Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CHƯƠNG 2: NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

1. Khái niệm “nguồn của LQT”


Nguồn của LQT là những hình thức chứa đựng các quy phạm LQT.
Nguồn của LQT bao gồm:
 Điều ước quốc tế
 Tập quán quốc tế
2. Một số vấn đề pháp lý cơ bản về điều ước quốc tế
2.1 Khái niệm ĐƯQT
Công ước Vienna 1969 về luật ĐƯQT (Điều 2 khoản 1 điểm a): huật ngữ “điều ước” dùng để chỉ
một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế
điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có
quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì.
Luật ĐƯQT 2016 (điều 2 khoản 1): Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết
nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết
nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước,
hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện
có tên gọi khác. (*Bên ký kết nước ngoài là quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác được
công nhận là chủ thể của pháp luật quốc tế - khoản 3)
Tên gọi đặc thù: Hiệp ước, định ước, công ước, thỏa thuận,... (tùy thuộc vào thỏa thuận giữa
các bên)
So sánh với hợp đồng:
Giống: nội dung cơ bản: các bên thỏa thuận để xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ
giữa các
ĐIỀU ƯỚC QUỐC HỢP chủ thể
TẾ ĐỒNG với
Hình thức Bắt buộc phải là văn Đa dạng hình thức nhau
bản hơn: văn bản, lời nói, trong
mối
hành vi,...
quan hệ
Chủ thể có thẩm Theo luật pháp của Đa dạng hơn: cá nhân
nào đó.
quyền ký kết ĐƯQT: Nhà nước hoặc với cá nhân, cá nhân
Chính phủ nước Cộng với tổ chức, tổ chức
hòa xã hội chủ nghĩa với tổ chức, quốc gia
Việt Nam với bên ký với cá nhân/ tổ chức
kết nước ngoài (đại
diện của quốc gia
khác, tổ chức quốc tế
liên chính phủ,...)
2.2 Tiêu chí phân loại ĐƯQT:
Số lượng chủ thể tham gia, kí kết:

 ĐƯQT song phương


 ĐƯQT đa phương (nhiều bên)
ĐƯQT và thỏa thuận quốc tế khác nhau ở (dựa vào luật ĐƯQT 2016 và luật TTQT 2020):
Luật điều chỉnh
Chủ thể ký kết: TTQT có phạm vi chủ thể rộng hơn ĐƯQT (khoản 2,4 điều 2 luật TTQT 2020 và
như nêu trên)
Phạm vi nội dung văn bản: TTQT bị giới hạn hơn so với ĐƯQT vì ĐƯQT liên quan đến những vấn
đề trọng đại, liên quan đến cả quốc gia còn TTQT chỉ gói gọn trong lĩnh vực giữa các bên ký kết.
(điều 1,2 của hai bộ luật điều chỉnh)
Công/ định/ hiệp ước, hiệp định là những tên gọi chỉ được đặt cho ĐƯQT, không dùng cho TTQT.
2.3 Quy trình ký kết ĐƯQT:
Đàm phán  Soạn thảo  Thông qua vb dự thảo điều ước quốc tế  Ký (Hệ quả pháp lý: nếu
các bên không có thỏa thuận gì khác, sẽ làm phát sinh hiệu lực ràng buộc của ĐƯQT và ngược
lại nếu có thỏa thuẩn khác thì chưa phát sinh hiệu lực mà đến bước tiếp theo)  Phê chuẩn/
duyệt hoặc các thủ tục khác để công nhận hiệu lực chính thức ĐƯQT (Nếu có quy định, trường
hợp này phổ biến hơn)
Việc không phê chuẩn một ĐƯQT trước đó đã được ký không phải là một hành vi vi phạm luật
ĐƯQT, vì các nước có quyền tự chủ trong các hoạt động đối ngoại (phê chuẩn hoặc không), căn
cứ theo điều 3 của luật ĐƯQT 2016
2.5 Bảo lưu
Khái niệm: điều 2, khoản 1, điểm d, luật ĐƯQT 2016
2.8. Áp dụng và thực hiện ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên

 Điều kiện pháp lý tiên quyết để áp dụng, thực hiện ĐƯQT:


=> Phải là ĐƯQT đang có hiệu lực với VN.
(Thuật ngữ: “ĐƯQT mà VN là thành viên”)
VD: Bài Nguồn của LQT/ Thông báo ĐƯQT có hiệu lực

 CSPL để áp dụng, thực hiện ĐƯQT:


CSPL quốc tế: Nguyên tắc Pacta Sunt Servanda. (Xem Tuyên bố về các nguyên tắc LQT của ĐHĐ
LHQ 1970; Đ.26; 27 CƯ Vienna 1969 về luật ĐƯQT)
CSPL Việt Nam: Pháp lệnh ký kết và thực hiện ĐƯQT 1989, Pháp lệnh ký kết và thực hiện ĐƯQT
1998, Luật Ký Kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005, LĐƯQT năm 2016.
*Điều 6 khoản 1 Luật ĐƯQT

 Các ĐƯQT phân định biển giữa VN với nước ngoài


Hiệp định VN-TQ về phân định Vịnh Bắc bộ 2000
Hiệp định phân định ranh giới biển VN – Thái Lan 1997
Hiệp định phân định thềm lục địa VN – Inđônêxia 2003.

 Về thực hiện ĐƯQT mà VN là thành viên


=> CSPL: Chương 8 Luật ĐƯQT 2016

 VN áp dụng các ĐƯQT mà VN là thành viên theo 2 cách: Áp dụng trực/ gián tiếp
Trực tiếp đối với các điều ước thỏa điều kiện, đầy đủ chi tiết về mặt nội dung để thực hiện. Các
cơ quan nhà nước của VN cần phải ban hành các VBQPPL quốc gia để cụ thể hóa, chi tiết hóa
các ĐƯQT đó. Các cá nhân, tổ chức, cơ quan và đặc biệt là công dân VN có quyền viện dẫn các
quy định trong ĐƯQT đó để giải quyết các quan hệ pháp luật phát sinh.
Gián tiếp (Nội luật hóa hay chuyển hóa) với các điều ước quốc tế có VN là thành viên vẫn chưa
đủ chi tiết về mặt nội dung để thực hiện. VN phải thực hiện các hđ luật pháp như sửa đổi, bổ
sung, thỏa thuận, ban hành mới các quy phạm PL để chi tiết/ cụ thể hóa các ĐƯQT và áp dụng
được cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân của VN.
Công ước, hiệp ước, hiệp định, định ước là bốn tên gọi điển hình của ĐƯQT mà VN chúng ta ký
kết với nước ngoài.

You might also like