Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

2.2.

Sự hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc từ năm 1939
đến năm 1945
2.2.1. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng
11/1939
2.2.1.1. - Bối cảnh lịch sử
* Tình hình thế giới
Tháng 9/1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan, Chiến tranh thể giới thứ hai
bùng nổ. Chính phủ phản động ở Pháp thi hành chính sách phát xít, giải tán
Đảng cộng sản Pháp và các Đảng Cộng sản ở các nước thuộc địa, thủ tiêu các
quyền tự do dân chủ.
*Tình hình Đông Dương
Lúc này Dông Dương là thuộc địa đông người nhiều của nhất của đế quốc
Pháp “là một nước thủ phạm trong cuộc đề quốc chiến tranh”. “Đông Dương lần
này cũng như hồi đế quốc chiến tranh lần đầu đã bị lôi cuốn vào một cuộc đại
thảm sát xưa naychưa từng thấy. Đồng thời Đông Dương lại bị phát xít Nhật
dòm ngó”.
Để quốc Pháp điên cuồng chống phá Đảng Cộng sản, chúng thực hiện chính
sách kinh tế thời chiến, chúng phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp
phong trào cách mạng. Đồng thời tiến hành bắt người, cướp của, khủng bó, tổng
động viên... Mặt khác chúng thỏa hiệp với Nhật áp bức, bóc lột nhân dân Đông
Dương làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Dương với thực dân Pháp ngày
càng gay gắt.
“Sự thống trị các thuộc địa, nhất là Đông Dương là một chế độ quân nhân
phát xít rõ rệt và sự mưu mô đầu hàng thoả hiệp với phát xít Nhật đã đặt ra
trước mắt vấn đề sống còn của các dân tộc Đông Dương.”
2.2.1.2. Nhiệm vụ cáchmạng
*Hội nghị quyết định
Sau khi phân tích rõ mâu thuẫn chủ yếu, gay gắt nhất ở Đông Dương lúc này
là mâu thuẫn giữa đề quốc và các dân tộc Đông Dương. Hội nghị xác định mục
tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đồ để quốc và
tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn
độc lập. Hội nghị đã phân tích và chỉ rõ: “Bước đường sinh tồn của các dân tộc
Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đồ đề
quốc Pháp,chống tất cả ách ngoại xâm,vô luận da trắng hay da vàng đề giành
lấy giải phóng độc lập.”
“Căn cứ vào những sự biến đổi trên quốc tế và trong xứ và sự biến chuyển
mới của phong trào cách mệnh thế giới và Đông Dương.” Thành lập Mặt trận
thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Đảng nhận định: “Mặt trận dân chủ
thích hợp với hoàn cảnh trước kia, ngày nay không còn thích hợp nữa. Ngày nay
phải thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đề Đông Dương
(M.T.T.N.D.T.P.Đ.Đ.D)”.
Xác định rõ nhiệm vụ. “chống để quốc chiến tranh, đánh đề đế quốc Pháp và
bọn phong kiến thối nát, giải phóng các dân tộc Đông Dương làm cho Đông
Dương hoàn toàn độc lập”,“ đánh đỗ đề quốc Pháp, vua chúa bồn xứ và tắt cả
bọn tay sai của đề quốc phản bội dân tộc”. Tất cả các vấn đề về cuộc cách
mạng, kể cả vấn đề về ruộng đất, cũng phải nhằm vào vấn đề dân tộc giải phóng
mà giải quyết.
Về phương pháp cách mạng, Hội nghị quyết định chuyền từ đấu tranh đòi
quyền dân sinh, đân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đồ chính quyền của đề
quốc và tay sai, từ hoạt động hợp pháp nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và
bất hợp pháp “bước tới bạo động làm cách mạng giải phóng dân tộc".
* Về công tác xây dựng Đảng
Hội nghị đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng Đảng, đề ra những
nguyên tắc và biện pháp cụ thể nhằm củng cố Đảng về mọi mặt, đủ sức gánh
vác các nhiệm vụ nặng nề trước tình hình mới.
Phải thống nhất ý chí và hành động “Hành động nhất định phải thống nhất
trên dưới khăng khít như một phải theo nguyên tắc, phải có kỷ luật, các đồng
chí từ Trung ương đến chỉ bộ phải liên lạc mật thiết, kết chặt lại như một người,
như một tảng đá”.
Phải mật thiết liên lạc với quần chúng “Đảng phải liên lạc mật thiết với quần
chúng, phải lắng tai nghe tiếng nói của quần chúng, hiểu rõ nguyện vọng của
họ, đề ra những yêu cầu thiết thực với họ, trộn lẫn với họ đến một phạm vi nào,
không phải để theo đuôi họ mà để lãnh đạo họ, không phải để hạ mình xuống
trình độ họ mà đê đi trước họ một bước đìu dắt họ lên.”.
Phải có vũ trang lý luận cách mạng "Không có lý luận cách mệnh, không có
vận động cách mệnh" phải lập tức khôi phục hệ thống tổ chức Đảng Trung -
Nam - Bắc, phải khuếch trương và củng cố cơ sở Đảng ở các thành thị, các
trung tâm điểm kỹ nghệ và các hầm mỏ, đồn điền, thực hiện tự phê bình và đấu
tranh trên hai mặt trận chống “tán khuynh và "hữu” khuynh, đặc biệt chú trọng
sự thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng.
2.2.1.3. Lực lượng cách mạng
Lực lượng chính của cách mệnh là công nông dựa vào các tầng lớp trung sản
thành thị, thôn quê và đồng minh trong chốc lát hoặc trung lập giai cấp tư sản
bồn xứ, trung tiểu địa chủ.
Mặt trận ấy phải dưới quyền chỉ huy của vô sản giai cấp.“Công nông là hai
cái lực lượng chính của cách mệnh, sự đồng minh chặt chẽ của công nông là vấn
đề sống chết của cách mệnh, không có sự đồng minh ấy thì cách mệnh không
thể thắng lợi được”.
2.2.1.4. Phạm vi giải quyết vấn đề của dân tộc
“Hiện nay tình hình có đổi mới. Đề quốc chiến tranh, khủng hoảng cùng với
ách thống trị phát xít thuộc địa đã đưa vấn đề dân tộc thành một vấn đề khẩn
cấp rất quan trọng. Đám đông trung tiểu địa chủ và tư sản bổn xứ cũng căm tức
đề quốc. Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyên lợi dân tộc làm tối
cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm
vào các mục đích ấy mà giải quyết. ”
Nhận xét:
Những hạn chế đã khắc phục so với Luận cương chính trị 10/1930, về nhận thức
của Đảng về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc:

Về đối tượng cách mạng, xác định kẻ thù chính đó là thực dân Pháp và bè
lũ tay sai

Về nhiệm vụ cách mạng, hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến gắn
bó với nhau, là nguyên tắc không thay đổi, nhưng lúc này, nhiệm vụ cốt yếu là
đánh đổ đế quốc, giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó, vẫn chưa tách rời được hai
nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến cho dễ dàng thực hiện.

Về lực lượng cách mạng, việc thành lập mặt trận thống nhất dân tộc nhân dân
phản đế Đông Dương, bao gồm lực lượng công nhân, nông dân đoàn kết với các
tầng lớp tiểu tư sản thành thị: đánh giá lại vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư
sản.

2.2.2. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng
11/1940
2.2.2.1. Bối cảnh lịch sử
*Tình hình thế giới
"Tháng 6- 1940, Đức tiến công Pháp và Chính phủ Pháp phải ký văn bản đầu
hàng Đức, chính thức biến Pháp thành thuộc địa của Đức. Đồng minh Anh-Pháp
tan rã.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đi đến giai đoạn cao trào nhất.
*Tình hình trong nước
Thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến, phát-xít hoá bộ máy thống trị,
thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy”.
Tháng 9- 1940, thực dân Pháp đầu hàng và thống cầu kết với Nhật đề thống
trị và bốc lột nhân dân Đông Dương.
2.2.2.2. Nhiệm vụ cách mạng
'Khẳng định “cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại phải bao
gồm,có hai tính: phản đề và thỏ địa. Cuộc cách mạng gồm có hai tính chất: phản
đề và thổ địa ấy gọi là cách mạng tư sản dân quyền (révolution democratique
bourgeoise)... Cách mạng phản đề và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến,
không thể cái làm trước cái làm sau.” Hội nghị nhấn mạnh mối quan hệ khăng
khít giữa cách mạng phản đề và cách mạng thể địa, đồng thời nêu rõ: “Mặc dầu
lúc này khẩu hiệu cách mạng phản để cách mạng giải phóng dân tộc cao hơn và
thiết dụng hơn song nếu không làm được cách mạng thổ địa thì cách mạng phản
đề khó thành công.”
Hội nghị xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là đế quốc Pháp
—Nhật. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đề Đông Dương là Mặt trận dân tộc
thống nhất chống phát xít Pháp - Nhật ở Đông Dương.
Đồng thời, Hội nghị bầu ra Ban chấp hành Trung ương lâm thời với đồng chí
Trường Chinh đảm nhận quyền Bí thư Trung ương Đảng. Hội nghị quyết định
nối lại liên lạc với Quốc tế Cộng sản và bộ phận Đảng ở nước ngoài.
Hội nghị cũng bàn bạc và đưa ra hai chủ trương quan trọng trong thời gian
tiếp theo:
- Quyết định duy trì và củng có đội du kích Bắc Sơn để xây dựng thành lực
lượng vũ trang cách mạng, khi cần thiết thì chiến đầu chóng địch khủng bố, tiến
tới thành lập căn cứ du kích.
- Quyết định tạm đình chỉ khởi nghĩa vũ trang ở Nam Kỳ vì chưa có đủ điều
kiện bảo đảm cho khởi nghĩa thắng lợi.
2.2.2.3. Lực lượng cách mạng
Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản để Đông
Dương,thu hút tất cả các dân tộc các giai cấp, các đảng phái và các cá nhân yêu
nước ở Đông Dương, nhằm đánh đồ đề quốc Pháp và tay sai giành độc lập hoàn
toàng cho các dân tộc Đông Dương.
2.2.2.4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc
Mặt trận dân tộc thống nhất phản đề Đông Dương mới được thành lập mang
hình thức liên hiệp tắt cả các dân tộc Đông Dương dưới nền thống trị của đế
quốc Pháp.
Nhận xét:
So với Hội nghị 11/1939, những hạn chế đã khắc phục:

Về đối tượng cách mạng, xác định kẻ thù chính là đế quốc Pháp - Nhật
(đế quốc và toàn dân tộc Việt Nam).

Về lực lượng lãnh đạo, với đội tiên phong là Đảng đã đưa ra những quyết
định sáng suốt về chiến thuật chiến tranh đồng thời trở thành lực lượng chỉ đạo
tài ba nhất cho cách mạng giải phóng dân tộc Đông Dương.

Thay đổi hình thức đấu tranh để phù hợp với tình hình thực tiễn: thành
lập những đội du kích hoạt động phân tán, dùng hình thức vũ trang công tác vừa
chiến đấu chống địch, bảo vệ nhân dân vừa phát triển cơ sở cách mạng tiến tới
thành lập khu du kích.

2.2.3. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng
05/1941
2.2.3.1. Bối cảnh lịch sử
* Tình hình thế giới
Từ giữa năm 1941, tình hình trong nước và thế giới có nhiều chuyển biến.
Tháng 12-1941,chiến tranh Thái Bình Dương bùng nô. Quân phiệt Nhật lần lượt
đánh chiếm nhiều thuộc địa của Mỹ và Anh trên biển và trng đất liền.
*Tình hình trong nước
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, ngày 28-11-1941 lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc về nước làm việc ở Cao Bằng. Tháng 5-1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì
Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng.
2.2.3.2. Nhiệm vụ cách mạng
Dựa trên nhiều phân tích về bối cảnh cuộc Thế chiến II, Hội nghị nhận định
phát xít Đức sẽ tấn công Liên Xô và chiến tranh Thái Bình Dương sẽ nốra. Hội
nghị dự đoán: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một
nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước
xã hội chủ nghĩa, cách mạng nhiều nước sẽ thành công.” Hội nghị nêu rằng
cuộc cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới, của
phong trào dân chủ chống phát xít.
Hội nghị có nhiều quyết định quan trọng như: Thành lập Việt Nam Độc lập.
Đồng minh hội (gọi tắt là Việt Minh), các tổ chức quần chúng yêu nước chồng
đề quốc trong Mặt trận đều lấy tên là Hội Cứu quốc, với các dân tộc Lào, Cao
Miên, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận ở mỗi nước, tiến tới thành lập một
Mặt trận chung Đông Dương. Tạm gác lại khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của địa
chủ chia cho đân cày”; để ra chủ trương tịch thu ruộng đất của Việt gian và đế
quốc chia cho dân cày, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công; chủ trương giải
quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương; thành lập,
củng cố và tăng cường sự lãnh đạo các tổ chức vũ trang và bán vũ trang; chuẩn
bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang, đi từ khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi
nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Hội nghị đề ra nhiệm vụ xây dựng Đảng, củng có sao cho Đảng có đủ khả
năng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc. Nghị quyết Hội nghị còn
để ra việc gấp rút đào tạo đội ngũ cán bộ và gia tăng thành phần vô sản trong tổ
chức Đảng.
Ngoài ra, Hội nghị Chính thức bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới với
đồng chí Trường Chỉnh làm Tổng Bí thư.
2.2.3.3. Lực lượng cách mạng
Tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc. "lực lượng cách mạng toàn cõi
Đông Dương, không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản
bản xứ, ai có lòng yêu nước thương nòi sẽ cùng nhau thống nhất mặt trận, thu
góp toàn lực đem tất cả Ta giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc, đánh tan
giặc Pháp - Nhật xâm chiếm nước ta"
2.2.3.4. Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc
Giải quyết trong khuôn khổ từng nước Đông Dương, thi hành chính sách
“dân tộc tự quyết”.
Quyết định thành lập mỗi nước ở Đông Dương một mặt trận riêng, thực hiện
đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời đoàn kết ba dân tộc chống kẻ thù chung.
Nhận xét:
So với Hội nghị tháng 11/1939 và Luận cương chính trị tháng 10:
Về nhiệm vụ cách mạng, hội nghị đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ
giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên vị trí
hàng đầu, nhiệm vụ dân chủ chỉ đề ra ở mức độ nhận thấy và phải phục vụ cho
nhiệm vụ dân tộc. Đề ra phương hướng tách rời hai nhiệm vụ chống đế quốc và
phong kiến gắn bó với nhau, nhiệm vụ cốt yếu là đánh đổ đế quốc, giải phóng
dân tộc.

Về lực lượng cách mạng, thành lập Mặt trận Việt Minh để “liên hiệp hết
thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai,
không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân
tộc giải phóng và sinh tồn” , qua đó khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị
về việc xác định lực lượng cách mạng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Ta thấy rằng, chủ trương của Đảng trong những năm 1939-1945 là phải đặt
nhiệm vụ chống để quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Nhiệm vụ chống
phong kiến và các nhiệm vụ dân chủ khác phải rải ra, thực hiện từng bước có kế
hoạch, phục tùng và phục vụ nhiệm vụ chống đề quốc. Phải đặt quyền lợi của
dân tộc lên trên quyền lợi của bộ phận của giai cấp. Trong điều kiện lịch sử mới,
nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không giành được độc
lập, tự do thì quyền lợi của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được.
Ngoải ra, trong giai đoạn này, vấn đề dân tôc phải được giải quyết riêng trong
phạm vi từng nước. Để thực hiện nhiệm vụ trung tâm ấy, phải tập hợp mọi lực
lượng chống chế quốc và bè lũ tay sai vào mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
So với chủ chủ trương của Đảng trong những năm 1936-1939, những năm
1939-1945 đã có những điểm mới, về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân
chủ trong cách mạng ở Đông Dương rằng cuộc vận động dân chủ thời kỳ 1936 -
1939 đề ra mục tiêu đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, tự do cơm áo và hoà bình.
Mặc dù khẩu hiệu đấu tranh chứa đựng nội dung cải cách dân chủ trong khuôn
khổ chính sách cai trị của chính quyền thực dân,nhưng phong trào đấu tranh do
Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo hoàn toàn không.có tính chất cải lương.
Trái lại, những năm. 1939-1945, chiến lược trước mắt của cáchmạng Đông
Dương là đánh đỗ đề quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương,làm
cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

https://peter020787.wordpress.com/2011/12/02/cau-4-trinh-bay-n%E1%BB
%99i-dung-c%C6%A1-b%E1%BA%A3n-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%A3n-
lu%E1%BA%ADn-c%C6%B0%C6%A1ng-chinh-tr%E1%BB%8B-101930-c
%E1%BB%A7a-d%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-
dong-d%C6%B0/
https://truongchinhtri.haugiang.gov.vn/chi-tiet/-/tin-tuc/QUA-TRINH-
PHAT-TRIEN-NHAN-THUC-CUA-ANG-CONG-SAN-VIET-NAM-VE-OC-
LAP-DAN-TOC-GAN-LIEN-VOI-CHU-NGHIA-XA-HOI91348
https://www.haiduongdost.gov.vn/2020-01-21-05-44-45/sa-4-2019/article/
nhang-ngha-quyat-trung-uong-caa-dang-dan-tai-thang-lai-cach-mang-thang-
tam-1945/12343
https://dangcongsan.vn/tieu-diem/su-hinh-thanh-phat-trien-hoan-thien-
duong-loi-chien-luoc-cach-mang-giai-phong-dan-toc-cua-dang-thoi-ky-1930-
1945-589546.html

You might also like