DeCuong LLNNPL

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT KINH TẾ

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT


Tên tiếng Anh: ARGUMENTS FOR STATE AND LAW; Mã số môn học: LAW301
Trình độ đào tạo: Cử nhân

1. Thông tin chung về môn học: (General Information)

Loại môn học: Số tín chỉ: 2 Số tiết học: 40


 Cơ sở khối ngành  Lý thuyết: 2/3 số tín chỉ  Lý thuyết: 20
 Bài tập: 1/3 số tín chỉ  Bài tập: 20

2. Điều kiện tham gia môn học

Môn học trước Không


Các yêu cầu khác Có kỹ năng nghiên cứu tài liệu, đọc văn bản quy phạm pháp
luật; có thái độ đúng đắn về pháp luật, tích cực tham gia
quá trình giảng dạy.

3. Mô tả môn học
Lý luận về nhà nước và pháp luật là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức giáo dục đại
cương. Môn học này nghiên cứu về những vấn đề liên quan tới quy luật hình thành, phát triển và
bản chất của nhà nước và pháp luật. Nội dung chính đề cập đến: các vấn đề lý luận và thực tiễn
của nhà nước và pháp luật nói chung, tới nhà nước và pháp luật Việt Nam nói riêng; các vấn đề
liên quan đến những khái niệm cơ bản của pháp luật như vi phạm pháp luật, quy phạm pháp
luật….; hệ thống pháp luật và những thành tố cơ bản của nó.
Môn học bao gồm 4 nội dung chính:
1) Những nội dung cơ bản về Nhà nước.
2) Những nội dung cơ bản về pháp luật.
3) Cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội
4) Khái quát hệ thống pháp luật Việt Nam và sơ lược một số ngành luật cơ bản hiện nay.

4. Tài liệu phục vụ môn học


1
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Pháp luật đại cương, NXB Đại học
Sư phạm, 2014.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp
luật, NXB Công an Nhân dân, 2012.
Giáo trình 3. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Giáo trình Pháp luật đại cương,
NXB Giao thông Vận tải, 2012.
1. Khoa Luật kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM, Hướng dẫn
học tập môn Lý luận Nhà nước và pháp luật, 2015.
2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Pháp luật đại cương,
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2012
Tài liệu tham
3. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Từ điển luật học, NXB Từ điển
khảo thêm bách khoa - NXB Tư pháp, 2006.
4. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến môn học như: Hiến
pháp; Bộ luật Dân sự; Luật Doanh nghiệp; Luật Thương mại; Luật
Trọng tài thương mại; Bộ luật Tố tụng dân sự; Luật Tổ chức Quốc hội;
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân…
- http://www.moj.gov.vn
- http://luatvietnam.vn
- http://www.vietlaw.gov.vn
- http://www.dddn.com.vn
- http://www.baothuongmai.com
- http://www.saigontimes.com.vn
Các loại học
- http://www.vneconomy.com.vn
liệu khác
- http://www.nclp.org.vn
- http://www.viboline.com
- http://www.chinhphu.vn
- http://toaan.gov.vn
- http://www.hochiminhcity.gov.vn
- http://buh.edu.vn

5. Chuẩn đầu ra (Mục tiêu môn học)


2
5.1. Mô tả tổng quát

Mục tiêu Mô tả mục tiêu tổng quát Trình độ Các CĐR được phân bổ
(Gx) năng lực cho MH
(Thang
đo
Bloom)
G1 Nhận biết, ghi nhớ, định nghĩa, liệt kê, 1.1.3. Hiểu biết các kiến
mô tả được những kiến thức cơ bản về thức khoa học xã hội
nhà nước và pháp luật nói chung; về Nhà 1.2.3. Hiểu và giải thích
nước và pháp luật Việt Nam; về cơ chế các văn bản pháp lý trong
điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ lĩnh vực kinh doanh
xã hội; về hệ thống pháp luật Việt Nam và
một số ngành luật. 1 2.4.8. Tư duy phản biện
4.1.4. Kiến thức pháp
luật, lịch sử và văn hóa
G2 Phân biệt, khái quát hóa, giải thích, 1.1.3. Hiểu biết các kiến
nhận định, so sánh, minh họa được các thức khoa học xã hội cơ
hiện tượng nhà nước và pháp luật. bản

G3 Áp dụng, vận dụng được các kiến thức 1.1.3. Hiểu biết các kiến
về nhà nước và pháp luật để giải quyết thức khoa học xã hội cơ
được các tình huống về nhà nước và pháp bản
luật trong cuộc sống. 3.1.1. Hình thành nhóm
Có thái độ thực hiện nghiêm chỉnh các 3 làm việc hiệu quả
quy định của pháp luật. 4.1.4. Kiến thức pháp
luật, lịch sử và văn hóa

5.2. Mô tả cụ thể

3
CĐR MH
Mô tả CĐR (Mục tiêu cụ thể)
(G.x.x)
Nhận biết, ghi nhớ được bản chất, đặc trưng, các kiểu nhà nước, hình thức nhà
G1.1
nước.
Liệt kê được các đặc trưng, chức năng, hình thức, các kiểu pháp luật và mối quan
G1.2
hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác.
Định nghĩa được quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, vi
G1.3
phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
Mô tả được các trường hợp thực hiện pháp luật, các loại vi phạm pháp luật, các
G1.4
loại trách nhiệm pháp lý.
Định nghĩa được hệ thống pháp luật và liệt kê được các ngành luật trong hệ
G1.5
thống pháp luật
Giải thích được nguồn gốc, bản chất, đặc trưng, các kiểu nhà nước, hình thức
G2.1
nhà nước.
Giải thích, minh họa được nguồn gốc, đặc trưng, chức năng, hình thức, các kiểu
G2.2
pháp luật và mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng khác.
Khái quát hóa được quá trình hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật
G2.3
nói chung, Nhà nước và pháp luật Việt Nam nói riêng.
So sánh, nhận định các giai đoạn phát triển, bản chất, chức năng, bộ máy Nhà
G2.4
nước Việt Nam.
Giải thích, phân biệt được các nội dung về quy phạm pháp luật, quan hệ pháp
G2.5
luật, thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
Vận dụng các kiến thức pháp luật để giải quyết được các hành vi vi phạm pháp
luật, từ đó áp dụng được các loại trách nhiệm pháp lý.
G3.1
Từ kiến thức về nhà nước và pháp luật học được để thực hiện nghiêm chỉnh các
quy định của pháp luật trong thực tiễn.

6. Kế hoạch giảng dạy chi tiết (Nội dung giảng dạy)

4
Nội dung Thời CĐR Minh chứng
lượng môn đánh giá
học (Ax.x)
(Gx.x)
PHẦN I: NHÀ NƯỚC 12 tiết
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ 6 tiết G1.1 A1.3
NƯỚC G2.1 A2.1
1.1 Những vấn đề chung về nhà nước
1.1.1 Nguồn gốc nhà nước
1.1.2 Bản chất nhà nước
1.1.3 Các đặc trưng cơ bản của nhà nước
1.1.4 Các kiểu nhà nước
1.1.5 Hình thức nhà nước
1.2 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 6 tiết G2.3 A1.3
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước Việt G2.4 A2.1
Nam
1.2.2 Bản chất và các đặc trưng cơ bản của Nhà nước
CHXHCN Việt Nam
1.2.3 Hình thức của Nhà nước CHXHCN Việt Nam
1.2.4 Chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam
1.2.5 Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
PHẦN II: PHÁP LUẬT 18 tiết
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP 5 tiết G1.2 A1.3
LUẬT G2.2 A2.1
2.1 Nguồn gốc pháp luật
2.1.1 Các học thuyết, quan điểm phi Mác-xít về nguồn gốc
pháp luật
2.1.2 Học thuyết Mác-xít về nguồn gốc pháp luật
2.2 Định nghĩa và bản chất của pháp luật
2.2.1 Định nghĩa pháp luật
2.2.2 Bản chất pháp luật
2.3 Các đặc trưng của pháp luật
2.3.1 Tính bắt buộc chung (tính quy phạm phổ biến)
2.3.2 Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
2.3.3 Tính cưỡng chế nhà nước (tính được đảm bảo thực
hiện bằng nhà nước)
2.4 Mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã
hội khác
2.4.1 Pháp luật và kinh tế
2.4.2 Pháp luật và chính trị
2.4.3 Pháp luật và các quy phạm xã hội khác
2.4.4 Pháp luật và nhà nước

5
2.5 Chức năng của pháp luật
2.5.1 Chức năng điều chỉnh quan hệ xã hội
2.5.2 Chức năng bảo vệ quan hệ xã hội
2.5.3 Chức năng giáo dục
2.6 Các kiểu pháp luật
2.6.1 Khái niệm kiểu pháp luật
2.6.2 Các kiểu pháp luật
2.7 Hình thức pháp luật
2.7.1 Khái niệm hình thức pháp luật
2.7.2 Hình thức bên trong của pháp luật
2.7.3 Hình thức bên ngoài của pháp luật
2.8 Khái quát các hệ thống pháp luật trên thế giới
2.8.1 Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa
2.8.2 Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ
2.8.3 Hệ thống pháp luật Hồi giáo
2.8.4 Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa
CHƯƠNG 3: CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP 10 tiết G1.3 A1.2
LUẬT VIỆT NAM G1.4 A2.1
3.1 Khái niệm cơ chế điều chỉnh của pháp luật Việt Nam G2.5
3.2 Quy phạm pháp luật
3.2.1 Khái niệm, đặc điểm của quy phạm, các loại quy G3.1
phạm
3.2.2 Khái niệm, đặc điểm của quy phạm pháp luật
3.2.3 Cấu trúc quy phạm pháp luật
3.2.4 Phân loại quy phạm pháp luật
3.2.5 Cách thức thể hiện của quy phạm pháp luật
3.2.6 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam
3.2.7 Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
3.3 Quan hệ pháp luật
3.3.1 Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật
3.3.2 Phân loại quan hệ pháp luật
3.3.3 Thành phần quan hệ pháp luật
3.3.4 Sự kiện pháp lý
3.4 Thực hiện pháp luật
3.4.1 Khái niệm thực hiện pháp luật
3.4.2 Các hình thức thực hiện pháp luật
3.4.3 Áp dụng pháp luật
3.5 Vi phạm pháp luật
3.5.1 Khái niệm vi phạm pháp luật
3.5.2 Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
3.5.3 Cấu thành của vi phạm pháp luật
3.5.4 Các loại vi phạm pháp luật
3.6 Trách nhiệm pháp lý
3.6.1 Khái niệm, đặc điểm, căn cứ truy cứu trách nhiệm

6
pháp lý
3.6.2 Các loại trách nhiệm pháp lý
CHƯƠNG 4: KHÁI QUÁT HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 3 tiết G1.5 A2.1
VIỆT NAM VÀ SƠ LƯỢC MỘT SỐ NGÀNH LUẬT
CƠ BẢN HIỆN NAY
1.3 Khái quát hệ thống pháp luật Việt Nam
1.3.1 Khái niệm, các nguyên tắc của hệ thống pháp luật
Việt Nam
1.3.2 Căn cứ phân chia hệ thống pháp luật thành các
ngành luật
1.4 Khái quát sơ lược một số ngành luật cơ bản hiện
nay
1.4.1 Luật Nhà nước (Luật Hiến pháp)
1.4.2 Luật hành chính
1.4.3 Luật hình sự
1.4.4 Luật dân sự
1.4.5 Luật phòng, chống tham nhũng

7. Phương thức đánh giá môn học (Course Assessment Evidences)


Thành phần Phương thức đánh giá (A.x.x) CĐR môn học Tỷ lệ (%)
đánh giá (G.x.x)
A1. Đánh giá A1.1 Chuyên cần: 10%
quá trình A1.2 Bài tập cá nhân và/hoặc bài tập G1.3, G2.5, G3.1
50%
nhóm: 20%
A1.3 Kiểm tra: 20% G2.1, G2.2, G2.3

A.2 Đánh giá A2.1 Thi viết G1.1, G1.2, G1.3,


cuối kỳ G1.4, G1.5, G2.1, 50%
G2.2, G2.3, G2.4,
G2.5, G3.1

8. Các quy định chung cho môn học

7
- Sinh viên tuân thủ các quy định của giảng viên, của Khoa quản lý, của Trường và những yêu
cầu chung về học thuật;
- Sinh viên chủ động, độc lập trong học tập;
- Sinh viên có thái độ hợp tác trong hoạt động dạy và học;
- Sinh viên không làm việc riêng trong thời gian học trên lớp;
- Sinh viên tham gia đầy đủ, tích cực trong hoạt động chung của lớp theo yêu cầu của giảng
viên (nhóm, thuyết trình, bài tập);
- Sinh viên đọc trước giáo trình, hướng dẫn môn học, tài liệu giảng dạy theo yêu cầu của giảng
viên;
9. Bộ môn/Khoa phụ trách môn học: Khoa Luật kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ
Chí Minh.

You might also like