BÀI TẬP VIỄN THÁM ỨNG DỤNG 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

BÀI TẬP VIỄN THÁM ỨNG DỤNG

Câu 1: Giải thích ý nghĩa các câu hỏi sau dựa vào tính chất của ánh sáng:
- Vùng phổ là gì? Vùng phổ nào được sử dụng trong viễn thám?
→ Phổ điện từ là các dãi sóng (dãi tần số) của bức xạ điện từ được chia thành các
vùng phổ khác nhau.
Phổ điện từ của 1 đối tượng là phân bố đặc trưng của bức xạ điện từ phát ra hoặc hấp
thu bởi các đối tượng cụ thể.
Phổ điện từ kéo dài từ tần số thấp (dùng cho liên lạc vô tuyến)
→ Vùng phổ dùng trong viễn thám là: tia cực tím, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại,
radar.
- Tại sao vùng ánh sáng nhìn thấy có 3 màu xanh dương, xanh lá cây và màu đỏ?
→ Trên thực tế trong vùng ánh sáng nhìn thấy ( ánh sáng khả kiến) λ từ 0.4-0.7
micromet chỉ có 3 nhóm màu cơ bản là xanh dương(λ từ 0.4-0.5), xanh lá cây (λ từ
0.5-0.6), và đỏ(λ từ 0.6-0.7) chúng tổ hợp theo những tỉ lệ khác nhau dựa theo mức độ
phản xạ và hấp thụ của mỗi loại sự vật phản chiếu vào mắt con người từ đó chúng ta
nhìn thấy sự vật muôn màu
Hiện tượng màu sắc trong vùng ánh sáng có thể được giải thích dựa trên nguyên lý cơ
bản của quang học và tương tác giữa ánh sáng và vật chất. Màu sắc được tạo ra thông
qua phản xạ, hấp thụ, và lưu thông của ánh sáng.
- Tại sao mắt người phân biệt các màu sắc khác nhau?
→ Là do mắt có cấu tạo từ 3 loại tế bào nhạy sáng với gam màu cơ bản đỏ, xanh lục,
xanh lam. Màu sắc cảm nhận được phụ thuộc vào cách một vật thể hấp thụ và phản xạ
các bước sóng.
+ Phản xạ: khi ánh sáng gặp phải một bề mặt, một phần của nó có thể bị phản xạ lại.
Màu sắc của ánh sáng phản xạ phụ thuộc vào màu sắc của vật chất đó. Nếu một vật
chất phản xạ nhiều ánh sáng xanh, nó sẽ trông xanh.
+ Hấp thụ: một số vật chất hấp thụ một phần hoặc toàn bộ một màu cụ thể trong
quang phổ ánh sáng trắng. Ví dụ, một vật chất có thể hấp thụ ánh sáng màu đỏ và
phản xạ lại ánh sáng màu xanh và xanh dương.

Câu 2: Giải thích các hiện tượng tự nhiên bên dưới:


- Tại sao bầu trời có ráng vàng hay đỏ?
→ Khi sắp mưa, trong không khí tích tụ rất nhiều hơi nước. Mật độ hơi nước trong
không khí dày đặc làm cản trở quang phổ mặt trời nên chỉ những quang phổ có bước
sóng dài hơn mới đến được mặt đất. Và ánh sáng có màu đỏ là có bước sóng dài nhất
mà con người nhìn thấy được bằng mắt thường. Phản xạ ánh sáng đến tầng mây phía
trên nên ta nhìn thấy bầu trời có màu đỏ khi sắp mưa. Cũng tương tự như vậy, lúc
bình minh và hoàng hôn, nhiệt độ không khí thấp nên có hơi nước nhiều. Do đó mà ta
thấy mặt trời ở vị trí xa ta nhất nhưng ta lại thấy mặt trời to hơn, gần ta hơn và có màu
đỏ. Còn buổi trưa, mặt dù cùng khoảng cách nhưng ta lại thấy mặt trời nhỏ hơn và ở
xa hơn. Trường hợp bình thường thì bầu trời chỗ gần mặt trời có màu vàng là chính.
- Tại sao nước biển màu xanh?
→ Thật ra nước biển không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên
chúng ta thường thấy chúng có màu xanh.
- Tại sao lá cây màu xanh?
→ Lá cây có màu xanh là do trong lá cây có bào quan là lục lạp. Trong lục lạp có
chứa chất diệp lục giúp cho quá trình quang hợp. Thực ra có các chất khác trong lá có
màu vàng, cam và đỏ, nhưng do chiếm tỉ lệ thứ yếu nên màu xanh lục của diệp lục
vẫn nổi trội.
- Tại sao lá cây màu tím và chàm?
→ Sự rụng lá bắt đầu bằng việc diệp lục suy giảm. Khi sắc xanh nhạt dần, các sắc tố
được gọi là anthocyanin tích tụ trong lá vào thời điểm này, khiến chúng có sắc tím và
chàm.

Câu 3: Sự phản xạ năng lượng nào được sử dụng trong viễn thám? Tại sao?
→ Bức xạ điện từ được phản xạ hay bức xạ từ vật thể là nguồn cung cấp thông tin chủ
yếu về đặc tính của đối tượng được đo lường và phân tích trong viễn thám.
Sóng điện từ (bức xạ điện từ) là sự của dao động điện trường và từ trường vuông góc
với nhau, lan truyền trong không gian. Sóng điện từ (bức xạ điện từ) vừa có cả tính
chất sóng cũng như tính chất hạt. Tính chất sóng được xác định bởi bước sóng λ, tần
số ν và tốc độ lan truyền C.
Phổ điện từ là các dãi sóng (dãi tần số) của bức xạ điện từ được chia thành các vùng
phổ khác nhau, là sự liên tục của năng lượng trong dảy bước sóng từ m đến nm truyền
với tốc độ ánh sáng đi qua chân không
Phổ điện từ theo thứ tự tăng dần của bước sóng như sao: tia gamma, tia X, tia UV,
vùng sóng nhìn thấy, vùng hồng ngoại, sóng cực ngắn, sóng vô tuyến
Viễn thám ghi lại năng lượng ở một phần nhỏ của tia UV, vùng khả kiến và vùng
hồng ngoại gần, trung, nhiệt, xa Các dải sóng này thường được sử dụng trong viễn
thám vũ trụ do khả năng chúng thâm nhập qua không khí và mây mù, giúp thu thập
dữ liệu từ vũ trụ một cách hiệu quả. Chúng có thể giúp phân biệt giữa các loại đất,
thực vật, nước, và các đối tượng khác trên mặt đất. Tuy nhiên không phải loại sóng
điện từ nào cũng được dùng trong viễn thám do trong quá trình truyền sóng tới mặt
đất do có bước sóng quá ngắn nên bị khỉ quyển hấp thu như vùng tia gamma tia x và
phần lớn tia cực tím. Sóng vô tuyến radio do bước sống quá lớn nên đi xuyên qua bề
mặt trái đất nên không ghi nhận được dữ liệu để sử dụng trong lĩnh vực viễn thám.

Câu 4: Cửa sổ khí quyển có ý nghĩa gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến phản xạ phổ
là do các yếu tố nào?
→ Cửa sổ khí quyển là dải sóng được năng lượng truyền qua trong dải phổ.
Trong cửa sổ khí quyển thì dải phổ nhìn thấy là vùng có năng lượng sóng điện từ
truyền qua nhiều nhất.
Cửa sổ khí quyển có ý nghĩa quan trọng trong viễn thám vì nó định nghĩa dải bước
sóng có thể sử dụng để tạo ra ảnh viễn thám. Ở vùng hồng ngoại xa 2 cửa sổ quan
trọng là dải mở từ 3,5->4,1µm và 10,5 ->12,5µm. Dãi bước sóng thứ 2 là đặc biệt
trong viễn thám bởi nó tương ứng với mức đỉnh phát xạ bức từ bề mặt Trái Đất.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến phản xạ phổ là:
- Không gian (địa hình)
- Thời gian
- Khí quyển
+ Hiện tượng tán xạ: làm đổi hướng chiếu
+ Hiện tượng hấp thụ: tia sáng không được tán xạ mà truyền qua các phân tử trong
không khí và nung nóng lớp khí quyển
+ Sự hấp thu bởi khí quyển: dẫn đến suy giảm năng lượng của sóng ánh sáng
+ Hấp thu năng lượng (hơi nước, khí cacbonic và khí ozon)

Câu 5: Có bao nhiêu nhóm đối tượng chính được phân chia dựa vào đặc tính
phản xạ phổ? Vùng phổ nào phản xạ mạnh nhất cho từng đối tượng?
→ Có ba nhóm đối tượng chính đặc trưng cho vùng phản xạ phổ: đất đá, thực vật,
nước.
-Đối với thực vật:
+ Thực vất phản xạ mạnh nhất ở vùng sóng hồng ngoại (0,7-0,9).
+ Thực vật non sẽ phản xạ mạnh hơn và sáng hơn thực vật già.
+ Thực vật lá rộng sẽ phản xạ mạnh hơn vì độ gồ ghề so với lá kim nhiều hơn.
+ Thực vật khỏe nhiều sẽ quang hợp nhiều hơn hấp thụ nhiều năng lượng hơn so với
lá kim.
-Đối với đất đá:
+ Đất càng ẩm phản xạ càng giảm.
+ Đất nhiều hữu cơ sẽ tối màu hơn so với đất ít hữu cơ.
+ Đất gồ ghề sẽ phnar xạ mạnh hơn và sáng hơn so với đất bằng phẳng.
+ Đất chứa khoáng canxi sẽ rất sáng.
+ Đất chứa khoáng sắt sẽ rất tối.
-Đối với nước:
+ Nước trong phản xạ cao nhất ở vùng ánh sáng nhìn thấy.
+ Nước đục chứa phù sa sẽ phản xạ mạnh hơn nước trong.
+ Nước có sóng sẽ tăng độ ghồ ghề sẽ phản xạ mạnh hơn nước phẳng lặng.

Câu 6: Vệ tinh viễn thám sử dụng phương pháp chụp ảnh nào?
→ * Một vệ tinh mang bộ cảm biến viễn thám chuyển động theo các quỹ đạo khác
nhau được gọi là vệ tinh viễn thám. Tùy theo đối tượng quan trắc, các vệ tinh viễn
thám có thể chia thành 2 nhóm chính sau:
- Vệ tinh khí tượng hay thời tiết: được sử dụng để dự báo hoặc giám sát điều kiện
thời tiết, loại vệ tinh này sử dụng quỹ đạo địa tĩnh như GMS hay NOAA. Tuy nhiên,
nhìn chung những vệ tinh này đều sử dụng bộ cảm biến có độ phân giải không gian
thấp nhằm cung cấp thường xuyên thông tin về độ ẩm của khí quyển, độ phủ của mây.
- Vệ tinh quan sát mặt đất hay vệ tinh tài nguyên: được sử dụng để quan sát tài
nguyên trên mặt đất, có độ phân giải không gian trung bình và cao như Landsat,
SPOT... Sử dụng quỹ đạo đồng bộ mặt trời, chụp trên nhiều kênh phổ và thường ở độ
cao từ 700 ÷ 900km nhằm thành lập bản đồ và giám sát biến động trên bề mặt.
* Các chức năng quan trọng của 1 hệ thống vệ tinh viễn thám là thu nhận dữ liệu, điều
khiển vệ tinh, vận hành và khai thác. Các chức năng này được thực hiện dựa trên 3 hệ
thống thiết bị chính:
- Kiểm tra theo dõi tuyến bay TACS (Tracking And Control System): xác định quỹ
đạo của vệ tinh, kiểm soát quỹ đạo và xử lý dữ liệu...
- Hệ thống kiểm tra hoạt động của vệ tinh: lập kế hoạch thực thi, đánh giá dữ liệu ảnh
vệ tinh...
- Hệ thống thu nhận số liệu: thu nhận, lưu trữ, xử lý và phân phối dữ liệu ảnh vệ tinh.
* Hệ thống chụp ảnh thụ động: là hệ thống viễn thám ghi lại năng lượng được bức xạ
tự nhiên hay phản xạ từ 1 số đối tượng với nguồn năng lượng chính là bức xạ Mặt
Trời.
- Ưu điểm:
+ Ít tốn kém
+ Độ phân giải cao
+ Chụp được nhiều band phổ
- Khuyết điểm:
+ Không chủ động được thời gian
+ Bị ảnh hưởng bởi thời tiết
* Hệ thống chụp ảnh chủ động: là hệ thống được cung cấp 1 năng lượng riêng cho nó
và chiếu trực tiếp vào đối tượng nhằm mục đích đo đạc phần năng lượng trở về.
Nguồn năng lượng chính là sóng rada.
- Ưu điểm:
+ Không phụ thuộc vào năng lượng mặt trời
+ Chụp bất kỳ thời gian, thời tiết
- Khuyết điểm:
+ Tốn nhiều chi phí
+ Độ phân giải thấp hơn hệ thống thụ động
+ Chỉ chụp được 1 band phổ
+ Phụ thuộc vào độ nhám của đối tượng

BÀI TẬP 2 – CHƯƠNG 2


Bài tập 1:
Vật mang là 1 phương tiện dùng để đưa các bộ cảm biến đến 1 độ cao và vị trí mong
muốn sao cho việc thu nhận thông tin từ mặt đất đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng cho
nhiều mục đích ứng dụng khác nhau. Nhìn chung, có thể chia chúng thành những
nhóm chính sau
● Vệ tinh địa tĩnh
● Vệ tinh tài nguyên quan sát mặt đất
● Các vật mang tầng máy bay
● Các vật mang tầng thấp
Vệ tinh và máy bay là những vật mang chủ yếu cho sự quan trắc trong viễn thám.
Chụp ảnh từ máy bay tạo ảnh hàng không có thể xem là dạng đầu tiên của viễn thám
và tồn tại như 1 phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong việc thành lập bản đồ
địa hình và chuyên đề phục vụ công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát
môi trường cũng như quy hoạch và quản lý đô thị
Vật mang khi chuyển động trong vũ trụ và trong lớp khí quyển chịu nhiều tác động
của môi trường xung quanh làm cho vị trí của nó thay đổi. Do điều kiện khí quyển
thay đổi theo độ cao nên các yếu tố như áp suất, mật độ không khí và nhiệt độ cần
phải được xem xét vì tác động của chúng thường dẫn đến sự mất ổn định vị trí của vật
mang khi chuyển động trên quỹ đạo. Vị trí của vật ang gồm 2 phần chính
● Các góc quay quanh 3 trục toạ độ
● Các dao động ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình dịch chuyển
Vị trí của vật mang cần được xác định chính xác nhằm hiệu chỉnh hình học dữ liệu
ảnh thu được, do đó cần phải liên tục ghi lại các thông số cơ bản mô tả vị trí của vật
mang bởi những thiết bị chính sau: tốc độ kế, máy đo độ cao, rada doppler, các
camera vô tuyến và máy ghi nhật ký bay
Bộ cảm biến chỉ thu nhận năng lượng sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật thể theo
từng bước sóng xác định. Năng lượng sóng điện từ sau khi tới được bộ cảm biến được
chuyển thành tín hiệu số chuyển đổi tín hiệu điện từ thành 1 số nguyên hữu hạn gọi là
giá trị của pixel tương ứng với năng lượng bức xạ ứng với từng bước sóng do bộ cảm
biến nhận được trong dải phổ đã xác định
Các bộ cảm quang học tạo ảnh đen trắng hay ảnh màu trong chụp ảnh hàng không hay
ảnh đa phổ được sử dụng trong viễn thám được đặc trưng bởi 3 tính chất cơ bản đó là
đặc trưng phổ, bức xạ và hình học
Ngoài ra, các bộ cảm còn được phân biệt dựa trên lực phân giải của thấu kính, đó là 1
chỉ số cho phép xác định sự giới hạn về mặt quan trắc không gian của 1 thiết bị quang
học. Hai khái niệm lực phân giải và độ phân giải không gian có sự liên hệ chặt chẽ với
nhau. Lực phân giải được áp dụng cho hệ thống tạo ảnh trong khi độ phân giải không
gian được áp dụng cho ảnh được tạo ra từ chính hệ thống đó
Quỹ đạo: Tập hợp tất cả vị trí của một chất điểm tạo ra một đường nhất định, đường
đó gọi là quỹ đạo của chuyển động.
*Quỹ đạo vệ tinh: Quỹ đạo vệ tinh được thiết kế riêng để phù hợp với mục đích của
dự án và khả năng của cảm biến mà vệ tinh mang theo
*Quỹ đạo thường (normal orbit): với giả thiết rằng trường hấp dẫn của trái đất là
dạng cầu, quỹ đạo dạng e-lip, tâm trái đất ở tiêu điểm.
*Quỹ đạo đặc trưng bởi:
+Apogee : điểm xa trái đất nhất
+Perigee: điểm gần trái đất nhất
+Ascending node
+Decending node
+Độ nghiêng (inclination)
*Quỹ đạo vệ tinh gồm hai dạng quỹ đạo: quỹ đạo đồng bộ trái đất và quỹ đạo đồng
bộ mặt trời.
+Quỹ đạo đồng bộ trái đất: Quỹ đạo mà vệ tinh chuyển động cùng một vận tốc gốc
với trái đất (quỹ đạo địa tĩnh)
Khi trái đất quay sang đông, vệ tinh di chuyển từ Bắc xuống Nam hoặc từ Nam lên
Bắc thu nhận thành 1 dãi hình ảnh. Trái đất tiếp tục quay, 1 dãi ảnh khác được ghi
nhận.
Quỹ đạo đồng bộ mặt trời: Quỹ đạo vệ tinh chuyển động theo hướng Bắc–Nam kết
hợp với chuyển động quay của trái đất (Tây–Đông)
- Vệ tinh luôn nhìn được bề mặt trái đất tại thời điểm có sự chiếu sáng tốt nhất của
mặt trời (quỹ đạo gần cực). Một số hệ thống vệ tinh có quĩ đạo địa tĩnh, quỹ đạo
song song đường xích đạo.Ví dụ: vệ tinh khí tượng (meteorological satellites).
*Quỹ đạo bị xáo trộn (pertubed orbit): do trường hấp dẫn của trái đất bị méo bởi
hình dạng dẹt của trái đất, hấp dẫn của mặt trăng, mặt trời, thủy triều, gió mặt trời
và các ảnh hưởng khác.
*Chu kỳ quỹ đạo thay đổi tùy theo độ cao của vệ tinh.
*Quỹ đạo địa tĩnh (geostationary): độ cao 36.000Km, vệ tinh có cùng chu kỳ với bề
mặt trái đất, dùng rất tốt với các ứng dụng như: thời tiết, viễn thông, …
Độ phân giải ảnh
*Độ phân giải điểm ảnh (pixel resolution). Tổng số điểm ảnh (pixel) có trên 1 hình
ảnh,1 ảnh được biểu thị qua 2 đơn vị (dài và rộng).
*Độ phân giải không gian (spatial resolution): là diện tích nhỏ nhất trên mặt đất mà
bộ cảm có thể phân biệt được.
*Các đặc trưng hình học.
Kích thước điểm ảnh càng nhỏ thì ảnh có độ phân giải không gian càng cao và ngược
lại.
*Độ phân giải phổ (spectral resolution): Độ phân giải phổ được thể hiện bởi kích
thước, số kênh phổ và bề rộng phổ
Phân biệt một số lượng lớn các bước sóng có kích thước tương tự hay sự tách biệt
được các bức xạ từ nhiều vùng phổ khác nhau.
-Kênh phổ và bề rộng của chúng.
-Độ nhạy của phim và khả năng kính lọc phổ.
-Sai khác các kênh khác nhau.
*Độ phân giải bức xạ (radiometric resolution): thể hiện sự thay đổi nhỏ nhất của
cường độ phản xạ sóng từ các vật thể được xác định bởi bộ cảm biến
-Số bit được dùng trong ghi nhận thông tin của độ phân giải bức xạ, quyết định chất
lượng ảnh (cấp độ sáng), mỗi pixel sẽ có giá trị hữu hạn ứng với từng cấp độ xám.
*Độ phân giải bức xạ (radiometric resolution):
-Cảm biến chính xác
-Mức độ nhiễu
-Tuyến tính độ nhạy
-Số bits lưu trữ
*Độ phân giải thời gian (Temporal Resolition)
- Độ phân giải thời gian liên quan đến khả năng chụp lặp lại của vệ tinh.
- Tuỳ thuộc vào quỹ đạo và độ phân giải không gian thời gian chụp lặp lại của vệ tinh
có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần
Chu kì vệ tinh là thời gian vệ tinh cần để quay một vòng quanh Trái Đất. Chu kì vệ
tinh phụ thuộc vào độ cao và loại quỹ đạo của vệ tinh
VD: vệ tinh địa tĩnh có chu kì bằng đúng chu kì tự quay của Trái Đất, tức 23 giờ 56
phút 4 giây
- Chu kì quỹ đạo: thời gian bay một vòng quanh Trái Đất
- Chu kì lặp: thời gian bay của vệ tinh bao phủ toàn bộ Trái Đất

Hình ảnh minh họa:


Vật mang Bộ cảm biến Qũy đạo địa tĩnh Qũy đạo gần cực

Độ phân giải không gian Độ phân giải điểm ảnh Chu kỳ vệ tinh
Bài tập 2:

Bài tập 3:
Hình 3: 4-5-1 (RGB)
- Phương pháp này cho kết quả màu sắc nhận biết các yếu tố:
+ Nước: tương ứng với màu thật là màu xanh nước biển (blue)
+ Thực vật: màu cam
+ Đất: các khu đô thị, khu dân cư, vùng đất trống và hệ thống mạng lưới đường giao
thông có màu trắng sáng
- Ứng dụng kiểu tổ hợp màu này để giám sát hay phân tích cho đối tượng: đất, đá
Hình 4: 7-4-2 (RGB)
- Phương pháp này cho kết quả màu sắc đẹp, rõ nét, có thể nhận biết chính xác các
yếu tố:
+ Nước: màu xanh nước biển (blue)
+ Thực vật: phân biệt rõ vùng rừng già, rừng non, vùng trồng lúc, trồng màu bằng
màu xanh lá đậm và nhạt
+ Đất: các vùng đất trống, đô thị có màu hồng và màu tím
- Ứng dụng kiểu tổ hợp màu này để giám sát hay phân tích cho đối tượng: thực vật
và nước
BÀI TẬP 3 – CHƯƠNG 3 & 4
Bài tập 1: Đặc điểm của các hệ thống vệ tinh:
Giới thiệu hệ thống vệ tinh
-Chia thành 2 loại:
+Vệ tinh khí tượng thời tiết.
+Vệ tinh quan sát tài nguyên.
-Vệ tinh khí tượng thời tiết: mục đích giám sát điều kiện thời tiết như độ ẩm của khí quyển, độ phủ
của mây ...nhằm sự báo điều kiện thời tiết toàn cầu.
-Vệ tinh quan sát mặt đất hay tài nguyên: nhằm thành lập bản đồ và giám sát biến động trên bề mặt
đất
+ Vệ tinh quang học
+Vệ tinh chủ động
-Ngoài ra, còn có các vệ tinh như sau
+Vệ tinh chuyên quan trắc vùng biển: nghiên cứu môi trường biển xác định nhiệt độ mặt biển, hơi
nước và màu nước biển, quan sát tuyết, băng và nhiệt độ bề mặt trái đất...
+Vệ tinh quan sát về khí.
Các thế hệ vệ tinh
-Vệ tinh khí tượng thời tiết:
1. Vệ tinh GOES
2. Vệ tinh MeteoSAT
3. Vệ Tinh NOAA
4. Vệ tinh ENVISAT
5. Vệ tinh MODIS
-Vệ tinh quan sát tài nguyên:
1. Vệ tinh LANDSAT
2. Vệ tinh SPOT
3. Vệ tinh TERRA và AQUA
4. Vệ tinh Sentinel
5. Vệ tinh IKONOS
6. Vệ tinh Quickbird
7. Vệ tinh WorldView
8. Vệ tinh GeoEye
9. Vệ Tinh MOS
10. Vệ Tinh IRS
Thời gian phóng và kết thúc 1 thế hệ vệ tinh
* Vệ tinh quan sát tài nguyên
-Vệ tinh Landsat: phóng lên quỹ đạo năm 1972, hiện nay đã có 9 thế hệ vệ tinh Landsat đã phóng lên
trên quỹ đạo.
+Landsat 1: được phóng 23/7/1972, ngừng hoạt động 6/1/1978.
+Landsat 2: được phóng 22/01/1975, ngừng hoạt động 25/02/1982.
+Landsat 3: được phóng 05/03/1983, ngừng hoạt động 31/03/1983.
+Landsat 4: được phóng 16/07/1982, ngừng hoạt động 15/06/2001.
+ Landsat 5: được phóng 01/03/1984, ngừng hoạt động 08/1995
+ Landsat 6: bị hỏng
+Landsat 7: được phóng 15/04/1999 hiện nay vẫn còn hoạt động.
+Landsat 8: được phóng 11/02/2013 hiện nay vẫn còn hoạt động.
+Landsat 9: được phóng 27/09/2021 hệ nay vẫn còn hoạt động.
-Vệ tinh SPOT:
+SPOT 1: phóng vào vũ trụ ngày 22/02/1986.
+SPOT 2: phóng vào vũ trụ ngày 22/01/1990.
+SPOT 3: phóng vào vũ trụ ngày 26/09/1993.
+SPOT 4: phóng vào vũ trụ ngày 24/03/1998.
+SPOT 5: phóng vào vũ trụ ngày 4/5/2002 kết thúc vào năm 2013.
+SPOT 6: phóng vào vũ trụ ngày 9/9/2012
+SPOT 7: phóng vào vũ trụ ngày 30/6/2014.
-Vệ tinh TERA( EOS AM): phóng vào quỹ đạo 12/1999
- Vệ tinh AQUA(EOS PM): phóng vào quỹ đạo 5/2002
-Vệ tinh SENTINEL:
+ Sentinel 1: được phóng 03/04/2014(1A), 25/04/2016(1B).
+ Sentinel 2: được phóng 23/06/2015(2A), 7/03/2016(2B).
+ Sentinel 3: 16/02/2016(3A), 25/04/2018(3B)
+Sentinel 5: 13/10/2017 (5P).
+Sentinel 6: 21/11/2020.
-Vệ tin IKONOS:
+IKONOS 1: được phóng 27/4/1999 hóng khi phóng.
+IKONOS 2: được phóng 24/9/1999 đang sử dụng tới thời điểm hiện tại.
-Vệ tinh Quickbird 18/10/2001
- Vệ tinh Worldview:
+ Worldview 1: 9/2007.
+ Worldview 2: 8/2009.
+ Worldview 3: 8/2014.
+ Worldview 4: 11/2016.
- Vệ tinh GeoEye:
+ GeoEye 1: 6/2008.
+ GeoEye2: 7/2014.
-Vệ tinh MOS:
+MOS-1:được phóng vào quỹ đạo 02/1987.
+MOS-1b: 2/1990.
-Vệ tinh IRS:
+ IRS-1: 1988.
+IRS-1C: 12/1995.
* Vệ tinh khí tượng thời tiết.
- Vệ tinh GOES:
+ Thế hệ thứ nhất: GOES-1 (2975) đến GOES-7( 1992).
+Thế hệ thứ hai: GOES-8(1994).
-Vệ tinh Meteosat:
+ Meteosat đầu tiên 1997.
-Vệ tinh NOAA:
+ NOAA1: 11/12/1970.
+ NOAA2: 15/10/1972.
+ NOAA3: 06/10/1993.
+ NOAA4: 15/11/1974.
+ NOAA5: 29/07/1976.
+ NOAA6: 27/06/1979.
+ NOAA7: 23/06/1981.
+ NOAA8: 08/02/1983.
+ NOAA9: 12/12/1984.
+ NOAA10: 17/09/1986.
+ NOAA11:24/09/1988.
+ NOAA12:14/05/1991.
+ NOAA13: 09/08/1993.
+ NOAA14:30/12/1994.
+ NOAA 15: 13/05/1998.
+ NOAA16: 21/09/2000.
+ NOAA17: 24/06/2002.
+ NOAA18:20/05/2006.
+ NOAA19:06/02/2009.
-Vệ tinh ENVISAT: được phóng lên ngày 1/3/2002 đã ngừng hoạt dộng nhưng vẫn còn nằm trong quỹ
đạo.
-Vệ tinh MODIS:
+MODIS Terra: 18/12/1999.
+MODIS Aqua: 2002.
*Các đặc điểm:
- Vật mang: vật mang là một phương tiện dùng để đưa các bộ cảm biến đến một độ cao và vị trí mong
muốn sao cho việc thu nhận thông tin từ mặt đất đath hiệu quả cao nhất.
- Bộ cảm biến: chỉ thu nhận năng lượng sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật thể theo từng bước
sóng xác định.
+Được đặc trưng bởi ba tính chất cơ bản: đặc trưng phổ, đặc trưng bức xạ và đặc trưng hình học.
-Độ cao bay:
+ Vệ tinh địa tĩnh: 1.000km.
+Vệ tinh tài nguyên: 36.000km.
+ độ cao bay trung bình của máy bay 12000m.
+Vệ tinh quỹ đạo ellip: 500-1000km.
+ Tàu vũ trụ con thoi: 240-350km.
+Bóng thám không (khinh khí cầu): 100m-100km.
+Phản lực tầng cao: 10-12km.
+máy bay tầng thấp hoặc trung bình: 500-8000m.
+ Máy bay lên thẳng: 100-2000m.
+ Máy bay không người lái điều khiển bằng vô tuyến: dưới 500m.
+ chụp ảnh mặt đất: 0-30m.
-Độ phân giải:
+ Độ phân giải điểm ảnh: Tổng số điểm ảnh (pixel) có trên 1 hình ảnh, 1 ảnh được biểu thị qua 2 đơn
vị (dài và rộng).
+ Độ phân giải không gian: là diện tích nhỏ nhất trên mặt đất mà bộ cảm có thể phân biệt được.
+ Độ phân giải phổ:
-Kênh phổ và bề rộng của chúng
-Độ nhạy của phim và khả năng kính lọc phổ
-Sai khác các kênh khác nhau
+ Độ phân giải bức xạ:
-Thời gian bay chụp: thể hiện sự thay đổi nhỏ nhất của cường độ phản xạ sóng từ các vật thể được
xác định bởi bộ cảm biến.
- Cảm biến chính xác
-Mức độ nhiễu
-Tuyến tính độ nhạy
- Số bits lưu trữ
+ Độ phân giải thời gian: Độ phân giải thời gian liên quan đến khả năng chụp lặp lại của vệ tinh.
- Tuỳ thuộc vào quỹ đạo và độ phân giải không gian mà thời gian chụp lặp lại của vệ tinh có thể kéo
dài từ vài ngày đến vài tuần.
- Chiều rộng tuyến chụp: trường nhìn FOV và truòng nhìn không đổi IFOV.
+FOV: góc nhìn lớn nhất vệ tinh thiết kế bay chụp được nguyên dãi.
+IFOV: góc nhìn nhỏ nhất mà vệ tinh có thể phân biệt được đối tượng này với đối tượng kia.
-Thời gian bay chụp:
+Chu kì lặp: khoảng thời gian cố định mà vệ tinh trở lại đúng vị trí chụp ảnh ban đầu.
+Chu kì của quỹ đạo: thời gian vệ tinh di chuyển hoàn tất một vòng qua trên quỹ đạo.
* Ứng dụng của vệ tinh:
- Vệ tinh khí tượng thời tiết: giám sát điều kiện thời tiết như độ ẩm của khí quyển, độ phủ của
mây ...nhằm dự báo điều kiện thời tiết toàn cầu
+ Vệ tinh GOES: được thiết kế bởi NASA để cung cấp thường xuyên thông tin về điều kiện thời tiết của
Hoa Kỳ và cho ảnh bề mặt đất với tỷ lệ nhỏ
+ Vệ tinh METEOSAT: giám sát và dự báo thường xuyên điều kiện thời tiết của toàn thế giới, gồm bảy
vệ tinh do cơ quan không gian Châu Âu thực hiện
+ Vệ tinh NOAA: cung cấp ảnh cho vùng phủ toàn cầu với cả hai chức năng giám sát điều kiện thời tiết
và cho ảnh bề mặt đất tỷ lệ nhỏ
+ Vệ tinh ENVISAT:
Theo dõi và giám sát đới bờ, đại dương, các quá trình trên mặt đất và băng
Theo dõi thực phủ, nghiên cứu nhiệt độ bề mặt biển và trên đất liền
Nghiên cứu đặc điểm hải dương học vùng bờ và đại dương, giám sát khí quyển (mây, hơi nước và bụi)
Nghiên cứu thành phần của khí quyển (như ozon, NO, SO2, khí gas và bụi), giám sát ô nhiễm không khí
+ Vệ tinh MODIS: Thu thập thông tin đồng thời về nhiệt độ, đất đai, đại dương, năng lượng mặt trời
từ Trái đất. Mỗi một cảm biến có những đặc điểm riêng biệt sẽ cho phép các nhà khoa học thực hiện
được một loạt các mục tiêu khoa học.
- Vệ tinh quan sát tài nguyên: nhằm thành lập bản đồ và giám sát biến động trên bề mặt đất
+ Vệ tinh LANDSAT: ứng dụng quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường, thành lập bản
đồ và phân tích biến động (sử dụng đất đai, biến đổi đường bờ...)
+ Vệ tinh SPOT: ứng dụng khá phổ biến trong nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất, phân tích biến động
và thành lập bản đồ tỷ lệ 1:10.000 và nhỏ hơn
+ Vệ tinh TERRA và AQUA: các ứng dụng tiêu biểu có thể kể đến là nghiên cứu khí quyển, mây, tài
nguyên, nông nghiệp, môi trường
+ Vệ tinh SENTINEL: có các thiết bị thu nhận quan sát đất liền, đại dương và khí
quyển.
+ Vệ tinh IKONOS: quản lý đô thị và quy hoạch tại các thành phố lớn trên thế giới, trong tương lai sẽ
giữ vai trò quan trọng trong việc thành lập bản đồ và giám sát thành phố.
+ Vệ tinh QUICKBIRD: dùng để thành lập bản đồ
+ Vệ tinh IRS: Ứng dụng rất tốt trong thành lập bản đồ và quy hoạch thành phố phân biệt thực vật,
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch tài nguyên thiên nhiên
Ngoài ra một số vệ tinh còn có ứng dụng trong hoạt động trinh sát, vệ tinh quan sát Trái Đất sẽ được
triển khai cho các ứng dụng quân sự hay tình báo, nghiên cứu định vị toàn cầu hay điều hướng (vệ
tinh hoa tiêu), cung cấp thông tin khoa học, hỗ trợ nông nghiệp...
* Hình ảnh minh họa:

Bài tập 2: Nêu đặc điểm của các hệ thống vệ tinh:


2.1. Các vệ tinh chủ động
1. Vệ tinh ERS
ERS (European Remote Sensing) là một chương trình vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) nhằm
sử dụng công nghệ vệ tinh để thu thập dữ liệu từ Trái đất cho nghiên cứu và quản lý tài nguyên thiên
nhiên.
ERS-1 và ERS-2 là hai vệ tinh chính trong hệ thống ERS, được trang bị công nghệ RADAR để thu thập
dữ liệu trong mọi điều kiện thời tiết và thậm chí dưới lớp mây che phủ.
ERS có các chức năng quan trọng như giám sát địa chất và động lực nước, đo mực nước biển, quản lý
tài nguyên thiên nhiên và thu thập dữ liệu về lỗ thủng tầng ozone.
Cả hai vệ tinh ERS đều được trang bị hệ thống Radar khẩu độ tổng hợp (SAR), cung cấp hình ảnh chất
lượng cao với độ phân giải tốt cho địa hình và động lực mặt đất.
ERS-1 hoạt động đến năm 2000, trong khi ERS-2 tiếp tục thu thập dữ liệu cho đến tháng 7 năm 2011.
Vệ tinh ERS có thể hoạt động ở nhiều chế độ khác nhau bao gồm hình ảnh, sóng, dải rộng và phân cực
xen kẽ.
ERS hợp tác với các cơ quan quốc tế để cung cấp thông tin và dữ liệu chất lượng cao về Trái đất.
ERS đã đóng góp đáng kể vào nghiên cứu môi trường, giám sát Trái đất và quản lý tài nguyên.
2. Vệ tinh RADASAT
RADASAT là một hệ thống vệ tinh radar được thiết kế để quan sát và giám sát từ không gian.
Các vệ tinh radar có cấu trúc chắc chắn và nhẹ để đảm bảo vị trí của chúng trên quỹ đạo.
RadaSat là một hệ thống vệ tinh radar được thiết kế để quan sát và giám sát từ không gian.
Vệ tinh có cấu trúc mạnh mẽ và nhẹ, nhiều ăng-ten radar và có thể hoạt động trong các dải tần số
radar khác nhau.
Nó có khả năng quan sát và thu thập dữ liệu về các vật thể khác nhau trên bề mặt Trái đất, bất kể điều
kiện thời tiết và ánh sáng.
Hệ thống cung cấp dữ liệu độ phân giải cao, cho phép xác định và theo dõi các chi tiết nhỏ.
Nó có thể tạo ra hình ảnh radar cung cấp thông tin về chiều cao, chuyển động và các đặc điểm khác
của các vật thể quan sát được.
Hệ thống có thể được cấu hình lại để ưu tiên các lĩnh vực quan sát cụ thể hoặc các sự kiện quan trọng.
Dữ liệu được thu thập bởi vệ tinh radar có thể được truyền đến Trái đất để phân tích và sử dụng.
Hệ thống RADASAT, được phát triển và vận hành bởi Canada, bao gồm các vệ tinh RADASAT-1 và
RADASAT-2.
Nó có các ứng dụng trong giám sát môi trường, quản lý tài nguyên, ứng phó với thiên tai và an ninh
quốc gia.
3. Vệ tinh Cosmo-SkyMed
Cosmo-SkyMed là một hệ thống quan sát vệ tinh tiên tiến được phát triển và vận hành bởi Cơ quan
Vũ trụ Ý (ASI) và Thales Alenia Space.
Nó sử dụng công nghệ Radar khẩu độ tổng hợp (SAR) để quan sát Trái đất bất cứ lúc nào, kể cả trong
thời tiết xấu và vào ban đêm.
Hệ thống có khả năng SAR độ phân giải cao, cho phép nó phát hiện những thay đổi trên bề mặt Trái
đất như động đất, thay nước và các trường hợp khẩn cấp khác.
Nó cung cấp hình ảnh với độ phân giải từ 1m đến 100m, tùy thuộc vào mục đích quan sát cụ thể.
Với bốn vệ tinh hoạt động, COSMO-SkyMed có phạm vi phủ sóng toàn cầu, đảm bảo rằng tất cả các
khu vực trên Trái đất có thể được theo dõi.
Nó có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ như giám sát môi trường, quản lý tài nguyên và hỗ trợ khẩn
cấp.
Hệ thống được thiết kế ổn định và cung cấp dữ liệu chính xác, giúp nó hữu ích cho các ứng dụng như
lập bản đồ, quản lý tài nguyên và giám sát thiên tai.
Hệ thống có khả năng quan sát các vật thể trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả ban đêm, và có thể
xuyên qua mây và sương mù.
Một số ứng dụng của Cosmo-SkyMed bao gồm giám sát rừng, lập bản đồ đất đai, giám sát tài nguyên
biển, giám sát thiên tai và giám sát quân sự.
4. Vệ tinh sentinel: Sentinel là tên của một loạt các vệ tinh quan sát trái đất thuộc Chương trình
Copernicus của Cơ quan Không gian Châu Âu (ESA). Các vệ tinh được đặt tên từ Sentinel-1 tới
Sentinel-6 có các thiết bị thu nhận quan sát đất liền, đại dương và khí quyển.
1.Sentinel -1A: Sentinel-1A là vệ tinh chụp ảnh radar của Châu Âu được phóng vào 03/04/2014. Đây
là vệ tinh Sentinel-1 đầu tiên được phóng như một phần của chương trình Copernicus của Liên minh
Châu Âu . Vệ tinh mang theo Radar khẩu độ tổng hợp băng tần C sẽ cung cấp hình ảnh trong mọi điều
kiện ánh sáng và thời tiết. Nó phân tích nhiều hiện tượng xảy ra trên Trái đất, từ việc phát hiện và
theo dõi các vụ tràn dầu và lập bản đồ băng biển đến giám sát chuyển động trên bề mặt đất liền và
lập bản đồ những thay đổi trong cách sử dụng đất.
Vệ tinh Sentinel-1A được trang bị một cảm biến C-SAR, cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao trong
mọi điều kiện thời tiết. Đồng thời C-SAR có khả năng phát hiện và chụp lại hình ảnh chuyển động nhỏ
trên mặt đất vào ban đêm lẫn ban ngày, chức năng này sẽ rất hữu ích cho việc giám sát mọi biến động
trên cạn và ở đại dương
+ Sentinel-1B: là vệ tinh chụp ảnh radar của Châu Âu được phóng vào ngày 25 tháng 4 năm 2016. Đây
là vệ tinh thứ hai trong số hai vệ tinh ban đầu thuộc chòm sao Sentinel-1, một phần của chương trình
Copernicus của Liên minh Châu Âu về quan sát Trái đất và quan sát bề mặt biển.Vệ tinh mang cảm
biến C-SAR, có khả năng cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao bất kể điều kiện thời tiết.
2. Sentinel: Vệ tinh đa phổ,độ phân giải cao, quan sát thực vật và mặt nước, ven bờ
+ Sentinel-2A: Được phóng lên quĩ đạo ngày 23/6/2015, dữ liệus
được hiệu chỉnh đến 13/12/2015.
+ Sentinel-2A: có nhiệm vụ giám sát bề mặt đất, các hoạt động
canh tác nông nghiệp, rừng, sử dụng đất, thay đổi thực phủ/
sử dụng đất, vùng ven bờ
+ Vệ tinh thứ hai (Sentinel-2B): đưa vào sử dụng thì cả hai sẽ
có chu lỳ lập lại là 5 ngày và nếu kết hợp với Landsat 8 thì
chu kỳ quan sát trái đất sẽ là 3 ngày. Với dữ liệu này thì độ
phân giải không gian cao hơn ảnh vệ tinh Landsat 8.
Sentinel-2 Bands Bands Bước sóng (μm) Độ phân giải (m)
Band 1 - Coastal aerosol 0.443 60
Band 2 - Blue 0.490 10
Band 3 - Green 0.560 10
Band 4 - Red 0.665 10
Band 5 - Vegetation Red 0.705 20
Edge
Band 6 - Vegetation Red 0.740 20
Edge
Band 7 - Vegetation Red 0.783 20
Edge
Band 8 – NIR 0.842 10
Band 8A - Vegetation 0.865 20
Red Edge
Band 9 - Water vapour 0.945 60
Band 10 - SWIR - Cirrus 1.375 60
Band 11 - SWIR 1.610 20
Band 12 - SWIR 2.190 20
3. Sentinel 3: Giám sát môi trường và khí hậu, bề mặt địa hình biển, nhiệt bề mặt, màu bề mặt.
+ Sentinel-3A là vệ tinh quan sát Trái đất của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu dành riêng cho hải dương học,
được phóng vào ngày 16 tháng 2 năm 2016.Nó được xây dựng như một phần của Chương trình
Copernicus và là vệ tinh đầu tiên trong số bốn vệ tinh Sentinel-3 được lên kế hoạch.
+ Sentinel-3B: Được phóng vào ngày 25 tháng 4 năm 2018. Sau khi hoàn tất quá trình vận hành ban
đầu, mỗi vệ tinh đã được bàn giao cho EUMETSAT để thực hiện giai đoạn hoạt động thường lệ của sứ
mệnh.
4. Sentinel 4: Giam sát khí quyển, chất lượng không khí. Vệ tinh quang học Meteosat. Là sứ mệnh
quan sát Trái đất của Châu Âu được phát triển để hỗ trợ Chương trình Copernicus của Liên minh Châu
Âu nhằm giám sát Trái đất. Nó tập trung vào việc giám sát nồng độ vết khí và sol khí trong khí quyển
để hỗ trợ các dịch vụ vận hành bao gồm các ứng dụng chất lượng không khí gần thời gian thực, giám
sát quy trình chất lượng không khí và giám sát quy trình khí hậu. Mục tiêu cụ thể của Sentinel-4 là hỗ
trợ điều này với thời gian truy cập lại cao ở Châu Âu.
5. Sentinel-5P: Được phóng vào 13/10/2017. Giam sát khí quyển, chất lượng không khí . Vệ tinh quang
học MetOp. Thiết bị của nó là máy quang phổ hồng ngoại tia cực tím, nhìn thấy được, gần và bước
sóng ngắn có tên là Tropomi. Vệ tinh được xây dựng trên một xe buýt vệ tinh Astrobus L 250 hình lục
giác được trang bị ăng-ten liên lạc băng tần S và X, ba tấm pin mặt trời có thể gập lại tạo ra 1500 watt
và bộ đẩy hydrazine để giữ trạm.Vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo đồng bộ với Mặt trời dài 824 km với
Nút tăng dần theo giờ địa phương là 13:30 giờ.
6. Sentinel 6: Được phóng vào 21/11/2020, vệ tinh radar, giám sát đại dương. Sentinel-6 Michael
Freilich (S6MF) là vệ tinh radar đo độ cao được phát triển với sự hợp tác giữa một số tổ chức châu Âu
và Mỹ. Nó là một phần của loạt vệ tinh Jason và được đặt theo tên của Michael Freilich. S6MF bao
gồm các kỹ thuật đo độ cao bằng radar khẩu độ tổng hợp để cải thiện các phép đo địa hình đại
dương, ngoài sông và hồ. Tàu vũ trụ được đưa vào sử dụng vào giữa năm 2021 và dự kiến sẽ hoạt
động trong 5,5 năm.
2.2. Các vệ tinh Việt Nam
1. Vệ tinh viễn thông VINASAT
VINASAT-1 VINASAT-2
Là vệ tinh viễn thông Là vệ tinh viễn thông thứ
đầu tiên của Việt Nam 2 của Việt Nam
Ngày phóng 19/4/2008 16/05/2012
Địa điểm phóng Kourou ELA-3 Kourou
Khối lượng 2,637 kg 2.969 kg
Tuổi thọ 15 năm 15 năm
Tên lửa Ariane 5ECA V182 Ariane-5
Vị trí quỹ đạo Quỹ đạo địa tĩnh 132 độ Quỹ đạo địa tĩnh 131,8
Đông độ Đông
Chu kỳ quỹ đạo 23,93 giờ 23,93 giờ
Vùng phủ sóng Việt Nam, Lào, Việt Nam, khu vực Đông
Campuchia và 1 phần Nam Á và 1 số quốc gia
Myanmar lân cận
Nhiệm vụ -Cung cấp dịch vụ ứng dụng như điện thoại, truyền
hình, thông tin di động, truyền số liệu, Internet, các
dịch vụ đào tạo và y tế từ xa, truyền tin cho ngư
dân trên biển, dự báo thời tiết, đảm bảo an ninh
quốc phòng,..
-Cung cấp đường truyền thông tin cho các trường
hợp khẩn cấp như thiên tai, bão lụt, đường truyền
cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo mà các phương
thức truyền dẫn khác khó vươn tới được.
-Hỗ trợ có hiệu quả công tác thông tin phục vụ cuộc
sống của ngư dân và phát triển kinh tế biển, phòng
chống và ứng cứu đột xuất khi xảy ra bão lũ, thiên
tai...
2. Vệ tinh thám sát tài nguyên VNREDSAT
• VNREDSat-1 hay VNREDSat-1A (Vietnam Natural Resources, Environment and Disaster-monitoring
Satellite-1A)
• Là vệ tinh viễn thám đầu tiên và là vệ tinh thứ 3 của Việt Nam được thiết kế, chế tạo thành công,
phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế-xã hội của đất nước.
• Khung VNREDSAT có kích thước 600 x 570 x 1.200 mm, nặng khoảng 120kg, tuổi thọ theo thiết kế là
5 năm, có khả năng quan sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai.
• Sử dụng quỹ đạo đồng bộ Mặt Trời, cho phép vệ tinh chuyển động toàn cầu và có khả năng chụp
ảnh bằng công nghệ quang học với độ phân giải cao tất cả các vùng trên bề mặt Trái Đất từ độ cao
khoảng 670km.
• Chụp ảnh ở kênh toàn sắc (Pan) và 4 kênh đa phổ (MS) với thời gian chụp lặp lại là 3 ngày. Độ phân
giải mặt đất là 2,5m (Pan) và 10m (MS).
• Phục vụ cho các mục đích:
- Theo dõi diễn biến của thiên tai, biến đổi khí hậu, đặc biệt là khi xảy ra các sự cố như bão lũ, cháy
rừng, tràn dầu
- Phục vụ cho công tác điều tra, kiểm kê tài nguyên rừng, đất đai
- Chỉnh lý các bản đồ địa hình, xây dựng các bản đồ cấu trúc kiến tạo địa chất phục vụ việc khảo sát
thăm dò tìm kiếm khoáng sản, theo dõi tài nguyên nước, theo dõi biến động của môi trường, phục vụ
đánh bắt xa bờ...
- Mang lại nhiều lợi ích cho người dân trong việc bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, cung cấp
thông tin viễn thám cho các cơ quan khoa học
Như vậy, việc phóng thành công vệ tinh quan sát Trái Đất đầu tiên VNREDSAT có ý nghĩa rất lớn, giúp
Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với công nghệ vũ trụ thế giới, tiến tới làm chủ công nghệ thiết kế, lắp
ráp vệ tinh nhỏ và là bệ phóng quan trọng cho việc làm chủ các công nghệ vũ trụ tiên tiến khác.
3. Vệ tinh nhỏ, siêu nhỏ và các vệ tinh khác
a) Vệ tinh nano F-1
Là vệ tinh siêu nhỏ đầu tiên và do tập đoàn tư nhân Việt Nam (Tập đoàn FPT) tự chế tạo được phóng
lên quỹ đạo nhưng đã bị mất tín hiệu khi được thả ra khỏi ISS.
b) Vệ tinh PicoDragon (2013)
• Là vệ tinh nhỏ đầu tiên được chế tạo bởi Việt Nam và Nhật Bản hoạt động thành công ngoài không
gian
• Nhiệm vụ: chụp ảnh Trái Đất, đo đạc 1 số thông số vệ tinh và môi trường vũ trụ bởi các cảm biến
gắn trên vệ tinh và thử nghiệm thông tin liên lạc với mặt đất.
• Thông số kỹ thuật:
Kích thước 10 x 10 x 11,35 cm
Thời gian phóng 4/8/2013
Khối lượng 1kg
Quỹ đạo Đồng bộ Mặt trời
Tên lửa phóng Kounotori
Dạng thiết bị vũ trụ 3U Cubesat
Góc nghiêng 51,6 độ
Thời gian hoạt động dự kiến 3 tháng
Cảm biến Máy chụp ảnh CMOS (640 x 480 dpi)
Cảm biến góc quay 3 trục

c) Vệ tinh MicroDragon (2019)


• Là vệ tinh nhỏ thứ 2 được chế tạo bởi Việt Nam và Nhật Bản, đã tách thành công khỏi tên lửa
Epsilon-4 của Nhật. Phóng vào ngày 18/1/2019, là vệ tinh lớp micro với cân nặng 50kg.
• Được trang bị tất cả 5 máy ảnh thử nghiệm công nghệ với các mục đích sử dụng khác nhau, cụ thể:
- 3 hệ máy ảnh TPI có nhiệm vụ quán sát, phát hiện độ bao phủ mây, đặc tính của sol khí, sự cải thiện
độ hiệu chỉnh khí quyển. Độ phân giải mặt đất là 780m. Kích thước cảnh ảnh là 360 x 480 km.
- 2 hệ máy ảnh quang học đa phổ (SMI) dùng để chụp ảnh màu nước biển hỗ trợ các nghiên cứu nhằm
đánh giá chất lượng nước biển ven bờ, phục vụ cho ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản ở Việt
Nam. Độ phân giải mặt đất là 78m. Kích thước cảnh ảnh là 36 x 48 km.
d) Vệ tinh NanoDragon (2021)
• Là vệ tinh do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) xây dựng, phóng lên vào ngày 9/11/2021 tuy nhiên
đã bị mất tín hiệu sau khi được phóng bởi tên lửa Epsilon-5 của Nhật.
• NanoDragon sử dụng bộ thu hệ thống nhận dạng tự động (AIS) để giám sát các tàu và kiểm tra độ
chính xác của việc kiểm soát tọa độ bằng cách sử dụng máy ảnh quang học. Có nhiệm vụ chính là thực
hiện giám sát rừng, tàu biển và thử nghiệm công nghệ.
• Vệ tinh NanoDragon dùng vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy, sử dụng
cho mục đích tránh va chạm hoặc có thể kết hợp dữ liệu để theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.
• Thông số kỹ thuật:
Dạng thiết bị vũ trụ 3U Cubesat (lớp nano)
Kích thước 10 x 10 x 34 cm
Khối lượng phóng 3,8 kg
Tên lửa Epsilon-5
Thiết bị Hệ thống nhận dạng tự động (AIS)
Quỹ đạo Quỹ đạo đồng bộ Mặt Trời
•Điểm khác biệt với các dự án chế tạo vệ tinh trước đây:
- PicoDragon: được làm hoàn toàn ở Việt Nam nhưng còn đơn giản, được sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiều
của Nhật.
- MicroDragon: được làm bởi các kỹ sư Việt Nam nhưng thực hiện tại Nhật.
- NanoDragon: toàn bộ quá trình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp ráp, tích hợp, thử nghiệm, chức
năng vệ tinh được thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam. Do đội ngũ nghiên cứu của Việt Nam có kinh
nghiệm tích lũy từ 2 vệ tinh trước đó là PicoDragon và MicroDragon.
Việc tự phát triển vệ tinh ở Việt Nam có đóng góp lớn vào việc tích lũy kinh nghiệm, phát triển đội
ngũ, thiết lập mạng lưới nhà cung cấp, hoàn thiện quy trình,...từ đó làm nền tảng phát triển các vệ
tinh “Made in Vietnam” tiếp theo.
BÀI TẬP CHƯƠNG 5
NHÓM 1:
-Nguyễn Huỳnh Anh - B2201483
-Huỳnh Bảo Châu - B2201485
-Văn Thị Kiều Diễm - B2201489
-Châu Thị Kim Anh - B2201481
-Nguyễn Thị Hải Lam - B2201508
-Nguyễn Ngọc Hân - B2201496

Câu 1: Mục đích hiệu chỉnh ảnh và tăng tường chất lượng ảnh là gì?
giống nhau hay khác nhau? Tại sao?
• Mục đích của việc hiệu chỉnh ảnh
-Giảm bớt ảnh hưởng những sai sót hoặc mâu thuẫn về cấp độ xám của
ảnh mà có thể hạn chế khả năng diễn giải và định lượng cho một quy
trình xử lí ảnh.
-Hiệu chỉnh lỗi do dữ liệu xuống cấp, bị méo mó hoặc sai lệch.
-Nhằm tạo ra một dữ liệu ảnh lý tưởng cung cấp cho người sử dụng.
• Mục đích tăng cường chất lượng ảnh
-Nhằm cung cấp những bức ảnh có độ tương phản cao, dễ dàng xử lí và
phân tích bởi các phần mềm hoặc người đoán đọc.
• Việc hiệu chỉnh ảnh và tăng cường chất lượng ảnh là khác nhau bởi
vì:
-Tăng cường chất lượng ảnh là tăng cường độ tương phản, độ mịn, làm
nổi bật các yếu tố quan tâm có sự can thiệp vào chi tiết nội dung ảnh, còn
hiệu chỉnh ảnh thường giữ nguyên nội dung gốc.
Câu 2: Các bước thực hiện hiệu chỉnh hình học? Tại sao sử dụng các
điểm khống chế GCPs trong hiệu chỉnh hình học để làm gì?
 Gồm 5 bước:
 B1: Lựa chọn hệ lưới chiếu (hệ quy chiếu)
 B2: Lựa chọn mô hình hiệu chỉnh
 B3: Chọn điểm khống chế (GCP-Ground Control Points)
 B4: Hiệu chỉnh bằng bảng đồ
 B5: Tái chia mẫu và phép nội suy
 Sử dụng các điểm khống chế GCPs trong hiệu chỉnh hình học để:
 GCP là các điểm trên mặt đất có tọa độ đã biết
 Trong khảo sát lập bản đồ trên không, GCP là các điểm mà người
khảo sát có thể xác định chính xác 1 số tọa độ đã biết, có thể lập
bản đồ chính xác các khu vực rộng lớn
 Giúp nâng cao độ chính xác trong công tác khảo sát bay chụp địa
hình bằng flycam
 Đánh giá độ chính xác thông qua các điểm khống chế đã thành lập
Câu 3: Cho 2 mô hình kết hợp băng phổ như trong hình bên dưới
(Hình 1 và 2).
1. Hãy mô tả kiểu kết hợp băng
Kiểu kết hợp băng: ảnh đa phổ.
+ Hiển thị ảnh hiệu quả là rất quan trọng trong viễn thám.
+Kết hợp băng là thuật ngữ trong viễn thám liên quan đến gán màu để thể
hiện độ sáng của các vùng phổ.
+Mấu chốt của việc hiển thị ảnh đa phổ là thị giác người miêu tả khác
nhau về màu sắc của bề mặt trái đất dựa vào khả năng của mắt nhận biết
khác biệt về độ sáng của từng màu cơ bản – blue, green và red.
+Mắt người cũng nhận biết được độ sáng của các vùng phổ và cả các màu
pha trộn giữa các màu cơ bản.
2. Dự đoán màu sắc của các đặc điểm cho 3 đối tượng chính là thực
vật, nước và đất
Đối với mô hình 1.
+ Thực vật: cây cối tươi có màu đỏ, nâu, cam.
+ Nước: nước trong và sâu có màu rất tối, vùng nước nông và đục có màu
xanh nhạt.
+ Đất: đất trống có màu xanh green và nâu, vùng đô thị có màu trắng,
xanh lam và xám.
Đối với mô hình 2
+Thực vật: cây tươi có màu xanh nhạt, cây khô hay thưa thớt có màu cam
hoặc nâu
+ Nước: Blue
+ Đất: đất khô có màu hồng
3. Ứng dụng của mô hình để giám sát hay phân tích cho các đối
tượng nào.
Ứng dụng mô hình 1: sử dụng băng blue và hồng ngoại giữa cùng với 1
băng hồng ngoại gần để sát định sự biểu hiện màu của nước, thực vật, đất
đô thị và đất trống.
Ứng dụng mô hình 2: sử dụng 1 vùng của các phổ ánh sáng nhìn thấy,
hồng ngoại gần và hồng ngoại giữa. Kiểu kết hợp này thường phân tích
địa lí sa mạc, đất bề mặt, đất ẩm ướt, nông nghiệp, rừng và kiểm soát
cháy rừng.
Câu 4: Cho thông số của ảnh viễn thám như sau:
- Cấp độ xám của ảnh gốc biến thiên từ xmin= 84 đến xmax=153,
- Khả năng hiển thị cấp độ xám mà thiết bị hiển thị được là 11 bit.
1. Cho biết khoảng giá trị cấp độ xám mà thiết bị hiển thị được là bao
nhiêu?
Khoảng giá trị cấp độ xám mà thiết bị hiển thị được là: 0-255
2. Tính giá trị pixel mới sau khi biến đổi độ tương phản với các thông
số được cho là 84, 163, 55 và 124?
Giá trị pixel mới sau khi biến đổi độ tương phản:
(255−0)
y= ×(84-84)+0= 0
(153−84 )
(255−0)
y= ×(124-84)+0= 148
(153−84 )
(255−0)
y= ×(163-84)+0= 292
(153−84 )
(255−0)
y= ×(55-84)+0= -107
(153−84 )

You might also like