Vai Trò Dinh Dư NG C A Vitamin B9 Và B12

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

Vitamin B12

Vitamin B12 có thể hiểu ở nghĩa rộng là nhóm cobalamin, đây là những hợp chất chứa Co
như cyanocobalamin, hydroxocobalamin và hai thể coenzyme của B 12. Theo nghĩa
chuyên biệt hơn thì vitamin B12 được dùng để chỉ cyanocobalamin, đây là dạng B 12 dùng
trong thực phẩm và chế phẩm bổ sung dinh dưỡng. Vitamin này có cấu trúc phức tạp, ở
dạng tinh thể màu đỏ, không mùi vị, bền trong tối, nhiệt độ thường và pH acid, dễ phân
hủy ngoài ánh sáng. Các hợp chất này liên quan đến quá trình chuyển hóa acid nucleic,
vận chuyển methyl, và tổng hợp và sửa chữa myelin. Chúng cần thiết cho sự hình thành
hồng cầu bình thường và chức năng thần kinh bình thường.

Hình 1: Cấu trúc của vitamin B12 (source: Chemistry World)

Vitamin B12 chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm động vật, đặc biệt là thịt và các
sản phẩm từ sữa. một số loại thực phẩm giàu vitamin này có thể kể đến như: gan động
vật, các loại thịt (bò, heo,…), các loại cá (cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá thu), động vật có vỏ
(ngao, tôm), trứng, ngũ cốc, rong biển, tương nén, sữa và các sản phẩm từ sữa như bơ,
phô mai,…
Vitamin B12 trong thực phẩm được giải phóng trong môi trường acid dạ dày và gắn với
protein R (haptocorrin). Các enzymes tụy phân cắt phức hợp B 12 này (protein B12-R)
trong ruột non. Sau khi phân cắt, yếu tố nội tại, được tiết ra bởi các tế bào vách ở màng
niêm mạc dạ dày, liên kết với vitamin B12. Yếu tố nội tại là cần thiết cho sự hấp thu
vitamin B12, quá trình này diễn ra trong hồi tràng.

Vitamin B12 trong huyết tương liên kết với transcobalamin I và II. Transcobalamin II chịu
trách nhiệm cung cấp vitamin B12 đến các mô. Gan lưu trữ một lượng lớn vitamin B 12. Tái
hấp thu ruột gan giúp giữ lại vitamin B 12. Vitamin B12 lưu trữ ở gan thường có thể duy trì
các nhu cầu sinh lý trong 3 đến 5 năm nếu B 12 không được đưa vào (ví dụ như ở những
người bắt đầu ăn chay) và trong nhiều tháng đến 1 năm nếu không có sự tái hấp thu ruột
gan.

Vitamin B12: Người ăn chay có thể bị thiếu vitamin B12 do kiềm chế các sản phẩm từ động
vật. Người cao tuổi cũng có nguy cơ thiếu vitamin B12 do giảm hấp thu theo tuổi tác

Giúp tạo hồng cầu, phòng ngừa thiếu máu:

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu.
Thiếu vitamin này sẽ gây giảm sự hình thành tế bào hồng cầu. Các tế bào hồng cầu khỏe
mạnh có hình tròn và nhỏ, khi thiếu vitamin B12 chúng trở nên lớn hơn và thường có hình
bầu dục. Do tình trạng lớn hơn và bất thường này, các tế bào hồng cầu không thể di
chuyển từ tủy xương và máu với tốc độ thích hợp từ đó gây nên bệnh thiếu máu nguyên
bào khổng lồ (thiếu máu hồng cầu to). Khi bị thiếu máu, cơ thể bạn không có đủ tế bào
hồng cầu để vận chuyển oxygen đến các cơ quan sẽ gây ra các triệu chứng như mệt mỏi
và suy nhược.

Tăng cường sức khỏe cho các tế bào não:

B12 là vitamin có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của não bộ. Quá trình dẫn
truyền tín hiệu thần kinh ở não bộ được đảm bảo là nhờ sự góp sức của B 12. Vitamin này
là thành phần tham gia vào cấu tạo của bao myelin, bảo vệ tế bào thần kinh. Chính vì vậy
mà thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến hoạt động của tế bào não gặp vấn đề, đẩy nhanh các
quá trình thoái hóa thần kinh, nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer và hội chứng mất trí nhớ
ở người lớn tuổi. Vitamin B12 đóng vai trò trong việc ngăn ngừa chứng teo não, tức là vấn
đề mất các tế bào thần kinh trong não thường dẫn đến các chứng mất trí nhớ hoặc sa sút
trí tuệ. Thiếu hụt vitamin B12 có thể làm cho trí nhớ kém nên khi bổ sung vitamin có thể
cải thiện trí nhớ và chức năng nhận thức.

Tốt cho mắt, giảm thoái hóa điểm vàng:

Thoái hóa điểm vàng là một bệnh về mắt ảnh hưởng đến thị lực. duy trì đủ lượng vitamin
B12 có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. bổ sung vitamin B12
có thể làm giảm homocysteine, một loại acid amin được tìm thấy trong máu của bạn.
Nồng độ homocysteine tăng cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng
do tuổi tác.

Duy trì năng lượng cho các hoạt động của cơ thể:

B12 tham gia vào các quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt là quá trình chuyển hóa
carbohydrate trong thức ăn thành đường glucose, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động
của tế bào.

Do đó, khi thiếu hụt vitamin này sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải, chậm
chạp, hoa mắt, chóng mặt do thiếu năng lượng.

Tốt cho thai nhi, ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh:

Phụ nữ mang thai cần có mức vitamin B12 đầy đủ, đây là yếu tố quan trọng để thai nhi
phát triển khỏe mạnh. từ các nghiên cứu chỉ ra rằng não và hệ thần kinh của thai nhi cần
có đủ lượng vitamin B12 từ mẹ để phát triển bình thường và phụ nữ mang thai có mức
vitamin B12 thấp hơn 250 mg/dL có nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh cao gấp 3 lần so
với những người cung cấp đầy đủ hàm lượng vitamin B12. Thiếu vitamin B12 trong giai
đoạn đầu của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, như dị tật ống thần kinh.
Hơn nữa, sự thiếu hụt vitamin B12 của người mẹ có thể góp phần làm tăng nguy cơ sinh
non hoặc sảy thai.
Duy trì sức khỏe của hệ thống tim mạch:

Theo nhiều nghiên cứu y khoa đã chứng minh rằng, B 12 có tác dụng làm giảm lượng
homocysteine, yếu tố dẫn đến các vấn đề tim mạch hàng đầu hiện nay. Hầu hết các
vitamin nhóm B trong đó có B12 đều có tác dụng hạ thấp lượng homocysteine trong máu,
ngăn ngừa hiệu quả các bệnh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...

Ngoài ra, B12 còn có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu và hạn chế
nguy cơ dẫn đến chứng huyết áp cao, kiểm soát tốt quá trình xơ vữa động mạch ở những
người có tiền sử bệnh này.

Tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng của cơ thể

Vitamin B12 tham gia vào quá trình tạo ra hồng cầu của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu
máu.

B12 là một trong những chất không thể thiếu cho quá trình nhân đôi, tổng hợp AND,
ARN, sản sinh ra tế bào của cơ thể.

Bên cạnh đó, quá trình chuyển hóa của lipid và acid folic cũng cần đến B12.

Cải thiện tình trạng của da, tóc, móng

Vitamin này tham gia vào quá trình tái tạo tế bào, do đó cải thiện làn da khô, viêm nhiễm
hay mụn trứng cá rất hiệu quả. Ngoài ra chúng còn có tác dụng trong việc hạn chế bệnh
vảy nến, chàm da.

Vitamin B12 còn cải thiện được tình trạng xơ, khô, hư tổn và gãy rụng của tóc, giúp móng
tay, móng chân chắc khỏe.

Giảm stress và ngăn ngừa bệnh trầm cảm

Nhiều nghiên cứu mới đây đã cho thấy B 12 có tác dụng tích cực trong việc điều trị và
giảm thiểu các biểu hiện trầm cảm. Với khả năng điều hòa hoạt động của hệ thần kinh,
vitamin B12 giúp cơ thể giảm trạng thái lo âu, căng thẳng.
B12 cùng với Folate tham gia chuyển hóa và tổng hợp chất S - adenosyl methionine, giúp
cơ thể đối phó với trạng thái căng thẳng thần kinh và điều chỉnh tâm trạng hiệu quả.

Hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày

Quá trình sản xuất enzym của dạ dày cần đến sự góp sức của B 12, do đó đóng vai trò quan
trọng đối với sự phân hủy và trao đổi chất diễn ra trong dạ dày. Không chỉ vậy, chúng còn
giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Loại bỏ những chủng vi khuẩn có
hại đối với có thể. Hỗ trợ đặt lực cho quá trình tiêu hóa thức ăn và hạn chế hội chứng rối
loạn tiêu hóa.

Vitamin B12 còn đóng vai trò hạn chế các dị tật bẩm sinh ở thai nhi và đảm bảo quá trình
sinh trưởng và phát triển của thai kỳ. Chính vì vậy mà các mẹ khi mang thai cần phải
cung cấp đủ vitamin này để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, B 12 còn có
vai trò hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa được một số bệnh ung
thư như ung thư tiền liệt tuyến, cổ tử cung,...

Thừa B12 sẽ dẫn đến hậu quả gì?

B12 là vitamin tan trong nước do đó rất dễ dàng để đào thải ra ngoài thông qua nước tiểu.
Vitamin B12 khá an toàn khi sử dụng mà liều lượng bình thường rất hiếm khi xảy ra tác
dụng phụ. Tuy nhiên, nếu sử dụng ở liều lượng quá cao sẽ dẫn đến các biểu hiện sau:

- Thừa B12 dẫn đến việc glucose được sản sinh ra nhiều, cơ thể thừa năng lượng nên
có cảm giác chán ăn, buồn nôn.
- Gây nên các bệnh về da, chẳng hạn như mụn trứng cá và viêm da (phát ban)
- Dùng quá liều sẽ dẫn đến các biến cố mạch máu ở những người bị bệnh thận.
- Nồng độ vitamin trong máu ở phụ nữ mang thai quá cao, cũng có thể làm tăng
nguy cơ mắt bệnh tự kỷ ở trẻ sau này.
- Hệ tiêu hóa có vấn đề có thể gây ra tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng,...
- Thừa B12 có thể khiến não bộ bị kích thích gây ra chứng đau đầu, phát ban, ngứa
ngáy. Tay, chân và cơ mặt có thể yếu, tê thậm chí là liệt.
- Một số biến chứng tại tim dẫn đến khó thở, đau, tức ngực, huyết áp tăng đột ngột,
suy tim, trụy tim mạch. Tăng nguy cơ đông máu dẫn đến tắc mạch.
- Ngoài ra, thừa B12 có thể gây ra hội chứng thoái hóa sắc tố võng mạc mắt, có thể
dẫn đến mù lòa ở trẻ em.

Tác hại của thiếu hụt B12

Hiện nay, vấn đề thiếu hụt vitamin B trong đó có B 12 đang ngày càng trở nên phổ biến và
được nhiều người quan tâm nhất. Nguyên nhân gây thiếu hụt B 12 thường do lượng cung
cấp trong thực phẩm không đủ hoặc cơ thể gặp trục trặc trong quá trình hấp thu vitamin
này.

Các biểu hiện thường gặp khi thiếu hụt vitamin B12 gồm:

- Da nhợt nhạt hoặc vàng da: Những người bị thiếu vitamin này thường trông nhợt
nhạt da vàng và vàng mắt điều này xảy ra do việc thiếu B12 sẽ gây ra vấn đề với
việc sản xuất tế bào hồng cầu của cơ thể. B12 đóng vai trò thiết yếu trong việc sản
xuất DNA cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu. do vậy khi thiếu B12 sẽ làm cho
cơ thể sản xuất ra những hồng cầu bất thường và việc này sẽ gây ra một loại thiếu
máu gọi là thiếu máu megaloblastic, trong đó các tế bào hồng cầu sản xuất trong
tủy xương của bạn rất lớn và dễ vỡ.
- Yếu và mệt mỏi: là triệu chứng phổ biến của thiếu B12 do cơ thể bạn không có đủ
B12 để tạo ra các tế bào hồng cầu, vận chuyển oxygen đi khắp cơ thể khiến cho
việc vận chuyển oxygen đến các tế bào không hiệu quả gây cảm giác mệt mỏi và
yếu. Ở người cao tuổi, thiếu máu megaloblastic thường bị gây ra bởi một tình
trạng tự miễn được gọi là thiếu máu ác tính. Những người bị thiếu máu ác tính
không sản xuất đủ một loại protein quan trọng gọi là yếu tố nội tại và yếu tố nội tại
là điều cần thiết liên kết với B12 trong ruột để hấp thụ nó.
- Cảm giác của chân và kim: một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn của
tình trạng thiếu B12 dài hạn là tổn thương thần kinh. B12 đóng vai trò quan trọng
trong việc sản xuất myelin, chất cách ly các dây thần kinh và rất quan trọng đối
với chức năng hệ thống thần kinh của bạn.
- Viêm lưỡi và loét miệng: lưỡi bệnh sưng và viêm, có vết thương thẳng dài trên đó
có thể là dấu hiệu sớm của tình trạng thiếu B12. ngoài ra thì một số người bị thiếu
vitamin này có thể gặp các triệu chứng miệng khác chẳng hạn như loét miệng, cảm
giác ghim và kim ở lưỡi hoặc cảm giác nóng rát và ngứa trong miệng.
- Hơi thở và chóng mặt: thiếu máu do thiếu B12 có thể khiến một số người cảm thấy
khó thở và chóng mặt. điều này xảy ra khi cơ thể không vận chuyển đủ oxygen
đến các tế bào.
- Tầm nhìn xa trong những trường hợp hiếm gặp tổn thương hệ thần kinh do thiếu
B12 có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác dẫn đến mờ mắt hoặc nhiễu loạn.
- Biểu hiện của hội chứng rối loạn thần kinh như ảo giác, các phản xạ tự nhiên thay
đổi, chức năng hoạt động của cơ kém. Hoạt động của các tế bào não kém có thể
dẫn đến trí nhớ giảm, khả năng tập trung kém, tăng nguy cơ mắc bệnh đãng trí ở
người già.
- Người thiếu B12 có thể gặp chứng rối loạn cảm xúc, dễ mắc bệnh trầm cảm.
- Đối với trẻ nhỏ có thể dẫn đến quá trình tăng trưởng, phát triển chậm, cơ thể phát
triển không hoàn thiện, vận động khó khăn.

Nhu cầu vitamin B12 đối với con người:

Liều lượng khuyến cáo hàng ngày cho vitamin B 12 ở những người từ 14 tuổi trở lên là 2,4
microgam. Tuy nhiên tùy thuộc vào một số yếu tố như tuổi, giới, lối sống hay tình trạng
thừa hoặc thiếu B12 mà lượng khuyến cáo trên có thể thay đổi.

Cần lưu ý rằng khả năng hấp thụ vitamin B 12 của cơ thể là tương đối thấp. Chỉ 10
microgam trong tổng số 500 microgam B12 được bổ sung qua các loại thực phẩm sử dụng
hàng ngày được cơ thể chúng ta hấp thụ. Nghĩa là chỉ ở mức 2%.

Dưới đây là một số khuyến nghị về liều vitamin B 12 mỗi ngày đối với các trường hợp cụ
thể:
 Người dưới 50 tuổi: Đối với những người từ 14 đến 50 tuổi, liều khuyến nghị
vitamin B12 là 2,4 microgam/ngày. Hầu hết những người trong nhóm tuổi này
đều được bổ sung hàm lượng B12 đầy đủ qua các loại thực phẩm tiêu thụ hàng
ngày.

Ví dụ: Một người ăn 2 quả trứng cho bữa sáng (1,2 microgam B 12), 85 gam cá ngừ
cho bữa trưa (2,5 microgam B12) và 85 gam thịt bò cho bữa tối (1,4 microgam B 12) tức là
một ngày họ đã được cung cấp đến 5,1 microgam B 12, gấp hơn 2 lần so với lượng khuyến
nghị. Do đó việc bổ sung vitamin B12 cho những người trong nhóm tuổi này là không
cần thiết trừ trường hợp họ có bất kỳ yếu tố nào gây cản trở việc hấp thụ loại vitamin này.

 Những người trên 50 tuổi: Người cao tuổi dễ mắc phải tình trạng thiếu vitamin
B12. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 62% những người trên 65 tuổi có
nồng độ vitamin B12 trong máu thấp hơn mức bình thường.

Khi cơ thể già đi, chúng tiết nhiều acid cũng như yếu tố nội tại dạ dày – cả hai đều ảnh
hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin B 12 của cơ thể. Do đó, Học viện Y khoa Mỹ khuyến
cáo người trên 50 tuổi ngoài nguồn B 12 được cung cấp từ các loại thực phẩm hàng ngày
nên được bổ sung thêm loại vitamin này thông qua các loại thực phẩm chức năng hoặc
uống vitamin B12 trực tiếp.

Vitamin B12 còn có trong một số loại thực phẩm sử dụng trong bữa ăn hàng ngày
 Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai có nhu cầu vitamin B 12 cao hơn so với
người bình thường. Những bà mẹ thiếu B 12 có thể dẫn đến một số dị tật bẩm
sinh ở thai nhi. Ngoài ra thiếu B12 còn mang đến nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở
trẻ sơ sinh.

Liều khuyến nghị vitamin B12 ở nhóm phụ nữ mang thai là 2,6 microgam/ngày và chúng
hoàn toàn có thể được cung cấp đầy đủ thông qua chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu.

 Phụ nữ cho con bú: Thiếu vitamin B12 ở những bà mẹ đang cho con bú có thể
dẫn đến tình trạng chậm phát triển ở trẻ. Liều khuyến nghị B 12 cho nhóm phụ
nữ đang cho con bú cao hơn nhóm phụ nữ mang thai một chút, với 2,8
microgam mỗi ngày.

 Người ăn chay hoặc trường chay: Những người thực hiện chế độ ăn chay vẫn
cần đảm bảo liều B12 khuyến nghị là 2.4 microgam/ngày mặc dù điều này khó
thực hiện. Trong nghiên cứu về vitamin B12 ở người ăn chay cho thấy có tới
86,5% đối tượng nghiên cứu có hàm lượng B 12 thấp hơn mức bình thường. Do
đó bổ sung vitamin B12 ở nhóm đối tượng này là hết sức cần thiết.

 Đối với những người cần tăng mức năng lượng trong khẩu phần ăn: Theo Tổ
chức Y tế thế giới WHO, những người suy dinh dưỡng hoặc thiếu năng lượng
trường diễn do vitamin B12 nên uống 1 mg B12 mỗi ngày trong một tháng đầu,
sau đó duy trì liều từ 125 – 250 microgam trong những tháng tiếp theo.

Vitamin B9

Vitamin B9 là một trong những vitamin nhóm B cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Nó được biết đến là Folate - dạng tự nhiên của vitamin B 9, được tìm thấy trong các loại
rau xanh lá đậm, cam, các loại đậu, hạt... Trong khi acid folic là dạng tổng hợp được tìm
thấy trong các viên bổ sung, thực phẩm bổ sung, ngũ cốc ăn sáng… Thực phẩm có nhiều
folate tất nhiên bao gồm các loại rau lá (rau bina, bông cải xanh và rau diếp), đậu bắp,
măng tây, trái cây (chuối, dưa và chanh), đậu, men, nấm, thịt (gan và thận bò), nước cam
và nước ép cà chua.

Acid folic hay Vitamin B9 hay Folacin hay Folat là các dạng hòa tan trong nước của
vitamin B9, cần thiết và quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người,
đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh để phục vụ các quá trình tạo mới tế bào,
giúp các tế bào tăng trưởng và phát triển.

Hình 2: Cấu trúc của vitamin B9

Folat là hợp chất có hoạt tính sinh học và có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và
phát triển của tế bào và hoạt động của hệ thần kinh đặc biệt là hiện tượng dị tật ống thần
kinh ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng dị tật ống thần kinh xảy ra do sự hình thành không bình
thường của ống thần kinh trong thời kỳ bào thai như nứt ống thần kinh, thiếu một phần
não hoặc thoát vị não. Ống thần kinh đóng không hoàn toàn là nguyên nhân dẫn đến
nhiều bệnh lý của cơ thể như bại liệt, não úng thủy… Đa số các trẻ bị khiếm khuyết này
thường không sống được. Một số nghiên cứu cho thấy có tới 94% trẻ sơ sinh mắc các
khiếm khuyết này bị tử vong trong vòng 24 giờ sau sinh. Bên cạnh đó có thể gây nên tình
trạng nhiễm độc hệ thần kinh như giảm trí nhớ, trầm cảm, các khuyết tật ống thần kinh
với tỉ lệ cảnh báo nguy cơ khuyết tật ống thần kinh thai nhi 3/1000 ở Trung quốc và
1,4/1000 tại Việt Nam.
Folat là cần thiết cho việc sản xuất và duy trì các tế bào mới, để tổng hợp DNA và tổng
hợp RNA thông qua quá trình methyl hóa và ngăn chặn những thay đổi đối với DNA.
Thiếu folat cản trở quá trình tổng hợp DNA và phân chia tế bào, ảnh hưởng đến các tế
bào tạo máu. Thiếu folat dẫn đến hiện tượng thiếu máu, giảm khả năng vận chuyển oxy
của máu gây tổn thương dây thần kinh, thiếu máu hồng cầu với những thay đổi trong tủy
xương và máu ngoại vi, làm thay đổi cấu tạo lớp nội mạc mạch máu, tiểu cầu, hệ thống
đông máu và phản ứng mạch máu, gây cảm giác mệt mỏi, tim đập nhanh, viêm lưỡi, khó
thở, tiêu chảy, trầm cảm, nhầm lẫn, giảm khả năng nhận thức, thay đổi màu da và tóc...

Ngoài ra, Vitamin B9 cũng làm giảm lượng homocystein giúp giảm bệnh đau thắt ngực và
nhồi máu cơ tim, giúp cho thần kinh hoạt động tốt, chống các bệnh như phản ứng chậm
chạp, rối loạn thái độ, tự kỷ.

Vitamin B9 kết hợp với Vitamin B 12 sẽ giúp sản sinh tế bào máu, chống bệnh thiếu máu.
Nó còn làm chất xúc tác cho nhiều loại dược phẩm, giác tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt
rất cần cho những người thường xuyên dùng thuốc đặc trị liên quan đến bệnh về huyết
áp, tim mạch.

Ổn định tim mạch

Vitamin B9 giúp loại bỏ homocysteine - đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới
các bệnh về tim mạch. Nó điều khiến mức độ lắng đọng cholesterol trong máu, giúp hệ
thống tim mạch hoạt động bình thường.

Phòng ung thư

Vitamin B9 giúp loại trừ nguy cơ ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư ruột kết
và ung thư phổi.

Hạn chế dị tật bào thai

Vitamin B9 hạn chế các khuyết tật của thai nhi. Thiếu Vitamin B 9 có thể gây ra các khuyết
tật về ống thần kinh. Bởi vậy, để thai nhi phát triển toàn diện, các bà bầu cần cung cấp
đầy đủ Vitamin B9 (acid folic) trước khi có thai và trong suốt thai kỳ.
Tạo cơ bắp

Vitamin B9 được coi là một thành phần xây dựng cơ bắp, nó giúp tăng trưởng và duy trì
các mô cơ.

Tái tạo tế bào

Vitamin B9 giúp tái tạo và sửa chữa tế bào da, thay thế các tế bào cũ bằng các tế bào mới.
Các tế bào được tìm thấy trong màng ruột non cũng được tạo thành từ Vitamin B9.

Ổn định tinh thần và cảm xúc

Vitamin B9 hữu ích trong việc điều trị các chứng lo âu, trầm cảm, rối loạn tinh thần và
tình cảm. Đây cũng là những vấn đề về sức khỏe khá phổ biến hiện nay.

Tổng hợp ADN

Được coi là một coenzyme, Vitamin B 9 góp phần hiệu quả trong các hoạt động quan
trọng của cơ thể, như sự tổng hợp ADN.

Thừa B9 sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Khi sử dụng đường uống với liều thích hợp, acid folic sẽ an toàn cho cơ thể. Tuy nhiên
nếu sử dụng quá liều có thể gây ra: buồn nôn, ăn mất ngon, cáu gắt, rối loạn giấc ngủ,…
Những người bị dị ứng có thể phản ứng với việc bổ sung acid folic. dấu hiệu cảnh báo
của phản ứng dị ứng bao gồm phát ban da, ngứa, khó thở,…

Acid folic dư thừa được bài tiết qua nước tiểu. Một lượng folate cao có thể che giấu sự
thiếu hụt vitamin B12 cho đến khi tác dụng thần kinh của nó trở nên không thể đảo ngược.
Điều này có thể được khắc phục bằng cách bổ sung 100% giá trị hằng ngày của cả acid
folic và vitamin B12.

Trường hợp tiếp nhận quá nhiều acid folic so với liều lượng được khuyến nghị có thể gây
ra những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn:
- Mờ nhạt sự thiếu hụt vitamin B12 của cơ thể, dẫn đến việc che giấu chứng thiếu
máu nguyên bào khổng lồ. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tổn thương não
và thần kinh.
- Tăng nguy cơ mất chức năng não.
- Phụ nữ mang thai dư thừa lượng acid folic có thể rơi vào trạng thái kháng insulin
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu bổ sung quá nhiều acid folic có thể làm chậm phát triển
não bộ.
- Ở người bị chứng rối loạn co giật nếu bổ sung acid folic sai cách sẽ khiến cơn co
giật nặng nề hơn.
- Tăng nguy cơ tái phát ung thư cao hơn.

Mặc dù acid folic được khuyến cáo bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày, nhưng không
vì vậy mà bạn lại bổ sung quá nhiều liều lượng được khuyến nghị. Một lượng lớn acid
folic dư thừa trong cơ thể sẽ gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe, chẳng hạn như sự tăng
trưởng quá nhanh của các tế bào mới có thể gây thoái hóa tủy sống, hoặc người có khối u
uống nhiều acid folic sẽ khiến khối u phát triển nhanh hơn

Acid folic hòa tan trong nước do đó cách chữa cháy nhanh nhất khi bổ sung quá nhiều
acid folic vào cơ thể là uống thật nhiều nước để đào thải bớt lượng acid dư thừa ra khỏi
cơ thể bằng đường tiểu.

Thiếu hụt vitamin B9 tác động đến cơ thể con người?

B9 là một vitamin nhóm B, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể, loại
vitamin này vô cùng quan trọng để cơ thể sản xuất các tế bào mới như hồng cầu, bạch
cầu. Đặc biệt, hai đối tượng cần bổ sung vitamin B9 đầy đủ là trẻ sơ sinh và phụ nữ mang
thai bởi loại vitamin này giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành, tổng hợp, nhân đôi
và tránh đột biến ADN. Như vậy thì khi thiếu hụt loại vitamin này cơ thể của bạn sẽ có
những biểu hiện như:

- Lưỡi sưng và loát ở miệng: đầu lưỡi, quanh lưỡi của bạn sẽ bị sưng đỏ và gây
nhiệt miệng khó chịu.
- Thấy khó thở: thiếu acid folic sẽ gây ra nguy cơ thiếu máu hồng cầu to dẫn tới
những hệ lụy của bệnh thiếu máu. Có thể nặng thở khi thiếu máu nặng.
- Mất vị giác: việc thiếu vitamin này có thể khiến bạn mất vị giác khi ăn bởi lưỡi
bạn đang có vấn đề nên không thể gửi thông tin đến não bộ thông qua hệ thần
kinh.
- Da tái nhợt: trong hồng cầu, có một loại protein là hemoglobin đóng vai trò vận
chuyển oxygen và khi thiếu acid folic nặng bạn sẽ không đủ hồng cầu để cung cấp
lượng oxygen đầy đủ cho tất cả các bộ phận. Điều này sẽ khiến bạn bị tê bàn chân,
bàn tay mệt mỏi, da nhợt nhạt và cơ thể yếu ớt.
- Các vấn đề về nhận thức: đối với hệ thần kinh trung ương, vitamin B9 đóng vai trò
đặc biệt quan trọng. Bạn sẽ bị khó tập trung, dễ cáu kỉnh, hay quên và nặng nề
nhất là trầm cảm khi thiếu loại vitamin này. Ngoài ra còn có thể làm tăng nguy cơ
phát triển các bệnh như chứng mất trí, bệnh Alzheimer nếu không được điều trị kịp
thời.
- Gây suy giảm chức năng cơ học của ống tiêu hóa
- Ở phụ nữ mang thai thiếu vitamin này được xác định là nguyên nhân gây dị tật
bẩm sinh về thần kinh như dị tật chẻ đôi đốt sống cho thai nhi. Ngoài ra thì nồng
độ acid folic thấp và lượng amino acid homocysteine cao làm tăng nguy cơ bệnh
lý tim mạch của bào thai.
- Thiếu folic, hymocysteine tồn tại với nồng độ cao làm tăng nguy cơ tạo cục máu
đông và tổn thương thành mạch máu tăng nguy cơ đột quỵ.

Nhu cầu vitamin B9 đối với con người

Cơ thể không tự tổng hợp được folat mà chủ yếu được bổ sung từ nguồn thức ăn. Theo
khuyến nghị của Bộ Y tế năm 2007, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần bổ sung 400µg folat
mỗi ngày. Khi mang thai, nhu cầu folat tăng lên nhanh chóng để đáp ứng cho sự tăng
trưởng của thai nhi và thay đổi của thai phụ nên cần cung cấp 600 µg folat mỗi ngày. Ở
người trưởng thành, nhu cầu folat tổng của cơ thể bình thường là từ 10 đến 30 mg với
nồng độ trong máu lớn hơn 7 nmol/L (3 ng/mL).
Những thực phẩm giàu vitamin B9 nhất là rau xanh tươi sống, củ, quả, ngũ cốc, nội tạng
động vật...Trong đó, vitamin B9 có hàm lượng cao nhất trong các thực phẩm sau:

 Gan bò, gan gà: 590 mcg.


 Rau muống 122 mcg.
 Ổi chín 170 mcg.
 Hạt đậu đũa 430 mcg.
 Hạt đậu tương 210 mcg
 Hạt lạc 124 mcg
 Rau mồng tơi 134 mcg.
 Rau đay 123 mcg.

Chú ý: vitamin B9 sẽ bị mất đi khi rau ngâm quá lâu dưới nước, nấu quá chín. Tiêu biểu
nhất là thực phẩm đóng hộp thường sẽ mất đi 50 - 90% acid folic. Hãy chú ý điểm này để
tận dụng tối đa nguồn vitamin quý giá từ thực phẩm.

Còn Khi dùng acid folic ở dạng thực phẩm bổ sung thì chất này sẽ giải phóng ở dạ dày và
tích trữ chủ yếu trong dịch não tủy và gan.

Khi bổ sung acid folic, cần đặc biệt chú ý đến tương tác của thuốc. Tiêu biểu là:

 Thuốc tránh thai làm giảm hấp thụ acid folic.


 Acid folic làm giảm nồng độ thuốc chống co giật,...

Ngoài ra, khi bổ sung acid folic, nên tránh sử dụng rượu, cà phê, trà bởi đây là những
thực phẩm làm giảm hấp thụ loại vitamin này.

Các bệnh nhân ung thư máu, đa hồng cầu... sẽ không được dùng acid folic.

You might also like