Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN MÔN


TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề tài số 7:
Môi trường sống và vai trò của môi trường sống đối với sự hình
thành nhân cách – Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Họ và tên: VŨ THÀNH AN
Sinh ngày 18 tháng 8 năm 2003
MSSV: 21A510100004
Lớp: 2151A02
Ngành: Luật kinh tế

Hà Nội, ngày 1/11/2021


MỤC LỤC
Phần 1 : Phần mở đầu .
Phần 2 : Nội dung :
I.Tìm hiểu chung :
1. Nhân cách .
1.1 . khái niệm nhân cách .
1.2 . Khái niệm về sự phát triển của nhân cách .
2. Môi trường sống .
2.1 . Khái niệm môi trường sống .
2.2 . Phân loại môi trường sống .
2.3 . Vai trò của môi trường sống đối với con người .
II . Nội dung đề tài :
1. Vai trò của môi trường sống đối với sự hình thành nhân cách .
1.1 . Môi trường là điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhân cách .
1.2 . Môi trường góp phần tạo ra mục đích , động cơ cho sự phát triển nhân cách .
1.3 . Môi trường tạo ra và cung ứng những phương tiện , điều kiện cho cá nhân hoạt
động và giao lưu .
1.4 . Môi trường quan tâm đến việc khai thác và sử dụng hợp lí
1.5 . Môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách thông qua các
mối quan hệ xã hội đa dạng.
2. Giải pháp để có một môi trường sống lành mạnh .
3. Phê phán một số quan điểm sai lầm về môi trường sống đối với việc hình thành
nhân cách .
Phần 3 : Kết luận .
Phần 4 : Lời cảm ơn
Phần 5 : Tài liệu tham khảo .
Phần 1: Phần mở đầu

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, đã xuất hiện rất nhiều điều mới lạ,
trong đó, bao gồm những điều tích cực và tiêu cực. Sự ảnh hưởng một cách nhanh
chóng và sâu rộng của các nền văn minh trên thế giới có tác động mạnh mẽ đến giới
trẻ, tiếc rằng họ lại không biết cách chọn lọc, dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng
tiếc. Chúng ta dễ bị tác động bởi những điều mới lạ mà không giữ được phẩm chất đạo
đức con người. Các tệ nạn lan rộng trong phạm vi cả nước vì lối sống vô trách nhiệm,
buông thả của một số người. Ma tuý, cờ bạc, rượu chè và mới đây là thuốc “lắc” ở vũ
trường tạo thành một cơn lốc, kéo theo những con người thiếu ý chí, nghị lực, thiếu
hiểu biết vào vòng xoáy bất tận của những văn hoá phẩm đồi trụy, của các tệ nạn xã hội
như nghiện hút, cờ bạc, ma túy,… những tệ nạn này xuất hiện rộng rãi trong xã hội
hiện nay là bởi sự nhận thức chưa rõ ràng, thiếu tính giáo dục, bởi sự giao tiếp và hoạt
động bên ngoài, và đặc biệt là môi trường sống. Nó là một trong những yếu tố ảnh
hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách con người. Đó là lí do em đã chọn đề tài
“Môi trường sống và vai trò của môi trường sống đối với sự trình hình thành nhân
cách – những vấn đề lý luận thực tiễn” cho bài tập lần này.

Phần 2: Nội dung

I. Tìm hiểu chung:

1. Một số khái niệm

1.1. Nhân cách:

- Nhân cách là một tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân thể hiện
bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân đó.

- Cấu trúc của nhân cách bao gồm: Tính cách, xu hướng, năng lực, khí
chất.
+ Tính cách: Là hệ thống thái độ đặc trưng của cá nhân đối với hiện thực
khách quan, được biểu hiện bằng hệ thống các hành vi xử sự tương ứng quen
thuộc của cá nhân

+ Xu hướng: Là một hệ thống các động cơ và mục đích định hướng, thúc
đẩy tính tích cực hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, hứng thú hoặc vươn tới
những mục tiêu mà cá nhân lấy làm lẽ sống của mình.

+ Năng lực: Là tổ hợp những thuộc tính đáp ứng những yêu cầu đặc trưng
của một loại hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả.

* Năng lực tự nhiên: bẩm sinh di truyền.

* Năng lực xã hội: hình thành qua quá trình rèn luyện, phát triển.

+ Khí chất: là một thuộc tính tâm lý, biểu hiện cường độ, tốc độ và nhịp
độ của các hoạt động tâm lý thể hiện ở sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng
của cá nhân.

* Các kiểu khí chất:

** Hoạt bát: tính nhạy cảm thấp, phản ứng linh hoạt cao, sôi nổi nhanh nhẹn, dễ
hình thành tình cảm, thường nông nổi hời hợt, hay thất thường, giao tiếp rộng nhưng
không sâu.

** Bình thản: chậm chạp dề dà, sống kín, ít bộc lộ, bảo thủ

** Nóng nảy: phản ứng nhanh với những tác động bên ngoài, dễ kích động, dứt
khoát, giải quyết công việc nhanh, dễ thích nghi, bộc trực thẳng thái, đôi khi vội vàng
thiếu kiên trì, bảo thủ, tính khí thất thường

** Ưu tư: chậm, khó hình thành tình cảm, sâu sắc

Trong cuốn Khoa học chẩn đoán tâm lý, PGS. TS Trần Trọng Thuỷ đã cho biết
ngay từ năm 1949, G.Allpon đã dẫn ra 50 định nghĩa khác nhau về nhân cách. Ngày
nay , đã có tới hàng trăm định nghĩa . Nhưng nhân cách thường được xác định như là
một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản
thân mình. Quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh thể hiện ở niềm tin ,
thái độ cũng như thế giới quan của họ đối với người khác, chủ yếu là trong hoạt động
và giao tiếp . Quan hệ của con người đối với bản thân mình thể hiện ở chỗ : Nhân cách
đã được hình thành và phát triển như những quan hệ xã hội mà trong đó cá nhân lớn
lên và đang được biến đổi , bắt đầu quá trình hoạt động sống của mình . Chính trong sự
hình thành và phát triển nhân cách mà các đặc điểm của con người với tư cách là cá
tính được biến đổi và trở thành những đặc điểm mang tính người đích thực , tính xã hội
– đạo đức .

1.2. Khái niệm về sự hình thành và phát triển nhân cách:

- Hình thành nhân cách được hiểu là một quá trình khách quan mang tính quy
luật , trong đó một người thể hiện mình vừa trong tư cách là đối tượng của sự tác động
vừa trong tư cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp . Giai đoạn hình thành nhân
cách được tính ngay từ khi chủ thể nhân cách còn nằm trong bào thai , giữ vai trò đặc
biệt quan trọng – vai trò mang tính tiền định nhân cách .

- Phát triển nhân cách là quá trình hình thành nhân cách như là một phẩm chất
xã hội của cá nhân , là kết quả của sự xã hội hóa nhân cách và của giáo dục . Giai đoạn
phát triển nhân cách có thể được xác định trong khoảng thời gian trước tuổi trưởng
thành của chủ thể nhân cách .

1.3. Khái niệm môi trường sống:

* Môi trường sống chính là nơi tồn tại sự sống và phát triển của con người,
môi trường sống là một khái niệm rộng, ảnh hưởng rất lớn đến sự sống và tất cả sự
việc, hoàn cảnh bảo quanh con người. Môi trường sống của con người bao gồm môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội.

2. Phân loại môi trường:

2.1. Môi trường tự nhiên gồm các yếu tố tự nhiên như: không khí, sinh vật,
nước, đất…tồn tại mà không phải con người tạo ra. Tuy nhiên môi trường tự nhiên
cũng có chịu sự tác động của con người. Để cuộc sống con người trở nên phong phú,
tươi đẹp hơn chính là nhờ một phần vào môi trường tự nhiên.

2.2. Môi trường xã hội:

- Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ xã hội giữa con người với con
người thông qua các quy định , cam kết , hệ thống pháp luật , thể chế ,…

- Môi trường xã hội là định hướng các hoạt động của con người theo một khuôn
khổ nhất định , từ đó có thể hình thành một sức mạnh đoàn kết , tập thể , góp phần
thúc đẩy sự phát triển để con người trở nên tốt và có ích cho xã hội hơn .

- Với tư cách là một thực thể tự nhiên xã hội , con người sống trong môi trường
tự nhiên và luôn tồn tại trong môi trường xã hội . Mọi sự xáo trộn , biến đổi của môi
trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc
sống của con người . Để xử lý hài hòa mối quan hệ đó , con người phải vận dụng tốt
vốn tri thức và kinh nghiệm của mình để tìm được “ tiếng nói chung ” với môi trường .
Tuy nhiên , trong bối cảnh hiện nay đang xuất hiện những vấn đề phức tạp trong giải
quyết mối quan hệ giữa con người với môi trường . Điều đó cần đặt ra những yêu cầu
cơ bản , toàn diện từ nhận thức đến hệ thống những giải pháp nhằm đảm bảo sự phát
triển bền vững ở nước ta – một sự phát triển hài hòa cả về kinh tế – xã hội và tài
nguyên , môi trường . Con người có nhiều thay đổi , trở nên tốt đẹp hơn sẽ nhờ vào môi
trường xã hội . Qua đó tạo nên một sức mạnh to lớn , góp phần thúc đẩy sự phát triển
của toàn xã hội .

3 . Vai trò của môi trường sống đối với con người :

- Môi trường chính là nơi chứa đựng, cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên
( đất, nước, rừng, khoáng sản…) cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

- Môi trường là nơi chứa đựng tất cả các chất thải ô nhiễm đến từ hoạt động sống
và sinh hoạt của con người.

- Môi trường có chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Môi
trường giúp hỗ trợ sự sống trên Trái Đất mà không cần con người tác động.
- Môi trường bảo vệ con người, sinh vật khỏi những tác động bên ngoài, dụ như
tầng ozon có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.

- Môi trường tự nhiên cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội .
Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên.

II. Nội dung đề tài:

1. Vai trò của môi trường đối với sự hình thành nhân cách:

- Nhân cách không phải sinh ra đã có, mà phải thông qua quá trình hình thành,
phát triển, tiếp thu...Trong quá trình hình thành nhân cách có các yếu tố tác động khác
nhau như bẩm sinh di truyền, giáo dục, hoạt động và giao tiếp,… nhưng yếu tố giữ vai
trò quyết định chính là môi trường sống.

- Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể được thực hiện trong một môi
trường nhất định . Môi trường góp phần tạo nên mục đích , động cơ , phương tiện và
điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân , mà nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh được các
kinh nghiệm xã hội loài người để hình thành và phát triển nhân cách của mình. Cụ thể
như sau :

+ Môi trường là điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhân cách : Vì nhân
cách chỉ hình thành và phát triển trong một môi trường nhất định . Ví Dụ : có những
đứa trẻ sơ sinh bị lạc và sinh sống trong bầy đàn động vật trong rừng thì những tư chất
mang tính người sẽ không được phát triển bởi chúng không được sống trong môi
trường xã hội loài người , thay vào đó chúng sẽ có những biểu hiện , hành động của tập
tính loài vật mà chúng đã sinh sống cùng trong thời gian trước .

+ Môi trường góp phần tạo ra mục đích , động cơ cho sự phát triển nhân cách :
Môi trường đưa ra những yêu cầu khách quan đối với nhân cách con người trong các
giai đoạn phát tiển lịch sự nhất định . Đó là mục đích mà mỗi người cần phải phấn đấu
để đạt được , nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội , qua đó tạo nên sự phát triển của cá nhân
và xã hội . Ví dụ : Trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xã hội yêu
cầu giáo dục phải đào tạo ra những con người Việt Nam phát triển toàn diện có đầy
đủ : đức, trí, thể, mĩ và nghề nghiệp , trung thành với lí tưởng độc lập của dân tộc , hình
thành và bồi dưỡng nhân cách , phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Môi trường tạo ra và cung ứng những phương tiện , điều kiện cho cá nhân
hoạt động và giao luru : Qua đó nhân cách được hình thành và phát triển ngày một
hoàn thiện . Ví dụ : Môi trường kinh tế sản xuất đã tạo ra và cung ứng các phương tiện
vật chất kĩ thuật như sách, vở, tài liệu ... đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc.

+ Môi trường quan tâm đến việc khai thác và sử dụng hợp lí có hiệu quả những
khả năng của con người , nhằm không ngừng thúc đẩy bản thân phát triển thao định
hướng xác định . Ví dụ : Thông qua các cuộc thi được tổ chức tên truyền hình đã kích
thích tạo điều kiện và khai thác được tiềm năng của thế hệ trẻ , giúp họ phát triển .

+ Môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách thông qua
các mối quan hệ xã hội đa dạng như : quan hệ giai cấp , dân tộc , gia đình , quan hệ sản
xuất, quan hệ chính trị , quan hệ đạo đức ... Nhờ các mối quan hệ này mà môi trường
và con người tác động qua lại lẫn nhau , giúp mỗi người chiếm lĩnh những kinh nghiệm
xã hội , những giá trị văn hóa, đạo đức ... từ cơ sở đó mà hình thành phát triển nhân
cách . Ví dụ : Trong sinh hoạt tập thể Đoàn các Đoàn viên sẽ chọn lọc những gì phù
hợp nhất với sở trường , xu hướng , năng lực của mình để hoạt động và dần dần hình
thành nhân cách .

2. Giải pháp để có một môi trường sống lành mạnh :

- Xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh, tốt đẹp giúp ích cho sự phát
triển nhân cách của con người .

- Tận dụng , khai thác mặt tích cực của môi trường , đồng thời biết phòng ngừa ,
hạn chế và xóa bỏ những yếu tố tiêu cực của môi trường .

- Gắn việc giáo dục thế hệ trẻ với cải tạo xã hội , gắn nhà trường với thực tiễn xã
hội , tạo điều kiện cho học sinh , sinh viên tích cực tham gia xây dựng và cải tạo môi
trường .
- Các bậc phụ huynh nên định hướng cho con em mình những giá trị đúng đắn ,
xây dựng bản lĩnh vững vàng cho thế hệ trẻ để sẵn sàng chiếm lĩnh những hình ảnh tích
cực của mỗi trường xung quanh, đồng hành theo dõi, hỗ trợ thầy cô giáo trong quản lí
giáo dục con em.

- Tận dụng sử đổi mới, phát triển của công nghệ, truyền đạt các thông tin hữu
ích, tổ chức các cuộc thi bổ ích, thú vị nhằm nâng cao nhận thức cho con em và cho
mọi người

- Quan tâm, tìm hiểu đời sống của con em, tâm sự trò chuyện giúp con em giải
quyết các vấn đề và khó khăn trở ngại

- Không ngừng đổi mới, cải cách các phương pháp giáo dục sao cho phù hợp
với hiện trạng xã hội.

- Lên án, tố cáo các hành vi, hình thức độc hại ảnh hưởng tới sự hình thành nhân
cách của con trẻ

3. Phê phán một số quan điểm sai lầm về môi trường sống đối với việc hình
thành nhân cách :

- Tuy môi trường có vai trò quan trọng đối với việc hình thành và phát triển
nhân cách nhưng có người cho rằng : “Sự phát triển nhân cách hoàn toàn do môi
trường quyết định” là sai. Bởi quan điểm này đang tuyệt đối hóa vai trò của môi trường
, nhưng như chúng ta đã biết nhân cách được hình còn do yếu tố di truyền , hoạt động ,
giáo dục tạo nên chứ không hoàn toàn do môi trường sống tác động .

- Bên cạnh đó lại có những quan điểm phủ nhận , hay coi nhẹ vai trò của môi
trường mà đề cao các yếu tố khác. Đó cũng là những quan điểm sai lầm , quan niệm
này đã phủ nhận tính quy định của xã hội đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách .

Phần 3 : Kết luận


“ Mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho
phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”
(Hồ Chí Minh, T12 , nhà xuất bản Chính trị quốc gia , Hà Nội , 2002 , tr558 ) . Có
nghĩa là , con người phải có ý thức rèn luyện nhân cách của mình . Dựa vào việc
nghiên cứu môi trường sống ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách , có
thể kết luận vai trò quan trọng của môi trường sống như sau : Cá nhân hoạt động và
giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội , dưới tác động chủ đạo của giáo dục , môi
trường sống xung quanh sẽ đưa tới hình thành một cấu trúc nhân cách tương đối ổn
định và đạt tới một trình độ phát triển nhất định. Trong cuộc sống nhân cách tiếp tục
biến đổi và hoàn thiện dần thông qua việc cá nhân tự ý thức , tự rèn luyện , tự giáo dục,
tự hoàn thiện nhân cách của mình ở trình độ phát triển cao hơn , đáp ứng những yêu
cầu ngày càng cao của cuộc sống , của xã hội. Vì vậy , con người phải thường xuyên tự
rèn luyện nhân cách của mình để nó ngày càng được hoàn thiện, phát triển hơn để phù
hợp với xã hội hiện đại ngày nay .

Phần 4: Lời cảm ơn


Trên đây là bài tiểu luận của em về chủ đề: “ Môi trường sống và vai trò của
môi trường sống đối với sự hình thành nhân cách – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
”. Vì chưa có nhiều kiến thức trong lĩnh vực này cũng như kinh nghiệm trong việc làm
bài tiểu luận nên em mong thầy đọc bài, nhận xét giúp em để bài làm của em được đầy
đủ và hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn!

Phần 5 : Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Tâm lý học đại cương – Nguyễn Quang Uẩn ( Chủ Biên ) :
https://tailieuvnu.com/giao-trinh-tam-ly hoc - dai - cuong - nguyen - quang - uan - chu
bien /
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách :
https://thuvienmamnon.com/cac-yeu-to anh - huong - den - su - phat - trien - nhan -
cach

3. https://hocluat.vn/cac-yeu-to-chi-phoi-su hinh - thanh - va - phat - trien - nhan


- cach - con nguoi /

4. http://forum.ehou.edu.vn/index.php

You might also like