Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 40

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC

bÀI TIỂU LUẬN


ĐỀ TÀI: THỰC HÀNH NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ
Ô TÔ

Nhóm : 6
Lớp : DHOT19B
Giảng viên phụ trách : Hà Thanh Liêm
MỤC LỤC
NỘI DỤNG
NỘI DUNG 1: HOẠT ĐỘNG CỦA XƯỞNG THỰC HÀNH ÔTÔ........................................2
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trường-Khoa............................................................2
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trường.............................................................2
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Khoa................................................................2
1.2 Sơ đồ chung của Trường-Khoa...........................................................................................3
1.2.1 Vị trí các phòng..........................................................................................................4
1.2.2 Chức năng các phòng.................................................................................................8
1.2.3 Diện tích chung..........................................................................................................8
1.2.4 Bố trí các phòng.........................................................................................................8
1.3 Trang thiết bị của xưởng.....................................................................................................9
1.4 Các quy định của xưởng thực hành....................................................................................9
1.4.1 Quy định của xưởng và quy định về trang phục........................................................9
1.4.2 An toàn khi tham gia xưởng thực hành.....................................................................11
1.5 Các tiêu chuẩn về 5S..........................................................................................................13
1.5.1 Khái niệm..................................................................................................................13
1.5.2 Ý nghĩa......................................................................................................................13
1.5.3 Lợi ích.......................................................................................................................13
1.5.4 Áp dụng thực tế trong xưởng....................................................................................14
NỘI DUNG 2: TRANG THIẾT BỊ CƠ BẢN CỦA ÔTÔ.......................................................16
2.1 Các hệ thống cơ bản trên ô tô.............................................................................................16
2.1.1 Hệ thống động cơ trên ô tô.......................................................................................16
2.1.2 Hệ thống khung gầm trên ô tô..................................................................................17
2.1.3 Hệ thống điện trên ô tô.............................................................................................19
2.1.4 Hệ thống thân vỏ trên ô tô........................................................................................22
2.2 Các trang thiết bị phục vụ ngành ô tô.................................................................................23
2.2.1 Thiết bị cơ bản..........................................................................................................23
2.2.1.1 Dụng cụ sửa chữa cầm tay..................................................................................23
2.2.1.2 Thiết bị cơ khí.....................................................................................................27
2.2.2 Thiết bị công nghệ....................................................................................................29
NỘI DUNG 3: THÔNG TIN VỀ CÁC NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN Ô TÔ..............31
3.1 Thanh Phong Auto..............................................................................................................31
3.1.1 Quy mô hoạt động....................................................................................................31
3.1.2 Cơ cấu tổ chức..........................................................................................................31
3.1.3 Bố trí mặt bằng.........................................................................................................32
3.2 Toyota Hiroshima Vĩnh Phúc.............................................................................................32
3.2.1 Quy mô hoạt động....................................................................................................32
3.2.2 Cơ cấu tổ chức..........................................................................................................33
3.2.3 Bố trí mặt bằng.........................................................................................................33
3.2.4 Các ngành nghề trong doanh nghiệp Toyota............................................................33
3.3 Nhân viên bảo dưỡng ô tô..................................................................................................34
3.3.1 Lý do lựa chọn.........................................................................................................34
3.3.2 Vị trí nghề nghiệp trong doanh nghiệp....................................................................34
3.3.3 Yêu cầu về tuyển dụng và các công việc thực hiện trong doanh nghiệp.................35
3.3.4 Mục tiêu cần đề ra để đạt được................................................................................35
3.3.5 Các yêu cầu cần thiết để đáp ứng nghề bảo dưỡng ô tô..........................................35

1
Nội dung 1: Hoạt động xưởng thực hành khoa Ôtô
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trường-Khoa
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trường:
 Tiền thân của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là Trường
Huấn nghiệp Gò Vấp, một trường dạy nghề tư thục do các tu sĩ Dòng Salêdiêng
Don Bosco (Việt Nam) thành lập ngày 11 tháng 11 năm 1956 ở xã Hạnh Thông,
quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định, Việt Nam Cộng hòa. Đến năm 1968, trường đổi tên
thành Trường tư thục Trung học Kỹ thuật Đệ nhất cấp Don Bosco. Điều hành cơ sở
do Linh mục Phêrô Cuisset Quý giám đốc Dòng Salêdiêng Don Bosco - Gò Vấp và
Linh mục Isiđôrô Lê Hướng hiệu trưởng Trường Huấn nghiệp Gò Vấp (1956 -
1973).
 Đầu năm 1970, nhà trường được nâng cấp từ bậc đệ nhất cấp thành bậc đệ nhị cấp,
được gọi tắt là Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco. Vào năm 1973 do cơ cấu tổ
chức nhà dòng Salêdiêng Don Bosco, linh mục Gioan Nguyễn Văn Ty được tín
nhiệm làm Giám đốc dòng Salêdiêng Don Bosco và kiêm nhiệm chức vụ Hiệu
trưởng Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco (1973 - 1975).
 Cuối 1975, chính quyền Việt Nam trưng dụng trường sở và ngày 19 tháng 12 năm
1975, bàn giao cho Tổng cục Cơ khí Luyện kim và Điện tử. Ngày 1 tháng 1 năm
1976, trường hoạt động trở lại với tên Trường kỹ thuật Don Bosco. Năm 1978,
trường được đổi tên thành Trường Công nhân Kỹ thuật IV, thuộc Bộ Cơ khí và
Luyện kim.
 Năm 1994, trường hợp nhất với Trường Trung học Hóa chất 2 trú đóng tại Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai thành Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp IV, thuộc Bộ
Công nghiệp. Tháng 3 năm 1999, trường được nâng cấp lên thành Trường Cao đẳng
Công nghiệp IV, vẫn trực thuộc Bộ Công nghiệp.
 Ngày 24 tháng 12 năm 2004, trường được nâng cấp thành Trường Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc Bộ Công Thương theo quyết định
214/2004/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Khoa:
 Tiền thân của Khoa Công nghệ Động lực là Ban Cơ khí Ô tô, được hình thành từ
những ngày đầu thành lập Trường 11/11/1956. Tháng 3 năm 1999, Ban Cơ khí Ô tô
được đổi tên thành Trung tâm Ô tô và từ tháng 12 năm 2004 có tên là Khoa Công
nghệ Động lực.
 Khoa Công nghệ Động lực phụ trách đào tạo trình độ Đại học chuyên ngành Kỹ
thuật công nghệ Ô tô và trình độ Thạc sỹ ngành Kỹ thuật ô tô. Toàn thể giảng viên
đều có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp tốt cùng với tinh thần năng
động, nhiệt huyết và tận tâm với nghề nghiệp. Hiện Khoa có 27 giảng viên, trong
đó có 01 PGS, 05 Tiến sỹ, 18 Thạc sỹ (03 đang làm NCS) và 03 đại học. Đội ngũ
giảng viên của Khoa thường xuyên học tập nâng cao trình độ, luôn tiếp cận với thực

2
tiễn sản xuất và công nghệ hiện đại, tham gia các đợt tập huấn hàng năm theo kế
hoạch tại các Doanh nghiệp nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn.
 Năm 2019, Chương trình đào tạo hệ đại học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô đã đạt
chứng nhận kiểm định theo chuẩn quốc tế AUN-QA.
1.2 Sơ đồ chung của Trường và Khoa

Hình 1.2.1 Sơ đồ chung của Trường

Hình 1.2.2 Sơ đồ chung của Khoa

3
1.2.1 Ví trí các phòng

X4.01 Phòng trưởng khoa X4.02 Văn phòng khoa

X4.03 Phòng BM động cơ X4.04 Phòng thư viện-Đoàn thanh niên

4
X4.05 Phòng thiết kế mô phỏng X4.06 Phòng thực hành động cơ diesel 1

X4.07 Phòng thực hành động cơ diesel 2 X4.08 Phòng thực hành khung gầm 1

5
X4.09 Phòng thực hành khung gầm 2 X4.10 Phòng thực hành thân xe 1

X4.11 Khu vực trình bày sản phẩm X4.12 Xưởng thực hành ô tô

6
7
X4.13, X4.14 Khu vực tháo ráp động cơ X4.15 Khu vực tháo ráp động cơ

8
X4.16, X4.17 Khu vực thực hành xe gắn máy

9
1.2.2 Chức năng các phòng:
-Phòng trưởng khoa:
+ Quản lý hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ sản xuất;
+ Quản lý Chương trình đào tạo, hợp tác đào tạo, sản xuất;
+ Quản lý viên chức và SVHS của Khoa;
+ Quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị;
- Phòng giáo vụ:
+ Đề xuất bố trí phòng học lý thuyết, phòng thi cho SVHS;
+ Tổng hợp và báo cáo các số liệu đào tạo và kết quả học tập của SVHS;
+ Tổng hợp và báo cáo hoạt động giảng dạy của giảng viên;
+ Tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu học vụ của SVHS;
+ Tổng hợp, đề xuất kỷ luật, khen thưởng cho SVHS;
+ Nhận hồ sơ và xét điều kiện tốt nghiệp sinh viên
- Các khu vực thực hành:
+ Giúp hình thành cho sinh viên thói quen ghi nhớ, phân tích về môn học một cách
chính xác nhất
+ Giúp sinh viên tiếp xúc, làm quen với các thiết bị, máy móc chuyên ngành công nghệ
kỹ thuật Ô tô
+ Hỗ trợ giảng viên trong công tác giảng dạy
1.2.3 Diện tích chung: Gần 2000 m2
1.2.4 Bố trí các phòng:
- Các phòng được bố trí một cách hợp lý nhằm:+ Sử dụng hiệu quả không gian: Bố
trí các phòng một cách hợp lý giúp tận dụng không gian một cách hiệu quả, đảm
bảo rằng không có không gian trống thừa hoặc không có phòng thiếu diện tích.
+ Tiện nghi và thoải mái: Một bố trí hợp lý có thể tạo ra môi trường thoải mái và
tiện nghi cho giảng viên và sinh viên sử dụng. Điều này bao gồm việc đảm bảo các
phòng được thiết kế sao cho phù hợp với mục đích sử dụng của chúng.
+ Luồng không khí và ánh sáng: Bố trí các phòng cần xem xét luồng không khí và
ánh sáng tự nhiên để cải thiện chất lượng không khí và sự sáng sủa của Khoa.

10
+ An toàn: Bố trí phòng một cách hợp lý cũng đảm bảo an toàn cho giảng viên và
sinh viên. Ví dụ, cần phải có lối thoát hiểm rõ ràng và tiện lợi trong trường hợp
khẩn cấp, và không có các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong cách bố trí.
+ Thẩm mỹ: Bố trí phòng cẩn thận có thể tạo ra một không gian thẩm mỹ và hài
hòa, giúp tạo ra một môi trường làm việc dễ chịu và đẹp mắt.
1.3 Trang thiết bị của xưởng
- Các trang thiết bị trong xưởng thực hành khoa ô tô thường bao gồm nhiều loại
công cụ và trang thiết bị cần thiết để học và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến ô
tô. Dưới đây là một số trang thiết bị phổ biến mà bạn có thể tìm thấy trong xưởng
thực hành ô tô:
+ Xe ô tô thực địa: Dùng để thực hành kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các loại xe
ô tô.
+ Dụng cụ cơ khí: Bao gồm búa, búa đập, cờ lê, mỏ lết, mỏ và các dụng cụ cơ khí
khác để thực hiện công việc sửa chữa và lắp ráp.
+ Thiết bị kiểm tra và đo lường: Bao gồm thiết bị để kiểm tra hệ thống động cơ,
điện, điện tử, và đo lường áp suất, nhiệt độ, dòng điện, và các thông số khác.
+ Máy cân bằng bánh xe: Dùng để cân bằng bánh xe và cải thiện tính ổn định của
xe.
+ Thiết bị sửa chữa và bảo dưỡng: Bao gồm bồn nước rửa, máy nén khí, thiết bị hút
dầu, và các công cụ khác cần thiết cho việc bảo dưỡng và sửa chữa xe ô tô.
+ Máy móc và dụng cụ đặc biệt: Bao gồm máy hàn, máy nén khí, máy cắt kim loại,
máy gia công cơ khí, và các dụng cụ đặc biệt khác để thực hiện các công việc sửa
chữa và làm mới.
+ Máy chẩn đoán và máy tính: Sử dụng để đọc mã lỗi, kiểm tra hệ thống điện tử và
điều khiển, và thực hiện phân tích lỗi trên xe ô tô.
+ Bảng mạch điện tử và mô phỏng: Được sử dụng để học về hệ thống điện tử trên
xe ô tô và thực hành sửa chữa.

1.4 Các quy định của xưởng thực hành


1.4.1 Quy định của xưởng và quy định về trang phục

11
Hình 1.4.1.1 Nội quy xưởng thực hành

Hình 1.4.1.2 Quy định trang phục xưởng thực hành

12
1.4.2 An toàn khi tham gia xưởng thực hành
-An toàn về phòng cháy chữa cháy:

-An toàn về điện:


+ Không được tự tiện ấn nút hoặc đóng ngắt cầu dao, aptomat
+ Khi không sử dụng, công nhân phải ngắt khỏi nguồn điện
+ Khi thấy điều bất thường phải lập tức báo giảng viên
+ Không bố trí các thiết bị điện ở nơi ẩm ướt
+ Phải bố trí biển báo cảnh cáo nguy hiểm ở nơi dễ nhìn
-An toàn về sử dụng thiết bị
+ Mặc đồ bảo hộ: Luôn luôn mặc áo bảo hộ, mũ bảo hiểm, găng tay, và giày an toàn
khi làm việc trong xưởng thực hành ô tô.
+ Đảm bảo sự hiểu biết: Đảm bảo bạn đã được đào tạo về cách sử dụng đúng các
thiết bị trong xưởng thực hành ô tô.
+ Sử dụng thiết bị đúng cách: Luôn sử dụng thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản
xuất hoặc người có kinh nghiệm.
+ Kiểm tra thiết bị: Trước khi sử dụng bất kỳ thiết bị nào, hãy kiểm tra chúng để
đảm bảo chúng hoạt động đúng cách và an toàn.
+ Tuân thủ quy tắc an toàn: Luôn tuân thủ quy tắc an toàn và hướng dẫn của xưởng
thực hành ô tô.

13
+ Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị định kỳ: Đảm bảo rằng thiết bị được kiểm tra và
bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động an toàn.
+ Luôn luôn sử dụng các thiết bị an toàn cá nhân: Sử dụng kính bảo hộ, mặt nạ và
các thiết bị an toàn khác khi cần thiết.
+ Tránh làm việc một mình: Nên luôn làm việc theo nhóm hoặc có người theo dõi,
để đảm bảo an toàn trong trường hợp có sự cố.
+ Sử dụng thiết bị phụ trợ: Sử dụng các thiết bị phụ trợ như cầu nâng ô tô một cách
an toàn và đúng cách.
+ Báo cáo sự cố: Nếu xảy ra sự cố hoặc tai nạn, hãy báo cáo ngay cho giảng viên
hoặc người có thẩm quyền để có biện pháp xử lý kịp thời.
-Sơ đồ thoát hiểm

14
1.5 Các tiêu chuẩn về 5S

Hình 1.5.1 Tiêu chuẩn về 5S


1.5.1 Khái niệm: 5S là tên gọi của một phương pháp để quản lý, sắp xếp môi
trường làm việc. 5S được viết tắt từ 5 từ của tiếng Nhật. Đó là Seiri (Sàng lọc),
Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu (Săn sóc) và Shitsuke (Sẵn sàng).
1.5.2 Ý nghĩa: 5S là một phương pháp có hệ thống nhằm:
+ Tổ chức, bố trí khu vực làm việc một cách hợp lý.
+ Giữ gìn vệ sinn nơi làm việc.
+ Làm việc theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn
1.5.3 Lợi ích:
+ Tạo môi trường làm việc thoải mái, sạch sẽ giúp nâng cao được sức khỏe cho tất
cả CB CNV.
+ Tạo được ấn tượng tốt cho các đơn vị khi đến giao dịch và liên hệ công tác.
+ Lợi ích khi tác nghiệp: Tạo được sự ngăn nắp tại từng vị trí làm việc, tiết kiệm
thời gian tác nghiệp, luôn sẵn sàng cho công việc, giảm thiểu sai sót trong công
việc, phát huy sự sáng tạo của CB CNV.
+ Tăng hiệu suất lao động: Quy định sắp xếp hồ sơ tài liệu giúp các vị trí nắm được
các công việc chưa giải quyết, đang giải quyết, đã giải quyết.

15
+ Lợi ích trong công tác văn thư lưu trữ: Sắp xếp rõ rang theo phân loại về lĩnh vực,
về mức độ quan trọng hay thời gian lưu trữ…để biết khi nào được loại bỏ, tài liệu
nào vẫn cần phải lưu trữ.
+ Tạo được tính kỷ luật cho toàn thể CB CNV.
+ Giảm được sự xuống cấp của các công cụ, máy móc phục vụ cho công việc cũng
như hạ tầng của văn phòng làm việc.
+ Đảm bảo an toàn tạo nơi làm việc, giảm thiểu những sự cố.
1.5.4 Áp dụng thực tế trong xưởng:

16
S1: Sàng lọc S2: Sắp xếp

S3: Sạch sẽ S4: Săn sóc

17
S5: Sẵn sàng

18
Nội dung 2: Trang thiết bị cơ bản của Ôtô
2.1 Các hệ thống cơ bản trên Ôtô
2.1.1 Hệ thống động cơ trên ô tô

Hình 2.1.1 Động cơ TOYOTA 4S-FE ENGINE


-Động cơ ô tô là một trong những thành phần có cấu tạo và hoạt động phức tạp nhất
trong cả chiếc xe, là trái tim của ô tô tạo ra năng lượng để xe di chuyển . Các loại động
cơ phổ biến bao gồm động cơ truyền thống, động cơ hybrid và động cơ điện

Hình 2.1.1.1 Động cơ 4 kỳ Hình 2.1.1.2 Động cơ 2


kỳ

19
+ Động cơ truyền thống bao gồm động cơ 4 kỳ và động cơ 2 kỳ:
 Động cơ 4 kỳ là một loại động cơ nhiên liệu đốt trong, gồm bốn hành trình
riêng biệt là: kỳ nạp, kỳ nén, kỳ nổ, kỳ xả được thực hiện khi piston dịch
chuyển lên xuống trong một chu kỳ làm việc.
 Động cơ 2 kỳ là một loại động cơ đốt trong, được thiết kế chế tạo theo kiểu
động cơ có sử dụng pít tông đẩy. Động cơ 2 thì cần thiết để tạo ra năng
lượng, được hoàn thành trong một vòng quay của phần trục khuỷu. Trục
khuỷu hoàn thành nửa vòng quay được gọi là một thì

Hình 2.1.1.3 Động cơ HYBRID Hình 2.1.1.4 Động cơ điện


+ Động cơ hybrid là động cơ sử dụng kết hợp 2 bộ truyền động, một động cơ chạy
xăng và một mô tơ chạy điện.
+ Động cơ điện là máy điện dùng để chuyển đổi điện sang năng lượng cơ học giúp xe
chuyển động.
2.1.2 Hệ thống khung gầm trên ô tô:
Hệ thống khung gầm trên ô tô là một phần quan trọng của cấu trúc xe, giúp hỗ trợ và
bảo vệ các thành phần khác của xe, cũng như cung cấp độ cứng và an toàn cho hành
khách trong trường hợp va chạm. Hệ thống khung gầm trên ô tô gồm các bộ phận quan
trọng sau:

20
Hình 2.1.2.1 Hệ thống treo và hệ thống lái trên ô tô
+ Hệ thống treo: là bộ phận đặt phía trên cầu trước và cầu sau của xe. Nó kết nối khung
vỏ ô tô với các cầu, để từ đó giúp xe vận hành ổn định và êm ái. Hệ thống treo gồm 3
bộ phận chính là bộ phận đàn hồi, bộ phận giảm chấn và bộ phận dẫn hướng
+ Hệ thống lái: là hệ thống chủ chốt thuộc hệ thống khung gầm xe ô tô, nó đảm nhận
vai trò giúp xe chuyển động theo đúng quỹ đạo hay thay đổi hướng đi theo sự điều
hướng của người lái thông qua vô lăng. Hệ thống lái được cấu tạo bởi 3 bộ phận chính
là cơ cấu dẫn động lái, cơ cấu lái và cơ cấu trục lái.

Hình 2.1.2.2 Hệ thống phanh trên ô tô Hình 2.1.2.3 Lốp và bánh xe

21
+ Hệ thống phanh: là hệ thống giúp người lái có thể dễ dàng kiểm soát được tốc độ di
chuyển của xe. Hệ thống phanh thường được cấu tạo bởi 3 bộ phận chính là cơ cấu
phanh, cơ cấu dẫn động phanh và cơ cấu trợ lực phanh.
+ Lốp và bánh xe: là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, đồng thời phải nâng đỡ
toàn bộ trọng lượng của xe. Cấu tạo của lớp xe bao gồm: mặt lốp, vai lốp, đai lốp, hạt
phụ, dây hạt, lớp lót bên trong, thân lốp, hạt hỗ trợ, phần hông.
2.1.3 Hệ thống điện trên ô tô:

Hình 2.1.3.1 Hệ thống điện trên ô tô


- Hệ thống điện trên ô tô chủ yếu có nhiệm vụ cung cấp nguồn điện cho các thiết bị và
hệ thống khác nhau trên xe. Các thành phần chính của hệ thống điện ô tô bao gồm:

Hình 2.1.3.2 Ắc quy Hình 2.1.3.3 Máy phát điện

22
+ Pin hoặc ắc quy: Lưu trữ năng lượng điện dự phòng để khởi động động cơ và cung
cấp nguồn điện khi động cơ đang tắt.
+ Máy phát điện: Tạo ra nguồn điện khi động cơ đang chạy để sạc ắc quy và cung cấp
nguồn điện cho hệ thống điện của ô tô.

Hình 2.1.3.4 Bộ chuyển đổi Hình 2.1.3.5 Hệ thống đề động cơ


+ Bộ chuyển đổi: Duy trì điện áp ổn định trong hệ thống để tránh hỏng các thiết bị điện
tử.
+ Hệ thống đề động cơ: Bao gồm động cơ khởi động và relay khởi động để bắt đầu
động cơ.

23
Hình 2.1.3.6 Hệ thống chiếu sáng Hình 2.1.3.7 Hệ thống thông tin và giải trí
+ Hệ thống chiếu sáng và còi báo động: Bao gồm đèn pha, đèn hậu, đèn xi nhan, các
thiết bị chiếu sáng khác và còi báo động.
+ Hệ thống thông tin và giải trí: Bao gồm radio, đầu đọc CD/DVD, màn hình hiển thị
và các thiết bị khác.

Hình 2.1.3.8 Hệ thống điều hòa không khí


+ Hệ thống điều hòa không khí: Bao gồm quạt, máy nén và các thành phần khác để
điều chỉnh nhiệt độ trong xe

24
2.1.4 Hệ thống thân vỏ trên ô tô:

Hình 2.1.4.1 Hệ thống thân vỏ


-Hệ thống thân vỏ trên ô tô bao gồm các thành phần chịu trách nhiệm về khung sườn,
thân xe, và các phần liên quan đến an toàn và kết cấu của xe. Hệ thống thân vỏ trên ô tô
bao gồm:

Hình 2.1.4.2 Khung sườn và thân xe Hình 2.1.4.3 Cột A,B,C và D


+ Khung sườn: Là khung cơ bản của ô tô, chịu trách nhiệm chịu lực và trọng tải của xe.
Nó tạo nên cấu trúc chính để gắn kết các thành phần khác như động cơ, hộp số, và hệ
thống lái.
+ Thân xe: Là bộ phận bao phủ khung sườn và tạo ra hình dạng ngoại hình của xe.
Thân xe có thể được làm từ các vật liệu như thép, nhôm, hoặc các hợp chất nhẹ như sợi
carbon để giảm trọng lượng và tăng hiệu suất nhiên liệu.
+ Cột A, B, C và D: Là các cột cột trên thân xe, chúng thường được kết hợp với cửa xe
và trang trí ngoại thất, đồng thời cũng cung cấp sự chịu lực và ổn định cho thân xe.

25
Hình 2.1.4.4 Cửa và kính xe Hình 2.1.4.5 Gương xe
+ Cửa và Kính: Bao gồm cửa trước, cửa sau, cửa cổng và kính. Các hệ thống khóa và
cửa cũng thuộc phạm vi này.
+ Mái: Bao gồm phần mái chính của xe, có thể là mái cứng hoặc mái mềm tùy thuộc
vào loại xe.
+ Dải đèn và Gương: Bao gồm đèn trước, đèn hậu, gương chiếu hậu và các thiết bị
chiếu sáng khác. Các thành phần này đóng vai trò quan trọng trong an toàn và tầm nhìn
của lái xe.
+ Bảo vệ chống lật và Cột an toàn: Một số xe có bảo vệ chống lật tích hợp hoặc cột an
toàn để bảo vệ hành khách khi xe bị lật.
+ Pô và Cánh cửa: Các pô và cánh cửa không chỉ cung cấp hình dạng cho xe mà còn
đóng vai trò quan trọng trong tính năng an toàn và khả năng chống chịu va đập của xe.
2.1Các trang thiết bị phục vụ ngành ô tô:
2.2.1 Thiết bị cơ bản:
2.2.1.1 Dụng cụ sửa chữa cầm tay

Hình 2.2.1.3 Các dụng cụ sửa chữa cầm tay

26
a) Cờ lê:
- Cờ lê là một công cụ cơ khí được sử dụng để vặn hoặc nới chặt các đinh, bu-lông,
hoặc các đối tượng khác có rãnh hoặc mặt phẳng tương ứng. Có nhiều loại cờ lê khác
nhau (Hình 2.2.1.2):
+ Cờ lê hai đầu mở: Điểm mạnh của cờ lê hai đầu mở là bạn có thể nhanh chóng vặn và
siết đai ốc. Ngầm cố định có thể giúp cố định nên người dùng dễ thao tác hơn
+ Cờ lê hai đầu vòng: Cờ lê hai đầu vòng là loại cờ lê có hai đầu là hình tròn, mỗi đầu
sẽ có một kích cỡ khác nhau. Loại cờ lê này thường được dùng đối với những đai ốc
cần lực mạnh, nó có thể giúp hạn chế vấn đề biến dạng của đai ốc.
+ Cờ lê vòng miệng: Cờ lê vòng miệng là loại cờ lê có một đầu hở và một đầu vòng, cả
hai đầu thường có cùng kích cỡ.
+ Cờ lê lực: Cờ lê lực là dụng cụ cầm tay chuyên nghiệp có thể điều chỉnh được lên
vật. Người sử dụng dễ dàng đọc được lực cần xiết trực tiếp trên màn hình. Loại cờ lê
lực thường được sử dụng phổ biến trong cầu đường, đóng tàu, cơ khí chế tạo…

Hình 2.2.1.2 Các loại cờ lê


b) Bộ đầu khẩu (tuýp): là dụng cụ bổ trợ cho việc vặn mở hoặc vặn siết các bulong
đai ốc, việc sử dụng đầu khẩu giúp tăng 2 lần năng suất trong công việc và đảm bảo
bulong và đai ốc không bị trầy nứt như dùng các dụng cụ cầm tay khác.
-Đầu khẩu có dạng hình trụ, một đầu có lỗ hình vuông còn gọi là đầu điều khiển có đủ
loại kích thước mà bạn cần: ¼”, 3/8”, ½”, ¾”, 1”, 1.1/2”, 2*1/2”, 3.1/2”. Bên trong của
lỗ hình vuông là 4 khía cạnh, bên cạnh có viên bi có nhiệm vụ gắn chặt đầu chụp và
cần xiết lực. Có hai loại đầu khẩu thông dụng:
+Đầu nối (Hình 2.2.1.3) : là 1 loại đầu khẩu sử dụng cho các đai ốc của phương tiện di
chuyển như: xe đạp, xe máy, oto, xe tải, tàu…. và các thiết bị điện, máy móc với các
kích thước khác nhau, được chia theo hệ inch như sau:

27
 Đầu khẩu 1/4″ sử dụng cho các đai ốc cỡ nhỏ
 Đầu khẩu 3/8″ sử dụng cho các đai ốc cỡ nhỏ và vừa
 Đầu khẩu 1/2″ sử dụng cho các đai ốc cỡ vừa
 Đầu khẩu 3/4″ sử dụng cho các đai ốc cỡ trung và lớn
 Đầu khẩu 1” sử dụng cho các đai ốc cỡ lớn và rất lớn
+ Đầu chụp (Hình 2.2.1.4): là một loại đầu khẩu với các kích cỡ tương ứng với từng
đầu nối như sau:
 Đầu nối 1/4″ tương ứng đầu chụp 4mm –> 14mm
 Đầu nối 3/8″ tương ứng đầu chụp 6mm –> 24mm
 Đầu nối 1/2″ tương ứng đầu chụp 8mm –> 36mm
 Đầu nối 3/4″ tương ứng đầu chụp 17mm –> 70mm
 Đầu nối 1″ tương ứng đầu chụp 36mm –> 80mm

Hình 2.2.1.3 Đầu nối Hình 2.2.1.4 Đầu chụp


Ngoài ra còn có các loại đầu khẩu có hình dạng đặc biệt như đầu lục giác, đầu bông bát
giác lồi....
-Tuốc-nơ-vít: là một dụng cụ cầm tay dùng để siết chặt hoặc gỡ bỏ ốc vít, bao gồm các
loại đầu bằng, đầu chữ thập và một số hình dạng đặc biệt.

Hình 2.2.1.5 Các loại tuốc-nơ-vít

28
c) Kềm: hay còn gọi là kìm, có nhiều loại kích cỡ và các dạng thiết kế tùy theo công
dụng của chúng. Tác dụng của kềm là dùng để kẹp, bẻ, cắt, xoắn, tuốt các vật liệu như
dây điện, thép hoặc một số chi tiết khác.

-Hiện nay trên thị trường có khoảng 7 loại kềm (kìm) thông dụng có thế kế đến như:
Kềm vạn năng, kêm cắt chéo, kêm mó nhọn, kêm cộng lực, kêm căt mép, kêm chết và
kêm cắt cáp điện. Tất cả đều được ứng dụng linh hoạt trong nghề sửa chữa ô tô.

Hình 2.2.1.6 Các loại kềm (kìm)


d) Búa: búa được dùng để uốn nắn (trong đồng sơn), đóng một số chi tiết trên xe khi bị
móp méo, khi chi tiết khó tháo ra, hay trong lắp ráp....
-Tùy theo từng dạng hư hỏng mà chúng ta sẽ thử dụng từng loại búa khác nhau cho phù
hợp, nhằm vừa khắc phục các hư hỏng, đồng thời cũng bảo vệ các chi tiết bị tác động
lựcmột cách tốt nhất. Các loại búa được sử dụng bao gồm: Búa gỗ, Búa cao su và Búa
sắt

29
Hình 2.2.1.7 Các loại búa
e) Tủ dụng cụ: giúp bảo quản các dụng cụ và thuận tiện khi sử dụng, các dụng cụ
cầm tay được bố trí và sắp xếp một cách hợp lý trong tủ dụng cụ

Hình 2.2.1.8 Tủ dụng cụ


2.2.1.2 Thiết bị cơ khí
a) Cầu nâng ô tô: Gồm cầu nâng đơn và cầu nâng toàn bộ ô tô
-Cầu nâng đơn (Hình 2.2.1.9): Được sử dụng để nâng một phần của ô tô, thường là
một bánh xe hoặc một trục.
-Cầu nâng toàn bộ ô tô (Hình 2.2.1.10): Sử dụng để nâng cả ô tô lên không để tiện
lợi cho các công việc dưới động cơ hoặc dưới xe.

Hình 2.2.1.9 Cầu nâng đơn Hình 2.2.1.10 Cầu nâng toàn bộ
b) Máy ép thủy lực: là máy ép sử dụng xylanh thuỷ lực để tạo ra lực nén.

30
Hình 2.2.1.11 Máy nén thủy lực
c) Máy khoan: là dụng cụ quan trọng trong ngành công nghiệp ô tô, dùng để đánh
bóng, khoan lỗ cho bu lông hoặc lắp đặt các bộ phận nhỏ trên ô tô
Theo chức năng, có máy khoan cầm tay và máy khoan bàn
Theo nguồn năng lượng dẫn động có máy khoan điện và máy khoan hơi

Hình 2.2.1.12 Máy khoan cầm tay Hình 2.2.1.13 Máy khoan bàn
d) Máy mài: là dụng cụ dùng để mài bóng bề mặt của các vật liệu và chi tiết, bao
gồm máy mài cầm tay và máy mài cố định:
Máy mài cầm tay: sử dụng điện hoặc máy nén
Máy mài cố định: sử dụng điện, gồm có đĩa mài thô và đĩa mài tinh

Hình 2.2.1.14 Máy mài cầm tay Hình 2.2.1.15 Máy mài cố định

31
e) Máy nén khí: là dụng cụ dùng để cung cấp nguồn khí có áp suất cao phục vụ cho
công việc sửa chữa ô tô. Phần lớn máy nén khí sử dụng trong ngành ô tô là máy nén
khí bơm pistong

Hình 2.2.1.16 Máy nén khí


2.2.2 Thiết bị công nghệ
a) Máy chuẩn đoán lỗi ô tô (Hình 2.2.2.1): Thiết bị này được sử dụng để xác định
các lỗi trong hệ thống điện tử của xe hơi.

Hình 2.2.2.1 Máy chuẩn đoán lỗi ô tô


b) Máy cân mâm: Thiết bị này được sử dụng để cân bằng lại bánh xe khi thay lốp
hoặc đảo lốp.

Hình 2.2.2.2 Máy cân mâm

32
c) Máy bơm khí nitơ: Thiết bị này được sử dụng để bơm khí nitơ vào lốp xe hơi.

Hình 2.2.2.3 Máy bơm khí nitơ


d) Máy súc béc ô tô (Hình 2.2.2.4): Thiết bị này được sử dụng để làm sạch béc
phun của động cơ xe hơi

Hình 2.2.2.4 Máy súc béc ô tô


e) Máy cân chỉnh góc đặt bánh xe: Thiết bị này được sử dụng để cân chỉnh góc
đặt bánh xe.

Hình 2.2.2.5 Máy cân chỉnh đặt góc bánh xe

33
Nội dung 3: Thông tin về các ngành nghề liên quan đến ô tô
3.1 Thanh Phong Auto (Hình 3.1.1):

Hình 3.1.1 Thanh Phong Auto


3.1.1 Quy mô hoạt động:
-Thanh Phong Auto đã từng bước hoàn thiện và trang bị đầy đủ các thiết bị tiêu
chuẩn, chuyên dụng để phục vụ sửa chữa cho tất cả các loại xe ô tô từ phổ thông
đến cao cấp.
-Dịch vụ Thanh Phong Auto bao gồm bảo dưỡng, sửa chữa, đồng sơn, và các dịch
vụ chăm sóc xe, cung cấp phụ tùng chính hãng và thay thế, nhận ký gửi, mua bán
xe.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức (Hình 3.1.2):

Hình 3.1.2 Cơ cấu tổ chức Thanh Phong Auto

34
3.1.3 Bố trí mặt bằng (Hình 3.1.3):

Hình 3.1.3
3.2 Toyota Hiroshima Vĩnh Phúc (Hình 3.2.1):

Hình 3.2.1 Nhà máy Toyota Hiroshima Vĩnh Phúc


3.2.1 Quy mô hoạt động:
-Hoạt động theo mô hình sản xuất và kinh doanh xe ô tô
-Hiện tại, nhà máy Toyota Hiroshima Vĩnh Phúc hoạt động theo 2 ca làm việc và
công suất đạt trên 36.000 xe/năm

35
3.2.2 Cơ cấu tổ chức:
-Ban giám đốc gồm:
+ Giám đốc: người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm chính. Giám đốc là
người đại diện cho công ty.
+ Phó Giám đốc: người giữ vai trò trợ giúp giám đốc khi được ủy quyền
-Phòng hành chính gồm:
+ Phòng kế toán: quản lý tiền bạc của công ty và thực hiện báo cáo tài chính theo
định kỳ hàng tháng, hàng năm.
+ Phòng kinh doanh (phòng bán hàng): có trách nhiệm trong công tác nghiên cứu
thị trường trong các lĩnh vực kinh doanh xe, phối hợp với các phòng ban liên quan
để thực hiện các hoạt động kích thích tiêu thụ sản phẩm.
+ Phòng dịch vụ: thực hiện các hợp đồng về dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng cho
khách hàng.
3.2.3 Bố trí mặt bằng (Hình 3.2.2):

Hình 3.2.2 Mặt bằng Toyota Hiroshima Vĩnh Phúc


-Diện tích 9.000m2
-Bao gồm
+ Khu văn phòng rộng hơn 1.200m2
+ Khu dịch vụ và bảo dưỡng sửa chữa chung rộng hơn 2.100m2 gồm 17 khoang bảo
dưỡng và sửa chữa chung; 27 khoang sửa chữa thân xe và sơn
3.2.4 Các ngành nghề trong doanh nghiệp Toyota:
-Là các công việc liên quan đến việc sản xuất, bán, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa,
cung cấp phụ tùng và dịch vụ tài chính cho các xe Toyota. Bao gồm các ngành nghề
cụ thể:
+Kỹ sư: thiết kế, phát triển, kiểm tra và cải tiến các sản phẩm, công nghệ và quy
trình sản xuất của Toyota.
+Nhân viên kinh doanh: tư vấn bán hàng và bàn giao xe cho khách.
+Nhân viên bảo hành: giải quyết các vấn đề, khiếu nại của khách hàng liên quan
đến chất lượng và bảo hành của xe Toyota.

36
+Nhân viên bảo dưỡng: kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và khôi phục các hư hỏng về
xe.
+Nhân viên phụ tùng: cung cấp phụ tùng chính hãng của Toyota cho khách hàng và
cho xưởng dịch vụ.

Hình 3.2.3 Nhân viên sửa chữa Hình 3.2.4 Nhân viên bán hàng
3.3 Nhân viên bảo dưỡng ô tô (Hình 3.3.1):

Hình 3.3.1 Nhân viên bảo dưỡng ô tô


3.3.1 Lý do lựa chọn:
-Nghề bảo dưỡng ô tô là một trong những ngành nghề hấp dẫn và có nhiều cơ hội
phát triển.
-Trong đó:
+ Được đào tạo bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế.
+ Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo.
+ Được tham gia vào quá trình kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và khôi phục các hư
hại của ô tô.
3.3.2 Vị trí nghề nghiệp trong doanh nghiệp:

37
-Nghề bảo dưỡng đóng vai trò quan trọng để duy trì và nâng cao chất lượng của xe.
Thường được thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra
chất lượng, giúp đảm bảo xe hoạt động ổn định và an toàn.
3.3.3 Yêu cầu về tuyển dụng và các công việc thực hiện trong doanh nghiệp:
-Yêu cầu về tuyển dụng:
+ Sức khỏe tốt.
+ Có kinh nghiệm bảo trì cơ- điện từ 1 năm trở lên.
+ Tốt nghiệp trung cấp trở lên (ngành điện/cơ khí,... các ngành khác có liên quan).
+ Có tinh thần trách nhiệm cao.
+ Cần mẫn, siêng năng.
-Các công việc thực hiện trong doanh nghiệp (Hình 3.3.2):
+ Vệ sinh thổi bụi khoang máy
+ Thay nhớt máy
+ Thay lọc nhớt, lọc gió điều hoà, lọc nhiên liệu
+ Bảo dưỡng, thay dầu phanh
+ Thay dầu lái, dầu số, dầu câu

Hình 3.3.2 Các công việc bảo dưỡng ô tô


3.3.4 Mục tiêu cần đề ra để đạt được:
-Đảm bảo xe ô tô luôn hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.
-Phát hiện và khắc phục kịp thời những hư hỏng, sự cố có thể xảy ra trên Xe.
-Nâng cao kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm về bảo dưỡng xe ô tô.
-Tạo dựng uy tín, niềm tin và sự hài lòng của khách hàng.
3.3.5 Các yêu cầu cần thiết để đáp ứng nghề bảo dưỡng ô tô:
- Kiến thức Kỹ Thuật:Hiểu rõ về cơ khí ô tô, hệ thống điện tử, động cơ, hệ thống
truyền động và các linh kiện khác.

38
- Kỹ Năng Điều Chỉnh và Sửa Chữa:Có khả năng chẩn đoán và sửa chữa các vấn đề kỹ
thuật phức tạp trên các loại xe khác nhau.
- Đọc Bản Vẽ và Tài Liệu Kỹ Thuật: Hiểu và áp dụng thông tin từ bản vẽ kỹ thuật và
hướng dẫn sửa chữa.
- Sự Linh Hoạt và Tư Duy Logic:Linh hoạt trong xử lý tình huống và có khả năng tư
duy logic để xác định vấn đề và tìm ra giải pháp.
- Kiến Thức về Công Nghệ Ô Tô:Theo dõi và nắm vững các xu hướng công nghệ mới
trong ngành ô tô.
- Sẵn sàng Học Hỏi: Sẵn sàng nâng cao kỹ năng và kiến thức theo thời gian với sự phát
triển của công nghệ và mô hình xe.
- Tư Duy An Toàn:Tuân thủ các quy tắc an toàn và biện pháp phòng ngừa để đảm bảo
an toàn cho bản thân và người khác trong quá trình làm việc.
- Tinh thần nghề nghiệp: Giữ lòng nhiệt thành và tư duy tích cực đối với nghề nghiệp,
có trách nhiệm và tận tâm với công việc.
- Đạo Đức Nghề Nghiệp:Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, giữ bí mật thông tin khách
hàng và làm việc với tính chân thành và trung thực.

39

You might also like