Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

PHẬT THUYẾT

ĐẠI THỪA ĐẠO CAN KINH


佛說大乘稻芉經
KINH ĐẠI THỪA CÂY LÚA

BAN VĂN HÓA TRÍ ĐỨC NI


LƯU HÀNH NỘI BỘ
PHẬT THUYẾT
ĐẠI THỪA ĐẠO CAN KINH

佛說大乘稻芉經
KINH ĐẠI THỪA CÂY LÚA

如是我聞:一時,薄伽梵住王舍城耆
闍崛山,與大比丘眾千二百五十人,及諸
菩薩摩訶薩俱。
Tôi nghe như vầy, một hôm Phật ở thành
Vương Xá núi Kỳ-xà-quật, cùng chúng đại Tỳ-kheo
1.250 người và các vị đại Bồ-tát câu hội.

爾時具壽舍利子往彌勒菩薩摩訶薩經
行之處,到已,共相慰問,俱坐盤陀石上。
是時具壽舍利子向彌勒菩薩摩訶薩作如是
言:「彌勒!今日世尊觀見稻芉,告諸比
丘作如是說:『諸比丘!若見因緣,彼即
見法;若見於法,即能見佛。』作是語已,

3
默然無言。彌勒!善逝何故作如是說?其
事云何?何者因緣?何者是法?何者是佛?
云何見因緣即能見法?云何見法即能見
佛?」
Khi ấy, cụ thọ Xá-lợi Tử đến chỗ đại Bồ-tát Di-
lặc kinh hành, đến rồi cùng nhau thăm hỏi, đồng
ngồi trên tảng đá lớn. Lúc đó, cụ thọ Xá-lợi Tử hỏi
đại Bồ-tát Di-lặc thế này: Ngài Di-lặc, hôm nay đức
Thế Tôn xem thấy cây lúa, bảo các thầy Tỳ-kheo như
vầy: “Chư Tỳ-kheo, nếu thấy nhân duyên kia liền
thấy pháp, nếu thấy được pháp liền hay thấy Phật”.
Nói lời ấy rồi, Thế Tôn im lặng ngồi yên. Ngài Di-lặc,
vì sao đức Thiện Thệ nói như thế ấy? Việc này thế
nào? Thế nào là nhân duyên? Thế nào là pháp? Thế
nào là Phật? Tại sao thấy nhân duyên liền hay thấy
pháp? Tại sao thấy pháp liền hay thấy Phật?

作是語已,彌勒菩薩摩訶薩答具壽 4
舍利子言:「今佛、法王、正遍知告諸比
丘:『若見因緣,即能見法;若見於法,
即能見佛。』者,此中何者是因緣?言因
緣者,此有故彼有,此生故彼生。所謂無
明緣行,行緣識,識緣名色,名色緣六入,

4
六入緣觸,觸緣受,受緣愛,愛緣取,取
緣有,有緣生,生緣老死、愁歎、苦、憂、
惱而得生起;如是唯生純極大苦之聚。
Đại Bồ-tát Di-lặc đáp cụ thọ Xá-lợi Tử rằng:
Nay Phật pháp vương chánh biến tri bảo các Tỳ-
kheo “Nếu thấy nhân duyên liền hay thấy pháp,
nếu thấy được pháp liền hay thấy Phật”. Trong đây
cái gì là nhân duyên? Nói nhân duyên là đây có nên
kia có, đây sanh nên kia sanh. Nghĩa là vô minh
duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc,
danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc
duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên
hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử sầu than
buồn khổ đều được sanh khởi. Như thế chỉ sanh
nhóm hoàn toàn đại khổ.

此中無明滅故行滅,行滅故識滅,識
滅故名色滅,名色滅故六入滅,六入滅故
觸滅,觸滅故受滅,受滅故愛滅,愛滅故
取滅,取滅故有滅,有滅故生滅,生滅故
老死、愁歎、苦、憂、惱得滅;如是唯滅
純極大苦之聚。此是世尊所說因緣之法。

5
Trong đây vô minh diệt nên hành diệt, hành
diệt nên thức diệt, thức diệt nên danh sắc diệt, danh
sắc diệt nên lục nhập diệt, lục nhập diệt nên xúc
diệt, xúc diệt nên thọ diệt, thọ diệt nên ái diệt, ái
diệt nên thủ diệt, thủ diệt nên hữu diệt, hữu diệt
nên sanh diệt, sanh diệt nên lão tử sầu than buồn
khổ đều diệt. Như thế chỉ diệt nhóm hoàn toàn đại
khổ. Đây là Thế Tôn nói pháp nhân duyên.

「何者是法?所謂八聖道支:正見、
正思惟、正語、正業、正命、正精進、正
念、正定。此是八聖道,果及涅槃。世尊
所說,名之為法。
Thế nào là pháp? Nghĩa là Bát thánh đạo:
Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh
nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm,
Chánh định. Đây là Bát thánh đạo. Quả và Niết-
bàn Thế Tôn đã nói, gọi đó là Pháp.
「何者是佛?所謂知一切法者,名之
為佛,以彼慧眼及法身能見作菩提、學無
學法故。
Thế nào là Phật? Nghĩa là người biết tất cả
pháp, gọi là Phật. Bởi vì ngài dùng Tuệ nhãn và

6
Pháp thân, hay kiến tạo pháp Bồ-đề cho hàng Hữu
học và Vô học.
云何見因緣?如佛所說,若能見因緣
之法,常、無壽、離壽、如實性、無錯謬
性、無生、無起、無作、無為、無障礙、
無境界、寂靜、無畏、無侵奪、不寂靜相
者是也。若能如是,於法亦見常、無壽、
離壽、如實性、無錯謬性、無生、無起、
無作、無為、無障礙、無境界、寂靜、無
畏、無侵奪、不寂靜相者,得正智故,能
悟勝法,以無上法身而見於佛。」
Thế nào là thấy nhân duyên? Như Phật đã nói,
nếu hay thấy pháp nhân duyên, thường, vô thọ, ly
thọ, như thật tánh, vô thố mậu tánh, vô sanh, vô
khởi, vô tác, vô vi, vô chướng ngại, vô cảnh giới, tịch
tĩnh, vô úy, vô xâm đoạt, bất tịch tĩnh tướng ấy vậy.
Nếu hay như thế, nơi pháp cũng thấy thường, vô
thọ, ly thọ, như thật tánh, vô thố mậu tánh, vô sanh,
vô khởi, vô tác, vô vi, vô chướng ngại, vô cảnh giới,
tịch tĩnh, vô úy, vô xâm đoạt, bất tịch tĩnh tướng. Vì
được chánh trí hay ngộ thắng pháp, do vô thượng
pháp thân mà thấy được Phật.

7
問曰:「何故名因緣?」
答曰:「有因有緣名為因緣,非無因
無緣故,是故名為因緣之法。世尊略說因
緣之相,彼緣生果。如來出現若不出現,
法性常住,乃至法性、法住性、法定性、
與因緣相應性、真如性、無錯謬性、無變
異性、真實性、實際性、不虛妄性、不顛
倒性等,作如是說。
Hỏi: Thế nào là nhân duyên?
Đáp: Có nhân, có duyên gọi là nhân duyên. Vì
không phải không nhân, không duyên nên gọi là
pháp nhân duyên. Thế Tôn lược nói tướng nhân
duyên, duyên sanh quả ấy. Như Lai ra đời hoặc
không ra đời, pháp tánh thường trụ, cho đến pháp
tánh, pháp trụ tánh, pháp định tánh, cùng nhân
duyên tương ưng tánh, chân như tánh, vô thố mậu
tánh, vô biến dị tánh, chân thật tánh, thật tế tánh,
bất hư vọng tánh, bất điên đảo tánh v.v… nói như
thế ấy.
此因緣法以其二種而得生起。云何為
二?所謂因相應、緣相應。彼復有二,謂

8
外及內。「此中何者是外因緣法因相應?
所謂從種生芽,從芽生葉,從葉生莖,從
莖生節,從節生穗,從穗生花,從花生實。
若無有種,芽即不生;乃至若無有花,實
亦不生。有種,芽生;如是有花,實亦得
生。
Pháp nhân duyên này, do hai thứ kia mà được
sanh khởi. Thế nào là hai? Nghĩa là Nhân tương
ưng và Duyên tương ưng. Nó lại có hai, nghĩa là
Nội và Ngoại. Trong đây thế nào là pháp Ngoại
nhân duyên nhân tương ưng? Nghĩa là từ hạt
giống sanh mầm, từ mầm sanh lá, từ lá sanh thân,
từ thân sanh mắt, từ mắt sanh bông, từ bông sanh
hoa, từ hoa sanh hạt, nếu không có hạt giống thì
mầm chẳng sanh, cho đến nếu không có hoa thì
hạt cũng chẳng sanh, có giống thì mầm sanh, như
thế có hoa thì hạt cũng được sanh.
彼種亦不作是念:『我能生芽。』芽
亦不作是念:『我從種生。』乃至花亦不
作是念:『我能生實。』實亦不作是念:
『我從花生。』雖然,有種故,而芽得生;

9
如是有花故,實即而能成就。應如是觀外
因緣法因相應義。
Hạt giống kia cũng chẳng nghĩ rằng: Ta hay sanh
mầm, mầm cũng chẳng nghĩ rằng ta từ hạt giống sanh,
cho đến hoa cũng chẳng nghĩ rằng: Ta hay sanh hạt,
hạt cũng chẳng nghĩ rằng ta từ hoa sanh. Tuy nhiên,
có hạt giống nên mầm được sanh. Như thế có hoa nên
hạt liền hay thành tựu. Nên như thế quán nghĩa pháp
Ngoại nhân duyên nhân tương ưng.
「應云何觀外因緣法緣相應義?謂六
界和合故。以何六界和合?所謂地、水、
火、風、空、時界等和合,外因緣法而得
生起。應如是觀外因緣法緣相應義。
Nên quán thế nào nghĩa pháp Ngoại nhân
duyên duyên tương ưng? Nghĩa là lục giới hòa hợp.
Do gì lục giới hòa hợp? Nghĩa là đất, nước, lửa, gió,
không, thời giới đồng hòa hợp, pháp ngoại nhân
duyên được sanh khởi. Nên như thế quán nghĩa
pháp Ngoại nhân duyên duyên tương ưng.
地界者,能持於種。水界者,潤漬於
種。火界者,能暖於種。風界者,動搖於
種。空界者,不障於種。時則能變種子。

10
若無此眾緣,種則不能而生於芽。若外地
界無不具足,如是乃至水、火、風、空、
時等無不具足,一切和合,種子滅時而芽
得生,此中地界不作是念:『我能任持種
子。』如是水界亦不作是念:『我能潤漬
於種。』火界亦不作是念:『我能暖於種
子。』風界亦不作是念:『我能動搖於
種。』空界亦不作是念:『我能不障於
種。』時亦不作是念:『我能變於種子。』
種子亦不作是念:『我能生芽。』芽亦不
作是念:『我今從此眾緣而生。』雖然有
此眾緣,而種滅時芽即得生,如是有花之
時,實即得生。
Địa giới hay gìn giữ hạt giống, thủy giới làm
thấm mát hạt giống, hỏa giới hay làm ấm hạt giống,
phong giới làm dao động hạt giống, không giới
chẳng che ngại hạt giống, thời giới hay biến đổi
hạt giống. Nếu không có các duyên này, hạt giống
ắt không thể sanh mầm. Nếu ngoại nhân duyên
địa giới đầy đủ, như thế cho đến thủy, hỏa, phong,
không, thời… thảy đầy đủ, tất cả hòa hợp, khi hạt
giống diệt thì mầm được sanh.

11
Trong đây địa giới chẳng khởi nghĩ rằng ta hay
gìn giữ hạt giống, như thế thủy giới cũng chẳng
nghĩ rằng ta hay thấm mát hạt giống, hỏa giới cũng
chẳng nghĩ rằng ta hay làm ấm hạt giống, phong
giới cũng chẳng nghĩ rằng ta hay làm dao động hạt
giống, không giới cũng chẳng nghĩ rằng ta chẳng
che ngại hạt giống, thời cũng chẳng nghĩ rằng ta
hay biến đổi hạt giống, hạt giống cũng chẳng nghĩ
rằng ta hay sanh mầm, mầm cũng chẳng nghĩ rằng
nay ta từ duyên này mà sanh. Tuy nhiên có các
duyên này, mà khi hạt giống diệt, mầm liền được
sanh. Như thế khi có hoa thì hạt liền được sanh.
彼芽亦非自作,亦非他作,非自他俱
作,非自在作,亦非時變,非自性生,亦
非無因而生。雖然,地、水、火、風、空、
時界等和合,種滅之時而芽得生。是故應
如是觀外因緣法緣相應義。
Mầm kia cũng không phải tự tác, cũng không
phải tha tác, không phải tự tha chung tác, không
phải Tự Tại tác, cũng chẳng phải thời biến, chẳng
phải tự tánh sanh, cũng chẳng phải không nhân mà
sanh. Tuy nhiên đất, nước, lửa, gió, không, thời
giới… hòa hợp, khi hạt giống diệt thì mầm được sanh.

12
Thế nên phải như thế quán nghĩa pháp Ngoại nhân
duyên duyên tương ưng.
「應以五種觀彼外因緣法。何等為五?
不常,不斷,不移,從於小因而生大果,
與彼相似。
Nên dùng năm thứ quán pháp Ngoại nhân
duyên kia. Những gì là năm? Là chẳng thường,
chẳng đoạn, chẳng dời, từ nhân nhỏ mà sanh quả
lớn, cùng kia giống nhau.
云何不常?為芽與種各別異故。彼芽
非種,非種壞時而芽得生;亦非不滅而得
生起。種壞之時而芽得生,是故不常。
Thế nào là chẳng thường? Là mầm cùng hạt
giống, mỗi thứ riêng khác. Mầm không phải hạt
giống, chẳng phải khi hạt giống hoại mà mầm được
sanh, cũng chẳng phải chẳng diệt mà được sanh
khởi, khi hạt giống hoại mà mầm được sanh. Thế
nên chẳng thường.
云何不斷?非過去種壞而生於芽;亦
非不滅而得生起;種子亦壞,當爾之時如
秤高下而芽得生,是故不斷。

13
Thế nào là chẳng đoạn? Chẳng phải hạt giống
quá khứ hoại mà sanh ra mầm, cũng chẳng phải
chẳng diệt mà được sanh khởi. Hạt giống cũng hoại,
chính khi ấy như cái cân song bằng, mà mầm được
sanh. Thế nên chẳng đoạn.
云何不移?芽與種別。芽非種故,是
故不移。
Thế nào là chẳng dời? Mầm cùng hạt giống khác,
vì mầm chẳng phải hạt giống, thế nên chẳng dời.
云何小因而生大果?從小種子而生大
果,是故從於小因而生大果。
Thế nào là nhân nhỏ mà sanh quả lớn? Từ hạt
giống nhỏ mà sanh ra quả lớn, thế nên từ nhân nhỏ
mà sanh quả lớn.
云何與彼相似?如所植種生彼果故,
是故與彼相似。是以五種觀外因緣之法。
Thế nào là cùng kia giống nhau? Như gieo hạt
giống nên sanh quả kia, thế nên cùng kia giống nhau.
Thế là dùng năm thứ quán pháp Ngoại
nhân duyên.

14
「如是,內因緣法亦以二種而得生起。
云何為二?所謂因相應、緣相應。何者是
內因緣法因相應義?所謂始從無明緣行,
乃至生緣老死。若無明不生,行亦不有;
乃至若無有生,老死非有。如是有無明故,
行乃得生;乃至有生故,老死得有。無明
亦不作是念:『我能生行。』行亦不作是
念:『我從無明而生。』乃至生亦不作是
念:『我能生於老死。』老死亦不作是念:
『我從生有。』雖然,有無明故行乃得生,
如是有生故,老死得有。是故應如是觀內
因緣法因相應義。
Như thế pháp Nội nhân duyên, cũng do hai thứ
mà được sanh khởi. Thế nào là hai? Nghĩa là Nhân
tương ưng và Duyên tương ưng. Thế nào là nghĩa
pháp Nội nhân duyên nhân tương ưng? Nghĩa là
ban đầu từ vô minh duyên hành, cho đến sanh
duyên lão tử. Nếu vô minh chẳng sanh thì hành
cũng chẳng có, cho đến nếu không có sanh thì lão
tử chẳng có. Như thế có vô minh nên hành mới được
sanh, cho đến có sanh nên lão tử liền có. Vô minh
cũng chẳng nghĩ rằng ta hay sanh hành, hành cũng

15
chẳng nghĩ rằng ta từ vô minh mà sanh. Cho đến
sanh cũng chẳng nghĩ rằng ta hay sanh lão tử, lão
tử cũng chẳng nghĩ rằng ta từ sanh mà có. Tuy
nhiên vì có vô minh nên hành mới được sanh, như
thế vì có sanh nên lão tử được có. Thế nên chẳng
phải như thế quán nghĩa pháp Nội nhân duyên
nhân tương ưng.
「應云何觀內因緣法緣相應事?為六
界和合故。以何六界和合?所謂地、水、
火、風、空、識界等和合故。應如是觀內
因緣法緣相應事。何者是內因緣法地界之
相?為此身中作堅硬者,名為地界。為令
此身而聚集者,名為水界。能消身所食飲
嚼噉者,名為火界。為此身中作內外出入
息者,名為風界。為此身中作虛通者,名
為空界。五識身相應及有漏意識,猶如束
蘆,能成就此身名色芽者,名為識界。若
無此眾緣,身則不生。若內地界無不具足,
如是乃至水、火、風、空、識界等無不具
足,一切和合,身即得生。
Phải quán thế nào việc pháp Nội nhân duyên
duyên tương ưng? Bởi do lục giới hòa hợp. Thế nào

16
là lục giới hòa hợp? Nghĩa là địa, thủy, hỏa, phong,
không, thức giới… hòa hợp. Nên như thế quán việc
pháp Nội nhân duyên duyên tương ưng. Thế nào là
tướng địa giới pháp nội nhân duyên? Trong thân
này chất cứng chắc gọi là địa giới, hay khiến thân
này nhóm họp gọi là thủy giới, hay tiêu hóa những
thức ăn uống trong thân gọi là hỏa giới, hơi thở ra
vào trong thân này gọi là phong giới, rỗng không
trong thân này gọi là không giới. Năm thức thân
tương ưng và ý thức hữu lậu, ví như bó lau hay
thành tựu mầm danh sắc thân này, gọi là thức giới.
Nếu không có các duyên này thì thân ắt chẳng sanh.
Nếu địa giới bên trong đầy đủ như thế cho đến thủy,
hỏa, phong, không, thức giới… phải đầy đủ, tất cả
hòa hợp thì thân liền được sanh.
彼地界亦不作是念:『我能而作身中
堅硬之事。』水界亦不作是念:『我能為
身而作聚集。』火界亦不作念:『我能而
消身所食飲嚼噉之事。』風界亦不作念:
『我能作內外出入息。』空界亦不作念:
『我能而作身中虛通之事。』識界亦不作
念:『我能成就此身名色之芽。』身亦不

17
作是念:『我從此眾緣而生。』雖然,有
此眾緣之時,身即得生。
Địa giới cũng không nghĩ rằng, ta hay làm việc
cứng chắc trong thân. Thủy giới cũng chẳng nghĩ
rằng, ta hay vì thân làm việc nhóm họp. Hỏa giới
cũng không nghĩ rằng, ta hay làm việc tiêu hóa
thức ăn uống trong thân. Phong giới cũng không
nghĩ rằng, ta hay làm hơi thở ra vào. Không giới
cũng không nghĩ rằng, ta hay làm việc rỗng
không trong thân. Sắc giới cũng không nghĩ rằng,
ta hay thành tựu mầm danh sắc trong thân này.
Thân giới cũng không nghĩ rằng, ta từ các duyên
này mà sanh. Tuy nhiên, khi có các duyên này thì
thân liền được sanh.
彼地界亦非是我,非是眾生,非命者,
非生者,非儒童,非作者,非男,非女,
非黃門,非自在,非我所,亦非餘等。如
是乃至水界、火界、風界、空界、識界亦
非是我,非是眾生,非命者,非生者,非
儒童,非作者,非男,非女,非黃門,非
自在,非我所,亦非餘等。

18
Địa giới kia cũng chẳng phải là ngã, chẳng
phải là chúng sanh, chẳng phải mạng, chẳng phải
sanh, chẳng phải nhu đồng, chẳng phải tác giả,
chẳng phải nam, chẳng phải nữ, chẳng phải hoàng
môn, chẳng phải Tự Tại, chẳng phải ngã sở, cũng
chẳng phải những cái khác. Như thế cho đến thủy
giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới cũng
không phải là ngã, chẳng phải là chúng sanh,
chẳng phải mạng, chẳng phải sanh, chẳng phải
nhu đồng, chẳng phải tác giả, chẳng phải nam,
chẳng phải nữ, chẳng phải hoàng môn, chẳng phải
Tự Tại, chẳng phải ngã sở, cũng chẳng phải những
cái khác.
何者是無明?於此六界,起於一想、
一合想、常想、堅牢想、不壞想、安樂想,
眾生、命、生者、養育、士夫、人、儒童、
作者、我、我所想等,及餘種種無知,此
是無明。有無明故,於諸境界起貪、瞋、
癡。於諸境界起貪、瞋、癡者,此是無明
緣行;而於諸事能了別者,名之為識;與
識俱生四取蘊者,此是名色;依名色諸根,
名為六入;三法和合,名之為觸;覺受觸
者,名之為受;於受貪著,名之為愛;增

19
長愛者,名之為取;從取而生能生業者,
名之為有;而從彼因所生之蘊,名之為生;
生已,蘊成熟者,名之為老;老已,蘊滅
壞者,名之為死;臨終之時,內具貪著及
熱惱者,名之為愁;從愁而生諸言辭者,
名之為歎;五識身受苦者,名之為苦;作
意意識受諸苦者,名之為憂;具如是等及
隨煩惱者,名之為惱。
Thế nào là vô minh? Đối với lục giới này khởi
tưởng một, tưởng một hợp, tưởng thường, tưởng bền
chắc, tưởng chẳng hoại, tưởng an lạc, tưởng chúng
sanh, mạng, sanh giả, dưỡng dục, sĩ phu, nhân, nhu
đồng, tác giả, ngã, ngã sở… và các thứ không biết
khác. Đây là vô minh. Vì có vô minh, đối với các
cảnh giới khởi tham sân si, đây là vô minh duyên
hành. Đối với các việc hay liễu biệt, gọi đó là thức.
Cùng thức đồng sanh tứ thủ uẩn, đây là danh sắc.
Y danh sắc có các căn, gọi là lục nhập. Ba pháp hòa
hợp, gọi đó là xúc. Lãnh thọ cảm giác xúc chạm, gọi
là thọ. Đối thọ tham đắm gọi là ái. Tăng trưởng ái
ấy gọi là thủ. Từ thủ mà sanh, hay sanh nghiệp gọi
là hữu. Uẩn từ nhân kia sanh ra gọi là sanh. Sanh
rồi uẩn thành thục gọi là lão. Lão rồi uẩn diệt hoại

20
gọi là tử. Khi lâm chung bên trong đủ tham trước
và nhiệt não, gọi là sầu. Từ sầu mà sanh các lời than
thở, gọi là thán. Năm thức thân thọ khổ gọi là khổ.
Tác ý, ý thức thọ các khổ, gọi là ưu. Đủ những cái
như thế và tùy phiền não, gọi là não.
大黑闇故,故名無明;造作故,名諸
行;了別故,名識;相依故,名名色;為
生門故,名六入;觸故,名觸;受故,名
受;渴故,名愛;取故,名取;生後有故,
名有;生蘊故,名生;蘊熟故,名老;蘊
壞故,名死;愁故,名愁;歎故,名歎;
惱身故,名苦;惱心故,名憂;煩惱故,
名惱。
Vì rất đen tối nên gọi là vô minh, vì tạo tác nên
gọi là hành. Vì liễu biệt nên gọi là thức, vì nương
nhau nên gọi là danh sắc, vì sanh ra cửa nên gọi là
lục nhập, vì xúc chạm nên gọi là xúc, vì thọ nhận
nên gọi là thọ, vì khát ái nên gọi là ái, vì chấp thủ
nên gọi là thủ, vì sanh hậu hữu nên gọi là hữu, vì
sanh ngũ uẩn nên gọi là sanh, vì ngũ uẩn thành
thục nên gọi là lão, vì ngũ uẩn hoại nên gọi là tử, vì
sầu bi nên gọi là sầu, vì than thở nên gọi là thán, vì

21
thân não nên gọi là khổ, vì tâm não nên gọi là ưu,
vì phiền não nên gọi là não.
復次不了真性,顛倒無知,名為無明。
如是有無明故,能成三行,所謂福行、罪
行、不動行。從於福行而生福行識者,此
是無明緣行;從於罪行而生罪行識者,此
則名為行緣識;從於不動行而生不動行識
者,此則名為識緣名色;名色增長故,從
六入門中能成事者,此是名色緣六入;從
於六入而生六聚觸者,此是六入緣觸;從
於所觸而生彼受者,此則名為觸緣受;了
別受已而生染愛耽著者,此則名為受緣愛;
知已而生染愛耽著故,不欲遠離好色及於
安樂而生願樂者,此是愛緣取;生願樂已,
從身、口、意造後有業者,此是取緣有;
從於彼業所生蘊者,此是有緣生;生已,
諸蘊成熟及滅壞者,此則名為生緣老死。
Lại nữa, chẳng rõ chân tánh điên đảo vô tri gọi
là vô minh. Như thế thì có vô minh hay thành tam
hành, nghĩa là phước hành, tội hành, bất động hành.
Từ phước hành mà sanh phước hành thức, đây gọi

22
là vô minh duyên hành. Từ tội hành mà sanh tội
hành thức, đây gọi là hành duyên thức. Từ bất động
hành mà sanh bất động hành thức, đây gọi là thức
duyên danh sắc. Vì danh sắc tăng trưởng từ trong
cửa lục nhập hay thành sự, đây là danh sắc duyên
lục nhập. Từ lục nhập mà sanh sáu nhóm xúc, đây
gọi là lục nhập duyên xúc. Từ cái bị xúc chạm mà
sanh những thứ thọ, đây gọi là xúc duyên thọ. Liễu
biệt thọ rồi mà sanh nhiễm ái đắm trước, đây gọi là
thọ duyên ái. Biết rồi liền sanh nhiễm ái đắm trước
chẳng muốn xa lìa sắc đẹp và đối việc an vui mà
sanh mong được vui, đây là ái duyên thủ. Sanh
mong được vui rồi từ thân, khẩu, ý tạo nghiệp hậu
hữu đây là thủ duyên hữu. Từ nơi nghiệp kia sanh
ra ngũ uẩn, đây là hữu duyên sanh. Sanh rồi các
uẩn thành thục và diệt hoại, đây gọi là sanh duyên
lão tử.
是故彼因緣十二支法,互相為因、互
相為緣,非常,非無常,非有為,非無為,
非無因,非無緣,非有受,非盡法,非壞
法,非滅法。從無始已來,如暴流水而無
斷絕。雖然,此因緣十二支法互相為因、
互相為緣,非常,非無常,非有為,非無

23
為,非無因,非無緣,非有受,非盡法,
非壞法,非滅法,從無始已來,如暴流水
而無斷絕。
Thế nên pháp Mười hai nhân duyên kia lẫn
nhau làm nhân, lẫn nhau làm duyên, chẳng phải
thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải hữu vi,
chẳng phải vô vi, chẳng phải vô nhân, chẳng phải
vô duyên, chẳng phải hữu thọ, chẳng phải tận pháp,
chẳng phải hoại pháp, chẳng phải pháp tận, chẳng
phải pháp hoại, chẳng phải pháp diệt. Từ vô thủy
đến nay như thác nước đổ không có đoạn tuyệt.
「有其四支,能攝十二因緣之法。云
何為四?所謂無明、愛、業、識。識者,
以種子性為因。業者,以田性為因。無明
及愛,以煩惱性為因。
Có bốn chi kia hay nhiếp pháp Mười hai nhân
duyên. Thế nào là bốn? Nghĩa là vô minh, ái, nghiệp
và thức. Thức lấy tánh chủng tử làm nhân. Nghiệp
lấy tánh điền làm nhân. Vô minh và ái lấy tánh
phiền não làm nhân.
此中業及煩惱能生種子之識,業則能
作種子識田,愛則能潤種子之識,無明能

24
殖種子之識。若無此眾緣,種子之識而不
能成。
Trong đây nghiệp và phiền não hay sanh chủng
tử thức. Nghiệp thì hay làm ruộng cho chủng tử
thức, ái thì hay làm ướt mát cho chủng tử thức, vô
minh hay gieo chủng tử thức. Nếu không có các
duyên này thì chủng tử thức không thể thành.
彼業亦不作念:『我今能作種子識
田。』愛亦不作念:『我今能潤於種子之
識。』無明亦不作念:『我今能殖種子之
識。』彼種子識亦不作念:『我今從此眾
緣而生。』
Nghiệp kia cũng chẳng nghĩ rằng nay ta hay làm
ruộng cho chủng tử thức. Ái cũng chẳng nghĩ rằng nay
ta hay làm ướt mát chủng tử thức. Vô minh cũng
không nghĩ rằng nay ta hay gieo chủng tử thức.
Chủng tử thức kia cũng chẳng nghĩ rằng nay ta từ
những duyên này mà sanh.
雖然,種子之識依彼業田及愛所潤,
無明糞壤所生之處,入於母胎,能生名色
之芽。彼名色芽,亦非自作,亦非他作,

25
非自他俱作,非自在化,亦非時變,非自
性生,非假作者,亦非無因而生。
Tuy nhiên chủng tử thức nương chỗ ruộng
nghiệp kia, nước mát ái và phân đất vô minh sanh
ra, vào thai mẹ hay sanh mầm danh sắc. Mầm danh
sắc kia cũng chẳng phải tự tác, cũng chẳng phải tha
tác, chẳng phải tự tha chung tác, chẳng phải Tự Tại
hóa, chẳng phải thời biến, chẳng phải tự tánh sanh,
chẳng phải nhờ làm ra, cũng chẳng phải không
nhân mà sanh.
雖然父母和合時,及餘緣和合之時,
無我之法無我、我所,猶如虛空。彼諸幻
法,因及眾緣無不具足故,依彼生處,入
於母胎,則能成就執受種子之識。
「名色之芽,如眼識生時,若具五緣
而則得生。云何為五?所謂依、眼、色、
明、空。依作意故,眼識得生。此中眼則
能作眼識所依;色則能作眼識之境;明則
能為顯現之事;空則能為不障之事;作意
能為思想之事。若無此眾緣,眼識不生。

26
Tuy nhiên khi cha mẹ hòa hợp và khi các duyên
hòa hợp, pháp vô ngã, vô ngã sở giống như hư không.
Có pháp huyễn kia vì nhân và các duyên đầy đủ,
nương chỗ sanh kia vào thai mẹ hay thành tựu thức
chấp, thọ thai mẹ làm mầm danh sắc.
Như khi nhãn thức sanh nếu đủ năm duyên thì
được sanh. Thế nào là năm? Nghĩa là nương con
mắt, sắc, ánh sáng, hư không, tác ý nên nhãn thức
được sanh. Trong đây con mắt hay làm chỗ nương
cho nhãn thức, sắc thì hay làm cảnh cho nhãn thức,
ánh sáng hay làm việc hiển hiện, hư không hay làm
việc chẳng chướng, tác ý hay làm việc tư tưởng. Nếu
không đủ các duyên này thì nhãn thức chẳng sanh.
若內入眼無不具足,如是乃至色、明、
空、作意無不具足,一切和合之時,眼識
得生。彼眼亦不作是念:『我今能為眼識
所依。』色亦不念:『我今能作眼識之
境。』明亦不作念:『我今能作眼識顯現
之事。』空亦不作念:『我今能為眼識不
障之事。』作意亦不作念:『我今能為眼
識所思。』彼眼識亦不作念:『我是從此

27
眾緣而有。』雖然,有此眾緣,眼識得生。
乃至諸餘根等,隨類知之。
Nếu nội nhãn đầy đủ, như thế cho đến sắc, ánh
sáng, hư không, tác ý đầy đủ. Khi tất cả hòa hợp thì
nhãn thức sanh. Con mắt kia cũng chẳng nghĩ rằng,
nay ta hay làm chỗ nương cho nhãn thức, sắc cũng
chẳng nghĩ rằng nay ta làm cảnh cho nhãn thức,
ánh sáng cũng chẳng nghĩ rằng nay ta làm việc hiển
hiện cho nhãn thức. Hư không cũng không nghĩ
rằng nay ta làm việc không chướng cho nhãn thức.
Tác ý cũng không nghĩ rằng nay ta hay làm tư
tưởng cho nhãn thức. Nhãn thức kia cũng không
nghĩ rằng ta từ các duyên này mà có. Tuy nhiên có
các duyên này thì nhãn thức được sanh. Cho đến
các căn khác v.v… tùy loại mà biết đó.
「如是,無有少法而從此世移至他世。
雖然,因及眾緣無不具足故,業果亦現。
譬如明鏡之中,現其面像。雖彼面像不移
鏡中,因及眾緣無不具足故,面像亦現。
如是無有少許從於此滅生其餘處,因及眾
緣無不具足故,業果亦現。

28
Như thế không có chút pháp từ đời này dời sang
đời khác. Tuy nhiên vì nhân và các duyên đầy đủ thì
nghiệp quả cũng hiện. Thí như trong gương sáng
hiện mặt mày người. Tuy mặt mày kia chẳng dời đến
trong gương, nhân và các duyên đầy đủ nên mặt mày
cũng hiện. Như thế không có một ít từ nơi đây diệt
mà sanh ở nơi khác. Vì nhân và các duyên đầy đủ
nên nghiệp quả cũng hiện.
譬如月輪,從此四萬二千由旬而行。
彼月輪形像現其有水小器中者,彼月輪亦
不從彼移至於有水之器。雖然,因及眾緣
無不具足故,月輪亦現。如是,無有少許
從於此滅而生餘處,因及眾緣無不具足故,
業果亦現。
Ví như vầng trăng di chuyển cách đây bốn
muôn hai ngàn do tuần, bóng vầng trăng kia hiện
trong chậu nước nhỏ. Vầng trăng cũng chẳng từ
trên không dời đến trong chậu nước. Tuy nhiên vì
nhân và các duyên đầy đủ nên vầng trăng cũng
hiện. Như thế không có một ít từ đây diệt mà
sanh ở nơi khác. Vì nhân và các duyên đầy đủ nên
nghiệp quả cũng hiện.

29
譬如其火,因及眾緣若不具足而不能
燃;因及眾緣具足之時乃可得燃。如是無
我之法,無我、我所,猶如虛空。依彼幻
法,因及眾緣無不具足故,所生之處入於
母胎,則能成就種子之識,業及煩惱所生
名色之芽。是故應如是觀內因緣法緣相應
事。
Thí như lửa, nhân và các duyên nếu không đầy
đủ thì không thể cháy. Như thế pháp vô ngã, vô ngã
sở, ví như hư không y những pháp kia, vì nhân và
các duyên đầy đủ chỗ để sanh, liền vào thai mẹ, thì
hay thành tựu chủng tử thức, nghiệp và phiền não
sanh ra mầm danh sắc. Thế nên phải như thế, quán
việc pháp Nội nhân duyên duyên tương ưng.
「應以五種觀內因緣之法。云何為五?
不常、不斷、不移、從於小因而生大果、
與彼相似。
Nên dùng năm thứ quán pháp Nội nhân duyên.
Thế nào là năm: Chẳng thường, chẳng đoạn, chẳng
dời, từ nhân nhỏ mà sanh quả lớn, cùng với kia
giống nhau.

30
云何不常?所謂彼後滅蘊,與彼生分
各異,為後滅蘊非生分故,彼後滅蘊亦滅,
生分亦得現故,是故不常。云何不斷?非
依後滅蘊滅壞之時生分得有;亦非不滅,
彼後滅蘊亦滅,當爾之時,生分之蘊如秤
高下而得生故,是故不斷。
Thế nào là chẳng thường? Nghĩa là uẩn hậu diệt
kia cùng sanh phần kia, mỗi cái riêng khác. Vì uẩn
hậu diệt không phải sanh phần. Vì uẩn hậu diệt kia
diệt, sanh phần cũng được hiện. Nên chẳng thường.
Thế nào chẳng đoạn? Chẳng phải nương uẩn hậu
diệt khi hoại diệt mà sanh phần được sanh. Cũng
chẳng phải chẳng diệt, uẩn hậu diệt kia diệt, chính
khi ấy uẩn sanh phần như cái cân song bằng cao
thấp mà được sanh, nên chẳng đoạn.
云何不移?為諸有情從非眾同分處,
能生眾同分處故,是故不移。云何從於小
因而生大果?作於小業,感大異熟,是故
從於小因而生大果。如所作因,感彼果故,
與彼相似。是故應以五種觀因緣之法。

31
Thế nào chẳng dời? Vì các hữu tình từ chỗ phi
chúng đồng phần hay sanh chỗ chúng đồng phần,
thế nên chẳng dời.
Thế nào từ nhân nhỏ hay sanh quả lớn? Tạo tác
nghiệp nhỏ chiêu cảm quả dị thục lớn, thế nên từ
nhân nhỏ hay sanh quả lớn.
Thế nào cùng với kia giống nhau? Như nhân
tạo ra chiêu cảm quả kia cùng với nhân ấy tương tợ.
Thế nên phải dùng năm thứ quán pháp nhân
duyên.
「尊者舍利子!若復有人能以正智,
常觀如來所說因緣之法,無壽、離壽、如
實性、無錯謬性、無生、無起、無作、無
為、無障礙、無境界、寂靜、無畏、無侵
奪、無盡、不寂靜相、不有、虛、誑、無
堅實、如病、如癰、如箭、過失、無常、
苦、空、無我者。我於過去而有生耶?而
無生耶?而不分別過去之際。於未來世生
於何處,亦不分別未來之際。此是何耶?
此復云何?而作何物?此諸有情從何而來?
從於此滅而生何處?亦不分別現在之有。

32
Tôn giả Xá-lợi Tử, lại có người hay dùng chánh
trí thường quán pháp nhân duyên, do Như Lai nói
vô thọ, ly thọ, như thật tánh, vô thố mậu tánh, vô
sanh, vô khởi, vô tác, vô vi, vô chướng ngại, vô cảnh
giới, tịch tĩnh, vô úy, vô xâm đoạt, vô tận, bất tịch
tĩnh tướng, bất hữu, hư cuống, vô kiên thật, như
bệnh, như ung, như tiễn, quá thất, vô thường, khổ,
không, vô ngã. Ngã ở quá khứ có sanh chăng?
Không sanh chăng? Mà chẳng phân biệt mé quá
khứ. Đời vị lai sanh ở chỗ nào, cũng chẳng phân biệt
mé vị lai. Đây là gì? Đây là thế nào? Làm vật gì?
Các hữu tình này từ đâu mà đến? Từ đây diệt sẽ
sanh chỗ nào? Cũng chẳng phân biệt có hiện tại.
復能滅於世間沙門、婆羅門不同諸見,
所謂我見、眾生見、壽者見、人見、希有
見、吉祥見、開合之見。善了知故。如多
羅樹,明了斷除諸根栽已,於未來世證得
無生無滅之法。
Lại hay diệt các kiến bất đồng của hàng Sa-
môn, Bà-la-môn ở thế gian như là: ngã kiến, chúng
sanh kiến, thọ giả kiến, nhân kiến, hy hữu kiến,
kiết tường kiến, khai hiệp kiến. Vì khéo rõ biết,

33
rành rẽ đoạn trừ như chặt rễ cây đa-la rồi, ở đời vị
lai chứng được pháp vô sanh vô diệt.
「尊者舍利子!若復有人具足如是無
生法忍,善能了別此因緣法者,如來、應
供、正遍知、明行足、善逝、世間解、無
上士、調御丈夫、天人師、佛、世尊即與
授阿耨多羅三藐三菩提記。」
Tôn giả Xá-lợi Tử! Nếu lại có người đầy đủ
Vô sanh pháp nhẫn như thế, khéo hay rành rõ
pháp nhân duyên này thì Như Lai, Ứng Cúng,
Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế
Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu,
Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn liền thọ ký cho Vô
thượng Chánh đẳng Chánh giác.
爾時彌勒菩薩摩訶薩說是語已,舍利
子及一切世間天、人、阿脩羅、犍闥婆等,
聞彌勒菩薩摩訶薩所說之法,信受奉行。
Khi ấy, Đại Bồ-tát Di-lặc nói lời này rồi, Xá-
lợi-phất và tất cả thế gian trời, người, a-tu-la, càn-
thát-bà v.v... nghe Đại Bồ-tát Di-lặc nói pháp xong
đều tín thọ phụng hành./.

34

You might also like