Tiểu sử 2

You might also like

Download as txt, pdf, or txt
Download as txt, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa của người Việt do Lê Lợi lãnh đạo chống

lại sự cai trị của nhà Minh, bắt đầu từ đầu năm 1418 và kết thúc với thắng lợi của
Nghĩa quân Lam Sơn cùng sự rút lui về nước của quân Minh sau Hội thề Đông Quan cuối
năm 1427.

Năm 1407, Đại Minh sáp nhập toàn bộ lãnh thổ Đại Ngu của nhà Hồ, thành lập tỉnh
Giao Chỉ. Sau khi thiết lập nền cai trị, Minh Thành Tổ thi hành chính sách Hán hóa
một cách quyết liệt nhằm đồng hóa người Việt. Chính sách này gây ra sự bất mãn
trong dân chúng, dẫn tới sự bùng nổ của hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ trên
khắp Giao Chỉ nhưng tất cả đều thất bại. Sau khi trấn áp các cuộc nổi dậy địa
phương, sự cai trị của nhà Minh trở nên vững vàng hơn bao giờ hết, song tại một số
địa phương vẫn tồn tại nguy cơ nổi loạn tiềm tàng, đặc biệt là ở vùng miền núi
Thanh Nghệ, nơi người dân không sẵn sàng chịu khuất phục như dân chúng vùng Kinh
lộ.

Năm 1418, Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơn, Thanh Hóa. Trong giai đoạn đầu, nghĩa quân Lam
Sơn gặp nhiều khó khăn, thường chỉ chống cự yếu ớt và chịu tổn thất lớn trước các
cuộc truy quét của quân Minh. Bước ngoặt xảy ra khi Lê Lợi nghe theo kế của Nguyễn
Chích, tiến vào giải phóng Nghệ An vào năm 1424, sử dụng nơi đây làm bàn đạp đánh
ra nhưng nơi khác. Sau nhiều cuộc đụng độ với quân Minh, nghĩa quân Lam Sơn kiểm
soát hầu hết vùng đất từ Thanh Hóa vào Thuận Hóa, siết chặt vòng vây các thành chưa
đầu hàng. Năm 1426, sau khi tích lũy được lực lượng, Lê Lợi lần lượt huy động các
đạo quân ra Bắc. Áp dụng phương châm "tránh mạnh đánh yếu" và chiến lược cơ động,
quân Lam Sơn dần buộc quân Minh phải co cụm để giữ các thành trì quan trọng. Với
chiến thắng trước lực lượng áp đảo của nhà Minh do Vương Thông chỉ huy trong chiến
dịch Tốt Động – Chúc Động, nghĩa quân bắt đầu giành được sự ủng hộ của đại bộ phận
dân chúng Kinh lộ vốn khiếp sợ uy thế của người Minh. Nhận được sự hưởng ứng mạnh
mẽ từ dân chúng, nghĩa quân Lam Sơn chuyển sang nắm thế chủ động, buộc quân Minh
chỉ còn cách cố thủ trong các thành trì đợi chờ đạo viện binh tiếp theo.

Lợi dụng sĩ khí quân Minh đang gần như chạm đáy sau những thất bại liên tiếp, Lê
Lợi – với sự hỗ trợ của Nguyễn Trãi – đẩy mạnh công tác địch vận và tâm lý chiến,
sử dụng biện pháp ngoại giao để chiêu hàng các thành đang bị bao vây. Chỉ trong
thời gian ngắn, phần lớn các thành trì trọng điểm của nhà Minh ở miền Bắc Giao Chỉ
– hoặc tự đầu hàng hoặc bị công phá – đều rơi vào tay nghĩa quân Lam Sơn. Quân Minh
chỉ còn kiểm soát Đông Quan, Tây Đô cũng như một số tòa thành đơn lẻ khác, và tất
cả đều đang trong tình trạng bị vây hãm nghiêm ngặt và cô lập hoàn toàn. Năm 1427,
trong nỗ lực cuối cùng nhằm cứu vãn tình thế, Minh Tuyên Tông sai Liễu Thăng và Mộc
Thạnh dẫn 11 vạn quân chia làm hai đường tiến sang Giao Chỉ tiếp viện Vương Thông.
Tuy nhiên, cánh quân chính do Liễu Thăng chỉ huy bị nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt
gần như hoàn toàn trong trận Chi Lăng – Xương Giang. Bản thân Liễu Thăng cùng nhiều
tướng lĩnh cao cấp khác tử trận. Mộc Thạnh được tin liền vội vàng rút lui nhưng
cũng bị nghĩa quân truy kích đánh bại.

Việc hai đạo viện binh bị tiêu diệt hoàn toàn đã đặt dấu chấm hết cho nỗ lực dành
lại kiểm soát Giao Chỉ của nhà Minh. Vương Thông buộc phải xin đầu hàng và được
phép rút quân về nước an toàn theo thỏa thuận tại hội thề Đông Quan. Sau chiến
thắng, Lê Lợi sai văn thần Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn
quốc. Nền tự chủ của người Việt được khôi phục sau hai thập kỷ thuộc Minh. Lê Lợi
lên ngôi hoàng đế, mở ra cơ nghiệp nhà Hậu Lê kéo dài gần 400 năm.

You might also like