Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Nhóm 7

1 Trần Tấn Lộc 22H4060155


2 Nguyễn Thùy Trang 22H4060094
3 Nguyễn Bảo Phương Trà 22H4060093
4 Huỳnh Ngọc Bảo 22H4060136
5 Tiêu Thị Thương 22H4010028

Đề bài:
Doanh nghiệp nên thực hiện chiến lược marketing như thế nào để đáp ứng nhu cầu thị
hiếu và thói quen tiêu dùng của gen Z?

Bài làm
Thế hệ Z được sinh ra trong thời kỳ khoa học công nghệ bùng nổ nên mạng xã hội là
một trong những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến xu hướng tiêu dùng, giải trí, và tìm
hiểu thông tin của họ.
Gen Z xem trọng điều gì?
Nhu cầu được thể hiện quan điểm cá nhân là rất quan trọng đối với Gen Z. Thế hệ
“hậu Millennials” cũng quan tâm sâu sắc đến những gì diễn ra xung quanh họ. Vấn đề
môi trường, biến đổi khí hậu cũng nằm trong tâm điểm sự chú ý của Gen Z.

Chính vì vậy họ luôn khao khát được thể hiện phong cách cá nhân, mang tiếng nói của
mình tạo sức ảnh hưởng tốt đẹp lên những vấn đề xã hội.

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi tiêu dùng của họ. Thách thức đặt ra cho các
nhãn hàng là hướng tới những sản phẩm thân thiện với môi trường hay lan toả thông
điệp ý nghĩa. Để chinh phục được Gen Z, việc chạy theo xu hướng thôi là chưa đủ,
hay áp dụng các chiến lược marketing cho Gen Z một cách truyền thống chỉ càng
thêm mất thời gian
.
1. GenZ - Thế hệ sử dụng mạng xã hội nhiều hơn bao giờ hết
Không khó để hiểu sự thật này vì thế hệ Z được sinh ra trong thời đại Internet bùng nổ
và sự ra đời của hàng loạt mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, Youtube,
TikTok, v.v.

85% Gen Z tìm hiểu về sản phẩm mới qua mạng xã hội và 72% trong số đó sẽ quyết
định mua hàng. Trong đó Facebook vẫn là mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gần 60% Gen Z có xu hướng kết nối với các thương hiệu
trên mạng xã hội nhiều hơn so với các thế hệ cũ. Thêm vào đó, theo IBM, 74% Gen Z
dành thời gian rảnh của họ để online. Trung bình Gen Z dành 4,5 giờ một ngày cho
mạng xã hội, trong khi con số này ở Millennials là 3,8 giờ.

Điều này khiến các thương hiệu không thể ngừng triển khai các chiến lược marketing
cho Gen Z trên mạng xã hội. Đây có thể nói là nguồn giúp các thương hiệu tiếp cận
khách hàng thế hệ Z hiệu quả nhất.

2. Gen Z là thế hệ định hướng bởi video


Video đã trở thành một dạng tiêu thụ nội dung được ưa chuộng không chỉ bởi Gen Z
mà còn cả các thế hệ khác. Những video ngắn, mang tính giải trí hay cung cấp thông
tin nhanh ngày càng được yêu thích.
Các nền tảng video như Youtube, TikTok, hay Netflix đang dẫn đầu trong xu hướng
này. Gen Z muốn đồng thời lướt mạng xã hội và xem những nội dung hữu ích. Các
quảng cáo trên tivi dường như không tác động mấy đến Gen Z. Nếu muốn hiệu quả,
các nhãn hàng buộc phải tiếp cận đối tượng mục tiêu này thông qua những video trên
mạng xã hội. Video từ TikTok hay Youtube đang trở thành món ăn tinh thần phổ biến
của gen Z.

3. Smartphone là một phần không thể thiếu


Gần như toàn bộ Gen Z trên thế giới sử dụng điện thoại thông minh. 55% Gen Z sử
dụng điện thoại hơn 5 giờ một ngày (5). Điều này ảnh có ảnh hưởng trực tiếp đến
hành vi mua hàng của họ. Thay vì đi đến tận cửa hàng để mua sắm, Gen Z thực hiện
việc đó trực tuyến qua điện thoại nhiều hơn.
Xu hướng này đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi đại dịch Covid-19 ập đến.
Ngồi nhà, lướt mạng xã hội và đặt hàng là thú vui “tao nhã” của Gen Z trong chuỗi
ngày giãn cách tẻ nhạt.

4. Bạn chỉ có 8 giây để thu hút sự chú ý từ Gen Z


Gen Z có khoảng thời gian chú ý là 8 giây, ít hơn so với con số này ở Millennials.
Không khó để hiểu rằng những video ngắn lại trở nên phổ biến và được yêu thích bởi
Gen Z thời gian gần đây đến vậy.

Không chỉ video mà bất cứ dạng nội dung nhanh nào cũng sẽ nhanh chóng chiếm
được cảm tình từ Gen Z. Những dòng trạng thái Facebook ngắn gọn, hài hước, hay
giật gân thường thu hút lượt like, share, và bình luận đông đảo. Hay những chiếc
memes “đọc phát là nảy số liền” đều được Gen Z tương tác mạnh mẽ.
5. Đề cao tính cá nhân
Gen Z thích thể hiện cá tính và bản sắc riêng. Sự tiện lợi của kỹ thuật số giúp Gen Z
dễ dàng thể hiện cá tính trong mọi mặt của đời sống, từ phong cách thời trang, lối
sống, đến tiêu dùng.

6. Tiêu dùng gắn liền với ý thức về đạo đức xã hội


Được sinh ra trong thời đại mà tiếp cận nguồn tin dễ dàng hơn bao giờ hết, Gen Z ý
thức mạnh mẽ về những gì đang diễn ra trên thế giới. Gen Z có thể lên tiếng để thay
đổi một điều gì đó theo chiều hướng tích cực hơn. Họ không ngần ngại nêu ý kiến và
quan điểm của mình. Ngay việc 43% gen Z thích review sản phẩm đã thể hiện phần
nào xu hướng này. Gen Z muốn có ảnh hưởng tích cực lên các vấn đề của xã hội, và
họ mong các thương hiệu cũng làm như vậy.
Chiến lược marketing cho Gen Z hiệu quả nhất
1. Xây dựng một thương hiệu thân thiện với thiết bị di động
Một chiến lược marketing cho gen Z hiệu quả không thể thiếu vắng sự có mặt của yếu
tố thân thiện với smartphone. Đa số Gen Z dùng thiết bị di động để thực hiện các giao
dịch cũng như hoạt động giải trí. Phát triển nội dung có thể dễ dàng được tiếp cận và
tiêu thụ qua smartphone là điều bất cứ thương hiệu nào cũng cần làm.

2. Sử dụng video là một chiến lược marketing cho gen z thông minh
Thời gian gần đây, bạn có thể thấy rõ được tốc độ phát triển nhanh chóng của nội
dung dạng video ngắn nói chung và TikTok nói riêng. Quảng bá sản phẩm hay thương
hiệu qua video sẽ là một chiến lược thông minh hướng tới thế hệ Z.

3. Sáng tạo nội dung nhanh và hiệu quả


Khi chỉ có 8 giây để tạo sự chú ý, làm cách nào bạn có thể tạo ấn tượng với Gen Z?
Những người “kể chuyện tài ba” giờ đây không chỉ cần mang đến những câu chuyện
hay ho mà còn phải ngắn gọn, súc tích.

4. Tối ưu nội dung khác biệt trên mọi nền tảng xã hội
Gen Z lướt mạng xã hội hàng giờ và điều quan trọng là họ không chỉ sử dụng một
mạng xã hội duy nhất.

Mục đích sử dụng mỗi mạng xã hội cũng có thể khác nhau. Trong khi Instagram là nơi
Gen Z thể hiện hình ảnh, khao khát của bản thân, Facebook lại đa phần là nơi họ tìm
đọc tin tức. Chính vì vậy, chiến lược marketing cho Gen Z của bạn không thể chỉ
“copy & paste” từ mạng xã hội này sang mạng xã hội khác. Hãy tối ưu nó trên từng
nền tảng.

5. Trở thành một thương hiệu có ảnh hưởng tích cực


Nếu cập nhật tin tức thường xuyên, bạn sẽ nghe nhiều đến xu hướng tẩy chay một
nhãn hàng nào đó nếu họ vi phạm chuẩn mực đạo đức hay cổ suý cho một hiện tượng
sai trái trong xã hội.
Điều này không chỉ là ngẫu nhiên mà nó còn liên quan sâu sắc đến ý thức về đạo đức
xã hội của thế hệ Z. Hãy xây dựng một thương hiệu mà lực lượng tiêu dùng chủ chốt
trong tương lai của chúng ta có thể kính trọng và tin tưởng.
Một số ví dụ cụ thể

McDonald's:
Chiến lược: Tận dụng sức ảnh hưởng của các streamer game trên YouTube và Twitch
để quảng bá sản phẩm.
Ví dụ: Hợp tác với streamer PewDiePie trong chiến dịch "McDelivery Challenge", thu
hút hơn 10 triệu lượt xem.
Converse:
Chiến lược: Tạo chiến dịch marketing trên mạng xã hội khuyến khích Gen Z thể hiện
cá tính riêng thông qua việc thiết kế giày Converse theo phong cách của mình.
Ví dụ: Chiến dịch "Converse By You" cho phép Gen Z tự thiết kế mẫu giày Converse
độc đáo, thu hút hơn 1 triệu lượt tham gia.
Starbucks:
Chiến lược: Tạo ra các thức uống sáng tạo, bắt mắt thu hút Gen Z, đồng thời chú trọng
vào trải nghiệm khách hàng trong cửa hàng.
Ví dụ: Ra mắt thức uống "Unicorn Frappuccino" với màu sắc rực rỡ, thu hút lượng lớn
Gen Z chụp ảnh và chia sẻ trên mạng xã hội.

You might also like