Cau Hoi Trac Nghiem - SKMTCB 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 71

BÀI 1 - NHẬP MÔN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG

Câu 1: Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014, Môi trường là:
A. hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và
phát triển của con người và sinh vật.
B. tập hợp các yếu tố tự nhiên (như vật lý, hóa học, sinh học) và xã hội bao quanh
con người có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của con người.
C. tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh con người và
có ảnh hưởng tới sự sống, sự phát triển của từng cá nhân và toàn bộ cộng đồng người.
D. vũ trụ bao la, trong đó có hệ Mặt trời và Trái Đất, các thành phần của môi trường
sống có ảnh hưởng trực tiếp tới con người trên Trái đất gồm 4 quyển là sinh quyển,
thủy quyển, khí quyển và thạch quyển.
E. tổng các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của các cơ
thể sống.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên
và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
Câu 2: Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1978, Sức khỏe là trạng thái:
A. hoàn toàn khỏe mạnh, không ốm đau, bệnh tật, ăn uống luôn thấy ngon miệng của
cơ thể.
B. hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là
không có bệnh tật hay tàn phế.
C. hoàn toàn thoải mái cả về thể chất và tâm thần, chứ không phải là chỉ là không có
bệnh tật hay tàn phế.
D. hoàn toàn thoải mái cả về thể chất và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có
bệnh tật hay tàn phế.
E. hoàn toàn thoải mái cả về tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có
bệnh tật hay tàn phế.
Câu 3: Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014, Sức khỏe môi trường:
A. là tạo ra và duy trì một môi trường trong lành, bền vững để nâng cao sức khỏe
cộng đồng.
B. gồm những khía cạnh về sức khỏe con người (bao gồm chất lượng cuộc sống),
được xác định bởi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và các yếu tố tâm lý trong
môi trường.
C. là trạng thái của những yếu tố vật chất tạo thành môi trường có tác động đến sức
khỏe và bệnh tật của con người.
D. là những dịch vụ nhằm cải thiện các chính sách về sức khỏe môi trường qua các
hoạt động giám sát, kiểm soát.
E. cung cấp các cơ sở khoa học để mô tả, giải thích, làm rõ mối quan hệ nhân quả
giữa môi trường và sức khỏe trong quá khứ, hiện tại và tương lai, đề xuất các giải
pháp can thiệp làm sạch môi trường, tăng cường và nâng cao sức khỏe, kéo dài
tuổi thọ của con người.
Câu 4: Theo Chiến lược Sức khỏe môi trường Quốc gia của Australia - 1999, Sức
khỏe môi trường:
A. là tạo ra và duy trì một môi trường trong lành, bền vững để nâng cao sức khỏe
cộng đồng.
B. bao gồm các vấn đề về sức khỏe con người (bao gồm chất lượng cuộc sống) do
các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và các yếu tố tâm lý trong môi trường gây
nên.
C. là trạng thái của những yếu tố vật chất tạo thành môi trường có tác động đến sức
khỏe và bệnh tật của con người.
D. là những dịch vụ nhằm cải thiện các chính sách về sức khỏe môi trường qua các
hoạt động giám sát, kiểm soát.
E. cung cấp các cơ sở khoa học để mô tả, giải thích, làm rõ mối quan hệ nhân quả
giữa môi trường và sức khỏe trong quá khứ, hiện tại và tương lai, đề xuất các giải pháp
can thiệp làm sạch môi trường, tăng cường và nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ của
con người.
Câu 5: Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là:
A. sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi
của xã hội, của những người khác; là sự hoà nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
B. sự biểu hiện của nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức.
C. tất cả các hoạt động sống như hoạt động thể lực, hình dáng, ăn, ngủ, tình dục,…
đều ở trạng thái tốt nhất.
D. sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm.
E. sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh,
khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Câu 6: Cơ sở của sức khỏe tinh thần là:
A. sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi
của xã hội, của những người khác; là sự hoà nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
B. sự biểu hiện của nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức.
C. tất cả các hoạt động sống như hoạt động thể lực, hình dáng, ăn, ngủ, tình dục,…
đều ở trạng thái tốt nhất.
D. sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm.
E. sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh,
khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Câu 7: Cơ sở của sức khỏe xã hội là:
A. sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi
của xã hội, của những người khác; là sự hoà nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
B. sự biểu hiện của nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức.
C. tất cả các hoạt động sống như hoạt động thể lực, hình dáng, ăn, ngủ, tình dục,…
đều ở trạng thái tốt nhất.
D. sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm.
E. sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh,
khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Câu 8: Người ta thường sử dụng các chỉ tiêu về "thể lực" (chiều cao, cân nặng, lực bóp
cánh tay,…) và "chức năng" (mạch, huyết áp, thị lực, thính lực, chức năng gan, chức
năng thận,…) để đánh giá sức khỏe của một:
A. quần thể B. quần xã C. quốc gia D. cộng đồng E.
cá nhân Câu 9: Người ta thường sử dụng các chỉ tiêu về "tuổi thọ trung bình", "tỉ lệ tử
vong", "tỉ lệ bệnh tật”, "tỉ lệ chết trẻ em", "thời gian sống bị mất đi do ốm đau bệnh
tật",… để đánh giá sức khỏe của một:
A. quần thể B. quần xã C. quốc gia D. cộng đồng E.
cá nhân
Câu 10: Môi trường bao gồm các rừng tự nhiên; các thủy vực; động thực vật; không
khí, nhiệt độ, năng lượng Mặt Trời, gió, nước; các loại quặng, dầu mỏ,… có thể thực
hiện được chức năng nào sau đây?
A. Không gian sống của con người và các loài sinh vật.
B. Nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con
người.
C. Nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt
động sản xuất của mình.
D. Nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và SV trên Trái
Đất.
E. Nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Câu 11: Chức năng nào sau đây của môi trường thể hiện ở việc cung cấp mặt bằng và
nền móng cho các đô thị, khu công nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn; cho giao
thông đường thủy, đường bộ và đường không; cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp;
cho việc giải trí ngoài trời của con người,…?
A. Không gian sống của con người và các loài sinh vật.
B. Nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con
người.
C. Nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt
động sản xuất của mình.
D. Nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và SV trên Trái
Đất.
E. Nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Câu 12: “Phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa
giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Đây là phát
biểu của thuật ngữ nào?
A. Hoạt động bảo vệ môi trường B. Phát triển không bền vững
C. Phát triển kinh tế D. Phát triển bền vững
E. Phát triển xã hội
Câu 13: “Hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự
cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi
trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến
đổi khí hậu”. Đây là phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Xử lý môi trường B. Hoạt động bảo vệ môi trường
C. Đánh giá tác động môi trường D. Khắc phục sự cố môi trường
E. Bảo vệ đa dạng sinh học
Câu 14: "Sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của các thành phần môi
trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây
ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. Đây là phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Xử lý môi trường B. Biến đổi môi trường
C. Sự cố môi trường D. Suy thoái môi trường
E. Ô nhiễm môi trường
Câu 15: "Sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe con người và sinh vật và tự nhiên”. Đây là phát biểu của thuật
ngữ nào?
A. Xử lý môi trường B. Biến đổi môi trường
C. Sự cố môi trường D. Suy thoái môi trường
E. Ô nhiễm môi trường
Câu 16: "Sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất
thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng”. Đây là phát
biểu của thuật ngữ nào?
A. Xử lý môi trường B. Biến đổi môi trường
C. Sự cố môi trường D. Suy thoái môi trường
E. Ô nhiễm môi trường
Câu 17: "Các chất hóa học, các tác nhân vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi
trường vượt hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm”. Đây là phát biểu
của thuật ngữ nào?
A. Chất thải B. Chất thải nguy hại
C. Chất gây ô nhiễm D. Khí thải ô nhiễm
E. Ô nhiễm môi trường
Câu 18: "Một ngành kinh tế cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm
phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường”. Đây là phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Kinh tế môi trường B. Công nghiệp sinh thái
C. Công nghiệp sạch D. Kinh tế sinh thái
E. Công nghiệp môi trường
Câu 19: "Quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển,
tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải”. Đây là phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Quản lý chất thải B. Đánh giá tác động môi trường
C. Kiểm soát chất thải D. Kiểm soát ô nhiễm
E. Quy hoạch bảo vệ môi trường
Câu 20: "Quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm”. Đây là phát
biểu của thuật ngữ nào?
A. Quản lý chất thải B. Đánh giá tác động môi trường
C. Kiểm soát chất thải D. Kiểm soát ô nhiễm
E. Quy hoạch bảo vệ môi trường
Câu 21: "Giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các nhân tố tác động để môi
trường có thể tự phục hồi”. Đây là phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Khả năng chịu tải của môi trường B. Giới hạn môi trường
C. Giới hạn sinh thái D. Sức chịu đựng của môi trường
E. Giới hạn chịu tải của môi trường
Câu 22: "Việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ
tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự
liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm
phát triển bền vững”. Đây là phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Quản lý chất thải B. Đánh giá tác động môi trường
C. Quan trắc môi trường D. Hoạt động bảo vệ môi trường
E. Quy hoạch bảo vệ môi trường
Câu 23: "Việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi
trường, các yếu tố tác động lên môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh
giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác
động xấu đối với môi trường”. Đây là phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Quản lý chất thải B. Đánh giá tác động môi trường
C. Quan trắc môi trường D. Hoạt động bảo vệ môi trường
E. Quy hoạch bảo vệ môi trường
Câu 24: "Việc phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của
dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”. Đây là
phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Quản lý chất thải B. Đánh giá tác động môi trường
C. Quan trắc môi trường D. Hoạt động bảo vệ môi trường
E. Quy hoạch bảo vệ môi trường
Câu 25: "Việc bảo đảm không có tác động lớn của môi trường đến sự ổn định chính
trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia”. Đây là phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Quản lý môi trường B. Đánh giá tác động môi trường
C. Quan trắc môi trường D. Hoạt động bảo vệ môi trường
E. An ninh môi trường
Câu 26: "Các hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính”. Đây là phát biểu của thuật ngữ nào?
A. Quản lý khí nhà kính B. Ứng phó với biến đổi khí hậu
C. Thích ứng biến đổi khí hậu D. Hoạt động bảo vệ môi trường
E. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu
Câu 27: "Các khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính”. Đây là phát biểu của
thuật ngữ nào?
A. Khí nhà kính B. Khí ô nhiễm
C. Các khí lạ D. Khí biến đổi khí hậu
E. Khí nóng lên toàn cầu
Câu 28: "Tất cả các khía cạnh của sức khỏe môi trường là xác định, giám sát, kiểm
soát các yếu tố
………(1)..….., ………(2)..……, ………(3)..……. và ………(4).......... có ảnh hưởng
đến
…………(5)……………". Thứ tự các từ (1), (2), (3), (4) và (5) là:
A. sức khỏe con người - vật lý - hóa học - sinh học - xã hội
B. vật lý - sức khỏe con người - hóa học - sinh học - xã hội
C. vật lý - hóa học - sức khỏe con người - sinh học - xã hội
D. vật lý - hóa học - sinh học - sức khỏe con người - xã hội
E. vật lý - hóa học - sinh học - xã hội - sức khỏe con người
Câu 29: "Thực hành sức khỏe môi trường bao gồm đánh giá, kiểm soát và phòng ngừa
các yếu tố trong môi trường ảnh hưởng ………(1)..……. đến ………(2)..……, đồng thời
…..…(3)..……. các yếu tố môi trường ………(4).......... cho sức khỏe". Thứ tự các từ (1),
(2), (3) và (4) là:
A. phát huy - có lợi - tiêu cực - sức khỏe con người
B. có lợi - sức khỏe con người - phát huy - tiêu cực
C. tiêu cực - sức khỏe con người - phát huy - có lợi
D. tiêu cực - sức khỏe con người - có lợi - phát huy
E. phát huy - sức khỏe con người - tiêu cực - có lợi
Câu 30: Dưới đây là các hoạt động sức khỏe môi trường được thực hiện ở tất cả các
cấp, NGOẠI TRỪ:
A. Quản lý môi trường vật lý như an toàn nước, an toàn thực phẩm, quản lý chất thải
rắn, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp,…
B. Quản lý nguy cơ sinh học như kiểm soát côn trùng và các động vật có hại, quản
lý bệnh truyền nhiễm qua vật chủ trung gian truyền bệnh,…
C. Quản lý nguy cơ hóa học như xây dựng các tiêu chuẩn an toàn hóa học cho không
khí, đất, nước sinh hoạt, nước thải và thực phẩm; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an
toàn;…
D. Phát triển và đưa ra các khuyến cáo về sức khỏe môi trường; có kế hoạch xây
dựng luật giáo dục,…
E. Xây dựng, phát triển các chiến lược và tiêu chuẩn như an toàn dân số; tư vấn
cộng đồng, bảo vệ sức khỏe trong trường hợp khẩn cấp,…
Câu 31: Dưới đây là vấn đề trong nghiên cứu và thực hành về sức khỏe môi trường,
NGOẠI TRỪ:
A. Nghiên cứu các yếu tố môi trường, các tác nhân, các nguồn gây ô nhiễm môi
trường.
B. Nghiên cứu các vấn đề thay đổi của sức khỏe con người dưới tác động của các
yếu tố môi trường.
C. Đề xuất các giải pháp can thiệp vào môi trường và sức khỏe.
D. Nhằm bảo vệ môi trường sống, giữ gìn nâng cao sức khỏe cộng đồng.
E. Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Câu 32: Phát biểu nào dưới đây SAI khi nói về sự tự điều chỉnh của hệ sinh thái (HST)?
A. Các HST tự nhiên đều có khả năng tự điều chỉnh riêng của mình.
B. Sự tự điều chỉnh của HST không có giới hạn.
C. Nếu sự thay đổi của các nhân tố ngoại cảnh vượt quá giới hạn thì HST mất khả
năng tự điều chỉnh và hậu quả là chúng bị phá hủy.
D. Sự tự điều chỉnh của HST là kết quả của sự tự điều chỉnh của từng cơ thể, của
từng chủng quần, của quần xã mỗi khi một nhân tố sinh thái nào đó thay đổi.
E. Nhờ có sự tự điều chỉnh này mà các HST tự nhiên giữ được sự ổn định mỗi khi
chịu tác động của nhân tố ngoại cảnh.
Câu 33: Mỗi người có một sức khỏe khác nhau trước tác động của môi trường là do sự
đáp ứng của cơ thể trước các tác động của môi trường phụ thuộc vào:
A. Tất cả các đặc trưng của cơ thể mang tính chất cá nhân.
B. Tuổi, giới tính, chủng tộc, điều kiện vật chất.
C. Chế độ dinh dưỡng, điều kiện vật chất, yếu tố di truyền, sự rèn luyện.
D. Yếu tố di truyền, sự rèn luyện, tuổi, giới tính, chủng tộc.
E. Sự rèn luyện, chủng tộc, di truyền, chế độ dinh dưỡng.
Câu 34: Khi môi trường thay đổi đột ngột hoặc vượt quá giới hạn thích nghi thì:
A. Có thể dẫn đến những hậu quả xấu, thậm chí tiêu diệt một vài giống loài sinh vật.
B. Cơ thể sống sẽ không thích ứng, giả thích ứng hoặc rối loạn thích ứng.
C. Cơ thể sống sẽ thay đổi đột ngột để thích nghi theo.
D. Cơ thể sống thích nghi nhanh theo làm cho quần thể sinh vật, quần xã sinh vật và
hệ sinh thái phát triển và tiến hóa nhanh hơn.
E. Sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chọn lọc tự nhiên, đào thải những sinh vật kém thích
nghi, giữ lại những cơ thể tốt.
Câu 35: "Một nhân tố sinh thái (NTST) có ảnh hưởng không giống nhau lên từng giai
đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau của cơ thể sống; các NTST có ảnh hưởng
khác nhau lên chức năng của cơ thể sống”. Đây là nội dung quy luật sinh thái nào?
A. Quy luật tác động không đồng đều của các NTST.
B. Quy luật tác động tổng hợp của các NTST.
C. Quy luật giới hạn sinh thái.
D. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.
E. Quy luật tối thiểu.
Câu 36: "Mỗi loài có một giới hạn đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái nhất định". Đây
là nội dung quy luật sinh thái nào?
A. Quy luật tác động không đồng đều của các NTST.
B. Quy luật tác động tổng hợp của các NTST.
C. Quy luật giới hạn sinh thái.
D. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.
E. Quy luật tối thiểu.
Câu 37: "Tất cả các nhân tố sinh thái đều gắn bó chặt chẽ với nhau thành tổ hợp sinh
thái. Tác động đồng thời của nhiều nhân tố tạo nên một tác động tổng hợp lên cơ thể
sinh vật". Đây là nội dung quy luật sinh thái nào?
A. Quy luật tác động không đồng đều của các NTST.
B. Quy luật tác động tổng hợp của các NTST.
C. Quy luật giới hạn sinh thái.
D. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.
E. Quy luật tối thiểu.
Câu 38: "Môi trường tác động thường xuyên lên cơ thể sinh vật làm chúng không
ngừng biến đổi, ngược lại sinh vật cũng tác động trở lại làm cải biến môi trường và có
thể làm thay đổi cả tính chất của một nhân tố sinh thái nào đó". Đây là nội dung quy
luật sinh thái nào?
A. Quy luật tác động không đồng đều của các NTST.
B. Quy luật tác động tổng hợp của các NTST.
C. Quy luật giới hạn sinh thái.
D. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.
E. Quy luật tối thiểu.
Câu 39: Dưới đây là các định hướng cơ bản cho MT lành mạnh, NGOẠI TRỪ:
A. Xã hội phải sạch. B. Bầu không khí trong sạch.
C. Có đủ nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt. D. Có đủ thực phẩm.
E. Thực phẩm phải an toàn.
Câu 40: Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de
Janeiro (Brasil) năm 1992 đã xác định "phát triển bền vững" là quá trình phát triển có
sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt:
A. Phát triển y tế - Phát triển giáo dục - Bảo vệ môi trường.
B. Phát triển kinh tế - Phát triển xã hội - Phát triển giáo dục.
C. Phát triển kinh tế - Phát triển giáo dục - Bảo vệ môi trường.
D. Phát triển kinh tế - Phát triển y tế - Bảo vệ môi trường.
E. Phát triển kinh tế - Phát triển xã hội - Bảo vệ môi trường.
Câu 41: “Công chúng có quyền đòi chính quyền với tư cách là tổ chức đại diện cho họ
phải có hành động ứng xử kịp thời các sự cố môi trường ở bất cứ đâu xảy ra, bất kể đã
có hoặc chưa có các điều
luật quy định về cách giải quyết các thiệt hại đó”. Đây là nguyên tắc phát triển bền vững
gì?
A. Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân.
B. Nguyên tắc phòng ngừa.
C. Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ.
D. Nguyên tắc bình đẳng trong cùng một thế hệ.
E. Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền.
Câu 42: “Nguyên tắc này đảm bảo được hai lý do kinh tế (biện pháp của nguyên tắc
này luôn có chi phí thấp hơn biện pháp khắc phục) và lý do xã hội (liên quan đến sức
khỏe và sự tồn tại an toàn của con người)”. Đây là nguyên tắc phát triển bền vững gì?
A. Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân.
B. Nguyên tắc phòng ngừa.
C. Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ.
D. Nguyên tắc bình đẳng trong cùng một thế hệ.
E. Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền.
Câu 43: “Nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững, yêu cầu rõ ràng rằng việc thỏa
mãn nhu cầu của thế hệ hiện nay không được làm phương hại đến các thế hệ tương lai
thỏa mãn nhu cầu của họ”. Đây là nguyên tắc phát triển bền vững gì?
A. Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân.
B. Nguyên tắc công bằng về quyền tồn tại của con người và sinh vật Trái Đất.
C. Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ.
D. Nguyên tắc bình đẳng trong cùng một thế hệ.
E. Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền.
Câu 44: “Con người trong cùng một thế hệ có quyền được hưởng một cách bình đẳng
trong việc khai thác các nguồn tài nguyên và bình đẳng trong việc chung hưởng một
môi trường trong sạch”. Đây là nguyên tắc phát triển bền vững gì?
A. Nguyên tắc người gây ÔN phải trả tiền, người sử dụng MT phải trả tiền.
B. Nguyên tắc công bằng về quyền tồn tại của con người và sinh vật Trái Đất.
C. Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ.
D. Nguyên tắc bình đẳng trong cùng một thế hệ.
E. Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền.
Câu 45: “Các sinh vật tự nhiên có quyền tồn tại như con người trong không gian Trái
Đất, cho dù nó có giá trị trực tiếp như thế nào đối với loài người; sự diệt vong của các
loài sinh vật sẽ làm mất
đi nguồn gen quý hiếm mà Trái Đất chỉ có thể tạo ra nó trong hàng triệu năm phát
triển”. Đây là nguyên tắc phát triển bền vững gì?
A. Nguyên tắc người gây ÔN phải trả tiền, người sử dụng MT phải trả tiền.
B. Nguyên tắc công bằng về quyền tồn tại của con người và sinh vật Trái Đất.
C. Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ.
D. Nguyên tắc bình đẳng trong cùng một thế hệ.
E. Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền.
Câu 46: “Các quyết định cần phải được soạn thảo bởi chính các cộng đồng bị tác
động hoặc bởi các tổ chức thay mặt họ hoặc gần gũi với họ; các quyết định quan trọng
cần ở mức địa phương hơn mà mức quốc gia, mức quốc gia hơn là mức quốc tế”. Đây
là nguyên tắc phát triển bền vững gì?
A. Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân.
B. Nguyên tắc công bằng về quyền tồn tại của con người và sinh vật Trái Đất.
C. Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ.
D. Nguyên tắc bình đẳng trong cùng một thế hệ.
E. Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền.
BÀI 2 - NƯỚC VÀ VỆ SINH NƯỚC

Câu 1: Yêu cầu về mặt chất lượng của nước ăn uống, sinh hoạt dưới đây KHÔNG
ĐÚNG là:
A. Có tính cảm quan tốt, phải trong, không màu, không mùi, không vị.
B. Có thành phần hóa học không độc hại cho cơ thể con người, không chứa các chất
độc, chất gây ung thư, chất phóng xạ,…
C. Không chứa các loại vi khuẩn, virus gây bệnh, các loại ký sinh trùng và các VSV
khác.
D. Có tính cảm quan tốt, có thành phần hóa học không độc hại đối với cơ thể, có thể
chứa một số loại VSV và ký sinh trùng theo quy định.
E. Có các chỉ tiêu về lý học, hóa học và vi sinh vật phải nằm trong tiêu chuẩn môi
trường cho phép của Bộ Y tế về nước uống và nước sinh hoạt.
Câu 2: Mỗi ngày đêm, lượng nước uống tối thiểu mỗi người cần là:
A. 1 lít B. 2 lít C. 3 lít D. 4 lít E. 5
lít
Câu 3: Tiêu chuẩn về nước sạch ở nông thôn đối với một người trong một ngày đêm
tối thiểu là:
A. 20 lít B. 40 lít C. 60 lít D. 80 lít E.
100 lít
Câu 4: Tiêu chuẩn về nước sạch ở thị trấn đối với một người trong một ngày đêm tối
thiểu là:
A. 20 lít B. 40 lít C. 60 lít D. 80 lít E.
100 lít Câu 5: Tiêu chuẩn về nước sạch ở thành phố và thị xã đối với một người trong
một ngày đêm tối thiểu là:
A. 20 lít B. 40 lít C. 60 lít D. 80 lít E.
100 lít Câu 6: Theo QCVN 01-1:2018/BYT thì hàm lượng Sắt tổng số tối đa cho phép
trong 1 lít nước ăn uống là:
A. 0,1 mg B. 0,3 mg C. 0,5 mg D. 0,7 mg E.
0,9 mg
Câu 7: Theo QCVN 02:2009/BYT thì hàm lượng Sắt tổng số tối đa cho phép trong 1
lít nước sinh hoạt là:
A. 0,1 mg B. 0,3 mg C. 0,5 mg D. 0,7 mg E.
0,9 mg
Câu 8: Theo QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT thì hàm lượng Amoni tối
đa cho phép trong 1 lít nước ăn uống và sinh hoạt là:
A. 0,1 mg B. 1 mg C. 3 mg D. 0,5 mg E. 5
mg
Theo QCVN 01-1:2018/BYT: 0,3 mg/L
Câu 9: Theo QCVN 01:2009/BYT thì hàm lượng Nitrit tối đa cho phép trong 1 lít
nước ăn uống là:
A. 0,1 mg B. 0,3 mg C. 1 mg D. 3 mg E.
1,5 mg
Theo QCVN 01-1:2018/BYT: 0,05 mg/L
Câu 10: Theo QCVN 01:2009/BYT thì hàm lượng Nitrat tối đa cho phép trong 1 lít
nước ăn uống là:
A. 30 mg B. 10 mg C. 50 mg D. 60 mg E. 5
mg
Theo QCVN 01-1:2018/BYT: 2 mg/L
Câu 11: Theo QCVN 01:2009/BYT thì hàm lượng Clorua tối đa cho phép trong 1 lít
nước ăn uống là:
A. 150 mg B. 200 mg C. 250 mg D. 300 mg E.
350 mg
Theo QCVN 01-1:2018/BYT: 250 or 300 mg/L
Câu 12: Theo QCVN 01:2009/BYT thì hàm lượng Clorua tối đa cho phép trong 1 lít
nước ăn uống ở vùng ven biển hải đảo là:
A. 150 mg B. 200 mg C. 250 mg D. 300 mg E.
350 mg
Theo QCVN 01-1:2018/BYT: 250 or 300 mg/L
Câu 13: Theo QCVN 02:2009/BYT thì hàm lượng Clorua tối đa cho phép trong 1 lít
nước sinh hoạt là:
A. 150 mg B. 200 mg C. 250 mg D. 300 mg E.
350 mg
Câu 14: Theo QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT thì hàm lượng Florua tối
đa cho phép trong 1 lít nước ăn uống và sinh hoạt là:
A. 0,3 mg B. 0,5 mg C. 0,7 mg D. 1,5mg E. 3
mg Câu 15: Theo QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT thì hàm lượng Asen
tối đa cho phép trong 1 lít nước ăn uống và sinh hoạt là:
A. 0,01 mg B. 0,03 mg C. 0,05 mg D. 0,3 mg E.
0,5 mg
Câu 16: Theo QCVN 02:2009/BYT thì hàm lượng Asen tối đa cho phép trong 1 lít
nước sinh hoạt đối với các hình thức cung cấp nước cá nhân và hộ gia đình là:
A. 0,01 mg B. 0,03 mg C. 0,05 mg D. 0,3 mg E.
0,5 mg
Câu 17: Theo QCVN 01:2009/BYT thì hàm lượng Chì tối đa cho phép trong 1 lít
nước ăn uống là: A. 0,01 mg B. 0,03 mg C. 0,05 mg D.
0,3 mg E. 0,1 mg
Câu 18: Theo QCVN 01:2009/BYT thì hàm lượng CaCO3 (độ cứng của nước) tối đa
cho phép trong 1 lít nước ăn uống là:
A. 150 mg B. 200 mg C. 250 mg D. 300 mg E.
350 mg
Câu 19: Theo QCVN 02:2009/BYT thì hàm lượng CaCO3 (độ cứng của nước) tối đa
cho phép trong 1 lít nước sinh hoạt là:
A. 150 mg B. 200 mg C. 250 mg D. 300 mg E.
350 mg
Theo QCVN 01-1:2018/BYT: 300 mg (cho cả nước ăn uống và sinh hoạt)
Câu 20: Theo QCVN 01:2009/BYT thì số lượng vi khuẩn tối đa cho phép của
Coliform tổng số, E.Coli và Coliform chịu nhiệt trong 100 mililít nước ăn uống là:
A. 0 vi khuẩn B. 20 vi khuẩn C. 50 vi
khuẩn
D. 100 vi khuẩn E. 150 vi khuẩn
Theo QCVN 01-1:2018/BYT:
Coliform: <3 CFU/100 ml
E. coli or Coliform chịu nhiệt: <1 CFU/100 ml
Câu 21: Theo QCVN 02:2009/BYT thì số lượng vi khuẩn tối đa cho phép của
Coliform tổng số
trong 100 mililít nước sinh hoạt là:
A. 0 vi khuẩn B. 20 vi khuẩn C. 50 vi
khuẩn
D. 100 vi khuẩn E. 150 vi khuẩn
Câu 22: Theo QCVN 02:2009/BYT thì số lượng vi khuẩn tối đa cho phép của
Coliform tổng số trong 100 mililít nước sinh hoạt đối với các hình thức khai thác nước
cá nhân, hộ gia đình là:
A. 0 vi khuẩn B. 20 vi khuẩn C. 50 vi
khuẩn
D. 100 vi khuẩn E. 150 vi khuẩn
Câu 23: Theo QCVN 02:2009/BYT thì số lượng vi khuẩn tối đa cho phép của E.Coli
và Coliform chịu nhiệt trong 100 mililít nước sinh hoạt là:
A. 0 vi khuẩn B. 20 vi khuẩn C. 50 vi
khuẩn
D. 100 vi khuẩn E. 150 vi khuẩn
Câu 24: Theo QCVN 02:2009/BYT thì số lượng vi khuẩn tối đa cho phép của E.Coli
và Coliform chịu nhiệt trong 100 mililít nước sinh hoạt đối với các hình thức khai thác
nước cá nhân, hộ gia đình là:
A. 0 vi khuẩn B. 20 vi khuẩn C. 50 vi
khuẩn
D. 100 vi khuẩn E. 150 vi khuẩn
Câu 25: Khi trong nước có chứa vi khuẩn yếm khí Clostridium Perfringens, có nghĩa
là nguồn nước đó:
A. Đã bị nhiễm phân từ lâu ngày. B. Mới bị nhiễm phân.
C. Đang có mặt các loại vi khuẩn gây bệnh. D. Không bị nhiễm phân người.
E. Có thể uống được sau khi lọc.
Câu 26: Khi trong nước có chứa vi khuẩn Escherichia Coli, có nghĩa là nguồn nước
đó:
A. Mới bị nhiễm phân người. B. Đã bị nhiễm phân người từ lâu ngày.
C. Đang có mặt các loại vi khuẩn gây bệnh. D. Có thể uống sau khi đun sôi.
E. Không bị nhiễm phân người.
Câu 27: Hành tinh của chúng ta diện tích khoảng 510 triệu km2, trong đó biển và đại
dương chiếm tỉ lệ khoảng:
A. 70,8%. B. 24,2%. C. 75,8%. D. 29,2%. E.
75%.
Câu 28: Tổng lượng nước trên Trái Đất chừng 1,45 tỷ km3. Trong đó, nước ngọt chỉ
chiếm khoảng 2,5%; trong 2,5% này thì lượng nước bị đóng băng chiếm tỉ lệ:
A. 1,7%. B. 1,5%. C. 1,9%. D. 2,1%. E.
0,8%.
Câu 29: Nguồn nước mà con người có thể sử dụng và khai thác dễ dàng, thuận lợi để
phục vụ cho
mọi hoạt động hàng ngày nhưng lại chiếm tỉ lệ khá nhỏ và hiện nay đã bị ô nhiễm
nhiều nơi là:
A. Nước sông, suối, hồ. B. Nước biển và đại dương.
C. Nước mưa. D. Nước ngầm.
E. Nước đầm.
Câu 30: Nguồn nước có trữ lượng lớn nhưng con người chưa đủ sức và khả năng sử
dụng dễ dàng để phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của mình là:
A. Nước biển và đại dương. B. Nước sông, suối, hồ, ao.
C. Nước mưa. D. Nước ngầm.
E. Nước đầm.
Câu 31: Nguồn nước có trữ lượng khá lớn nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn nước
này gặp khó khăn vì chất lượng nước thay đổi theo độ sâu là:
A. Nước ngầm. B. Nước sông, suối, hồ, ao. C. Nước mưa.
D. Nước biển và đại dương. E. Nước đầm.
Câu 32: Nguồn nước sạch nhưng lại bị nhiễm bẩn từ không khí ô nhiễm, cách thu
hứng, chứa đựng của con người có thể không đảm bảo vệ sinh là:
A. Nước mưa. B. Nước sông, suối, hồ, ao.
C. Nước biển và đại dương. D. Nước ngầm. E. Nước đầm.
Câu 33: Nguồn nước biển và đại dương có đặc điểm:
A. Có trữ lượng lớn nhưng con người chưa đủ sức và khả năng sử dụng dễ dàng để
phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của mình.
B. Có thể sử dụng và khai thác dễ dàng, thuận lợi để phục vụ cho mọi hoạt động
hàng ngày nhưng lại chiếm tỉ lệ khá nhỏ và hiện nay đã bị ô nhiễm nhiều nơi.
C. Có trữ lượng lớn nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn nước này gặp khó khăn
vì chất lượng nước thay đổi theo độ sâu.
D. Sạch nhưng lại bị nhiễm bẩn từ không khí ô nhiễm, cách thu hứng, chứa đựng của
con người không đảm bảo vệ sinh.
E. Dễ khai thác sử dụng nhưng chất lượng không ổn định.
Câu 34: Nguồn nước sông, ao, hồ, suối có đặc điểm:
A. Có thể sử dụng và khai thác dễ dàng, thuận lợi để phục vụ cho mọi hoạt động
hàng ngày nhưng lại chiếm tỉ lệ khá nhỏ và hiện nay đã bị ô nhiễm nhiều nơi.
B. Có trữ lượng lớn nhưng con người chưa đủ sức và khả năng sử dụng dễ dàng để
phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của mình.
C. Có trữ lượng lớn nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn nước này gặp khó khăn
vì chất lượng nước thay đổi theo độ sâu.
D. Sạch nhưng lại bị nhiễm bẩn từ không khí ô nhiễm, cách thu hứng, chứa đựng của
con người không đảm bảo vệ sinh.
E. Dễ khai thác sử dụng nhưng chất lượng không ổn định.
Câu 35: Nguồn nước ngầm có đặc điểm:
A. Có trữ lượng khá lớn nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn nước này gặp khó
khăn vì chất lượng nước thay đổi theo độ sâu.
B. Có thể sử dụng và khai thác dễ dàng, thuận lợi để phục vụ cho mọi hoạt động
hàng ngày nhưng lại chiếm tỉ lệ khá nhỏ và hiện nay đã bị ô nhiễm nhiều nơi.
C. Có trữ lượng lớn nhưng con người chưa đủ sức và khả năng sử dụng dễ dàng để
phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của mình.
D. Sạch nhưng lại bị nhiễm bẩn từ không khí ô nhiễm, cách thu hứng, chứa đựng của
con người không đảm bảo vệ sinh.
E. Dễ khai thác sử dụng nhưng chất lượng không ổn định.
Câu 36: Nguồn nước mưa có đặc điểm:
A. Sạch nhưng lại bị nhiễm bẩn từ không khí ô nhiễm, cách thu hứng, chứa đựng của
con người có thể không đảm bảo vệ sinh.
B. Có thể sử dụng và khai thác dễ dàng, thuận lợi để phục vụ cho mọi hoạt động
hàng ngày nhưng lại chiếm tỉ lệ khá nhỏ và hiện nay đã bị ô nhiễm nhiều nơi.
C. Có trữ lượng lớn nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn nước này gặp khó khăn
vì chất lượng nước thay đổi theo độ sâu.
D. Có trữ lượng lớn nhưng con người chưa đủ sức và khả năng sử dụng dễ dàng để
phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của mình.
E. Dễ khai thác sử dụng nhưng chất lượng không ổn định.
Câu 37: Hình thức cung cấp nước phổ biến ở các vùng nông thôn, miền núi Việt Nam,
đặc biệt là ở những vùng không có hoặc thiếu nước ngầm, nước ngầm có nhiề2u sắt,
chất lượng kém, nước lợ, vùng ven biển, hải đảo,… là:
A. Giếng cạnh chân đồi chân núi. B. Bể chứa lấy nước về từ khe núi.
C. Dùng máng lần. D. Giếng đào ven suối.
E. Công trình thu nước mưa.
Câu 38: Một công trình thu nước mưa có chất lượng tốt thường phải đạt các tiêu
chuẩn sau đây,
NGOẠI TRỪ:
A. Gồm mái hứng, máng hứng và bể chứa nước mưa.
B. Bể chứa có thể xây ngầm, nổi, hoặc nửa nổi, nửa chìm; vật liệu xây bể có thể là
gạch, bê tông hoặc đá.
C. Khi bể có dung tích lớn thì nên xây một ngăn để tiện cho việc sử dụng và thau rửa.
D. Thường xuyên quét sạch rác, bụi có trên mái hứng và máng thu nước.
E. Bể chứa nước phải có nắp đậy kín, có vòi để dễ lấy nước, định kỳ làm vệ sinh và
nên nuôi cá vàng để diệt bọ gậy.
Câu 39: “Thường dùng để lấy nước ngầm nông có chất lượng tốt, chiều sâu của giếng
từ phụ thuộc vào độ sâu của tầng chứa nước”. Đây là công trình thu nước ngầm nào?
A. Giếng khoan B. Giếng khơi C. Giếng hào lọc
D. Giếng đào ven suối. E. Giếng đào nông
Câu 40: “Thích hợp cho vùng ven biển và hải đảo, do gần biển nên nước ngầm và sông
ngòi dễ bị nhiễm mặn, chua, phèn. Do vậy, để tận dụng nước mưa thấm qua cát hoặc
đất pha cát tập trung thành một lớp nước nổi trên nước mặn, người ta thường dùng loại
giếng này”. Đây là loại giếng nào?
A. Giếng khoan B. Giếng khơi C. Giếng hào lọc
D. Giếng đào ven suối. E. Giếng đào nông
Câu 41: “Ở những vùng có cấu tạo địa chất không có mạch nước ngầm người ta phải
lấy nước bề mặt từ nước ao, đầm, hồ,… cho ngấm vào một giếng giả qua một hệ thống
hào lọc chứa cát, sỏi sạch,...”. Đây là công trình thu nước ngầm nào?
A. Giếng khoan B. Giếng khơi C. Giếng hào lọc
D. Giếng đào ven suối. E. Giếng đào nông
Câu 42: “Những vùng núi, ven núi, bán sơn địa,… có những điểm nước ngầm chảy
thành dòng ra bên ngoài. Chất lượng các nguồn nước này thường rất tốt, lưu lượng ổn
định, còn được gọi là giếng tiên”. Đây là công trình thu nước ngầm nào?
A. Giếng mạch lộ B. Giếng khơi C. Giếng hào lọc
D. Giếng đào ven suối. E. Giếng đào nông
Câu 43: “Loại giếng thường có độ sâu 15 - 30 m, đôi khi sâu tới vài trăm mét, dùng
máy bơm tay để lấy nước; nước từ giếng này thường có độ sắt cao hơn quy định nên
khi xây giếng thường phải đồng thời xây bể lọc sắt”. Đây là công trình thu nước ngầm
nào?
A. Giếng khơi B. Giếng khoan C. Giếng hào lọc
D. Giếng đào ven suối. E. Giếng đào nông
Câu 44: Bộ phận khác biệt giữa nhà máy nước khai thác nước ngầm sâu so với nhà
máy nước khai thác nước bề mặt và nhà máy nước ở vùng cao là:
A. Có đường dẫn dung dịch Clo để tiệt trùng.
B. Có hệ thống bể lắng, lọc.
C. Có bể chứa nước sạch.
D. Có giếng khoan và hệ thống giàn mưa để khử sắt.
E. Có hệ thống đường ống dẫn nước.
Câu 45: Bộ phận giếng khoan của nhà máy nước lấy nước ngầm sâu
thường có độ sâu: A. 60 - 80 m.B. 40 - 60 m. C. 20 - 40
m.
D. 80 - 100 m. E. 10 - 20 m.
Câu 46: Ở vùng ven biển và hải đảo, người ta thường đào giếng với độ sâu không quá:
A. 15 m B. 7 m C. 3 m
D. 10 m E. 1 m
Câu 47: Phát biểu nào dưới đây SAI khi nói về ô nhiễm môi trường nước?
A. Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi các thành phần của nước khác biệt với
trạng thái ban đầu khi chưa bị ô nhiễm, đó là sự biến đổi về lý tính, hóa tính và vi sinh
vật làm cho nước trở thành độc hại.
B. Theo nguồn gốc phát sinh, ô nhiễm nước được chia thành nhóm có nguồn gốc tự
nhiên và nhóm có nguồn gốc nhân tạo.
C. Theo tác nhân gây ô nhiễm, ô nhiễm nước được chia thành 4 nhóm, tác nhân vật
lý, tác nhân hóa học, tác nhân sinh học, ô nhiễm phóng xạ.
D. Trong thực tế không thể tách rời các loại ô nhiễm nước riêng biệt, bởi vì trong
một nguồn ô nhiễm có thể có nhiều tác nhân gây ô nhiễm và ngược lại.
E. Nguồn nhân tạo có thể do mưa, tuyết, nước băng tan, gió bão, lũ lụt, cháy rừng,
núi lửa,… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của SV,…
Câu 48: Yếu tố nào dưới đây KHÔNG PHẢI là tác nhân gây ô nhiễm nước?
A. Các chất hữu cơ không phân hủy. B. Các yếu tố hóa học.
C. Các yếu tố sinh học. D. Các yếu tố vật lý.
E. Các yếu tố phóng xạ.
Câu 49: Trong các nguồn gây ô nhiễm nước nhân tạo, nguồn nào thường gây ô nhiễm
môi trường nước nghiêm trọng nhất?
A. Giao thông đường thủy
B. Nông nghiệp và chăn nuôi
C. Sinh hoạt và khu đô thị
D. Ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí
E. Công nghiệp (?)
Câu 50: Yếu tố dưới đây KHÔNG trực tiếp gây ô nhiễm môi trường nước là:
A. Các chất thải bỏ trong sinh hoạt.
B. Các chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp.
C. Các chất thải từ các bệnh viện, trạm y tế, phòng khám chứa nhiều vi khuẩn và virus
gây bệnh.
D. Các chất khí được thải ra từ khu công nghiệp và hoạt động giao thông.(?)
E. Các chất thải trong nông nghiệp và chăn nuôi.
Câu 51: Hiện nay, trên thế giới tình trạng thiếu nước sạch nghiêm trọng nhất là ở:
A. Châu Á và châu Phi. B. Châu Á và châu Úc.
C. Châu Phi và châu Úc. D. Châu Phi và châu Mỹ.
E. Châu Á và châu Âu.
Câu 52: Dự đoán đến năm 2030, số người không có nước sạch để sinh hoạt sẽ đạt
mức:
A. 4 tỷ B. 2 tỷ C. 3 tỷ D. 5 tỷ E. 1 tỷ
Câu 53: Tỉ lệ người dân Việt Nam chưa tiếp cận với nước sạch để sinh hoạt là:
A. 10 % B. 15 % C. 20 % D. 25 % E. 30 %
Câu 54: Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - MT, trung bình mỗi năm Việt
Nam có số người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém là khoảng:
A. 5000 B. 6000 C. 9.000 D. 7000 E. 8000
Câu 55: Vấn đề cung cấp nước nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG ở Việt Nam hiện nay?
A. Khan hiếm nguồn nước đang trong tình trạng báo động.
B. Thiếu nước sạch đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.
C. Tình trạng hạn hán và nhiễm mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.
D. Tình trạng khô hạn, thiếu nước tại các tỉnh Nam Trung Bộ đang hết sức khắc
nghiệt.
E. Khu vực đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Sông Cửu Long, nguồn nước bị
ÔN asen chiếm khoảng 11% dân số đang sử dụng nguồn nước nhiễm chất này.
(21%)
Câu 56: Phát biểu nào dưới đây SAI?
A. Bệnh thương hàn, tả, viêm gan A dễ lây lan thành dịch khi nước ăn uống bị
nhiễm bẩn vi sinh vật.
B. Bệnh sán máng và bệnh giun Guinea xuất hiện do việc ăn uống những con ốc bị
nhiễm SV gây bệnh.
C. Các bệnh ngoài da, mắt hột, viêm màng kết và lỵ trực khuẩn do Shigella là do
thiếu nước trong tắm giặt, tạo điều kiện cho ký sinh trùng, virus, vi khuẩn, nấm mốc
gây bệnh phát triển.
D. Các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết Dengue, giun chỉ,… là các bệnh có liên quan đến
nước vì nước đóng vai trò là nơi đẻ trứng của các loài muỗi truyền bệnh..
E. Bệnh tím tái xuất hiện chủ yếu ở trẻ em là do các em có thể uống nguồn nước bị
thừa nitrat.
Câu 57: Bệnh tím tái ở trẻ em có thể là do nguồn nước uống bị:
A. Thiếu hoặc thừa Flo B. Thừa Asen C. Thừa Nitrat
D. Thừa Chì E. Thừa Đồng
Câu 58: Nếu con người uống nước bị nhiễm các chất độc hóa học (như As, Pb, Cu,…)
thì có nguy cơ:
A. Mắc bệnh tím tái B. Mắc các bệnh ung thư, nhiễm độc
C. Bị tật người lùn D. Mắc các bệnh về tim mạch
E. Bị bệnh về răng
Câu 59: Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ngoài da ở con người là do:
A. Thiếu nước trong tắm, giặt hoặc nguồn nước tắm, giặt bị nhiễm bẩn.
B. Tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.
C. Ô nhiễm môi trường biển.
D. Ô nhiễm môi trường đất.
E. Kí sinh trùng gây ra.
Câu 60: Một trong những nguyên nhân gây bệnh về răng ở người là do nguồn nước
uống thiếu hoặc thừa:
A. Kẽm B. Flour C. Calci D. Nitrat E.
Chì
Câu 61: Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, con người có thể có nguy cơ mắc một số
bệnh hoặc triệu chứng như:
A. Ung thư phổi, ung thư da, bệnh khí phế thủng, viêm mũi.
B. Viêm phế quản mạn tính, hen suyễn.
C. Tả, lỵ, thương hàn, viêm gan, bại liệt, giun sán, bệnh ngoài da và niêm mạc. (?)
D. Dị ứng trên da, ung thư da, nám da, đục thuỷ tinh thể, thậm chí tử vong.
E. Kích thích, ho, đâu đầu, buồn nôn, chóng mặt.
Câu 62: Nếu bạn sử dụng nguồn nước bị nhiễm các vi sinh vật để ăn uống thì bạn có
thể mắc các
bệnh:
A. Viêm não Nhật Bản B, giun chỉ, sốt rét, sốt xuất huyết.
B. Sán máng, giun Giunea.
C. Mắt hột, đau mắt đỏ, lở loét ngoài da.
D. Tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, giun sán, bại liệt.
E. Tím tái, ung thư gan, thận, bàng quan.
Câu 63: Khi tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm vi sinh vật thì chúng ta có thể mắc các
bệnh:
A. Sán máng và giun Guinea. B. Mắt hột, viêm màng kết và lỵ trực
khuẩn.
C. Thương hàn, tả, ỉa chảy, viêm gan A. D. Sốt rét, sốt xuất huyết, giun chỉ.
E. Tím tái và nhiễm độc.
Câu 64: Thiếu nước trong tắm giặt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ký sinh trùng,
virus, vi khuẩn và nấm mốc phát triển, chúng là nguyên nhân gây ra một số bệnh ở
người như:
A. Mắt hột, viêm màng kết và lỵ trực khuẩn.
B. Sán máng và giun Guinea. C. Thương hàn, tả, ỉa chảy, viêm gan A.
D. Sốt rét, sốt xuất huyết, giun chỉ. E. Tím tái và nhiễm độc.
Câu 65: Nguyên nhân gây ra các bệnh đường ruột ở người (như thương hàn, tả, ỉa
chảy, viêm gan A,...) có thể là do:
A. Ăn uống nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật.
B. Tiếp xúc với nước bị nhiễm các sinh vật gây bệnh.
C. Thiếu nước trong tắm giặt.
D. Thừa các vi yếu tố trong nước.
E. Thiếu các vi yếu tố trong nước.
Câu 66: Nguyên nhân gây ra bệnh sán máng và giun Guinea ở người có thể là do:
A. Tiếp xúc với nước bị nhiễm các sinh vật. B. Ăn uống nước bị nhiễm vi sinh vật.
C. Thiếu nước trong tắm giặt. D. Thừa các vi yếu tố trong nước.
E. Thiếu các vi yếu tố trong nước.
Câu 67: “Ung thư da, phổi, bàng quan, gan, thận,…; có thể làm thay đổi sắc tố da, làm
tăng chai cứng da; ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến tim mạch, bệnh tiểu đường, sinh
sản,…” có thể là hậu quả của việc phơi nhiễm với chất nào qua nước uống?
A. Chì B. Flour C. Đồng D. Nitrat E.
Asen Câu 68: “Có thể phá hủy nghiêm trọng đến não, thận, hệ thống thần kinh và tế
bào hồng cầu; kìm hãm sự phát triển trí tuệ và thể lực của trẻ” có thể là hậu quả của
việc phơi nhiễm với chất nào qua
nước uống?
A. Chì B. Flour C. Đồng D. Nitrat E.
Asen Câu 69: “Đau dạ dày - ruột, buồn nôn, tiêu chảy, co thắt dạ dày” có thể là hậu
quả của việc phơi nhiễm với chất nào qua nước uống?
A. Chì B. Flour C. Đồng D. Nitrat E.
Asen Câu 70: Trong quá trình xử lý nước ăn uống, sinh hoạt, con người đã làm giảm
nồng các muối calci và magie trong nước với mục đích:
A. Lọc nước B. Làm mất mùi vị C. Tiệt khuẩn
nước
D. Làm giảm độ cứng E. Khử sắt
Câu 71: Giai đoạn cuối cùng của quá trình xử lý nước ăn uống, sinh hoạt ở nhà máy
nước là:
A. Lọc nước B. Làm mất mùi vị
C. Tiệt khuẩn nước D. Làm giảm độ cứng của nước
E. Khử chất sắt trong nước
Câu 72: Cho nước chảy qua lớp than hoạt tính được xếp xen kẽ giữa các lớp cuội, cát
nhằm mục đích chủ yếu là khử:
A. Sắt có trong nước B. Mùi khó chịu của nước
C. Vi khuẩn có trong nước D. Độ cứng của nước
E. Các chất cặn có trong nước
Câu 73: Xây dựng các bể lọc 2, 3 ngăn có chứa các lớp cát, cuội, sỏi; cho nước vào bể
lọc, sau khi chảy qua hệ thống lọc, nước trong sẽ chảy sang bể chứa; làm thoáng nước
bằng cách khuấy nhiều lần. Đây là các bước để khử:
A. Sắt có trong nước. B. Mùi khó chịu của nước.
C. Vi khuẩn có trong nước. D. Độ cứng.
E. Độ đục của nước.
Câu 74: Trong các phương pháp tiệt khuẩn nước bằng hóa chất như clo, bạc, ozôn
hoặc sử dụng một số hợp chất của clo như nước Javel, chloramin B và chloramin T,
clorua vôi, viên pantocid thì phương pháp thông dụng nhất, đơn giản, ít tốn kém và có
kết quả chắc chắn là tiệt khuẩn bằng:
A. Clo. B. Nước Javel. C. Ozôn. D. Bạc. E. Viên
pantocid.
Câu 75: Đun sôi, sử dụng tia tử ngoại hoặc sử dụng ozôn, clo, một số hợp chất của
clo như nước javen, chloramin B, clorua vôi,… để xử lý nguồn nước. Đây là các biện
pháp làm sạch nguồn nước:
A. Bị nhiễm vi sinh vật. B. Có nhiều sắt.
C. Có mùi khó chịu. D. Có độ đục trung bình.
E. Có độ cứng cao.
Câu 76: Việc bắt buộc làm sạch nước thải trước khi tháo ra sông, hồ tùy thuộc vào các
vấn đề dưới đây, NGOẠI TRỪ:
A. Nguồn kinh phí đầu tư để mua máy móc thiết bị sản xuất.
B. Mức độ nhiễm bẩn của nước thải.
C. Mục đích của việc sử dụng nguồn nước.
D. Khả năng tự làm sạch của dòng sông.
E. Lượng nước thải được thải ra sông hồ.
Câu 77: Con người đã sử dụng một số động vật hai mảnh vỏ (vẹm xanh, hàu,
nghêu,…) để lọc các chất bẩn ở các ao hồ nuôi tôm, cá. Phương pháp này được gọi là
làm sạch:
A. Sinh học. B. Vật lý. C. Hóa học.
D. Sinh học và cơ học. E. Sinh học và vật lý.
Câu 78: Nhóm sinh vật làm nhiệm vụ lọc nước - chúng có thể hấp thu các kim loại
nặng (As, Pb, Hg,…) và các chất độc có trong nước - được con người biết đến nhiều
hiện nay là:
A. Cây rau ngổ và các động vật hai mảnh vỏ.
B. Các động vật hai mảnh vỏ. C. Các loài nghêu, sò.
D. Cây rau ngổ. E. Các loài hàu, vẹm xanh.
Câu 79: Bản thân mỗi sinh viên chúng ta có thể làm được gì để góp phần phòng ngừa
các bệnh lây lan qua nguồn nước sinh hoạt không sạch?
A. Xử lý tốt nước sinh hoạt trước khi sử dụng;
B. Thực hiện ăn chín uống sôi; không tiếp xúc với nước bị nhiễm bẩn; loại bỏ côn
trùng truyền bệnh.
C. Quan tâm việc giám sát chất lượng nước theo tiêu chuẩn vệ sinh.
D. Quản lý, giám sát, thanh tra việc thu gom và xử lý chất thải một cách hữu hiệu.
E. Thu gom, xử lý phân người và động vật hợp vệ sinh.
Bài 3: MT KHÔNG KHÍ VÀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Câu 1: Cấu trúc thẳng đứng của khí quyển gồm có:
A. 5 tầng. B. 4 tầng. C. 3 tầng. D. 6 tầng. E. 7 tầng.
Câu 2: Theo thứ tự từ thấp đến cao, các tầng khí quyển được xếp theo thứ tự nào sau
đây?
A. Đối lưu, Trung lưu, Bình lưu, Điện ly, Tầng ngoài.
B. Đối lưu, Bình lưu, Trung lưu, Điện ly, Tầng ngoài.
C. Bình lưu, Đối lưu, Trung lưu, Điện ly, Tầng ngoài.
D. Bình lưu, Trung lưu, Đối lưu, Điện ly, Tầng ngoài.
E. Trung lưu, Đối lưu, Bình lưu, Điện ly, Tầng ngoài.
Câu 3: Lớp khí ozon nằm chủ yếu ở tầng:
A. Đối lưu B. Bình lưu C. Trung lưu D. Điện ly E.
Ngoài
Câu 4: Trong thành phần của không khí KHÔNG CHỨA khí:
A. CO2 B. Ar C. SO2 D. H2 E.
N2
Câu 5: Khí nào dưới đây là chất ô nhiễm?
A. Argon B. Kripton C. Carbon monoxide D.
Metan E. Ozon
Câu 6: Lớp khí quyển ở sát mặt đất chiếm khoảng 3/4 khối lượng không khí của khí
quyển. Ranh giới trên khoảng 7 - 8 km ở 2 cực và 17 - 18 km ở vùng xích đạo. Đây là:
A. Tầng đối lưu. B. Tầng bình lưu. C. Tầng trung lưu.
D. Tầng nhiệt. E. Tầng ngoài.
Câu 7: Đặc điểm dưới đây KHÔNG PHẢI của tầng đối lưu là:
A. Nhiệt độ tăng theo độ cao đạt đến 0°C.
B. Tập trung nhiều nhất hơi nước, bụi và các hiện tượng thời tiết chính như mây,
mưa, tuyết, mưa đá, bão.
C. Thành phần không khí khá đồng nhất.
D. Áp suất và nhiệt độ giảm theo độ cao, đạt đến - 50°C.
E. Luôn có sự chuyển động đối lưu của không khí bị nung nóng từ mặt đất.
Câu 8: Đặc điểm của tầng bình lưu là:
A. Không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là
chính, rất ổn định; nhiệt độ tăng theo độ cao đạt đến 0°C.
B. Nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến - 75°C, phần đỉnh tầng có một ít hơi nước.
C. Nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2000°C hoặc hơn, ôxy và nitơ ở tầng này
ở trạng thái
ion.
D. Áp suất và nhiệt độ giảm theo độ cao, đạt đến - 50°C; thành phần không khí khá
đồng nhất.
E. Tập trung nhiều nhất hơi nước, bụi và các hiện tượng thời tiết chính như mây,
mưa, tuyết, mưa đá, bão.
Câu 9: Đặc điểm của tầng đối lưu là:
A. Áp suất và nhiệt độ giảm theo độ cao, đạt đến - 50°C; thành phần không khí khá
đồng nhất.
B. Nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến - 75°C, phần đỉnh tầng có một ít hơi nước.
C. Nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2000°C hoặc hơn, ôxy và nitơ ở tầng
này ở trạng thái ion.
D. Không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là
chính, rất ổn định; nhiệt độ tăng theo độ cao đạt đến 0°C.
E. Nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.500°C.
Câu 10: Đặc điểm của tầng điện ly là:
A. Nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2000°C hoặc hơn, ôxy và nitơ ở tầng
này ở trạng thái ion.
B. Nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến - 75°C, phần đỉnh tầng có một ít hơi nước.
C. Áp suất và nhiệt độ giảm theo độ cao, đạt đến - 50°C; thành phần không khí khá
đồng nhất.
D. Không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là
chính, rất ổn định; nhiệt độ tăng theo độ cao đạt đến 0°C.
E. Nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.500°C.
Câu 11: Đặc điểm của tầng trung lưu là:
A. Nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến - 75°C, phần đỉnh tầng có một ít hơi nước.
B. Áp suất và nhiệt độ giảm theo độ cao, đạt đến - 50°C; thành phần không khí khá
đồng nhất.
C. Nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2000°C hoặc hơn, ôxy và nitơ ở tầng
này ở trạng thái ion.
D. Không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là
chính, rất ổn định; nhiệt độ tăng theo độ cao đạt đến 0°C.
E. Nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.500°C, ôxy và nitơ ở tầng này ở trạng
thái ion.
Câu 12: Nằm ở độ cao từ 500 - 1000 km đến 10.000 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có
thể lên đến 2.500°C. Đây là đặc điểm của:
A. Tầng ngoài. B. Tầng trung lưu. C. Tầng điện ly.
D. Tầng bình lưu. E. Tầng đối lưu.
Câu 13: Sóng vô tuyến phát ra từ một nơi nào đó trên vùng bề mặt Trái Đất, muốn
truyền đến các nơi trên thế giới thì phải qua sự phản xạ của:
A. Tầng điện ly. B. Tầng trung lưu. C. Tầng bình lưu.
D. Tầng ngoài. E. Tầng đối lưu.
Câu 14: Nằm ở độ cao khoảng 50 km đến 80 - 85 km, nhiệt độ giảm theo độ cao đạt
đến -75°C. Phần đỉnh tầng có một ít hơi nước, thỉnh thoảng có một vài vệt mây bạc gọi
là mây da quang. Đây là:
A. Tầng trung lưu. B. Tầng bình lưu. C. Tầng điện ly.
D. Tầng ngoài. E. Tầng đối lưu.
Câu 15: Giới hạn trên độ cao khoảng 50 km, nhiệt độ tăng theo độ cao đạt đến 0°C. Ở
đây không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là
chính, rất ổn định. Đây là:
A. Tầng bình lưu. B. Tầng trung lưu. C. Tầng điện ly.
D. Tầng đối lưu. E. Tầng ngoài.
Câu 16: Đặc tính chủ yếu là áp suất và nhiệt độ giảm theo độ cao, đạt đến - 50°C;
thành phần không khí khá đồng nhất; là nơi tập trung nhiều nhất hơi nước, bụi và các
hiện tượng thời tiết chính như mây, mưa, tuyết, mưa đá, bão. Đây là:
A. Tầng đối lưu. B. Tầng trung lưu. C. Tầng điện ly.
D. Tầng bình lưu. E. Tầng ngoài.
Câu 17: Ô nhiễm không khí có nguồn gốc tự nhiên bao gồm các nguồn dưới đây,
NGOẠI TRỪ:
A. Quá trình đốt rừng làm rẫy, sự phân hủy các chất thải nông nghiệp.
B. Bão cát, tro khói.
C. Sự phát tán của phấn hoa.
D. Sự bốc hơi từ quá trình phân giải chất hữu cơ.
E. Núi lửa, cháy rừng.
Câu 18: Các khí thải như CxHy, SOx, COx, NOx, NH3, bụi,… chủ yếu được tạo ra từ:
A. Các nhà máy công nghiệp. B. Các phương tiện giao thông.
C. Các chất thải sinh hoạt. D. Các nguồn ô nhiễm tự nhiên.
E. Các chất thải nông nghiệp.
Câu 19: Chất khí gây ô nhiễm không khí chủ yếu được tạo ra do giao thông là:
A. CO. B. CO2. C. NOx. D. CxHy. E.
SOx.
Câu 20: Nguồn gây ô nhiễm không khí chính là:
A. Hoạt động giao thông và sản xuất công nghiệp.
B. Sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp.
C. Sản xuất công nghiệp và các nguồn trong nhà.
D. Các nguồn trong nhà và hoạt động giao thông.
E. Hoạt động giao thông và sản xuất nông nghiệp.
Câu 21: Quá trình đốt cháy không hoàn toàn các sản phẩm xăng (trong điều kiện thiếu
oxy), dầu sẽ sinh ra khí:
A. CO. B. CO2. C. NOx. D. CxHy. E.
SOx.
Câu 22: Quá trình đốt cháy hoàn toàn các sản phẩm xăng, dầu sẽ sinh ra khí:
A. CO2. B. CO. C. NOx. D. CxHy. E.
SOx.
Câu 23: Quá trình đốt cháy các sản phẩm xăng, dầu sẽ sinh ra các sản phẩm phụ là
các khí:
A. NOx, CxHy. B. NOx, CO. C. CO, CxHy.
D. CO2, CxHy. E. SOx, CO2.
Câu 24: Khi con người hít nhiều khí NO2 thì có thể mắc bệnh:
A. Khí phế thủng. B. Viêm phế quản mãn tính.
C. Hen suyễn. D. Viêm phổi. E. Ung thư phổi.
Câu 25: Khi con người hít nhiều khí SO2 và các chất hạt thì có thể mắc bệnh:
A. Hen suyễn. B. Viêm phế quản mãn tính.
C. Khí phế thủng. D. Viêm phổi. E. Ung thư phổi.
Câu 26: Khi con người tiếp xúc nhiều khí SO2 thì có thể mắc bệnh:
A. Viêm phế quản mãn tính. B. Hen suyễn. C. Khí phế thủng.
D. Viêm phổi. E. Ung thư phổi.
Câu 27: Khi con người bị nhiễm nặng các chất phóng xạ hoặc kim loại nặng do ở
trong vùng bị ô nhiễm hạt nhân thì có thể mắc bệnh:
A. Ung thư. B. Viêm phế quản mãn tính.
C. Khí phế thủng. D. Hen suyễn. E. Viêm phổi.
Câu 28: Các bệnh dị ứng trên da, ung thư da, đục thuỷ tinh thể, giảm khả năng miễn
nhiễm, hoặc gây chết cho người chủ yếu là do:
A. Thủng tầng ozon.
B. Nhiễm nặng các chất phóng xạ.
C. Hít nhiều khí nhiễm bụi các kim loại nặng.
D. Các chất hạt và SO2 gây ra.
E. Khí NO2 gây ra.
Câu 29: Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh khí phế thủng ở người là do:
A. Hít nhiều khí NO2. B. Hít nhiều các chất hạt và SO2.
C. Hít nhiều khí nhiễm bụi các kim loại nặng.
D. Tiếp xúc với nhiều khí SO2. E. Tiếp xúc với tia tử ngoại.
Câu 30: Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản mãn tính ở người
là do:
A. Tiếp xúc với nhiều khí SO2. B. Hít nhiều khí NO2.
C. Hít nhiều khí nhiễm bụi các kim loại nặng.
D. Hít nhiều các chất hạt và SO2. E. Tiếp xúc với tia tử ngoại.
Câu 31: Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn ở người là do:
A. Hít nhiều các chất hạt và SO2. B. Hít nhiều khí NO2.
C. Hít nhiều khí nhiễm bụi các kim loại nặng.
D. Tiếp xúc với nhiều khí SO2. E. Tiếp xúc với tia tử ngoại.
Câu 32: Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư ở người là do:
A. Hít nhiều khí nhiễm bụi các kim loại nặng.
B. Hít nhiều khí NO2. C. Hít nhiều các chất hạt và SO2.
D. Tiếp xúc với nhiều khí SO2. E. Tiếp xúc với khí CO.
Câu 33: Hậu quả nào dưới đây KHÔNG PHẢI là tác hại của ô nhiễm không khí lên
thời tiết khí hậu?
A. Làm thay đổi màu hay hóa đen hoặc dẫn đến ăn mòn vật liệu.
B. Gia tăng hiệu ứng nhà kính, gây sự bất ổn về thời tiết trong phạm vi toàn cầu.
C. Lỗ thủng tầng ozon ngày càng lớn, gây mưa acid.
D. Làm giảm cường độ ánh sáng, tăng nhiệt độ, làm Trái Đất nóng dần lên.
E. Gây ra sự thay đổi thời tiết thất thường, có thể giảm nhiệt độ trung bình hàng
năm ở vùng Bắc bán cầu.
Câu 34: Một trong những nguyên nhân làm cho nhiều công trình nhà cửa bị hủy hoại,
cây cối bị chết và diện tích rừng giảm nhanh chóng là do:
A. Mưa acid. B. Lỗ thủng tầng ozon.
C. Hiệu ứng nhà kính. D. Khói quang hóa. E. Mây Nâu châu Á.
Câu 35: Tác hại dưới đây KHÔNG PHẢI do lỗ thủng tầng ozon gây ra là:
A. Gây kích thích, ho, đau đầu và các bệnh đường hô hấp.
B. Làm lóa mắt, đục thủy tinh thể, ung thư mắt.
C. Làm gia tăng các khối u ác tính.
D. Làm da cháy nắng, lão hóa da, ung thư da.
E. Làm gia tăng lượng ôzon ở tầng đối lưu.
Câu 36: Hiện tượng khói quang hoá có thể đem lại tác hại:
A. Gây kích thích, ho, đau đầu và các bệnh đường hô hấp ở người.
B. Làm cho nhiều công trình nhà cửa bị hủy hoại, cây cối bị chết và diện tích rừng
giảm nhanh chóng.
C. Làm tăng quá trình chuyển hoá, từ đó gây ra nhiều bệnh tật ở người.
D. Làm da cháy nắng, lão hóa da, ung thư da, loá mắt, đục thuỷ tinh thể.
E. Làm tan băng ở vùng cực gây nhấn chìm các quốc gia trũng thấp.
Câu 37: Tầng ôzôn bị thủng có thể gây tác hại:
A. Làm da cháy nắng, lão hóa da, ung thư da, loá mắt, đục thuỷ tinh thể.
B. Làm cho nhiều công trình nhà cửa bị hủy hoại, cây cối bị chết và diện tích rừng
giảm nhanh chóng.
C. Làm tăng quá trình chuyển hoá, từ đó gây ra nhiều bệnh tật ở người.
D. Gây kích thích, ho, đau đầu và các bệnh đường hô hấp ở người.
E. Làm tan băng ở vùng cực gây nhấn chìm các quốc gia trũng thấp.
Câu 38: Mưa acid có thể gây tác hại:
A. Làm cho nhiều công trình nhà cửa bị hủy hoại, cây cối bị chết và diện tích rừng
giảm nhanh chóng.
B. Gây kích thích, ho, đau đầu và các bệnh đường hô hấp ở người.
C. Làm tăng quá trình chuyển hoá, từ đó gây ra nhiều bệnh tật ở người.
D. Làm da cháy nắng, lão hóa da, ung thư da, loá mắt, đục thuỷ tinh thể.
E. Làm tan băng ở vùng cực gây nhấn chìm các quốc gia trũng thấp.
Câu 39: Hiệu ứng nhà kính có thể gây ra tác hại:
A. Làm tăng quá trình chuyển hoá, từ đó gây ra nhiều bệnh tật ở người.
B. Làm cho nhiều công trình nhà cửa bị hủy hoại, cây cối bị chết và diện tích rừng
giảm nhanh chóng.
C. Gây kích thích, ho, đau đầu và các bệnh đường hô hấp ở người.
D. Làm da cháy nắng, lão hóa da, ung thư da, loá mắt, đục thuỷ tinh thể.
E. Tiêu hủy các sinh vật phù du trong tầng có ánh sáng của biển và hủy các vi khuẩn
cố định nitơ.
Câu 40: Tác hại nào sau đây KHÔNG PHẢI do mưa acid gây ra?
A. Tạo điều kiện cho nạn cháy rừng và hạn hán dễ xảy ra hơn.
B. Làm thay đổi màu hay hóa đen, hoặc dẫn đến ăn mòn vật liệu; làm mất tính co giãn
của nguyên
vật liệu, giảm chất lượng.
C. Làm phân huỷ đá thành dạng dễ hoà tan và dễ bị rửa trôi.
D. Làm tăng độ acid của đất, hủy diệt rừng, mùa màng, gây nguy hiểm đối với sinh
vật trên Trái Đất.
E. Làm tăng khả năng hòa tan của một số kim loại nặng, gây ô nhiễm hóa học.
Câu 41: Tác hại nào sau đây KHÔNG PHẢI do hiệu ứng nhà kính gây ra?
A. Làm tiêu hủy các sinh vật phù du trong tầng có ánh sáng của biển; ảnh hưởng đến
mùa màng.
B. Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho
các máy phát điện và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
C. Làm tan lớp băng ở hai cực, do vậy mực nước biển sẽ tăng lên, dễ gây ra lũ lụt
đối với các quốc gia có bờ biển thấp, có thể dẫn đến nạn đại hùng thủy.
D. Làm tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng.
E. Vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm
mực nước sông.
Câu 42: Hiệu ứng nhà kính gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, hậu quả được nhắc đến
nhiều nhất trên đài báo hiện nay là:
A. Gây biến đổi khí hậu và làm băng tan liên tục ở vùng cực có thể nhấn chìm nhiều
quốc gia trũng thấp trong vài thập niên đến.
B. Gây cháy rừng, hạn hạn nhiều nơi.
C. Làm tăng nhu cầu làm lạnh, giảm nhu cầu làm nóng và vận chuyển đường thủy
khó khăn.
D. Làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học và hóa học, gây nên sự mất cân bằng
về lượng và chất trong cơ thể sống, gây ra nhiều loại bệnh tật ở người và sinh vật.
E. Gây ô nhiễm nguồn nước do lũ lụt.
Câu 43: Tác hại chung nhất của hiệu ứng nhà kính là:
A. Làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
B. Làm tan băng ở hai cực, do vậy mực nước biển sẽ tăng lên, dễ gây ra lũ lụt đối
với các quốc gia có bờ biển thấp.
C. Làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học và hóa học, gây nên sự mất cân bằng
về lượng và chất trong cơ thể sống, gây ra nhiều loại bệnh tật ở người và sinh vật.
D. Dễ xảy ra cháy rừng, hạn hán; làm tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm
nóng.
E. Vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm
mực nước sông.
Câu 44: Tác hại dưới đây KHÔNG PHẢI do mưa acid gây ra là:
A. Làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học và hóa học, gây nên sự mất cân bằng
về lượng và chất trong cơ thể sống, gây ra nhiều loại bệnh tật ở người và sinh vật.
B. Làm hư hỏng nhà cửa, cầu cống và các công trình lộ thiên cũng như công trình
ngầm.
C. Làm tăng độ acid của đất, hủy diệt rừng, mùa màng, gây nguy hiểm đối với sinh
vật trên Trái Đất.
D. Làm tăng khả năng hòa tan của một số kim loại nặng, gây ô nhiễm hóa học, gây
nhiễm độc cho con người thông qua chuỗi thực phẩm.
E. Làm mất tính co giãn của nguyên vật liệu, làm phân hủy đá thành dạng dễ rửa trôi
và dễ hòa tan.
Câu 45: Nguyên nhân chính làm cho tầng ozôn bị thủng là do trong không khí xuất
hiện nhiều khí:
A. CFC. B. CO2. C. SO2. D. CH4. E.
NO2. Câu 46: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính là do trong
không khí xuất hiện nhiều khí:
A. CO2. B. CFC. C. SO2. D. CH4. E.
NO2. Câu 47: Các khí nào dưới đây khi được sinh ra trong khí quyển sẽ tương tác với
ánh sáng mặt trời làm ôzôn tích tụ lại và sinh ra một số sản phẩm thứ cấp khác như
formaldehyd, aldehyd, PAN gây ra khói quang hóa?
A. CxHy và NOx. B. CxHy và SOx. C. COx và NOx.
D. COx và SOx. E. CFC và CO2.
Câu 48: Hiện tượng Mây Nâu châu Á gây ra điều đáng lo ngại nhất là:
A. Sự ảnh hưởng có tính toàn cầu, lớp khí này có thể di chuyển nửa vòng Trái Đất
trong khoảng 1 tuần.
B. Làm lạnh đất và nước trên Trái Đất nhưng lại làm nóng lên bầu khí quyển.
C. Gây nên sự thay đổi khí hậu trong khu vực như mưa nhiều, lũ lụt.
D. Ngăn cản ánh sáng Mặt trời chiếu xuống Trái Đất khoảng từ 10 - 15%.
E. Gây kích thích, ho, đau đầu và các bệnh về đường hô hấp.
Câu 49: Sự nghịch đảo nhiệt thường xảy ra ở những vùng thung lũng vào ban đêm và
thường kéo dài nhiều ngày vào:
A. Mùa đông. B. Mùa hè. C. Mùa thu.
D. Mùa xuân. E. Cuối hè đầu thu.
Câu 50: Biện pháp nào dưới đây KHÔNG ĐƯỢC dùng để hạn chế ô nhiễm không
khí, góp phần
chống biến đổi khí hậu?
A. Khi sơn nhà nên phun sơn thay cho lăn và quét.
B. Khuyến khích người Việt dùng hàng Việt.
C. Dùng bếp ga thay thế bếp than hay bếp dầu; tiết kiệm điện, nước.
D. Tiết kiệm giấy, tái chế bao ni lông, vỏ chai nhựa.
E. Trồng nhiều cây xanh.
Câu 51: Biện pháp nào sau đây là biện pháp giảm nhẹ nhằm ứng phó với biến đổi khí
hậu?
A. Làm nhà có giếng trời
B. Xây dựng hệ thống cống, kênh thoát nước kiên cố
C. Làm nhà nổi, vườn nổi
D. Dạy bơi cho trẻ
E. Nâng cấp cơ sở hạ tầng
Câu 52: Biện pháp nào sau đây là biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu?
A. Khuyến khích người Việt dùng hàng Việt B. Trồng cây xanh
C. Nâng cấp cơ sở hạ tầng D. Tiết kiệm điện
E. Làm nhà có giếng trời
Câu 53: Biện pháp làm giảm tác nhân gây ô nhiễm không khí nào sau đây KHÔNG
ĐÚNG?
A. Chính phủ cần ban hành các luật qui định về quản lý và kiểm soát môi trường,
thực hiện luật bảo vệ môi trường, quản lý và kiểm soát những nguồn và các tác nhân
gây ô nhiễm. (?)
B. Thay thế các trang thiết bị - phương tiện kỹ thuật cũ bằng trang thiết bị - phương
tiện kỹ thuật hiện đại, dây chuyền khép kín, xử lý tốt các chất thải, khí thải trước khi
thải ra MT
C. Chuyển các động cơ, lò đốt bằng nhiên liệu than đá, xăng dầu sang sử dụng năng
lượng mặt trời, năng lượng thủy điện,…
D. Phải có biện pháp quản lý chặt chẽ phòng chống cháy rừng, chống đốt phá rừng,
hạn chế đốt rơm rạ,…
E. Các động cơ, phương tiện giao thông cần cải tiến sử dụng điện năng hay thiết kế
bộ phận đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu, sử dụng các nhiên liệu cao cấp ít độc
chất.
Câu 54: Biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí nào sau đây KHÔNG ĐÚNG?
A. Nhà nước cần có những quy định, biện pháp hành chính nghiêm khắc để ngăn
cấm, xử lí triệt để những cá nhân, đơn vị, cơ sở sản xuất, nhà máy cố tình gây ô nhiễm
môi trường.
B. Giảm ô nhiễm của bụi, hơi và khí bằng các phương pháp: sử dụng buồng lắng
bụi, ly tâm bằng xyclon, lọc tay áo, lọc tĩnh điện,…
C. Trồng nhiều cây xanh cũng có tác dụng che nắng, hấp thụ bớt bức xạ mặt trời, hút
- ngăn chặn và giữ bụi, hấp thụ CO2, lọc sạch không khí, có thể che chắn làm giảm bớt
tiếng ồn.
D. Diện tích đất để trồng cây xanh phải gấp 2 lần diện tích đất của con người. (4 lần)
E. Ban hành rộng rãi các qui định về nồng độ giới hạn cho phép của các chất gây ô
nhiễm môi trường để kiểm soát tốt các chất gây ô nhiễm môi trường không khí.
BÀI 4 - NHÀ Ở VÀ SỨC KHỎE

Câu 1: Nhiệm vụ nào dưới đây KHÔNG PHẢI là nhiệm vụ chính của nhà ở?
A. Là nơi xử lý và hoàn thành công việc khi chưa hoàn thành ở cơ quan.
B. Bảo vệ cơ thể khỏi bị tác dụng của những yếu tố khí hậu xấu.
C. Là nơi nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe.
D. Là nơi tập trung cuộc sống gia đình.
E. Là nơi có thể thực hiện thuận lợi các hoạt động vệ sinh cá nhân.
Câu 2: Dưới đây là các yêu cầu vệ sinh của một nhà ở, NGOẠI TRỪ?
A. Thông thoáng, có không khí trong sạch.
B. Tạo điều kiện vi khí hậu tốt, chiếu sáng đầy đủ.
C. Đảm bảo yên tĩnh.
D. Thỏa mãn những yêu cầu sinh hoạt hàng ngày.
E. Phải có không gian riêng tư giữa các thành viên trong gia đình.
Câu 3: Yêu cầu vệ sinh nhà ở dưới đây KHÔNG ĐÚNG là:
A. Có hướng Nam hoặc Tây - Nam.hy
B. Thông thoáng, có không khí trong sạch.
C. Tạo điều kiện vi khí hậu tốt, chiếu sáng đầy đủ.
D. Thỏa mãn những yêu cầu sinh hoạt hàng ngày.
E. Đảm bảo yên tĩnh
Câu 4: Nguồn gây ra ô nhiễm không khí trong nhà là:
A. Hoạt động nấu nướng, dùng lò sưởi và hút thuốc lá, in và photo tài liệu.
B. Hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp xen kẽ trong nội thành hoặc
ở ven nội thành.
C. Hoạt động xây dựng đô thị đặc biệt là ô nhiễm bụi, dùng lò sưởi, nấu nướng.
D. Hoạt động giao thông vận tải gây ra rất nhiều ô nhiễm như khói bụi, khí, tiếng ồn,
in và photo tài liệu.
E. Các hơi độc từ thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất tẩy rửa, thảm trải nhà.
Câu 5: Ô nhiễm không khí trong nhà KHÔNG GÂY RA những vấn đề về sức khỏe
như:
A. Tăng huyết áp và bị các bệnh về tim mạch.
B. Tình trạng buồn ngủ, uể oải, thẩn thờ.
C. Có thể tử vong (do CO).
D. Đau đầu; kích thích mắt, mũi, họng.
E. Tình trạng hôn mê, ngủ lịm, mệt mỏi thần kinh.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về Hội chứng bệnh nhà kín
(SBS)?
A. Hiện nay, SBS thật sự đã nổi cộm và đang được quan tâm như các loại bệnh nghề
nghiệp gây ra trong sản xuất công nghiệp.
B. SBS liên quan đến thời gian ở trong tòa nhà mà không xác định được cụ thể bệnh
hoặc nguyên nhân gây bệnh.
C. Phần lớn các triệu chứng của SBS mất đi hoặc giảm nhẹ khi rời khỏi ngôi nhà.
D. SBS là khái niệm chỉ những người sống hoặc làm việc trong những ngôi nhà kín
chịu những ảnh hưởng cấp tính đến sức khỏe.
E. Nguyên nhân gây ra SBS chủ yếu là do ô nhiễm không khí trong nhà, do các yếu
tố cá nhân như tiền sử bệnh tật, thói quen hút thuốc lá và các yếu tố xã hội khác.
Câu 7: Nguyên nhân chính gây ra Hội chứng bệnh nhà kín (SBS) là do:
A. Ô nhiễm không khí trong nhà. B. Căng thẳng nghề nghiệp.
C. Quan hệ đồng nghiệp. D. Thói quen hút thuốc lá.
E. Tiền sử bệnh tật.
Câu 8: Triệu chứng nào sau đây KHÔNG PHẢI là của Hội chứng bệnh nhà kín?
A. Suy nhược, chóng mặt, say, sưng tấy mắt, co giật, ngạt, viêm phổi.
B. Tức ngực, thở rít; hen, thở dốc; khô, ngứa da; phát ban.
C. Kích thích hoặc khô mắt, mũi, họng; ngứa mắt, chảy nước mắt, ngạt mũi; ho, hắt
hơi, chảy máu cam; giọng nói khàn hoặc biến đổi.
D. Mệt mỏi, khó tập trung, buồn ngủ; đau đầu; choáng váng, chóng mặt, buồn nôn.
E. Thay đổi vị giác; cảm giác mùi khó chịu.
Câu 9: Biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí trong nhà nào dưới đây KHÔNG
ĐÚNG?
A. Sử dụng chất tẩy rửa và diệt côn trùng nằm trong danh mục cho phép, sử dụng
các dung dịch này vào những thời điểm có nhiều người nhất và tăng cường hoạt động
của hệ thống thông gió trong quá trình sử dụng.
B. Vệ sinh hàng ngày bàn ghế, thảm trải sàn, trước hoặc sau giờ làm việc; định kỳ
vệ sinh hệ thống điều hòa không khí.
C. Tăng cường thông gió, giảm nhiệt độ và độ ẩm trong phòng; bố trí hệ thống
thông gió hút tại khu vực dành riêng để hút thuốc lá, nhà vệ sinh, bếp.
D. Sắp xếp hợp lý các trang thiết bị văn phòng, các loại máy photocopy, máy in, lò vi
sóng nên bố
trí vào những khu vực riêng có tổ chức thông gió.
E. Hạn chế sử dụng và tháo dỡ vật liệu xây dựng cách âm, cách nhiệt có chứa amiăng.
Câu 10: Hướng nhà ở nước ta tốt nhất là:
A. Nam hoặc Đông - Nam. B. Đông hoặc Đông - Nam.
C. Nam hoặc Đông - Bắc. D. Bắc hoặc Đông - Bắc.
E. Nam hoặc Tây - Nam.
Câu 11: Ở nước ta, khi quét vôi tường nhà nên chọn màu:
A. Nâu, xanh đậm hoặc vàng nhạt. B. Trắng, xanh ve hoặc vàng đậm.
C. Trắng, xanh ve hoặc vàng nhạt. D. Nâu, xanh đậm hoặc vàng đậm.
E. Trắng, xanh đậm hoặc vàng nhạt.
Câu 12: Khi xây nhà ở nước ta, biện pháp chống nóng nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG?
A. Mức nền nhà nên nâng cao hơn sân và các bề mặt xung quanh sân.
B. Tạo ra các bóng mát bằng cách trồng cây gần nhà, làm giàn cây hoặc treo mành
cho hướng Đông, hướng Tây của tường nhà.
C. Tường, mái, nền nhà làm bằng những vật liệu có tính cách nhiệt cao.
D. Nhà mái đúc bằng một tầng, thì phải xây thấp và áp dụng biện pháp chống nóng.
E. Làm cửa sổ rộng hướng Nam và Đông - Nam, bờ trên cửa sổ càng gần trần càng
tránh được các lớp không khí tù đọng.
Câu 13: “Sưởi ấm, phơi nắng, làm thoáng khí” là biện pháp chống ẩm đối với nguyên
nhân ẩm ướt do:
A. Xâm nhiễm B. Mao dẫn C. Đất thổ cư
D. Ngưng kết E. Nguyên thủy
Câu 14: “Tu sửa chỗ hỏng, làm mái chùm tường” là biện pháp chống ẩm đối với
nguyên nhân ẩm ướt do:
A. Xâm nhiễm B. Mao dẫn C. Đất thổ cư
D. Ngưng kết E. Nguyên thủy
Câu 15: “Làm khô đất, thoát nước, dùng vật liệu cách thủy để làm móng” là biện pháp
chống ẩm đối với nguyên nhân ẩm ướt do:
A. Xâm nhiễm B. Vật liệu C. Đất thổ cư
D. Ngưng kết E. Nguyên thủy
Câu 16: Biện pháp nào dưới đây được dùng để làm thoáng khí gián đoạn?
A. Nhờ hệ thống ống thông hơi B. Chủ động tạo ra các lỗ hổng ở trên
cao
C. Chủ động tạo ra cửa thông gió ở trên cao D. Khe cửa ra vào hoặc cửa sổ
E. Mở cửa ra vào và cửa sổ
Câu 17: Hệ số thoáng khí S được đánh giá là “tốt” khi S đạt giá trị bằng:
A. 0 B. 1 C. 2 - 3 D. 4 - 5 E. 6
-7
Câu 18: Hệ số thoáng khí S được đánh giá là “rất thoáng” khi S đạt giá trị bằng:
A. 0 B. 1 C. 2 - 3 D. 4 - 5 E. 6
-7
Câu 19: Hệ số thoáng khí S được đánh giá là “có nguy cơ gió lùa, nguy hiểm cho sức
khỏe” khi S đạt giá trị bằng:
A. 0 B. 1 C. 2 - 3 D. 4 - 5 E. 6
-7
Câu 20: Hệ số thoáng khí S được đánh giá là “không có sự trao đổi, gây ô nhiễm
không khí trong nhà” khi S đạt giá trị bằng:
A. 0 B. 1 C. 2 - 3 D. 4 - 5 E. 6
-7
Câu 21: Đối với các nhà cao tầng ở thành phố, để đảm bảo tầng trệt vẫn được hưởng
ánh sáng thiên nhiên thì người ta quy định khoảng cách r giữa hai nhà cao tầng hoặc bề
rộng của đường phố so với chiều cao h của nhà cao nhất là:
A. r < 2h. B. r > 2h. C. h > r . D. r = 2h. E. h > 2r
2
Câu 22: Một ngôi trường X có hai khu nhà A và B. Độ cao của khu nhà A là 26 m và
của khu nhà B là 32 m. Để tất cả các tầng của hai khu nhà đều có thể nhận được sự
chiếu sáng tự nhiên thì khoảng cách r giữa hai khu nhà cần phải:
A. r < 52 m. B. r > 52 m. C. r < 64
m.
D. r > 64 m. E. r = 64 m
Câu 23: Tiêu chuẩn về hệ số ánh sáng thông thường của một phòng ở là:
A. 1/8 - 1/6 B. 1/10 - 1/8 C. 1/6 - 1/4
D. 1/5 - 1/4 E. 1/4 - 1/2
Câu 24: Một phòng ở có tổng diện tích nền nhà là 48 m2 và có một cửa sổ với diện tích
là 8 m2. Hỏi phòng ở này có đạt tiêu chuẩn về hệ số ánh sáng tự nhiên hay không?
A. Đạt B. Không
Câu 25: Nếu một phòng ở có tổng diện tích nền nhà là 48 m2 thì phải có tổng diện tích
các cửa sổ tối thiểu là bao nhiêu để đảm bảo được sự chiếu sáng thiên nhiên?
A. 2 - 4 m2 B. 6 - 8 m2 C. 4 - 6 m2
D. 8 - 10 m2 E. 3 - 5 m2
Câu 26: Tiêu chuẩn vệ sinh của nguồn sáng nhân tạo nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG?
A. Đủ ánh sáng B. Ánh sáng phải đều.
C. Không làm nhiễm bẩn không khí. D. Không làm tăng nhiệt độ phòng.
E. Giá thành rẻ
Câu 27: Khi xây nhà, biện pháp dùng để tránh và làm giảm tiếng động dưới đây
KHÔNG ĐÚNG là:
A. Tường giữa các phòng phải dày bằng hai viên gạch.
B. Sàn ngăn cách các tầng phải có một khoảng trống.
C. Vật liệu xây dựng nên dùng vật liệu đặc.
D. Cửa ra vào và cửa sổ nên đóng thật sát và kín.
E. Quy định thời gian yên lặng lúc buổi trưa, tối và đêm.
Câu 28: Theo QCVN 26:2010/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì giới hạn
tối đa cho phép về tiếng ồn đối với các khu vực thông thường từ 6 đến 21 giờ là:
A. 55 dBA B. 45 dBA C. 70 dBA D. 80 dBA E.
65 dBA Câu 29: Theo QCVN 26:2010/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì
giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn đối với các khu vực thông thường từ 21 đến 6 giờ
là:
A. 55 dBA B. 45 dBA C. 70 dBA D. 80 dBA E.
65 dBA Câu 30: Theo QCVN 26:2010/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì
giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn đối với các khu vực đặc biệt từ 6 đến 21 giờ là:
A. 55 dBA B. 45 dBA C. 70 dBA D. 80 dBA E.
65 dBA Câu 31: Theo QCVN 26:2010/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì
giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn đối với các khu vực đặc biệt từ 21 đến 6 giờ là:
A. 55 dBA B. 45 dBA C. 70 dBA D. 80 dBA E.
65 dBA
BÀI 5 - KIỂM SOÁT VECTƠ TRUYỀN BỆNH
Câu 1: Véc-tơ truyền bệnh là:
A. Bất kỳ loài sinh vật nào có khả năng truyền mầm bệnh hoặc tác nhân gây bệnh tới
khối cảm thụ.
B. Bất kỳ loài thực vật nào có khả năng truyền mầm bệnh hoặc tác nhân gây bệnh
tới cơ thể cảm thụ.
C. Bất kỳ loài động vật nào có khả năng truyền mầm bệnh hoặc tác nhân gây bệnh
tới khối cảm thụ.
D. Bất kỳ loài nấm, virus, vi khuẩn nào có khả năng truyền mầm bệnh hoặc tác nhân
gây bệnh tới cơ thể cảm thụ.
E. Bất kỳ loài kí sinh trùng nào có khả năng truyền mầm bệnh hoặc tác nhân gây
bệnh tới cơ thể cảm thụ.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây SAI?
A. Các loài ruồi, gián là các véc-tơ truyền bệnh sinh học, chúng truyền các bệnh như
tả, lỵ, thương hàn, ỉa chảy, mắt hột, các bệnh giun sán.
B. Truyền bệnh sinh học là sự truyền bệnh trong đó tác nhân gây bệnh nhân lên, phát
triển về số lượng ở trong cơ thể vật chủ trung gian trước khi chúng có thể truyền tác
nhân gây bệnh vào vật chủ.
C. Các loài muỗi và bọ chét là các véc-tơ truyền bệnh sinh học, chúng truyền các
bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản B, giun chỉ, dịch hạch,…
D. Truyền bệnh cơ học là sự truyền bệnh trong đó côn trùng trung gian mang mầm
bệnh tới khối cảm nhiễm mà không có sự nhân lên của tác nhân gây bệnh trong vật chủ
trung gian.
E. Các loài ruồi, gián là các véc-tơ truyền bệnh cơ học, chúng truyền các bệnh như
tả, lỵ, thương hàn, ỉa chảy, mắt hột, các bệnh giun sán.
Câu 3: Truyền bệnh cơ học là sự truyền bệnh trong đó tác nhân gây bệnh nhân lên và
phát triển về số lượng ở trong cơ thể vật chủ trung gian.
A. Đúng B. Sai
Câu 4: Ruồi và gián là các véc-tơ truyền bệnh sinh học, có thể truyền các bệnh lỵ, ỉa
chảy, tả, thương hàn,…
A. Đúng B. Sai
Câu 5: Các loài muỗi hoạt động vào ban ngày thường gây bệnh:
A. Sốt xuất huyết. B. Sốt rét. C. Viêm não Nhật
Bản.
D. Giun chỉ. E. Phù chân voi.
Câu 6: Những nơi tối, mát, ẩm trong nhà hoặc khu vực xung quanh nhà ở là nơi sống
của:
A. Muỗi. B. Ruồi. C. Gián. D. Chuột. E. Bọ
chét.
Câu 7: Con giòi là ấu trùng của loài:
A. Ruồi. B. Muỗi. C. Gián. D. Bọ chét. E.
Chuột. Câu 8: Chỉ hoạt động trong ánh sáng; thích đậu ở các dây hẹp, các cạnh, mép
sẫm màu; có xu hướng đậu trên các dây căng theo phương thẳng đứng. Đây là những
đặc điểm của loài:
A. Ruồi. B. Muỗi. C. Gián. D. Chuột. E.
Bọ chét.
Câu 9: Giấy, vôi quét tường, tóc, lông thú vật, sợi thô, kẹp sách, máu, đờm khô và
tươi là thức ăn của:
A. Gián. B. Ruồi. C. Muỗi. D. Chuột.
E.Bọ chét. Câu 10: Vòng đời của loài nào sau đây gồm 3 giai đoạn “trứng - ấu trùng -
con trưởng thành”?
A. Gián. B. Ruồi. C. Muỗi. D. Chuột. E. Bọ
chét.
Câu 11: Tác hại dưới đây KHÔNG PHẢI do loài gián gây ra cho con người là:
A. Truyền bệnh dịch hạch.
B. Gây khó chịu cho con người.
C. Mang mầm bệnh cơ học và có thể truyền các bệnh đường tiêu hóa như lỵ, ỉa chảy,
thương hàn, tả, các bệnh giun sán, ngoài da.
D. Mang trứng, ký sinh trùng, virus gây bệnh viêm tủy xám, viêm gan, phong.
E. Làm bẩn môi trường ở trong gia đình.
Câu 12: Tác hại do các loài ruồi và gián thường gây ra cho con người là:
A. Mang mầm bệnh cơ học và có thể truyền các bệnh đường tiêu hóa như lỵ, ỉa chảy,
thương hàn, tả, các bệnh giun sán, ngoài da.
B. Mang trứng, ký sinh trùng, virus gây bệnh viêm tủy xám, viêm gan, phong.
C. Truyền các bệnh viêm não Nhật Bản, giun chỉ.
D. Đốt hút máu người vào mọi thời gian trong ngày và đêm, chui rúc trong áo quần
gây ngứa cho con người.
E. Phá hại mùa màng, dễ gây tai nạn cho con người.
Câu 13: Tác hại mà các loài bọ chét thường gây ra cho con người là:
A. Truyền bệnh dịch hạch.
B. Truyền các bệnh viêm não Nhật Bản, giun chỉ
C. Truyền các bệnh sốt xuất huyết, sốt rét
D. Mang trứng, ký sinh trùng, virus gây bệnh viêm tủy xám, viêm gan, phong.
E. Phá hại mùa màng, dễ gây tai nạn cho con người.
Câu 14: Yếu tố nào sau đây KHÔNG PHẢI là yếu tố chính của bệnh lây qua véc-tơ
truyền?
A. Ổ chứa. B. Véc-tơ truyền bệnh. C. Tác nhân gây
bệnh.
D. Cơ thể cảm thụ. E. Vật chủ.
Câu 15: Theo lý thuyết, muốn khống chế được bệnh truyền nhiễm lây qua véc-tơ
truyền thì:
A. Chỉ cần tiêu diệt các loài véc-tơ truyền bệnh hoặc chế thuốc diệt tác nhân gây
bệnh hoặc phòng ngừa bệnh cho cơ thể vật chủ.
B. Chỉ cần tiêu diệt các loài véc-tơ truyền bệnh hoặc chế thuốc diệt tác nhân gây
bệnh.
C. Phải vừa tiêu diệt các loài véc-tơ truyền bệnh, vừa chế thuốc diệt tác nhân gây
bệnh và vừa phòng ngừa bệnh cho cơ thể vật chủ.
D. Chỉ cần phòng ngừa bệnh cho cơ thể vật chủ như tiêm vắcxin, rèn luyện thể thao,
ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc.
E. Chỉ cần tiêu diệt các loài véc-tơ truyền bệnh.
Câu 16: Trên thực tế, muốn khống chế được bệnh truyền nhiễm lây qua véc-tơ truyền
thì:
A. Phải vừa tiêu diệt các loài véc-tơ truyền bệnh, vừa chế thuốc diệt tác nhân gây
bệnh và vừa phòng ngừa bệnh cho cơ thể vật chủ.
B. Chỉ cần tiêu diệt các loài véc-tơ truyền bệnh hoặc chế thuốc diệt tác nhân gây
bệnh.
C. Chỉ cần tiêu diệt các loài véc-tơ truyền bệnh hoặc chế thuốc diệt tác nhân gây
bệnh hoặc phòng ngừa bệnh cho cơ thể vật chủ.
D. Chỉ cần phòng ngừa bệnh cho cơ thể vật chủ như tiêm vắcxin, rèn luyện thể thao,
ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc.
E. Chỉ cần tiêu diệt các loài véc-tơ truyền bệnh.
Câu 17: Trên thực tế, muốn khống chế được bệnh lây qua véc-tơ truyền thì:
A. chỉ cần tác động vào 1 trong 3 yếu tố chính của bệnh truyền nhiễm.
B. chỉ cần tác động vào 2 trong 4 yếu tố chính của bệnh truyền nhiễm.
C. phải tác động vào cả 3 yếu tố chính của bệnh truyền nhiễm.
D. phải tác động vào cả 4 yếu tố chính của bệnh truyền nhiễm.
E. chỉ cần tác động vào 2 trong 3 yếu tố chính của bệnh truyền nhiễm.
Câu 18: Véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết là:
A. Muỗi thuộc chi Aedes. B. Virus Dengue.
C. Muỗi thuộc chi Culex. D. Muỗi thuộc chi Anopheles.
E. Bọ chét.
Câu 19: Véc-tơ truyền bệnh dịch hạch chủ yếu ở Việt Nam là:
A. Bọ chét Xenopsylla cheopis. B. Sóc đất.
C. Chuột. D. Trực khuẩn Yersinia pestis.
E. Chó, mèo.
Câu 20: Véc-tơ truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở Việt Nam chủ yếu là muỗi:
A. Culex taetrinyorhyncus. B. Aedes albopictus.
C. Aedes aegypti. D. Anopheles minimus.
E. Anopheles stephensi.
Câu 21: Véc-tơ truyền bệnh sốt rét chủ yếu là muỗi:
A. Anopheles cái. B. Anopheles đực.
C. Anopheles minimus. D. Anopheles dirus.
E. Anopheles dirus.
Câu 22: Véc-tơ truyền bệnh phù chân voi chủ yếu là:
A. Muỗi thuộc chi Culex. B. Giun chỉ.
C. Muỗi thuộc chi Aedes. D. Muỗi thuộc chi Anopheles.
E. Trực khuẩn Yersinia pestis.
Câu 23: Các loài muỗi thuộc chi Aedes là véc-tơ chủ yếu truyền bệnh:
A. Sốt xuất huyết. B. Sốt rét.
C. Viêm não Nhật Bản. D. Phù chân voi. E. Dịch hạch.
Câu 24: Bọ chét là véc-tơ truyền bệnh:
A. Dịch hạch. B. Sốt xuất huyết. C. Viêm não Nhật Bản.
D. Phù chân voi. E. Sốt rét.
Câu 25: Loài muỗi Culex taetrinyorhyncus chủ yếu truyền bệnh:
A. Viêm não Nhật Bản. B. Dịch hạch. C. Sốt rét.
D. Phù chân voi. E. Sốt xuất huyết.
Câu 26: Các loài muỗi Anopheles thường truyền bệnh:
A. Sốt rét. B. Sốt xuất huyết. C. Viêm não Nhật
Bản.
D. Phù chân voi. E. Dịch hạch.
Câu 27: Tác nhân gây bệnh sốt rét là:
A. Plasmodium. B. Virus Dengue. C. Arbovirus.
D. Muỗi thuộc chi Anopheles. E. Giun chỉ.
Câu 28: Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là:
A. Virus Dengue. B. Plasmodium.
C. Trực khuẩn Yersinia pestis. D. Muỗi thuộc chi Aedes. E. Arbovirus.
Câu 29: Tác nhân gây bệnh viêm não Nhật Bản B là:
A. Arbovirus. B. Trực khuẩn Yersinia pestis.
C. Plasmodium. D. Muỗi Culex. E. Giun chỉ.
Câu 30: Tác nhân gây bệnh dịch hạch là:
A. Trực khuẩn Yersinia pestis. B. Plasmodium.
C. Arbovirus. D. Giun chỉ. E. Bọ chét.
Câu 31: Tác nhân gây bệnh phù chân voi là:
A. Giun chỉ. B. Trực khuẩn Yersinia pestis.
C. Arbovirus. D. Plasmodium. E. Muỗi Culex.
Câu 32: Plasmodium là tác nhân gây bệnh:
A. Sốt rét. B. Sốt xuất huyết. C. Viêm não Nhật
Bản.
D. Phù chân voi. E. Dịch hạch.
Câu 33: Arbovirus là tác nhân gây bệnh:
A. Viêm não Nhật Bản. B. Dịch hạch. C. Sốt xuất huyết.
D. Phù chân voi. E. Sốt rét.
Câu 34: Trực khuẩn Yersinia pestis là tác nhân gây bệnh:
A. Dịch hạch. B. Sốt xuất huyết. C. Viêm não Nhật
Bản.
D. Phù chân voi. E. Sốt rét.
Câu 35: Virus Dengue là tác nhân gây bệnh:
A. Sốt xuất huyết. B. Sốt rét. C. Viêm não Nhật
Bản.
D. Phù chân voi. E. Dịch hạch.
Câu 36: Giun chỉ là tác nhân gây bệnh:
A. Phù chân voi. B. Dịch hạch. C. Sốt rét.
D. Sốt xuất huyết. E. Viêm não Nhật Bản.
Câu 37: Ổ chứa bệnh dịch hạch chủ yếu là:
A. Các loài gặm nhấm hoang dại. B. Chuột. C. Sóc đất.
D. Bọ chét. E. Chó, mèo.
Câu 38: Ngứa và viêm dị ứng, phù khu trú, sau đó một quần đỏ được tạo thành là
những triệu chứng của bệnh:
A. Vết cắn. B. Giun chỉ. C. Sốt
vàng.
D. Sốt do chuột cắn. E. Sốt xuất huyết.
Câu 39: Sốt, đau đầu, phát ban, viêm mạch và hạch bạch huyết là các triệu chứng của
bệnh:
A. Phù chân voi. B. Dịch hạch.
C. Viêm não Nhật Bản. D. Sốt xuất huyết. E. Sốt rét.
Câu 40: Rét run, sốt, đau đầu và các chi là các triệu chứng của bệnh:
A. Sốt rét. B. Sốt xuất huyết.
C. Viêm não Nhật Bản. D. Phù chân voi. E. Dịch
hạch. Câu 41: Sốt, đau đầu, đau nhiều tại các chi và khớp gây ra biến chứng xuất
huyết. Đây là những triệu chứng của bệnh:
A. Sốt xuất huyết. B. Sốt rét.
C. Viêm não Nhật Bản. D. Phù chân voi. E. Dịch
hạch. Câu 42: Ho, sốt, mất ngủ, quấy khóc, có thể gây co giật, hôn mê, liệt,... là những
biểu hiện của bệnh:
A. Viêm não Nhật Bản. B. Sốt rét. C. Sốt xuất
huyết.
D. Dịch hạch. E. Phù chân voi.
Câu 43: Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết là:
A. Sốt, đau đầu, đau nhiều tại các chi và khớp gây ra biến chứng xuất huyết.
B. Rét run, sốt, đau đầu và các chi.
C. Đau đầu, sốt, buồn nôn, sau đó co giật, hôn mê gây ra biến chứng xuất huyết.
D. Sốt, đau đầu, phát ban, viêm mạch và hạch bạch huyết.
E. Ngứa và viêm dị ứng, phù khu trú, sau đó một quần đỏ được tạo thành.
Câu 44: Các triệu chứng của bệnh sốt rét là:
A. Sốt, đau đầu và các chi, rét run.
B. Sốt, đau đầu, đau nhiều tại các chi và khớp; có thể bị biến chứng xuất huyết.
C. Đau đầu, sốt, buồn nôn sau đó co giật, hôn mê.
D. Sốt, đau đầu, phát ban, viêm hạch và mạch bạch huyết.
E. Ngứa và viêm dị ứng, phù khu trú, sau đó một quần đỏ được tạo thành.
Câu 45: Các triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản là:
A. Ho, sốt, mất ngủ, quấy khóc, có thể gây co giật, hôn mê, liệt.
B. Sốt, đau đầu, đau nhiều tại các chi và khớp; có thể bị biến chứng xuất huyết.
C. Sốt, đau đầu và các chi, rét run.
D. Sốt, đau đầu, phát ban, viêm hạch và mạch bạch huyết.
E. Ngứa và viêm dị ứng, phù khu trú, sau đó một quần đỏ được tạo thành.
Câu 46: Các triệu chứng của bệnh phù chân voi là:
A. Sốt, đau đầu, phát ban, viêm hạch và mạch bạch huyết.
B. Sốt, đau đầu, đau nhiều tại các chi và khớp; có thể bị biến chứng xuất huyết.
C. Sốt, đau đầu và các chi, rét run.
D. Ho, sốt, mất ngủ, quấy khóc, có thể gây co giật, hôn mê, liệt.
E. Ngứa và viêm dị ứng, phù khu trú, sau đó một quần đỏ được tạo thành.
Câu 47: Bệnh dịch hạch KHÔNG CÓ thể lâm sàng nào dưới đây ?
A. Thể lá lách. B. Thể hạch. C. Thể phổi.
D. Thể nhiễm trùng máu. E. Thể hạch và thế phổi.
Câu 48: Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm não Nhật Bản B là:
A. Khởi phát bệnh từ gồm các triệu chứng không đặc hiệu như ho, sốt, mất ngủ,
quấy khóc; đến thời kỳ toàn phát gồm các hội chứng thần kinh, tinh thần phong phú và
hội chứng nhiễm trùng, có thể gây co giật, hôn mê, liệt,… thậm chí tử vong.
B. Gây sốt rét lưu hành, sốt rét ác tính và biến chứng, có thể tử vong, đặc biệt là ở
phụ nữ và trẻ em.
C. Gây thành dịch lớn, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
D. Ở mức độ cá thể, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây tử vong.
E. Ở mức độ quần thể, có thể gây nên 1 dịch lớn trên 1 diện rộng.
Câu 49: Thời kỳ ủ bệnh của bệnh sốt xuất huyết thông thường từ:
A. 5 - 7 ngày. B. 7 - 30 ngày. C. 7 - 10 ngày.
D. 1 - 7 ngày. E. 2 tuần.
Câu 50: Thời kỳ ủ bệnh của bệnh sốt rét thông thường từ:
A. 7 - 30 ngày. B. 5 - 7 ngày. C. 7 - 10 ngày.
D. 1 - 7 ngày. E. 2 tuần.
Câu 51: Thời kỳ toàn phát của bệnh viêm não Nhật Bản thông thường từ:
A. 7 - 10 ngày. B. 7 - 30 ngày. C. 5 - 7 ngày.
D. 1 - 7 ngày. E. 2 tuần.
Câu 52: Thời kỳ ủ bệnh của bệnh viêm não Nhật Bản trung bình khoảng:
A. 7 ngày. B. 5 - 7 ngày. C. 7 - 10 ngày.
D. 1 - 7 ngày. E. 2 tuần.
Câu 53: Thời kỳ ủ bệnh của bệnh dịch hạch thông thường từ:
A. 1 - 7 ngày. B. 7 - 30 ngày. C. 7 - 10 ngày.
D. 5 - 7 ngày. E. 2 tuần.
Câu 54: Để tiêu diệt các véc-tơ truyền bệnh, người ta dùng vỉ đập ruồi, muỗi, tay đập
muỗi, bẫy chuột, keo dính chuột, giấy dính ruồi, xông khói bắt chuột,… Đây là các
biện pháp:
A. Cơ học, lý học. B. Cơ học. C. Hóa học.
D. Sinh học. E. Lý học.
Câu 55: Thả cá vào bể chứa nước và ao hồ để diệt ấu trùng muỗi; nuôi mèo, rắn, cú để
bắt chuột. Biện pháp này gọi là:
A. Sử dụng các loài thiên địch. B. Biện pháp sinh học.
C. Biện pháp hóa học. D. Biện pháp cơ học.
E. Biện pháp lý học.
Câu 56: Biện pháp diệt các loài véc-tơ truyền bệnh dưới đây KHÔNG PHẢI biện
pháp hoá học là:
A. Dùng keo dính chuột, giấy dính ruồi; xông khói bắt chuột,…
B. Dùng hương xua muỗi, ống xịt côn trùng.
C. Dùng hơi độc hoặc mồi độc để diệt chuột.
D. Phun hóa chất diệt ruồi, muỗi, gián,…
E. Dùng bả chuột, nằm màn tẩm hóa chất,…
Câu 57: Biện pháp giữ gìn vệ sinh cá nhân và khu vực xung quanh nhà ở dưới đây
KHÔNG ĐÚNG là:
A. Giữ cơ thể thường xuyên sạch sẽ, giữ vệ sinh ăn uống, rửa tay sau khi ăn và trước
khi đi ngoài.
B. Thức ăn phải luôn có lớp bảo vệ, loại bỏ thức ăn thừa; thường xuyên dọn nhà cửa
sạch sẽ như đổ rác, giặt chăn màn, thảm lót chân,…
C. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh; ngủ trong màn cả ban đêm và ban ngày, dùng lưới
chống muỗi.
D. Thay nước thường xuyên trong các chum, vại, bể chứa nước dự trữ.
E. Phá bỏ nơi trú ẩn và nơi sinh sản của các loại véc-tơ truyền bệnh.
BÀI 6 - VỆ SINH BỆNH VIỆN - TRẠM Y TẾ

Câu 1: Điều kiện vệ sinh tối ưu của bệnh viện trước tiên cần thiết cho:
A. Quá trình điều trị và rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe của bệnh nhân; ngăn
chặn các bệnh nhiễm khuẩn, lây chéo do bệnh viện,...
B. Việc đảm bảo các điều kiện sức khỏe lao động của tất cả các nhân viên y tế.
C. Việc tạo điều kiện để có thể triển khai được thành công các thành tựu khoa học
mới nhất trong y khoa.
D. Việc giúp bệnh viện trở thành nhà trường giáo dục sức khỏe, các thói quen vệ
sinh cho các bệnh nhân đã qua điều trị tại bệnh viện.
E. Quá trình điều trị và rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe của bệnh nhân; ngăn
chặn các bệnh nhiễm khuẩn, đảm bảo sức khỏe lao động của tất cả các nhân viên y tế
Câu 2: Khi chọn vị trí để xây bệnh viện, cách chọn nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG?
A. Các bệnh viện lây, lao, tâm thần phải cách xa khu nhà ở ít nhất 500 mét. (1000 m)
B. Không được ở cuối chiều gió so với khu công nghiệp.
C. Không kề cận với vị trí nhiều tiếng ồn.
D. Nằm trong thành phố, nơi cao ráo, yên tĩnh, sạch sẽ.
E. Nằm trong thành phố, nơi cao ráo, sạch sẽ.
Câu 3: Khi xây bệnh viện, bộ phận phải được tách biệt và phải có cổng sau riêng biệt
là:
A. Khoa giải phẫu bệnh với nhà xác. B. Bộ phận quản trị - dịch vụ.
C. Khu điều trị nội trú. D. Phòng khám đa khoa.
E. Khu điều trị, phòng khám
Câu 4: Khi xây bệnh viện, khu đất tốt nhất phải dành cho:
A. Khu điều trị nội trú.
B. Bộ phận quản trị - dịch vụ.
C. Khoa giải phẫu bệnh với nhà xác.
D. Bộ phận tiếp đón.
E. Bộ phận quản lý bệnh viện, khu cán bộ
Câu 5: Khi xây dựng bệnh viện, để tính ra diện tích khu đất cần thiết cho một bệnh viện,
người ta lấy mức:
A. 100 - 150 m2/giường B. 50 - 100 m2/giường C. 10 - 30 m2/giường
D. 30 - 50 m2/giường E. 150 - 200 m2/giường
Câu 6: Khi bố trí mặt bằng trong bệnh viện thì diện tích cây xanh vườn hoa chiếm khoảng:
A. 20 - 30% B. 30 - 40% C. 40 - 50%
D. 50 - 60% E. 60 - 70%
Câu 7: Trong tổng diện tích xây dựng các khối công trình của bệnh viện thì tổng diện tích
các khu hành chính, phòng khám; khu điều trị bệnh nhân và khu hậu cần quản trị chiếm
khoảng:
A. 50% B. 60% C. 70% D. 80% E. 90%
Câu 8: Trong tổng diện tích xây dựng các khối công trình của bệnh viện thì tổng diện tích
các khu giải phẫu bệnh, nhà xác, nhà vệ sinh, thu gom xử lý rác chiếm khoảng:
A. 10% B. 20% C. 30% D. 40% E. 50%
Câu 9: Yêu cầu vệ sinh giữa các khu bệnh viện nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG?
A. Khoảng cách giữa khu điều trị bệnh nhân, khu phòng khám bệnh tới khu hậu cần,
quản trị phải xa ít nhất phải xa 20 m.
B. Khoảng cách giữa khoa lây tới các khu không có bệnh nhân lây phải xa ít nhất 30 m.
C. Khoảng cách từ các buồng bệnh đến nhà dân phải xa ít nhất 30 m.
D. Khoảng cách giữa các tòa nhà cao tầng của bệnh viện phải gấp tối đa 2 lần chiều cao
của tòa nhà cao nhất.
E. Bao quanh toàn bộ bệnh viện cần có khu cách ly với bên ngoài với bề rộng 5 - 15 m
để hạn chế bớt bụi, tiếng ồn, hơi khí độc từ bên ngoài.
Câu 10: Yêu cầu vệ sinh giữa các khu bệnh viện nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG?
A. Khu hậu cần, quản trị cần có lối đi riêng để tránh ảnh hưởng tới hoạt động khám chữa
bệnh của bệnh viện.
B. Khoảng cách giữa khoa lây tới các khu không có bệnh nhân lây phải xa tối đa 30 m.
C. Khoảng cách từ các buồng bệnh đến nhà dân phải xa ít nhất 30 m.
D. Khoảng cách giữa các tòa nhà cao tầng của bệnh viện phải gấp ít nhất 2 lần chiều cao
của tòa nhà cao nhất.
E. Nhà xác, khu giải phẫu bệnh, nhà tang lễ cần bố trí ở khu vực kín đáo nhất trong
bệnh viện, có đường đi riêng ra ngoài, không đi qua cổng chung của bệnh viện.
Câu 11: Khoảng cách giữa khoa lây tới các khu không có bệnh nhân lây phải xa ít nhất:
A. 10 m. B. 30 m. C. 20 m. D. 40 m. E. 50 m.
Câu 10: Khoảng cách giữa khu điều trị bệnh nhân, khu phòng khám bệnh tới khu hậu cần,
quản trị phải xa ít nhất:
A. 10 m. B. 30 m. C. 20 m. D. 40 m. E. 50 m.
Câu 12: Mỗi phòng trong bệnh viện có chiều sâu:
A. không quá 6 m. B. tối thiểu 6 m. C. không quá 8 m.
D. tối thiểu 8 m E. không quá 10 m.
Câu 13: Chiều rộng lối đi lại giữa các phòng trong bệnh viện thường là:
A. 1,2 m. B. 2 m. C. 1,1 m. D. 2,2 m. E.
3,2 m.
Câu 14: Trong bệnh viện, chiều cao trần nhà của các phòng khám chữa bệnh và phòng
bệnh nhân tốt nhất là:
A. 4,2 m. B. 3,0 m. C. 3,9 m. D. 3,2 m. E.
3,5 m.
Câu 15: Trong bệnh viện, để có ánh sáng tự nhiên tốt, hệ số chiếu sáng tối thiểu
cho phòng mổ, phòng thay băng, phòng sản là:
A. 1/2 B. 1/4 C. 1/5 D. 1/6 E.
1/7
Câu 16: Trong bệnh viện, để có ánh sáng tự nhiên tốt, hệ số chiếu sáng tối thiểu cho
phòng bác sĩ, phòng điều trị, phòng chẩn đoán là:
A. 1/2 B. 1/4 C. 1/5 D. 1/6 E.
1/7
Câu 16: Trong bệnh viện, để có ánh sáng tự nhiên tốt, hệ số chiếu sáng tối thiểu
cho phòng xét nghiệm, phòng dược là:
A. 1/2 B. 1/4 C. 1/5 D. 1/6 E.
1/7
Câu 16: Trong bệnh viện, để có ánh sáng tự nhiên tốt, hệ số chiếu sáng tối thiểu cho
phòng bệnh nhân là:
A. 1/2 B. 1/4 C. 1/5 D. 1/6 E.
1/7
Câu 17: Trong bệnh viện, mức diện tích sàn nhà trung bình cho mỗi giường bệnh là:
A. 2 - 4 m2 B. 3 - 6 m2 C. 6 - 9 m2 D. 9 - 12 m2 E. 4 -
6 m2
Câu 18: Trong bệnh viện, số giường bệnh mà mỗi phòng bệnh nên có là:
A. 1 - 3 giường B. 3 - 5 giường C. 6 - 10 giường
D. 8 - 12 giường E. 1 - 6 giường
Câu 19: Trong bệnh viện, đối với phòng bệnh nhân trẻ em có chiếu sáng tự nhiên
từ 2 bên thì số giường bệnh mà mỗi phòng bệnh nên có là:
A. 12 - 15 giường B. 3 - 5 giường C. 6 - 10 giường
D. 8 - 12 giường E. 1 - 6 giường
Câu 20: Trong buồng bệnh, để tránh lây bệnh bằng nước bọt, các giường bệnh cần kê
cách xa nhau: A. 0,9 - 1 m B. 0,3 - 0,6 m C. 0,6 - 0,9 m
D. 1,0 - 1,2 m E. 0,7 - 0,9 m
Câu 25: Trong bệnh viện, mỗi khu điều trị bệnh nhân cần có ít nhất bao nhiêu phòng
riêng biệt dành cho bệnh nhân rất nặng hoặc nghi mắc bệnh lây?
A. 1 phòng B. 2 phòng C. 3 phòng
D. 4 phòng E. 0 phòng
Câu 26: Yêu cầu vệ sinh nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG trong bệnh viện?
A. Trong một bệnh viện hoặc một khoa điều trị độc lập cần phải có đủ 3 nhóm nhà
hoặc phòng để phục vụ người bệnh là nhóm nhà điều trị, nhóm nhà vệ sinh, nhóm nhà
phục vụ sinh hoạt.
B. Khu nhà ăn, nhà bếp cần có diện tích bình quân 0,5 m2/giường bệnh đối với bệnh
viện từ 50 giường trở lên.
C. Trong buồng bệnh, cửa mở không được gây ra tiếng động và không nên có bậc
thềm vì còn phải đưa bệnh nhân ra vào bằng xe kéo và giường đẩy.
D. Hành lang phải rộng 2,2 m nếu nằm ở bên trong và rộng từ 2,3 - 2,5 m nếu nằm ở
bên ngoài.
E. Buồng bệnh phải được vệ sinh sạch sẽ và bảo đảm không có tiếng vang.
Câu 26: Phát biểu nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về nhiễm trùng bệnh viện?
A. Là nhiễm trùng mắc phải khi bệnh nhân nằm viện mà lý do nhập viện là do nhiễm
trùng đó.
B. Xảy ra trong thời hạn 48 giờ sau khi nhập viện và trong thời hạn 30 ngày đối với
nhiễm trùng vết mổ.
C. Liên quan tới thực hành chăm sóc điều trị và là hậu quả không mong muốn của
quá trình thực hành y học trong bệnh viện.
D. Là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng bệnh viện.
E. Có 3 loại nguồn lây nhiễm chính là từ con người, từ vật liệu dụng cụ y tế, từ môi
trường chăm sóc.
Câu 27: Nguyên nhân nhiễm trùng bệnh viện nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG?
A. Sử dụng ngày càng nhiều kháng sinh và sử dụng không đúng nguyên tắc, chỉ
định, gây hiện tượng kháng kháng sinh, các vi khuẩn tồn tại lâu trong môi trường có
sức đề kháng cao.
B. Tăng số lượng người ra vào bệnh viện; tăng sự di chuyển của các bệnh nhân giữa
các khoa phòng hoặc giữa các bệnh viện khác nhau.
C. Chưa có chính sách, đầu tư thỏa đáng đối với công tác phòng chống nhiễm khuẩn
trong bệnh viện.
D. Nhân viên y tế đã được đào tạo tốt nghiệp vụ về nhiễm khuẩn bệnh viện.
E. Chưa tuân thủ chặt chẽ những quy định vệ sinh bệnh viện.
Câu 28: Phương thức lây truyền nhiễm trùng bệnh viện chủ yếu qua bao nhiêu con
đường?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 E. 1
Câu 28: Phương thức lây truyền nhiễm trùng bệnh viện chủ yếu qua những con đường
nào?
A. Qua tiếp xúc trực tiếp - qua các giọt nhỏ - qua KK
B.Qua tiếp xúc trực tiếp - qua đường bàn tay - qua không khí.
C. Qua tiếp xúc trực tiếp - qua các giọt nhỏ - qua đường bàn tay.
D. Qua môi trường chăm sóc - qua các giọt nhỏ - qua không khí.
E. Qua tiếp xúc trực tiếp - qua các giọt nhỏ - qua môi trường chăm sóc.
Câu 29: Nhiễm trùng bệnh viện qua tiếp xúc trực tiếp thường chiếm tỉ lệ bao nhiêu
trong tất cả các con đường nhiễm khuẩn bệnh viện?
A. 9% B. 1% C. 90% D. 99% E. 10%
Câu 30: Nhiễm trùng bệnh viện qua các giọt nhỏ thường chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong
tất cả các con đường nhiễm khuẩn bệnh viện?
A. 9% B. 1% C. 90% D. 99% E. 10%
Câu 30: Nhiễm trùng bệnh viện qua không khí thường chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong
tất cả các con đường nhiễm khuẩn bệnh viện?
A. 9% B. 1% C. 90% D. 99% E. 10%
Câu 31: Nhiễm trùng bệnh viện qua các giọt nhỏ thường thường xảy ra đối với mầm
bệnh có kích thước?
A. > 5 μm B. < 5 μm C. > 10 μm D. < 10 μm E. > 8
μm Câu 32: Nhiễm trùng bệnh viện qua không khí thường thường xảy ra đối với mầm
bệnh có kích thước?
A. > 5 μm B. < 5 μm C. > 10 μm D. < 10 μm E. > 8 μm
Câu 33: Trong các tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện thì vi khuẩn chiếm tỉ lệ
khoảng:
A. 8 % B. 1 - 2 % C. 90% D. 9 % E. 10 %
Câu 34: Trong các tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện thì virus chiếm tỉ lệ khoảng:
A. 8 % B. 1 - 2 % C. 90 % D. 9 % E. 10 %
Câu 35: Trong các tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện thì nấm chiếm tỉ lệ khoảng:
A. 8 % B. 1 - 2 % C. 90 % D. 9 % E. 10 %
Câu 36: Tác nhân thường gây nhiễm trùng vết mổ, các vết thương ngoài da như bỏng,
truyền bệnh theo đường không khí, dụng cụ y tế, bàn tay là:
A. Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonacaes) B. Tụ cầu vàng (Staphylococcus
aureus)
C. Liên cầu khuẩn nhóm D (S. feacalis) D. Trực khuẩn đường ruột (E. coli)
E. Phế cầu (Pneumonie)
Câu 37: Tác nhân thường gây nhiễm trùng hô hấp, da, nhiễm trùng huyết, truyền bệnh
theo con đường không khí, dụng cụ, bàn tay là:
A. Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonacaes) B. Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
C. Liên cầu khuẩn nhóm D (S. feacalis) D. Trực khuẩn đường ruột (E. coli)
E. Phế cầu (Pneumonie)
Câu 38: Tác nhân thường có khả năng gây nhiễm trùng tiết niệu, phẫu thuật bụng,
truyền bệnh theo đường không khí, hoặc qua bàn tay là:
A. Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonacaes) B. Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
C. Liên cầu khuẩn nhóm D (S. feacalis) D. Trực khuẩn đường ruột (E. coli)
E. Phế cầu (Pneumonie)
Câu 39: Tác nhân thường gây nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, truyền bệnh
tại chỗ hoặc qua dụng cụ (sonde) là:
A. Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonacaes) B. Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
C. Liên cầu khuẩn nhóm D (S. feacalis) D. Trực khuẩn đường ruột (E. coli)
E. Phế cầu (Pneumonie)
Câu 40: Tác nhân thường gây viêm phổi, truyền bệnh theo đường không khí là:
A. Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonacaes) B. Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
C. Liên cầu khuẩn nhóm D (S. feacalis) D. Trực khuẩn đường ruột (E. coli)
E. Phế cầu (Pneumonie)
Câu 41: Dưới đây là các loại nhiễm trùng bệnh viện thường gặp, NGOẠI TRỪ:
A. Nhiễm trùng đường tiết niệu B. Nhiễm trùng phổi
C. Nhiễm trùng vết mổ D. Nhiễm trùng huyết
E. Nhiễm trùng đường ruột
Câu 42: Dưới đây là các loại nhiễm trùng bệnh viện thường gặp, NGOẠI TRỪ:
A. Nhiễm trùng đường tiết niệu B. Nhiễm trùng phổi
C. Nhiễm trùng vết mổ D. Nhiễm trùng huyết
E. Nhiễm trùng đường ruột
Câu 43: Loại nhiễm trùng nào thường gặp ở khoa hồi sức tích cực, nó kháng với
nhiều kháng sinh và có thể là điểm xuất phát của nhiễm trùng máu?
A. Nhiễm trùng đường tiết niệu B. Nhiễm trùng phổi
C. Nhiễm trùng vết mổ D. Nhiễm trùng huyết
E. Nhiễm trùng đường ruột
Câu 44: Loại nhiễm trùng nào thường gặp ở khoa hồi sức tích cực, mới có gần đây,
chủ yếu do kỹ thuật, hỗ trợ hô hấp và máy điều hòa vi khí hậu?
A. Nhiễm trùng đường tiết niệu B. Nhiễm trùng phổi
C. Nhiễm trùng vết mổ D. Nhiễm trùng huyết
E. Nhiễm trùng đường ruột
Câu 45: Loại nhiễm trùng nào thường được ưu tiên giám sát, phải đặt ra những nội quy
về quản lý các băng gạc và đánh giá đều đặn của hội đồng chống nhiễm trùng trong
bệnh viện?
A. Nhiễm trùng đường tiết niệu B. Nhiễm trùng phổi
C. Nhiễm trùng vết mổ D. Nhiễm trùng huyết
E. Nhiễm trùng đường ruột
Câu 44: Loại nhiễm trùng nào thường gặp ở bệnh nhân truyền máu, lọc máu, người ta
phân thành 2 loại nhiễm trùng tiên phát và nhiễm trùng từ ổ được xác minh?
A. Nhiễm trùng đường tiết niệu B. Nhiễm trùng phổi
C. Nhiễm trùng vết mổ D. Nhiễm trùng huyết
E. Nhiễm trùng đường ruột
Câu 45: Dưới đây là tên các biện pháp dự phòng nhiễm trùng bệnh viện, NGOẠI
TRỪ:
A. Dự phòng cơ bản cho mọi bệnh nhân B. Dự phòng tiếp xúc
C. Dự phòng qua các giọt nhỏ D. Dự phòng qua đường không khí
E. Dự phòng qua bàn tay
Câu 46: Nếu không biết trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân tại thời điểm nhập viện thì
thường phải áp dụng biện pháp dự phòng nào?
A. Dự phòng cơ bản cho mọi bệnh nhân B. Dự phòng tiếp xúc
C. Dự phòng qua các giọt nhỏ D. Dự phòng qua đường không khí
E. Dự phòng qua bàn tay
Câu 47: “Vệ sinh bàn tay; sử dụng thích hợp phương tiện phòng hộ cá nhân; bảo đảm
thu gom chất thải thích hợp; lau, loại bỏ ngay dịch/máu bị tràn; đảm bảo vô trùng các
dụng cụ chăm sóc bệnh nhân” là các biện pháp dự phòng:
A. Cơ bản cho mọi bệnh nhân B. Tiếp xúc
C. Qua các giọt nhỏ D. Qua đường không khí
E. Qua bàn tay
Câu 48: “Bố trí buồng riêng cho mỗi bệnh nhân; đi ủng khi vào phòng, mặc áo choàng
khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc bề mặt, vật liệu bị nhiễm khuẩn; rửa tay trước và sau
khi tiếp xúc với bệnh nhân và khi rời khỏi buồng bệnh; hạn chế bệnh nhân ra ngoài
buồng bệnh; làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ và môi trường thích hợp” là
các biện pháp dự phòng:
A. Cơ bản cho mọi bệnh nhân B. Tiếp xúc
C. Qua các giọt nhỏ D. Qua đường không khí
E. Qua bàn tay
Câu 49: “Bố trí buồng riêng cho mỗi bệnh nhân; khẩu trang cho nhân viên y tế; hạn
chế di chuyển bệnh nhân, bệnh nhân đeo khẩu trang ngoại khoa khi rời buồng bệnh”
là các biện pháp dự phòng:
A. Cơ bản cho mọi bệnh nhân B. Tiếp xúc
C. Qua các giọt nhỏ D. Qua đường không khí
E. Qua bàn tay
Câu 50: “Bố trí buồng riêng có thông khí thích hợp (áp lực âm nếu có thể), đóng cửa,
trao đổi khí nhiều hơn 6 lần trong một giờ, thoáng khí ra ngoài từ ống dẫn; sử dụng
khẩu trang có độ lọc cao khi ở trong buồng bệnh; bệnh nhân luôn ở trong buồng bệnh”
là các biện pháp dự phòng:
A. Cơ bản cho mọi bệnh nhân B. Tiếp xúc
C. Qua các giọt nhỏ D. Qua đường không khí
E. Qua bàn tay
Câu 51: Đặc điểm của vi khuẩn mủ xanh là:
A. Kháng được các loại chất tẩy uế và 1 số loại kháng sinh.
B. Kháng cồn và toan.
C. Chịu nhiệt độ, bị tiêu diệt ở 1200C.
D. Bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao và trong Cloramin B.
E. Có khả năng kháng kháng sinh rất cao.
Câu 52: Đặc điểm của tụ cầu khuẩn là:
A. Có khả năng kháng kháng sinh rất cao.
B. Kháng được các loại chất tẩy uế và 1 số loại kháng sinh.
C. Chịu nhiệt độ, bị tiêu diệt ở 1200C.
D. Bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao và trong Cloramin B.
E. Kháng cồn và toan.
Câu 53: Đặc điểm của vi khuẩn lao là:
A. Kháng cồn và toan.
B. Kháng được các loại chất tẩy uế và 1 số loại kháng sinh.
C. Chịu nhiệt độ, bị tiêu diệt ở 1200C.
D. Bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao và trong Cloramin B.
E. Có khả năng kháng kháng sinh rất cao.
Câu 54: Đặc điểm của nha bào vi khuẩn uốn ván là:
A. Chịu nhiệt độ, bị tiêu diệt ở 1200C.
B. Có khả năng kháng kháng sinh rất cao, kháng cồn và toan.
C. Kháng được các loại chất tẩy uế và 1 số loại kháng sinh.
D. Bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao và trong Cloramin B.
E. Kháng cồn và toan.
Câu 55: Đặc điểm của virus viêm gan là:
A. Bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao và trong Cloramin B.
B. Có khả năng kháng kháng sinh rất cao, kháng cồn và toan.
C. Chịu nhiệt độ, bị tiêu diệt ở 1200C.
D. Kháng được các loại chất tẩy uế và 1 số loại kháng sinh.
E. Kháng cồn và toan.
Câu 56: Vi khuẩn mủ xanh thường gặp ở:
A. Bệnh viêm phổi, các vết thương. B. Bệnh lao.
C. Bệnh uốn ván. D. Trong máu và huyết thanh.
E. Nhiễm khuẩn vết thương.
Câu 57: Tụ cầu khuẩn thường gặp ở:
A. Nhiễm khuẩn vết thương. B. Bệnh lao.
C. Bệnh viêm phổi, các vết thương. D. Trong máu và huyết thanh.
E. Bệnh uốn ván.
Câu 58: Virus viêm gan thường gặp ở:
A. Trong máu và huyết thanh. B. Dạ dày.
C. Ruột. D. Lá lách.
E. Tụy.
Câu 59: Trong bệnh viện, hình thức khử khuẩn bằng nhiệt tốt nhất hiện nay là:
A. Lò hấp hoặc nồi áp suất. B. Khử khuẩn bằng máy.
0
C. Đun sôi ở 80 C trong 5 phút. D. Hấp ướt ở 70 - 1000C.
E. Đun sôi ở 1000C trong 5 phút.
Câu 60: Trong bệnh viện, hình thức khử khuẩn bằng nhiệt đơn giản và đáng tin cậy
nhất trong diệt các virus viêm gan B, HIV, vi khuẩn lao là:
A. Đun sôi ở 1000C trong 5 phút. B. Đun sôi ở 800C trong 5 phút.
C. Lò hấp hoặc nồi áp suất. D. Hấp ướt ở 70 - 1000C.
E. Khử khuẩn bằng máy.
Câu 61: Trong bệnh viện, hình thức khử khuẩn bằng nhiệt thường dùng đối với các
dụng cụ dễ bị hư hại là:
A. Đun sôi ở 800C trong 5 phút. B. Đun sôi ở 1000C trong 5 phút.
C. Lò hấp hoặc nồi áp suất. D. Hấp ướt ở 70 - 1000C.
E. Khử khuẩn bằng máy.
Câu 62: Trong bệnh viện, hình thức khử khuẩn bằng nhiệt thường được sử dụng với
các dụng cụ như vải, bô, chén, bát, các dụng cụ phẫu thuật trước khi hấp là:
A. Khử khuẩn bằng máy. B. Đun sôi ở 800C trong 5 phút.
C. Lò hấp hoặc nồi áp suất. D. Hấp ướt ở 70 - 1000C.
E. Đun sôi ở 1000C trong 5 phút.
Câu 63: Trong các mức độ khử khuẩn bằng hóa học ở bệnh viện, yêu cầu của mức độ
trung bình là tiêu diệt được:
A. Hầu hết các loại vi khuẩn, virus, nấm, trực khuẩn lao nhưng không diệt được nha
bào vi khuẩn.
B. Hầu hết các loại vi khuẩn, virus, nấm, trực khuẩn lao, kể cả nha bào vi khuẩn.
C. Các loại vi khuẩn sinh dưỡng, một số virus có kích thước trung bình và có vỏ
lipide.
D. Vi khuẩn lao, các vi khuẩn đường ruột, 1 số nấm, 1 số virus.
E. Vi khuẩn lao, các vi khuẩn đường ruột nhưng không diệt được nha bào vi khuẩn.
Câu 64: Trong các mức độ khử khuẩn bằng hóa học ở bệnh viện, yêu cầu của mức độ
cao là tiêu diệt được:
A. Hầu hết các loại vi khuẩn, virus, nấm, trực khuẩn lao, kể cả nha bào vi khuẩn.
B. Hầu hết các loại vi khuẩn, virus, nấm, trực khuẩn lao, nhưng không diệt được nha
bào vi khuẩn.
C. Các loại vi khuẩn sinh dưỡng, một số virus có kích thước trung bình và có vỏ
lipide.
D. Vi khuẩn lao, các vi khuẩn đường ruột, 1 số nấm, 1 số virus.
E. Vi khuẩn lao, các vi khuẩn đường ruột nhưng không diệt được nha bào vi khuẩn.
Câu 65: Trong các mức độ khử khuẩn bằng hóa học ở bệnh viện, yêu cầu của mức độ
thấp là tiêu diệt được:
A. Các loại vi khuẩn sinh dưỡng, một số virus có kích thước trung bình và có vỏ
lipide.
B. Hầu hết các loại vi khuẩn, virus, nấm, trực khuẩn lao, nhưng không diệt được nha
bào vi khuẩn.
C. Hầu hết các loại vi khuẩn, virus, nấm, trực khuẩn lao, kể cả nha bào vi khuẩn.
D. Vi khuẩn lao, các vi khuẩn đường ruột, 1 số nấm, 1 số virus.
E. Vi khuẩn lao, các vi khuẩn đường ruột nhưng không diệt được nha bào vi khuẩn.
Câu 66: Đối với các dụng cụ đắt tiền và không chịu được nhiệt, người ta thường dùng
hình thức khử khuẩn bằng hóa học ở mức độ:
A. Cao. B. Trung bình. C. Thấp.
D. Cao và trung bình. E. Thấp và trung bình.
Câu 67: Đặc điểm của phương pháp tiệt khuẩn hấp ướt là:
A. Tiệt khuẩn cho tất cả các dụng cụ dùng cho các thủ thuật; rẻ tiền, không độc, ít
tốn thời gian, hơi nước có thể xuyên qua vải bọc dụng cụ.
B. Thường dùng khí etylen, formaldehyde.
C. Tiệt khuẩn 1 số dụng cụ thủy tinh; ít hiệu quả, dễ làm hư hỏng dụng cụ.
D. Tiệt khuẩn 1 số dụng cụ thủy tinh; rẻ tiền, không độc, ít tốn thời gian, hơi nước
có thể xuyên qua vải bọc dụng cụ.
E. Sử dụng nồi hấp có quạt hoặc hệ thống dẫn để đảm bảo sự phân phối đều khắp của
hơi nóng.
Câu 68: Đặc điểm của phương pháp tiệt khuẩn hấp khô là:
A. Tiệt khuẩn 1 số dụng cụ thủy tinh; ít hiệu quả, dễ làm hư hỏng dụng cụ.
B. Thường dùng khí etylen, formaldehyde.
C. Tiệt khuẩn cho tất cả các dụng cụ dùng cho các thủ thuật; rẻ tiền, không độc, ít
tốn thời gian, hơi nước có thể xuyên qua vải bọc dụng cụ.
D. Tiệt khuẩn 1 số dụng cụ thủy tinh; rẻ tiền, không độc, ít tốn thời gian, hơi nước
có thể xuyên qua vải bọc dụng cụ.
E. Rẻ tiền, không độc, ít tốn thời gian, hơi nước có thể xuyên qua vải bọc dụng cụ.
Câu 69: Trong bệnh viện, các vị trí cần được chiếu sáng nhiều nhất là:
A. phòng mổ, phòng sinh, phòng thay băng.
B. buồng bác sỹ và buồng thủ thuật.
C. các phòng bệnh nhân ở khu điều trị nội trú.
D. phòng thụt tháo, buồng điều dưỡng và y tá.
E. nhà xác, khoa giải phẫu bệnh.
Câu 70: Mạng lưới cuối cùng trong hệ thống tổ chức mạng lưới y tế là:
A. Trạm y tế. B. Trung tâm y tế xã.
C. Bệnh viện quận, huyện. D. Bệnh viện thành phố.
E. Trung tâm y tế quận, huyện.
Câu 71: Phát biểu nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về trạm y tế (TYT)?
A. Nơi cuối cùng người bệnh ở cộng đồng đến khám và thăm khám thai sản.
B. Mạng lưới cuối cùng trong hệ thống tổ chức mạng lưới y tế.
C. Nơi tổ chức các phong trào vệ sinh môi trường ở cộng đồng.
D. Nơi tổ chức các đợt phòng chống dịch bệnh ở cộng đồng.
E. Để thực hiện được các chức năng của mình, TYT phải đảm bảo các tiêu chuẩn
quốc gia về y tế xã.
Câu 72: Vị trí của trạm y tế thường được đặt ở:
A. Trung tâm của xã, phường, gần trục đường giao thông.
B. Trung tâm của quận, huyện, gần trục đường giao thông.
C. Trung tâm của thị xã, gần trục đường giao thông.
D. Gần bệnh viện huyện hoặc bệnh viện thành phố.
E. Trung tâm của thành phố, gần trục đường giao thông.
Câu 73: Ở nông thôn, diện tích đất tối thiểu dùng để xây dựng trạm y tế là:
A. 500 m2. B. 300 m2. C. 400 m2.
D. 200 m2. E. 150 m2.
Câu 74: Ở thành phố, diện tích đất tổi thiểu dùng để xây dựng trạm y tế là:
A. 150 m2. B. 100 m2. C. 200 m2.
D. 250 m2. E. 300 m2
Câu 75: Theo tiêu chuẩn vệ sinh thì công trình cơ bản nào dưới đây của trạm y tế
KHÔNG ĐẠT?
A. Khối nhà hành chính tối thiểu phải được xây cấp IV; diện tích trung bình tối
thiểu từ 90m2 trở lên. (cấp III)
B. Các công trình phụ trợ phải bao gồm nhà bếp, nhà kho, bể nước, nhà vệ sinh, nhà
để xe.
C. Có sân chơi và vườn trồng cây thuốc, cây xanh có bóng mát chiếm trên 30% diện
tích khu đất.
D. Có hệ thống kỹ thuật hạ tầng bao gồm máy phát điện, điện thoại, có nguồn nước
sinh hoạt đảm bảo vệ sinh và ổn định.
E. Có hàng rào bảo vệ, cổng và biển tên trạm.
Câu 76: Khối nhà hành chính của trạm y tế tối thiểu là:
A. Cấp III. B. Cấp II. C. Cấp I.
D. Cấp IV. E. Cấp V.
Câu 77: Diện tích trung bình tối thiểu khối nhà hành chính của trạm y tế là:
A. 90 m2. B. 60 m2. C. 120 m2.
D. 150 m2. E. 40 m2.
Câu 78: Trong khối nhà hành chính của trạm y tế KHÔNG CHỨA:
A. Nhà bếp, nhà kho, bể nước, nhà vệ sinh, nhà để xe.
B. Các phòng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; đỡ đẻ; sau đẻ; lưu bệnh nhân; rửa, tiệt
trùng.
C. Phòng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
D. Phòng tuyên truyền tư vấn; đón tiếp và quầy tủ thuốc;
E. Phòng khám bệnh và sơ cứu.
Câu 79: Những trang thiết bị nào sau đây thường KHÔNG CẦN THIẾT nếu ở trạm y
tế không có bác sĩ?
A. Máy khí dung, kính hiển vi, máy xét nghiệm cơ bản.
B. Bộ dụng cụ khám các chuyên khoa cơ bản về mắt; tai mũi họng; răng hàm mặt.
C. Trang thiết bị cho khám và điều trị sản phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình, đỡ đẻ,
cấp cứu sơ sinh và chăm sóc trẻ em.
D. Ống nghe, huyết áp kế, nhiệt kế, bơm kim tiêm và các trang thiết bị cấp cứu
thông thường ban đầu.
E. Trang thiết bị để thực hiện công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe cộng đồng.
Câu 80: Những trang thiết bị nào sau đây thường bắt buộc phải có ở các trạm y tế xã
miền núi, vùng sâu, vùng xa?
A. Túi đẻ sạch.
B. Nồi hấp, tủ sấy, nồi luộc dụng cụ.
C. Tủ, bàn ghế, giường bệnh, tủ đầu giường; đèn dầu, đèn pin, máy bơm nước.
D. Chảo sao thuốc, cân thuốc, tủ thuốc đông y, dao cầu, kim châm cứu.
E. Máy khí dung, kính hiển vi, máy xét nghiệm cơ bản.
Câu 81: Nhóm cán bộ y tế nào dưới đây thường KHÔNG CÓ ở trạm y tế?
A. Cán bộ phục hình răng. B. Bác sĩ và y sĩ đa khoa.
C. Cán bộ có trình độ dược tá. D. Cán bộ y học cổ truyền chuyên trách.
E. Nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; y tá.
Câu 82: Theo yêu cầu vệ sinh của trạm y tế thì phải đảm bảo 100% thôn bản có nhân
viên y tế được đào tạo về chuyên môn ít nhất là:
A. 3 tháng B. 6 tháng C. 9 tháng D. 12 tháng E. 15 tháng
BÀI 7 - QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ

Câu 1: Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì chất thải y tế được
phân định thành bao nhiêu nhóm chất thải?
A. 2 nhóm B. 3 nhóm C. 4 nhóm D. 5 nhóm E. 6
nhóm
(Chất thải y tế được chia làm 3 loại: chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không
lây nhiễm và chất thải y tế thông thường)
Câu 2: Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT thì chất thải y tế được chia thành bao
nhiêu nhóm chất thải?
A. 2 nhóm B. 3 nhóm C. 4 nhóm D. 5 nhóm E. 6
nhóm
1. Chất thải lây nhiễm
2. Chất thải hóa học nguy hại
3. Chất thải phóng xạ
4. Bình chứa áp suất
5. Chất thải thông thường
Câu 3: Theo Điều 4 của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì chất thải
y tế được phân định thành những nhóm chất thải nào?
A. Chất thải lây nhiễm - Chất thải nguy hại không lây nhiễm - Chất thải y tế thông
thường.
B. Chất thải lây nhiễm - Chất thải hóa học nguy hại - Chất thải y tế thông thường.
C. Chất thải lây nhiễm - Chất thải không lây nhiễm - Chất thải y tế thông thường.
D. Chất thải lây nhiễm - Chất thải nguy hại không lây nhiễm - Chất thải phóng xạ.
E. Chất thải lây nhiễm - Chất thải nguy hại không lây nhiễm - Bình chứa áp suất.
Câu 4: Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT thì chất thải y tế được phân chia thành
những nhóm chất thải nào?
A. Chất thải lây nhiễm - Chất thải nguy hại không lây nhiễm - Chất thải y tế thông
thường.
B. Chất thải lây nhiễm - Chất thải hóa học nguy hại - Chất thải phóng xạ - Bình chứa
áp suất - Chất thải thông thường.
C. Chất thải lây nhiễm - Chất thải nguy hại không lây nhiễm - Chất thải y tế thông
thường - Chất thải phóng xạ - Bình chứa áp suất.
D. Chất thải lây nhiễm - Chất thải nguy hại không lây nhiễm - Chất thải phóng xạ -
Chất thải thông thường.
E. Chất thải lây nhiễm - Chất thải nguy hại không lây nhiễm - Bình chứa áp suất -
Chất thải phóng xạ - Chất thải thông thường.
Câu 5: Theo Khoản 1 Điều 4 của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
thì “chất thải lây nhiễm” bao gồm những nhóm chất thải dưới đây, NGOẠI TRỪ:
A. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn B. Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn
C. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao D. Chất thải giải phẫu
E. Chất hàn răng amalgam thải bỏ
Câu 6: Theo Khoản 2 Điều 4 của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì
“chất thải nguy hại không lây nhiễm” bao gồm những nhóm chất thải sau đây, ngoại trừ
A. Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại.
B. Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà
sản xuất.
C. Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại
nặng.
D. Chất hàn răng amalgam thải bỏ.
E. Chất thải phóng xạ.
Câu 7: Theo Điều 5 của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì phát
biểu nào dưới đây SAI khi nói về “Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế”?
A. Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải có biểu tượng đúng theo quy định.
B. Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm và có kích thước
phù hợp với lượng chất thải lưu chứa.
C. Bao bì, dụng cụ đựng chất thải y tế sử dụng phương pháp đốt phải làm bằng nhựa
PVC.
D. Thùng, hộp đựng chất thải có nắp đóng, mở thuận tiện trong quá trình sử dụng.
E. Thùng, hộp đựng chất thải có thể tái sử dụng theo đúng mục đích lưu chứa sau
khi đã được làm sạch và để khô.
Câu 8: Theo Khoản 3 Điều 5 của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
thì phát biểu nào dưới đây SAI khi nói về “Màu sắc của bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu
chứa chất thải y tế”?
A. Màu vàng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm.
B. Màu đen đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không lây
nhiễm.
C. Màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế thông thường.
D. Màu đỏ đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phóng xạ và chất thải
hóa học nguy hại.
E. Màu trắng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải tái chế.
Câu 9: Theo Điều 6 của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì phát
biểu nào dưới đây SAI khi nói về “Phân loại chất thải y tế”?
A. Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại để quản lý
ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh.
B. Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị
lưu chứa chất thải theo quy định.
C. Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợp chất
thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải khác.
D. Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ phân loại
chất thải y tế
E. Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có hướng dẫn cách phân
loại và thu gom chất thải.
Câu 10: Theo Khoản 3 Điều 6 của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
thì phát biểu nào dưới đây SAI khi nói về “Phân loại chất thải y tế”?
A. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng.
B. Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi
và có màu vàng.
C. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và
có màu vàng.
D. Chất thải giải phẫu: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng.
(→Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng)
E. Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có
lót túi và có màu đen.
Câu 11: Theo Khoản 3 Điều 6 của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
thì phát biểu nào dưới đây SAI khi nói về “Phân loại chất thải y tế”?
A. Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong
thùng có lót túi và có màu trắng.
B. Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc
trong thùng có lót túi và có màu xanh.
C. Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các túi màu đen.
(đựng trong các dụng cụ có nắp đậy kín)
D. Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu
vàng.
E. Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có
lót túi và có màu đen.
Câu 12: Theo Khoản 1 Điều 7 của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
thì phát biểu nào dưới đây SAI khi nói về “Thu gom chất thải lây nhiễm”?
A. Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất
thải trong khuôn viên cơ sở y tế.
B. Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất thải
phải có nắp đậy kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải trong quá trình thu gom.
C. Cơ sở y tế quy định tuyến đường và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù
hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ
sở y tế.
D. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom về khu
lưu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.
E. Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải
trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 02 lần/ngày. (01 lần/ngày)
Câu 13: Theo Khoản 1 Điều 7 của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
thì phát biểu nào dưới đây SAI khi nói về “Thu gom chất thải lây nhiễm”?
A. Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải
trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 01 lần/ngày.
B. Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, tần
suất thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về khu lưu giữ tạm thời
trong khuôn viên cơ sở y tế hoặc đưa đi xử lý, tiêu hủy tối thiểu là 01 lần/tháng.
C. Chất thải lây nhiễm phải thu gom chung từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất
thải trong khuôn viên cơ sở y tế.
D. Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất thải
phải có nắp đậy kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải trong quá trình thu gom.
E. Cơ sở y tế quy định tuyến đường và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù
hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ
sở y tế.
Câu 14: Theo Điều 7 của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì phát
biểu nào dưới đây SAI khi nói về “Thu gom chất thải y tế”?
A. Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ
chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
B. Chất thải có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong các hộp bằng
nhựa hoặc các vật liệu phù hợp và bảo đảm không bị rò rỉ hay phát tán hơi thủy ngân ra
môi trường.
C. Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông
thường không phục vụ mục đích tái chế được thu gom chung.
D. Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất
thải trong khuôn viên cơ sở y tế.
E. Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải
trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 01 lần/ngày.
Câu 15: Theo Khoản 2 Điều 8 của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
thì phát biểu nào dưới đây SAI khi nói về “Thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải y tế
nguy hại tại khu lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế”?
A. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ
dịch thải trong quá trình lưu giữ chất thải.
B. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín và chống được
sự xâm nhập của các loài động vật.
C. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa hóa chất thải phải được làm bằng vật liệu có thể phản
ứng với chất thải lưu chứa.
D. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa có khả năng chống được sự ăn mòn nếu lưu chứa chất
thải có tính ăn mòn.
E. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa hóa chất thải ở dạng lỏng phải có nắp đậy kín để chống
bay hơi và tràn đổ chất thải.
Câu 16: Theo Điều 8 của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì phát
biểu nào dưới đây SAI khi nói về “Lưu giữ chất thải y tế”?
A. Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ riêng tại khu
vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.
B. Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ riêng trừ
trường hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý.
C. Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông
thường không phục vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng.
D. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ
dịch thải trong quá trình lưu giữ chất thải.
E. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp hở và chống được sự
xâm nhập của các loài động vật.
Câu 17: Theo Khoản 6 Điều 8 của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
thì phát biểu nào dưới đây SAI khi nói về “Thời gian lưu giữ chất thải y tế”?
A. Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất thải lây
nhiễm tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường.
B. Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8°C,
thời gian lưu giữ tối đa là 07 ngày.
C. Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, thời
gian lưu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong
các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín.
D. Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo
mô hình cụm hoặc mô hình tập trung, phải ưu tiên xử lý trong ngày.
E. Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ trên 20°C và
thời gian lưu giữ tối đa không quá 02 ngày.
Câu 18: Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT thì biểu tượng dưới đây chỉ loại chất
thải gì?

Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015: CẢNH BÁO VỀ CHẤT THẢI CÓ
CHỨA CHẤT GÂY BỆNH

A. Nguy hại sinh học B. Chất thải phóng xạ


C. Chất gây độc tế bào D. Chất thải có thể tái chế
E. Chất thải lây nhiễm
Câu 19: Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT thì biểu tượng dưới đây chỉ loại chất
thải gì?

Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015: BIỂU TƯỢNG CHẤT THẢI TÁI CHẾ
A. Nguy hại sinh học B. Chất thải phóng xạ
C. Chất gây độc tế bào D. Chất thải có thể tái chế
E. Chất thải lây nhiễm
Câu 20: Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT thì biểu tượng dưới đây chỉ loại chất
thải gì?

A. Nguy hại sinh học B. Chất thải phóng xạ


C. Chất gây độc tế bào D. Chất thải có thể tái chế
E. Chất thải lây nhiễm
Câu 21: Theo QĐ số 43/2007/QĐ-BYT thì biểu tượng dưới đây chỉ loại chất thải gì
A. Nguy hại sinh học B. Chất thải phóng xạ
C. Chất gây độc tế bào D. Chất thải có thể tái chế
E. Chất thải lây nhiễm
Câu 22: Túi, thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có biểu tượng chỉ loại chất
thải:
A. Nguy hại sinh học B. Phóng xạ C. Gây độc tế bào
D. Tái chế E. Chất thải thông thường
Câu 23: Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT thì “chất thải lây nhiễm” đựng trong
bao bì, dụng cụ và thùng có màu gì?
A. Vàng B. Đen C. Xanh D. Trắng E.
Đỏ
Câu 24: Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT thì “chất thải hóa học nguy hại”
đựng trong bao bì, dụng cụ và thùng có màu gì?
A. Vàng B. Đen C. Xanh D. Trắng E.
Đỏ
Câu 25: Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT thì “chất thải phóng xạ” đựng trong
bao bì, dụng cụ và thùng có màu gì?
A. Vàng B. Đen C. Xanh D. Trắng E.
Đỏ
Câu 26: Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT thì “chất thải thông thường” đựng
trong bao bì, dụng cụ và thùng có màu gì?
A. Vàng B. Đen C. Xanh D. Trắng E.
Đỏ
Câu 27: Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT thì “bình áp suất nhỏ” đựng trong bao
bì, dụng cụ và thùng có màu gì?
A. Vàng B. Đen C. Xanh D. Trắng E.
Đỏ
Câu 28: Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT thì “chất thải tái chế” đựng trong bao
bì, dụng cụ và thùng có màu gì?
A. Vàng B. Đen C. Xanh D. Trắng E.
Đỏ
Câu 29: Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì “chất thải lây
nhiễm” đựng trong bao bì, dụng cụ và thiết bị lưu chứa có màu gì?
A. Vàng B. Đen C. Xanh D. Trắng E.
Đỏ
Câu 30: Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì “chất thải tái
chế” đựng trong bao bì, dụng cụ và thiết bị lưu chứa có màu gì?
A. Vàng B. Đen C. Xanh D. Trắng E.
Đỏ
Câu 31: Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì “chất thải nguy
hại không lây nhiễm” đựng trong bao bì, dụng cụ và thiết bị lưu chứa có màu gì?
A. Vàng B. Đen C. Xanh D. Trắng E.
Đỏ
Câu 32: Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì “chất thải y tế
thông thường” đựng trong bao bì, dụng cụ và thiết bị lưu chứa có màu gì?
A. Vàng B. Đen C. Xanh D. Trắng E.
Đỏ
Câu 33: Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì “chất thải y tế
thông thường” đựng trong bao bì, dụng cụ và thiết bị lưu chứa có màu gì?
A. Vàng B. Đen C. Xanh D. Trắng E.
Đỏ
Câu 34: Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì biểu tượng dưới
đây có ý nghĩa gì?

A. Cảnh báo về chất thải có chứa chất gây bệnh.


B. Cảnh báo chung về sự nguy hiểm của chất thải nguy hại.
C. Cảnh báo về chất thải có chứa chất gây độc tế bào.
D. Cảnh báo về chất thải có chứa các chất độc hại.
E. Cảnh báo về chất thải có chứa chất ăn mòn.
Câu 35: Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì biểu tượng dưới
đây có ý nghĩa gì?

A. Cảnh báo về chất thải có chứa chất gây bệnh.


B. Cảnh báo chung về sự nguy hiểm của chất thải nguy hại.
C. Cảnh báo về chất thải có chứa chất gây độc tế bào.
D. Cảnh báo về chất thải có chứa các chất độc hại.
E. Cảnh báo về chất thải có chứa chất ăn mòn.
Câu 36: Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì biểu tượng dưới
đây có ý nghĩa gì?

A. Cảnh báo về chất thải có chứa chất gây bệnh.


B. Cảnh báo chung về sự nguy hiểm của chất thải nguy hại.
C. Cảnh báo về chất thải nguy hại.
D. Cảnh báo về chất thải có chứa các chất độc hại.
E. Cảnh báo về chất thải có chứa chất ăn mòn.
Câu 37: Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì biểu tượng dưới
đây có ý nghĩa gì?

A. Biểu tượng chất thải có chứa chất gây bệnh.


B. Biểu tượng chất thải nguy hại.
C. Biểu tượng chất thải có chứa chất gây độc tế bào.
D. Biểu tượng chất thải có chứa các chất độc hại.
E. Biểu tượng chất thải tái chế.
Câu 38: Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì biểu tượng dưới
đây có ý nghĩa gì?
A. Cảnh báo về chất thải có chứa chất gây bệnh.
B. Cảnh báo chung về sự nguy hiểm của chất thải nguy hại.
C. Cảnh báo về chất thải có chứa chất gây độc tế bào.
D. Cảnh báo về chất thải có chứa các chất độc hại.
E. Cảnh báo về chất thải có chứa chất ăn mòn.
Câu 39: Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì biểu tượng dưới
đây có ý nghĩa gì?

A. Cảnh báo về chất thải có chứa chất gây bệnh.


B. Cảnh báo chung về sự nguy hiểm của chất thải nguy hại.
C. Cảnh báo về chất thải có chứa chất gây độc tế bào.
D. Cảnh báo về chất thải có chứa các chất độc hại.
E. Cảnh báo về chất thải có chứa chất ăn mòn.
Câu 40: Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT thì biểu tượng dưới
đây có ý nghĩa gì?

A. Cảnh báo về chất thải có chứa chất gây bệnh.


B. Cảnh báo chung về sự nguy hiểm của chất thải nguy hại.
C. Cảnh báo về chất thải có chứa chất dễ cháy.
D. Cảnh báo về chất thải có chứa các chất độc hại.
E. Cảnh báo về chất thải có chứa chất ăn mòn.

You might also like