BT2 Ufm

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 16

Chương IV: LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ

1. Phát biểu nào sau đây không được đề cập trong khái niệm về hàm sản xuất:
A. Sản phẩm đầu ra B. Các yếu tố sản xuất C. Thời điểm sản xuất D. Trình độ kỹ thuật
2. Thuật ngữ “ngắn hạn” sử dụng trong lý thuyết sản xuất và chi phí được hiểu là:
A. Thời gian không thể thay đổi sản lượng đầu ra
B. Thời gian đủ để thay đổi được tất cả các yếu tố sản xuất
C. Thời gian mà không một yếu tố sản xuất nào thay đổi được
D. Thời gian có ít nhất một yếu tố sản xuất không thể thay đổi
3. Các yếu tố sản xuất cố định là:
A. Các yếu tố không thể di chuyển đi được. B. Các yếu tố có thể mua chỉ ở một con số cố định.
C. Các yếu tố có thể mua chỉ ở giá cố định. D. Các yếu tố không phụ thuộc vào mức sản lượng.
4. Trong ngắn hạn, chi phí nào sau đây được xem là chi phí cố định của doanh nghiệp sản xuất giày da:
A. Chi phí da, keo dán, chỉ may B. Lương các nhà quản lý
C. Lương công nhân gián nhãn D. Lương công nhân may
5. Thuật ngữ “dài hạn” sử dụng trong lý thuyết sản xuất và chi phí được hiểu là:
A. Thời gian không thể thay đổi sản lượng đầu ra
B. Thời gian đủ để thay đổi được tất cả các yếu tố sản xuất
C. Thời gian mà không một yếu tố sản xuất nào thay đổi được
D. Thời gian có ít nhất một yếu tố sản xuất không thể thay đổi
6. Năng suất biên (MP) của một yếu tố sản xuất là:
A. Số lượng sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng nhiều hơn các yếu tố sản xuất
B. Số lượng sản phẩm bình quân tính trên mỗi đơn vị các yếu tố sản xuất
C. Số lượng sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử thêm một đơn vị yếu tố sản xuất đó
D. Số lượng sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi tăng thời gian sản xuất
7. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Khi năng suất biên lớn hơn năng suất trung bình thì năng suất trung bình giảm
B. Khi năng suất biên lớn hơn năng suất trung bình thì năng suất trung bình tăng
C. Khi năng suất biên bằng năng suất trung bình thì năng suất trung bình đạt cực đại
D. Khi năng suất biên nhỏ hơn năng suất trung bình thì năng suất trung bình giảm
8. Giả sử, năng suất trung bình của 6 công nhân là 15 sản phẩm, nếu số sản phẩm biên của người công nhân thứ
7 là 18 thì:
A. Năng suất biên đang giảm. B. Năng suất biên đang tăng.
C. Năng suất trung bình đang tăng. D. năng suất trung bình đang giảm.
9. Biết rằng năng suất biên của công nhân thứ 1, thứ 2, thứ 3 lần lượt là 9, 7, 5. Tổng sản phẩm của 3 công nhân
là:
A. 7, trung bình của 3 năng suất biên.
B. 15, năng suất biên của công nhân thứ 3 nhân với số công nhân.
C. 21, tổng của năng suất biên.
D. 63, tổng của năng suất biên nhân với số công nhân.
10. Một doanh nghiệp dùng 2 yếu tố đầu vào là vốn (K) và lao động (L). L ượng vốn (K) cố định ở 3 đơn vị.
Bảng dưới đây chỉ ra tổng sản phẩm thay đổi với lượng lao động (L) được sử dụng:
Số lao động (L) 0 1 2 3 4
Tổng sản phẩm (Q) 0 10 18 25 30
Sản phẩm biên của lao động thứ 3 là:
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8

11. Đường đẳng lượng là:


A. Là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất cùng tạo ra một mức sản lượng
B. Là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất có mức chi phí bằng nhau
C. Là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất có cùng một mức chi phí

1
D. Là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai yếu tố sản xuất sao cho chi phí của hai yếu tố sản xuất này là
bằng nhau
12. Giả sử, 4 công nhân sản xuất 46 đơn vị sản phẩm và 5 công nhân sản xuất 50 đơn vị sản phẩm. Vậy năng
suất biên của công nhân thứ 5 là:
A. 4 đơn vị sản phẩm. B. 10 đơn vị sản phẩm. C. 8 đơn vị sản phẩm. D. 12 đơn vị sản phẩm.
13. Phát biểu nào sau đây là không phải là một đặc điểm của đường đẳng lượng:
A. Độ dốc âm và giảm dần B. Dốc về bên phải
C. Tỷ lệ thay thế giữa hai yếu tố sản xuất D. Lồi về phía gốc tọa độ
14. Tỷ lệ thay thế biên giữa 2 yếu tố sản xuất L và K (MRTSLK) thể hiện:
A. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 yếu tố sản xuất nhằm đảm bảo mức sản lượng không đổi
B. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 yếu tố sản xuất nhằm đảm bảo mức chi phí không đổi
C. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 yếu tố sản xuất nhằm đảm bảo đạt mức sản lượng cao nhất
D. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 yếu tố sản xuất nhằm đảm bảo mức chi phí thấp nhất
15. Tỷ lệ thay thế biên của 2 yếu tố sản xuất L và K giảm dần, điều đó chứng tỏ rằng đường đẳng lượng có
dạng:
A. Là đường thẳng dốc xuống dưới từ trái sang phải B. Là đường cong dốc xuống dưới từ phải sang trái
C. Mặt lồi hướng về gốc tọa độ D. Mặt lõm hướng về gốc tọa độ
16. Phát biểu nào sau đây không đúng về độ dốc của đường đẳng phí:
A. Luôn luôn là một số âm B. Là tỷ giá giữa hai yếu tố sản xuất
C. Là hệ số góc của đường đẳng phí D. Là đường dốc về bên phải
0,5 0,5
17. Nếu hàm sản xuất có dạng: Q = K .L thì đây là hàm sản xuất có:
A. Năng suất không đổi theo quy mô B. Năng suất giảm dần theo quy mô
C. Năng suất tăng dần theo quy mô D. Không thể xác định
2
18. Nếu hàm sản xuất có dạng: Q = K.L thì đây là hàm sản xuất có:
A. Năng suất không đổi B. Năng suất giảm dần theo quy mô
C. Năng suất tăng dần theo quy mô D. Không thể xác định
19. Trong các hàm sản xuất sau đây, hàm sản xuất nào thể hiện năng suất giảm dần theo quy mô:
A. Q = 2K0,5.L0,5 B. Q = K2 + 2L2 C. Q = K0,4.L0,6 D. Q = K0,4.L0,3
20. Phát biểu nào sau đây không đúng về lợi nhuận của một doanh nghiệp:
A. Lợi nhuận kinh tế là phần chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và chi phí kế toán
B. Lợi nhuận kinh tế là phần chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và chi phí cơ hội
C. Lợi nhuận kinh tế là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí kinh tế
D. Lợi nhuận kế toán là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí kế toán
21. Doanh nghiệp trong ngắn hạn có hàm chi phí biến đổi trung bình AVC = 2Q + 10; chi phí cố định FC = 100.
Nếu doanh nghiệp sản xuất 100 đơn vị sản phẩm, chi phí trung bình (AC) là:
A. 209 B. 210 C. 211 D. 212
22. Trong ngắn hạn, ở mức sản lượng có chi phí trung bình tối thiểu khi:
A. AVC > MC B. AC > MC C. AVC = MC D. AC = MC
23. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Khi chi phí biên nhỏ hơn chi phí trung bình thì chi phí trung bình giảm dần
B. Khi chi phí biên lớn hơn chi phí trung bình thì chi phí trung bình tăng dần
C. Khi chi phí biên bằng chi phí trung bình thì chi phí trung bình lớn nhất
D. Khi chi phí biên bằng chi phí trung bình thì chi phí trung bình nhỏ nhất
24. Trong ngắn hạn, khi sản lượng của một doanh nghiệp càng tăng lên thì loại chi phí nào sau đây càng giảm:
A. Chi phí biên B. Chi phí cố định trung bình
C. Chi phí trung bình D. Chi phí biến đổi trung bình
25. Chi phí biên (biên tế) là chi phí:
A. Tăng thêm khi doanh nghiệp bán thêm một đơn vị sản phẩm
B. Tăng thêm khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm
C. Tăng thêm khi doanh nghiệp sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất
D. Tăng thêm khi doanh nghiệp sử dụng thêm một yếu tố sản xuất biến đổi
26. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: 1) Khi chi phí trung bình nhỏ hơn chi phí biên thì chi phí trung
bình giảm dần; 2) Khi chi phí trung bình nhỏ hơn chi phí biên thì chi phí trung bình tăng dần; 3) Khi chi phí
2
biên bằng chi phí trung bình thì chi phí trung bình nhỏ nhất; 4) Khi chi phí biên bằng chi phí biến đổi trung
bình thì chi phí biến đổi trung bình nhỏ nhất; 5) Đường chi phí biên luôn cắt đường chi phí trung bình và chi
phí biến đổi trung bình tại điểm cực tiểu
A. 1, 2, 3, 5 B. 1, 2, 4, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 2, 3, 4, 5
27. Khi MC < AVC thì càng gia tăng sản lượng sản xuất:
A. AVC giảm B. AVC tăng C. AVC đạt cực tiểu D. AVC cực đại
28. Chi phí nào sau đây không phụ thuộc vào sản lượng đầu ra:
A. Tổng chi phí biến đổi B. Tổng chi phí cố định
C. Chi phí biến đổi trung bình D. Chi phí cố định trung bình
29. Chi phí nào sau đây mà đồ thị của nó không có dạng là một parapol (dạng chữ U):
A. Chi phí trung bình B. Chi phí biến đổi trung bình
C. Chi phí cố định trung bình D. Chi phí biên
30. Trong ngắn hạn, tiền mua máy móc thiết bị của doanh nghiệp là:
A. Chi phí biến đổi B. Chi phí cố định C. Chi phí ẩn D. Chi phí cơ hội
31. Nếu biểu diễn các đường chi phí trên cùng một hệ trục tọa độ thì điểm hòa vốn là điểm:
A. Giao nhau giữa đường chi phí trung bình và đường chi phí biên tại điểm cực đại của đường chi phí trung
bình
B. Giao nhau giữa đường chi phí biến đổi trung bình và đường chi phí biên cực đại của đường chi phí biến
đổi trung bình
C. Giao nhau giữa đường chi phí biên với đường chi phí trung bình tại điểm cực tiểu của đường chi phí
trung bình
D. Giao nhau giữa đường chi phí biên với đường chi phí biến đổi trung bình tại điểm cực tiểu của đường chi
phí biến đổi trung bình
32. Khoảng cách giữa đường tổng chi phí và đường tổng chi phí biến đổi:
A. Giảm khi sản lượng tăng B. Bằng AFC
C. Bằng TFC D. Tăng khi sản lượng giảm
33. Trong ngắn hạn, khi sản lượng càng lớn, loại chi phí nào sau đây càng nhỏ :
A. Chi phí biên B. Chi phí trung bình
C. Chi phí biến đổi trung bình D. Chi phí cố định trung bình
34. Khi năng suất biên đạt cực đại thì chi phí biên sẽ:
A. Đạt cực đại B. Đạt cực tiểu C. Tăng dần D. Giảm dần
35. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) thể hiện:
A. Độ dốc của đường tổng sản lượng. B. Độ dốc của đường đẳng phí.
C. Độ dốc của đường đẳng lượng. D. Độ dốc của đường ngân sách.
36. Trong các đường chi phí dưới đây, đường nào có dạng là đường thẳng.
A. Đường chi phí biến đổi. B. Đường chi phí trung bình.
C. Đường chi phí cố định. D. Đường chi phí biên tế.
37. Khi năng suất trung bình tăng thì chi phí biến đổi trung bình sẽ:
A. Tăng B. Đạt cực tiểu C. Giảm D. Đạt cực đại
38. Các loại chi phí sau, loại nào là biến phí trong ngắn hạn?
A. Chi phí mua sắm thiết bị mới. B. Tiền thuê đất.
C. Tiền lương trả cho lao động trực tiếp. D. Lãi vay để mua sắm máy móc.
39. Trong ngắn hạn, khi sản lượng đầu ra tăng mà chi phí biên đang tăng dần đồng thời chi phí biến đổi trung
bình đang giảm dần, khi đó:
A. MC < AVC B. MC > AVC C. MC > AFC D. MC < AC

40. Khi đường chi phí biên dài hạn nằm trên đường chi phí trung bình dài hạn thì:
A. Đường chi phí trung bình dài hạn dốc xuống B. Đường chi phí trung bình dài hạn dốc lên
C. Đường chi phí trung bình dài hạn đạt cực tiểu D. Đường chi phí trung bình dài hạn đạt cực đại.
41. Ông Bình là chủ công ty kinh doanh hàng mỹ phẩm. Công ty thuê một gian hàng trong siêu thị để bán hàng.
Siêu thị thông báo từ tháng sau sẽ tăng tiền thuê gian hàng thêm 4.000.000 đồng/tháng thì lợi nhuận kế toán
và lợi nhuận kinh tế từ tháng sau lần lượt sẽ:
A. Giảm 4.000.000 đồng; không đổi B. Giảm 4.000.000 đồng; tăng 4.000.000 đồng
3
C. Tăng 4.000.000 đồng; giảm 4.000.000 đồng D. Giảm 4.000.000 đồng; giảm 4.000.000 đồng
42. An tiết kiệm được 50.000.000 đồng. Để khởi nghiệp, An cần 100.000.000 đồng nên đã vay ngân hàng
50.000.000 đồng, biết lãi suất vay là 6%/năm và lãi suất tiền gửi tiết kiệm là 4%/năm thì chi phí hiện, chi
phí kinh tế (đồng) hàng năm của An lần lượt là:
A. 3.000.000; 2.000.000 B. 3.000.000; 4.500.000 C. 3.000.000; 5.000.000 D. 2.000.000; 3.000.000
43. Hàm sản xuất cùa một doanh nghiệp có dạng: Q = 100KL (Trong đó, Q: sản phẩm; L: số nhân công; K: số
lượng vốn) với PK = 80.000 đồng/ngày và PL = 60.000 đồng/ngày. Nếu tổng chi phí của doanh nghiệp là
6.000.000 đồng/ngày thì số sản phẩm tối đa mà doanh nghiệp sản xuất được trong một ngày là:
A. 187.500 B. 180.000 C. 187.000 D. 185.500
44. Hàm sản xuất cùa một doanh nghiệp có dạng: Q = 100KL (Trong đó, Q: sản phẩm; L: số nhân công; K: số
lượng vốn) với PK = 80.000 đồng/ngày và PL = 60.000 đồng/ngày. Nếu doanh nghiệp sản xuất 120.000 sản
phẩm/ngày thì tổng chi phí tối thiểu (đồng) mà doanh nghiệp phải chi ra trong một ngày là:
A. 5.000.000 B. 4.800.000 C. 4.850.000 D. 5.250.000
45. Một doanh nghiệp sử dụng 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X theo hàm sản xuất sau: Q = K(L – 2).
Nếu doanh nghiệp này chi ra 300 đvt để mua các yếu tố sản xuất này với giá P K = 10 đvt và PL = 20 đvt thì
số sản phẩm X tối đa mà doanh nghiệp này sản xuất được là:
A. 80 B. 72 C. 60 D. 75
46. Một doanh nghiệp sử dụng 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X theo hàm sản xuất sau: Q = K(L – 2).
Biết giá PK = 10 đvt và PL = 20 đvt. Nếu doanh nghiệp này muốn sản xuất 98 sản phẩm thì phải chi ra ít
nhất:
A. 370 đvt B. 280 đvt C. 320 đvt D. 350 đvt
Sử dụng dữ liệu sau từ câu 47 đến câu 49: Dữ liệu thu thập được tại một doanh nghiệp sản xuất như sau:

Nhân công (L) 0 1 2 3 4 5


Sản phẩm (Q) 0 30 60 81 96 90

47. Tại Q = 96 thì năng suất trung bình, năng suất biên của L lần lượt là:
A. 27; 21 B. 24; 15 C. 27; 25 D. 24; 25
48. Tại mức sản lượng là bao nhiêu thì năng suất trung bình bằng năng suất biên của L?
A. 60 B. 81 C. 90 D. 96
49. Chọn phát biểu không đúng trong các phát biểu sau:
A. Năng suất trung bình giảm ở sản lượng Q > 60 B. Năng suất trung bình tăng ở sản lượng Q < 60
C. Năng suất trung bình giảm ở sản lượng Q < 30 D. Năng suất trung bình giảm ở sản lượng Q > 81
50. Quan hệ giữa năng suất trung bình và năng suất biên là:
A. Nếu MP > AP thì AP đi lên B. Nếu MP = AP thì AP cực đại.
C. AP thay đổi chậm hơn MP. D. Nếu AP cực đại thì MP cũng cực đại
51. Khi AP < MP thì tại các mức sản lượng này có:
A. AP giảm B. AVC > MC C. AVC < MC D. AC > MC
Sử dụng dữ liệu sau từ câu 52 đến câu 54:
34. Dữ liệu thu thập được tại một doanh nghiệp sản xuất như sau: Tổng chi phí cố định của doanh nghiệp là 15
đvt.

Sản lượng (Q) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


Chi phí biến đổi (đvt) 0 10 19 28 37 46 58 71 86 104 124

52. Tại mức sản lượng Q = 5 thì chi phí biến đổi trung bình, chi phí trung bình (đvt) lần lượt là:
A. 12; 9,2 B. 9,2; 12,2 C. 9,2; 12 D. 12,2; 9,2
53. Tại mức sản lượng là bao nhiêu thì chi phí biên bằng chi phí biến đổi trung bình?
A. 2 B. 3 C. 5 D. 9
54. Tại mức sản lượng Q = 4 thì chi phí biến đổi trung bình, chi phí trung bình (đvt) lần lượt là:
A. 9,25; 13 B. 9; 12,5 C. 9,2; 12,5 D. 9,2; 12,75

4
55. Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Y có hàm tổng chi phí: TC = Q 2 + 50Q + 5.000 (TC: USD; Q: sản
phẩm). Tổng chi phí của doanh nghiệp (USD) tại mức sản lượng Q = 40 là:
A. 8.000 B. 8.500 C. 8.600 D. 10.000
56. Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Y có hàm tổng chi phí: TC = Q 2 + 40Q + 3.000 (TC: USD; Q: sản
phẩm). Chi phí biến đổi trung bình của doanh nghiệp (USD) tại mức sản lượng Q = 50 là:
A. 110 B. 100 C. 90 D. 80
2
57. Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Y có hàm tổng chi phí: TC = Q + 50Q + 5.000 (TC: USD; Q: sản
phẩm). Chi phí biến biên của doanh nghiệp (USD) tại mức sản lượng Q = 60 là:
A. 200 B. 170 C. 150 D. 100
2
58. Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Y có hàm tổng chi phí: TC = Q + 50Q + 5.000 (TC: USD; Q: sản
phẩm). Tại mức sản lượng Q = 50 là:
A. AVC > MC B. AVC = MC C. AVC < MC D. AVC > AFC
2
59. Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Y có hàm tổng chi phí: TC = Q + 50Q + 3.600 (TC: USD; Q: sản
phẩm). Ngưỡng sinh lời (điểm hòa vốn) của doanh nghiệp này tại mức sản lượng:
A. 40 B. 50 C. 60 D. 70
2
60. Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Y có hàm tổng chi phí: TC = Q + 50Q + 3.600 (TC: USD; Q: sản
phẩm). Điểm đóng cửa của doanh nghiệp này tại mức sản lượng:
A. 0 B. 40 C. 50 D. 60

Chương 5. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN TOÀN


1. Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn: 1) Doanh nghiệp có thể tự do gia nhập vào thị trường; 2)
Nếu một doanh nghiệp nào đó rời bỏ thị trường làm đường cung sản phẩm sẽ dịch chuyển sang trái; 3) Sản
phẩm giống nhau nên có thể hoàn toàn thay thế cho nhau; 4) Giá do doanh nghiệp quyết định; 5) Giá được
hình thành do cung và cầu quyết định; 6) Mọi người tham gia đều có đủ thông tin.
A. 1, 3, 4, 5 B. 2, 3, 5, 6 C. 1, 3, 5, 6 D. 2, 3, 4, 6
2. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn toàn, quyết định nào sau đây nằm ngoài khả năng của một doanh nghiệp:
A. Phối hợp các yếu tố sản xuất để có mức chi phí thấp nhất
B. Chủ động đóng cửa khi chi phí biên nhỏ hơn chi phí biến đổi trung bình
C. Tăng giá bán để gia tăng doanh thu
D. Điều chỉnh lượng bán ra để đạt được lợi nhuận cao nhất
3. Các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn đạt được trạng thái cân bằng ngắn hạn khi:
A. P = MC = MR. B. P = AVC C. P = AC. D. P = AFC
4. Đường cầu đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là đường cầu:
A. Co giãn theo giá ít B. Co giãn theo giá nhiều
C. Co giãn hoàn toàn theo giá D. Hoàn toàn không co giãn theo giá
5. Trong ngắn hạn, khi chi phí biên nhỏ hơn giá bán, để tăng lợi nhuận doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn nên:
A. Tăng sản lượng bán ra B. Giảm sản lượng bán ra
C. Tăng giá bán D. Giữ nguyên sản lượng bán ra
6. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ chọn lựa mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận khi:
A. Giá bán bằng chi phí biên trong phần đường chi phí biên dốc xuống.
B. Giá bán bằng chi phí biên trong phần đường chi phí biên dốc lên.
C. Giá bán cao hơn chi phí biến đổi trung bình.
D. Giá bán bằng với chi phí biến đổi trung bình.
7. Trong ngắn hạn, khi chi phí biên lớn hơn doanh thu trung bình, để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn toàn nên:
A. Tăng sản lượng bán ra đến khi chi phí biên bằng doanh thu trung bình
B. Giảm sản lượng bán ra đến khi chi phí biên bằng doanh thu trung bình
C. Tăng giá bán đến khi bằng chi phí biên
D. Tăng giá bán cho đến khi chi phí biên bằng doanh thu biên
8. Đối với một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn nếu càng tăng sản lượng bán ra thì lợi nhuận càng giảm, khi
đó có thể kết luận:
A. Doanh thu biên lớn hơn chi phí biên B. Doanh thu biên bằng chi phí biên
C. Doanh thu trung bình lớn hơn chi phí biên D. Doanh thu biên nhỏ hơn chi phí biên
5
9. Phát biểu nào sau đây không đúng đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn:
A. Doanh thu biên bằng giá bán sản phẩm
B. Chi phí biên thấp hơn giá bán sản phẩm
C. Độ dốc của đường tổng doanh thu bằng giá bán sản phẩm
D. Doanh thu trung bình bằng doanh thu biên
10. Điều gì sẽ xảy ra khi một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn giảm giá sản phẩm của mình xuống thấp h ơn
giá thị trường?
A. Tất cả các doanh nghiệp khác cũng sẽ giảm giá.
B. Doanh nghiệp sẽ không tối đa hoá được lợi nhuận của mình.
C. Doanh nghiệp sẽ có thị phần lớn hơn và điều này làm cho doanh nghiệp có lợi.
D. Tất cả các doanh nghiệp khác sẽ bị loại ra khỏi ngành.
11. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là phần đường MC:
A. Nằm trên điểm cực tiểu của đường AC B. Nằm trên điểm cực tiểu của đường AVC
C. Nằm dưới điểm cực tiểu của đường AVC D. Trùng với đường cầu thị trường
12. Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn sản xuất ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận khi:
A. Chi phí biên đang tăng B. Chi phí biên không đổi
C. Chi phí biên đang giảm D. Không thể xác định được
13. Đường cung thị trường:
A. Là tổng số lượng các đường cung của các hãng.
B. Là ít co dãn hơn so với các đường cung của tất cả các hãng.
C. Là đường chi phí cận biên của hãng cuối cùng gia nhập thị trường.
D. Luôn luôn là đường nằm ngang.
14. Điểm đóng cửa sản xuất của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là điểm mà ở đó:
A. Giá bằng chi phí cận biên. B. Chi phí cố định trung bình bằng chi phí cận biên.
C. Giá bằng chi phí biến đổi trung bình tối thiểu. D. Tổng chi phí trung bình bằng chi phí cận biên.
15. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tiếp tục sản xuất mặc dù bị lỗ khi giá bù đắp được:
A. Chi phí trung bình. B. Chi phí biến đổi trung bình.
C. Chi phí cận biên. D. Chi phí cố định trung bình.
16. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tiếp tục sản xuất mặc dù bị lỗ khi giá bù đắp được một phần của:
A. Chi phí trung bình. B. Chi phí biến đổi trung bình.
C. Chi phí cận biên. D. Chi phí cố định trung bình.
17. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, một hãng đặt giá cao hơn giá hiện hành:
A. Sẽ mất dần một ít khách hàng của mình.
B. Sẽ mất tất cả khách hàng của mình.
C. Có thể giữ được khách hàng của mình nếu chất lượng hàng hoá của mình cao hơn của những đối thủ cạnh
tranh khác.
D. Sẽ không mất khách hàng nếu giá của nó bằng chi phí cận biên của nó.
18. Khi giá lớn hơn mức tối thiểu của đường chi phí biến đổi trung bình, quyết định của hãng trong ngắn hạn sẽ
là:
A. Gia nhập thị trường. B. Rời bỏ thị trường.
C. Tiếp tục sản xuất. D. Đóng cửa sản xuất nhưng không rời bỏ.
19. Đường cung của một hãng cạnh tranh trong dài hạn trùng với:
A. Phần đi lên của đường chi phí cận biên, bên trên đường chi phí trung bình.
B. Phần đi lên của đường chi phí trung bình của nó.
C. Toàn bộ đường chi phí trung bình của nó.
D. Toàn bộ phần của đường tổng chi phí khi mà tổng chi phí tăng hoặc giữ nguyên khi sản lượng tăng.
20. Doanh nghiệp trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo được đặc trưng bởi tất cả trừ đặc điểm nào trong các
đặc điểm sau?
A. Có thể quyết định giá sản phẩm của mình.
B. Sản xuất sao cho chi phí cận biên bằng giá.
C. Nó có thể bán bao nhiêu tuỳ ý ở mức giá đang thịnh hành.
D. Sản xuất một số dương khối lượng sản phẩm trong ngắn hạn nếu có thể bù đắp được các chi phí biến đổi.

6
21. Nếu hãng ở trong hoàn cảnh cạnh tranh hoàn hảo hoạt động ở mức tổng doanh thu không đủ để bù đắp tổng
chi phí biến đổi thì tốt nhất là phải:
A. Lập kế hoạch đóng cửa sản xuất.
B. Tiếp tục hoạt động nếu ở mức sản lượng đó giá đủ để bù đắp chi phí trung bình.
C. Hãng tăng giá.
D. Hãng giảm giá.
22. Điểm đóng cửa sản xuất là điểm mà ở đó:
A. Giá bằng chi phí cận biên.
B. Chi phí cố định trung bình bằng chi phí cận biên.
C. Chi phí biến đổi trung bình tối thiểu bằng chi phí cận biên.
D. Tổng chi phí trung bình bằng chi phí cận biên.
23. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, đường cầu trước một doanh nghiệp là:
A. Một đường thẳng đứng. B. Một đường nằm ngang.
C. Một đường dốc xuống. D. Không câu nào đúng.
24. Mức sản lượng một hãng sẽ cung ứng để tối đa hoá lợi nhuận khi:
A. Doanh thu cận biên bằng giá. B. Doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên.
C. Lợi nhuận kinh tế bằng không. D. Lợi nhuận kế toán bằng không.
25. Giả sử, một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sản xuất và bán hết ở mức Q = 1.000. Tại mức sản lượng đó
thì MC = 15, AC = 11, P = 13 (Trong đó, Q: hộp; MC, AC, P: USD). Mức lợi nhuận (USD) mà doanh nghiệp
đạt được:
A. 1.100 B. 1.000 C. 1.200 D. 2.000
26. Giả sử, một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sản xuất và bán hết ở mức Q = 1.000. Tại mức sản lượng đó
thì MC = 15, AC = 12, P = 13 (Trong đó, Q: hộp; MC, AC, P: USD). Tổng chi phí sản xuất (USD) của doanh
nghiệp là:
A. 11.000 B. 10.000 C. 12.000 D. 15.000
27. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khi doanh nghiệp và ngành đều đạt cân bằng dài hạn thì:
A. Lợi nhuận kinh tế của mỗi doanh nghiệp trong ngành bằng 0.
B. Lợi nhuận kế toán của mỗi doanh nghiệp trong ngành bằng 0.
C. Lợi nhuận kinh tế của mỗi doanh nghiệp trong ngành không đổi.
D. Tất cả đều đúng.
28. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm chi phí biến đổi trung bình AVC = 2Q + 10. Nếu giá bán sản
phẩm là 22 đvt/sp thì hãng hòa vốn, khi đó chi phí cố định của hãng là;
A. 18. B. 16. C. 15. D. 17
29. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm chi phí biến đổi trung bình AVC = 2Q + 10. Nếu giá bán sản
phẩm là 22 đvt/sp thì hãng hòa vốn, khi đó hàm tổng chi phí của hãng là:
A. TC = Q2 + 10Q + 18. B. TC = 2Q2 + Q + 18.
C. TC = 2Q2 + 10Q + 18. D. TC = 2Q2 + 10Q + 8.
30. Giả sử, một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sản xuất và bán hết ở mức Q = 1.000. Tại mức sản lượng đó
thì MC = 12, AC = 11, P = 12 (Trong đó, Q: hộp; MC, AC, P: USD). Để tối đa hóa lợi nhuận thì doanh
nghiệp này nên:
A. Tăng sản lượng B. Tăng giá bán C. Giảm sản lượng D. Giữ nguyên sản lượng
31. Giả sử, một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sản xuất và bán hết ở mức Q = 1.000. Tại mức sản lượng đó
thì MC = 13, AC = 11, P = 12 (Trong đó, Q: hộp; MC, AC, P: USD). Tại mức sản lượng Q = 999 thì tổng chi
phí (USD) của doanh nghiệp là:
A. 10.987 B. 10.988 C. 10.989 D. 10.990
32. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí TC = Q 2 + Q + 144. Mức giá và sản lượng hòa
vốn của doanh nghiệp này là:
A. P = 40, Q = 19. B. P = 28, Q = 18. C. P = 25, Q = 12 D. P = 12, Q = 26.
33. Hàm tổng chi phí của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là TC = Q 2 + 2Q+ 150. Biểu thức nào sau đây
không đúng?
A. TFC = 150. B. TVC = 150 + 2Q C. MC = 2Q + 2 D. AVC = Q + 2
34. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sản xuất với hàm tổng chi phí như sau: TC = Q2 + 8Q + 49 (TC:
USD, Q: ngàn chiếc). Trên thị trường giá bán mỗi chiếc là 27 USD. Chi phí biên của doanh nghiệp là:
7
A. MC = Q + 8 B. MC = 2Q + 7 C. MC = 2Q + 8 D. MC = 27
35. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sản xuất với hàm tổng chi phí như sau: TC = Q2 + 7Q + 49 (TC:
USD, Q: ngàn chiếc). Trên thị trường giá bán mỗi chiếc là 27 USD. Lợi nhuận của doanh nghiệp (USD) tại
mức sản lượng Q = 10 là:
A. 42.000 B. 45.000 C. 51.000 D. 52.000
36. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sản xuất với hàm tổng chi phí như sau: TC = Q2 + 9Q + 70 (TC:
USD, Q: ngàn chiếc). Trên thị trường giá bán mỗi chiếc là 27 USD. Lợi nhuận tối đa mà doanh nghiệp
(USD) đạt được tại mức sản lượng:
A. 12.000 B. 10.000 C. 9.000 D. 11.500
37. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng Q* thì:
A. P = AVC B. P = AC. C. P > MC. D. P = MC
38. Đường cầu nằm ngang của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo hàm ý rằng:
A. Doanh nghiệp là người chấp nhận giá.
B. Doanh nghiệp mua bao nhiêu cũng được theo giá thị trường.
C. Doanh nghiệp có thể bán toàn bộ lượng hàng hóa muốn bán theo giá thị trường.
D. Doanh nghiệp có thể bị lỗ.
39. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí biến đổi TVC = 2Q 2 + 10Q. Mức giá đóng cửa
của hãng là:
A. P =10 B. P = 15 C. P = 9 D. P = 20
40. Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn tham gia vào ngành khi:
A. Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0. B. Lợi nhuận kế toán lớn hơn 0.
C. Chi phí kế toán lớn hơn 0. D. Lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn 0.
41. Mức sản lượng tối ưu của một quy mô sản xuất là:
A. Mức sản lượng tương ứng với chi phí biến đổi trung bình tối thiểu (AVCmin¬).
B. Mức sản lượng tương ứng với chi phí cố định trung bình tối thiểu (AFCmin).
C. Mức sản lượng tương ứng với chi phí trung bình tối thiểu (ACmin).
D. Mức sản lượng tương ứng với chi phí biên tế tối thiểu (MCmin).
42. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q 2 +2Q +225. Mức sản lượng hòa vốn của
doanh nghiệp này là:
A. Q = 15. B. Q = 12. C. Q = 13. D. Q = 14.
2
43. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q +2Q +29. Hàm cung sản phẩm ngắn
hạn của doanh nghiệp là:
A. P = 2Q +2 B. P = 2Q +29. C. P = Q2 +2Q D. P = Q + 2 + 29/Q
44. Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có 10 người mua giống nhau và có 20 người bán giống nhau. Hàm cầu
của mỗi người mua: P = -10q +40 và hàm cung của mỗi người bán: P = 2q +24. Giá cả và sản lượng cân
bằng là:
A. P = 14,5; Q = 25,45. B. P = 30; Q = 60 C. P = 25; Q = 10 D. P = 40; Q = 160
45. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí TC = 2Q 2 + 10Q + 18. Nếu giá bán sản phẩm là
22 đvt/sp thì hãng hòa vốn, khi đó lợi nhuận của hãng là:
A. Pr = 0 B. Pr =-18 C. Pr = 81 D. Pr = -81
46. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q 2 +2Q +169. Mức giá hoàn vốn của
doanh nghiệp là:
A. P = 28. B. P = 27. C. P = 29. D. P = 30.
47. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q 2 + 2Q +169. Nếu giá thị trường là 20
đvt/sp thì doanh nghiệp:
A. Đóng cửa sản xuất B. Tiếp tục sản xuất mặc dù bị lỗ.
C. Đóng cửa sản xuất. D. Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0.
48. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí trung bình (AC) = 50/Q + Q + 4 (USD). Hãng sẽ sản xuất bao
nhiêu sản phẩm nếu giá thị trường là 30 USD/ đơn vị:
A. Q = 13. B. Q = 12. C. Q = 11. D. Q =10.
2
49. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q + 7Q + 49. Lợi nhuận tối đa của doanh
nghiệp này là bao nhiêu nếu giá thị trường là 27 USD/sản phẩm:
A. Pr = 15. B. Pr = 51. C. Pr = 45. D. Pr =54.
8
50. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng phi phí TC = Q 2 + Q + 121(USD). Nếu giá bán thị
trường là 27 USD/sản phẩm thì sản lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp này là:
A. Q = 13, Pr = 48 USD B. Q = 15, Pr = 44 USD
C. Q = 14; Pr = 47 USD D. Q = 16; Pr = 39 USD
51. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí TC = Q 2 + Q +100. Sản lượng và giá bán hòa vốn của
hãng là:
A. Q = 10, P = 10 B. Q = 10, P = 21 C. Q = 21, P = 10 D. Q = 21, Q = 21
52. Giả sử, một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có 10 người mua giống nhau và có 20 người bán giống nhau.
Hàm cầu của mỗi người mua: P = -10q +40 và hàm cung của mỗi người bán: P = 2q +24 (Trong đó P: ngàn
đồng/sản phẩm; q: tấn). Mức sản lượng mỗi doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận là:
A. 25,45 tấn. B. 6 tấn C. 0,75 tấn D. 1,27 tấn

Chương 6. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN

1. Theo kinh tế học thì nguyên nhân gây ra độc quyền không bao gồm:
A. Độc quyền do được sở hữu một nguồn lực quan trọng cần thiết cho quá trình sản xuất
B. Độc quyền do được sở hữu được bằng phát minh, sáng chế và luật bản quyền
C. Độc quyền do có chi phí sản xuất thấp hơn so với những doanh nghiệp khác
D. Độc quyền do một hay một nhóm người có thế lực hơn hẳn các người khác
2. Độc quyền xuất hiện là do:
A. Quy định của pháp luật B. Doanh nghiệp sở hữu những nguồn lực then chốt.
C. Độc quyền do tự nhiên D. Cả A, B, C đều đúng
3. Đường cầu đối với doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn là đường thẳng:
A. Dốc lên về bên phải B. Song song với trục tung
C. Song song với trục hoành D. Dốc xuống về bên phải
4. Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm của một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn:
A. Khi cầu thị trường co giãn ít, doanh thu của doanh nghiệp độc quyền giảm
B. Khi cầu thị trường co giãn đơn vị, doanh thu của doanh nghiệp độc quyền là thấp nhất
C. Khi cầu thị trường co giãn đơn vị, doanh thu của doanh nghiệp độc quyền là cao nhất
D. Khi cầu thị trường co giãn nhiều, doanh thu của doanh nghiệp độc quyền tăng
5. Nhận định nào sau đây về doanh nghiệp độc quyền là sai:
A. Là doanh nghiệp quyết định giá trên thị trường
B. Sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế
C. Là doanh nghiệp chấp nhận giá
D. Có một số doanh nghiệp khác sản xuất ra cùng sản phẩm nhưng không đáng kể.
6. Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có đặc điểm là:
A. Đường thẳng song song với trục hoành B. Đường thẳng song song với trục tung
C. Đường thẳng dốc lên D. Đường thẳng dốc xuống
7. Phát biểu nào sau đây không phải là một đặc điểm của doanh thu biên của một doanh nghiệp độc quyền hoàn
toàn:
A. Là độ dốc của đường tổng doanh thu B. Là đường trùng với đường cầu thị trường
C. Là đường nằm dưới đường cầu thị trường D. Là đường nằm dưới đường doanh thu trung bình
8. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Doanh thu trung bình của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn bằng với giá bán sản phẩm
B. Doanh thu trung bình của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn bằng với giá bán sản phẩm
C. Đường doanh thu trung bình của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn trùng với đường doanh thu biên
D. Đường doanh thu trung bình của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn trùng với đường
doanh thu biên
9. Sự khác nhau giữa doanh thu biên của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn và doanh nghiệp độc quyền hoàn
toàn là:
A. Phản ánh sự thay đổi trong tổng doanh thu khi doanh nghiệp bán thêm 1 sản phẩm
B. Có thể tăng hoặc giảm

9
C. Doanh thu biên bằng với mức giá (doanh nghiệp cạnh tranh) và bằng với sản l ượng (doanh nghiệp độc
quyền)
D. Doanh thu biên bằng giá đối với doanh nghiệp cạnh tranh còn đối với doanh nghiệp độc quyền thì không.
10. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất ở mức sản lượng thỏa mãn điều kiện:
A. Giá bằng với chi phí biên B. Doanh thu biên bằng chi phí biên
C. Chi phí trung bình bằng chi phí biên D. Giá bằng chi phí trung bình
11. Để tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất và bán tại mức sản lượng:
A. MR = MC B. MC = AP C. MR = 0 D. P = AC
12. Nếu doanh nghiệp độc quyền đang sản xuất ở mức sản lượng nhỏ hơn sản lượng tối đa lợi nhuận thì:
A. Chi phí biên nhỏ hơn doanh thu biên. B. Chi phí biên lớn hơn doanh thu biên
C. Chi phí biên bằng doanh thu biên D. Chi phí biên bằng mức giá sản phẩm.
13. Để thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường mà không bị lỗ, doanh nghiệp trên thị trường độc quyền hoàn toàn
sẽ:
A. Sản xuất ở mức sản lượng lớn nhất để lợi nhuận lớn nhất
B. Sản xuất ở mức sản lượng lớn nhất để doanh thu lớn nhất
C. Sản xuất ở mức sản lượng lớn nhất nhưng lợi nhuận bằng 0
D. Sản xuất ở quy mô tối ưu.
14. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất và bán tại mức sản lượng:
A. MR = MC B. MC = P C. MR = 0 D. P = AC
15. Doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng có MC = MR là vì: 1) Doanh
nghiệp tuân theo quy luật chi phí biên tăng dần; 2) Doanh nghiệp tuân theo quy luật chi phí trung bình giảm
dần; 3) Doanh nghiệp tuân theo quy luật doanh thu biên giảm dần; 4) Doanh nghiệp bán tại mức giá cao hơn
thị trường
A. 1, 4 B. 2, 4 C. 1, 3 D. 3, 4
16. Để đo lường mức độ độc quyền dựa vào hệ số Lener, mức độ độc quyền càng lớn khi
A. Chênh lệch giữa giá và chi phí biên càng lớn
B. Giá bằng với chi phí biên
C. Doanh thu biên không đổi.
D. Doanh nghiệp xác định giá dựa trên sản lượng sản xuất.
17. So với thị trường cạnh tranh hoàn toàn, độc quyền hoàn toàn sẽ gây ra tổn thất vì
A. Chính phủ không thu được thuế
B. Người tiêu dùng phải mua sản phẩm với giá cao hơn nhưng sản lượng lại ít hơn.
C. Sản phẩm trên thị trường được cung ứng nhiều hơn vì giá tăng
D. Chính phủ phải trợ cấp.
18. Doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn đang sản xuất và bán ở mức sản lượng có MR = MC thì doanh nghiệp có
mức lợi nhuận:
A. Bằng không B. Âm C. Cực đại D. Cực tiểu
19. Các hãng máy bay thường có vé dành cho hạng phổ thông (thông thường) và hạng thương gia (VIP), khi đó
các hãng máy bay đã:
A. Phân biệt giá cấp một B. Phân biệt giá cấp hai C. Phân biệt giá cấp ba D. Không phân biệt giá
20. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sẽ hoạt động ở mức sản lượng có độ co giãn của
cầu theo giá:
A. Ít co giãn B. Co giãn nhiều C. Co giãn đơn vị D. Hoàn toàn co giãn.
21. Chính sách nào sau đây điều tiết thị trường độc quyền hoàn toàn mà không làm thay đổi sản lượng và giá
trên thị trường:
A. Đánh thuế theo sản lượng B. Đánh thuế cố định
C. Quy định giá trần D. Quy định giá sàn.
22. Để người dân tiết kiệm điện các công ty điện lực khuyến khích các hộ gia đình sử dụng điện càng ít thì giá
điện càng rẻ, khi đó các công ty điện lực đã:
A. Phân biệt giá cấp một B. Phân biệt giá cấp hai C. Phân biệt giá cấp ba D. Không phân biệt giá
23. Các khách hàng đi taxi với quãng đường càng xa thì cước phí (tính trên mỗi kilomet đường) càng giảm, khi
đó các hãng taxi đã:
A. Phân biệt giá cấp một B. Phân biệt giá cấp hai C. Phân biệt giá cấp ba D. Không phân biệt giá
10
24. Một doanh nghiệp độc quyền thấy rằng ở mức sản lượng hiện tại doanh thu biên bằng 10.000 đồng, chi phí
biên bằng 6.500 đồng. Quyết định nào sau đây sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa được lợi nhuận:
A. Giữ giá và sản lượng không đổi B. Giảm giá và tăng sản lượng
C. Tăng giá và giữ sản lượng không đổi. D. Giảm giá và giữ nguyên sản lượng
25. Khi tổng doanh thu của doanh nghiệp độc quyền đạt mức tối đa thì:
A. MR = 0 B. MR = MC C. MR = P D. MR = AC
26. Công ty đường sắt thường có các vé khác nhau cho các hành khách khác nhau như vé giường nằm, vé ghế
nệm và vé ghế gỗ, khi đó công ty đường sắt đã:
A. Phân biệt giá cấp một B. Phân biệt giá cấp hai C. Phân biệt giá cấp ba D. Không phân biệt giá
27. Để điều tiết một phần lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền mà không gây thiệt hại cho ng ười tiêu dùng,
chính phủ nên áp dụng:
A. Đánh thuế không theo sản lượng B. Đánh thuế theo sản lượng
C. Đánh thuế tỷ lệ với doanh thu D. Đánh thuế tỷ lệ với chi phí sản xuất.
28. Hành vi nào sau đây của doanh nghiệp độc quyền không gây ra tổn thất xã hội nhưng thặng dư tiêu dùng
trên thị trường không còn?
A. Tối đa hóa lợi nhuận B. Phân biệt giá cấp 1 C. Tối đa hóa doanh thu D. Phân biệt giá cấp 3
29. Biện pháp thuế nào áp dụng đối với doanh nghiệp độc quyền sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng:
A. Đánh thuế tỷ lệ với lợi nhuận
B. Đánh thuế theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp
C. Đánh thuế tỷ lệ với doanh thu (đánh thuế theo sản lượng)
D. Đánh thuế không theo sản lượng
30. Các hãng máy bay thường có các vé “siêu rẻ”, khi đó các hãng máy bay đã:
A. Phân biệt giá cấp một B. Phân biệt giá cấp hai C. Phân biệt giá cấp ba D. Không phân biệt giá
31. Giá điện ở các vùng nông thôn thấp hơn thành thị, khi đó các công ty điện lực đã:
A. Phân biệt giá cấp một B. Phân biệt giá cấp hai C. Phân biệt giá cấp ba D. Không phân biệt giá
32. Giả sử một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn đang sản xuất ở mức sản lượng có doanh thu biên lớn hơn chi
phí biên (MR > MC) và đang có lợi nhuận. Vậy mức sản lượng này:
A. Lớn hơn mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận B. Chính là mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận
C. Cần phải có thêm thông tin mới xác định được D. Nhỏ hơn mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận
33. Ở Việt Nam sản phẩm nào là sản phẩm độc quyền hoàn toàn?
A. Dệt may B. Hàng không C. Điện lực D. Sữa
34. Khi doanh nghiệp độc quyền phân biệt giá cấp ba, doanh nghiệp độc quyền sẽ định giá cho mỗi phân khúc
thị trường sao cho:
A. Doanh thu biên cho mỗi phân khúc thị trường khác nhau tùy thuộc giá bán
B. Doanh thu biên cho mỗi phân khúc thị trường bằng nhau và bằng chi phí biên
C. Doanh thu biên cho mỗi phân khúc thị trường bằng nhau và lớn hơn chi phí biên
D. Doanh thu biên cho mỗi phân khúc thị trường bằng nhau và nhỏ hơn chi phí biên
35. Doanh nghiệp độc quyền áp dụng mức giá khác nhau cho những khối lượng sản phẩm khác nhau. Đây là
hình thức:
A. Phân biệt giá cấp 1 B. Phân biệt giá cấp 2 C. Phân biệt giá cấp 3 D. Phân biệt giá hỗn hợp
36. Doanh nghiệp độc quyền sẽ có lợi nhuận khi có quy mô sản xuất sao cho:
A. P = MR B. P > AC C. P < AC D. P ≤ AVC
37. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu Q = 10 – P và TC = 5Q + 30. Khi người tiêu dùng tham gia trên thị
trường này thì thặng dư tiêu dùng của họ sẽ thay đổi như thế nào so với khi tham gia trong thị trường cạnh
tranh?
A. Tăng 3,125 B. Giảm 3,125 C. Giảm 12,5 D. Không đổi
38. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu Q = 20 – 2P và TC = 6Q + 20. Tổn thất độc quyền gây ra (DWL)
là:
A. DWL = 8 B. DWL = 4 C. DWL = 6 D. DWL = 2
39. Giả sử một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường độc quyền có hàm tổng chi phí TC = Q2 + Q + 16 và
phương trình đường cầu Pd = 58 – Q. Nếu doanh nghiệp thực hiện chiến lược phân biệt giá cấp 1 hoàn hảo
thì lợi nhuận của doanh nghiệp thu được là:
A. 841 B. 851 C. 525,5 D. 541,5
11
40. Một nhà độc quyền sản xuất với chi phí: TC = 100 + 5Q + Q2 và cầu là PD= 65 – 2Q. Khi hãng theo đuổi
mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, hãng tạo ra thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu?
A. 105 B. 35 C. 100 D. 75
41. Khi doanh nghiệp độc quyền định giá sản phẩm theo nguyên tắc: TR = (1 + m%).TC thì khi đó doanh
nghiệp:
A. Tối đa hóa lợi nhuận B. Tối đa hóa doanh thu
C. Đạt mức lợi nhuận bằng m% tổng doanh thu D. Đạt mức lợi nhuận bằng m% tổng chi phí
42. Một doanh nghiệp độc quyền có đường cầu: Q = 11 – P và tổng chi phí: TC = 6Q. Hàm doanh thu trung
bình, doanh thu biên của doanh nghiệp lần lượt là:
A. AR = 11 – P; MR = 11 – 2P B. AR = 11 – Q; MR = 11 – 2P
C. AR = 11 – Q; MR = 11 – 2Q D. AR = 11 – Q; MR = 11 – Q
43. Một nhà độc quyền có hàm tổng chi phí TC = Q 2 + 5Q + 100 và hàm cầu P D = 65 – 2Q (Q là sản lượng sản
phẩm, P là giá của sản phẩm). Mức giá tại mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận là:
A. 45 B. 10 C. 25 D. 35
2
44. Một nhà độc quyền có hàm tổng chi phí TVC = ½Q + 4Q và TFC = 100 và hàm cầu PD = 70 – Q (Q là sản
lượng sản phẩm, P là giá của sản phẩm). Mức sản lượng khi nhà độc quyền theo đuổi mục tiêu tối đa hoá
doanh thu:
A. Q = 21 B. Q = 35 C. Q = 50 D. Q = 25
2
45. Một nhà độc quyền có hàm tổng chi phí TC = Q + 2Q + 100 và hàm cầu PD = 22 – Q (Q là số lượng sản
phẩm, P là giá của sản phẩm). Phần mất không mà nhà độc quyền gây ra đối với xã hội là bao nhiêu?
A. 4,167 B. 8,333 C. 133,33 D. 62,5
46. Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn đạt được cân bằng trong dài hạn khi
A. P = LAC = LMC B. P = MR = MC C. SMC = LMC = MR D. P = LAC
2
47. Một doanh nghiệp độc quyền có đường cầu: Q = 11 – P và tổng chi phí: TC = 2Q . Hàm chi phí trung bình,
chi phí biên của doanh nghiệp lần lượt là:
A. AC = 4Q; MC = 4Q B. AC = 2Q; MC = 2Q C. AC = 4Q; MC = 2Q D. AC = 2Q; MC = 4Q
48. Một doanh nghiệp độc quyền có đường cầu: Q = 16 – P và tổng chi phí: TC = 6Q. Doanh nghiệp tối đa hóa
doanh thu ở mức sản lượng:
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
49. Có 100 người tiêu dùng sản phẩm X có cầu cá nhân là như nhau và có dạng: PD = 2.200 – 5QD. Hàm số cầu
thị trường là:
A. P = -1/20.Q + 2.200 B. P = 22.000 – 500Q
C. P = -1/10.Q + 2.200 D. P = 1/20.Q + 2.200
50. Một doanh nghiệp duy nhất sản xuất sản phẩm X, có hàm chi phí sản xuất là: TC = (1/10)Q 2 + 400Q +
3.000.000. Đáp án nào sau đây đúng
A. MC = 2Q + 400 B. TFC = 3.000; MC = 1/10Q + 400
C. AVC = 1/5Q + 400 D. MC = 2/10Q + 400
51. Giả sử, một công ty cấp nước có thể sản xuất với chi phí bằng 0 và đường cầu của công ty là QD = 1.200 – P.
Nếu công ty cấp nước là độc quyền thì giá bán để tối đa hoá lợi nhuận là:
A. 600 B. 400 C. 800 D. 900
52. Một doanh nghiệp độc quyền có đường cầu: Q = 16 – P và tổng chi phí: TC = 0,5Q 2 + 4Q + 12. Doanh
nghiệp tối đa hóa lợi nhuận ở mức sản lượng:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
53. Một doanh nghiệp sản xuất đối diện với hàm số cầu thị trường là: P = – 2Q + 400 (P: USD/thùng). Mức giá
bán và sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu lần lượt là:
A. 250; 125 B. 125; 250 C. 200; 100 D. 100; 200
2
54. Một doanh nghiệp sản xuất với hàm tổng chi phí: TC = Q + 50Q + 5.000 (TC: USD, Q: thùng) và hàm số
cầu thị trường là: P = – 2Q + 470 (P: USD/thùng). Mức giá bán và sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi
nhuận lần lượt là:
A. 350; 75 B. 75; 350 C. 330; 70 D. 70; 330
55. Một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường độc quyền có hàm tổng chi phí: TC = Q 2 + Q + 16 và đường cầu
PD = 58 – Q. Nếu doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hoá doanh thu, khi đó doanh thu cực đại là:
A. 841 B. 851 C. 840 D. 900
12
56. Một nhà độc quyền sản xuất với hàm chi phí: TC = 100 – 5Q + Q 2 và cầu là PD = 55 – 2Q. Chỉ số sức mạnh
thị trường (Lerner) của hãng:
A. 0,65 B. 2,3 C. 0,43 D. 0,57
57. Một doanh nghiệp trên thị trường độc quyền hoàn toàn có hàm chi phí biên không đổi là MC = 20 và hàm
cầu của doanh nghiệp QD = - 2P +50. Mức sản lượng tối đa lợi nhuận là:
A. Q = 10 B. Q= 8 C. Q = 5 D. Q = 20
2
58. Một doanh nghiệp sản xuất với hàm tổng chi phí: TC = Q + 50Q + 1.875 (TC: USD, Q: thùng) và hàm số
cầu thị trường là: P = – 2Q + 200 (P: USD/thùng). Điểm hòa vốn (ngưỡng sinh lời) của doanh nghiệp tại
mức sản lượng:
A. 50 B. 40 C. 45 D. 25
59. Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có TC = 3Q và hàm cầu Q = 20 – 2P. Nếu chính phủ đánh thuế t = 2
đvtt/sản phẩm thì giá bán và sản lượng của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận là:
A. P = 10; Q = 5 B. P = 7,5; Q = 5 C. P = 10; Q = 20 D. P = 5; Q = 20
60. Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm chi phí biên MC = 2Q + 2; chi phí cố định TFC = 10 và
doanh nghiệp đứng trước hàm cầu Q = 20 – 2P. Nếu doanh nghiệp thực hiện mục tiêu tối đa hóa doanh thu,
thì khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp là:
A. Pr = 50 B. Pr = 130 C. Pr = -130 D. Pr = -80
61. Giả sử có hàm chi phí biên của 1 doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn MC = 2Q + 2; TFC = 20 và hàm cầu Q
= - P + 24. Chính phủ đánh thuế t = 2 đvt/sản phẩm thì lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là:
A. 25 B. 30 C. 35 D. 40
62. Chính phủ quy định giá Pmax= 6,5$/sp đối với doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có TC = Q 2 + 2Q + 20 và
hàm cầu Q = 10 – P thì sản lượng mà doanh nghiệp sẽ sản xuất là:
A. 2,5 B. 3,5 C. 2,25 D. 3,25
63. Giả sử doanh nghiệp độc quyền đang sản xuất sản lượng Q = 20 sản phẩm và P = 5 USD/sản phẩm để tối đa
lợi nhuận. Nếu chính phủ áp dụng đánh 1 khoản thuế khoán (thuế cố định) là 15 USD thì
A. Sản lượng giảm, giá tăng B. Sản lượng tăng, giá tăng
C. Sản lượng giảm, giá giảm D. Sản lượng và giá không đổi
64. Một nhà độc quyền có hàm tổng chi phí TC = Q2 + 2Q + 100 và hàm cầu PD = 22 – Q (Q là số lượng sản
phẩm, P là giá của sản phẩm). Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất lần lượt là:
A. 25 và 25 B. 12,5 và 50 C. 17,5 và 37,5 D. 37,5 và 17,5

13
PHẦN TỰ LUẬN

1.1.Trình bày khái niệm: tổng doanh thu, tổng chi phí, doanh thu biên, chi phí biên? Tại sao doanh thu biên bằng
chi phí biên (MR=MC) nhưng thực tế doanh ghiệp vẫn bị lỗ?
1.2. Giải thích sự khác nhau giữa chi phí biên và chi phí trung bình? Tại sao chi phí biên (MC) lại nh ư nhau khi
được tính từ tổng chi phí biến đổi (TVC) cũng như từ tổng chi phí (TC)?
1.3. Bản chất của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì? Sản lượng của hãng cạnh tranh hoàn hảo được xác định
như thế nào?
1.4. Hãy chứng minh và minh họa bằng đồ thị khi năng suất biên của lao động (MP L) bằng năng suất bình quân
của lao động (APL) thì năng suất bình quân (APL max) cực đại?
1.5. Các nhận định sau đây là đúng hay sai? Hãy giảu thích ngắn gọn và minh họa bằng đồ thị (nếu có):
a. Khi AC = MC = MR thì độc quyền sẽ hoàn toàn không còn lợi nhuận.
b. Lợi nhuận kế toán luôn luôn là số dương.
1.6. Chi phí bình quân thấp nhất (ACmin) có phải là mục tiêu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn không?
Chứng minh MC = ACmin
2.1. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí TC = 2Q 2 + 4Q + 200. (Q tính bằng sản phẩm, các
chỉ tiêu khác tính bằng USD)
a. Viết phương trình biểu diễn các chi phí ngắn hạn: chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí biến đổi trung
bình, chi phí cố định trung bình, chi phí trung bình và chi phí biên của hãng?
b. Nếu giá bán sản phẩm là 64USD, mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu?
c. Xác định điểm hoà vốn của doanh nghiệp? Khi đó doanh thu của doanh nghiệp là bao nhiêu?
2.2. Hàm sản xuất của một doanh nghiệp có dạng Q(K, L) = 2KL. Đơn giá thuê vốn và lao động lần lượt là PK
=8 và PL = 4. Doanh nghiệp ký được một hợp đồng cung ứng 10.000 sản phẩm cho khách hàng với mức giá là
0,1 đvt/sp.
a. Doanh nghiệp sẽ thuê bao nhiêu đơn vị vốn và bao nhiêu lao động để hoàn thành hợp đồng trên với chi
phí thấp nhất?
b. Sau khi hoàn thành hợp đồng thứ nhất, doanh nghiệp ký được hợp đồng thứ hai với số lượng là 14.400
sản phẩm và với đơn giá cũng là 0,1 đvt/sp. Trong ngắn hạn, với quy mô của doanh nghiệp không thể
thay đổi, thể hiện bằng số vốn đã đầu tư như ở câu (a), doanh nghiệp sẽ phải thuê bao nhiêu lao động mới
hoàn thành được hợp đồng này và lợi nhuận đạt được là bao nhiêu?
c. Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể điều chỉnh cả số lượng vốn sử dụng thì để hoàn thành một hợp đồng
giống như hợp đồng thứ hai trên đây, doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn và lao động như thế nào?
2.3. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí bình quân AC = 50/Q + Q +4 (USD).
a. Nếu giá thị trường là 30 USD/đơn vị, sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu? Tính
lợi nhuận tối đa đó?
b. Tìm mức giá và sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp?
c. Tìm mức giá đóng cửa của doanh nghiệp.
2.4. Hàm tổng chi phí của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo ngành may mặc là TC = Q 2 + Q +100 (Giá
tính bằng USD/bộ quần áo; Q tính bằng triệu bộ quần áo, Tổng chi phí tính bằng USD)
a. Doanh nghiệp sản sẽ sản xuất bao nhiêu bộ quần áo để tối đa hóa lợi nhuận nếu giá thị tr ường là 27
USD/bộ quần áo? Tính lợi nhuận tối đa đó.
b. Xác định mức giá và sản lượng hòa vốn?
c. Khi giá thị trường là 9 USD/ bộ quần áo, doanh nghiệp tiếp tục sản xuất hay đóng cửa?
2.5. Giả sử một doanh nghiệp sử dụng 2 yếu tố sản xuất K và L để sản xuất Giầy da. Biết doanh nghiệp đã chi ra
một khoản tiền là TC = 1500 triệu đồng hàng tháng để sử dụng 2 yếu tố này với giá t ương ứng là PK = 30 triệu
đồng/tháng, PL = 60 triệu đồng/tháng. Hàm sản xuất được cho Q = L(K - 2).
a. Xác định năng suất biên của các yếu tố sản xuất K và L và tìm phương án sản xuất tối ưu và sản lượng tối
đa doanh nghiệp có thể sản xuất được?
b. Muốn sản xuất 450 sản phẩm, doanh nghiệp này sẽ cần phải có chi phí tối thiểu là bao nhiêu?
c. Nếu PK = 50 triệu đồng thì doanh nghiệp sẽ sản xuất được mức sản lượng tối đa là bao nhiêu?

14
2.6. Một doanh nghiệp sản xuất máy tính cá nhân có hàm sản xuất Q = 2KL. Tổng chi phí sản xuất của doanh
nghiệp là 180 triệu đồng. Chi phí sử dụng vốn (P K)là 6 triệu đồng, chi phí sử dụng lao động (P L) là 3 triệu đồng.
Hãy xác định:
a. Lựa chọn phối hợp tối ưu của doanh nghiệp là gì? Sản lượng tối ưu là bao nhiêu?
b. Nếu doanh nghiệp muốn thực hiện mức sản lượng là 500 với chi phí sử dụng vốn và sử dụng lao động
như giả thiết ban đầu thì lựa chọn phối hợp tối ưu của doanh nghiệp là gì? Chi phí tối thiểu của doanh
nghiệp là bao nhiêu?
c. Nếu hàm sản xuất thay đổi thành Q= 2K.(L - 2), với chi phí sử dụng vốn và sử dụng lao động nh ư giả
thiết ban đầu thì lựa chọn phối hợp tối ưu của doanh nghiệp là gì? Sản lượng tối ưu là bao nhiêu?
2.7. Giả sử 1 doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sản xuất với chi phí cố định là 6đvtt, đường cầu thị trường là P
= 20 – Q. (Q tính bằng đvsp)
a. Xác định giá bán và sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận? Tìm lợi nhuận tối đa đó.
b. Xác định giá bán và sản lượng nếu thị trường trên là thị trường cạnh tranh hoàn toàn?
c. Tính thặng dư tiêu dùng trong trường hợp câu b. Chứng minh rằng thặng dư tiêu dùng trong trường hợp
này lớn hơn tổng lợi nhuận độc quyền và thặng dư tiêu dùng trong độc quyền.
2.8. Một doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn có hàm tổng chi phí TC = Q 2 + 100Q + 1500 và hàm cầu thị trường
của sản phẩm là P = -1/2Q + 1000 (đơn vị tính P là USD, Q là ngàn sản phẩm).
a. Xác định giá bán và sản lượng để tại đó doanh nghiệp đạt mục tiêu mở rộng thị trường mà không bị lỗ.
b. Giả sử chính phủ đánh thuế t = 10USD/sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất ở mức sản
lượng và giá bán nào để tối đa hóa lợi nhuận.
c. Nếu doanh nghiệp đề ra mục tiêu đạt lợi nhuận định mức bằng 15% so với chi phí thì lúc đó sản l ượng và
giá bán của doanh nghiệp là bao nhiêu?
2.9. Một hãng cạnh tranh hoàn toàn có hàm chi phí biến đổi trung bình là AVC = 2Q + 4 (Q tính bằng đơn vị sản
phẩm, P tính bằng $/sản phẩm).
a. Khi giá bán của sản phẩm là 24$ thì hãng bị lỗ vốn 150$. Tím mức giá bán và sản l ượng hòa vốn của
doanh nghiệp?
b. Hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận nếu giá thị tr ường là 84$/ sản phẩm. Tính
lợi nhuận đó.
c. Viết phương trình đường cung trong ngắn hạn của hãng? Xác định mức giá mà hãng phải đóng của sản
xuất?
2.10. Một hãng cạnh tranh hoàn toàn có hàm tổng chi phí là: TC = 2Q 2 + 3Q + 50 (Q tính bằng đơn vị sản phẩm,
P tính bằng USD/đơn vị sản phẩm)
a. Hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận nếu giá bán của thị tr ường là 31 USD/sản
phẩm. Tính lợi nhuận cực đại đó?
b. Hãy tính các loại chi phí cố định, chi phí trung bình, chi phí biến đổi trung bình và chi phí biên với sản
lượng ở câu a?
c. Xác định mức giá và sản lượng hòa vốn của hãng?
2.11. Một doanh nghiệp độc quyền có hàm tổng chi phí: TC = 250 – 20Q + Q 2 (Q tính bằng đơn vị sản phẩm, P
tính bằng USD/đơn vị sản phẩm)
a. Xác định các hàm: Chi phí biên, chi phí biến đổi trung bình và chi phí cố định trung bình?
b. Giả sử doanh nghiệp đứng trước đường cầu: P = 550 – 10Q. Tính giá và sản lượng để tối đa hóa lợi
nhuận? Tính lợi nhuận đó?
c. Hãy tính thế lực độc quyền của doanh nghiệp và tổn thất vô ích do độc quyền gây ra?
2.12. Giả sử một hãng độc quyền đứng trước đường cầu P = 15 – Q (P tính bằng USD/ sản phẩm, Q tính bằng
1000 sản phẩm). Doanh nghiệp độc quyền này có chi phí bình quân (AC) không đổi bằng 5 USD
a. Mức giá và sản lượng của hãng là bao nhiêu để đạt lợi nhuận lớn nhất? Tính lợi nhuận đó.
b. Hãy sử dụng chỉ số Lerner tính mức độ của sức mạnh độc quyền và tổn thất do hãng độc quyền này gây
ra.
c. Nếu chính phủ quy định mức giá bán cho hãng độc quyền này là 8 USD thì khi đó sản lượng sản xuất và
lợi nhuận của hãng là bao nhiêu?
2.13. Ngành may được coi là cạnh tranh hoàn hảo, mỗi hãng trong ngành có đường chi phí biên như sau: MC =
5 + 3Q (Q tính bằng tấn, MC tính bằng USD/tấn), chi phí cố định là 2 USD.

15
a. Nếu giá là 11 USD/tấn, doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu và lợi nhuận thu được là bao nhiêu?
b. Nếu ngành này có 1000 doanh nghiệp thì đường cung của thị trường trong ngắn hạn như thế nào?
c. Nếu giá thị trường là 4 USD thì doanh nghiệp sẽ quyết định như thế nào? Giải thích.
2.14. Hàm doanh thu trung bình và hàm chi phí trung bình được cho như sau: AR = 1200 - 4Q; AC = 400/Q +
300 - 4Q + 3Q2. Trong đó AR và AC tính bằng 1000 đồng, Q tính bằng 1000 sản phẩm
a. Xác định phương trình đường cầu, đường tổng doanh thu, đường doanh thu biên, tổng chi phí, chi phí
biên và chi phí cố định của doanh nghiệp độc quyền.
b. Xác định mức sản lượng và giá cả sản phẩm để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Tính mức lợi nhuận tối
đa đạt được.
c. Xác định mức sản lượng và giá cả sản phẩm để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu. Tính mức doanh thu
tối đa đạt được.
2.15. Một hãng độc quyền có hàm cầu đứng trước doanh nghiệp là P = - 1/2Q +150 và hàm tổng chi phí TC
=1/4Q2 + 30Q +1500 (TC là tổng chi phí tính bằng USD, Q là mức sản lượng).
a. Xác định sản lượng tối ưu, giá bán và lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp độc quyền.
b. Nếu chính phủ đánh thuế theo sản lượng là 10 USD/đvsp thì giá bán, sản lượng và lợi nhuận của doanh
nghiệp là bao nhiêu?
c. Nếu chính phủ quy định giá là 90 USD thì sản lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu?
2.16. Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có số hàm tổng chi phí: TC = Q 2 /10 +
200 Q + 200000 (Đơn vị tính: P: đồng/ sp; Q: sản phẩm)
a. Viết phương trình biểu diễn đường cung của doanh nghiệp.
b. Nếu giá thị trường là 600 đồng/ sản phẩm thì sản lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu?
c. Nếu giá thị trường là 300 đồng/ sản phẩm thì sản lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu? Ở
mức giá nào thì hãng đóng cửa sản xuất ?
2.17. Hàm tổng chi phí của một doanh nghiệp độc quyền sản xuất sản phẩm A có hàm: TC = Q 2 + 50Q + 1200
và hàm cầu: P = 100 – Q. (Đơn vị tính P: ngàn USD/ sản phẩm; Q = ngàn sản phẩm)
a. Xác định mức giá và sản lượng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận? Tính lợi nhuận mà doanh nghiệp
đạt được.
b. Hãy sử dụng chỉ số Lerner tính mức độ của sức mạnh độc quyền và tổn thất do hãng độc quyền này gây
ra.
c. Để điều tiết độc quyền, Chính phủ đánh thuế cố định 1 khoản là 2000.000 USD. Xác định mức giá, sản
lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền trong trường hợp này.

16

You might also like