điêu khắc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

Ở thời kỳ nguyên thủy , cùng với sự phát triển về nhiều mặt, con người đã có

những bước sáng tạo trong nghệ thuật. Tuy chỉ mới dừng lại ở những tác phẩm
đơn giản nhưng các loại hình nghệ thuật như tranh vẽ trên tường, vách hang, các
tác phẩm điêu khắc và công trình kiến trúc thô sơ đã có mặt trong đời sống
nguyên thủy. Sang thời kỳ cổ đại ,Mĩ thuật đã phát triển rực rỡ để lại nhiều tác
phẩm vô giá và chứng tỏ sự sáng tạo của con người đã đạt tới đỉnh cao về một số
mặt một số lĩnh vực. Trong những lĩnh vực đó , không thể ko kể đến sự phát triển
của nghệ thuật hội họa,điêu khắc và nghệ thuật kiến trúc ở hai thời kỳ Hy Lạp và
La Mã cổ đại. Nó đã để lại cho con người những tác phẩm đồ sộ về tinh thần cũng
như giá trị của chúng. Và trên một phương diện nào đó ta có thể nói , nghệ thuật
hội họa, điêu khắc và kiến trúc Hy lạp , La mã được coi là tiêu chuẩn và những
kiểu mẫu không thể bắt chước được.

2. ĐIÊU KHẮC
Nối tiếp những thành công về mặt hội họa và kiến trúc. Nghệ thuật hai thời kỳ La
Mã và Hy Lạp cổ đại còn nổi danh trong mảng điêu khắc-được coi là hình mẫu lý
tưởng và có tầm ảnh hướng lớn tới phong cách điêu khắc sau này nói chung và
nghệ thuật điêu khắc của Tây Âu nói riêng.

Điêu khắc cũng chính là nền tảng giúp nâng tầm vẻ đẹp vĩnh cửu lâu dài ,tăng
thêm phần hồn cho kiến trúc và hội họa.

Để hiểu hơn ta sẽ bắt đầu đi vào tìm hiểu kỹ về điêu khắc Hy Lạp và La Mã cổ đại

A/ Điêu khắc Hy Lạp cổ đại


Tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp cổ đại nổi tiếng với cách mô tả cơ thể người mang
tính cách mạng. Tuy nhiên, truyền thống nghệ thuật có ảnh hưởng này không chỉ
xuất hiện đầy đủ.Điêu khắc Hy Lạp cổ đại thường được chia thành 3 giai đoạn
phát triển chính : thời kỳ cổ sơ(kéo dài từ giai đoạn đồ đồng với văn hóa Cycladic
thuộc thiên niên kỷ thứ III của thời kỳ tiền Hy Lạp cho đến hết thời kỳ viễn cổ
thuộc thời kỳ Hy Lạp chính thống rơi vào khoảng cuối Tky VI TCN), thời kỳ cổ
điển(Tky v-iv TCN) và thời kỳ Hy Lạp hóa(thế kỷ III-II TCN)
1/Thời cổ sơ (thế kỷ VII-VI TCN)
Thời này bao gồm :

a)Thời kỳ TIỀN HY LẠP:

*Thời kỳ văn hóa Cyladic- tiền đề cho nguồn cảm hứng bất tận cho điêu khắc
hiện đại: nổi tiếng với những tác phẩm tượng nhỏ bằng đá hoặc cẩm thạch. Các
tác phẩm tập trung vào các chủ đề : tượng nữ, tượng nam và tượng các nhạc sĩ
được chạm khắc với những chi tiết đã được giản lược, hình tượng hóa. Điêu khắc
còn hiện hữu qua vật dụng đa dạng đặc biệt là chảo rán trên đó chạm trổ họa tiết
trang trí hình xoắn ốc ,tam giác...

* Văn minh đảo Crete(2000-1600TCN) (văn hóa Minoan): với Nghệ thuật điêu
khắc chưa phát triển nhiều ,các tác phẩm chủ yếu là những bức tượng kích thước
nhỏ, được chạm khắc giản lược
Chiếc rìu- biểu tượng của Minoan, Tượng thần rắn, sành sứ,cao 29.5 cm,
vàng, 2000 TCN 1540TCN, bảo tàng iraillon, Creter

* Văn minh đảo Mycenae(1600-1100TCN): những tác phẩm điêu khắc thời kỳ
Mycenae chủ yếu làm bằng vàng và còn lại đến nay rất ít , do đó không thể đánh
giá được rõ ràng mức độ phát triển của nghệ thuật điêu khắc thời kỳ này.

Một số ít tác phẩm điêu khắc còn tồn tại của thời kỳ này xuất hiện trên công trình
ktruc Cổng sư tử . mặc dù,trải qua thời gian kiến trúc đáng chú ý này đã bị hư hại
rất nhiều nhưng những hình chạm khắc trên cổng vẫn còn rất rõ nét: Trên dầm đá
cao của cổng đặt một khối đá hình tam giác đều trên khắc rõ hình hai con sư tử ở
tư thế đang chồm lên quay mặt vào nhau. Giữa hai con sư tử là hình một cột đá
dựng đứng tượng trưng cho tòa thành được bảo vệ bởi sư tử.
b) Thời kỳ Hy Lạp chính thống:

*Thời kỳ Homer( thế kỷ xii-ix TCN)

*Thời Hy Lạp viễn cổ( Tky vii-vii TCN):Trong nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp xuất
hiện 2 loại tượng: Tượng nam khỏa thân( kouroi) và nữ mặc áo dài(korai) và chịu
ảnh hưởng của ước lệ tạo hình phương Đông. Những tượng này thời gian đầu
được thể hiện trong dáng đứng thẳng, hai tay buông theo thân. Tượng trong dáng
tĩnh, nghiêm trang, cân đối. Tỷ lệ cơ thể cũng như hình khối chưa chuẩn mực,
chất liệu sử dụng là đá.

Cô gái xứ Auxerre
Sau đó tầm 40 năm, các bức tượng cho thấy sự nghiên cứu kỹ kưỡng về cơ thể
con người, chuyển động và tạo khối tự nhiên cho tư thế hơn, các múi cơ và
đường nét trên cơ thể cũng được tạc mềm mại, tròn trịa hơn không bị bó buộc
theo khối khô cứng như những thời kỳ trước nữa.

Tượng Cô gái Peplos


Bảo tàng Acropolis, Athens
Ngoài ra thời kỳ này còn xuất hiện điêu khắc trang trí trên tường, phù điêu trang
trí đền.

Hình thức trang trí này mở đầu cho hàng loạt những trang trí sơn tường của các
điện thờ sau này. Chúng được tạc bằng đá vôi, sơn vẽ bằng màu lam, lục,trắng, đỏ
tạo vẻ bề ngoài sặc sỡ.

Sang thế kỷ VI trong phong cách làm tượng đã có sự chuyển biến. Các tượng
thẳng đứng như cây cột dần được thay thế bằng những pho tượng dáng động
từ đơn giản đến phức tạp dần. Nửa đầu thế kỷ V, điêu khắc Hy Lạp được đánh
dấu bằng các tác phẩm chạm nổi ở đền thờ thần diễn tả 12 chiến công người
anh hùng Hec-quyn (Hercules). Con người được diễn tả ở nhiều tư thế vận động
khác nhau rất sinh động. Hình tượng điêu khắc đã thoát khỏi sự chi phối của
ước lệ tạo hình cơ sở.Nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp bước vào thời kỳ mới.

2/Thời cổ điển (thế kỷ V-IV TCN):


Từ giữa thế kỷ V thành bang Athens đã phát triển trở thành trung tâm lớn của Hy
Lạp cả về chế độ xã hội cũng như văn hóa nghệ thuật và. Trải qua 100 năm diễn
biến trước đó, đến khoảng những năm 450 TCN , NT điêu khắc có bước ngoặt lớn,
đạt đến đỉnh cao và cho ra đời những tỷ lệ đẹp về lý tưởng về vẻ đẹp của con
người trong điêu khắc là nền tảng của nghệ thuật điêu khắc Châu Âu suốt thời kỳ
phục hưng sau này.

Người đứng đầu về điêu khắc thời này là Phi-đi-át (Phiđias), Pô-ly-clét (Polycléte)
và Mi-rông. Pô-ly-clét dành nhiều thời gian cho nghiên cứu và sáng tạo cho việc
tìm ra tỷ lệ chuẩn cân đối, hài hòa của cơ thể nam giới. Tiêu biểu là Tượng Đô-ri-
pho (Doryphore) người lực sỹ vác giáo có tỷ lệ 7 đầu; cân đối, hài hòa của các tỷ lệ
giữa đầu, thân, tay, chân; sự mềm mại, sống động của hệ thống cơ; chất đá đã
biến thành da thịt, cảm nhận được sự vững chắc của cơ thể, sự chuẩn xác về giải
phẫu tạo hình kết hợp với cái đẹp của đường nét, hình khối.

Thời kỳ này để lại một số bức tượng tiêu biểu như:


+ Thần Zeus (chất liệu đồng)

Bức tượng Zeus là một bức tượng nam giới khỏa thân, tóc xoăn, râu dài, tay trái
vươn về phía trước, tay phải đưa về phía sau như đang muốn ném một vật về
phía trước. Điều đặc sắc là để phù hợp với tư thế ném, gót chân phải hơi hơi
nhích khỏi mặt đất. Tác phẩm cũng là sự khởi điểm của cái đẹp nhân thể mà tiến
tới giai đoạn hoàng kim của thời kỳ cổ điển, biểu hiện vẻ đẹp con người càng tự
do, phóng khoáng hơn.
+ Người ném đĩa

Đây là tác phẩm tiêu biểu của của Myzon là hình tượng sáng cho phong trào thể
dục thể thao. Tác phẩm cho người xem cảm nhận vẻ cường tráng của một lực sỹ
đang vận động hết sức các cơ của cơ thể để vung tay ném chiếc đĩa đi xaTác phẩm
cho người xem cảm nhận sự phối hợp vẻ đẹp về dáng, hình, tỷ lệ. Để phô diễn vẻ
đẹp của cơ thể, tác giả đã tạo ra dáng vặn hợp lý, trong sự phối hợp phần chân
nghiêng và chân nhìn chính diện. Sự kết hợp hài hòa của hình khối và thăng bằng
đã tạo ra sự chuyển động và vẻ đẹp hoàn mỹ của tác phẩm. Khuôn mặt người
ném đĩa rất bình tĩnh nhưng trong cơ thể nổi rõ một sức căng nội tại. Tác phẩm đã
bộc lộ phần tinh tế nhất của nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp :tính vĩnh cửu và sự
trường tồn.

Ngoài ra còn có tác phẩm tượng Ba nữ thần sinh mệnh-một phần của tác phẩm
lớn trang trí sơn tường Pathenon còn lại sau hỏa hoạn. Bức tượngmang màu sắc
truyện cổ Hy Lạp về sự ra đời của Athena nay đã trở thành biểu tượng trí tuệ của
người Hy Lạp

Và tượng Apollo Belveder sáng tác vào thế kỷ iv TCN, tay trái cầm cung, tay phải
cầm cành nguyệt quế là biểu tượng cho sức mạnh,quyền lực và vẻ đẹp lý tưởng
của người đàn ông.

 Điêu khắc trong thời kỳ này mang nhiều thông điệp sâu sắc về sự tôn quý ,
hoàn mỹ của thân thể con người luôn luôn thách thức sự vượt quá giới hạn
bằng chính thân thể của nó thì mới bộc lộ cái đẹp đích thực. Điêu khắc tượng
thân thể con người Hy Lạp và sự hài hòa luôn luôn đi tìm sự cân bằng lực và sự
hài hòa lực của cơ thể con ng.

3/ Thời kỳ Hy Lạp hóa(TKY II-I TCN)


Thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ III-II TCN)

Ở thời kỳ này, A-ten không còn là trung tâm cường thịnh duy nhất như thời
trước, trên những miền đất mới ở Tiểu Á và Bắc Phi mọc lên những trung tâm
mới. Điêu khắc cũng như kiến trúc đều muốn tìm đến một phong cách mới.
Hoặc tiếp tục phong cách của giai đoạn trước nhưng đẩy cao hơn về mặt biểu
hiện những tình cảm đau thương, bi thảm như tác phẩm Người lính Gô-loa bị
trọng thương hay Người chiến binh Gô-loa giết vợ và tự sát,…Những pho tượng
này gây ấn tượng mạnh cho thị giác và cảm xúc. Hoặc phức tạp hơn trong phong
cách diễn tả hay cường điệu hóa. Praxiteles là 1 nhà điêu khắc lớn của thời đại
này

Thể loại thường gặp trong điêu khắc thời Hy Lạp hóa là nhóm tượng và phù
điêu lớn. Phù điêu trên diềm mũ cột đền thờ Pec-gam
dài khoảng 120m, bao quanh đền thờ, diễn tả cuộc giao chiến giữa các thần linh
và những người khổng lồ. Mọi hình tượng đều được diễn tả bằng kỹ thuật điêu
luyện, hình khối mạnh mẽ, cường độ dữ dội trong động tác.

Nhóm tượng Lao-cun (khoảng năm 450 TCN)

Bức tượng được sáng tác theo câu chuyện về Lao-cun, viên tư tể của thành Troy
đang chuẩn bị báo cho người dân trong thành biết sự nguy hiểm của con ngựa gỗ
thì ông và hai người con trai bị Poseidon sai hai con rắn biển tấn công và giết
chết.Bức tg mang đầy chất bi tráng, diễn tả một cảnh tượng khủng khiếp về số
phận con người, cụ thể diễn tả 3 nhân vật, mỗi người mang một nét đẹp riêng.
Ngoài cái đẹp lý tưởng về hình thể, tác giả còn muốn nhấn mạnh vẻ đẹp về tính
cách, về sự bộc lộ nội tâm. Qua hình dáng, thái độ khác nhau của 3 nhân vật đã
bộc lộ nỗi khiếp sợ, đau đớn, kiệt sức của 3 cha con. Sức căng vặn của bề mặt 3 cơ
thể, kết hợp với đường cong ngoằn ngoèo của hai con rắn đã tạo nên nhóm
tượng có bố cục chặt chẽ, gắn bó thể hiện nội dung sâu sắc. Tác phẩm không còn
thể hiện thuần nhất như thời cổ điển mà chú ý đến thể hiện cá tính của nhân vật
và sự phức tạp của tình cảm.

Lao-cun chính là tác phẩm tiêu biểu của việc muốn diễn tả các hình ảnh mang tính
bi kịch đó. Mặc dù đây là một tác phẩm diễn tả không gian tĩnh lặng nhưng nó lại
mang đầy tính động thái và hiệu quả kịch tính.

Tượng thần Venus ở Mi-lô được tạc từ đá cẩm thạch trắng:


Venus là nữ thần của sắc đẹp và tình yêu. Tác phẩm thể hiện vẻ đẹp lành mạnh và
trần đầy sinh lực. Tư thế hơi xoay đi, thân thể cân đối, đầy đặn, gợi cảm, tôn
nghiêm nhiều hơn là nhục cảm. Tác phẩm được diễn tả trong tư thế đứng thoải
mái, chân trái chùng gối đưa về phía trước và vặn người lại. Khuôn mặt với nụ
cười dịu nhẹ, kết hợp với cơ thể khỏe mạnh thể hiện rõ những ảnh hưởng của
phong cách điêu khắc thời Hy Lạp cổ điển. Các nếp vải quấn mềm mại, buông lơi
theo tư thế đứng. Hình ảnh Venus là hiện thân vẻ đẹp lý tưởng của người phụ nữ
cổ điển. Venus là tác phẩm đánh dấu một trang huy hoàng của lịch sử nghệ thuật
nhân loại.

A/ Điêu khắc La Mã cổ đại


1/Thời kỳ nhà nước La Mã Cộng Hòa:
Điêu khắc thời kỳ này mang nét nghệ thuật Etruscan, dù không còn lại nhiều tác
phẩm nhưng mức độ tinh xảo thì rất đáng ca ngợi.Tiêu biểu nhất là chiếc chìa
khóa bằng vàng- một vật trang sức đeo trên áo choàng – được tìm thấy trong hầm
mộ Regolini-Galassi ở Caere.
Đây được coi là một trong những tác phẩm bằng vàng đẹp nhất của người
Etruscan.

Ngoài ra còn có những bức tượng điêu khắc bằng gốm, đá... Trong đó ,một tác
phẩm điêu khác quan trọng bằng đồng đen gắn liền với truyền thuyết và sự ra đời
của La Mã là bức tượng Sói Mẹ.

Theo truyền thuyết anh em Romulus và Remus- người đã thiết lập nên nhà nước
La Mã vào ngày 23/4/753 TCN đã lớn lên nhờ bú sữa sói mẹ

Khoảng những năm 146 TCN, khi đã chinh phục xong Hy Lạp ,nghệ thuật điêu khắc
La Mã mới thực sự có những dấu ấn mạnh mẽ. Đây là thời kỳ đạo quân La Mã trở
về từ trận thắng Hy Lạp mang về những chiến lợi phẩm với vô số những tác phẩm
tượng,điêu khắc, ...Đồng thời với sự hùng mạnh cuẩ mình, La Mã cũng thu hút rất
nhiều nghệ sĩ Hy Lạp đến để làm đẹp cho các công trình công cộng cũng như tư
nhân trong thành phố La Mã. Trong thời kỳ hưng thịnh như vậy những tác phẩm
nghệ thuạt điêu khắc được coi như là biểu tượng của sự giàu có và quyền lực,
chứng tỏ thanh thế của gia tộc. Vì vậy những bức tượng rất được các tầng lớp
thống trị ưa chuộng và nhu cầu về các tác phẩm ngày càng tăng lên. Ta cũng dễ
dàng phân biệt đc hai thị trường khác nhau theo định hướng khác nhau: tầng lớp
thống trị ưa thích những hình ảnh cổ điển và lý tưởng hơn, trong khi thị trường
trung lưu thứ hai, cấp tỉnh hơn thích kiểu điêu khắc cổ điển tự nhiên, đặc biệt là
trong các tác phẩm điêu khắc và chân dung
 Hàng trăm những bản sao của những tác phẩm điêu khắc Hy Lạp ra đời. Hình
thành thời kỳ du nhập đơn thuần nền nghệ thuật Hy Lạp và La Mã.
Một trong những minh chứng rõ ràng nhất là bản sao bức tượng Lacoon dù ra đời ở Hy
Lạp, nhưng địa điểm bức tượng này được tìm thấy lại ở Roma do có quá nhiều bản
sao.
 Từ đó thành Roma trở thành cửa ngõ lan truyền nghệ thuật Hy lạp và La Mã

1/Thời kỳ đế quốc La Mã
Dưới sự thống trị của hoàng đế Hadrian ,La MÃ ngày càng thịnh vượng. Thời kỳ
này trở thành thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật La Mã.

Điêu khắc thời kỳ này cũng chịu ảnh hưởng của đặc điểm xuyên suốt các tác phẩm
nghệ thuật -tính hiện thực. Điều này dẫn đến một mong muốn chụp và tạo ra các
hiệu ứng hình ảnh chân thực hơn bằng cách sử dụng ánh sáng và bóng tối. Trong
thời kỳ cổ đại thậm chí còn có sự chuyển đổi sang chủ nghĩa ấn tượng bằng cách
sử dụng ánh sáng và bóng râm và các hình thức trừu tượng.

Các bức tượng được miêu tả rất kỹ về dáng vẻ , độ tuổi, và cả tính cáh nhân vật
cũng được bộc lôc rất rõ đặc biệt là những bức tượng bán thân

Cái đẹp hiện thực được thể hiện rất rõ qua những bức điêu khắc khi nghệ nhân
điêu khắc không hề bỏ qua bất cứ chi tiết nào trên khuôn mặt dáng vẻ nhân vật.
Do đó cá tác phẩm tượng chân dung trong điêu khắc La Mã cũng như tính hiện
thực nói chung trong nghệ thuật La Mã chính là nền tảng cho sự phát triển của
nghệ thuật phương Tây sau này.

Trong cùng thời kỳ, các tác phẩm điêu khắc phụ nữ La Mã có các kiểu tóc phức
tạp, và điều này được coi minh chứng cho việc thể hiện xu hướng thời trang.
Một tác phẩm điêu khắc quan trọng khác là bức Marcus Aurelius cưỡi ngựa đặt ở
quảng trường Campiodoglio-vị hoàng đế La Mã tài năng ,uyên bác. Với những
chiến thắng lẫy lừng và cách cai trị khiến La Mã ngày càng hưng thịnh , ông đã trở
thành đề tài sáng tác nghệ thuật. Với tỉ lệ cân xứng hài hòa,tác phẩm này đã trở
thành hình mẫu cho các tác phẩm điêu khắc khác của Donatello và Verrochio
trong thời kỳ Phục Hưng sau này.
Ngoài ra còn có công trình điêu khắc tưởng niệm có giá trị nhất của nền nghệ
thuật La Mã cổ đại- cột Trajan(113 TCN). Năm 117 sau CN , Trajan qua đời và
được chôn cất ở lăng mộ ngay chính dưới cây cột này cùng với vợ của mình.
Dù trải qua gần 200 năm với nhiều biến động , nhưng cây cột vẫn giữ được gần
như nguyên vẹn giáng vẻ ban đầu khi đã được hoàn tất trong khi rất nhiều công
trình La Mã khác đã bị hư hỏng.

Toàn bộ thân cột được chạm khắc nhưunxg hình phù điêu đắp nổi với 23 vòng
xoắn, mang giá trị nghệ thuật cao, mô tả hai cuộc chiến nổi tiếng của Trajan với
quân Dacians(người romani ngày nay). Tổng cộng có 2500 nhân vật được cahmj
khắc trên thân cột. Ta có thể nhìn thấy một phần của sông Danube với chiếc cầu
ghép bằng những con thuyền, các doanh trại, hình ảnh chuẩn bị về quân đội và
lương thực,và những mưu đồ chiến tranh, các cuộc chiến,...trogn 70 cảnh họa
khắc trên cột Trajan.Ngày nay với cá phương tiện trợ giúp như ống nhòm ta có
thể dễ dàng ngắm những chi tiết chạm khắc tinh tế trên cột. Nhưng vào thời cổ
đại, để mọi người dễ dàng chiêm ngưỡng cây cột tường tận, Trajan cho người xây
dựng hai lầu quan sát cạnh đó.
Các bạn có thể thấy đây là những ô cửa sổ lấy sáng cho cầu thang bên trogn
Trên đỉnh cột đặt bức tượng hoàng đế. Nhưng vào thời Trung thế kỷ bức tượng đã bị
mất và đến năm 1587, người ta đã đặt trên đỉnh cột bức tượng thánh Peter như ta thấy
ngày nay. Thật khso hình dung xem, thời bấy giừo người ta đã làm thế nào để đặt bức
tượng vị hoàng đế lên trên đỉnh cột ở độcao 40m so vs mặt đất.

C/So sánh nghệ thuật điêu khắc của Hy lạp và La Mã cổ đại:


*Chung:

- Người Hy Lạp, người La Mã đều thích tạc tượng của các vị thần của họ

-Tính năng: Các bức tượng đều có tính năng lý tưởng hóa, trang trí, nói lên mơ
ước của con người về cái đẹp hình thể và tâm hồn. Đều dùng cho các mục đích
tôn giáo

*Riêng:

-Điêu khắc Hy Lạp: Lý tưởng hóa chủ thể được miêu tả


La Mã : chú trọng miêu tả những cá tính riêng biệt của nhân vật,

đặc biệt là trong những tác phẩm tượng bán thân. Các bức

tượng được mô tả rất kỹ về độ tuổi,dáng vẻ, tính cách

nhân vật cũng được bộc lộ rất rõ

-Điêu khắc Hy Lạp: theo đuổi một lý tưởng cao cả của nghệ thuật, đi tìm chuẩn

mực của cái đẹp

La Mã: mô tả cái đẹp hiện thực của con người và họ không bỏ qua bất

cứ chi tiết nào trên khuôn mặt , dáng vẻ nhân vật. Mang tính đa

dạng và kết hợp chiết trung của nó

You might also like