Bạn tưởng tượng xem khi bạn đứng trên bục thuyết trình

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bạn tưởng tượng xem khi bạn đứng trên bục thuyết trình, bao nhiêu ánh mắt

đổ dồn khiến bạn mặt đỏ


rần lên vì mất bình tĩnh, miệng lắp bắp không nói nên lời và hai tay cứ loay hoay với mấy tờ giấy… Đó
chính là biểu hiện của nỗi sợ hãi khi nói trước đám đông.

Dựa vào số liệu thống kê cho biết, có đến hơn 70% số người chia sẻ rằng họ cảm thấy sợ hãi và lo lắng
khi chuẩn bị nói trước đám đông. Và tâm lý này là một điều hết sức bình thường mà rất nhiều người gặp
phải.

Vậy tại sao bạn lại gặp những khó khăn như thế? Để rõ hơn, chúng ta hãy tham khảo 5 nguyên nhân dẫn
đến nỗi sợ hãi khi nói trước đám đông sau đây:

1. Do di truyền từ người thân

Chứng bệnh “run khi đứng trước đám đông” này cũng có thể là do di truyền từ người thân của bạn. Để
giải quyết mối lo này, bạn cần ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, tập thể dục… Điều này sẽ giúp cho giúp não
bộ ổn định và lấy lại sự tự tin.

2. Sự mất cân bằng về serotonin trong não khiến bạn sợ hãy và ngại giao tiếp

Điều trị tâm lý bằng cách tập nói trước gương, tập trò chuyện với vài người trước khi thuyết trình trước
đám đông là một phương pháp hữu ích. Ngoài ra, nếu căn bệnh đó quá nặng, bạn nên đến gặp bác sĩ
tâm lý để họ giúp bạn thoát khỏi chứng bị run khi đứng trước đám đông nhé !

3. Do tác động của môi trường

Một số người do khả năng thích nghi với môi trường mới chưa tốt nên khi "du nhập" tại một môi trường
mới thì có thể mắc chứng “run khi đứng trước đám đông” này.

4. Sự thiếu tự tin khi đứng trước đám đông, căng thẳng quá mức khiến bạn “bị run khi đứng trước
đám đông”

Có thể do bạn chuẩn bị chưa kỹ lưỡng, tự ti về ngoại hình của mình, sợ thất bại, sợ bị chỉ trích, sợ người
khác xem thường mình, sợ thua kém…

Chính những nỗi sợ trên đã làm bạn rất căng thẳng nên bạn thiếu hẳn sự tự tin trong kỹ năng thuyết
trình.

5. Chưa quen với áp lực

Ví dụ: bạn sợ bị thầy cô gọi lên trả bài, lúc đó có bao ánh mắt đổ dồn về phía mình… Trong những tình
huống như thế bạn hãy biến bị động thành chủ động, hãy học bài thật kỹ và chủ động xung phong lên trả
bài xem sao.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước thì chắc chắn phần trình bày của bạn sẽ trôi trải, nó là động lực để bạn
tiếp tục phát huy và dần dần bạn sẽ không còn cảm thấy run sợ khi đứng trước đám đông nữa, bạn sẽ
thấy điều này là hết sức bình thường vì bạn đã quen rồi.

Trên đây là một số nguyên nhân mà nhóm mình đã đúc kết ra được. Bài đăng tiếp theo, chúng mình sẽ
chỉ ra một số biện pháp giúp các bạn cải thiện tâm lí thuyết trình.

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe !!!!!!

You might also like