Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

1.Khái niệm cán bộ, công chức


1.1 Khái niệm cán bộ
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo
nhiệm kì trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở
trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), ở huyện,quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (cấp huyện),trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Các đặc trưng của cán bộ :
 Là công dân Việt Nam;
 Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh nhất định;
 Làm việc theo nhiệm kì;
 Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan nhà nước và tổ chức
chính trị - xã hội;
( không bao gồm những người giữ chức vụ nhưng làm việc trong doanh nghiệp nhà nước)
 Làm việc tại các cơ quan cấp huyện trở lên.
 Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
1.2 Công chức
Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng
với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng CSVN, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở TƯ, cấp
tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND mà không phải là sĩ quan, quân nhan chuyên
nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND mà không phải là sĩ quan, hạ
sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương
từ NSNN...
Đặc trưng của công chức :
 Là công dân Việt Nam;
 Được tuyển dụng vào biên chế, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng
với vị trí việc làm;
Tuyển dụng, bổ nhiệm

Thi tuyển Xét tuyển Tiếp nhận vào công chức


 Làm việc thường xuyên theo chuyên môn nghiệp vụ;
 Làm việc tại các cơ quan cấp huyện trở lên.
 Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
1.3. Cán bộ cấp xã
Cán bộ xã, phường, thị trấn ( tức cán bộ cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ
theo nhiệm kì trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng
ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội.
Cán bộ cấp xã bao gồm:
1. Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
2. Chủ tịch , Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
4. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
5. Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Việt Nam;
6. Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
7. Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam ( áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động
nông , lâm , ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
8. Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam.
1.4. Công chức cấp xã:
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức cấp xã bao gồm:
1. Trưởng Công an;
2. Chỉ huy trưởng Quân sự;
3. Văn phòng – thống kê;
4. Địa chính – XD – Đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc ĐC-NN-XD và
MT ( đối với xã );
5. Tài chính – kế toán;
6. Tư pháp – hộ tịch;
7. Văn hóa – xã hội.
Lưu ý:
Trưởng công an cấp xã bao gồm: Trưởng CA xã, phường, thị trấn.
Trưởng CA phường và Trưởng CA thị trấn:là sỹ quan CAND, có cấp bậc hàm cao nhất là
Trung tá.
Lưu ý :
 CB,CC cấp xã bao gồm cả CB, CC được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.
 CB cấp xã là cán bộ độc lập so với cán bộ
 CC cấp xã là cán bộ độc lập so với công chức.
( ảnh ¾ )
2. Quy chế pháp lý chung của cán bộ, công chức
Khái niệm: Là tổng thể các quyền, nghĩa vụ và những bảo đảm để cán bộ, công chức thực hiện
quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình.
a) Nghĩa vụ của cán bộ, công chức:
 Đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân;
 Trong thi hành công vụ;
 Nghĩa vụ của CB, CC là người đứng đầu.

Những việc không được làm:


1. Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
2. Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
3. Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công
việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải
quyết hoặc tham gia giải quyết;
4. Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà
trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính
phủ;
5. Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
6. Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của
Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
7. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí
vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức
nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua
bán hàng hóa, dịch vụ, kí kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

You might also like