ Nếu Việt Nam sau khi hợp pháp hoá HNĐG nhưng chỉ đồng
ý cho mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và cặp đôi đó phải bị
“vô sinh” thì sẽ dẫn đến:
 Nhu cầu có con đẻ của cặp đồng tính nam sẽ không được
giải toả
 . Tạo thành áp lực kinh tế để sang nước ngoài thực hiện
mang thai hộ vì mục đích thương mại
 . Hình thành “thị trường” chui cho những kẻ xấu lợi dụng
+ Nếu Việt Nam sau khi hợp pháp hoá HNĐG nhưng chỉ đồng
ý cho mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và không yêu cầu
cặp đôi đó phải bị “vô sinh” thì sẽ dẫn đến:
 Theo luật thì người mang thai hộ phải là người thân thích
của 1 trong 2 đối tượng: Có thể sẽ không có người thân thích
nào của 2 bên đồng ý do mang thai sẽ để lại trên người người
phụ nữ rất nhiều di chứng
 Sự chênh lệch giữa cung và cầu (nguồn cung khán hiếm –
cầu lại rất nhiều)
 Tạo điều kiện mở ra “thị trường đen”, “lách luật” đặc biệt là
với những người phụ nữ nghèo với ước mơ đổi đời
+ Nếu Việt Nam hợp pháp hoá HNĐG và cho mang thai hộ vì
mục đích thương mại thì sẽ dẫn đến:
 . Cổ suý những người phụ nữ dùng “con” để “kinh doanh”
nhất là với những người phụ nữ nghèo, dân trí thấp
 . Giá cả qua lại giữa cung và cầu => Bị đẩy lên cao => Làm
như thế nào để điều hoà
 Trong quá trình mang thai và sinh đẻ mà xảy ra vấn đề thì
liệu ai là người chịu trách nhiệm? bồi thường như thế nào?
Dẫn chứng:
- Đài Loan năm 2019 đã hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới và
là nước Châu Á đầu tiên ban hành luật này tuy nhiên Đài
Loan vẫn nghiêm cấm hành vi mang thai hộ dù vì bất cứ lý
do gì. Để thoả mãn nhu cầu có con đẻ giữa các cặp đồng tính
thì “thị trường” mang thai hộ của Mỹ trở thành nơi họ hướng
đến nhưng với giá cả cao gấp 10 lần so với thu nhập trung
bình của Đài Loan mà ước mơ có con cùng huyết thống trở
nên xa vời => hình thành các “thị trường chui” với cách thức
làm giả giấy tờ để thu lợi,…
- Bên cạnh Mỹ thì quốc gia như Ukraine cũng chấp nhận
mang thai hộ vì mục đích thương mại với chi phí chỉ bằng
1/3 ở Mỹ nhưng luật pháp lỏng lẻo nơi này đã đem đến nhiều
hệ luỵ như việc các cặp đôi sau khi nhờ mang thai hộ phát
hiện ra DNA của đứa trẻ không phải của mình => Vấn đề về
người chịu tách nhiệm với đứa trẻ? Thiệt hại sẽ được bồi
thường như thế nào ?

You might also like