Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Thái độ tự tin điều trị tẩy trắng trên răng tuỷ sống và chết tủy

của sinh viên năm 4-6 Răng Hàm Mặt Đại học Y Hà Nội năm
2023

TÓM TẮT
Thái độ làm việc chuyên nghiệp cũng như chuẩn bị một tinh thần, thái độ
tốt trong làm việc trước khi ra trường rất quan trọng. Nghiên cứu tiến hành với
mục tiêu đánh giá thái độ tự tin của sinh viên năm 4-6 ngành Răng Hàm Mặt -
Đại học Y Hà Nội đối với điều trị tẩy trắng răng tuỷ sống và răng chết tủy sau
khi tốt nghiệp. Khảo sát cắt ngang 218 sinh viên năm 4 đến năm 6 ngành Răng
Hàm Mặt Đại học Y Hà Nội năm 2023 đánh giá trên bộ câu hỏi có sẵn để thu
thập, số liệu phân tích bằng SPSS 26.0. Kết quả cho thấy 80,3% sinh viên chưa
từng tẩy trắng. Kiến thức không ảnh hưởng thái độ tự tin điều trị trên răng tuỷ
sống tuỷ chết (p>0,05). Những người có kinh nghiệm tẩy trắng răng có thái độ
tự tin tẩy trắng trên tuỷ sống và tủy chết lần lượt là 36 (83,7%) sinh viên và 34
(79,1%) trong tổng 43 sinh viên từng tẩy trắng (p<0,05). Hơn nữa, có 135
(64,9%) sinh viên và 114 (54,8%) tự tin điều trị trong răng tuỷ sống và răng
chết tủy trong tổng 208 sinh viên có thói quen tìm hiểu kiến thức (p<0,05). Thái
độ tự tin trong điều trị còn có mối liên quan tới sinh viên các năm, thái độ tự tin
tăng dần ở điều trị cho răng tủy chết từ 26 sinh viên lên tới 49 sinh viên ở năm
cuối (p<0,05).
Từ khóa: thái độ, tẩy trắng răng, sinh viên răng hàm mặt, răng tuỷ sống,
răng chết tủy.

ABSTRACT
The professional attitude as well as the preparation of a mindset, a
positive attitude in work before graduation is very important. A study was
conducted with the aim of evaluating the self-confidence of 4th to 6th-year
students of School of Dentistry, Hanoi Medical University regarding the
treatment of tooth bleaching of vital and non-vital teeth after graduation. A
cross-sectional survey was conducted with 218 students in the 4th to 6th years
of Dentistry at Hanoi Medical University in 2023, evaluated using a pre-existing
questionnaire, and the data were analyzed using SPSS 26.0. The results showed
that 80.3% of the students had never undergone tooth bleaching. Knowledge did
not affect the self-confidence in the treatment of vital and non-vital teeth
(p>0.05). Those with experience in tooth bleaching had self-confidence in
whitening vital and non-vital teeth, with 36 students (83.7%) and 34 students
(79.1%) out of a total of 43 students who had undergone teeth whitening
(p<0.05). Furthermore, 135 students (64.9%) and 114 students (54.8%) were
confident in the treatment of vital and non-vital teeth among a total of 208
students who had a habit of seeking knowledge (p<0.05). Self-confidence in
treatment was also related to the students' year of study, with self-confidence
gradually increasing in the treatment of non-vital teeth from 26 students to 49
students in the final year (p<0.05).
Keywords: Attitude, tooth bleaching, dental student, vital tooth, non-vital tooth

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nụ cười và hàm răng là những chi tiết nổi bật trên khuôn mặt và có tác
động lớn đến khả năng giao tiếp của con người. Khi nhận thức về răng miệng
của người dân ngày càng tăng thì nhu cầu về một nụ cười tự nhiên cũng tăng
theo1. Bệnh nhân và khách hàng không chỉ mong muốn có một hàm răng trắng
sáng, khỏe mạnh mà còn muốn sở hữu một nụ cười hoàn hảo để tự tin trước mọi
người.
Xu hướng hiện nay trong lĩnh vực nha khoa đang tập trung vào việc đạt
được vẻ đẹp tự nhiên. Sự phổ biến của xu hướng này có nguyên nhân chính là
tính tự nhiên và khả năng tương thích. Đối với việc cải thiện vẻ đẹp, các quá
trình nha khoa như tẩy trắng răng, chỉnh nha và cấy ghép răng được thiết kế để
duy trì sự cân đối và hài hòa của khuôn mặt và hàm răng, với mục tiêu bảo tồn
tính tự nhiên của nụ cười. Thêm vào đó, xu hướng tối giản can thiệp nha khoa
giúp giảm thiểu việc xâm nhập vào cấu trúc tự nhiên của răng, đồng thời bảo vệ
sự mạnh mẽ và bền vững của răng, đồng thời cải thiện trải nghiệm của bệnh
nhân. Trong lĩnh vực nha khoa, vẻ đẹp tự nhiên không chỉ tập trung vào mục
tiêu thẩm mỹ mà còn kết hợp với sự duy trì và cải thiện sức khỏe răng miệng.
Sự phát triển xã hội đã làm tăng sự quan tâm đến sức khỏe răng miệng, song
song với việc quan tâm đến thẩm mỹ.
Do vậy, hiện nay hầu hết những bệnh nhân khi điều trị đều mong muốn
những quá trình can thiệp vào răng của họ được hạn chế ở mức tối thiểu, nhưng
vẫn đem lại kết quả tốt và giữ chi phí điều trị hợp lý. Khi răng bị nhiễm màu,
bệnh nhân có nhiều phương pháp lựa chọn điều trị 2. Một số lựa chọn, chẳng hạn
như mão răng và veneers là phương pháp xâm lấn mô răng 3. Trong khi đó các
kỹ thuật tẩy trắng răng không có sự xâm lấn và bảo tồn răng 3. Vì vậy, tẩy trắng
răng đã trở thành phương pháp phổ biến và phù hợp đối với những bệnh nhân
đang tìm kiếm một phương án làm đẹp tự nhiên nhờ những ưu điểm về giá cả,
thời gian điều trị và hiệu quả nó mang lại.
Kỹ thuật tẩy trắng răng đã có mặt từ hơn 200 năm trước và đã phát triển
mạnh mẽ từ những năm 1980. Trên thực tế, trong xã hội hiện đại, ngành nha
khoa đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc phục hồi răng miệng, bằng cách áp
dụng nhiều công nghệ và kỹ thuật tẩy trắng răng. Điều này đã nâng cao hiệu quả
lâu dài và tối ưu hóa chi phí điều trị ở cả các nước phát triển và đang phát triển.
Sinh viên đại học, đặc biệt là sinh viên nha khoa có kiến thức tốt hơn về tẩy
trắng răng so với các ngành khác4–6. Điều này có thể ảnh hưởng tới thái độ tự tin
của sinh viên đối với điều trị tẩy trắng răng sau tốt nghiệp. Vì vậy thái độ tự tin
của sinh viên đối với điều trị tẩy trắng răng tuỷ sống và răng chết tủy là một
khía cạnh quan trọng, đặc biệt khi họ chuẩn bị bước ra thực tế nghề nghiệp sau
khi tốt nghiệp. Điều này không chỉ liên quan đến khả năng thực hành chuyên
môn mà còn ảnh hưởng đến uy tín và sự tin tưởng của bệnh nhân trong quá trình
điều trị. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đánh giá “Thái độ tự tin điều trị
tẩy trắng trên răng tuỷ sống và chết tủy của sinh viên năm 4-6 Răng Hàm Mặt
Đại học Y Hà Nội năm 2023” với mục đích nhằm:
1. “Mô tả thái độ tự tin điều trị tẩy trắng trên răng tuỷ sống và chết tủy của
sinh viên năm 4-6 Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Hà Nội”.
2. “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ tự tin điều trị tẩy trắng trên
răng tuỷ sống và chết tủy của sinh viên năm 4-6 Răng Hàm Mặt trường
Đại học Y Hà Nội”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Sinh viên Y4-Y6 Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Hà Nội.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Sinh viên Y4-Y6 Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Hà Nội.
- Các đối tượng đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Các đối tượng vắng mặt tại thời điểm khảo sát hoặc điền khảo sát không
đầy đủ.
2.2. Địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y
Hà Nội tháng 10/2023.
2.3. Thiết kế nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Sinh viên năm 4 đến năm 6 ngành học Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y Hà
Nội trong năm học 2023-2024. Sử dụng phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn
giản.
2.5. Phương pháp thu thập thông tin
Sử dụng phương pháp phỏng vấn gián tiếp thông qua bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn
được phát trực tiếp tại mỗi lớp.
2.6. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý với phần mềm SPSS, version 26.0. Chi-square
test được sử dụng để đánh giá mối liên quan giữa các mối quan hệ của các yếu
tố ảnh hưởng đối với thái độ sinh viên năm 4 đến năm 6 ngành học Răng Hàm
Mặt trường Đại học Y Hà Nội về điều trị tẩy trắng trên răng tủy sống và răng
chết tủy. Giá trị p nhỏ hơn hoặc bằng 0.05 được đánh giá là có ý nghĩa thống kê.
2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu.
Được sự chấp nhận của Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà
Nội. Đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện. Nghiên cứu không
ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế, uy tín của đối tượng tham gia nghiên cứu. Bảo
mật tuyệt đối thông tin của các đối tượng tham gia nghiên cứu, chỉ sử dụng cho
mục đích nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Trong tổng số 218 sinh viên tham gia khảo sát chỉ có 43 (19,7%) sinh
viên đã từng tẩy trắng nhưng có đến 175 (80,3%) sinh viên chưa từng tẩy trắng.
Tỷ lệ nữ giới (54,6%) tham gia khảo sát cao hơn so với nam giới (45,4%).

3.2. Mối liên quan giữa kiến thức tẩy trắng răng và thái độ tự tin tẩy trắng
răng tuỷ sống sau tốt nghiệp

Nhìn chung thái độ tự tin ở cả hai phân loại học sinh chiếm tỷ lệ tương
đối cao, trong đó con số này ở sinh viên có kiến thức kém (67,3%) cao hơn so
với nhóm sinh viên có kiến thức tốt (59,3%).

3.3. Mối liên quan giữa kiến thức tẩy trắng răng và thái độ tự tin tẩy trắng
răng tủy chết sau tốt nghiệp
Tuy không có sự chênh lệch quá đáng kể giữa tổng số sinh viên có kiến
thức kém là 110 sinh viên và tổng số sinh viên có kiến thức tốt là 108 nhưng lại
có sự khác biệt đáng kể về thái độ tự tin tẩy trắng răng tủy chết sau tốt nghiệp.
Trong đó sinh viên có kiến thức kém có 64 (58,2%) sinh viên có thái độ tự tin
tẩy trắng răng tủy chết sau tốt nghiệp cao hơn so với chỉ có 52 (48,1%) sinh
viên có kiến thức tốt có thái độ tự tin tẩy trắng răng tủy chết sau tốt nghiệp.

3.4. Mối liên quan giữa kinh nghiệm tẩy trắng răng và thái độ tự tin tẩy
trắng răng tủy sống sau tốt nghiệp

Một điều dễ hiểu trong số 43 sinh viên đã từng tẩy trắng răng, có tới
83,7% sinh viên cảm thấy tự tin với kinh nghiệm bản thân để điều trị tẩy trắng
sau tốt nghiệp. Đáng chú ý, tuy có tới 175 sinh viên chưa từng tẩy trắng nhưng
58,3% sinh viên thuộc nhóm này cũng thể hiện thái độ tự tin trong việc điều trị
sau tốt nghiệp.

3.5. Mối liên quan giữa kinh nghiệm tẩy trắng răng và thái độ tự tin tẩy
trắng răng tủy chết sau tốt nghiệp

Bảng 5. Kinh nghiệm tẩy trắng liên quan tự tin tẩy trắng răng tủy chết sau tốt
nghiệp
So với điều trị tẩy trắng răng tủy sống, mức độ tự tin của cả hai nhóm
sinh viên đối với kinh nghiệm tẩy trắng răng tủy chết sau tốt nghiệp có xu
hướng giảm đi rõ rệt. 46,9% đối với sinh viên chưa từng tẩy trắng và 79,1% đối
với sinh viên đã tẩy trắng.

3.6. Mối liên quan giữa việc tìm hiểu kiến thức tẩy trắng răng và thái độ tự
tin tẩy trắng răng tủy sống sau tốt nghiệp

Bảng 6. Tìm hiểu kiến thức liên quan thái độ tự tin tẩy trắng răng sống
Trong tổng số sinh viên tham gia khảo sát, có 10 sinh viên không tìm
hiểu
bất kỳ kiến thức nào liên quan đến tẩy trắng và 3 (30%) người trong số họ thể
hiện thái độ tự tin khi điều trị. Đối với 208 sinh viên còn lại, tuy đã có sự chủ
động tìm hiểu về mặt kiến thức, chỉ 64,9% sinh viên cảm thấy tự tin khi tẩy
trắng sau tốt nghiệp.
3.7. Mối liên quan giữa việc tìm hiểu kiến thức tẩy trắng răng và thái độ tự
tin tẩy trắng răng tủy chết sau tốt nghiệp

Bảng 7. Tìm hiểu kiến thức liên quan thái độ tự tin tẩy trắng răng tủy
chết

Kết quả ghi nhận liên quan đến tẩy trắng răng tủy chết tiếp tục có xu hướng
giảm, trong 208 sinh viên chủ động tìm hiểu kiến thức về tẩy trắng răng chỉ có
114 (54,8%) sinh viên có thái độ tự tin tẩy trắng răng tủy chết sau tốt nghiệp.
Đối với 10 sinh viên không tìm hiểu kiến thức liên quan đến tẩy trắng, chỉ có 2
(20%) sinh viên có thái độ tự tin tẩy trắng răng tủy chết sau tốt nghiệp, còn lại
phần lớn là thái độ không chắc (70%).

3.8. Mối liên quan giữa năm học và thái độ tự tin tẩy trắng răng tủy sống
sau tốt nghiệp

Biểu đồ 1. Thái độ tự tin tẩy trắng răng tuỷ sống trên sinh viên các năm
(p<0,05).
Tuy không có sự khác biệt lớn giữa số lượng sinh viên tham gia khảo sát
ở năm 4 (80), năm 5 (71) và năm 6 (67), thái độ tự tin tẩy trắng răng tủy sống
của ba khối lớp vẫn có sự chênh lệch đáng kể. Từ kết quả cho thấy thái độ tự tin
tẩy trắng răng tủy sống của sinh viên năm 6 cao nhất (85,1%), sau đó là sinh
viên năm 5 (71,8%) nhưng tỷ lệ này rất thấp ở sinh viên năm 4 (37,5%) trong
khi đó thái độ không chắc ở nhóm sinh viên này lại chiếm tỷ lệ rất lớn (50%).

3.9. Mối liên quan giữa năm học và thái độ tự tin tẩy trắng răng tủy chết
sau tốt nghiệp

Biểu đồ 2. Thái độ tự tin tẩy trắng răng tủy chết trên sinh viên các năm
(p<0,05).
Mức độ tăng dần về thái độ tự tin có thể quan sát được ở những sinh viên
từ năm thứ 4 (32,5%) trở về sau và số liệu này tăng hơn gấp đôi ở những sinh
viên năm cuối 6 (73,1%). Sự khác biệt rõ ràng này cũng được thể hiện ở mức độ
không chắc về sự tự tin với số lượng vượt trội của sinh viên năm thứ 4 so với
sinh viên 2 khối còn lại.
IV. BÀN LUẬN
Chủ đề tẩy trắng răng ở sinh viên răng hàm mặt tuy không quá mới mẻ
nhưng những nghiên cứu về thái độ của sinh viên năm cuối chưa có nhiều
nghiên cứu đáng chú ý. Dựa trên bài báo của Hatherell và cộng sự (2010), 1 số
so sánh kết quả nghiên cứu giữa hai bài báo có thể nhận thấy được. Đầu tiên, tỷ
lệ sinh viên đã từng thực hiện tẩy trắng ở cả hai nghiên cứu đều chiếm con số
khá thấp (19,7% trong đối với sinh viên trường đại học Y Hà Nội và khoảng
88% và 89% đối với trường đại học Cardiff và Malmo và cao nhất được ghi
nhận 44% của đại học Cork). Khi khảo sát về mối liên quan giữa kinh nghiệm
tẩy trắng và thái độ tự tin của sinh viên thì cả hai nghiên cứu đều cho thấy sinh
viên có kinh nghiệm tẩy trắng thể hiện sự tự tin cao hơn so với những sinh viên
chưa từng tẩy trắng. Về mối liên quan giữa kiến thức và thái độ tự tin: Nghiên
cứu của Hatherell cho thấy kiến thức lý thuyết không ảnh hưởng đến thái độ tự
tin của sinh viên. Trong khi đó, nghiên cứu của bạn lại không tìm thấy sự khác
biệt về mặt thái độ tự tin giữa nhóm sinh viên có kiến thức tốt và kém. Một tỷ lệ
nữa cũng rất đáng lưu tâm đó chính là thái độ tự tin theo từng năm học: Cả hai
nghiên cứu đều chỉ ra rằng sinh viên năm cao (năm 5, 6) thể hiện sự tự tin cao
hơn so với sinh viên năm thấp (năm 4) đối với việc thực hiện tẩy trắng răng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhìn chung thái độ tự tin tẩy trắng răng
tủy sống và răng tủy chết sau tốt nghiệp đều chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, sự tự tin
trong việc tẩy trắng răng tủy sống thường cao hơn, mặc dù sự khác biệt không
quá rõ ràng. Có thể lý giải điều này từ những suy nghĩ rằng răng tủy chết
thường có cấu trúc yếu hơn, có thể bị nứt hoặc vỡ, làm giảm hiệu quả và độ an
toàn của phương pháp tẩy trắng răng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Plotino và
đồng nghiệp (2008), với sự chỉ định đúng đắn, quá trình tẩy trắng răng tủy chết
có mức độ rủi ro tương đối thấp. Qua đó thể hiện 1 sự ảnh hưởng tâm lý nhất
định khi sinh viên đối diện với quyết định về việc tẩy trắng răng tủy chết của
mình nhưng lại có sự chênh lệch đáng kể giữa sinh viên có kiến thức tốt và sinh
viên có kiến thức kém. Sinh viên có kiến thức kém lại thể thái độ tự tin cao hơn
hẳn so với những sinh viên có kiến thức tốt (p>0,05), điều này có thể lí giải do
nhóm sinh viên có kiến thức tốt, chủ động tìm hiểu kiến thức đã thấy được
những khả năng cũng như nguy cơ nhất định trong quá trình điều trị tẩy trắng
răng tủy sống và răng tủy chết trên bệnh nhân. Họ có nhiều mối lo ngại cần
quan tâm hơn khi đi lâm sàng, từ đó dẫn tới thái độ tự tin của họ thấp hơn so với
những sinh viên có kiến thức kém, không hiểu biết nhiều về các phương pháp
tẩy trắng răng.
Bên cạnh đó, trong tổng số 218 sinh viên tham gia khảo sát có tới 175
sinh viên chưa từng tẩy trắng răng, chỉ có 58,3% sinh viên trong nhóm này tự
tin tẩy trắng răng tủy sống sau tốt nghiệp và 46,9% sinh viên tự tin tẩy trắng
răng tủy chết sau tốt nghiệp. Nhưng trong 43 sinh viên đã từng tẩy trắng răng có
tới 83,7% sinh viên tự tin tẩy trắng răng tủy sống sau tốt nghiệp (p<0,05) và
79,1% sinh viên tự tin tẩy trắng răng tủy chết sau tốt nghiệp (p<0,05). Sự chênh
lệch đáng kể này có thể lí giải rằng những sinh viên đã từng tẩy trắng răng đã có
nhiều cơ hội tiếp xúc hơn đối với phương pháp tẩy trắng răng và được trải
nghiệm cảm giác thực tế trên bản thân cũng như các lợi ích và tác dụng phụ do
việc tẩy trắng răng mang lại nên dù chỉ có số ít sinh viên đã từng tẩy trắng răng
nhưng thái độ tự tin khi điều trị tẩy trắng răng tủy sống và răng tủy chết của họ
sau khi tốt nghiệp cao hơn rất nhiều so với nhóm sinh viên chưa từng tẩy trắng
răng.
Dễ nhận thấy nhất đó là có 64,9% sinh viên tự tin khi tẩy trắng răng tủy
sống và 54,8% sinh viên tự tin tẩy trắng răng tủy chết trong số 208 sinh viên có
tìm hiểu kiến thức liên quan đến tẩy trắng răng (p<0,05). Trong khi đó chỉ có
30% sinh viên tự tin tẩy trắng răng tủy sống và 20% sinh viên tự tin tẩy trắng
răng tủy chết. Điều này có thể giải thích rằng do các sinh viên chủ động tìm
hiểu kiến thức nên nắm rõ được các phương pháp tẩy trắng răng cũng như các
tác dụng không mong muốn mà phương pháp đó đem lại nên có thái độ tự tin
hơn trong việc tẩy trắng răng.
Sai lệch trong nghiên cứu

V. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số sinh viên ngành Răng Hàm Mặt tham gia
khảo sát đều có thái độ tự tin điều trị tẩy trắng răng sau khi tốt nghiệp, đặc biệt
là với răng tủy sống. Thái độ tự tin của sinh viên có xu hướng tăng dần theo
năm học. Những sinh viên có kinh nghiệm thực tế tẩy trắng cũng thể hiện sự tự
tin cao hơn so với những sinh viên không có kinh nghiệm. Kiến thức không tạo
nên sự khác biệt về mặt tự tin đối với sinh viên. Thay vào đó, kinh nghiệm thực
tiễn và thực hành trực tiếp mới thực sự giúp nâng cao thái độ tự tin cho sinh
viên.
VI. KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi khuyến nghị:
1. Tăng cường các hoạt động thực hành, thực tập cho sinh viên để trau dồi
kỹ năng thực hành.
2. Khuyến khích sinh viên tham gia các dự án thực tế để có được kinh
nghiệm tẩy trắng răng.
3. Bổ sung chương trình đào tạo với nhiều tiết thực hành hơn lý thuyết để
sinh viên được trải nghiệm thực tế.
4. Tăng cường các khóa học, workshop về kỹ năng giao tiếp, ứng xử chuyên
nghiệp trên lâm sàng để nâng cao tự tin cho sinh viên khi bước vào môi
trường làm việc thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Freedman GA. Contemporary Esthetic Dentistry. Elsevier Health Sciences; 2011.
2. Carey CM. Tooth Whitening: What We Now Know. J Evid Based Dent Pract. 2014;14:70-
76. doi:10.1016/j.jebdp.2014.02.006
3. Hatherell S, Lynch CD, Burke FM, Ericson D, Gilmour ASM. Attitudes of final-year dental
students to bleaching of vital and non-vital teeth in Cardiff, Cork, and Malmö: ATTITUDES
OF FINAL-YEAR DENTAL STUDENTS. J Oral Rehabil. 2011;38(4):263-269.
doi:10.1111/j.1365-2842.2010.02155.x
4. Šimat S, Mostarčić K, Matijević J, Simeon P, Grget KR, Krmek SJ. Usporedba oralnog
statusa studenata četvrte godine različitih fakulteta Sveučilišta u Zagrebu.
5. Rong WS, Wang WJ, Yip HK. Attitudes of dental and medical students in their first and
final years of undergraduate study to oral health behaviour. Eur J Dent Educ Off J Assoc
Dent Educ Eur. 2006;10(3):178-184. doi:10.1111/j.1600-0579.2006.00415.x
6. Polychronopoulou A, Kawamura M. Oral self-care behaviours: comparing Greek and
Japanese dental students. Eur J Dent Educ Off J Assoc Dent Educ Eur. 2005;9(4):164-
170. doi:10.1111/j.1600-0579.2005.00387.x

You might also like