Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VỀ ĐỒNG CHÍ TỔNG BÍ THƯ TRẦN PHÚ

PHẦN THỨ NHẤT: TRẮC NGHIỆM


I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một
phương án
Câu 1. Đồng chí Trần Phú quê ở
A. Xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Câu 2. Sau khi tốt nghiệp Thành Chung (1922), đồng chí Trần Phú được bổ
nhiệm
A. về dạy học ở Trường Tiểu học Cao Xuân Dục (Nghệ An).
Câu 3. Một trong những người bạn thân cùng lớp với đồng chí Trần Phú
những năm học ở Trường Quốc học Huế là
A. Hà Huy Tập.
Câu 4. Một trong những người thầy có ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng yêu
nước và cách mạng của đồng chí Trần Phú là
A. Võ Liêm Sơn.
Câu 5. Năm 1925, đồng chí Trần Phú tham gia sáng lập tổ chức nào sau ?
A. Hội Phục Việt.
Câu 6. Trong thời gian hoạt động ở Quảng Châu (1926), đồng chí Trần Phú
có hoạt động nào sau đây?
C. Tham gia sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 7. Đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng tại
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 8. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt
Nam (tháng 10-1930) đã thông qua văn kiện nào sau đây?
D. Luận cương chính trị.
Câu 9. Một trong những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú trên cương vị
Tổng Bí thư là cùng với BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông dương
A. xây dựng và củng cố tổ chức Đảng các cấp.
II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý A, B, C, D của câu hỏi thí sinh
chọn đúng hoặc sai
Câu 10. Đọc đoạn tư liệu sau đây về dự thảo Luận cương Chính trị (tháng 10-
1930) do Trần Phú soạn thảo:
1
"Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là
cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật, tập trung,mật
thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền
phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền
lợi chánh và lâu dài, chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô sản
giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ
nghĩa cộng sản".
Văn Kiện Đảng, Tập 2, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, r104.
A. Cách mạng muốn thành công phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản. (Đúng)
B. Đảng Cộng sản là đội tiền phong của mọi giai cấp trong xã hội Đông Dương
( Đúng)
C. Đảng Cộng sản cần có đường lối đúng đắn và có quan hệ mật thiết với quần chúng.
( Đúng)
D. Đảng Cộng sản là đội tiền phong của riêng giai cấp công nhân Việt Nam.( Sai)
PHẦN THỨ HAI: TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày hiểu biết của bản thân về thân thế và sự nghiệp cách mạng
của đồng chí Trần Phú. Làm rõ những đóng góp của đồng chí Trần Phú đối với cách
mạng Việt Nam.
Đồng chí Trần Phú sinh ngày 1/5/1904, quê gốc ở xã Việt Yên, nay là xã Tùng Ảnh,
huyện Đức Thọ. Sớm giác ngộ cách mạng, đồng chí Trần Phú đã tham gia nhiều hoạt
động tiêu biểu như: tham gia thành lập Hội Phục Việt, sau đổi là Hội Hưng Nam, rồi lại
đổi thành Việt Nam Cách mạng Đảng; sang Trung Quốc tham dự lớp huấn luyện chính trị
do đồng chí Nguyễn Ái Quốc và Tổng bộ Thanh niên tổ chức; được cử sang Liên Xô học
tại Trường Đại học Phương Đông và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích Nga;
từng bị Tòa án Nam Triều kết án tử hình vắng mặt; được cử vào BCH Trung ương lâm
thời và được phân công soạn thảo Luận cương Chính trị.

Tại Hội nghị BCH Trung ương (tháng 10/1930), đồng chí Trần Phú được bầu làm
Tổng Bí thư của Đảng, khi mới 26 tuổi. Sau khi bị địch bắt và tra tấn dã man, ngày
6/9/1931, đồng chí Trần Phú trút hơi thở cuối cùng.

Bằng tầm vóc lý luận của mình, đồng chí Trần Phú đã soạn thảo Luận cương chính
trị được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất BCH Trung ương Đảng. Đây là thành quả
của quá trình dày công học tập, nghiên cứu lý luận chính trị và vốn sống trải nghiệm ở
Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội, vùng mỏ Quảng Ninh... Luận cương chính trị
của Đảng đã khẳng định 2 nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là hoàn thành cách
mạng dân tộc, dân chủ nhân dân gắn liền với cách mạng XHCN.

2
Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Trần Phú thường xuyên quan tâm
củng cố tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng; chú trọng công tác tuyên truyền, xây dựng
Đảng về tư tưởng. Từ đây có thể hiểu vì sao, cuối tháng 12/1930, trên cương vị Tổng Bí
thư, đồng chí Trần Phú đã chủ trì Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng bàn việc đẩy
mạnh công tác giáo dục lý luận cho đảng viên và đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

Tiếp đó, tháng 3/1931, đồng chí chủ trì Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương để bàn về công tác tổ chức của Đảng, của đoàn thể, đánh dấu sự
ra đời của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Thực tiễn trên cho thấy, sau Luận cương, từng bước trong nhận thức của BCH Trung
ương Đảng và đồng chí Trần Phú đã phân tích sát hơn sự phân hóa và thái độ chính trị
của các giai tầng trong xã hội Việt Nam khi đó để nhìn nhận đúng đắn hơn mối quan hệ
dân tộc - giai cấp trong cách mạng nước ta. Nhận thức này đã góp phần hình thành Chỉ
thịđúng đắn trên đây của Đảng về xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
Ngày 11-4-1931, 7 ngày trước khi đồng chí Trần Phú bị kẻ thù bắt (18-4-1931), BCH
Quốc tế Cộng sản đã quyết định công nhận Đảng ta là chi bộ độc lập thuộc Quốc tế Cộng
sản. Sự công nhận đó có phần đóng góp to lớn và là thành công của đồng chí Trần Phú
trên cương vị là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta.
Những đóng góp của đồng chí Trần Phú - như Đảng ta khẳng định đã “góp phần quan
trọng trong xây dựng nền móng tư tưởng, chính trị và tổ chức của Đảng ta” (19)và thể hiện
rõ đồng chí Trần Phú không chỉ là nhà lý luận, nhà lãnh đạo tổ chức thực tiễn xuất sắc
của Đảng ta mà còn là người cộng sản “đã nêu gương chói lọi của đạo đức cách mạng chí
công vô tư cho tất cả chúng ta học tập” (20) - như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sau
này.
Tấm gương chiến đấu kiên cường và sự hy sinh lẫm liệt của đồng chí Trần Phú vì độc
lập dân tộc và lý tưởng cộng sản sống mãi trong trái tim các thế hệ người Việt Nam
chúng ta.
Câu 2. Sách Trần Phú tiểu sử, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2007, trang 105,106 có đoạn:
"Bắt được Tổng Bí thư Trần Phú, bọn mật thám và cảnh sát đưa đồng chí về giam
và hỏi cung tại bốt Pôlô rồi đến bốt Catina, nhiều tên mật thám, đao phủ nhà nghề của
thực dân Pháp đã thay nhau giở mọi thủ đoạn tra tấn, dụ dỗ mua chuộc, nhưng đều bất
lực trước tinh thần kiên trung, bất khuất của đồng chí Trần Phú... Biết việc hỏi cung
không có kết quả, thực dân Pháp đưa Trần Phú về giam ở Khám lớn
Sài Gòn chờ ngày đưa ra toà án xét xử... Chế độ tàn bạo của nhà tù đã làm sức khoẻ của
Tổng Bí thư Trần Phú suy kiệt, bệnh tràng nhạc và bệnh lao phổi tái phát nặng hơn. Để
mong có thể khai thác những bí mật của cách mạng, bọn cai ngục đã đưa Trần Phú tới
Nhà thương Chợ Quán để chữa trị... Biết Tổng Bí thư Trần Phú không thể qua khỏi, các
đồng chí ta đấu tranh đề nghị được đưa anh về Khám lớn để chăm sóc. Sáng ngày 06-9-
1931, khi các đồng chí cơ sở của ta tới phòng giam tại Nhà thương Chợ Quán, thì bệnh
tình của đồng chí Trần Phú đã rất nguy kịch. Mặc dù vậy, đồng chí vẫn gắng gượng đem
3
hết chút sinh lực còn lại nhắn nhủ với các bạn chiến đấu rằng: “Trước sau tôi chỉ mong
anh chị em hãy giữ vững khí chí chiến đấu!” rồi lả đi và trút hơi thở cuối cùng trên tay
các đồng chí các bạn chiến đấu của mình khi mới 27 tuổi đời...Gần 5 tháng bị bắt và bị
giam cầm với muôn vàn thủ đoạn tra tấn, dụ dỗ thâm độc của kẻ thù, chiến thắng vẫn
thuộc về người Tổng Bí thư Trần Phú trẻ tuổi anh hùng của Đảng ta".
1. Từ trích đoạn trên, hãy làm rõ chí khí chiến đấu của người cộng sản Trần
Phú (khoảng 3.000 từ).
Ba tháng bị địch giam cầm, tra tấn dã man, sức khỏe của đồng chí bị giảm sút rất
nhanh, căn bệnh cũ tái phát, phút lâm chung đồng chí nắm tay một bạn tù cùng nằm ở nhà
thương dặn lại: “Trước sau tôi chỉ mong anh chị em hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.
Đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày
6-9-1931 ở Nhà thương Chợ Quán, Sài Gòn trên tay bạn bè đồng chí của mình. Năm ấy
đồng chí mới bước vào tuổi 27, độ tuổi tài năng đang phát triển để cống hiến cho cách
mạng. Cuộc đời của Tổng Bí thư Trần Phú tuy ngắn ngủi, nhưng đã kịp hoàn thành nhiều
việc lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Tổng Bí thư Trần Phú mất đi là
một tổn thất to lớn đối với Đảng ta và phong trào cách mạng của nhân dân ta, đối với
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế giai đoạn đó
Tuổi trẻ và sự cống hiến lớn lao của đồng chí Trần Phú với sự nghiệp cách mạng của
Đảng và dân tộc ta, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế luôn luôn sáng ngời
trong mỗi trái tim những người cộng sản chân chính. Hồ Chủ tịch trong bài “Đạo đức
cách mạng” đăng trên Tạp chí Cộng sản tháng 12-1958 đã viết: “Trong Đảng ta, các đồng
chí Trần Phú, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn
Thị Minh Khai và nhiều đồng chí khác đã vì dân, vì Đảng mà oanh liệt hy sinh, đã nêu
gương chói lọi của đạo đức cách mạng chí công vô tư cho tất cả chúng ta học tập”(2).

Đồng chí Trần Phú là một mẫu mực của chủ nghĩa yêu nước, của ý chí tiên phong và
lòng trung thành vô hạn với lợi ích tối cao của Tổ quốc và nhân dân, với lý tưởng cộng
sản chủ nghĩa cao cả. Đó là một tiêu biểu về nghị lực kiên cường, khí phách hiên ngang
cho đến hơi thở cuối cùng của những người cộng sản Việt Nam. Đó là một kiểu mẫu về
thực hành đạo đức, nêu gương đạo đức cách mạng của một nhà lãnh đạo cộng sản trung
thực và giản dị, luôn luôn gần gũi đồng bào, đồng chí, gắn bó với giai cấp với tình thương
yêu con người bao la và đã nêu gương chói lọi của đạo đức cách mạng, chí công vô tư
cho tất cả chúng ta học tập.
“Hãy giữ vững chí khí chiến đấu!” chẳng những là lời căn dặn cuối cùng của đồng chí
Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đối với các chiến sĩ cộng sản lúc ấy mà còn là lời nhắn
nhủ vang vọng tới tất cả các thế hệ tiếp theo hãy luôn đặt lợi ích của Đảng, của cách
mạng, của dân tộc lên trên hết, trước hết. Kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú,
tưởng nhớ công lao to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân
tộc, mỗi cán bộ, đảng viên nguyện phấn đấu kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, hết lòng góp phần xây dựng Đảng ta trong sạch vững mạnh, đẩy
mạnh sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nhớ đến đồng chí Trần Phú là chúng ta nhớ đến một người Cộng sản kiên cường, bất
khuất, người Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ

4
Chí Minh kính yêu. Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng tấm gương kiên cường, bất khuất một
lòng vì Đảng, vì dân của Trần Phú mãi mãi sống với Đảng, với nhân dân, với non sông
đất nước Việt Nam
Cuộc đời của đồng chí tuy ngắn ngủi, nhưng đồng chí đã kịp hoàn thành nhiều việc lớn
mà ý nghĩa của nó sẽ còn lại mãi mãi với sự nghiệp của Đảng và của dân tộc. Tấm gương
chói sáng của đồng chí đã hội tụ những giá trị và phẩm chất cao quý, để lại những bài học
sâu sắc cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Những hoạt động yêu nước của Hội phục
Việt, phong trào đấu tranh công nhân Vinh-Bến Thủy, tư tưởng cách mạng của Nguyễn
Ái Quốc và những hoạt động Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã ảnh hưởng sâu sắc
đến sự lựa chọn con đường cứu nước của đồng chí Trần Phú.
2a. (Dành cho đối tượng học sinh THCS) Là học sinh THCS, em cần làm gì để
phát huy tinh thần cách mạng của đồng chí Trần Phú trong học tập và cuộc sống hàng
ngày? (khoảng 2.000 từ).
Trần Phú sinh ngày 1/5/1904, trong một nhà nho nghèo yêu nước, quê ở xã Việt
Yên, nay là xã Tùng Ảnh (Đức Thọ). Tuổi thơ sớm phải chịu nhiều thiệt thòi, vất vả, mồ
côi cả cha lẫn mẹ khi mới 6 tuổi. Với tư chất thông minh, tính kiên trì, quyết tâm vươn
lên trong học tập, mùa hè năm 1922, Trần Phú (18 tuổi) thi đỗ đầu kỳ thi Thành chung do
Trường Quốc học Huế tổ chức. Chịu ảnh hưởng bởi truyền thống cách mạng của quê
hương và gia đình, rời ghế nhà trường, Trần Phú đã sớm chọn nghề dạy học và hiến thân
cho lý tưởng cao đẹp là chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Mặc dù quãng đời hoạt động không dài nhưng đồng chí Trần Phú đã có những đóng
góp to lớn, quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng trong thời kỳ sôi động,
quyết liệt nhất của những năm 1930-1931, là tấm gương chói lọi về “đạo đức cách mạng,
chí công vô tư cho tất cả chúng ta học tập”(1) như Bác Hồ kính yêu đã từng nói. Đó là
tấm gương tận trung với nước, tận hiếu với dân, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp với ý chí, niềm tin mãnh liệt vào lý tưởng cộng
sản, vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Đó là chí khí, cốt cách, kiên trung của người
cộng sản và là tấm gương vượt qua muôn vàn khó khăn của hoạt động bí mật và hoàn
cảnh tù đày, say mê học tập lý luận Mác - Lênin, trở thành nhà lý luận mác-xít lỗi lạc của
Đảng, kết hợp với thực tiễn, đề ra chiến lược, sách lược cho cách mạng nước ta.

Tuổi trẻ ngày nay, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới quê hương, đất nước, bên
cạnh những ưu điểm vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Song song với những giải
pháp nhằm phát huy sức trẻ tham gia phát triển KT-XH, bảo vệ Tổ quốc, hỗ trợ thanh
niên nỗ lực, phấn đấu để lập thân, lập nghiệp, thời gian qua, các cấp bộ đoàn ở tỉnh ta đã
sáng tạo vận dụng lý luận, kết hợp với thực tiễn để tăng cường công tác giáo dục thanh
thiếu nhi và đã tạo được sự chuyển biến tích cực.

Hướng tới kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú, BTV Tỉnh đoàn triển
khai đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong ĐVTN về thân thế và sự nghiệp của đồng chí
Trần Phú; phát động các phong trào thi đua với nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực; đây
cũng là dịp quan trọng để tăng cường hiệu quả công tác giáo dục tuổi trẻ thể hiện rõ nét
5
tinh thần trách nhiệm với quê hương, đất nước, thể hiện sự ngưỡng mộ, lòng biết ơn đối
với đồng chí Trần Phú.

Tấm gương của đồng chí Trần Phú và những cán bộ cách mạng ưu tú, kiên cường như
Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ,
Hoàng Văn Thụ… được Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi: “Các đồng chí ấy đã đem
xương máu của mình vun tưới cho cây cách mạng, cho nên cây cách mạng đã khai
hoa, kết quả tốt đẹp như ngày nay. Tất cả chúng ta phải noi theo các gương anh dũng,
gương chí công vô tư ấy, mới xứng đáng là người cách mạng.” Đó cũng là lời căn dặn
của Người đối với thanh niên mà các thế hệ mai sau luôn ghi nhớ, noi theo.

6
Khu lưu niệm đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

You might also like