Bài Báo Cáo

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ


TRUYỀN THÔNG VIỆT-HÀN

BÀI BÁO CÁO

ĐỀ TÀI: BỆNH TRẦM CẢM

Môn: Nhập môn ngành và kỹ năng mềm

Giảng viên hướng dẫn : T.S Đặng Vinh


Sinh viên thực hiện : Nhóm Sunflower
Lớp : 23DM2

Đà Nẵng, tháng 10 năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG VIỆT-HÀN

BÀI BÁO CÁO

ĐỀ TÀI: BỆNH TRẦM CẢM

Môn: Nhập môn ngành và kỹ năng mềm

Giảng viên hướng dẫn : T.S Đặng Vinh

Sinh viên thực hiện : Nhóm Sunflower


1. Trần Phương Mai
2. Đoàn Thị Xuân Ngọc
3. Phùng Thị Thanh Thư
4. Huỳnh Thị Phương Oanh
5. Huỳnh Thị Như Ngọc
6. Phan Thị Thanh Phương
Lớp : 23DM2

Đà Nẵng, tháng 10 năm 2023


MỤC LỤ
2
C
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................5
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................6
5. Tính sáng tạo của đề tài..............................................................................................6
6. Kết cấu của báo cáo....................................................................................................6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN............................................................................................7
1.1. Định nghĩa bệnh trầm cảm.........................................................................................7
1.2.Dấu hiệu bệnh trầm cảm ............................................................................................7
1.2.1 Thay đổi tính cách thất thường............................................................................7
1.2.2 Hay kích động và thể hiện sự tức giận.................................................................8
1.2.3 Thường hay lo lắng hoặc ủ rũ..............................................................................8
1.2.4 Tự thu mình hoặc cách ly bản thân khỏi những người khác................................8
1.2.5 Vô vọng, cảm giác bị choáng ngợp và vô giá trị..................................................8
1.2.6 Thay đổi cân nặng................................................................................................9
1.2.7 Rối loạn giấc ngủ.................................................................................................9
1.2.8 Nghĩ đến việc tự tử...............................................................................................9
1.3 Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.................................................................................9
1.3.1 Nguyên nhân gia đình..........................................................................................9
1.3.2 Nguyên nhân xã hội...........................................................................................10
1.3.3 Nguyên nhân cá nhân.........................................................................................10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BỆNH TRẦM CẢM CỦA HỌC SINH THPT VÀ SINH
VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG........................................................................................................12
2.1 Thực trạng bệnh trầm cảm........................................................................................12
2.2 Hậu quả.....................................................................................................................12
2.2.1 Tập trung tinh thần kém.....................................................................................12
2.2.2 Mất ngủ và đau đầu............................................................................................13
2.2.3 Rối loạn ăn uống................................................................................................13
2.2.4 Lạm dụng chất gây nghiện.................................................................................13
2.2.5 Quan hệ xã hội bị thu hẹp..................................................................................13

3
2.2.6 Xu hướng tự làm hại..........................................................................................13
2.2.7 Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, tiểu đường, bệnh thận…...........................13
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO BỆNH TRẦM CẢM CỦA HỌC SINH THPT VÀ SINH
VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG........................................................................................................14
3.1 Trị liệu tâm lý...........................................................................................................14
3.2. Tập luyện và sinh hoạt lành mạnh...........................................................................14
3.3. Trò chuyện nhiều hơn..............................................................................................14
3.4. Sự hỗ trợ từ người thân............................................................................................15
KẾT LUẬN........................................................................................................................16
Kiến nghị:.......................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................17

4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một số người nghĩ rằng: trầm cảm là một căn bệnh của người lớn. Nhưng ngày nay rất
nhiều các thống kê, nghiên cứu cho thấy trầm cảm đang bị trẻ hoá, diễn ra ở cả trẻ em và
đặc biệt là học sinh trung học phổ thông. Theo các báo cáo tại cơ sở y tế và giáo dục, ở độ
tuổi vị thành niên do có những sự thay đổi về hormone tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì
khiến khả năng kiểm soát tâm lý trở nên kém đi. Đặc biệt đối với các bạn học sinh THPT
chịu đựng áp lực từ nhiều phía ( gia đình, học tập, bạn bè, …) và sự thay đổi không ngừng
của đời sống hiện đại đã gây ra nhiều biến đổi về mặt tâm sinh lý. Đó là hàng loạt các
trạng thái thất thường như lo âu, chán nản, buồn bã, mệt mỏi, vô vọng.
Hiện nay trầm cảm đã trở thành một trong những rối loạn tâm lý phổ biến và ngày càng
gia tăng thành xu hướng ở nhiều quốc gia trên toàn cầu. Trầm cảm là vấn đề đáng lo ngại
và cần được quan tâm nhiều hơn. Trầm cảm chính là nỗi giằng xé, cào cấu đầy bất lực bên
trong mỗi con người. Mặc cho lí trí muốn thoát khỏi cái bóng đen ám ảnh ấy nhưng cơ thể
lại không thể cử động, chống đỡ và mãi bị giam cầm trong chính thể xác của mình.
Những người bị trầm cảm thường không trực tiếp nói ra vấn đề của chính mình nhưng lại
rất cần sự sẻ chia, giúp đỡ từ mọi người.
Và thế là trầm cảm âm thầm ăn mòn tinh thần, thể xác, cướp đi các mối quan hệ thân thiết
và ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của các bạn học sinh. Thế nhưng khi rơi
vào trạng thái bị cô lập, ít ai có thể nhận ra được dấu hiệu của chúng. Thật khó để dễ dàng
phát hiện và chấp nhận được chứng trầm cảm, đặc biệt khi nó kéo dài suốt khoảng thời
gian dài. Vậy nên không phải bạn trẻ nào cũng có đủ nhận thức và hiểu biết đúng đắn về
trầm cảm, từ đó có được hướng giải quyết tốt nhất cho vấn đề của chính mình. Chính vì lẽ
đó chúng tôi đã thực hiện bài nghiên cứu đề tài này để phân tích rõ các vấn đề của trầm
cảm và đưa ra các giải pháp phù hợp giúp các bạn học sinh THPT thoát khỏi căn bệnh tâm
lý đầy quái ác.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Từ các vấn đề thực tế cho thấy trầm cảm đang dần trở thành kí sinh trùng ăn mòn bao thế
hệ học sinh từ tinh thần đến thể xác. Nhiều sự kiện tâm lý đã diễn ra ở các trường học như
các hành vi gây hấn, rối loạn tâm thần tập thể, các vụ tự sát của học sinh … Qua đó cần
cải thiện tình trạng trầm cảm ở học sinh để ngăn chặn những trường hợp xấu nhất
Mục tiêu nghiên cứu của báo cáo là để tìm ra các giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm giúp
các bạn học sinh THPT giảm bớt áp lực, căng thẳng khi đối mặt với nhiều vấn đề trong
cuộc sống. Từ đó giúp các bạn kiếm soát được tâm lý, hành vi và sống hết mình với tuổi
trẻ. Đặc biệt là đối với các bạn học sinh bị trầm cảm nhẹ có thể cân bằng cảm xúc và ngăn
5
chặn không cho trầm cảm tái phát. Và các bạn mắc chứng trầm cảm nặng có thể giảm bớt
được mức độ trầm cảm và không dẫn đến các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến chính bản
thân mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- 280 học sinh, sinh viên tại trường THPT Phan Châu Trinh, trường THPT Lê Quý Đôn,
trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng và trườn ĐH Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng.
Trong đó gồm:
- 140 học sinh THPT ( 50 học sinh lớp 10, 50 học sinh lớp 11 và 40 học sinh lớp 12)
- 140 sinh viên ĐH ( 35 sinh viên năm 1, 35 sinh viên năm 2, 35 sinh viên năm 3 và 35
sinh viên năm 4 ).
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài chúng tôi đã thực hiện các phương pháp sau:
- Thu thập thông tin của bài nghiên cứu trên mạng internet.
- Thống kêu số liệu, phân tích và tổng hợp.
5. Tính sáng tạo của đề tài
Trầm cảm luôn được coi là một đề tài nóng. Số người mắc bệnh vẫn đang tăng lên và trẻ
hoá dù có rất nhiều bản nghiên cứu, phương pháp điều trị,… Chính vì thế chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu bệnh trầm cảm trong phạm vi nhỏ hơn đúng đối tượng hơn là những
bạn học sinh, sinh viên từ 16-21 tuổi. Theo đó có những tiếp cận chính xác tìm được
hướng giải quyết thiết thực nhất.
Quan trọng hơn chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về các nguyên nhân chính gây ra bệnh trầm
cảm, những yếu tố ít được để ý nhưng lại là tác nhân quan trọng gây áp lực lớn dần dần
sinh bệnh trầm cảm. Thông qua các vấn đề trên chúng tôi sẽ giúp được các bạn học sinh,
sinh viên có ý thức đúng hơn về cuộc sống và nhận ra được chân lý, ý nghĩa của cuộc đời.
6. Kết cấu của báo cáo
Chương I: Cơ sở lí luận
Chương II: Thực trạng bệnh trầm cảm hiện nay của học sinh THPT và sinh viên tại Đà
Nẵng
Chương III: Giải pháp cho bệnh trầm cảm

6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Định nghĩa bệnh trầm cảm:
Trầm cảm là rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất mát. Trầm cảm ảnh hưởng
đến cảm giác, suy nghĩ và hành xử của bạn, có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tình cảm và
thể chất. Bởi vậy, trầm cảm khiến cho cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn,
thậm chí tạo ra những kết cục rất bi thảm: mẹ giết con, vợ giết chồng, tự tử khi còn rất trẻ
với tương lai rộng mở phía trước... Trầm cảm rất phổ biến. Theo thống kê hiện nay, có
đến 80% dân số trên thế giới sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời của mình.
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.(1)

( Nguồn ảnh: medlatec.vn)

1.2. Dấu hiệu bệnh trầm cảm:


1.2.1 Thay đổi tính cách thất thường
Đây là dấu hiệu thể hiện ở sự thay đổi đột ngột và bất ngờ trong hành vi, cảm xúc, suy
nghĩ và tính cách tổng thể của một người. Sự thay đổi này là dấu hiệu rõ ràng nhất của
người mắc bệnh về tâm lý.
Những thay đổi bất thường về tính cách có thể do nhiều yếu tố gây ra, chẳng hạn như các
sự kiện sang chấn, xung đột với gia đình, vấn đề tình cảm, học tập, lạm dụng chất gây
nghiện... Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, nhưng các
dấu hiệu phổ biến của thay đổi tính cách bất thường bao gồm thay đổi tâm trạng đột ngột,
hành vi phi lý, hung hăng, bốc đồng, thờ ơ, mất phương hướng, ảo tưởng và hoang tưởng.

7
1.2.2 Hay kích động và thể hiện sự tức giận
Một số người mắc bệnh về tâm lý thường xuyên bị kích động và thể hiện sự tức giận, họ
rất khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc do nhiều yếu tố như căng thẳng, chấn thương
trong quá khứ hoặc các tình trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn như lo lắng hoặc trầm cảm.
Khi bị kích động, họ có thể đả kích bằng lời nói hoặc thể chất, thể hiện hành vi bốc đồng
hoặc gặp khó khăn trong giao tiếp.
Hành vi này có thể tác động tiêu cực đến các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp, dẫn
đến sự cô lập với xã hội và gây tổn hại về thể chất cho bản thân hoặc người khác.
1.2.3 Thường hay lo lắng hoặc ủ rũ
Những người thường xuyên lo lắng hoặc cảm thấy chán nản có thể mắc các bệnh lý tâm
thần tiềm ẩn như trầm cảm, lo lắng hoặc rối loạn lưỡng cực. Những triệu chứng này có thể
được gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố di truyền, môi trường và tâm lý. Khi không
được điều trị, chúng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, các mối quan hệ
và sức khỏe tổng thể của một người.
1.2.4 Tự thu mình hoặc cách ly bản thân khỏi những người khác
Những người tự thu mình hoặc cô lập bản thân khỏi những người khác thường là người
đang chịu đựng các tổn thương tâm lý. Những người này có nguy cơ cao gặp các tình
trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn như lo âu xã hội, trầm cảm hoặc rối loạn căng thẳng sau
sang chấn.
Các triệu chứng tự thu mình hoặc cô lập bản thân khỏi những người khác có thể bao gồm
tránh tụ tập xã hội, dành quá nhiều thời gian ở một mình, mất hứng thú với các hoạt động
hoặc sở thích, giảm động lực hoặc năng lượng, cảm giác tuyệt vọng hoặc cô đơn và khó
giao tiếp với người khác.
1.2.5 Vô vọng, cảm giác bị choáng ngợp và vô giá trị
Các triệu chứng của cảm giác vô vọng, choáng ngợp và vô giá trị có thể bao gồm cảm
giác buồn bã hoặc tuyệt vọng dai dẳng, mất hứng thú với các hoạt động, thay đổi khẩu vị
và giấc ngủ, cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, khó tập trung và các triệu chứng thể chất như
mệt mỏi hoặc đau đầu.

8
(nguồn: tạp chí tâm lý học)

1.2.6 Thay đổi cân nặng


Giảm cân hoặc tăng cân đáng kể, với sự thay đổi hơn 5% trọng lượng cơ thể trong một
tháng có thể là dấu hiệu đáng ngờ của bệnh. Bệnh tâm lý có thể khiến họ cảm thấy muốn
ăn nhiều hoặc ít hơn mức thường ngày.
Một yếu tố có thể góp phần vào việc tăng cân là “ăn uống theo cảm xúc”, khi một người
dùng thực phẩm để điều chỉnh tâm trạng của mình.
1.2.7 Rối loạn giấc ngủ
Mất ngủ là chịu chứng hay gặp nhất. Những người bị bệnh về tâm lý thường ngủ nhiều
hơn hoặc ít hơn so với bình thường. Nhưng thường xuyên gặp nhất là trường hợp họ khó
ngủ, không thể ngủ hoặc ngủ ít hơn 2 giờ mỗi ngày.
1.2.8 Nghĩ đến việc tự tử
Suy nghĩ và hành vi tự tử rất thường gặp ở những người bị bệnh về tâm lý. Khi cảm thấy
áp lực và bế tắc trong cuộc sống, họ thường dễ nghĩ tự tử như là một lối thoát cuối cùng.
Những chuyện đau buồn xảy đến, bị bắt nạt thường xuyên, nghiện ngập, gặp những trục
trặc trong mối quan hệ xung quanh là những nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng tự tử.
1.3. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm
Nguyên nhân của bệnh trầm cảm chưa được kết luận chắc chắn, tuy nhiên có một số yếu
tố được các chuyên gia đưa ra và cho là ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Những
yếu tố này bao gồm sự mất cân bằng hóa học trong não, những trải nghiệm thời thơ ấu, di
truyền, bệnh tật, phơi nhiễm trước khi sinh và căng thẳng. Giới tính cũng đóng một vai trò
nhất định trong một số rối loạn tâm lý.(2)
*Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn tâm lý bao gồm:
1.3.1 Nguyên nhân gia đình
Môi trường gia đình không ổn định, xung đột gia đình thường xuyên có thể góp phần đẩy
người ta vào các rối loạn tâm lý

9
+ Ví dụ: Sự bạo lực gia đình, ly hôn, bị lạm dụng hoặc bỏ bê khi còn nhỏ, sự thiếu thốn
tình cảm từ cha mẹ có thể gây ra rối loạn lo âu và trầm cảm.
- Di truyền cũng có vai trò quan trọng trong các rối loạn tâm lý
+ Ví dụ: Nếu có người thân trong gia đình mắc các rối loạn tâm lý như bệnh hoang
tưởng, rối loạn ám ảnh, tiền sử gia đình hoặc cá nhân có bệnh tâm thần hoặc lạm dụng
chất kích thích, nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý sẽ tăng cao

(nguồn: tạp chí tâm lý học)

1.3.2 Nguyên nhân xã hội


Áp lực từ cuộc sống và công việc có thể góp phần gây ra các rối loạn tâm lý
+ Ví dụ: Công việc áp lực cao, tình hình kinh tế khó khăn, sự cạnh tranh quyết liệt trong
xã hội có thể khiến người ta trở nên căng thẳng và mất cân bằng tinh thần.
- Sự chênh lệch giàu nghèo và bất công xã hội cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tâm

+ Ví dụ: Sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn, sự phân biệt đối xử trái với công bằng có thể
khiến người ta cảm thấy bất an và gây ra rối loạn tâm lý như tâm thần phân liệt.
1.3.3 Nguyên nhân cá nhân
Một số yếu tố cá nhân như di truyền, sự phát triển não bộ và các vấn đề sức khỏe cũng có
thể góp phần vào các rối loạn tâm lý
+ Ví dụ: Sự suy giảm hoạt động của hệ thống thần kinh, cân nặng khi sinh thấp, trí thông
minh dưới mức bình thường, chấn thương não, bệnh tim mạch có thể làm tăng nguy cơ
mắc các rối loạn tâm lý.
Việc lạm dụng chất kích thích, chất gây nghiện có góp phần không nhỏ gây ra các căn
bệnh tâm lý.

10
- Sự stress và áp lực trong cuộc sống hàng ngày cũng ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý + Ví
dụ: Sự căng thẳng từ công việc, quan hệ xã hội, mất ngủ có thể gây ra rối loạn lo âu và
trầm cảm.

(nguồn ảnh: Medlatec.vn)

11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BỆNH TRẦM CẢM CỦA HỌC SINH
THPT VÀ SINH VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG

2.1 Thực trạng bệnh trầm cảm

Các khó khăn Tỉ lệ (%)


Bị áp lực trong học tập 63,9
Không đủ thời gian tự học 35
Không đủ thời gian nghỉ ngơi, giải trí 38,2
Bố mẹ ly thân, ly dị 0,4
Có người thân mất 7,5
Gia đình thường xảy ra xung đột 11,1
Mâu thuẫn với bạn bè 17,5
Mâu thuẫn với người thân 11,8
Các khó khăn khác (tài chính, … ) 11,4

Thông qua thực trạng trầm cảm hiện nay, ta thấy có đến 63,9% học sinh, sinh viên bị áp lực trong
học tập, 35% không đủ thời gian tự học và 38,2% không đủ thời gian nghỉ ngơi, giải trí. Những
khó khăn khác như tài chính, gia đình,… chiếm tỉ lệ thấp hơn.
Trong số 280 học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu có 27,5% học sinh, sinh viên có nguy cơ
trầm cảm. Qua đó thấy được 19,3% học sinh, sinh viên có nguy cơ trầm cảm ở mức độ nhẹ, 3,9%
ở mức độ vừa và 4,3% ở mức độ nặng. Đây cũng là mức độ đáng báo động với con số mức độ
trầm cảm cho thấy ở các bạn học sinh, sinh viên.
2.2 Hậu quả
2.2.1 Tập trung tinh thần kém
Khả năng tập trung của người bệnh bị suy giảm khi mắc bệnh từ đó ảnh hưởng không nhỏ
đến sinh hoạt, học tập và làm việc. Người bệnh dễ quên, khó tập trung, thậm chí còn mắc
trí tuệ khi bị nặng.
2.2.2 Mất ngủ và đau đầu

12
Người bệnh thường cho rằng họ cảm thấy đau nửa đầu dữ dội và tình trạng này kéo dài
khiến cho giấc ngủ đến với họ rất khó khăn.

(nguồn ảnh: trilieutamli.com)

2.2.3 Rối loạn ăn uống


Người bệnh có thể cảm thấy thèm ăn hoặc chán ăn tùy theo tâm trạng. Họ cũng có thể ăn
uống dựa theo cảm xúc và không có bất kỳ quy luật nào. điều này về lâu dài sẽ dẫn đến
tình trạng sức khoẻ tồi tệ hơn như suy dinh dưỡng hoặc béo phì.
2.2.4 Lạm dụng chất gây nghiện
Dễ bị kích thích bởi chất gây nghiện như thuốc lá, rượu, bia mà có khi là ma tuý. Đây là
những chất khiến tinh thần họ nên hưng phấn, thoải mái vì thế họ dễ lạm dụng. Sử dụng
những chất này sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn và có xu hướng khiến bệnh trở
nên trầm trọng hơn.
2.2.5 Quan hệ xã hội bị thu hẹp
Người bị bệnh về tâm lý thường có xu hướng thu mình lại, thích ở những nơi tăm tối và ở
một mình. Điều này khiến cho họ làm đổ vỡ các mối quan hệ tốt đẹp xung quanh mình.
2.2.6 Xu hướng tự làm hại
Ở mức độ nghiêm trọng của bệnh, họ có xu hướng muốn
làm hại mình và người khác vì suy nghĩ tiêu cực trong họ
có chiều hướng gia tăng.Chính cảm xúc tiêu cực ấy thôi
thúc họ tự làm mình đau thậm chí còn muốn tự sát để kết
thúc tất cả.

(nguồn ảnh: Exploring Psycology)

2.2.7 Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, tiểu đường, bệnh thận…

13
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO BỆNH TRẦM CẢM CỦA HỌC
SINH THPT VÀ SINH VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG

3.1 Trị liệu tâm lý


Tâm lý trị liệu là một phương pháp trị liệu bằng cách trò chuyện và chia sẻ cùng bác sĩ
hoặc chuyên gia tâm lý. Bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân hiểu thêm về tình trạng sức khỏe cũng
như căn bệnh đang mắc phải, từ đó giúp bệnh nhân tăng khả năng thích ứng với căng
thẳng, tiêu cực.
Phương pháp này vừa là giải pháp vừa là cách điều trị cho căn bệnh trầm cảm. Người dân
Việt Nam thường không quan tâm nhiều đến các bệnh tâm lý cũng như bỏ qua các cách trị
liệu, đó cũng là nguyên nhân khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

(Nguồn ảnh: tamxopbotbien.com)

3.2. Tập luyện và sinh hoạt lành mạnh


Một giải pháp hiệu quả cho thực trạng trầm cảm của Việt Nam đó là nâng cao sức khỏe
bằng cách tăng cường luyện tập. Việc duy trì thể thao sẽ giúp thể chất lẫn tinh thân khỏe
mạnh và nhiều năng lượng hơn. Tránh được sự uể oải, nhức mỏi, căng thẳng và đẩy lùi
được bệnh tật.
Ngoài ra, cần kết hợp với ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để cơ thể được khỏe mạnh và
hạnh phúc. Lối sống khoa học giúp làm giảm tình trạng stress và căng thẳng, làm tăng
hiệu suất công việc và học tập, chất lượng cuộc sống cũng thay đổi tích cực hơn.
3.3. Trò chuyện nhiều hơn
Mọi phương thuốc đều vô dụng nếu tinh thần, tâm lý chưa được giải tỏa và thoải mái.
Một giải pháp cho việc này đó chính là nói chuyện và chia sẻ nhiều hơn. Việc trò chuyện
và giao tiếp sẽ giúp cho tâm lý người bệnh được thoải mái và nhẹ nhàng hơn.

14
Khi tâm sự, bệnh nhân có cơ hội được bày tỏ những nỗi lo âu, mệt mỏi và căng thẳng của
mình, không gây dồn nén và ức chế. Từ đó cơ thể sẽ giải phóng được những năng lượng
tiêu cực, tạo động lực để vượt qua căn bệnh.
3.4. Sự hỗ trợ từ người thân
Người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cả xã hội cũng góp phần quan trọng
giúp đẩy lùi tình trạng trầm cảm tại Việt Nam. Việc thiếu thốn tình cảm gia đình, thiếu đi
sự quan tâm cũng khiến con người dễ mắc vào những căn bệnh tâm lý, do cảm giác cô
đơn và lo sợ.
Người thân cần hỗ trợ và khuyến khích bệnh nhân luôn vui vẻ và thoải mái. Đồng hành
cùng người bệnh trong quá trình điều trị. Theo dõi và quan tâm sát sao để đảm bảo rằng
bệnh nhân không gây nguy hiểm cho bản thân.

(5)

(nguồn ảnh: trilieutamli.com)

15
KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu, phân tích các số liệu chúng tôi đã tìm hiểu được tỉ lệ học sinh
THPT và sinh viên mắc bệnh trầm cảm ở Đà Nẵng, nguyên nhân gây bệnh và quan trọng
là hậu quả mà căn bệnh gây ra ảnh hưởng thế nào đến đời sống. Từ đó chúng tôi đã đưa ra
một số giải pháp thiết thực, hữu ích cho các vấn đề mà các bệnh nhân trầm cảm mắc phải.
Đối mặt với thế giới đáng sợ bên ngoài và thế giới nội tâm hỗn loạn thường khiến học
sinh trung học bị choáng ngợp, bối rối, tâm lý của lứa tuổi này dễ xảy ra nội chiến, nội
tâm mạnh mẽ nếu không được phát hiện kịp thời sẽ khiến bạn trở nên trầm cảm. . . “Trầm
cảm ở học sinh THPT – Thực trạng và giải pháp” là đề tài có tính khoa học và thực tiễn
mạnh mẽ. Đề tài của chúng tôi không chỉ giúp nhà trường, phụ huynh và mọi người trong
xã hội có cái nhìn tổng quan về trầm cảm để đưa ra những giải pháp thiết thực, tập trung
vào các giải pháp tự điều chỉnh để vượt qua trầm cảm. Các giải pháp chúng tôi đưa ra có
thể áp dụng vào đời sống hàng ngày. Chúng tôi hy vọng rằng nghiên cứu của chúng tôi có
thể hữu ích cho các bạn, khiến các bạn yêu cuộc sống và tuổi trẻ hơn, đồng thời giúp giảm
số lượng học sinh tự tử vì trầm cảm.

Kiến nghị:

- Tăng cường công tác giáo dục sức khỏe tâm thần cho HS, SV, tổ chức các buổi nói
chuyện chuyên đề về sức khỏe tâm thần nhằm chia sẻ, giải tỏa kịp thời những khó khăn,
khúc mắc của HS, SV trong cuộc sống.

- Tăng cường phụ đạo, giúp đỡ những HS, SV chưa có thành tích cao trong học tập.

- Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, sinh hoạt tập thể ngoài giờ học.

- Gia đình cần quan tâm, tạo điều kiện cho HS, SV trong việc học cũng như sinh hoạt,
không gây áp lực về thành tích học tập đối với HS, SV.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1): Tổn Thương Tâm Lý Là Gì? 6 Dấu Hiệu Của Một Người Chịu Tổn Thương Tâm Lý.
(1/04/2023). Truy cập ngày 28/10/2023, từ: https://glints.com/vn/blog/ton-thuong-
tam-ly-la-gi/
(2): Rối loạn tâm lý: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị. (n.d.) - Dược sĩ, Thạc sĩ Nguyễn
Thị Thanh Tú (14/09/2022). Truy cập ngày 28/10/2023, từ:

https://www.docosan.com/blog/tam-ly/roi-loan-tam-ly-nguyen-nhan-trieu-chung-va-

dieu-tri/

(3): Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm và một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở
học sinh, sinh viên thành phố Đà Nẵng:
https://media.neliti.com/media/publications/452627-a-study-on-depression-and
some relevant-e90498ec.pdf
(4): Cảnh báo hậu quả có thể xảy đến và dấu hiệu của bệnh trầm cảm. (24/09/2020).
Truy cập ngày 28/10/2023, từ: https://medlatec.vn/tin-tuc/canh-bao-hau-qua-co-the-
xay-den-va-dau-hieu-cua-benh-tram-cam-s195-n19819
(5): Thực trạng bệnh trầm cảm ở Việt Nam: Nguyên nhân và giải pháp (15/9/2023):
https://tamlytrilieunhc.com/thuc-trang-benh-tram-cam-o-viet-nam-27145.html

17

You might also like