Chương 1. VBTS

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

CHƯƠNG 1.

VĂN BẢN TỰ SỰ

1.1. Khái quát về văn bản tự sự


1.1.1 Khái niệm
Văn tự sự (văn kể chuyện) là một thể loại văn bản trong đó, người viết dựa
trên cơ sở một cốt truyện (có sẵn hoặc do mình tạo dựng nên) để trình bày, tái
hiện lại diễn biến của câu chuyện, nhằm giúp người đọc nắm được toàn bộ diễn
biến câu chuyện, qua đó, người đọc thấy được ý nghĩa của chuyện.
1.1.2. Bản chất, mục đích và ý nghĩa của văn bản tự sự
* Bản chất của tự sự và văn bản tự sự (VBTS) là miêu tả sự kiện (kể chuyện, trần
thuật).
Khái niệm tự sự còn có nội hàm rộng, nhưng thường được hiểu theo hai nghĩa:
+ Thứ nhất, tự sự như là một trong ba phương thức miêu tả, phản ánh đời sống
trong văn học. Theo cách hiểu này, tự sự dùng để chỉ phương thức miêu tả, phản ánh của
văn học mà ở đó thiên về miêu tả sự kiện, kể chuyện. Phương thức thiên về miêu tả sự
kiện (kể chuyện, trần thuật) này chủ yếu dùng trong tác phẩm tự sự.
+ Thứ hai, tự sự là một loại hình văn học bên cạnh loại trữ tình và kịch. Với nghĩa
này, tự sự chỉ một loại tác phẩm văn học (tác phẩm tự sự, phân biệt với tác phẩm trữ tình
và tác phẩm kịch). Nó bao gồm thần thoại, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn,
truyện thơ, tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, và các loại ký tự sự như ký sự, bút ký,
phóng sự,... Phạm vi của tác phẩm tự sự rất đa dạng. Nó có thể được viết bằng văn xuôi
như tiểu thuyết, truyện ngắn, viết bằng văn vần như anh hùng ca, truyện thơ. Có tác phẩm
nằm trong thể loại ký như ký sự, phóng sự,...
Tuy vậy, dù hiểu theo nghĩa nào, thì “miêu tả sự kiện” hay “kể chuyện” đều được
xem như tiêu chí quan trọng nói lên bản chất của tự sự và văn bản tự sự.
Từ tiêu chí này, bản chất của VBTS cần được xem xét ở hai bình diện:
+ Thứ nhất, “câu chuyện được kể”; tự sự bao hàm nội dung ý nghĩa, hiện tượng,
vấn đề đời sống,... được đề cập thông qua “câu chuyện”.
+ Thứ hai, hành động kể chuyện; tự sự được xem xét chủ yếu từ những lựa chọn
về mặt phương thức, kỹ thuật trần thuật như lựa chọn người kể chuyện (ngôi kể, điểm
1
nhìn, giọng kể, nhịp kể,...), xác định người tiếp nhận mà người kể chuyện chọn để đối
thoại, v.v...
* Mục đích của tự sự
Tự sự, với ý nghĩa là mô tả lại, thuật, kể lại sự việc, câu chuyện, có một mục đích,
ý nghĩa rất to lớn, một phạm vi ứng dụng rất thông dụng, phổ biến, với các hình thức đa
dạng, linh hoạt.
Trong đời sống và trong văn học ta thường xuyên cần đến việc mô tả, kể, thuật.
Chẳng hạn: Qua đài phát thanh, bình luận viên bóng đá trần thuật một trận bóng
đá, một cuộc đua xe; qua đài truyền hình, tập thể các phóng viên, biên tập viên trần thuật
trực tiếp một cuộc mít tinh, một chương trình thể thao văn nghệ, một hoạt động từ thiện
cần đông đảo người tham gia ủng hộ; ghi lại một trận động đất, một cơn sóng thần, mà
con người phải tìm cách cảnh giác, đối phó; cảnh tỉnh nhân loại trước nguy cơ về một
cuộc chiến tranh, một tình trạng bạo lực hoành hành cần phải lên án...
Cũng như vậy, trong học tập, sinh hoạt giao tiếp hàng ngày, ta kể lại một việc, một
người, một tâm trạng đã gặp, đã trải qua trong quá khứ; kể lại ấn tượng, cảm nghĩ của
mình sau khi xem một chương trình, đọc một tác phẩm cho người thân, bè bạn nghe, hay
ghi lại những dòng nhật ký sự kiện... Trong sáng tạo nghệ thuật, hoạt động báo chí, hay
chương trình học tập cũng vậy: một văn sĩ viết một thiên tiểu thuyết, một ký giả thực hiện
một bài phóng sự, cũng như cậu học trò làm một bài thực hành về kỹ năng làm văn (văn
trần thuật, kể chuyện),... Ở hầu khắp những trường hợp, tình huống như vậy, con người
đều cần phải sử dụng đến phương thức tự sự và VBTS.
Có thể nói, tự sự và văn tự sự xuất hiện từ thuở xa xưa trong lịch sử nhân loại, đã,
đang và sẽ mãi mãi tiếp tục đồng hành với con người trong nhiều hoạt động tư duy, học
thuật, văn hóa xã hội.
* Ý nghĩa của tự sự: có ý nghĩa quan trong đối với đời sống tinh thần của con
người.
Thông qua việc mô tả sự kiện, tái hiện bức tranh đời sống, văn tự sự, nhất là truyện
ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, giúp ta nhận thức đầy đủ sâu sắc hơn bản chất đời sống xã
hội, con người.
Đọc các tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự của các nhà văn hiện thực
2
phê phán Việt Nam 1930 - 1945, chẳng hạn Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng
của Nguyễn Công Hoan, Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Bà lão lòa, Cơm thầy cơm cô của Vũ
Trọng Phụng, Chí Phèo, Lão Hạc, sống mòn của Nam Cao, Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu của
Nguyên Hồng,... người đọc hiểu thêm về bộ mặt đen tối, tàn bạo của xã hội, về số phận bi
đát khổ đau hay hài hước của con người.
Đọc Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Hoàng Lê
nhất thống chí của Ngô Gia Văn phái,... ta hình dung được một hiện thực xã hội với bao
điều “trông thấy mà đau đớn lòng”…
1.1.3. So sánh tự sự và các văn bản khác
1.1.3.1. Văn bản tự sự và văn bản miêu tả
Rất khó vạch một đường ranh giới tuyệt đối giữa tự sự và miêu tả. Nói chung, văn
miêu tả thường được xem như một công cụ, một kĩ năng để làm văn bản tự sự (một kiểu
văn bản tổng hợp).
Chẳng hạn, trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) cũng có nhiều đoạn miêu tả: một bức
tranh mùa xuân trong sáng: “dập dìu tài tử gia nhân”, một cảnh mùa thu: “long lanh đáy
nước in trời”, những bức chân dung sống động về Thúy Vân, Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ
Hải, những nét chấm phá thần tình về Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh,... Nhưng đó là
những đoạn miêu tả nằm trong Truyện Kiều, phục vụ cho mục đích tự sự của Nguyễn Du
về những biến cố, những nhân vật đã xuất hiện và ít hoặc nhiều, trực tiếp hay gián tiếp
tác động đến số phận của Thúy Kiều suốt hơn mười lăm năm lưu lạc.
Cũng như vậy, Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) xoay quanh cuộc gặp mặt khác
thường giữa một người là tử tù của chế độ phong kiến với những người là đại diện cho
pháp luật nhà nước phong kiến. Ở đây, Nguyễn Tuân đã phải làm rõ quan hệ giữa các
nhân vật (ông Huấn Cao, viên cai ngục, thầy thơ lại).
Trong truyện ngắn này cũng có những đoạn vẽ chân dung, tả tính cách nhân vật.
Nhưng những đoạn văn miêu tả như vậy thực ra cũng không phải thuần túy là văn miêu
tả vì chúng được lồng vào lời kể, lời trần thuật để thực hiện chức năng chung của văn
bản tự sự.
* Điểm khác biệt giữa miêu tả và tự sự
- Tự sự khác bản chất là kể lại, thuật lại sự việc, câu chuyện theo một quá trình
3
diễn biến nào đó. Sự việc, câu chuyện thì có bắt đầu, có phát triển, có kết thúc.
- Miêu tả là tả lại, “vẽ” lại bằng lời một cảnh, một người, một vật. Như vậy, khi kể
chuyện, người ta phải làm rõ diễn biến sự việc hoặc, chú ý làm rõ các quan hệ, trạng thái
đời sống theo quá trình biến đổi đa dạng, phức tạp của nó.
VD: So sánh các đoạn văn sau, cho thấy các điểm khác biệt giữa hai kiểu văn bản
này:
a) Đoạn tả chị Dậu
“Trong tay bồng đứa con gái hai tuổi, chị Dậu thơ thẩn ngồi trên chiếc chõng long
nan. Cái nhanh nhảu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái mịn
màng của nước da đen giòn và cái nuột nà của người đàn bà hai mươi bốn tuổi, vẫn
không đánh đổ những cái lo phiền buồn bã trong đáy tim. Nét mặt rầu rầu, chị ỉm lặng
nhìn sự ngoan ngoãn của hai đứa con nhỏ).
b) Đoạn kể về chị Dậu
“Đàn chó cứ vây kín chung quanh chị Dậu như quân đèn cù. Hình như chúng nó
muốn cố làm hết phận sự với chủ: con nào con nấy nhe răng lè lưỡi, chỉ chực vồ vào hai
chân chị chàng đáng thương.
Cái nón dùng làm khí giới đã bị đàn vật cắn rách tan tành. Chị Dậu luống cuống
không biết làm thế nào. Bí quá, chị phải giơ hai nắm tay đánh nhau bộ với “đội lính coi
nhà” của ông Nghị”.
Ở đoạn a, tất cả các chi tiết hầu như tập trung vẽ ngoại hình, tả tâm trạng, làm nổi
rõ chân dung chị Dậu. Dễ dàng nhận ra đây là một đoạn văn thuộc kiểu văn bản miêu tả.
Ngô Tất Tố chỉ tập trung vẽ chân dung chị Dậu.
Ở đoạn b, các chi tiết tập trung thuật lại, kể lại một sự việc, hành động đã xảy ra:
vừa bước vào sân nhà Nghị Quế, để thương lượng chuyện bán con, bán chó, đã bị đội
lính giữ nhà của ông Nghị xông ra cắn, chị Dậu phải tìm mọi cách chống cự lại chúng.
- Trong văn bản miêu tả, người ta phải chú ý đến việc làm sao cho cảnh, người, vật
hiện lên với đầy đủ đường nét, màu sắc, tiết tấu riêng của nó. Vì vậy phải chú ý đặc biệt
đến việc quan sát. Tùy theo yêu cầu của việc miêu tả mà chọn vị trí, thời điểm quan sát
cho thích hợp. Có thể quan sát đối tượng từ một hay nhiều góc độ, thời điểm.
- Văn tự sự tất nhiên khi cần có sử dụng đến miêu tả. Nhưng bản thân việc miêu tả,
4
ngay cả trong trường hợp chiếm một tỉ lệ rất lớn trong văn bản, chưa thành văn tự sự.
Ví dụ: trong Truyện Kiều, nếu tách riêng tất cả những đoạn văn miêu tả chị em
Thúy Vân, Thúy Kiều, Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Từ
Hải, Hồ Tôn Hiến,.... rồi đặt chúng cạnh nhau chưa thể thành việc, thành chuyện gì cả.
Vì đó mới chỉ là những tấm ảnh, những bức vẽ chân dung nhân vật, giúp người ta hình
dung rõ hơn về hình dáng, tính tình của họ. Nhưng cũng trong tác phẩm này, những đoạn
văn tự sự của Nguyễn Du lại mang một ý nghĩa khác hẳn.
1.1.3.2. Văn bản tự sự và văn bản biểu cảm
- Nếu như văn tự sự thuật lại, kể lại những gì đã diễn ra, đang và sẽ diễn ra mà con
người chứng kiến hoặc tham gia thì văn biểu cảm chỉ tập trung bày tỏ một quan niệm, bộc
lộ một thái độ, ghi lại một ý nghĩ, một cảm tưởng,...
Cũng như văn miêu tả, văn biểu cảm, ít khi sử dụng độc lập. Nó thường được sử
dụng phối hợp với văn miêu tả, tự sự, văn thuyết minh,...
Truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn, Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ của Thạch
Lam, Tỏa nhị Kiều của Xuân Diệu, Mợ Du của Nguyên Hồng, Bức tranh của Nguyễn
Minh Châu,... thường được xem là những truyện ngắn trữ tình bởi chúng rất giàu tính
biểu cảm.
Ví dụ, trong Mợ Du (Nguyên Hồng):
“Ánh trăng vằng vặc đã gội tràn trề xuống hai gương mặt đầm đìa nước mắt áp
lên nhau và hai mái tóc ngắn dài trộn lẫn với nhau. Hương hoa cau và hoa lí sáng và ấm
đã xao xuyến lên bởi những tiếng khóc dồn dập vỡ lở ở một góc vườn rì rì tiếng dế.
Tôi dần thấy nghẹn ở cổ. Tôi phải bưng lấy mặt và quay đi chỗ khác: "Mợ ơi! Mợ
ơi!”.
Đằng kia Dũng cũng: "Mợ ơi! Mợ ơi!".
Tiếng khóc của Dũng và cả chính tiếng khóc của tôi càng xé lòng tôi ra.
Chợt mợ Du đứng vùng lên, hất mạnh mớ tóc xõa ra đằng sau.
Thoáng cái, mắt mợ quắc lên sáng ngời và gương mặt trắng mát của mợ tái hẳn
đi. Mợ cắn chặt môi dưới, lắc mạnh đầu luôn mấy cái. Ánh trăng càng chảy cuồn cuộn
trong những đợt tóc đen ánh trở nên hung dài chấm gót của mợ Dũng.
Mắt người mẹ khốn nạn, mắt đứa con đày đọa và mắt tôi đắm vào nhau không biết
5
trong bao nhiêu phút, yên lặng và tê mê...
Một lúc sau, mợ Dũng dắt Dũng ra ngoài vườn. Tôi chực chạy ra hè trước, mợ vội
chạy theo, kéo tôi lại. Mợ, một tay nắm tay Dũng, một tay xoa đầu tôi, giọng khàn khàn
và vẫn nghẹn ngào:
- An và em Dũng về nhà nhé! Mấy hôm nữa mợ lại về. Mợ đã dặn ông Hào rồi đấy,
An và Dũng muốn ăn thức gì thì ăn.
Nói đoạn, mợ cúi xuống lại hôn hít vào trán, vào má, vào cổ, vào gáy Dũng.
Toàn thân tôi lại rung chuyển trước sự quyến luyến này.
Nhìn sự chia lìa đau xót của hai mẹ con Dũng, tôi đã có cảm tưởng chính tôi là
Dũng, và tôi đã có ý muốn ôm ghì lẩy mợ Du, ôm ghì mãi mãi, ôm ghì lấy rồi dù bị chết
cũng cam tâm...”.
Đoạn văn trên đây là văn tự sự vì các chi tiết, tình tiết đã tập trung làm sống lại
diễn biến một cuộc gặp gỡ vụng trộm giữa một bà mẹ bị tước quyền làm mẹ với đứa con bị
cách li khỏi mẹ mình. Nhưng trong đoạn trích có đan xen nhiều câu, đoạn văn biểu cảm:
“Tiếng khóc của Dũng và cả chính tiếng khóc của tôi càng xé lòng tôi ra”; “Nhìn
sự chia lìa đau xót của hai mẹ con Dũng, tôi đã có cảm tưởng chính tôi là Dũng, và tôi đã có
ý muốn ôm ghì lấy mợ Du, ôm ghì mãi mãi, ôm ghì lấy rồi dù bị chết cũng cam tâm...”.
1.1.3.3. Văn bản tự sự và văn bản thuyết minh
- Tự sự và thuyết minh là hai kiểu văn bản rất khác nhau. Tuy nhiên, trong văn bản
thuyết minh, khi cần, người ta cũng lồng ghép vào một số đoạn văn tự sự. Ví dụ, khi
thuyết minh về một di tích lịch sử, người ta có thể đưa vào một số đoạn trần thuật một sự
kiện lịch sử, kể lại một huyền thoại,... liên quan trực tiếp đến di tích lịch sử ấy. Khi thuyết
minh một vấn đề văn hóa, văn học, người ta có thể thuật, tóm tắt lại một tác phẩm văn học
làm cơ sở, luận cứ cho việc thuyết minh sinh động, sáng rõ thuyết phục hơn.
Ngược lại trong văn tự sự, khi cần, người ta cũng lồng ghép vào một số đoạn
thuyết minh với những số liệu, sự kiện, chi tiết rất cụ thể nhằm tạo ấn| tượng sâu đậm về
đối tượng được nói tới. Chẳng hạn, đoạn viết về cây xà nu trong thiên truyện Rừng xà nu
của Nguyễn Trung Thành:
“Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới
ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên
6
bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để
tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng
tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con
vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn
trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì
cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được đầu người, cành lá sum sê như những
con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương
của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh,
thay thế những cây đã ngã... Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn
của mình ra, che chở cho làng...”.
Sự lồng ghép này có thể ứng dụng rất phổ biến trong loại truyện viết về các danh
nhân, các nhà văn hoá - khoa học, các nhà văn - nghệ sĩ lớn; truyện về các nhân vật lịch
sử... Chẳng hạn trích đoạn sau đây kể về cuộc đời Võ Nguyên Giáp, một nhân vật lịch sử
của Việt Nam thời hiện đại. Nếu đọc toàn bộ VB tự sự này, ta sẽ thấy người viết giới
thiệu rất nhiều những con người, số liệu và sự kiện lịch sử có thật một cách khách quan
nhằm giúp người đọc thấy rõ chân dung của nhân vật lịch sử Võ Nguyên Giáp. Đó chính
là vai trò của văn thuyết minh trong tự sự:
“Khoảng đầu tháng 10 -1930, trong cuộc khủng bố Xô Viết Nghệ - Tĩnh, Võ
Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn
Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các thầy giáo Đặng Thai Mai, Lê Viết
Lượng... Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp
được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế tiếp tục
làm báo Tiếng dân, Võ Nguyên Giáp bèn trở về quê rồi ra Hà Nội, miệt mài tự học CT
hai lớp đệ tam, đệ tứ trung học và CT bằng Tú tài phần I. Lúc này, Trường Trung học
Albert Sarraut tại Hà Nội mở một lớp thí sinh tự do cho những ai muốn dự thi Tú tài
phần II. Võ Nguyên Giáp đăng ký thi và đã đỗ đầu. Bạn học cùng lớp này có Phạm Huy
Thông. Sau khi có bằng tú tài toàn phần, Võ Nguyên Giáp được nhận vào dạy ở Trường
tư thục Thăng Long về Lịch sử và Pháp văn.”(1)

(1) Theo Nguyễn Văn Hoàn- http://100years.vnu.edu.vn


7
1.1.3.4. Văn bản tự sự và văn bản nghị luận
Hai kiểu VB này rất khác nhau
- Tự sự là kể chuyện thông qua các sự việc, nhân vật, chi tiết, cốt truyện... sử dụng
nhiều hư cấu, tưởng tượng
- Nghị luận là bàn bạc, thuyết phục bằng lí lẽ, chứng cứ; chủ yếu dùng tư duy
lôgic, luận lí...
- Mối quan hệ giữa văn vản tự sự và văn bản nghị luận: Do nhu cầu tái hiện lại
cuộc sống một cách đa dạng và phong phú, có thể nói VB tự sự “thu nạp” trong mình tất
cả các dạng thức phản ánh cuộc sống, trong đó có nghị luận. Con người ngoài đời có tất
cả các cung bậc tình cảm và cũng có nhiều trăn trở băn khoăn, nhiều suy ngẫm, triết
luận... thì trong văn học cũng có các nhân vật tương ứng. Chính vì thế, yếu tố nghị luận
thể hiện rõ ở VB tự sự trong những truyện với các tình huống và nhân vật mang nhiều
dằn vặt, suy tư, triết lí. Trong các tác phẩm của Nam Cao, không chỉ những truyện viết về
đề tài trí thức như Sống mòn, Đời thừa, Trăng sáng, Mua nhà, mà ngay cả truyện viết về
nông dân như Chí Phèo, Lão Hạc cũng rất nhiều câu văn, đoạn văn mang tính triết lí sâu
sắc, thể hiện rõ sự lập luận chặt chẽ. Hãy đọc đoạn văn sau đây: “Chao ôi! Đối với những
người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần
tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những
người đáng thương, không bao giờ ta thương...”, hoặc “Một người đau chán có lúc nào
quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá
thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa”(1) v.v... Các yếu tố nghị luận cũng không
nhằm mục đích nào khác là khắc sâu, tô đậm thêm tính cách nhân vật và khơi gợi trong
người đọc những suy ngẫm về con người, cuộc đời. VB tự sự sau đây là một VB chứa
các yếu tố nghị luận như thế.
Bức tranh tuyệt vời (2)
“Một hoạ sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị
giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: "Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian
là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người".

(1)
Trích Lão Hạc - Nam Cao, Ngữ văn 8 - tập 1, Nxb Giáo dục, 2003.
(2) Theo Phép màu nhiệm của đời, Nxb Trẻ, 2004.
8
Hoạ sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp
nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho
kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao
nếu không có tình yêu”.
Cuối cùng hoạ sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính
trả lời: "Hoà bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hoà bình ở đó có cái đẹp". Và hoạ
sĩ tự hỏi mình: "Làm sao tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hoà bình và tình yêu?".
... Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong cái
hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn ngập hạnh phúc và bình
an. Hoạ sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông
đặt tên cho nó là: “Gia đình”.
Thật vậy, gia đình là nơi đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ, tiếng hát của người mẹ và
sức mạnh của người cha. Nơi đó có hơi ấm của những con tim biết yêu, là ánh sáng của
đôi mắt tràn đầy hạnh phúc, là sự ân cần, là lòng chung thuỷ. Gia đình là ngôi thánh
đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, niềm tin và lí tưởng sống.
- Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ.
- Đó là nơi những món ăn đơn sơ cũng là mĩ vị.
- Đó là nơi tiền bạc không quỷ bằng tình yêu.
- Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui hạnh phúc.
1.2. Đặc điểm của văn bản tự sự
- Có chuyện để kể: hai yếu tố tạo nên câu chuyện là sự việc có diễn biến (mà phần
cốt lõi nhất là cốt truyện) và ý nghĩa (điều muốn nói qua sự việc được kể lại). Sự việc có
diễn biến là các sự kiện, tình tiết, chi tiết, nhân vật có quan hệ với nhau tạo nên sự phát
triển liên tục từ khi bắt đầu đến khi kết thúc câu chuyện.
Sự việc có diễn biến tạo nên phần xác của câu chuyện, muốn câu chuyện sống
được trong lòng độc giả nó phải có phần hồn, chứa đựng một ý nghĩa nào đó, gửi gắm tới
độc giả những thông điệp về một lý tưởng xã hội thẩm mỹ
Chú ý: trong thực tế có những chuyện không có cốt truyện nhưng vẫn có ý nghĩa
(Hai đứa trẻ, Tỏa nhị kiều). Vì vậy, dù có chuyện hay không có chuyện những gì ta kể
phải có ý nghĩa.
9
- Có nhân vật, tình huống, chi tiết: tạo nên sự việc có diễn biến trong câu chuyện là
các nhân vật và hành trạng (công việc làm của nhân vật). Thiên truyện Dế Mèn Phiêu Lưu
Ký của Tô Hoài bao gồm nhiều nhân vật Dế Mèn, Dế Trũi Võ Sĩ Bọ Ngựa, Xiến tóc,
Châu Chấu Voi, trong đó Mèn và Trũi là các nhân vật chính. Cuộc đời của Mèn từ khi bé
đến lúc lớn, cuộc ngao du thiên hạ của Mèn và Trũi trải qua nhiều cảnh ngộ khác nhau,
gặp nhiều loại nhân vật khác nhau đã tạo nên diễn biến đầy hấp dẫn trong tác phẩm
Đứng ở những góc độ khác nhau người ta có thể phân chia nhân vật trong truyện
thành những loại khác nhau, chẳng hạn nhân vật chính - nhân vật phụ; nhân vật chính
diện - nhân vật phản diện; nhân vật tự sự - nhân vật trữ tình; nhân vật điển hình - nhân vật
không điển hình. Nhân vật trong tác phẩm bao giờ cũng là trung tâm của các sự kiện, biến
cố.
- Cốt truyện:
Trong tác phẩm truyện truyền thống, cốt truyện thường được xem là hình thức tổ
chức cơ bản của truyện, nó bao gồm các giai đoạn phát triển chính, các sự kiện và hành
động chính của tác phẩm truyện.
Về quy mô, cốt truyện có thể chỉ gồm một tuyến sự kiện (còn gọi là cốt truyện
“đơn tuyến”). Ví dụ: truyện cổ tích Cây khế, truyện ngắn Mất cái ví của Nguyễn Công
Hoan,... đều chỉ có một tuyến sự kiện.
Cốt truyện cũng có thể được xây dựng với nhiều tuyến sự kiện (còn gọi là cốt
truyện “đa tuyến”). Trong Những người khốn khổ của V. Huygô, bên cạnh tuyến cốt
truyện chính về Giăngvangiăng, còn có các tuyến sự kiện về Făngtin, Côzét, Mariúyt,
Tênacđie; Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi; Đất vỡ hoang của M. Sôlôkhôp; Cửa
biển của Nguyên Hồng, Vỡ bờ của Nguyền Đình Thi,... đều là những tác phẩm có cốt
truyện đa tuyến.
Về thành phần, một cốt truyện đầy đủ thường có: trình bày, thắt nút, phát triển,
đỉnh điểm, mở nút, và đôi khi có thêm “vĩ thanh”.
Phần trình bày có nhiệm vụ giới thiệu hoàn cảnh xã hội, nhân vật chính. Ví dụ:
trong Truyện Kiều, tác giả giới thiệu “năm Gia Tĩnh triều Minh”, nhà Viên ngoại họ
Vương, chị em Thúy Kiều.
Phần thắt nút thường bắt đầu bằng một hành động, sự kiện làm nảy sinh xung đột.
10
Trong Truyện Kiều, việc Thúy Kiều trong ngày hội đạp thanh gặp Kim Trọng rồi “gặp”
Đạm Tiên, có thể xem là thắt nút (với một câu hỏi ám ảnh tâm trí Thúy Kiều và tâm trí
người đọc: “Trăm năm biết có duyên gì hay không?”).
Phần phát triển là sự triển khai toàn bộ các sự kiện, quan hệ, mâu thuẫn. Qua đó,
nhân vật sẽ được đặt trong nhiều tình huống cảnh ngộ khác nhau. Trong Truyện Kiều,
phần này được triển khai bằng hàng loạt tình tiết: Kim - Kiều tương tư, đính ước thề bồi,
Kim Trọng về Liễu Dương hộ tang chú, gia đình Kiều mắc oan, nàng phải bán mình, nếm
trải mười lăm năm “đoạn trường”...
Ở phần đỉnh điểm mâu thuẫn, xung đột được đẩy tới đỉnh cao. Nhân vật được đặt
trong tình trạng căng thẳng, khi phải đối mặt với một sự lựa chọn, một quyết định hệ
trọng đặc biệt. Trong Truyện Kiều, đỉnh điểm là lúc Từ Hải chết, Kiều phải hầu đàn Hồ
Tôn Hiến, rồi bị gả cho thổ quan, nàng buộc phải lựa chọn cái chết ở sông Tiền Đường.
Phần mở nút trình bày kết quả của xung đột, xóa bỏ xung đột.
Trong Truyện Kiều, các sự kiện từ sau khi Kiều tự tử cho đến cảnh đoàn viên chính
là mở nút. Còn đoạn tổng kết về số phận con người và lời tâm sự của Nguyễn Du về câu
chuyện được kể có thể xem là đoạn “vĩ thanh”.
- Bất cứ truyện nào cũng được xây dựng trên những tình huống và chi tiết. Các tình
huống và chi tiết là da và thịt đắp lên bộ xương là cốt truyện. Chi tiết trong truyện thường
bao gồm nhiều loại: chân dung, ngoại hình, nội tâm, tâm lí nhân vật (ý nghĩ, cảm xúc,
trạng thái lo sợ, buồn rầu, vui mừng,…).
Ví dụ:
Nguyễn Du dành hàng loạt chi tiết giới thiệu tên họ, lai lịch, tuổi tác, hình dáng,
điệu bộ của Mã Giám Sinh: “Hỏi tên, rằng: Mã Giám sinh/ Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm
Thanh cũng gần/ Quá niên trạc ngoại tứ tuần/ Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao/
Trước thầy sau tớ xôn xao,...”; hàng loạt chi tiết về cử chỉ hành vi của Mã trong quá trình
mua Kiều: nào “ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, nào “Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ”,
nào “Cò kè bớt một thêm hai/ Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”,...
Chi tiết hành động của Sở Khanh: Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào
Chi tiết ngoại hình của Chí Phèo:
Chi tiết về phong cảnh thiên nhiên, về các đồ dùng sinh hoạt hay những chi tiết
11
tưởng tượng không có thật trong đời sống như con rồng khung cảnh thiên nhiên thiên
đường hoặc địa ngục…
Tình huống trong truyện cũng bao gồm nhiều loại: có tình huống tạo sự xung đột
gay gắt. Ví dụ, tình huống tức nước vỡ bờ trong Tắt đèn: chị Dậu bị xô đấy đến bước
đường cùng: chồng ốm, mùa sưu thuế đến, nhà không có gạo ăn; chị tần tảo ngược xuôi lo
được suất sưu của chồng thì lại xuất hiện suất sưu của anh Hợi, em anh Dậu đã chết….
Có tình huống tạo sự tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật (Cuộc gặp gỡ giữ
Huấn Cao và viên quản ngục) hoặc hoàn cảnh xã hội (tình huống bán con, bán choc của
chị Dậu làm nổi bật sự đểu cáng, tàn nhẫn của vợ chồng Nghị Quế)
- Dựa trên một cách kể chuyện nhất định: cách kể chuyện do nhiều yếu tố tạo nên
cách sắp xếp câu chuyện cách mở đầu thắt nút cách lựa chọn ngôi kể giọng kể lựa chọn
chi tiết 2 tình huống hay
- Lời kể chuyện: đó là việc sử dụng ngôn từ một cách có nghệ thuật của người kể
để dựng lại câu chuyện (sự kiện, nhân vật…) để gửi gắm tình cảm cách nhìn cách nghĩ
của mình đối với những sự kiện nhân vật trong truyện.
- VBTS rất giàu các hình thức ngôn ngữ và thường kết hợp hài hòa, linh hoạt các
hình thức văn bản khác (miêu tả, biểu cảm, nghị luận,...). Trong VBTS có ngôn ngữ
người kể chuyện (trần thuật), ngôn ngữ nhân vật; có lời đối thoại, độc thoại nội tâm;
người kể chuyện có thể kể bằng lời khách quan “bên ngoài”, hay kể bằng “tiếng nói bên
trong”, bằng lời nhập vai,... Tóm lại, có thể nói, ngôn ngữ tự sự được tết dệt nên bởi vô
vàn lời nói, cách nói, giọng nói khác nhau.
Tuy vậy, như trên đã nói, trong các thành phần ngôn ngữ, lời kể, lời miêu tả của
người kể chuyện vẫn luôn luôn là thành phần quan trọng nhất. Đằng sau lời kể, lời miêu
tả luôn ẩn, hiện một chủ thể kể, tả nhất định. Đó là hình tượng người kể chuyện (dưới
dạng “lộ mình” hay hàm ẩn). Khi cần, người kể chuyện có thể sử dụng các phương thức
miêu tả (văn miêu tả), biểu cảm (văn biểu cảm), nghị luận (văn nghị luận),... để tăng sức
mạnh tạo hình, khắc họa nhân vật, sự kiện, tâm trạng mà mình đang kể lại.

12
13

You might also like