nhận định đúng sai2 TTDS

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Câu 1.

Tòa án được quyền từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có văn bản hướng
dẫn thi hành luật.
Nhận định: Sai
Giải thích: Việc chưa có văn bản hướng dẫn thi hành luật đồng nghĩa với việc chưa có điều
luật để áp dụng. Và theo khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Tòa án
không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.Việc giải
quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật
dân sự và Bộ luật này quy định”.
Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được quy
định tại Điều 45 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo Điều 45 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015,
việc áp dụng các căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp
dụng thực hiện theo thứ tự sau: (1) Áp dụng tập quán; (2) Áp dụng tương tự pháp luật; (3) Áp
dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng. Đồng thời, Bộ luật Tố tụng dân sự
2015 cũng quy định thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa
có điều luật để áp dụng tại Mục 3 Chương III gồm 3 điều từ Điều 43 đến Điều 45.
Câu 2. Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều
chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm Tòa án xét xử thì các quy định đó hết hiệulực.
Nhận định: Sai
Giải thích: Theo khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì vụ việc dân sự chưa có điều
luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại
thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết
chưa có điều luật để áp dụng chứ không phải là các quy định đó hết hiệu lực.
Câu 3. Khi chưa có điều luật áp dụng, Tòa án được quyền áp dụng tập quán trong giải quyết
vụ việc dân sự nếu tập quán đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Nhận định: Sai
Giải thích: Theo khoản 1 Điều 45 Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án áp dụng tập quán để giải
quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy
định. Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại
Điều 3 Bộ luật dân sự 2015.
Như vậy, trong trường hợp pháp luật không quy định thì đầu tiên tòa án sẽ tôn trọng sự thỏa
thuận của các bên trước. Nếu như các bên không có thỏa thuận thì Tòa án mới áp dụng tập
quán để giải quyết vụ việc dân sự. Theo câu nhận định thì vẫn chưa đủ điều kiện để Tòa án áp
dụng tập quán.
Câu 4. Đương sự có quyền thu thập chứng cứ và có trách nhiệm giao nộp chứng cứ cho Tòa
án.
Nhận định: Đúng
Giải thích: Theo khoản 1 Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Đương sự có quyền và nghĩa
vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là
có căn cứ và hợp pháp. Và theo khoản 1 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Trong
quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu,
chứng cứ cho Tòa án. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu,
chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu,
chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 của Bộ
luật này để giải quyết vụ việc dân sự.
Như vậy, đương sự có quyền thu thập chứng cứ và có trách nhiệm giao nộp chứng cứ cho Tòa
án chứ không bắt buộc phải giao nộp theo quy định tại Điều 96.
Câu 5. Chỉ có luật sư mới có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Nhận định: Sai
Giải thích: Theo khoản 1 Điều 9 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Đương sự có quyền tự bảo
vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình, và theo khoản 2 Điều 75 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì
những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có
yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự:
 Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;
 Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp
luật về trợ giúp pháp lý;
 Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao
động, công đoàn;
 Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được
xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công
chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.
Như vậy không chỉ có luật sư mới có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
nên nhận định sai.
Câu 6. Hòa giải là yêu cầu bắt buộc trong tất cả các vụ việc dân sự.
Nhận định:Sai
Giải thích: Theo khoản 1 Điều 205 thì Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án
tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ
án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều
207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Do vậy, đối với những vụ án không hòa giải quy định tại Điều 206 hoặc không tiến hành hòa
giải được quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì hòa giải không là yêu cầu bắt
buộc.
Câu 7. Hội thẩm nhân dân có quyền tham gia tất cả các phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ việc
dân sự.
Nhận định: Sai
Giải thích: Theo khoản 1 Điều 11 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Việc xét xử sơ thẩm vụ án
dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp xét xử
theo thủ tục rút gọn.
Như vậy, Hội thẩm nhân dân không tham gia xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút
gọn.
Câu 8. Khi xét xử vụ việc dân sự, Thẩm phán có quyền quyết định cao hơn Hội thẩm nhân
dân.
Nhận định: Sai
Giải thích: Theo khoản 2 Điều 11 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Khi biểu quyết về quyết
định giải quyết vụ án dân sự, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.
Như vậy, khi xét xử vụ việc dân sự, Thẩm phán và Hội thẩm nhândân có quyền quyết định
ngang nhau.
Câu 9. Tòa án xét xử theo nguyên tắc tập thể trong tất cả các vụ việc dân sự.
Nhận định: Sai
Giải thích: Theo Điều 14 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong đó, Tòa án xét xử tập thể vụ án
dân sự và quyết định theo đa số để góp phần giải quyết những khó khăn, hạn chế những sai
sót trong công tác xét xử. Tuy nhiên, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn, ví dụ: việc
xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành.
Câu 10. Viện kiểm sát được quyền tham gia tất cả các phiên tòa giải quyết vụ việc dân sự để
thực hiện trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án
Nhận định: Sai
Giải thích: Theo Điều 21.3 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Viện kiểm sát tham gia phiên tòa,
phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên, đối với các phiên tòa sơ thẩm,
VKS không tham gia tất cả các phiên tòa mà chỉ tham gia những trường hợp do pháp luật quy
định tại Điều 27 thuộc Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC. Trong đó,
VKS tham gia đối với những vụ án dân sự sau đây: vụ án dân sự do Tòa án tiến hành thu thập
chứng cứ; đối tượng tranh chấp là tài sản, lợi ích công cộng; quyền sử dụng đất hoặc nhà ở;
vụ án dân sự có đương sự là người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người bị hạn chế
NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; vụ án dân sự chưa có điều
luật để áp dụng.
Câu 11. Phúc thẩm là một cấp xét xử trong tố tụng dân sự.
Nhận định: Đúng
Giải thích: Theo Điều 270 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về Tính chất của xét xử
phúc thẩm thìXét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà
bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng
nghị.
Việc Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về tính chất của xét xử phúc thẩm nhằm khẳng định
phúc thẩm là một cấp xét xử và là cấp xét xử thứ hai, được tiến hành sau thủ tục sơ thẩm.
Câu 12. Tòa án không có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thông báo về tiến độ và kết quả
thi hành.
Xem thêm: Featured Merchandise Là Gì ? Woocommerce: Hiển Thị Sản Phẩm Đang Giảm
Giá
Nhận định: Sai
Giải thích: Theo khoản 3 Điều 19 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thì Tòa án có quyền
yêu cầu cơ quan thi hành án thông báo tiến độ, kết quả thi hành bản án, quyết định của Tòa
án. Cơ quan thi hành án trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án có trách
nhiệm trả lời cho Tòa án. Vậy nên nhân định trên sai.
13 – Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh không giám đốc thẩm những bản án
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị. Thẩm
quyền giám đốc thẩm những bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân
cấp huyện bị kháng nghị thuộc Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.
Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 337 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
14 – Chỉ người gây thiệt hại cho nguyên đơn mới có thể trở thành bị đơn.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì bị đơn chỉ
cần là người mà nguyên đơn khởi kiện cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị
bị đơn đó xâm phạm. Tức là, không chỉ người gây thiệt hại cho nguyên đơn mới có thể trở
thành bị đơn, mà trên thực tế, mặc dù, bị đơn không gây thiệt hại cho nguyên đơn vẫn có thể
trở thành bị đơn, trong trường hợp bị đơn đó bị nguyên đơn khởi kiện.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
20 câu hỏi đúng sai Tố tụng dân sự
15 – Nếu đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng, Tòa án phải hoãn phiên hòa giải.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì mặc dù đã
được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, nếu đương sự vẫn cố tình vắng mặt (kể cả trường hợp
đương sự vắng mặt có lý do chính đáng hoặc không chính đáng) thì vụ án bị coi không tiến
hành hòa giải được. Hay nói cách khác, Tòa án không hoãn phiên hòa giải trong trường hợp
này.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
16 – Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 100 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì theo yêu
cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm
chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người
làm chứng hoặc giữa các người làm chứng với nhau. Nói cách khác, nếu không có yêu cầu
của đương sự hoặc không thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm
chứng thì Thẩm phán không tiến hành đối chất. Do đó, Đối chất không là thủ tục bắt buộc
trong tố tụng dân sự.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 100 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
17 – Nếu nguyên đơn chết Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Không phải trong mọi trường hợp khi nguyên đơn chết Tòa án đều ra quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự. Trường hợp, NĐ chết mà chưa tìm thấy người thừa kế quyền và
nghĩa vụ tố tụng của thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trường hợp, NĐ chết mà đã tìm thấy
người thừa kế quyền và nghĩa vụ thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự. Trường hợp,
nguyên đơn chết mà không có người thừa kế quyền và nghĩa vụ khi đó Tòa án mới ra quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015.
Do đó, Nếu nguyên đơn chết, không phải trong mọi trường hợp, Tòa án đều ra quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án.
Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, điểm a khoản 1 Điều
217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
18– Thẩm phán tuyệt đối không được tham gia xét xử hai lần một vụ án.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 53 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trường hợp
Thẩm phán đã tham gia xét xử vụ án dân sự nhưng chưa ra được bản án hoặc Thẩm phán đó
là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án
nhân dân cấp cao thì Thẩm phán đó vẫn có thể tham gia xét xử lần thứ hai đối với cùng một
vụ án dân sự.
Do đó, Thẩm phán có thể tham gia xét xử hai lần trong cùng một vụ án.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 53 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
19 – Biên bản lấy lời khai là chứng cứ.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Căn cứ vào quy định tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Biên bản lấy lời khai
chỉ được xem là nguồn của chứng cứ. Biên bản lấy lời khai là chứng cứ khi Biên bản lấy lời
khai đó được xác địn là có thật, được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gia nộp,
xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập theo trình tự thủ tục luật
định và được Tòa án làm căn cứ để xác định tình tiết khách quan của vụ án thì mới được xem
là chứng cứ theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Cơ sở pháp lý: Điều 93, Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
20 – Các đương sự có quyền thỏa thuận nộp chi phí giám định.
Nhận định Đúng.
Bởi vì: Căn cứ vào quy định tại Điều 161 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trừ trường hợp các
bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ
chịu chi phí giám định được xác định theo các nguyên tắc được quy định tại các khoản
1,2,3,4,5 tại Điều 161 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Do đó, trong trường hợp đương sự có
thỏa thuận về việc nộp chi phí giám định thì nghĩa vụ chịu chi phí giám định được xác định
theo thỏa thuận của các bên. Hay nói cách khác, các đương sự có quyền thỏa thuận nộp chi
phí giám định.
Cơ sở pháp lý: Điều 161 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
21 – Hội thẩm nhân dân tham gia gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm.
Nhận định sai.
Bởi vì: Hội thẩm nhân dân không tham gia xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn.
Cơ sở pháp lý: Điều 11 khoản 1 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
22 – Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp bắt buộc phải tham gia tất cả phiên tòa dân sự.
Nhận định sai.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp không bắt buộc phải tham gia tất cả phiên tòa dân
sự.
Ở phiên tòa sơ thẩm: Đại diện Viện kiểm sát chỉ tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các
việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ
hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có
đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Do đó, câu nhận định này là sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 21 khoản 2 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Nhận định môn tố tụng dân sự có đáp án tham khảo.
23 – Thư ký Tòa án có quyền chủ trì phiên hòa giải tại Tòa án.
Nhận định sai.
Bởi vì:
Thứ nhất: căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Tòa án và Thẩm phán ta thấy:
Theo đó, trong tất cả các quy định tại Điều 51 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về nhiệm vụ và
quyền hạn của Thư ký Tòa án thì Thư ký Tòa không có quyền chủ trì phiên hòa giải.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 48 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy địnhvề nhiệm vụ và quyền
hạn của Thẩm phán thì tại khoản 10 có quy định về thẩm quyền Chủ tọa hoặc tham gia xét xử
vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự của Thẩm phán.
Thứ hai: Căn cứ vào khoản 1 Điều 209 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về Thành phần
tham gia phiên họp hòa giải thì Thẩm phán là người chủ trì phiên họp và Thư ký Tòa án chỉ là
người ghi biên bản phiên họp.
Căn cứ Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Thẩm phán là người chủ trì phiên họp, là
người công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, tiến hành thủ tục hỏi đương sự,… và
tiến hành hòa giải.
Cuối cùng thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.
Do đó, Thư ký Tòa án không có quyền chủ trì phiên hòa giải tại Tòa án.
Cơ sở pháp lý: Điều 48, Điều 51, khoản 1 Điều 209 , Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
24 – Người không gây thiệt hại cho nguyên đơn không thể trở thành bị đơn.
Nhận định sai.
Bởi vì: Căn cứ Điều 68 khoản 3 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về Đương sự trong vụ
việc dân sự thì Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện. Do đó, chỉ cần
Nguyên đơn cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm và khởi kiện, thì người bị
nguyên đơn khởi kiện là bị đơn, kể cả Bị đơn có thể đã hoặc chưa gây thiệt cho nguyên đơn.
Cơ sở pháp lý: Điều 68 khoản 3 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
25 – Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm.
Nhận định sai.
Bởi vì: Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn theo quy định tại Điều 72
khoản 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên, thời điểm Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu
phản tố đối với nguyên đơn là trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
công khai chứng cứ và hòa giải (Điều 200 khoản 3 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Do vậy, Bị
đơn không có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm.
Cơ sở pháp lý: Điều 200 khoản 3 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
26 – Tư cách tố tụng của đương sự có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm.
Nhận định Sai
Căn cứ vào Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 ta có: tư cách tố tụng của đương sự được
hình thành khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự. Trong đó: Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người
khởi kiện, cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm; Bị đơn là người bị nguyên đơn
khởi kiện; Người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan là người tuy không khởi kiện, không bị
kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ.
Trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện của mình, tuy nhiên bị đơn vẫn giữ
nguyên yêu cầu phản tố thì lúc này bị đơn trở thành nguyên đơn dân sự và ngược lại, bên
nguyên đơn trở thành bị đơn.
Cơ sở pháp lý: Điều 68, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
27 – Biên bản lấy lời khai là chứng cứ.
Nhận định Sai
Cơ sở pháp lý: Điều 94 khoản 1, Điều 95 khoản 1 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Bởi vì: Biên bản lấy lời khai là Nguồn của chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 94. Theo
đó Biên bản lấy lời khai là tài liệu đọc được. Mà theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Tài liệu
đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng
thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
Do vậy, Nếu Biên bản lấy lời khai không phải là bản chính hoặc bản sao không có công
chứng, chứng thực hợp pháp,… thì không được xem là chứng cứ.
28 – Một người có thể đại diện cho nhiều đương sự trong vụ án dân sự.
Nhận định Đúng
Cơ sở pháp lý: Điều 87 khoản 1 điểm b Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Bởi vì: Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự
khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của
người được đại diện thì họ không được làm người đại diện. Hay nói một cách đơn giản, một
người không được đại diện cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân sự khi quyền và lợi
ích hợp pháp của họ đối lập nhau.
Do vậy, nếu họ đại diện cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân sự mà quyền và lợi ích
hợp pháp của những người được đại diện này không đối lập với nhau thì một người đại diện
có thể đại diện cho nhiều đương sự.
29 – Tòa án cấp phúc thẩm có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án đã xét xử ở Tòa án cấp sơ thẩm.
Nhận định Sai
Cơ sở pháp lý: Điều 293 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Bởi vì: Phạm vi xét xử phúc thẩm là Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ
thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến
việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Vì vậy Tòa án cấp thẩm không có quyền xét xử
lại toàn bộ vụ án đã xét xử ở Tòa án cấp phúc thẩm nếu kháng cáo, kháng nghị chỉ kháng cáo,
kháng nghị một phần Bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm.
30 – Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị giám đốc
thẩm.
Nhận định Đúng
Cơ sở pháp lý: Điều 213 khoản 2 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Bởi vì: Căn cứ Điều 213 khoản 2 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì: Quyết định công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn
cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều
cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
Do vậy, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị giám đốc
thẩm.
31 – Ở giai đoạn sơ thẩm, khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự, Tòa án
phải ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm (giai đoạn sơ thẩm), sau khi công nhận sự thỏa
thuận hợp pháp của các đương sự, Tòa án không ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận
của các đương sự. Mà phải hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày biên bản hòa giải thành mà không
có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án mới ra quyết định công nhận
sự thỏa thuận của các đương sự.
Cơ sở pháp lý: đoạn 1 khoản 1 Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
32 – Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo của bản án sơ thẩm là ngày Tòa án tuyên án
đối với đương sự có mặt tại phiên tòa.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Về nguyên tắc thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo của bản án sơ thẩm là ngày
Tòa án tuyên án đối với đương sự có mặt tại phiên tòa. Tuy nhiên, đối với trường hợp đương
sự khong có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo không được tính
bắt đầu từ ngày tuyên án, mà bắt đầu tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được
niêm yết.
Cơ sở pháp lý: đoạn 1 khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
33.Không tiến hành hòa giải việc dân sự
Sai. Căn cứ Khoản 2 Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì trước khi ra quyết
định công nhận thuận tình ly hôn thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng
đoàn tụ giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con,…
các vấn đề liên quan tới hôn nhân và gia đình. Do đó, khi giải quyết việc dân sự
thẩm phán sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự hòa giải.
34.Không tiến hành hòa giải việc dân sự, trừ trường hợp giải quyết thuận tình ly hôn, nuôi
con, chia tài sản chung
Đúng. Vì Việc dân sự là việc riêng của cá nhân, tổ chức, không có nguyên đơn, bị
đơn mà chỉ có người yêu giải quyết việc dân sự. Tòa án giải quyết bằng việc mở
phiên họp công khai để xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu
cầu giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên do tính chất đặc biệt của đơn yêu cầu công
nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản mà Tòa phải tiến hành hòa giải trước
khi ra quyết định (căn cứ Khoản 2 Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
35.Sẽ mở phiên tòa xét xử việc dân sự , tại phiên tòa sé tiến hành hòa giải theo quy định tại
Điều 246 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
Sai. Vì đối với việc dân sự thẩm phán sẽ không ra quyết định đưa vụ án ra xét xử
mà ra quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự để xem xét, quyết định chấp
nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu giải quyết việc dân sự (căn cứ Điểm d, khoản
2, Điều 366 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
3.6Xét xử độc lập với hội thẩm nhân dân
Đúng. Căn cứ Điều 12, Điều 67 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì đối với việc dân sự
sẽ do 01 thẩm phán xem xét giải quyết trường hợp cần thành lập hội đồng thì gồm
một thẩm phán do Chánh án phân công giải quyết việc dân sự làm chủ trì và hai
thẩm phán khác cùng giải quyết, không có sự tham gia của hội thẩm nhân dân.
Như vậy, khi giải quyết việc dân sự thẩm phán không tiến hành hòa giải việc dân
sự, trừ trường hợp giải quyết thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản chung và xét
xử độc lập với hội thẩm nhân dân.
37.Người không gây thiệt hại cho nguyên đơn không thể trở thành bị đơn.
Nhận định SAI. Vì việc mang tư cách bị đơn hay không không phụ thuộc vào việc
người đó có gây thiệt hại cho bị đơn trên thực tế hay không mà phụ thuộc vào việc
người đó bị nguyên đơn khởi kiện do nguyên đơn cho rằng có sự xâm phạm quyền
lợi của người đó đối với mình.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
38.Bị đơn là người gây thiệt hại cho nguyên đơn và bị nguyên đơn khởi kiện.
=> Nhận định SAI. Vì Theo khoản 3 Điều 68 quy định về đương sự trong vụ việc dân
sự thì bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện khi cho rằng
quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm, không cần đòi
hỏi là phải gây thiệt hại cho nguyên đơn.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
39.Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Tòa án đình
chỉ giải quyết yêu cầu của họ.
=> Nhận định SAI. Vì theo Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì người có quyền
lợi nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị được Tòa án triệu tập hợp lệ
lần thứ nhất vắng mặt thì hoãn phiên tòa, trường hợp họ có đơn yêu cầu xét xử
vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
Trường họp triệu tập hợp lệ lần thứ hai, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có
yêu cầu độc lập vắng mặt và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt mà không có
người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập. Lúc này Tòa
án mới ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó.
Cơ sở pháp lý: Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
40.Người không gây thiệt hại cho nguyên đơn không thể trở thành bị đơn.

=> Nhận định SAI. Căn cứ Điều 68 khoản 3 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về
Đương sự trong vụ việc dân sự thì Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn
khởi kiện. Do đó, chỉ cần Nguyên đơn cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm
phạm và khởi kiện, thì người bị nguyên đơn khởi kiện là bị đơn, kể cả Bị đơn có thể
đã hoặc chưa gây thiệt cho nguyên đơn.
Cơ sở pháp lý: Điều 68 khoản 3 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
41.Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm.
=> Nhận định SAI. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn theo
quy định tại Điều 72 khoản 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên, thời điểm Bị
đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn là trước thời điểm mở
phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Điều
200 khoản 3 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Do vậy, Bị đơn không có quyền đưa ra
yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm.
Cơ sở pháp lý: Điều 200 khoản 3 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
42.Tư cách tố tụng của đương sự có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm.
=> Nhận định SAI. Căn cứ vào Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 ta có: tư cách tố
tụng của đương sự được hình thành khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự. Trong đó:
Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, cho rằng quyền và lợi ích của
mình bị xâm phạm; Bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện; Người có nghĩa vụ và
quyền lợi liên quan là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải
quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ.
Trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện của mình, tuy nhiên bị đơn
vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố thì lúc này bị đơn trở thành nguyên đơn dân sự và
ngược lại, bên nguyên đơn trở thành bị đơn.
Cơ sở pháp lý: Điều 68, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
43.Chỉ người gây thiệt hại cho nguyên đơn mới có thể trở thành bị đơn.
=> Nhận định SAI. Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015 thì bị đơn chỉ cần là người mà nguyên đơn khởi kiện cho rằng quyền và lợi ích
hợp pháp của nguyên đơn bị bị đơn đó xâm phạm. Tức là, không chỉ người gây
thiệt hại cho nguyên đơn mới có thể trở thành bị đơn, mà trên thực tế, mặc dù, bị
đơn không gây thiệt hại cho nguyên đơn vẫn có thể trở thành bị đơn, trong trường
hợp bị đơn đó bị nguyên đơn khởi kiện.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
44.Một người có thể đại diện cho nhiều đương sự trong vụ án dân sự.
=> Nhận định ĐÚNG. Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng
dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối
lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện thì họ không được làm
người đại diện. Hay nói một cách đơn giản, một người không được đại diện cho
nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân sự khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ
đối lập nhau.
Do vậy, nếu họ đại diện cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân sự mà
quyền và lợi ích hợp pháp của những người được đại diện này không đối lập với
nhau thì một người đại diện có thể đại diện cho nhiều đương sự.
Cơ sở pháp lý: Điều 87 khoản 1 điểm b Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
45.Đương sự đưa ra yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.
=> Nhận định ĐÚNG. Theo nguyên tắc Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đương
sự đưa yêu cầu thì phải có quyền và nghĩa vụ cung cấp tài liệu chứng cứ để chứng
minh yêu cầu của mình có căn cứ và hợp pháp.
Cơ sở pháp lý: Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
46.Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị giám đốc
thẩm.
=> Nhận định ĐÚNG. Căn cứ Điều 213 khoản 2 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì:
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị
nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức
xã hội.
Do vậy, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị
giám đốc thẩm.
Cơ sở pháp lý: Điều 213 khoản 2 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
47.Ở giai đoạn sơ thẩm, khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự, Tòa án phải
ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
=> Nhận định SAI. Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm (giai đoạn sơ thẩm), sau khi
công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự, Tòa án không ra ngay quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Mà phải hết thời hạn 7 ngày kể từ
ngày biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự
thỏa thuận đó thì Tòa án mới ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự.
Cơ sở pháp lý: Điểm 1 khoản 1 Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
48.Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo của bản án sơ thẩm là ngày Tòa án tuyên án đối
với đương sự có mặt tại phiên tòa.
=> Nhận định SAI. Về nguyên tắc thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo của
bản án sơ thẩm là ngày Tòa án tuyên án đối với đương sự có mặt tại phiên tòa. Tuy
nhiên, đối với trường hợp đương sự khong có mặt khi tuyên án mà có lý do chính
đáng thì thời hạn kháng cáo không được tính bắt đầu từ ngày tuyên án, mà bắt đầu
tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Cơ sở pháp lý: đoạn 1 khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
49.Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị.
=> Nhận định SAI. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh không giám đốc
thẩm những bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp
huyện bị kháng nghị. Thẩm quyền giám đốc thẩm những bản án quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị thuộc Ủy ban
Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.
Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 337 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
50.Biên bản lấy lời khai là chứng cứ.
=> Nhận định SAI. Biên bản lấy lời khai là Nguồn của chứng cứ theo quy định tại
khoản 1 Điều 94. Theo đó Biên bản lấy lời khai được xem là nguồn của chứng cứ
theo quy định tại là tài liệu đọc được. Mà theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Tài liệu
đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công
chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp,
xác nhận.
Do vậy, Nếu Biên bản lấy lời khai không phải là bản chính hoặc bản sao không có
công chứng, chứng thực hợp pháp,… thì không được xem là chứng cứ theo quy
định tại Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Cơ sở pháp lý: Điều 93, khoản 1 Điều 94, khoản 1 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015.
51.Nếu đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng, Tòa án phải hoãn phiên hòa giải.
=> Nhận định SAI. Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015 thì mặc dù đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, nếu đương sự vẫn cố
tình vắng mặt (kể cả trường hợp đương sự vắng mặt có lý do chính đáng hoặc
không chính đáng) thì vụ án bị coi không tiến hành hòa giải được. Hay nói cách
khác, Tòa án không hoãn phiên hòa giải trong trường hợp này.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
52.Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự.
=> Nhận định SAI. Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 100 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015 thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai
của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương
sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa các người làm chứng
với nhau. Nói cách khác, nếu không có yêu cầu của đương sự hoặc không thấy có
mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng thì Thẩm phán
không tiến hành đối chất. Do đó, Đối chất không là thủ tục bắt buộc trong tố tụng
dân sự.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 100 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
53.Nếu nguyên đơn chết Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
=> Nhận định SAI. Không phải trong mọi trường hợp khi nguyên đơn chết Tòa án
đều ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Trường hợp, nguyên đơn chết
mà chưa tìm thấy người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn thì Tòa
án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trường hợp, nguyên đơn chết mà
đã tìm thấy người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn thì Tòa án
tiếp tục giải quyết vụ án dân sự. Trường hợp, nguyên đơn chết mà không có người
thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn thì khi đó Tòa án mới ra quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 217 Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015. Do đó, Nếu nguyên đơn chết, không phải trong mọi
trường hợp, Tòa án đều ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, điểm a khoản
1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
54.Thẩm phán tuyệt đối không được tham gia xét xử hai lần một vụ án.
=> Nhận định SAI. Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 53 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015 thì trường hợp Thẩm phán đã tham gia xét xử vụ án dân sự nhưng chưa ra
được bản án hoặc Thẩm phán đó là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì Thẩm phán đó
vẫn có thể tham gia xét xử lần thứ hai đối với cùng một vụ án dân sự. Do đó, Thẩm
phán có thể tham gia xét xử hai lần trong cùng một vụ án.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 53 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
55.Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay đương sự.
=> Nhận định SAI. Theo nguyên tắc tại Điều 6 và khoản 7 Điều 70 Bộ luật Tố tụng
dân sự 2015 thì đương sự có quyền và nghĩa vụ thu thập tài liệu chứng cứ để
chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ hợp lý, đối với tài liệu chứng cứ
không thể thu thập được, có quyền đề nghị Tòa án thu thập những tài liệu, chứng
cứ đó. Đương sự không có quyền yêu cầu Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ
thay cho đương sự. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 21 về Kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong tố tụng dân sự thì không quy định về nghĩa vụ thu thập chứng cứ
thay cho đương sự khi đương sự có yêu cầu.
Cơ sở pháp lý: Điều 6, Điều 21 và khoản 7 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Có thể nói thêm rằng: Trong quá trình tiến hành tố tụng Viện kiểm sát chỉ tiến
hành hoạt động kiểm sát của mình, Viện kiểm sát chỉ thực hiện quyền thu thập tài
liệu chứng cứ trong trường hợp cần chứng cứ chứng minh cho quyền kháng nghị
của mình đối với các Bản án, Quyết định của Tòa án.
56.Các đương sự có quyền thỏa thuận nộp chi phí giám định.
=> Nhận định ĐÚNG. Căn cứ vào quy định tại Điều 161 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
thì trừ trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật
không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí giám định được xác định theo các
nguyên tắc được quy định tại các khoản 1,2,3,4,5 tại Điều 161 Bộ luật Tố tụng dân
sự 2015. Do đó, trong trường hợp đương sự có thỏa thuận về việc nộp chi phí giám
định thì nghĩa vụ chịu chi phí giám định được xác định theo thỏa thuận của các
bên. Hay nói cách khác, các đương sự có quyền thỏa thuận nộp chi phí giám định.

Contents
Câu 1. Tòa án được quyền từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có văn bản hướng dẫn thi
hành luật.................................................................................................................................................1
Câu 2. Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của
pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm Tòa án xét xử thì các quy định đó hết hiệulực.............................1
Câu 3. Khi chưa có điều luật áp dụng, Tòa án được quyền áp dụng tập quán trong giải quyết vụ việc
dân sự nếu tập quán đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự...............................1
Câu 4. Đương sự có quyền thu thập chứng cứ và có trách nhiệm giao nộp chứng cứ cho Tòa án..........1
Câu 5. Chỉ có luật sư mới có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự............................1
Câu 6. Hòa giải là yêu cầu bắt buộc trong tất cả các vụ việc dân sự.......................................................2
Câu 7. Hội thẩm nhân dân có quyền tham gia tất cả các phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ việc dân sự.. .2
Câu 8. Khi xét xử vụ việc dân sự, Thẩm phán có quyền quyết định cao hơn Hội thẩm nhân dân..........2
Câu 9. Tòa án xét xử theo nguyên tắc tập thể trong tất cả các vụ việc dân sự........................................2
Câu 10. Viện kiểm sát được quyền tham gia tất cả các phiên tòa giải quyết vụ việc dân sự để thực hiện
trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án.......................................................2
Câu 11. Phúc thẩm là một cấp xét xử trong tố tụng dân sự.....................................................................3
Câu 12. Tòa án không có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thông báo về tiến độ và kết quả thi hành.3
13 – Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị..................................................................3
14 – Chỉ người gây thiệt hại cho nguyên đơn mới có thể trở thành bị đơn.............................................3
15 – Nếu đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng, Tòa án phải hoãn phiên hòa giải...................3
16 – Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự...........................................................................4
17 – Nếu nguyên đơn chết Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án............................................4
18– Thẩm phán tuyệt đối không được tham gia xét xử hai lần một vụ án..............................................4
19 – Biên bản lấy lời khai là chứng cứ...................................................................................................4
20 – Các đương sự có quyền thỏa thuận nộp chi phí giám định.............................................................4
21 – Hội thẩm nhân dân tham gia gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm.............................................5
22 – Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp bắt buộc phải tham gia tất cả phiên tòa dân sự............5
23 – Thư ký Tòa án có quyền chủ trì phiên hòa giải tại Tòa án..............................................................5
24 – Người không gây thiệt hại cho nguyên đơn không thể trở thành bị đơn.........................................5
25 – Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm.......................................................5
26 – Tư cách tố tụng của đương sự có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm...........................................6
27 – Biên bản lấy lời khai là chứng cứ...................................................................................................6
28 – Một người có thể đại diện cho nhiều đương sự trong vụ án dân sự................................................6
29 – Tòa án cấp phúc thẩm có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án đã xét xử ở Tòa án cấp sơ thẩm.............6
30 – Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm.........6
31 – Ở giai đoạn sơ thẩm, khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự, Tòa án phải ra
ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự..................................................................7
32 – Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo của bản án sơ thẩm là ngày Tòa án tuyên án đối với
đương sự có mặt tại phiên tòa.................................................................................................................7
33.Không tiến hành hòa giải việc dân sự................................................................................................7
34.Không tiến hành hòa giải việc dân sự, trừ trường hợp giải quyết thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài
sản chung...............................................................................................................................................7
35.Sẽ mở phiên tòa xét xử việc dân sự , tại phiên tòa sé tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 246
Bộ Luật tố tụng dân sự 2015..................................................................................................................7
3.6Xét xử độc lập với hội thẩm nhân dân...............................................................................................7
37.Người không gây thiệt hại cho nguyên đơn không thể trở thành bị đơn............................................8
38.Bị đơn là người gây thiệt hại cho nguyên đơn và bị nguyên đơn khởi kiện.......................................8
39.Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Tòa án đình chỉ giải
quyết yêu cầu của họ..............................................................................................................................8
40.Người không gây thiệt hại cho nguyên đơn không thể trở thành bị đơn............................................8
41.Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm..........................................................8
42.Tư cách tố tụng của đương sự có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm.............................................9
43.Chỉ người gây thiệt hại cho nguyên đơn mới có thể trở thành bị đơn................................................9
44.Một người có thể đại diện cho nhiều đương sự trong vụ án dân sự...................................................9
45.Đương sự đưa ra yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.................................................................9
46.Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm............9
47.Ở giai đoạn sơ thẩm, khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự, Tòa án phải ra ngay
quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.........................................................................10
48.Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo của bản án sơ thẩm là ngày Tòa án tuyên án đối với
đương sự có mặt tại phiên tòa...............................................................................................................10
49.Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị................................................................10
50.Biên bản lấy lời khai là chứng cứ....................................................................................................10
51.Nếu đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng, Tòa án phải hoãn phiên hòa giải....................10
52.Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự............................................................................11
53.Nếu nguyên đơn chết Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.............................................11
54.Thẩm phán tuyệt đối không được tham gia xét xử hai lần một vụ án..............................................11
55.Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay đương sự..........11
56.Các đương sự có quyền thỏa thuận nộp chi phí giám định..............................................................12

You might also like