Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

Tài liệu cho bài tập lớn học kỳ

345
Quyết định số 09/2022/KDTM-GĐT ngày 24/8/2022
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
NỘI DUNG VỤ ÁN
Tại đơn khởi kiện đề ngày 01/10/2014 và các lời khai trong quá trình tố
tụng, nguyên đơn là bà Đinh Thị T trình bày:
Ngày 20/7/2011, bà và Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển M.N (viết tắt là
Công ty M.N) ký kết Hợp đồng vay tiền phục vụ sản xuất kinh doanh số 02/07-
2011/HĐVT. Theo hợp đồng, Công ty M.N vay bà số tiền 7.000.000.000 đồng,
thời hạn vay 06 tháng, lãi suất 13,5%/năm. Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán tiền
vay và tiền lãi vay theo hợp đồng, Công ty M.N đề nghị Ngân hàng A – Chi nhánh
T.H phát hành Thư bảo lãnh thanh toán cho bà (Đinh Thị T) số tiền 7.483.000.000
đồng.
Ngày 21/7/2011, Giám đốc A – Chi nhánh T.H phát hành Thư bảo lãnh
thanh toán số 1480 VSB 201100217 có nội dung: Căn cứ hồ sơ đề nghị bảo lãnh
thanh toán của Công ty M.N, A - Chi nhánh T.H chấp thuận cung cấp 01 bảo lãnh
thanh toán để hoàn trả tiền vay với tiền lãi vay cho người thụ hưởng là bà Đinh Thị
T – sinh năm 1974, CMND số 011689781 do Công an thành phố H cấp ngày
13/5/2005 với số tiền là 7.483.000.000 đồng để bảo lãnh cho Công ty M.N thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ hoàn trả tiền vay và tiền lãi vay theo Hợp đồng vay tiền số
02/07-2011/HĐTV. Ngân hàng cam kết vô điều kiện, không hủy ngang và không
yêu cầu Công ty M.N phải xem xét trước, thanh toán cho bà Đinh Thị T số tiền
7.483.000.000 đồng trong vòng 05 ngày sau khi nhận được thông báo bằng văn
bản của bà Đinh Thị T và chỉ cần nêu số tiền phải thanh toán mà không cần phải
nêu bất cứ lý do nào khác. Mọi sửa đổi, bổ sung, thay thế, điều chỉnh hợp đồng đ
ược ký kết sau ngày Thư bảo lãnh thanh toán này có hiệu lực cũng không làm thay
đổi nghĩa vụ của Ngân hàng theo Thư bảo lãnh thanh toán này. Bảo lãnh có hiệu
lực kể từ khi Công ty M.N thanh toán đầy đủ tiền vay và tiền lãi vay theo quy đ
ịnh tại hợp đồng cho bà Đinh Thị T.
Ngày 21/7/2011, Giám đốc A – Chi nhánh T.H có Văn bản số 217 xác nhận
việc phát hành Thư bảo lãnh thanh toán là có thực và đúng thẩm quyền của Giám
đốc A – Chi nhánh T.H.
Ngày 26/7/2011, do đã có sự bảo lãnh của Ngân hàng A nên bà chuyển số
tiền 7.000.000.000 đồng bằng Ủy nhiệm chi vào tài khoản của Công ty M.N mở
tại A – Chi nhánh T.H. Cùng ngày, Công ty M.N có văn bản xác nhận đã nhận đủ
số tiền vay 7.000.000.000 đồng. Hết thời hạn vay, Công ty M.N không thực hiện
nghĩa vụ thanh toán như thỏa thuận tại Hợp đồng số 02/07-2011/HĐVT ngày
20/7/2011. Bà đã nhiều lần yêu cầu A – Chi nhánh T.H thực hiện nghĩa vụ trả nợ
thay theo Thư bảo lãnh thanh toán số 1480 VSB 201100217 ngày 21/7/2011. Tuy
nhiên, đến nay bà không nhận được bất kỳ khoản tiền nào theo nội dung Thư bảo
lãnh thanh toán số 1480 VSB 201100217 ngày 21/7/2011. Như vậy, Ngân hàng A
1

346
– Chi nhánh T.H đã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản tiền bảo lãnh
thanh toán như đã cam kết. Do đó, bà đề nghị Tòa án buộc Ngân hàng A – Chi
nhánh T.H phải trả bà số tiền 7.483.000.000 đồng cộng với lãi suất quá hạn do
chậm trả theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật.
Tại Bản tự khai ngày 10/8/2015 và các lời khai trong quá trình tố tụng, bị
đơn là Ngân hàng A – do bà Hoàng Lan H là đại diện theo ủy quyền - trình bày:
Qua kiểm tra trên hệ thống sổ sách và phần mềm lưu trữ thông tin của Ngân
hàng A thì Thư bảo lãnh số 1480 VSB 201100217 ngày 21/7/2011 do bà T cung
cấp cho Tòa án không có trong hồ sơ, sổ sách và không được hạch toán trên IPCAS
(Phần mềm lưu trữ thông tin) của Ngân hàng. Ngân hàng A không biết và không
được thông báo về Thư bảo lãnh nêu trên. Chỉ sau khi Ngân hàng A được Tòa án
thông báo thụ lý vụ án do bà T khởi kiện, liên quan đến việc phát hành Thư bảo
lãnh số 1480 VSB 201100217 ngày 21/7/2011 do ông Nguyễn Hữu H1 – nguyên
Giám đốc Chi nhánh T.H ký thì Ngân hàng A mới biết về Thư bảo lãnh này.
Theo nội dung Thư bão lãnh do bà T xuất trình (có chữ ký của ông H1) thì
đây là Thư bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh này (nếu có) đã được phát hành trái thẩm
quyền, người phát hành bảo lãnh không có quyền và không được ủy quyền phát
hành bảo lãnh vay vốn. Thư bảo lãnh do ông H ký và phát hành là trái pháp luật,
vi phạm quy định về ủy quyền thường xuyên của Ngân hàng Nhà nước, của Ngân
hàng A và của pháp luật; đồng thời vi phạm Điều 14 Quyết định 26/2006/QĐ-
NHNN ngày 26/6/2006 về việc Ban hành Quy chế bảo lãnh Ngân hàng quy định
về thẩm quyền ký bảo lãnh, vi phạm Điều 21 Quyết định 398/QĐ-HĐQT-TD ngày
29/5/2007 ban hành quy định bảo lãnh Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng A
quy định về thẩm quyền ký bảo lãnh. Ngoài ra, theo quy định tại Văn bản số
1477/NHNo-TD ngày 29/5/2007 của Ngân hàng A quy định về thẩm quyền ký
bảo lãnh (là văn bản ủy quyền của Ngân hàng A cho các Chi nhánh) thì ông H1
với chức danh Giám đốc A – Chi nhánh T.H không được Ngân hàng A ủy quyền
để ký phát hành bảo lãnh vay vốn trong nước. Việc ông H1 ký phát hành Thư bảo
lãnh số 1480 VSB 201100217 ngày 21/7/2011 để bảo lãnh vay vốn là trái pháp
luật, vi phạm các quy định về ủy quyền thường xuyên (vượt quá phạm vi được ủy
quyền và đã thực hiện công việc không được ủy quyền).
Đối với yêu cầu khởi kiện của bà T, Ngân hàng A không đồng ý thực hiện
trách nhiệm bảo lãnh theo Thư bảo lãnh số 1480 VSB 201100217 ngày 21/7/2011
vì đây là bảo lãnh vay vốn và Thư bảo lãnh này đã được phát hành trái thẩm quyền.
Do đó, Thư bảo lãnh do bà T xuất trình không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
giữa Ngân hàng với bà T. Đề nghị Tòa án đưa ông H1 vào tham gia tố tụng với tư
cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, buộc ông H1 phải thực hiện nghĩa
vụ đối với bà T theo đúng quy định về xử lý hậu quả của giao dịch dân sự do ngư
ời không có quyền đại diện xác lập, thực hiện hoặc xác lập, thực hiện vượt quá

347
phạm vi đại diện; buộc ông H1 liên đới cùng Công ty M.N thực hiện nghĩa vụ trả
tiền cho bà T.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty cổ phần Đầu tư Phát
triển M.N (do ông Mai Thanh P là đại diện theo ủy quyền) trình bày:
Ngày 20/7/2011, Công ty M.N ký Hợp đồng vay tiền phục vụ sản xuất kinh
doanh số 02/07-2011/HĐVT với bà T, số tiền vay là 7.000.000.000 đồng, thời hạn
vay 06 tháng, lãi suất vay 13,5%/năm. Công ty đã nhận đủ số tiền vay do bà T
chuyển vào tài khoản của Công ty tại Ngân hàng A – Chi nhánh T.H. Bà T đồng
ý cho Công ty vay tiền trên cơ sở Thư bảo lãnh thanh toán hoàn trả tiền vay và tiền
lãi vay do Ngân hàng A – Chi nhánh T.H đứng ra bảo lãnh cho Công ty. Thực tế,
Công ty là khách hàng thường xuyên, có đề nghị bảo lãnh, có dư nợ và có tài sản
thế chấp tại Ngân hàng A – Chi nhánh T.H tại thời điểm ký kết Hợp đồng số 02/07-
2011/HĐTV. Hiện nay, tình hình hoạt động của Công ty gặp nhiều khó khăn nên
Công ty chưa trả được số tiền vay 7.000.000.000 đồng và tiền lãi theo thỏa thuận
là 483.000.000 đồng, tổng số tiền là 7.483.000.000 đồng. Vì vậy, Công ty đề nghị
Tòa án buộc Ngân hàng A phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho Công ty, thanh
toán cho bà T số tiền 7.483.000.000 đồng theo Thư bảo lãnh thanh toán. Sau đó,
Công ty sẽ có trách nhiệm thanh toán với Ngân hàng A số tiền nêu trên.
Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 24/2017/KDTM-ST ngày 21,
24/11/2017, Tòa án nhân dân quận B, thành phố H quyết định:
Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Đinh Thị T “Yêu
cầu Ngân hàng A thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán theo Thư bảo lãnh thanh
toán số 1480VBS 201100217 ngày 27/7/2011 của Ngân hàng A – Chi nhánh T.H
và trả tiền lãi quá hạn do vi phạm nghĩa vụ chậm trả tiền”.
Buộc bị đơn Ngân hàng A phải trả nguyên đơn bà Đinh Thị T khoản tiền
7.483.000.000 đồng theo cam kết bảo lãnh cho Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển
M.N tại Thư bảo lãnh thanh toán số 1480 VBS 201100217 ngày 27/7/2011 của
Ngân hàng A – Chi nhánh T.H và khoản tiền lãi quá hạn 4.293.372.000 đồng do
vi phạm nghĩa vụ chậm trả tiền. Tổng cộng hai khoản tiền Ngân hàng A phải trả
nguyên đơn bà Đinh Thị T là 11.776.372.000 đồng.
Ngân hàng A có quyền khởi kiện đối với Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển
M.N khi có yêu cầu.
Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên về án phí, nghĩa vụ do chậm thi hành án và
quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Sau khi xét xử sơ thẩm, bị đơn Ngân hàng A có đơn kháng cáo Bản án sơ
thẩm nêu trên.
Tại Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 41/2019/KDTM-PT ngày
02/5/2019, Tòa án nhân dân thành phố H quyết định:
Sửa một phần Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 24/2017/KDTM-
ST ngày 21, 24/11/2017 của Tòa án nhân dân quận B, thành phố H và xử như sau:

348
- Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Đinh Thị T:
"Yêu cầu Ngân hàng A thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán theo Thư bảo lãnh
thanh toán số 201100217 ngày 27/7/2011 của Ngân hàng A – Chi nhánh T.H và
trả tiền lãi quá hạn do vi phạm nghĩa vụ chậm trả tiền”.
- Buộc bị đơn Ngân hàng A phải trả cho bà Đinh Thị Tâm số tiền
7.483.000.000 đồng tiền cam kết bảo lãnh cho Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển
M.N tại Thư bảo lãnh thanh toán số 1480 VBS 201100217 ngày 27/7/2011 của
Ngân hàng A – Chi nhánh T.H và 4.287.759.000 đồng tiền lãi. Tổng cộng là
11.770.759.000 đồng.
Ngân hàng A có quyền khởi kiện đối với Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển
M.N khi có yêu cầu.
Tòa án cấp phúc thẩm còn tuyên về án phí, nghĩa vụ do chậm thi hành án.
Sau khi xét xử phúc thẩm, bị đơn Ngân hàng A có đơn đề nghị xem xét lại vụ án
theo thủ tục giám đốc thẩm.
Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 12/QĐKNGĐT-VC1-KDTM ngày
22/11/2019, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại H.N kháng nghị đối với Bản
án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 41/2019/KDTM-PT ngày 02/5/2019 của Tòa án
nhân dân thành phố H; đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại H.N xét
xử giám đốc thẩm, hủy Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm nêu trên và Bản án kinh
doanh thương mại sơthẩm số 24/2017/KDTM-ST ngày 21, 24/11/2017 của Tòa án nhân
dân quận B, thành phố H; giao hồ sơvụ án cho Tòa án nhân dân quận B, thành phố H xét
xử sơthẩm lại theo quy định của pháp luật.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 04/2020/KDTM-GĐT ngày 17/02/2020, Ủy ban
Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại H.N quyết định:
Hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 41/2019/KDTM-PT ngày
02/5/2019 của Tòa án nhân dân thành phố H và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm
số 24/2017/KDTM-ST ngày 21, 24/11/2017 của Tòa án nhân dân quận B, thành phố H
về vụ án “Tranh chấp hợp đồng bảo lãnh”giữa nguyên đơn là bà Đinh Thị T với bị đơn là
Ngân hàng A; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty cổ phần Đầu tưPhát triển
M.N.
Giao hồ sơvụ án cho Tòa án nhân dân quận B, thành phố H xét xử lại sơ thẩm theo
quy định của pháp luật.
Sau khi xét xử giám đốc thẩm, nguyên đơn bà Đinh Thị T đề nghị Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại Quyết định giám đốc thẩm nêu trên theo
thủ tục giám đốc thẩm.
Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 05/2022/KN-KDTM ngày
30/5/2022, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm đối với
Quyết định giám đốc thẩm số 04/2020/KDTM-GĐT ngày 17/02/2020 của Ủy ban
Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại H.N; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy Quyết định giám đốc thẩm nêu trên

349
và giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 41/2019/KDTM-PT
ngày 02/5/2019 của Tòa án nhân dân thành phố H.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất
trí với Quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Theo Hợp đồng vay tiền phục vụ sản xuất kinh doanh số 02/07-2011/H
ĐVT ngày 20/7/2011, bà Nguyễn Thị T cho Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển
M.N vay số tiền 7.000.000.000 đồng, thời hạn vay 06 tháng, lãi suất 13,5%/năm,
việc cho vay có đảm bảo bằng bảo lãnh của Ngân hàng A. Ngày 21/7/2011, Ngân
hàng A – Chi nhánh Tây Hà Nội đã phát hành Thư bảo lãnh thanh toán số 1480
VBS 201100217 (viết tắt là Thưbảo lãnh) có nội dung: “Ngân hàng A – Chi nhánh
T.H … chấp thuận cung cấp một bảo lãnh thanh toán để hoàn trả tiền vay cộng
với tiền lãi vay cho người thụ hưởng là bà Đinh Thị T… với số tiền là 7.483.000.000
đồng … để bảo lãnh cho Công ty Cổ phần Đầu Tư Phát triển M.N thực hiện đầy đ
ủ nghĩa vụ hoàn trả tiền vay và tiền lãi vay cho bà Đinh Thị T theo Hợp đồng vay
tiền phục vụ sản xuất kinh doanh số 02/07-2011/HĐVT ký ngày 20/07/2011 giữa
Công ty Cổ phần Đầu Tư Phát triển M.N và bà Đinh Thị T ... Trong văn bản của
bà Đinh Thị T gửi Ngân hàng chỉ cần nêu số tiền mà Ngân hàng phải thanh toán
thay cho Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển M.N, tài khoản chuyển tiền mà không
cần phải nêu bất cứ lý do nào khác … Bảo lãnh thanh toán này có hiệu lực từ khi
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển M.N nhận được đầy đủ tiền vay (Bảy tỷ đồng
chẵn) theo quy định tại Hợp đồng cho đến khi Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển
M.N thanh toán đầy đủ tiền vay và tiền lãi vay theo quy định tại hợp đồng cho bà
Đinh Thị T”. Agribank – Chi nhánh T.H cũng có Văn bản số 217 ngày 21/7/2011
xác nhận việc phát hành Thư bảo lãnh nêu trên là có thực và đúng thẩm quyền của
Giám đốc A. Ngày 26/7/2011, bà T đã chuyển số tiền 7.000.000.000 đồng bằng
Ủy nhiệm chi vào tài khoản của Công ty M.N mở tại Ngân hàng A – Chi nhánh
Tây Hà Nội trên cơ sở Thư bảo lãnh do Ngân hàng A phát hành. Sau đó, Công ty
M.N có Văn bản số 0207/2011 ngày 26/7/2011 xác nhận đã nhận đủ tiền vay. Tuy
nhiên, do Công ty M.N không thanh toán đúng hạn số tiền vay nêu trên cho bà T;
Ngân hàng A – Chi nhánh Tây Hà Nội cũng không đồng ý thanh toán tiền vay và
tiền lãi theo Thư bảo lãnh nên bà T khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Ngân hàng A
phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
[2] Ngân hàng A không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà T vì cho rằng
Thư bảo lãnh vô hiệu. Quá trình giải quyết vụ án, Ngân hàng A xác định ông H1
(nguyên Giám đốc Ngân hàng A - Chi nhánh T.H) không có quyền đại diện cho
Ngân hàng A ký phát hành bảo lãnh vay vốn trong nước theo quy định tại Điều 21
Quyết định 398/QĐ-HĐQT-TD ngày 02/5/2007 về bảo lãnh Ngân hàng trong hệ
thống Ngân hàng A. Tuy nhiên, quy định nêu trên là quy định nội bộ của Ngân
hàng A, có giá trị ràng buộc nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh Ngân hàng

350
A (ông H1) phải biết và thực hiện. Việc ký Thư bảo lãnh vượt quá phạm vi ủy
quyền của Giám đốc Ngân hàng A – Chi nhánh T.H là lỗi của Ngân hàng A và
Chi nhánh Ngân hàng A nên không thuộc trường hợp Ngân hàng A được miễn
hoặc chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Điều 28, Điều 29 Quy định bảo
lãnh Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng A (ban hành kèm theo Quyết định số
398/QĐ-HĐQT-TD ngày 02/5/2007 của Hội đồng quản trị Ngân hàng A). Mặt
khác, khi giao dịch với Ngân hàng A, khách hàng như Công ty M.N và bà T không
thể biết và không buộc phải biết các quy định nội bộ nêu trên, họ cũng không phải
là đối tượng điều chỉnh của các quy định đó.
[3] Tòa án cấp giám đốc thẩm nhận định bà T buộc phải biết việc ông H1
(Giám đốc Ngân hàng A – Chi nhánh T.H) ký Thư bảo lãnh có thuộc phạm vi ủy
quyền hay không khi tham gia giao dịch với Ngân hàng A và do bà T không thực
hiện quyền của mình mà vẫn chuyển tiền cho Công ty M.N nên không thể buộc
Ngân hàng A thực hiện nghĩa vụ theo Thư bảo lãnh. Tuy nhiên, theo quy định của
Ngân hàng thì Thư bảo lãnh là cam kết đơn phương bằng văn bản của Ngân hàng
về việc Ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách
hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên
nhận bảo lãnh. Việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ xem khách hàng có đủ điều kiện đư
ợc bảo lãnh hay không, có hồ sơ bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh để từ đó
chấp nhận hay từ chối bảo lãnh là nghĩa vụ của Chi nhánh Ngân hàng A khi thực
hiện thủ tục bảo lãnh. Bà T là người có quyền thụ hưởng bảo lãnh của Ngân hàng
A; bà T không liên quan đến việc lập hồ sơ, thẩm định, xét duyệt và ký Thư bảo
lãnh của Ngân hàng A là thật hay giả, đúng phạm vi ủy quyền hay không. Thực
tế, để có cơ sở tin tưởng thực hiện hợp đồng vay tiền phục vụ sản xuất kinh doanh
và chuyển tiền vào tài khoản của Công ty M.N mở tại Ngân hàng A – Chi nhánh
T.H nên khi nhận được Thư bảo lãnh bà T đã kiểm tra bằng cách yêu cầu Ngân
hàng A - Chi nhánh T.H xác nhận Thư bảo lãnh mà Chi nhánh Ngân hàng A đã
phát hành. Vì vậy, nhận định nêu trên của Tòa án cấp giám đốc thẩm là không có
cơ sở, không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án.
[4] Ngân hàng A không công nhận giá trị pháp lý của Thư bảo lãnh vì cho
rằng ông H1 vi phạm các quy định của Ngân hàng A trong quá trình phát hành Th
ư bảo lãnh, nhưng đây là trách nhiệm giữa cá nhân ông H với pháp nhân là Ngân
hàng A. Theo quy định về Chi nhánh tại Điều 92 Bộ luật dân sự năm 2005 thì
Ngân hàng A – Chi nhánh T.H là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng A, có nhiệm vụ
thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân là Ngân hàng A; khi
Chi nhánh Ngân hàng A xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì sẽ phát sinh quyền
và nghĩa vụ của Ngân hàng A. Do đó, trong trường hợp này Ngân hàng A phải có
trách nhiệm thực hiện cam kết bảo lãnh tại Thư bảo lãnh do Ngân hàng A – Chi
nhánh T.H phát hành theo quy định tại Điều 93 Bộ luật dân sự năm 2005. Tòa án
cấp giám đốc thẩm nhận định không thể buộc Ngân hàng A thực hiện nghĩa vụ tại

351
Thư bảo lãnh do Ngân hàng A – Chi nhánh T.H phát hành là không phù hợp với
các quy định pháp luật nêu trên và không đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp
của bà T.
[5] Ngân hàng A còn cho rằng Thư bảo lãnh không có trong hồ sơ, sổ sách
theo dõi, không thu phí bảo lãnh, không được hạch toán trên IPCAS (phần mềm l
ưu trữ thông tin) của Ngân hàng A. Tuy nhiên, các vấn đề này thuộc về trách nhiệm
của Ngân hàng A khi quản lý, giám sát, thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo
lãnh.
[6] Thư bảo lãnh do ông H ký với tư cách là Giám đốc Ngân hàng A - Chi
nhánh T.H, có đóng dấu của Ngân hàng A – Chi nhánh T.H nên Thư bảo lãnh là
văn bản do Ngân hàng A phát hành, trong đó ông H1 chỉ ký với tư cách là người đ
ại diện của Ngân hàng A. Do đó, Tòa án cấp giám đốc thẩm nhận định việc giải
quyết yêu cầu khởi kiện của bà T có liên quan đến trách nhiệm của ông H1 trong
việc ký Thư bảo lãnh nên cần thiết đưa ông H1 vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là không phù hợp với các quy
định của pháp luật.
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 337, Điều 342, Khoản 2 Điều 343, Điều 344
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
1. Chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 05/2022/KN-
KDTM ngày 30/5/2022 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hủy Quyết định giám đốc thẩm số 04/2020/KDTM-GĐT ngày
17/02/2020 của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại H.N về vụ án
“Tranh chấp hợp đồng bảo lãnh” giữa nguyên đơn là bà Đinh Thị T với bị đơn là
Ngân hàng A và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty cổ phần Đầu tư
Phát triển M.N.
3. Giữ nguyên Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 41/2019/KDTM-PT
ngày 02/5/2019 của Tòa án nhân dân thành phố H.

352
Quyết định số 44/2018/KDTM-GĐT ngày 10/9/2018 của Tòa án nhân
dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo đơn khởi kiện, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trình bày:
Ngày 10/9/2010 Ngân hàng TMCP K - Chi nhánh Đồng Nai có ký hợp đồng tín
dụng với Công ty TNHH N với nội dung cơ bản như sau:
- Công ty TNHH N vay số tiền 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
- Mục đích vay bổ sung vốn công trình xây dụng.
- Thời hạn vay 08 tháng tính từ ngày giải ngân vay vốn đầu tiên.
- Lãi suất linh hoạt.
- Tài sản thế chấp gồm: quyền sử dụng thửa đất số 85, tờ bản đồ 21, phường
A, thành phố B và công trình xây dựng trên đất do bà Nguyễn Thị T đứng tên trên
giấy chứng nhận quyền sử dụng và quyền sở hữu nhà; quyền sử dụng thửa đất số
313, tờ bản đồ 42 phường C, thành phố B và công trình xây dựng trên đất do bà
Phạm Thị D đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà để bảo đảm thanh toán cho Ngân hàng.
Ngoài ra còn một số thỏa thuận khác đã ghi trong hợp đồng.
Ngày 14/9/2010, Ngân hàng TMCP K - Chi nhánh Đồng Nai đã giao Công
ty TNHH N số tiền 02 tỷ đồng, sau đó Công ty TNHH N vi phạm nghĩa vụ thanh
toán, Ngân hàng TMCP K - Chi nhánh Đồng Nai đã nhiều lần yêu cầu Công ty
TNHH N thanh toán nợ, nhưng vẫn không thực hiện.
Trong suốt quá trình thực hiện nghĩa vụ Công ty TNHH N đã thanh toán số
tiền lãi là 77.613.890 đồng. Ngày 14/12/2010 Ngân hàng đã chuyển toàn bộ số
tiền vốn vay thành khoản nợ quá hạn với mức lãi của 150% lãi trong hạn là
13,15%. Nay Ngân hàng TMCP K yêu cầu Công ty TNHH N phải thanh toán số
tiền gốc 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng); tiền lãi gồm lãi suất quá hạn và lãi phạt
tổng tính tới hết ngày 27/09/2016 là 2.890.456.069 đồng; nếu Công ty TNHH N
không có tài sản thanh toán thì yêu cầu các tài sản thế chấp dùng bảo đảm thanh
toán số tiền cho Ngân hàng TMCP K - Chi nhánh Đồng Nai.
Theo bản tự khai và nhữmg lời khai tại phiên tòa sơ thẩm, người đại diện
của Công ty TNHH N trình bày:
Hợp đồng tín dụng, thế chấp tài sản đúng như đại diện nguyên đơn nêu, số
tiền vốn và tiền lãi mà Công ty TNHH N còn thiếu Ngân hàng TMCP K - Chi nhánh
Đồng Nai đúng như đại diện Ngân hàng nêu. Nay Công ty TNHH N không có ý
kiến gì, nhất trí thanh toán tiền cho Ngân hàng TMCP K - Chi nhánh Đồng Nai.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:
+ Bà Nguyễn Thị T trình bày: Bà có ký hợp đồng dùng quyền sử dụng thửa
đất số 85, tờ bản đồ 21, phường A, thành phố B và công trình xây dựng trên đất,
do bà đứng tên bảo lãnh cho Công ty TNHH N vay tiền là đúng sự thật. Nay bà
không có ý kiến gì.
+ Bà Nguyễn Thị H, Nguyễn Thị Kim D1, Nguyễn Thị N1 và Nguyễn Thị H1
trình bày: quyền sử dụng thửa đất số 85, tờ bản đồ 21, phường A, thành phố B do
bà T đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là của chung các bà với bà
T. Thửa đất có nguồn gốc do cha các bà là ông Nguyễn Văn T1 để lại (ông T1
chết ngày 12/05/1990), nên là tài sản chung của các bà với bà T. Việc bà T dùng
quyền sử dụng thửa đất số 85, tờ bản đồ 21, phường A, thành phố B bảo lãnh cho

1 353
Công ty TNHH N vay tiền khi không có ý kiến của các bà là không đúng. Nay
các bà yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng thế chấp quyền sử dụng thửa đất số 85, tờ
bản đồ 21, phường A, thành phố B và quyền sở hữu nhà trên đất này.
+ Ông Nguyễn Ngọc T2 trình bày: quyền sử dụng thửa đất số 85, tờ bản đồ
21, phường A, thành phố B này là chung của ông với bà T và các bà Nguyễn Thị
H, Nguyễn Thị Kim D1, Nguyễn Thị N1, Nguyễn Thị H1 vì của cha ông để lại.
Do đó, ông cùng vợ và các con bà T vẫn sống trên nhà, đất này. Năm 2006 ông
và vợ là bà Lê Thị H2 đầu tư tiền sửa nhà trên đất này. Mẹ ông là bà T tự động
đem thế chấp bảo lãnh cho Công ty TNHH N vay tiền là không đúng. Nay ông
không đồng ý với yêu cầu của Ngân hàng TMCP K là dùng quyền sử dụng thửa
đất số 85, tờ bản đồ 21, phường A, thành phố B và quyền sở hữu nhà trên đất này
bảo đảm thanh toán tiền thay cho Công ty TNHH N đối với Ngân hàng TMCP K.
+ Bà Lê Thị H2 trình bày: Năm 2006 bà và chồng là ông T2 đầu tư tiền sửa
sang lại nhà trên thửa đất số 85, tờ bản đồ 21, phường A, thành phố B nhưng để
bà T đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu. Bà cùng chồng và một số người
con bà T vẫn sinh sống trên nhà, đất này. Bà T đem thế chấp bảo lãnh cho Công
ty TNHH N vay tiền khi không có ý kiến của vợ chồng bà và các người con của
bà T đang sống trên đất là không đúng. Nay bà không đồng ý với yêu cầu của
Ngân hàng TMCP K.
+ Bà Phạm Thị D trình bày: Bà có ký vào giấy thế chấp quyền sử dụng thửa
đất số 313, tờ bản đồ 42, phường C, thành phố B và công trình xây dựng trên đất
do bà đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà vay tiền giùm cho bà Nguyễn Thị Thanh T3 và ông Nguyễn Phạm
Quang M, thực sự bà không nhận tiền của Ngân hàng. Nay bà cũng nhất trí dùng
nhà đất đã thế chấp để thanh toán tiền cho Ngân hàng TMCP K thay cho Công ty
TNHH N. Còn tiền bà đã thanh toán cho Ngân hàng bà sẽ yêu cầu giải quyết sa:
+ Các anh, chị Nguyễn Phạm Thị Thủy T4; Nguyễn Phạm Thị Thùy T5;
Nguyễn Đắc Thiện T6 và Nguyễn Đắc Thanh T7 vắng mặt trong suốt quá trình
thụ lý giải quyết vụ án, nên không có ý kiến trình bày.
+ Bà Nguyễn Thị Thanh T3 và ông Nguyễn Phạm Quang M vắng mặt trong
suốt quá trình thụ lý giải quyết vụ án nên không có ý kiến trình bày.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 06/2016/KDTM-ST ngày 27/9/2016 của Tòa
án nhân dân huyện Trảng Bom, quyết định:
- Chấp nhận một phần yêu cầu của Ngân hàng TMCP K. Buộc Công ty
TNHH N có nghĩa vụ thanh toán cho Ngân hàng TMCP K - Chi nhánh Đồng Nai
số tiền vốn 02 tỷ đồng và số tiền đến hết ngày 27/9/2016 là 2.270.757.010 đồng.
Kể từ ngày 28/9/2016, nếu Công ty TNHH N chưa thanh toán số tiền vốn
trên thì phải trả thêm tiền lãi theo mức lãi đã ký kết trên hợp đồng tín dụng số
25/HĐTD/NH-PN/TCB-BHA ký ngày 10/9/2010.
Nếu Công ty TNHH N không có khả năng thanh toán thì Ngân hàng TMCP K
được quyền yêu cầu phát mãi quyền sử dụng đất thửa 313, tờ bản đồ 42, phường C,
thành phố B và quyền sở hữu nhà trên đất để thanh toán cho Ngân hàng TMCP K
- Chi nhánh Đồng Nai.
Chấp nhận yêu cầu độc lập của bà Nguyễn Thị H, Nguyễn Thị Kim D1,
Nguyễn Thị N1 và Nguyễn Thị H1. Tuyên bố hợp đồng thế chấp bảo lãnh quyền
sử dụng thửa số 85, tờ bản đồ 21, phường A, thành phố B và quyền sở hữu nhà

2 354
trên đất này giữa Ngân hàng TMCP K - Chi nhánh Đồng Nai với bà Nguyễn Thị T
vào ngày 13/9/2010 bị vô hiệu.
Buộc Ngân hàng TMCP K - Chi nhánh Đồng Nai trả lại giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà thửa đất số 85, tờ bản đồ 21, phường A,
thành phố B cho bà Nguyễn Thị T.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí, quyền kháng cáo của đương sự.
Tại bản án dân sự phúc phẩm số 07/2017/KDTM-PT ngày 07/4/2017 của
Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai, quyết định: sửa một phần bản án dân sự sợ thẩm
về án phí, các phần khác giữ nguyên.
Ngoài ra, bản án phúc thẩm còn tuyên về quyền yêu cầu thi hành án.
Ngày 10/10/2017, Ngân hàng TMCP K đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm
đối với bản án phúc thẩm trên với lý do yêu cầu xác định hợp đồng thế chấp bảo
lãnh của cụ Nguyễn Thị T là hợp pháp.
Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 72/2018/KN-KDTM ngày
06/4/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
kháng nghị đối với Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 07/2017/KDTM-PT
ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai theo thủ tục giám đốc thẩm.
Đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử giám
đốc thẩm hủy một phần Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số
07/2017/KDTM-PT ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai và một
phần Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 06/2016/KDTM-ST ngày
27/9/2016 của Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai về phần thế
chấp bảo đảm nhà đất tại địa chỉ 12/1, đường E, phường A, thành phố B, tỉnh
Đồng Nai của cụ Nguyễn Thị T đối với Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương
- Chi nhánh Đồng Nai.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm Tòa án nhân dân
cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án
nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở số
4701051315 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cấp vào ngày 06/9/2002 thì cụ
Nguyễn Thị T là người đứng tên chủ sở hữu căn nhà số 12/1, đường E tọa lạc trên
thửa đất số 85, tờ bản đồ 21, phường A, thành phố B, tỉnh Đồng Nai. Ngày
13/9/2010, cụ Nguyễn Thị T thế chấp toàn bộ nhà đất trên để đảm bảo cho khoản
vay 1.646.260.000 đồng của Công ty TNHH N đối với Ngân hàng TMCP K - Chi
nhánh Đồng Nai theo hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba số 25-02/HĐTC-
BĐS/TCB-BHA ngày 10/9/2010. Căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
và quyền sử dụng đất ở nêu trên thì cụ Nguyễn Thị T là chủ sở hữu hợp pháp đối
với nhà đất tại địa chỉ 12/1, đường E, phường Quyết Thắng. Vì vậy, cụ Nguyễn
Thị T có quyền ký hợp đồng thế chấp bảo lãnh theo đúng quy định pháp luật.
[2] Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm cho rằng nhà đất trên là tài sản chung
của cụ Nguyễn Thị T và các con là các ông, bà Nguyễn Thị Kim D1, Nguyễn
Ngọc T2, Nguyễn Thị N1, Nguyễn Thị H, Nguyễn Thị Kim D1 nên việc cụ T một
mình tự ý ký kết hợp đồng thế chấp tài sản bảo lãnh là không đúng pháp luật. Tuy
nhiên, hồ sơ vụ án không thể hiện có bất cứ tài liệu chứng cứ gì chứng minh đây

3 355
là tài sản chung của cụ T và các con của cụ T. Do đó, nhận định này của Tòa án
cấp sơ thẩm và phúc thẩm là không có cơ sở pháp lý.
[3] Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm còn nhận định rằng vào ngày
09/9/2010, cụ Nguyễn Thị T đã lập hợp đồng ủy quyền cho ông T2 toàn quyền sử
dụng nhà đất với thời hạn 05 năm, trong khi hợp đồng ủy quyền chưa chấm dứt
thì cụ Nguyễn Thị T đã ký hợp đồng thế chấp bảo lãnh là không đúng với Điều
122 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự. Do cụ Nguyễn Thị T là chủ sở hữu nhà đất nêu trên nên dù cụ T có ủy quyền
cho ông T2 toàn quyền sử dụng thì cũng không làm hạn chế hoặc làm mất đi
quyền về tài sản theo quy định của pháp luật của cụ T. Do đó, nhận định của Tòa
án cấp sơ thẩm và phúc thẩm cũng là không chính xác.
[4] Mặt khác, khi ký hợp đồng thế chấp bảo lãnh, cụ Nguyễn Thị T đã 84
tuổi (sinh năm 1926). Theo quy định của pháp luật thì cụ T là người già yếu. Vì
vậy, cần xem xét, đánh giá lại việc cụ T ký hợp đồng thế chấp bảo lãnh có hoàn
toàn tự nguyện hay không; tình trạng sức khỏe, tinh thần của cụ T có đảm bảo để
tự mình xác lập các giao dịch dân sự trên hay không, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc
thẩm chưa làm rõ nên chưa có đủ cơ sở để đánh giá tính hợp pháp của hợp đồng
thế chấp bảo lãnh mà cụ T đã ký kết.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào khoản 3 Điều 343 và Điều 345 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
Chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 72/2018/KN-KDTM ngày
04/6/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hủy một phần Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 07/2017/KDTM-PT
ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai và một phần Bản án kinh
doanh thương mại sơ thẩm số 06/2016/KDTM-ST ngày 27/9/2016 của Tòa án
nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai về vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín
dụng và hợp đồng thế chấp tài sản” giữa nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ
phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai với bị đơn là Công ty trách
nhiệm hữu hạn N - Đ - C cùng những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác
trong vụ án, về phần xử lý tài sản thế chấp bảo đảm nhà đất tại địa chỉ số 12/1,
đường E, phường A, thành phố B, tỉnh Đồng Nai của cụ Nguyễn Thị T đối với
Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương - Chi nhánh Đồng Nai.
Giao hồ sơ vụ án nêu trên cho Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng
Nai giải quyết sơ thẩm lại theo đúng quy định pháp luật./.

4 356

You might also like