Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 45

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HTTT KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN MARKETING CĂN BẢN


Đề tài: Phân tích thực trạng các chính sách xúc tiến thương mại của Local brand
Outerity của công ty TNHH Thương mại dịch vụ High Q

LỚP HỌC PHẦN: 231_BMKT0111_05

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Lê Nhữ Diệu Hương

NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 8

HÀ NỘI, 2023
Mục lục
Mở đầu.......................................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................................................5
I. Khái niệm chính sách xúc tiến thương mại......................................................................................5
1.1. Khái niệm........................................................................................................................................5
1.2. Đặc điểm của xúc tiến thương mại..................................................................................................6
1.3. Mục đích của xúc tiến thương mại..................................................................................................7
II. Các loại hình của xúc tiến thương mại.........................................................................................8
2.1. Quảng cáo.......................................................................................................................................9
2.2. Xúc tiến bán (Khuyến mại).............................................................................................................13
2.3. Tuyên truyền và quan hệ công chúng............................................................................................14
2.4. Marketing trực tiếp........................................................................................................................16
2.5. Bán hàng cá nhân...........................................................................................................................17
III. Tầm quan trọng của xúc tiến thương mại..................................................................................18
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐỐI
VỚI OUTERITY.....................................................................................................................................21
I. Giới thiệu công ty.............................................................................................................................21
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp.........................................................................................................21
1.2. Sứ mệnh, mục tiêu của thương hiệu.............................................................................................22
1.3. Giới thiệu sản phẩm, danh mục sản phẩm....................................................................................22
II. Môi trường marketing của thương hiệu..........................................................................................23
2.1. Môi trường vĩ mô:.........................................................................................................................23
2.2. Môi trường vi mô:.........................................................................................................................25
III. Phân tích chính sách xúc tiến........................................................................................................31
3.1. Quảng cáo......................................................................................................................................31
Outerity đã tận dụng các........................................................................................................................31
3.2. Xúc tiến bán..................................................................................................................................32
3.3. Quan hệ công chúng.....................................................................................................................34
3.4. Marketing trực tiếp......................................................................................................................36
3.5. Bán hàng cá nhân...........................................................................................................................36
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA CÔNG CỤ XÚC TIẾN VÀ GIẢI PHÁP........................................38
I. Đánh giá sự phù hợp.........................................................................................................................38
1.1. Dựa trên nhu cầu của khách hàng mục tiêu..............................................................................38
1.2. Dựa trên xu hướng tiêu dùng của thị trường hiện nay.............................................................40
II. Giải pháp...........................................................................................................................................41
2.1. Quảng cáo......................................................................................................................................41
2.2. Xúc tiến bán hàng..........................................................................................................................41
2.3. Quan hệ công chúng......................................................................................................................42
2.4. Marketing trực tiếp........................................................................................................................42
2.5. Bán hàng cá nhân...........................................................................................................................42
Kết luận.....................................................................................................................................................43
Danh mục tài liệu tham khảo....................................................................................................................44
Mở đầu

Cách đây khoảng 10 năm, thời trang đường phố chưa phổ cập với các bạn trẻ. Thế
nhưng, từ khi Internet phát triển mạnh, giới trẻ được tiếp cận với những xu hướng thời
trang mới trên thế giới. Chính vì vậy, thời trang đường phố mới bắt đầu nhen nhóm, phát
triển rồi nở rộ hơn. Với mong muốn đưa thời trang đường phố đến với tất cả mọi người,
từ những nơi có thu nhập trung bình thấp nhưng vẫn sở hữu được những chiếc áo thun
chất lượng nên đầu năm 2021 thương hiệu Outerity được ra đời.

Do đều là những người trẻ, tiếp xúc với lĩnh vực thời trang mới mẻ nên ban đầu
Outerity cũng gặp rất nhiều khó khăn để tiếp cận đến những đối tượng khách hàng tuổi
teen. Nắm bắt được vấn đề đó, nhóm 8 chúng em quyết định lựa chọn đề tài “ Phân tích
thực trạng các chính sách xúc tiến thương mại của Local brand Outerity của công ty
TNHH Thương mại dịch vụ High Q” để có thể hỗ trợ tìm ra giải pháp cũng như
phương hướng giải quyết nhằm giúp Local brand này có thể trở nên phổ biến hơn với mọi
khách hàng.

4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I. Khái niệm chính sách xúc tiến thương mại

1.1. Khái niệm

Trong tiếng Anh, “xúc tiến” được dịch từ “promotion”. Thuật ngữ “promotion”
dùng để chỉ thành tố thứ tư trong marketing – mix. Từ này có ý nghĩa là sự khuyến khích,
ủng hộ, sự khuếch trương, thúc đẩy hay sự thăng tiến. Vì vậy, “trade promotion” không
chỉ là “xúc tiến thương mại” mà còn có nghĩa là sự khuếch trương thương mại, sự thúc
đẩy thương mại.
Trong những năm trở lại đây, xúc tiến thương mại là một khái niệm được rất
nhiều người và tổ chức trên thế giới nhắc đến. Một số định nghĩa nổi bật về khái niệm
xúc tiến thương mại được đưa ra như sau:
Theo cách hiểu truyền thống: “Xúc tiến thương mại là hoạt động trao đổi và hỗ
trợ trao đổi thông tin giữa bên bán và bên mua, hoặc qua khâu trung gian nhằm tác động
tới thái độ và hành vi mua bán nhằm thúc đẩy việc mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch
vụ”.
Theo “Marketing căn bản” của Philip Kotler: “Xúc tiến thương mại là hoạt động
thông tin marketing hướng đến khách hàng tiềm năng”. Trong kinh doanh thông tin
marketing là trao quyền, đưa đến chuyển giao những thông điệp cần thiết về doanh
nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp, về phương thức phục vụ, về lợi ích mà khách
hàng sẽ thu được khi mua sản phẩm của doanh nghiệp cũng như những thông tin cần thiết
từ phía khách hàng. Qua đó mà doanh nghiệp tìm ra được cách tốt nhất thỏa mãn nhu cầu
khách hàng.
Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) lại đưa ra định nghĩa “Xúc tiến thương mại
bao gồm tất cả các biện pháp có tác động khuyến khích, hỗ trợ phát triển thương mại”.
Theo cách nhận định của các nhà kinh tế Đông Âu: Xúc tiến thương mại là công
cụ, một chính sách thương mại nhằm mục đích làm năng động và gây ảnh hưởng định
hướng giữa người bán và người mua, một hình thức hoạt động tuyên truyền để đạt mục

5
tiêu thu hút chú ý và chỉ ra những lợi ích của khách hàng tiềm năng về hàng hóa và dịch
vụ.
Còn theo luật Thương mại Việt Nam 2005: “Xúc tiến thương mại là hoạt động
thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm các hoạt
động như: Khuyến mãi, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
và Hội chợ triển lãm thương mại”.
Trong hoạt động kinh doanh “xúc tiến thương mại” là hoạt động tìm kiếm, thúc
đẩy cơ hội thương mại thông qua việc doanh nghiệp có sử dụng rộng rãi các kĩ thuật
thuyết phục khác nhau để liên hệ với thị trường mục tiêu và công chúng. Xúc tiến thương
mại có ý nghĩa thúc đẩy quá trình kinh doanh, hỗ trợ quá trình kinh doanh đạt hiệu quả
cao nhất.
Từ những định nghĩa trên, ta có thể hiểu đơn giản khái niệm xúc tiến thương mại
là các hoạt động xúc tiến việc bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu
nói riêng và trên thị trường nói chung nhằm thiết lập, duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp
với họ.

Còn chính sách xúc tiến thương mại là bao gồm những nguyên tắc, chỉ dẫn cho
việc đưa ra quyết định trong truyền thông marketing nhằm đạt được mục tiêu của doanh
nghiệp.

1.2. Đặc điểm của xúc tiến thương mại

Ta có thể nhận diện hoạt động xúc tiến thương mại thông qua các đặc điểm chính
sau:

Về tính chất: Xúc tiến thương mại là một loại hoạt động thương mại. Đặc điểm
này cho phép khẳng định, xúc tiến thương mại (cũng như các hoạt động thương mại
khác) là hoạt động nhằm mục đích sinh lời và thường do thương nhân thực hiện. Tuy
nhiên, khác biệt với các loại hoạt động thương mại khác, xúc tiến thương mại có ý nghĩa
hỗ trợ cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay các hoạt động thương mại

6
có mục đích sinh lời khác, tạo cơ hội khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động này thực hiện
với hiệu quả cao nhất.

Về chủ thể: Do xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán
hàng hoá và cung ứng dịch vụ, nên chủ thể thực hiện nó chủ yếu là thương nhân (người
bán hàng, người cung ứng dịch vụ hoặc là người kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương
mại), bởi trong kinh doanh, việc thương nhân thực hiện các hành động tự tạo cơ hội cho
minh để cạnh tranh thành công là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, do đặc thù của các hình thức
xúc tiến thương mại, có những tổ chức, cá nhân (không phải là thương nhân) cũng tham
gia vào hoạt động này với những vai trò nhất định như người phát hành quảng cáo (ví dụ:
cơ quan báo chí trong quan hệ phát hành sản phẩm quảng cáo) hay người cho thuê
phương tiện quảng cáo... Họ trở thành chủ thể tham gia vào hoạt động xúc tiến thương
mại của thương nhân và là “các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thương mại”,
chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại.
Về mục đích: Xúc tiến thương mại nhằm mục đích trực tiếp là tìm kiếm, thúc đẩy
cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, cơ hội đầu tư và thông qua đó, nhằm đáp
ứng mục đích lợi nhuận của thương nhân, về mặt lý luận, hoạt động mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ và hoạt động đầu tư mang bản chất khác nhau nhưng các biện pháp,
cách thức để xúc tiến quá trình đó có rất nhiều nét tương đồng. Trong mọi trường hợp,
các biện pháp thông tin, quảng cáo, triển lãm... nhằm giới thiệu, khuếch trương cho
thương nhân, và hoạt động thương mại của họ đều mang lại hiệu quả phát triển thương
mại, bao gồm cả đầu tư.
Về cách thức xúc tiến thương mại: Do có đối tượng áp dụng luật thương mại chủ
yếu là thương nhân nên pháp luật thương mại chỉ quy định các cách thức xúc tiến thương
mại do thương nhân tiến hành, bao gồm việc thương nhân tự mình xúc tiến thương mại
hoặc thuê thương nhân khác thực hiện dịch vụ xúc tiến thương mại cho mình, với các
hoạt động cụ thể: khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại, trưng bày, giới
thiệu hàng hoá, dịch vụ.

7
Về không gian thực hiện: hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện ở nhiều
không gian khác nhau, trong phạm vi quốc gia và các biện pháp liên hệ với thị trường khu
vực và quốc tế.
1.3. Mục đích của xúc tiến thương mại

Truyền đạt thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm đến với khách hàng. Các
công cụ xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp truyền đạt thông tin về doanh nghiệp, về
sản phẩm của họ và tác động chúng lên người tiêu dùng. Các thông tin mà doanh nghiệp
cung cấp đến khách hàng phải có ích và thúc đẩy họ có những phản ứng tích cực đáp lại
thông tin. Không những thế, các chính sách xúc tiến thương mại cũng sẽ giúp cho doanh
nghiệp có được thông tin phản hồi từ phía người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, mẫu
mã, giá cả trước và sau khi bán hàng.

Đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Các công cụ của chính sách xúc tiến
thương mại giúp doanh nghiệp có khả năng thúc đẩy nhanh quá trình chào hàng, bán
hàng, thâm nhập thị trường, tiêu thụ sản phẩm… Nhờ đó, khối lượng hàng hóa sản phẩm
của doanh nghiệp được bán ra thị trường nhanh hơn, nhiều hơn, cơ hội thâm nhập vào thị
trường mới, tăng thị phần trên thị trường thêm nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Và do đó
quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng cao hơn, lợi nhuận
nhiều hơn.
Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ
góp phần rất lớn trong việc lôi kéo sự chú ý, thích thú và tâm trạng vui vẻ, háo hức khi
mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, về lâu về dài các hoạt động này còn
giúp doanh nghiệp tạo dựng lòng tin từ phía khách hàng cũng như hình ảnh tốt về doanh
nghiệp và sản phẩm của họ. Từ đó sẽ lôi kéo thêm nhiều khách hàng tiềm năng đến với
doanh nghiệp. Hay nói cách khác, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn do với
các đối thủ cạnh tranh trên thị trường rất nhiều.
Cho khách hàng thấy sự khác biệt của sản phẩm doanh nghiệp với sản phẩm
của đối thủ cạnh tranh khác. Xúc tiến là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị
của doanh nghiệp để giới thiệu sản phẩm của họ và so sánh nó với sản phẩm của đối thủ

8
cạnh tranh. Mục tiêu của việc này là làm cho khách hàng thấy được giá trị và ưu điểm của
sản phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm của đối thủ. Có nhiều cách để thực hiện việc
xúc tiến sản phẩm, bao gồm quảng cáo trực tiếp, tiếp thị truyền thông, tiếp thị trực tuyến
và nhiều chiến lược khác. Điều quan trọng là phải tạo ra thông điệp hiệu quả để khách
hàng thấy được lý do tại sao sản phẩm của doanh nghiệp nổi bật và đáng chú ý hơn so với
sản phẩm của đối thủ.

II. Các loại hình của xúc tiến thương mại

Trong kinh doanh hiện đại các doanh nghiệp sẽ không đạt hiệu quả cao nếu chỉ
cho rằng “hàng hóa có chất lượng cao, giá rẻ là đủ để bán hàng”. Đây là một quan niệm
hoàn toàn sai lầm. Bởi trong nền kinh tế thị trường với số lượng lớn hàng hóa, đa dạng về
mẫu mã, chủng loại làm cho khách hàng rất khó lựa chọn sản phẩm ưng ý. Bởi vậy sản
phẩm của doanh nghiệp sẽ rất khó được biết đến để mà khách hàng có thể lựa chọn cho
dù nó có nhiều ưu điểm tốt nếu doanh nghiệp không cung cấp thông tin tới khách hàng về
sản phẩm của doanh nghiệp và thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm của mình. Cho nên doanh
nghiệp cần phải thông tin, báo hiệu cho khách hàng biết sản phẩm của mình, những ưu
điểm nổi bật so với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác để từ đó khách hàng
có thể cân nhắc và lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Muốn thông tin, giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng doanh nghiệp cần phải tiến
hành hoạt động xúc tiến thương mại.
Xúc tiến thương mại bao gồm các hoạt động chính sau:

2.1. Quảng cáo

 Khái niệm

Có rất nhiều định nghĩa về quảng cáo. Các nhà nghiên cứu căn cứ vào thực tế và
nhận thức của bản thân đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Theo thời gian nó ngày
càng hoàn thiện hơn. Trong luật thương mại Việt Nam ghi rõ “Quảng cáo thương mại là
hành vi thương mại của thương nhân nhằm giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến
thương mại.”

9
Có nhiều hình thức khác nhau để tiến hành quảng cáo. Mỗi một hình thức quảng
cáo có một đặc trưng riêng biệt tuy nhiên đều đáng chú ý là tạo nên ấn tượng bằng một
vài câu nói có ý nghĩa chiến lược và còn dễ nhớ.
Xem xét theo nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau để người ta phân chia các loại
quảng cáo:

 Theo phương thức thể hiện quảng cáo có quảng cáo cứng, quảng cáo mềm.

Quảng cáo “mềm” không chỉ thông báo về sản phẩm, kiểu dáng, nhãn hiệu… mà
còn tạo nên hình ảnh tốt, sự hào quang, nhằm thay đổi hành vi của người tiêu dùng trung
hạn tạo ra một sự kết hợp từ đồng ý mua, trong lòng sẵn sàng mua sắm, và cuối cùng là
mua sắm.

 Theo giác độ đối tượng tiếp nhận quảng cáo có quảng cáo lôi kéo, quảng cáo
thúc đẩy.

Quảng cáo lôi kéo: đối tượng tiếp nhận là người tiêu dùng
Nhà sản xuất - trung gian - người tiêu dùng
Quảng cáo thúc đẩy: đối tượng tiếp nhận là nhà phân phối
Nhà sản xuất- nhà phân phối - người tiêu dùng
 Theo giác độ phương thức tác động ta có quảng cáo hợp lý, quảng cáo gây tác
động.
 Đứng trên giác độ đối tượng được quảng cáo để nghiên cứu thì quảng cáo thương
mại có hai loại là quảng cáo gây tiếng vang và quảng cáo sản phẩm.

Quảng cáo gây tiếng vang: Thông qua tạo dựng hình ảnh của công ty khiến
khách hàng liên tưởng đến sản phẩm, tạo dựng thương hiệu có uy tín cho doanh
nghiệp. Khác với quảng cáo truyền thống, quảng cáo khiêu khích không công khai
kêu gọi mua sản phẩm, mà hành động một cách ngầm, kín đáo. Mục tiêu của hành
động này là lôi kéo người tiêu dùng vào một trò chơi trí tuệ - “thử đoán xem điều
đó có nghĩa là gì” - ví dụ những thông điệp kèm theo câu hỏi bất ngờ, hoặc lời kêu
gọi có thể khiến người ta phá lên cười, hay ngược lại, làm cho họ phải thắc mắc,

10
phân vân, tóm lại là làm công chúng ngạc nhiên. Mọi người sẽ nhanh chóng nhận
ra những dòng chữ không rõ nghĩa hay những sự kiện xảy ra trên đường phố, và
họ bắt đầu bàn tán. Thông qua các thông tin không chính thức, “đài phát thanh vỉa
hè” hoạt hoạt động hết công suất và tin tức đã lan truyền khắp thành phố, công
việc cuối cùng cũng chỉ là sự giải thích về những thông tin liên quan. Chỉ lúc đó
công chúng mới biết thương hiệu nào đang được “lăng-xê”. Tuy nhiên điều quan
trọng là không để nhận ra đây là một hình thức quảng cáo. Cuối cùng là quảng cáo
sản phẩm: giới thiệu trực tiếp sản phẩm, nhóm sản phẩm thông qua hình ảnh, tính
chất, công dụng mới sản phẩm.

Quảng cáo sản phẩm: Quảng cáo sản phẩm là quảng bá sản phẩm cụ thể của
một thương hiệu. Những quảng cáo này tập trung vào việc bán sản phẩm dựa trên
các tính năng và lợi ích của chúng hơn là vì tên tuổi của thương hiệu. Ngoài ra,
những quảng cáo này muốn thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm của công ty
vượt trội hơn so với các sản phẩm cùng phân khúc đang có mặt trên thị
trường. Quảng cáo sản phẩm nhằm mục tiêu tạo ra nhu cầu sử dụng sản phẩm đó.
Quảng cáo sẽ nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về một sản phẩm cụ thể và
thúc đẩy sự quan tâm của họ đối với sản phẩm đồng thời sẽ khuyến khích người
tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng khi nhìn thấy sản phẩm.

 Về bản chất quảng cáo

Sự trình bày mang tính đại chúng: quảng cáo là cách truyền đạt thông tin công
khai về sản phẩm một cách chuẩn hóa và hợp pháp. Do có nhiều người tiếp nhận quảng
cáo nên người bán biết rằng nhờ nó người mua có thể đã hiểu biết và chấp nhận sản
phẩm.
Sự lan tỏa: quảng cáo là cách làm thông tin tràn ngập, giúp người bán lặp lại
thông điệp nhiều lần, giúp người mua nhận và so sánh thông điệp của các hãng khác nhau
để lựa chọn. Quy mô của quảng cáo thể hiện một cách tích cực về tầm cỡ, danh tiếng và
sự thành công của doanh nghiệp.

11
Diễn đạt có tích chất khuếch đại: quảng cáo cung cấp cơ hội tạo kịch tính trong
sự trình bày sản phẩm và công ty qua việc sử dụng khéo léo yếu tố hình ảnh, âm thanh,
màu sắc…Tuy nhiên, lạm dụng các yếu tố này có thể làm loãng, rối thông điệp.
Tính vô cảm: quảng cáo không thúc ép mua như lực lượng bán hàng. Khán thính
giả không cảm thấy bị bắt buộc chú ý hay đáp ứng. Quảng cáo là một hình thức độc thoại,
không phải là đối thoại với khách hàng.

 Mục tiêu của quảng cáo

Mục tiêu của quảng cáo là giới thiệu một sản phẩm hay dịch vụ nào đó nhằm ảnh
hưởng đến các tập tính của công chúng đặc biệt là của khách hàng mục tiêu.
Mục tiêu của quảng cáo phải tùy thuộc vào những quyết định trước đó về thị
trường mục tiêu, định vị và về marketing- mix.

 Phương tiện quảng cáo

Tùy vào từng loại quảng cáo khác nhau mà người làm quảng cáo sử dụng các hình
thức quảng cáo khác nhau để đạt đạt được hiệu quả. Người ta thường phân ra ba nhóm
phương tiện quảng cáo.

 Quảng cáo qua phương tiện thông tin đại chúng;

Báo chí: Báo hàng ngày, tạp chí, tạp chí chuyên ngành,... Báo chí sẽ dễ dàng tiếp
cận với khách hàng hiện tại, tạo ra cho họ khái niệm, ý thức về những gì bạn đang bán
trên thị trường. Đối với sản phẩm có chu kỳ mua sắm ngắn thì phương tiện này khá có
hiệu quả, đồng thời nó cũng thuận tiện cho việc khảo sát giá. Tuy nhiên, để quảng cáo trở
nên hấp dẫn tránh khô khan nhàm chán, nên chú ý đến yếu tố tâm lý để đánh đúng tâm lý
của khách hàng, chẳng hạn như thích khuyến mãi, hình ảnh đẹp, thích sản phẩm giá rẻ,...

Truyền thanh: Quảng cáo trên sóng truyền thanh sẽ hiệu quả, rộng lớn tuy nhiên
chỉ nên áp dụng với mặt hàng không đòi hỏi về hình ảnh, nếu bán hàng tới những khách
hàng lo ngại họ sẽ mua phải một sản phẩm không thích hợp - những người đang tìm kiếm
một lời tư vấn mà họ có thể tin tin tưởng. Việc quảng cáo thường xuyên khiến người

12
nghe quan tâm nhiều hơn và nhắc nhở những người đang mua. Giọng nói là yếu tố quan
trọng trong các quảng cáo và trò chuyện trực tiếp với khách hàng về những e ngại, băn
khoăn của họ.
Quảng cáo ngoài trời: biểu ngữ trên trường, bảng chắn đường, trên phương tiện
giao thông vận tải, dọc đường giao thông,..

Và một số phương tiện thông tin đại đại chúng khác.

 Quảng cáo trực tiếp:

Là tất cả các hành vi có liên quan đến việc tìm kiếm khách hàng mới thông qua:
Catalog gửi qua đường bưu điện; dùng tờ rơi quảng cáo bỏ vào thùng thư hoặc đưa tới tận
nhà, các hộ dân cư trên địa bàn mà doanh nghiệp cần quảng cáo.

 Quảng cáo tại nơi bán hàng:

Hình thức này được tiến hành khi khách hàng đang ở gần quầy cửa hàng. Bằng
cách gây sự chú ý lôi kéo họ tiến lại gần. Kích thích đến khi họ đã có hứng thú để họ tự
tìm hiểu sản phẩm, cùng lúc đó tiến hành một số động tác xúc tiến thúc đẩy hành vi mua
hàng. Quảng cáo tại nơi bán hàng sẽ tăng cường hiện tượng mua sắm tùy hứng. Tuy
nhiên nó chỉ thực sự có hiệu quả khi nhân viên có thái độ đúng đắn với khách hàng và sản
phẩm được bày bán một cách hợp lý, đẹp mắt.

2.2. Xúc tiến bán (Khuyến mại)

 Khái niệm

Khuyến mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc bán hàng,
cung ứng dịch vụ trong phạm vi kinh doanh của thương nhân bằng cách dành những lợi
ích nhất định cho khách hàng.
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến nhằm bổ xung cho quảng cáo. Nó kích thích
khách hàng tìm tới hành vi mua sắm. Khuyến mại đặc biệt có tác dụng trong thời gian
ngắn, nhanh chóng đem lại mức tiêu thụ cao hơn so với quảng cáo. Tuy nhiên nó chỉ là

13
đột biến tạm thời và khách hàng nhanh chóng quay trở lại trạng thái bình thường. Do vậy
chi phí khuyến mại thường nhỏ hơn rất nhiều so với quảng cáo.

 Mục tiêu của khuyến mại

Công cụ khuyến mãi được dùng để nhằm tới, hướng tới một số mục tiêu như
thưởng cho khách hàng trung thành, khuyến khích dùng thử, tăng khách hàng mới,
khuyến mại mùa giảm cầu/ tồn kho, xây dựng cơ sở dữ liệu và thỏa mãn người bán, cạnh
tranh. Với mục tiêu đề ra như vậy có thể thấy doanh nghiệp có thể sử dụng khuyến mãi
vào nhiều thời điểm khác nhau, tùy mục tiêu cụ thể của từng doanh nghiệp trong từng
mốc, thời điểm thời gian cụ thể mà doanh nghiệp hoạch định chương trình khuyến mãi
phù hợp. Bên cạnh đó khuyến mãi còn phụ thuộc rất lớn vào định vị thương hiệu.

 Hình thức khuyến mại

Có một số hình thức khuyến mãi chủ yếu sau đây:


Giảm giá: giảm giá hàng bán trong một thời gian ngắn để kích thích lượng mua do
mua được rẻ hơn so với giá lúc bán bình thường.
Phân phát mẫu hàng miễn phí: bằng cách phân phát miễn phí cho người tiêu dùng,
doanh nghiệp cử nhân viên đến tận nhà khách hàng mục tiêu hoặc gửi qua đường bưu
điện, gửi kèm sản phẩm bán tại cửa hàng. Đây là một phương thức giới thiệu sản phẩm
hiệu quả nhất, song do biếu miễn phí, đồng thời để được khách hàng chú ý món quà phải
có một độ tác động nhất định, cho nên chi phí cho hoạt động này rất tốn kém.
Phiếu mua hàng: là loại giấy xác nhận người cầm giấy sẽ được ưu đãi giảm giá
hoặc mua sản phẩm trong giới hạn gía trị số tiền ghi trên giấy mà không phải trả tiền. Số
tiền đó sẽ được doanh nghiệp thanh toán. Nó có tác động với mặt hàng đã chín muồi hay
kích thích tiêu thụ sản phẩm mới.

Trả lại một phần tiền: hình thức này không được dùng nhiều. Sau khi khách hàng
mua hàng của công ty, khách hàng nhận được phiếu mua hàng và gửi lại công ty, công ty
căn cứ vào đó mà gửi lại một phần tiền qua đường bưu điện. Phương thức này khá phức
tạp mà lại không tác động mạnh đến tâm lý của khách hàng.

14
Thi cá cược, trò chơi: phương thức này tạo cơ may cho khách hàng bằng cách tạo
ra các cuộc chơi, thi tìm hiểu trong một thời gian nhất định. Phần thưởng có thể là đồ vật
hoặc khách hàng được hưởng một loại dịch vụ nào đấy. Phương thức này thu hút được sự
chú ý của người tiêu dùng.
Phần thưởng: kích thích khách hàng mua sản phẩm lần sau.
Tặng vật phẩm mang biểu tượng quảng cáo: cách này được dùng để tạo ấn tượng
cho khách hàng ghi nhớ sản phẩm của công ty bằng cách in biểu tượng của công ty, sản
phẩm lên vật được tặng. Từ đó khách hàng có thể nhìn thấy thường xuyên thông qua việc
tiêu dùng vật phẩm được tặng.
Chiết giá: khuyến khích khách hàng mua thêm lượng hàng bằng cách nêu lên hình
thức mua nhiều được giảm giá.

2.3. Tuyên truyền và quan hệ công chúng

 Khái niệm

Tuyên truyền: Là hình thức truyền thông không mang tính cá nhân cho sản phẩm
hay cho một doanh nghiệp bằng cách đưa các tin tức có ý nghĩa thương mại về chúng trên
các phương tiện thông tin mà không phải trả tiền.
Các hình thức tuyên truyền gồm có: viết bài giới thiệu sản phẩm hay doanh nghiệp
đăng trên các báo, các tin tức trên các phương tiện thông tin về các cuộc viếng thăm và
làm việc của lãnh đạo nhà nước tại doanh nghiệp.
Đặc điểm của tuyên truyền: ít tốn kém, độ tin cậy cao, nhiều độc giả hơn, nhiều
thông tin hơn, kịp thời, khó điều khiển, số lần đưa tin có giới hạn.
Quan hệ công chúng: Đây là hoạt động truyền thông xây dựng để bảo vệ truyền
thông và danh tiếng của công ty, sản phẩm trước các giới công chúng. Đối tượng tiếp
nhận các thông điệp: giới tiêu thụ, các nhà đầu tư, chính phủ, các báo đài, các thành viên
phân phối, nhân viên và những nhóm công chúng khác.Về cơ bản, những hoạt động
quảng cáo, hỗ trợ bán hàng trong khi những hoạt động quan hệ công chúng tạo ra những
điều kiện và môi trường thuận lợi để bán hàng diễn ra.

15
Đặc trưng của quan hệ công chúng: sự tin cậy cao (những câu chuyện dài, bài báo,
sự kiện làm cho người đọc cảm thấy thực tế hơn và tin cậy hơn quảng cáo). Quan hệ công
chúng tạo uy tín để quảng cáo được khẳng định và giúp công ty đạt được sự tin cậy của
cộng đồng; làm mất phòng thủ của khách hàng: quan hệ công chúng có thể tác động đến
những khách hàng tiềm năng. Những thông điệp gởi đến người mua giống tin tức hơn là
chào bán hàng, mang tính thông tin hơn là tính thương mại; kịch tính hóa: cũng giống
như quảng cáo, quan hệ công chúng tạo kịch tính cho công ty, cho sản phẩm. Các chương
trình tài trợ, từ thiện, các sự kiện không chỉ quảng bá cho sản phẩm, có lợi cho thương
hiệu mà thường đem đến lợi ích cụ thể cho từng đối tượng.

 Mục tiêu của quan hệ công chúng

Những mục tiêu của quan hệ công chúng đều hướng theo hình ảnh của sản phẩm,
công ty hay ngành cụ thể như là đạt được những vị trí tốt trên các phương tiện cho các
thông cáo báo chí và diễn giả của công ty, truyền thông những báo cáo về thành quả
hoạt động của công ty, đạt được vị trí cần thiết cho công ty khi nổ ra cuộc tranh luận, bút
chiến, kết hợp hoạt động xã hội với quảng cáo, giành nhiều phương tiện tường thuật hơn
cạnh tranh, giữ vững tình cảm của công chúng, vươn tới nhiều nhóm phương tiện, xây
dựng thiện cảm của công chúng với sản phẩm, công ty và với ngành...
2.4. Marketing trực tiếp
 Khái niệm
Marketing trực tiếp là một hệ thống tương tác của marketing có sử dụng một hay
nhiều phương tiện quảng cáo để tác động đến một phản ứng đáp lại đo được hay giao
dịch tại bất kì một điểm nào. Hay nói cách khác marketing trực tiếp là việc sử dụng điện
thoại, thư điện tử và những công cụ tiếp xúc khác (không phải là người) để giao tiếp và
dẫn dụ một đáp ứng từ những khách hàng riêng biệt hoặc tiềm năng. Marketing trực tiếp
là để dẫn đến bán hàng trực tiếp không qua trung gian.

 Mục tiêu của marketing trực tiếp:

16
 Tác động đến nhận thức và dự định mua sau đó của khách hàng
 Tạo cơ hội cho nhân viên bán hàng
 Gửi những thông điệp nhấn mạnh đến hình ảnh và sự ưu thích của công ty
 Thông tin và hướng dẫn khách hàng để chuẩn bị cho lần mua sau...
 Lợi ích của marketing trực tiếp
Cách thức này có thể lựa chọn nhiều khách hàng tiềm năng tốt hơn, thông điệp bán
được cá nhân hóa và khách hàng hóa. Ngoài ra, Marketing trực tiếp có thể xây dựng mối
quan hệ liên tục với khách hàng, có thể đến với khách hàng tiềm năng vào những thời
điểm thích hợp và được tiếp nhận nhiều hơn, thử nghiệm những thay đổi về quảng cáo,
tiêu đề, giá, lợi ích… Đối thủ cạnh tranh cũng không xem được những chiến lược của
công ty dành riêng cho khách hàng và đánh giá được hiệu quả vì có thể đo lường phản
ứng của khách hàng.
 Hình thức marketing trực tiếp
Một số hình thức marketing trực tiếp:
 Marketing qua catalog: Catalog thông tin những thông tin đặc trưng về sản phẩm,
bộ sưu tập hàng mẫu, số hotline để giải đáp thắc mắc, quà tặng, giảm giá…
 Marketing qua thư điện tử trực tiếp: trong đó có thư, mẫu quảng cáo nhỏ, phim,
số điện thoại liên lạc miễn phí…
 Marketing từ xa qua điện thoại, thư,...
 Marketing trực tiếp qua các kênh truyền thanh, truyền hình, báo chí và tạp chí.
2.5. Bán hàng cá nhân
 Khái niệm
Bán hàng cá nhân được định nghĩa là một quá trình tập hợp những mối quan hệ
tương tác, giao tiếp và trao đổi trực tiếp giữa người bán và người mua, ở đây chúng ta
đang nói đến đối tượng chính là khách hàng tiềm năng và doanh nghiệp. Quá trình này
nhằm mục đích tác động lên quyết định mua hàng của khách hàng.
Ngày nay, sự ra đời và phát triển với tốc độ chóng mặt của Internet đã cung cấp
thêm nhiều phương thức giao tiếp khác trong kinh doanh. Bán hàng cá nhân không chỉ
giới hạn trong những cuộc gặp mặt trực tiếp. Thực tế, một nhân viên bán hàng có thể sử

17
dụng các cuộc gọi Video, cuộc gọi điện thoại, IM, Email và các cách thức tương tác trực
tiếp khác để phát triển mối quan hệ với khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

 Mục tiêu của bán hàng cá nhân

Mục tiêu chính của bán hàng cá nhân là sử dụng tất cả các kỹ năng bán hàng cần
thiết để giúp giới thiệu và quảng bá sản phẩm dịch vụ của các công ty, doanh nghiệp trực
tiếp đến cho người tiêu dùng. Làm cho họ biết đến và tin tưởng vào các sản phẩm dịch vụ
của công ty và doanh nghiệp nhiều hơn. Từ đó, giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu
nhanh chóng và kích thích hành động mua hàng của người tiêu dùng.

Ngoài ra, mục tiêu của bán hàng cá nhân còn phải giúp giải đáp các thắc mắc và
nghi vấn về sản phẩm, dịch vụ của khách hàng. Dựa vào những đánh giá khách quan của
người mua để cải thiện nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ và cải tiến lại phương
pháp bán hàng cho hiệu quả.

 Hình thức bán hàng cá nhân

Một số các hình thức bán hàng cá nhân hiện nay:

 Direct selling – Bán hàng trực tiếp, tức người bán sẽ gặp trực tiếp khách hàng để
thực hiện hoạt động mua bán
 Retail selling – Bán lẻ những sản phẩm của mình qua những kênh phân phối
được ủy quyền như đại lý, siêu thi, các cửa hàng tiện lợi...
 Agency selling – Đại diện bán hàng, tức đại diện cho nhà sản xuất, phân phối các
sản phẩm đến tay người tiêu dùng
 Telesales – Bán qua việc đàm thoại, tức hoạt động mua bán sẽ được bàn bạc qua
điện thoại và sẽ không phải gặp mặt trực tiếp
 Door selling – Bán hàng tận nhà, hình thức bán hàng này người bán sẽ phải đến
tận nhà khách hàng để tiếp thị giới thiệu sản phẩm
 Business to business (B2B) selling – Doanh nghiệp này sẽ phân phối bán hàng
cho doanh nghiệp khác

18
 Business to government selling – Đơn vị doanh nghiệp bán hàng, cung cấp các
dịch vụ cho những cơ quan chính phủ nhà nước
 Online Selling: Bán hàng trực tiếp qua Internet

III. Tầm quan trọng của xúc tiến thương mại

Xúc tiến là một yếu tố trọng yếu của Marketing – mix. Một hỗn hợp xúc tiến hiệu
quả sẽ có những đóng góp quan trọng cho sự thành công của chiến lược Marketing – mix.
Tạo sự khác biệt cho sản phẩm, phân khúc thị trường, thúc đẩy tiêu thụ, xây dựng nhãn
hiệu… tất cả đều cần đến xúc tiến. Đối với những sản phẩm mới, trước hết cần phải
thông tin về kiểu dáng và những đặc trưng để xây dựng thái độ tốt của khách hàng đối
với chúng. Đối với những sản phẩm đã được khách hàng nhận biết cần tập trung thuyết
phục thay đổi nhận biết để được ưa thích hơn. Đối với những sản phẩm thông dụng cần
sự nhắc nhở để gia tăng sự tin cậy đã có của người tiêu thụ.
Những đối tượng tiếp nhận những nỗ lực xúc tiến của một doanh nghiệp rất đa
dạng như: các giới tiêu thụ, cổ đông, những nhóm bảo vệ người tiêu dùng, các thành viên
phân phối, nhân viên, đối thủ cạnh tranh và những giới công chúng khác. Sự giao tiếp với
mỗi đối tượng khách hàng sẽ khác nhau do những khác biệt về mục tiêu, sự hiểu biết và
nhu cầu. Do vậy những chính sách xúc tiến cho từng đối tượng là vô cùng quan trọng để
đánh vào tâm lý khách hàng mục tiêu.
Một kế hoạch xúc tiến của doanh nghiệp thường nhấn mạnh đến sản phẩm và công
ty nhằm dẫn khách hàng đến ý định mua hàng. Tuy nhiên công ty cũng có thể lồng thêm
vào hình ảnh công ty, quan điểm phục vụ, hoạt động hỗ trợ cộng đồng hay những hiệu
quả mang đến cho xã hội.
 Vai trò của xúc tiến thương mại đối với doanh nghiệp

Xúc tiến thương mại là hoạt động quan trọng trong việc phát triển sản xuất kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế doanh nghiệp. Cụ thể:
Hỗ trợ, cung cấp thông tin thương mại về cơ chế, chính sách, thông tin thị trường,
chính sách,…kịp thời, chính xác và có hiệu quả cho doanh nghiệp.

19
Là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa khách hàng với doanh nghiệp,
xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các bạn hàng trong và ngoài nước. Xúc
tiến thương mại là công cụ hữu hiệu duy trì và chiếm lĩnh thị trường, làm cho hoạt động
bán hàng trở nên dễ dàng hơn, thúc đẩy đưa hàng hóa vào kênh phân phối hợp lý. Xúc
tiến thương mại hỗ trợ và tạo cơ hội để doanh nghiệp kết nối giao thương, mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ. Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại,
doanh nghiệp sẽ thể hiện năng lực, uy tín và hình ảnh của đơn vị để tạo niềm tin cho
khách hàng.
Xúc tiến thương mại tạo điều kiện để củng cố, khẳng định vị thế và nâng cao năng
lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được thông tin
về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,…từ đó đưa ra những chiến lược kinh
doanh hiệu quả, giúp doanh nghiệp phát huy thế mạnh và rút ngắn khoảng cách với các
doanh nghiệp dẫn đầu khác. Hoạt động thương mại cũng có ý nghĩa trong việc hỗ trợ xây
dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp để từ đó tiếp cận tốt hơn với khách
hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển hoạt động kinh doanh sản xuất và
nâng cao vị thế doanh nghiệp.

 Vai trò của xúc tiến thương mại đối với quốc gia

Xúc tiến thương mại đóng vai trò quan trọng với quá trình tăng trưởng và phát
triển kinh tế đất nước. Đây là một công cụ hữu hiệu để giải quyết đầu ra cho nhiều ngành
sản xuất, tạo điều kiện và thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, và đẩy mạnh hoạt
động xúc tiến xuất nhập khẩu.
Xúc tiến thương mại gắn kết nền kinh tế đất nước với kinh tế thế giới. Thông qua
các hoạt động ngoại thương, thị trường trong nước sẽ liên kết chặt chẽ với thị trường
nước ngoài. Xúc tiến thương mại giúp mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thiết lập và
tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Thông qua các hoạt
động xúc tiến thương mại giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của đất nước trên
thị trường quốc tế.

 Vai trò của xúc tiến thương mại đối với địa phương

20
Xúc tiến thương mại sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực, kích thích tăng
trưởng kinh tế, gắn kết nền kinh tế của tỉnh với kinh tế thế giới thông qua các hình thức
hoạt động như giới thiệu, quảng bá về văn hóa, vùng đất, con người, tiềm năng thế mạnh
của địa phương; mở rộng và liên kết các thị trường tiềm năng tiêu thụ sản phẩm hàng
hóa, thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm,...Thông qua hoạt
động xúc tiến thương mại góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

 Vai trò của xúc tiến thương mại đối với người dân

Xúc tiến thương mại có vai trò tác động và góp phần thay đổi cơ cấu tiêu dùng.
Nhu cầu của người tiêu dùng thường không cố định, họ luôn có những nhu cầu tiềm ẩn,
nên vai trò của xúc tiến thương mại là đánh thức những nhu cầu đó và kích thích người
tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm khác. Xúc tiến thương mại có hiệu quả
sẽ chiếm được lòng tin của khách hàng, sự yên tâm về chất lượng, giảm thiểu rủi ro và
nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN
THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI OUTERITY

I. Giới thiệu công ty

1.1. Tổng quan về doanh nghiệp

Công ty TNHH một thành viên Thương mại dịch vụ High Q được thành lập vào
ngày 23/10/2020 bởi một nhóm nhỏ các cá nhân có cùng đam mê về thời trang đường
phố. Nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường cùng xu hướng thị hiếu chung của giới trẻ
hiện nay. Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ High Q đã ra mắt Outerity - thương hiệu
thời trang đường phố dành cho những bạn trẻ năng động và đầy sức sống. Theo đại diện
thương hiệu, Outerity được thành lập đầu năm 2021 với định hướng phong cách trẻ trung
và năng động. Sau gần 2 năm ra mắt, các sản phẩm của Outerity đã nhận được sự quan
tâm, chú ý của đông đảo bạn trẻ yêu thời trang đường phố.
Trong những năm gần đây, xu hướng sàn thương mại điện tử phát triển, thương
hiệu thời trang Outerity đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng phát triển trên các sàn thương
21
mại điện tử, tập trung đẩy mạnh việc bán hàng trên các sàn vì niềm tin và hành vi mua
hàng của khách hàng dần chuyển sang mua hàng trên các sàn thay vì mua trực tiếp tại cửa
hàng.
Outerity hiện tại chủ yếu bán hàng qua các kênh như:
 Website : Outerity
 Shopee : Outerity, Cửa hàng trực tuyến | Shopee Việt Nam
 Lazada : Outerity - Shop Bán Hàng Chính Hãng Giá Tốt | Lazada.vn
Bên cạnh đó, còn có những kênh truyền thông như:
 Facebook : https://www.facebook.com/outerity
 Instagram : @outerity.sg
 Tiktok : OUTERITY (@outerity.sg)

1.2. Sứ mệnh, mục tiêu của thương hiệu


 Sứ mệnh
Outerity mong muốn đưa thời trang streetwear đến với mọi người, từ những nơi có
thu nhập trung bình thấp nhưng vẫn sở hữu được những chiếc áo thun chất lượng.
“Đến với Outerity bạn sẽ không phải đau đầu mỗi khi cần tìm một món đồ thời
trang yêu thích cho mình. Các tín đồ thời trang cũng có thể yên tâm mua sắm online vì
chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo”, đại diện thương hiệu nhấn mạnh.
 Mục tiêu
Mỗi năm Outerity luôn đặt mục tiêu phát triển hơn 20% năm cũ, ngoài ra đầu năm
2023 với một chiến lược sản phẩm mới, Outerity tin chắc rằng với sản phẩm này Outerity
muốn mang một xu hướng mới cho cả ngành thời trang nói chung và áo thun nói riêng
của Việt Nam. Outerity cũng hoạt động với mục tiêu mang đến các sản phẩm chất lượng,
bắt kịp mọi xu hướng thời trang, mang lại sự tự tin và phong cách cho người mặc.
Tất cả các sản phẩm của Outerity được lựa chọn kỹ càng, mỗi sản phẩm được chỉn
chu trong từng đường kim mũi chỉ. Mỗi một sản phẩm được ra mắt đều phải trải qua quá
trình đánh giá khắt khe về chất lượng, đảm bảo các tiêu chí, chất liệu phù hợp, mềm mịn

22
và thoải mái… Các sản phẩm của thương hiệu được giới thiệu đến người tiêu dùng trên
cơ sở thấu hiểu mọi lựa chọn, thói quen và phong cách sống hiện đại của người Việt.
1.3. Giới thiệu sản phẩm, danh mục sản phẩm
Dựa trên sự đồng điệu về suy nghĩ, nhu cầu cũng như tâm lý về việc lựa chọn các
sản phẩm thời trang, Outerity mang đến cho các bạn trẻ đa dạng sự lựa chọn, từ T-shirt,
hoodie, hoodie zip, outwear đến short ... Trong đó, dòng sản phẩm chủ đạo chính là các
mẫu áo thun theo phong cách trẻ trung, năng động, cá tính.
Outerity còn kết hợp in các họa tiết, logo độc quyền trên áo để tạo nên những điểm
nhấn khác biệt nhưng vẫn trẻ trung và cá tính. Đặc biệt, Outerity mang phong cách chủ
đạo là những chi tiết đơn giản, basic nhưng đem lại cảm giác hài hòa, dễ mặc, dễ lựa
chọn và đặc biệt là dễ phối đồ. Không chỉ thay đổi theo nhiều mẫu mã, Outerity còn đảm
bảo chất lượng cho từng sản phẩm mà thương hiệu tung ra thị trường. Với quy trình sản
xuất hoàn thiện từng công đoạn, Outerity tự tin mang lại những sản phẩm tốt nhất đến tay
các bạn trẻ. Các chất liệu được Outerity lựa chọn khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu
tố. Tùy từng mẫu áo khác nhau mà Outerity lựa chọn loại chất liệu phù hợp. Loại chất
liệu phổ biến được dùng hiện nay tại Outerity phải kể đến đó là cotton cùng các loại thun.
Nắm bắt xu hướng thời trang và nhu cầu của giới trẻ, dòng sản phẩm của thời trang
Outerity là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách thời trang hiện đại và đời sống hằng ngày.
Mỗi sản phẩm của Outerity đều được thiết kế giúp toát lên khí chất riêng, trẻ trung, thời
thượng, cá tính, giúp các bạn trẻ tăng thêm sự tự tin mọi lúc, mọi nơi.
Giá thành của một sản phẩm áo thun, áo polo Outerity tương đối hợp lý, dao động
từ 139.000đ đến 280.000đ phù hợp với khách hàng mục tiêu là giới trẻ- đối tượng có sức
mua lớn nhưng không có quá nhiều tài chính. Ngoài ra thương hiệu này còn có những sản
phẩm khác vào mùa thu đông như sweater, hoodie với giá dao động từ 235.000đ đến
380.000đ.
II. Môi trường marketing của thương hiệu
2.1. Môi trường vĩ mô:
 Môi trường nhân khẩu học:

23
Outerity nhắm tới đối tượng khách hàng là những bạn trẻ trong khoảng từ 13 đến
30 tuổi, các mẫu tại đây đều tùy theo thiên hướng đơn giản song lại mang nét cá tính khó
trộn lẫn với nhiều thương hiệu khác. Độ tuổi thương hiệu hướng tới hiện nay chiếm phần
lớn trong tỉ lệ dân số Việt Nam, với 22,48% trong năm 2023.
 Môi trường kinh tế:
Đại dịch COVID đã gây ra hậu quả nặng nề cho nền kinh tế Việt Nam trong những
năm gần đây khiến cho thị trường tê liệt. Trên giác độ toàn cầu, ngành may là một trong
những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi mà
nhu cầu đối với hàng may mặc vốn là nhu cầu thứ yếu nên sẽ bị cắt giảm chi tiêu đầu tiên
khi thu nhập gia đình bị ảnh hưởng.
Doanh thu ngành may mặc: Tính chung năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
và may mặc của Việt Nam ước đạt 35,29 tỷ USD, giảm 10,91% so với năm 2019. Trong
năm 2021, ngành dệt may đạt kim ngạch 39 tỷ USD, tăng trưởng 11% so với năm 2020,
mức kim ngạch này tương đương với giá trị trước thời điểm Covid – 19 (năm 2019). Ở
năm 2022, doanh thu ngành dệt may đạt gần 44,5 tỷ USD, tăng 10,4% so với năm 2021.
Trong đó, doanh số của sản phẩm Áo hoodie outerity trong tháng 12/2022 đạt mức cao
nhất với 1.5 tỷ đồng và 8.3 nghìn về sản lượng.
Thế nhưng, Outerity đã vượt qua cuộc khủng hoảng này. Đại diện của thương hiệu
Outerity chia sẻ: "Khi bắt đầu xây dựng thương hiệu Outerity thì lại gặp đúng thời điểm
dịch Covid-19 bùng phát nên chúng tôi cũng gặp khó khăn. Rất may chúng tôi cũng
nhanh chóng vượt qua nhờ vào chất lượng sản phẩm tốt mà giá thành cạnh tranh so với
các sản phẩm tương đương”.
 Môi trường văn hóa - xã hội:
Cách đây khoảng 10 năm, thời trang đường phố chưa phổ cập với các bạn trẻ. Thế
nhưng, từ khi Internet phát triển mạnh, giới trẻ được tiếp cận với những xu hướng thời
trang mới trên thế giới. Chính vì vậy, thời trang đường phố mới bắt đầu nhen nhóm, phát
triển rồi nở rộ hơn. Với mong muốn đưa thời trang đường phố đến với tất cả mọi người,
từ những nơi có thu nhập trung bình thấp nhưng vẫn sở hữuđược những chiếc áo thun
chất lượng nên đầu năm 2021 thương hiệu Outerity ra đời. Đều là những người trẻ, tiếp

24
xúc với lĩnh vực thời trang mới mẻ nên ban đầu Outerity cũng gặp rất nhiều khó khăn để
tiếp cận đến những đối tượng khách hàng tuổi teen. Thế nhưng, bắt đầu từ những thiết kế
độc đáo, lạ, ấn tượng và bắt “trend chung”, Outertity bắt đầu gây chú ý với cộng đồng
yêu thích thời trang đường phố. Để khẳng định thương hiệu thời trang dành cho giới trẻ,
Outerity luôn đề cao tiêu chí về chất lượng và phong cách hợp thời. Các sản phẩm của
thương hiệu được giới thiệu đến người tiêu dùng trên cơ sở thấu hiểu mọi lựa chọn, phù
hợp với thói quen tiêu dùng và phong cách sống hiện đại của người Việt, mang lại sự tự
tin và phong cách cho người mặc.
 Khoa học kỹ thuật, công nghệ:
Trước các khó khăn của đại dịch Covid-19 mang tới, như tính chất toàn cầu của
chuỗi giá trị may khiến ngành may mặc của các nước tham gia vào chuỗi nói riêng, toàn
cầu nói chung lại càng dễ bị tổn thương khi các nước đồng loạt áp dụng các biện pháp
phong tỏa, “đóng cửa” đất nước. Đứng trước tình hình đó, các doanh nghiệp quần áo tại
Việt Nam đã đẩy mạnh xu hướng thương mại điện tử nhưng chỉ thiểu số doanh nghiệp
phát triển được. Theo thông tin từ công ty nghiên cứu dữ liệu Metric.vn, 4 sàn thương
mại điện tử có thị phần lớn nhất tại Việt Nam lần lượt là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo,..
Đây có thể gọi là giai đoạn bùng nổ của chuyển đổi số trong kinh doanh.

25
Thị phần 4 sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo
Thương hiệu thời trang Outerity đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng phát triển trên
các sàn thương mại điện tử, tập trung đẩy mạnh việc bán hàng trên các sàn vì niềm tin và
hành vi mua của khách hàng dần chuyển sang mua hàng trên các sàn thay vì mua trực
tiếp tại cửa hàng.
2.2. Môi trường vi mô:
 Nhà cung cấp: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ High Q
Quy mô:
▪️Diện tích xưởng 15.000 m2
▪️Hơn 30 chuyền may hàng nội địa
Tốc độ:
▪️Sở hữu dàn máy móc, trang thiết bị hiện đại
▪️Hơn 1.000 thợ gia công lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm, tay nghề cao
Giá cả linh hoạt theo yêu cầu của khách hàng
▪️Thành phẩm có độ hoàn thiện cao 100% giống mẫu

26
▪️Hỗ trợ xử lý và thu hồi hàng lỗi
▪️Cam kết giao hàng đúng hẹn
Với sứ mệnh mang đến cho khách hàng Việt Nam những sản phẩm có chất lượng
tốt nhất từ vải đến in ấn. High Q với đội ngũ chuyên môn cao kinh nghiệm hơn 20 năm
sản xuất, cùng cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị hiện đại nhất, công ty cam kết sẽ
mang đến cho khách hàng những sản phẩm áo thun chất lượng cao, đa dạng về mẫu mã,
kiểu dáng và chất liệu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có dịch vụ in ấn trọn gói chuyên
nghiệp, từ thiết kế đến sản xuất, đảm bảo mang đến cho khách hàng những sản phẩm áo
thun độc đáo và chất lượng cao nhất. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thân thiện sẵn sàng hỗ
trợ khách hàng định hướng được nhu cầu và hiểu rõ hơn về sản phẩm của công ty.
Dịch vụ - High Q (highqapparel.com.vn)
 Đối thủ cạnh tranh:
Tất cả chính sách bảo vệ quyền lợi của khách hàng, cũng như trách tình huống xấu
cho thương hiệu được công khai trên website Outerity.com nhằm đem lại trải nghiệm tốt
nhất, tránh tình huống tiêu cực xảy ra. Đây là ưu điểm để Outerity mang tính cạnh tranh
cao so với các thương hiệu cùng loại sản phẩm hướng tới cùng khách hàng mục tiêu, có
thể kể đến như TeeLab, Nocturnal,…

27
Outerity Nocturnal

Chính sách đổi trả cụ thể, bao gồm nhiều Chính sách đổi trả chưa rõ ràng, cụ thể:
tình huống và luôn đứng về quyền lợi Áp dụng trả hàng hoàn tiền với các
phía người tiêu dùng: Tình trạng bên trường hợp nhận hàng lỗi (đảm bảo hàng
ngoài bị ảnh hưởng như rách bao bì, còn nguyên tem tag và chưa qua sử
bong tróc, bể vỡ… Chấp nhận trả hàng dụng) nhưng không muốn đổi sản phẩm
hoàn tiền với sản phẩm đã qua sử dụng, khác. Nocturnal không hỗ trợ đổi các sản
không còn nguyên tag tuy nhiên sản phẩm được khuyến mãi, giảm giá,
phẩm phải còn nguyên vẹn, không bị random pack.
rách, bung chỉ, bạc màu do quá trình sử
dụng.

Mẫu mã, thiết kế đa dạng với 141 sản Mẫu mã, thiết kế gồm 69 sản phẩm.
phẩm.

Chất lượng sản phẩm ổn, tỉ mỉ từng chi Chất lượng sản phẩm còn nhiều thiếu
tiết. sót, không được đánh giá cao, đặc biệt
về nhuộm vải.

Luôn lắng nghe và tiếp nhận đánh giá, Chưa tận dụng hết thế mạnh của kênh
phản hồi của khách hàng. Sẵn sàng thay phân phối.
đổi theo các ý kiến của khách hàng.

Chưa có chiến lược Marketing, ưu đãi Chiến lược ưu đãi Membership được
cho khách hàng từng trải nghiệm sản nhiều khách hàng ưa chuộng, có nhu cầu
phẩm. quay lại mua sản phẩm.

28
Thương hiệu Outerity có chính sách thanh toán tiện lợi, rõ ràng, và chính sách
khiếu nại minh bạch, đứng về phía người tiêu dùng, chính sách vận chuyển nhanh chóng
(từ 3-5 ngày), khách hàng được kiểm tra trước khi thanh toán nhận hàng, và độ bảo mật
thông tin khách hàng cao, tránh để lộ thông tin gây ra tình trạng lừa đảo công khai, cam
kết sản phẩm vừa được giao không đúng như hình ảnh cung cấp hoặc trên website sẽ
hoàn 100% đơn hàng.
 Trung gian marketing:
Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, và mới ra mắt là Tiktok
Shop đóng vai trò là trung gian phân phối của nhiều thương hiệu từ cả trong nước lẫn
quốc tế. Có thể nói, sự ra đời của các sàn thương mại điện tử kéo theo sự bùng nổ của
“mua sắm trực tuyến”.
Theo White paper thương mại điện tử Việt Nam 2022, nước ta có đến 74,8%
người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến. Trong đó, các mặt hàng được mua
sắm online nhiều nhất lần lượt là quần áo, giày dép và mỹ phẩm (69%).

Loại hàng hóa, dịch vụ thường được mua sắm trực tuyến
Năm 2021, sau 5 tháng ra mắt, Outerity đã mở bán trên sàn Shopee, theo đó đã
liên kết với Lazada và trở thành LazMall. Cuối cùng là Tiktok Shop, do ra mắt muộn hơn

29
các sàn thương mại khác, nhưng doanh số Outerity bán trên Tiktok Shop lại không hề
kém cạnh.
Facebook, Instagram, Tiktok,... là các đối tác truyền thông đóng vai trò trung gian
dịch vụ với chi phí chạy quảng cáo phù hợp, dễ dàng tiếp cận tới đối tượng tiềm năng.
Thống kê cho thấy có đến 78% người mua hàng trực tuyến là qua các website
thương mại điện tử, 42% qua mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo… và 47% qua
các ứng dụng mua hàng trên điện thoại di động.

Các kênh mua sắm trực tuyến (Nguồn: Sách trắng TMĐT Việt Nam 2022)
 Khách hàng mục tiêu:
Những bạn trẻ trong khoảng từ 13 đến 30 tuổi yêu thích phong cách thời trang
đường phố Street Wear, từ cả những nơi có thu nhập trung bình thấp. Với phong cách
thời trang này, các món đồ unisex là sự lựa chọn ưu tiên, bởi sự tiện lợi, dễ phối cũng như
cá tính, phù hợp. Thêm vào đó, sự phát triển của mua sắm trực tuyến đã phản ánh sự thay
đổi hành vi mua của khách hàng. Trước đây, mọi người chỉ có thể mua hàng trực tiếp, tới
cửa hàng để lựa chọn sản phẩm và thanh toán, bị giới hạn mua sắm trong khu vực nhất
định. Thì ngày nay, nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của Internet, và các trang mạng xã

30
hội, các sàn thương mại điện tử, việc mua sắm đã trở nên thuận tiện hơn. Các doanh
nghiệp, cụ thể là Outerity đã dễ dàng phân phối các sản phẩm của mình tới khắp cả nước,
thậm chí là nước ngoài. Giúp thúc đẩy doanh số bán, đồng thời là phổ cập thương hiệu
được biết tới rộng rãi, nâng cao giá trị doanh nghiệp.
 Công chúng:
Xu hướng “Người Việt dùng hàng Việt” được ủng hộ mạnh mẽ trong 10 năm trở
lại đây. Người tiêu dùng có xu hướng dùng hàng VNXK, sản xuất bởi Việt Nam nhằm
kích cung cho các ngành hàng, tạo công ăn việc làm cho người dân và thúc đẩy nền kinh
tế tự cung tự cấp. Chính vì lẽ đó, hàng loạt các local brand xuất hiện và nhanh chóng
chiếm thị trường với các bạn trẻ. Thương hiệu Outerity không nhằm ngoài đó.
Từ môi trường marketing của thương hiệu Outerity, ta có thể thấy được mô hình SWOT
của doanh nghiệp:

 STRENGHTH: Có nguồn tài chính dồi dào và nguồn nhân lực chất lượng, đông,
kinh nghiệm.
 Hoạt động truyền thông marketing rất phát triển
 Sản phẩm đa dạng hóa với nhiều phân khúc khách hàng
 Giá thành phù hợp với học sinh, sinh viên
 Sản phẩm chất lượng tốt, bền, và hình in đẹp
 Hệ thống kênh phân phối rộng khắp cả nước.
 WEAKNESSES: Áp lực việc chạy theo doanh số khiến khâu sản xuất sản phẩm gặp
phải lỗi.
 Vốn đầu tư còn giới hạn
 Dây chuyền sản xuất còn chưa tiên tiến
 OPPORTUNITY: Xu hướng sử dụng sản phẩm local brand trong những năm tới vẫn
còn tăng mạnh.
 Nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu chiếm phần đông dân số.
 Xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam ngày càng đẩy mạnh hội nhập quốc tế tạo
điều kiện cho thương hiệu xuất khẩu sang nước khác.

31
 THREATS: Những vấn đề về môi trường được mọi người quan tâm hơn (chất thải,
xả thải,…) từ đó ảnh hưởng tới hành vi mua của khách hàng.
 Hội nhập quốc tế gặp nhiều rủi ro.
 Nhiều đối thủ cạnh tranh đang dần phát triển và dần có vị thế trên thị
trường.
III. Phân tích chính sách xúc tiến
3.1. Quảng cáo
Local brand Outerity là một thương hiệu địa phương chuyên sản xuất và kinh
doanh các sản phẩm liên quan đến trang phục và phụ kiện thời trang. Hiện nay, thương
hiệu này đã sử dụng một số công cụ quảng cáo để tiếp cận khách hàng và nâng cao nhận
thức về thương hiệu của mình.
Cụ thể, Outerity đã sử dụng các công cụ quảng cáo sau đây:
 Mạng xã hội:
Outerity đã tận dụng tốt nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok…
để quảng cáo sản phẩm của mình (Nền tảng Facebook của hãng đạt được 573K lượt theo
dõi, Instagram đạt 271K lượt theo dõi, TikTok đạt 195,8K lượt theo dõi và 1,1M lượt
thích). Trên các trang mạng xã hội này, Outerity đăng tải các bài viết, hình ảnh, video về
sản phẩm mới, các chương trình khuyến mãi, thông tin liên quan đến thương hiệu và các
sự kiện của mình để giúp khách hàng có thể hiểu hơn về sản phẩm. Bên cạnh đó, thương
hiệu cũng sử dụng quảng cáo trả tiền trên các mạng xã hội để tăng độ tiếp cận cho các bài
viết của mình.
 Influencer marketing
Outerity đã hợp tác với một số Influencers (Tiktoker: Yangg.22, Linh Ân, Ngọc
Kem ...) trong lĩnh vực thời trang để quảng bá sản phẩm của mình. Các video có tới hàng
trăm nghìn lượt xem và hàng chục nghìn lượt yêu thích, trong phần bình luận của video
có rất nhiều phản ứng tích cực.
Trên nền tảng TikTok, lượt bán áo thun OUTERITY đã lên đến con số 53.8K với
đánh giá 4,9/5.

32
Outerity đã tận dụng các hoạt động quảng cáo trong thời đại công nghệ tiên tiến
ngày nay cho sản phẩm của mình và các hoạt động đó mang lại những hiệu quả rất tích
cực cho công ty.
- Ưu điểm: Outerity đã ứng dụng tốt các nền tảng xã hội như TikTok, Facebook,
tận dụng sự nổi tiếng của các Tiktoker quảng bá cho sản phẩm của mình và đã tiếp cận
nhanh, rộng đến mọi người, khẳng định và định vị thương hiệu của mình. Trên trang
Facebook của mình, thay vì đơn thuần giới thiệu các dòng sản phẩm một cách đơn điệu,
Outerity đã lồng ghép các câu nói viral, các content thú vị để tăng lượt tương tác cho bài
viết. Theo bài khảo sát mà nhóm thực hiện, có đến 68% người biết đến hãng Outerity
thông qua mạng xã hội. Điều đó cho thấy ở phương diện quảng cáo, hãng đã làm tương
đối tốt.
- Nhược điểm: Trên nền tảng TikTok và Instagram, hãng chỉ đơn thuần tung ra các
video, hình ảnh giới thiệu về sản phẩm, thiếu tính sáng tạo nên lượt tương tác chưa cao so
với trên nền tảng Facebook. Bên cạnh đó, các Influencers hợp tác với Outerity chưa thực
sự nổi tiếng nên mức độ phổ biến của các clip TikTok chưa cao. Outerity cũng vẫn chưa
có bất kì bài đăng nào trên quảng cáo tạp chí, chưa có các bài quảng cáo đăng trên nền
tảng Youtube. Điều này cũng góp phần làm giảm độ nhận diện thương hiệu của Outerity.
3.2. Xúc tiến bán
Nhãn hàng Outerity đã áp dụng một số công cụ xúc tiến bán để tăng doanh số bán
hàng của mình. Cụ thể, công cụ xúc tiến bán mà local brand Outerity đã áp dụng bao gồm
các chương trình khuyến mãi.
Thương hiệu đã thường xuyên áp dụng các chương trình khuyến mãi như
giảm giá, tặng quà, miễn phí vận chuyển, để thu hút khách hàng đến với sản phẩm của
Outerity.
- Chương trình khuyến mãi trực tuyến:
+ Mid-month SALE 9/9 có gì HOT???
+ GIẢM NÓNG 50% cho tất cả sản phẩm.
+ Hơn 1000 VOUCHER lên đến 100K.

33
Ở sự kiện “Tuần lễ trở lại của Outerity”, sản phẩm của Outerity giảm đến 50%,
mua 2 giảm 20% và có voucher freeship và nhiều minigame tặng áo free. Sự kiện này
nhằm thu hút khách hàng đến, mua sản phẩm của hãng, đồng thời tạo sự tin tưởng và gây
ấn tượng cho khách hàng.
- Chương trình khuyến mãi trực tiếp:
+ Nhân dịp ra mắt mẫu áo hoddie mới, sản phẩm chỉ được để với giá hơn 200k với
mục đích mọi người có thể trải nghiệm vào thời điểm đầu mùa.
+ Tại cơ sở 130 Ni Sư Huỳnh Liên, P10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh,
Outerity đã dành tặng 300 phần quà cho những khách hàng mới.
+ Chương trình “Mừng năm học mới, săn sale cực hời, giảm giá đến 70%” áp
dụng cho tất cả các mặt hàng.
- Ưu điểm: Outerity đã có nhiều chương trình khuyến mãi kích thích sức mua của
khách hàng. Việc kết hợp hình thức bán hàng trực tuyến và trực tiếp qua cửa hàng vật lý
đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng cũng như mở rộng phạm vi bán hàng.
Theo khảo sát, có đến 44% người bị ảnh hưởng từ xu hướng của mọi người xung quanh
và 22% bị ảnh hưởng từ hoạt động giảm giá ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm.
Do đó mà những chương trình khuyến mãi cũng đã làm tăng mạnh doanh số bán của
Outerity.
- Nhược điểm: Số lượng chương trình khuyến mãi nhiều nhưng chưa có tính mới
lạ để thu hút khách hàng, không khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Hãng chỉ đề ra các

34
hình thức giảm giá chứ chưa có hoạt động khuyến mãi khác như tặng quà, chế độ tích
điểm...
3.3. Quan hệ công chúng
Outerity hợp tác với các trang báo điện tử, báo mạng, cung cấp các thông tin để
các trang báo viết bài truyền thông cho nhãn hàng, đem đến độ tin cậy cho khách hàng, từ
đó ảnh hưởng đến quyết định mua của họ.

Hình ảnh Outerity trên một vài trang báo điện tử


Đặc biệt, để xây dựng mối quan hệ và tạo thiện cảm với công chúng, bộ sưu tập
Tết đầu tiên của DỰ ÁN TẾT ẤM đã ra đời: Meow Collection.

35
Nguồn: Outerity.com
Meow | Tết Ấm Project là dự án từ thiện đem lại một mùa Tết ấm áp hơn cho
những hoàn cảnh khó khăn nên Outerity sẽ trích 10% lợi nhuận từ mỗi đơn hàng để phục
vụ cho dự án trên. Mang đến ý nghĩa nhân văn, lợi ích cho xã hội, tuy vật chất không

36
nhiều nhưng ý nghĩa lại cao cả. Bộ sưu tập Tết đầu tiên của DỰ ÁN TẾT ẤM và là dự án
hoành tráng nhất của “OUTÉ House” đầu năm nay, bao gồm hơn 15 kiểu dáng, màu sắc
và chất lượng khác nhau lấy cảm hứng từ những chủ đề hot nhất năm 2023 - năm của
“HOÀNG THƯỢNG". Bộ sưu tập được kết hợp độc đáo với logo có hình chú mèo đáng
yêu không chỉ gây chú ý đối với khách hàng mục tiêu mà đến cả những “con sen” cuồng
mèo, những người yêu mèo. Outerity đã đưa ra quyết định sáng suốt khi biến bộ sưu tập
này trở thành điểm bán hàng độc đáo cho thương hiệu, không chỉ sản xuất nhiều dòng áo
phông (áo khoác ngoài, áo polo, áo hoodie...) mà còn cả móc khóa,…
- Ưu điểm: Các hoạt động trên giúp tăng sự tương tác, để lại thiện cảm trong lòng
khách hàng về sự nhiệt tình và chu đáo trong dịch vụ chăm sóc khách hàng.
- Nhược điểm: Chưa đủ đa dạng. Để tạo điểm nhấn với công chúng, Outerity cần
có nhiều hoạt động xã hội (tài trợ, từ thiện...) hay những sự kiện để tăng độ nhận diện
cũng như uy tín của thương hiệu.
3.4. Marketing trực tiếp
Hiện tại, Outerity chỉ marketing trực tiếp qua mạng xã hội: Outerity có nhiều
phương tiện truyền thông xã hội để kết nối với khách hàng và cộng đồng của mình như:
Facebook, Instagram, Tik Tok. Outerity gửi cho khách hàng các mã giảm giá, thông báo
về chương trình khuyến mãi đến với khách hàng qua tin nhắn trên các sàn thương mại
điện tử sau khi khách hàng mua hàng.
- Ưu điểm: Outerity đã tận dụng tốt các phương tiện truyền thông xã hội để tạo ra
một trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, tăng cường sự quan tâm của khách hàng đến sản
phẩm, tăng độ nhận biết thương hiệu đối với khách hàng. Những bài đăng chia sẻ về
thông tin sản phẩm, khuyến mãi của hãng lên các trang Tik Tok, Facebook đã nhận được
rất nhiều lượt xem, lượt like và có nhiều bình luận tích cực, quan tâm đến sản phẩm của
hãng.
- Nhược điểm: Các bài đăng trên nền tảng Tiktok chưa có lượt tương tác cao, các
bài đăng khá thường xuyên nhưng chưa đủ để tiếp cận được nhiều khách hàng, chưa tạo
được mối quan hệ gần gũi hơn với khách hàng.
3.5. Bán hàng cá nhân

37
Outerity đã áp dụng một số công cụ bán hàng cá nhân để tăng cường kết nối và
tương tác trực tiếp với khách hàng, bao gồm:
 Chat trực tuyến
Thương hiệu sử dụng các công cụ chat trực tuyến để hỗ trợ khách hàng trong việc
chọn sản phẩm, giải đáp các thắc mắc và đặt hàng. Trên nền tảng Shopee, tỉ lệ phản hồi
chat của Outerity là 100% (trong vòng vài giờ).
 Tư vấn trực tiếp
Tại cửa hàng vật lí của Outerity, đội ngũ nhân viên túc trực ở cửa hàng luôn tiếp
đón nhiệt tình, tư vấn cho khách hàng những thông tin đầy đủ nhất của sản phẩm, giúp họ
tìm được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
 Chăm sóc khách hàng
Outerity có chính sách chăm sóc khách hàng tốt và đổi trả tốt cụ thể, ví dụ như
“Áp dụng 1 lần đổi/1 đơn hàng với các đơn hàng mua online và các đơn hàng mua tại cửa
hàng”, “miễn phí đổi hàng cho khách mua ở Outerity trong trường hợp bị lỗi từ nhà sản
xuất, giao nhầm hàng, bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển hàng”. Đồng thời khi có các
đánh giá thấp, hãng sẽ phản hồi những trải nghiệm không hài lòng của khách hàng.
Chính sách đổi trả của Outerity:

 Thời gian thông báo đổi trả: trong vòng 48h kể từ khi nhận sản phẩm đối với
trường hợp sản phẩm thiếu phụ kiện, quà tặng hoặc bể vỡ.
 Thời gian gửi chuyển trả sản phẩm: trong vòng 14 ngày kể từ khi nhận sản
phẩm.
 Địa điểm đổi trả sản phẩm: Khách hàng có thể mang hàng trực tiếp đến văn
phòng/ cửa hàng của chúng tôi hoặc chuyển qua đường bưu điện.

- Ưu điểm: Outerity đã thực hiện tương đối tốt công cụ bán hàng cá nhân nhờ đó
xây dựng được mối quan hệ với khách hàng thông qua nhân viên bán hàng hoặc khách
hàng thân thiết. Việc tạo ra niềm tin và sự gắn kết này giúp tăng độ tin cậy và giá trị
thương hiệu của Outerity. Với phương pháp này, Outerity có thể nhanh chóng điều chỉnh
chiến lược bán hàng của mình dựa trên sự phản hồi từ khách hàng. Điều này giúp

38
Outerity cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường và
khách hàng.
- Nhược điểm: Do Outerity chưa có nhiều cửa hàng tại các tỉnh thành nên không
tiếp cận được hết các khách hàng tiềm năng có thói quen mua sắm trực tiếp qua các cửa
hàng vật lý...

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA CÔNG CỤ XÚC TIẾN VÀ GIẢI
PHÁP

I. Đánh giá sự phù hợp


1.1. Dựa trên nhu cầu của khách hàng mục tiêu
Nhằm đánh giá sự phù hợp của công cụ xúc tiến thương mại của nhãn hàng
Outerity, nhóm 8 đã thực hiện khảo sát ngẫu nhiên 50 mẫu. Qua bảng khảo sát, có thể
thấy rằng hầu hết những người tham gia khảo sát đều nằm trong độ tuổi từ 18 - 25 tuổi,
nhóm tuổi dưới 18 và trên 25 chiếm dưới 2%, trong đó, có 22% là nam và 78% là nữ
giới. Dù có sự chênh lệch trong tỷ lệ giới tính tuy nhiên thì phong cách thời trong được
hầu hết mọi người chọn đó lại là Unisex - phong cách mà Outerity hướng tới.
Hầu hết những người trong khảo sát thường dành khoảng 200.000 VNĐ - 500.000
VNĐ cho mỗi lần mua sắm của mình. Như vậy, với mức giá từ 200.000 VNĐ đến
300.000 VNĐ một sản phẩm thì Outerity đang đưa ra mức giá rất phù hợp với lứa tuổi
học sinh, sinh viên.

39
Nhìn vào bảng số liệu sau thống kê, tỷ lệ mọi người biết đến nhãn hàng đạt gần
70%, tuy nhiên chỉ có một nửa trong số này, cụ thể là 32% số người được khảo sát có sở
hữu một sản phẩm của Outerity. Như vậy có thể thấy là mức độ tiếp cận tới khách hàng
của doanh nghiệp dù đã ở mức tương đối cao nhưng tỷ lệ mua hàng vẫn còn thấp.

Đối với những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm, tỷ lệ hài lòng của họ ở mức
khá cao khi mà 72.4% khách hàng chọn mức 4 và 5 sao, số còn lại đánh giá ở mức 3 sao
- chấp nhận được.

Qua khảo sát trên, ta có thể thấy rằng nhóm khách hàng mục tiêu của doanh
nghiệp đó là học sinh, sinh viên nói riêng và là thế hệ gen Z nói chung. Chính vì vậy
cũng có thể nói rằng công cụ xúc tiến hiện nay của Outerity khá phù hợp với nhu cầu của

40
nhóm khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp đã có những sự điều chỉnh và định hướng tập
trung vào một tệp khách hàng nhất định để có tối đa hóa khả năng tiếp cận đối với họ.
1.2. Dựa trên xu hướng tiêu dùng của thị trường hiện nay
Hiện nay các phong cách như là Unisex, Streetwear… đang được các bạn trẻ ưu
chuộng vì sự thoải mái, phóng khoáng nhưng đồng thời lại vô cùng năng động, cho thấy
sự cá tính và chất riêng của mỗi cá nhân. Thị trường các sản phẩn quần áo Local brand
hiện nay đang trở nên vô cùng sôi động với rất nhiều những nhãn hàng mới được ra mắt
mỗi ngày. Chính vì thế mà số lượng các local brand quần áo đang tăng mạnh, số lương
cung vượt cầu. Điều này khiến cho thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh và rất khó để
các nhãn hàng trở nên thực sự nổi bật trong hàng biển local brand.
Là một thương hiệu ra mắt từ năm 2021 và vẫn giữ vững vị trí cũng như uy tín của
mình cho tới hiện nay, có thể nói Outerity đã làm tốt trong việc quản lý thương hiệu nói
chung và trong các công cụ xúc tiến nói riêng.

Với sự lên ngôi của những phong cách tối giản, Outerity đã bắt kịp với xu hướng
khi đưa ra những bộ sưu tập và sản phẩm mang đậm chất Gen Z với áo oversize trơn màu
cùng họa tiết logo nhỏ gọn, không quá màu mè nhưng vẫn thể hiện được cá tính cũng như
là chất riêng của thế hệ trẻ.

41
Bên cạnh những phong cách streetwear, Y2K hiện nay cũng là một phong cách
đang làm mưa làm gió trên các trang mạng xã hội. Outerity cũng không nằm ngoài trend
này, họ đưa ra những sản phẩm babytee, croptop với những thiết kế đặc trưng để có thể
thu hút khách hàng. Điều này cho thấy nhãn hàng có sự đa dạng, linh động trong thiết kế.
Không chỉ là về thiết kế, cách thức bán hàng của Outerity cũng có những sự thay
đổi để phù hợp với các xu hướng của thị trường. Nếu trước đây, nhãn hàng chỉ bán sản
phẩm tại của hàng vật lý và các sàn thương mại điện tử, thì nay với sự xuất hiện của
TiktokShop và ShopeeLive, phương thức Livestream bán hàng trực tuyến đã trở thành
một trong những cách thức bán hàng chạy nhất của Outerity.
Chính sách giá của Outerity cũng rất được lòng khách hàng khí mà mức giá của
các sản phẩm đều nằm trong khoảng từ 100.000 VNĐ - 500.000 VNĐ, vô cùng với lứa
tuổi học sinh sinh viên nhưng chất lượng vải, đường may, màu áo vẫn ở mức tốt, không
hề có sự cẩu thả hay hời hợt trong những sản phẩm của nhãn hàng, đây cũng là một trong
những nhân tố chính giúp cho nhãn hàng vượt qua thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trở
lại ngay khi mà thương hiệu mới được thành lập. Châm ngôn của Outerity khi mà họ luôn
tâm niệm, muốn khách hàng ưu ái, đầu tiên sản phẩm phải chất lượng, hợp gu với khách,
bắt kịp xu hướng, giá thành phải chăng “hợp ví” với các bạn trẻ. Outerity luôn lấy khách
hàng làm trung tâm, sáng tạo bằng sự đổi mới sản phẩm với kiểu dáng đa dạng, chất liệu
tốt, giá cả hợp lý, dịch vụ hậu mãi tốt.
II. Giải pháp
2.1. Quảng cáo
Với thởi đại công nghệ 4.0 như hiện nay, người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ ngày
càng có thói quen tìm kiếm cũng như là tiếp nhận thông tin trên mạng Internet - đây sẽ là
một trong những con đường tiếp cận khách hàng mới nhanh nhất đối với Outerity. Một số
phương án mà doanh nghiệp có thể sử dụng như sau:
 Đặt banner trên các trang mạng truyền thông, mạng xã hội phổ biến đối với giới
trẻ như là Facebook, Instagram, Youtube…
 Đẩy mạnh collab với những KOLS trên các nền tảng như là Tiktok, Youtube…
2.2. Xúc tiến bán hàng

42
 Tổ chức hoạt động khuyến mãi trên các nền tảng bán hàng cả online và offline
 Mở thêm những Pop-up store hoặc các sự kiện Outlet tại những địa điểm phổ
biến đối với giới trẻ như là trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí.
 Tích cực bán hàng theo phương thức Livestream trực tuyến trên nền tảng Tiktok
shop và Shopee.
2.3. Quan hệ công chúng
 Outerity cần có thêm những sự minh bạch về chính sách giá, sản phẩm, chiết
khấu, giảm giá để tạo thêm sự tin tưởng cho khách hàng.
 Nhãn hàng có thể tham gia vào những sự kiện từ thiện hay tình nguyện, điều này
không chỉ lan tỏa tình yêu thương dành cho cộng đồng mà đây còn là một cách
để Outerity quảng bá thương hiệu của mình.

2.4. Marketing trực tiếp


 Có thể gửi thiệp chúc mừng hay tặng cho khách hàng những voucher, coupon
giảm giá khi đến sinh nhật của khách hàng dựa theo hệ thống dữ liệu thông tin đã
có sẵn của hệ thống của hàng.
 Gửi mail thông báo, tin nhắn tới các khách hàng về thông tin những bộ sưu tập
mới.
2.5. Bán hàng cá nhân
 Xây dựng hệ thống trợ lý ảo tư vấn cho khách hàng trên không gian bán hàng
Online.
 Training nhân viên của cửa hàng thêm các kỹ năng bán hàng, gợi ý cho người
mua về những sản phẩm và bộ sưu tập mới…

43
Kết luận

Mặc dù chỉ mới ra mắt vào năm 2021, thế nhưng, bắt đầu từ những thiết kế độc
đáo, lạ và ấn tượng, bắt "trend" chung, những chiếc logo thiết kế nổi bật như một cách để
khẳng định cái tôi cá nhân của giới trẻ, cũng là khẳng định thương hiệu của Outerity. Dần
dần, Outerity đã có chỗ đứng trong lòng nhiều bạn trẻ đam mê thời trang đường phố.
Cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội, website kết hợp với những cố gắng, nỗ lực không
ngừng, những chiến lược, chính sách marketing năng động, linh hoạt, giấc mơ “thương
hiệu thời trang nổi tiếng của giới trẻ ” của Outerity chắc chắn sẽ thành hiện thực.

44
Danh mục tài liệu tham khảo

https://luatminhkhue.vn/xuc-tien-thuong-mai-la-gi.aspx
https://luanvan99.com/xuc-tien-thuong-mai-la-gi-bid159.html
https://trithuccongdong.net/tai-lieu-marketing/xuc-tien-thuong-mai-va-cac-cong-cu-xuc-
tien-trong-marketing.html

45

You might also like