Bài 3 - Tư NG Tư NG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bài 3: Hoạt động nhận thức – Tưởng tượng

I. Khái niệm
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những hình
ảnh, biểu tượng đã có.
• Biểu tượng vừa có tính cụ thể, vừa có tính khái quát.
• Biểu tượng thường không rõ rệt như hình ảnh của tri giác mà nó thường xuất hiện
những nét cơ bản, chủ yếu của đối tượng, còn những nét khác thì mờ nhạt.
Điều kiện:
Hoàn cảnh cụ thể
Dữ kiện mang tính bất định (không xác định, ít rõ ràng)
Vai trò của tưởng tượng: có vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống
- Trong hoạt động nhận thức
+ Tiếp thu tri thức
+ Sáng tạo
- Trong đời sống tinh thần con người
+ Làm phong phú đời sống tinh thần con người
+ Là một trong những nguồn gốc làm xuất hiện tình cảm sâu sắc, bền vững, làm chỗ dựa
về tinh thần cho con người.
II. Phân loại tưởng tượng

Tái tạo
Có chủ định
Tưởng tượng Sáng tạo
Không có
chủ định
Căn cứ vào tính chất của tượng tượng có tính tích cực và tiêu cực:
- Tưởng tượng tích cực: tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng nhu cầu, kích thích
tính tích cực thực tế của con người.
- Tưởng tượng tiêu cực: tạo ra những hình ảnh không được thể hiện trong cuộc
sống, đưa ra chương trình không thực hiện được.
Ước mơ và lý tưởng là loại tưởng tượng hướng về tương lai chứ không hướng vào những
hoạt động hiện tại
Ước mơ Lý tưởng
- Biểu hiện những mong muốn, ước ao của - Có tính tích cực và tính hiện thực cao
con người. hơn ước mơ.
- Có người hỏi ban tư vấn tuyển sinh: học - Nó là mục tiêu cao đẹp, hình ảnh mẫu
cái gì để làm Thủ tướng? mực thúc đẩy con người vươn tới

III. Cách tạo ra biểu tượng của tưởng tượng


 Chấp ghép
Chắp ghép nhiều đối tượng lại với nhau thành 1 biểu tượng mới.
 Liên hợp
Giống chắp ghép nhưng các bộ phận của các đối tượng ban đầu được cải tổ cho phù hợp
với cấu trúc mới.
 Thay đổi kích thước, số lượng
Từ những hình ảnh của tri giác, làm thay đổi kích thước hay số lượng các bộ phận của
chúng.
 Nhấn mạnh
Đưa lên hàng đầu một phẩm chất nào đó, một đặc điểm nào đó của một vài đối tượng này
với các đối tượng khác.
 Điển hình hóa
Sáng tạo ra một biểu tượng trên cơ sở tổng hợp một cách sáng tạo các thuộc tính điển
hình là các đại diện cho hàng loạt đối tượng.
IV. Xây dựng biểu tượng người luật sư trong tương lai
1. Biểu tượng: “Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn
cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào
giác quan đã chấm dứt.”
2. Những việc cần làm để xây dựng biểu tượng người luật sư trong tương lai.
- Vai trò của người luật sư, bên cạnh đó, nêu ra những phẩm chất cơ bản nhất, mà người
luật sư trong tương lai cần đến.
→ Đó là sự cụ thể, chi tiết cần có khi xây dựng của 1 biểu tượng.
- Lựa chọn phương thức thích hợp để biểu tượng hóa những yếu tố trên.
→ Đó là sự khái quát hóa: xây dựng trực tiếp biểu tượng từ những nét cơ bản của hiện
thực khách quan.
3. Vai trò của người luật sư
- Tư vấn pháp luật, góp phần bảo vệ lợi ích cá nhân, tổ chức
- Bảo vệ quyền của bị can, bị cáo và các đương sự trước tòa
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật
4. Hình ảnh người luật sư trong tương lai
- Chuẩn mực ứng xử
- Kỹ năng nghề nghiệp
- Thanh danh
- Sứ mệnh
- Chuyên môn
Kỹ năng nghề nghiệp
- Hiểu biết tâm lí con người nói chung và tội phạm nói riêng
- Kỹ năng thuyết phục, diễn giải vấn đề
- Bản lĩnh vững vàng
- Tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán
- Trình độ ngoại ngữ
CHUẨN MỰC ỨNG XỬ
- Quan hệ với khách hàng
• Nhận và thực hiện yêu cầu của khách hàng
• Xử lí trong việc xung đột
• Giữ uy tín trong quá trình làm việc
+ Quan hệ với cơ quan nhà nước:
• Cân bằng quyền lợi của khách hàng vs quyền lợi của xã hội
• Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của cơ quan nhà nước, đặc biệt trong thủ tục
hành chính
• Tôn trọng người cùng làm việc.
+ Quan hệ với phương tiện thông tin đại chúng:
• Phối hợp tốt với cơ quan truyền thông
- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Bản lĩnh vững vàng
+ Hiểu biết tâm lí con người nói chung và tội phạm nói riêng
+ Kỹ năng thuyết phục, diễn giải vấn đề
+ Tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán
+ Trình độ ngoại ngữ
- Thanh danh: tiếng danh tốt đẹp, được xã hội công nhận và tôn trọng.
- Sứ mệnh: phục vụ suốt đời vì công lí,cộng đồng
- Chuyên môn: có kiến thức vững vàng về pháp luật nói chung và lĩnh vực chuyên môn
nói riêng.

You might also like