Download as rtf, pdf, or txt
Download as rtf, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Để khẳng định sức sống trường tồn của đất nước, Nguyễn Trãi từng lật lại

những trang sử xưa, lần giở và gợi nhắc những vương triều phong kiến sơn son
thếp vàng rực rỡ:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

Hay soi chiếu với điểm nhìn của Chế Lan Viên trong bài thơ “Tố quốc bao giờ
đẹp thế này chăng”, ông cũng nhắc đến bốn ngàn năm đất nước, điểm qua
những nhân tài kiệt xuất hiếm có của lịch sử:
“Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
- Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng…”

Chọn điểm nhìn lịch sử đã qua, các nhà thơ đã hoạ nên một bức tranh hoa lệ về
đất nước nhưng lại vô hình trung khiến cho quê hương xứ sở trở nên xa cách với
nhân dân. Lúc này, nhân dân chỉ có thể nhìn về đất nước từ một khoảng cách rất
xa, chỉ có thể ái mộ đất nước như một đền đài vĩ đại, lớn lao, cao cả, hào
nhoáng, lộng lẫy, chỉ có thể đứng từ xa để bái vọng, chiêm ngưỡng, để ngắm
nhìn và tự hào mà thôi.

Nguyễn Khoa Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi, tương cận, đặt đất nước trong
mối quan hệ gắn bó, song hành, đồng hiện với “ta” - những con người bình dị,
vô danh, vất vả, cần lao. Đất nước gắn bó, hiện hữu, hoà vào nhân dân và nhân
dân soi bóng mình vào đất nước. Điểm nhìn này đã mang đến cảm nhận về một
đất nước dung dị, đó là đất nước của những gì thiết thân, quen thuộc nhất, là
những gì hiện hữu trong mỗi cá nhân, sẵn có trong mỗi cuộc đời - đó là đất
nước của nhân dân, của muôn mặt đời thường.

“Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa…”: nhà thơ chủ ý trích dẫn, 4
tiếng “ngày xửa ngày xưa” này là cấu trúc mở đầu quen thuộc của thể loại cổ
tích,…
Trong bài “Truyện cổ nước mình”, Lâm Thị Mỹ Dạ cũng viết:
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm”
-> Đây là một thể loại lâu đời nhưng có sức trường tồn vĩnh cửu trong tâm thức
của mỗi người, những niềm tin mà cổ tích mang đến cho ta vô hình mà mạnh
mẽ. Trong những chênh chao, dao động, hoang mang trước những ngả nghiêng,
đổi thay của cuộc sống, con người ta vẫn giữ niềm tin vào những điều tử tế
không bao giờ lung lay, đó là sự đắp bồi ngày qua ngày, tháng qua tháng của thế
giới cổ tích, thế giới tuổi thơ.

“bắt đầu với miếng trầu…”: Bên kia sống Đuống - Hoàng Cầm cũng đã có
những câu thơ rất hay về vẻ đẹp duyên dáng, đằm thắm gắn với hàm răng đen
do ăn trầu:
“Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu toả nắng”
-> nét đẹp văn hoá của người Việt, nên khi Quang Trung - Nguyễn Huệ tiến
quân ra Bắc đã nói rằng:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
-> Đánh để giữ lấy những phong tục của mình

“đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”: “lớn lên” -> … ->
Vậy mà từ trong huỷ diệt, ĐN lại lớn lên -> thể hiện được sức sống bất diệt của
người VN trong lịch sử, thể hiện được phẩm chất bất khuất, anh hùng của
những con người bình thường nhưng tạo ra những sự kiện phi thường - “Giặc
muốn biến ta thành tro bụi/ ta hoá thân thành những anh hùng”

“ĐẤT LÀ NƠI ANH ĐẾN TRƯỜNG … CŨNG BIẾT CÚI ĐẦU NHỚ
NGÀY GIỖ TỔ”
Ở chiều kích không gian, đất nước hiện hữu trong không gian sinh hoạt đời
thường, đó là những con đường đến trường, đó là dòng sông, là những hình ảnh
gần gũi, dung dị, nơi mà ai cũng từng chứng kiến, ai cũng từng gắn bó và lưu
giữ kí ức của chính mình. Thuở nhỏ, việc định nghĩa về đất nước khá xa lạ, khi
ấy, ta thường cảm nhận những ý niệm lớn lao từ những điều bình dị, gần gũi
quanh mình. Nếu hỏi ta gắn bó với hình ảnh nào của quê hương xứ sở, ta sẽ nhớ
ngay đến “con đường rợp bướm vàng bay”, hàng cây soi bóng trong những ngày
đến lớp hoặc dòng sông tắm mát tuổi thơ. Vì thế mà trong bài thơ “Quê hương”,
Đỗ Trung Quân cũng định nghĩa quê hương trong không gian sinh hoạt đời
thường gần gũi:
“Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè”
—> Hình bóng của quê hương hiện hữu qua những đường nét quen thuộc,
những không gian thân thuộc, gắn bó với mỗi người từ thời thơ bé.

Sau đó theo năm tháng, con người lớn lên, trái tim rộng mở để có thể yêu
thương thêm một người khác, thì đất nước cũng trở nên lớn lao và dài rộng hơn.
Đoạn thơ bắt đầu với hai câu thơ rất ngắn “Đất là nơi anh đến trường/ Nước là
nơi em tắm” , sau đó câu thơ dài ra một cách “đột biến”: “Đất Nước là nơi ta hò
hẹn/ Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”, tựa như dáng
hình của đất nước được cảm nhận đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, đồng thời tình yêu
của đất nước cũng được nối dành và cao rộng hơn khi lồng vào trong tình yêu
của đôi lứa riêng tư. -> Đất nước hoà quyện, soi bóng, hiện hữu trong không
gian hò hẹn thơ mộng của tình yêu đôi lứa, là nơi lưu giữ kỉ niệm và chưa đựng
nỗi nhớ sâu đậm của lứa đôi.

Đất nước là những đường nét kì vĩ, lớn lao của không gian địa lý mênh mông
rừng vàng biển bạc.
Đất nước là không gian đoàn tụ, sum vầy linh thiêng.
Đất nước là không gian nguồn cội, không gian sinh tồn của đồng bào.
—> Từ không gian hữu hình đến không gian vô hình chỉ có thể cảm nhận được
trong tâm thức của mỗi người về nguồn cội của dòng máu đỏ da vàng, về nguồn
cội con rồng cháu tiên dòng giống Lạc Hồng, từ không gian riêng tư của tình
yêu đôi lứa đến không gian của cộng đồng, dân tộc, của hai chữ “đồng bào”
thiêng liêng, tất cả đều xuất hiện hình ảnh của đất nước, đó là cảm nhận, lí giải
về đất nước trong chiều sâu nhận thức của nhà thơ NKĐ, góp phần mang đến
định nghĩa mới mẻ, sâu sắc về đất nước - khơi lên ở mỗi người tình yêu, sự gắn
bó thân thuộc với nơi ta sinh ra và lớn lên.

“TRONG ANH VÀ EM HÔM NAY … LÀM NÊN ĐẤT NƯỚC MUÔN


ĐỜI”
—> tiền đề dẫn đến đến lời kêu gọi thức tỉnh “Em ơi em, Đất Nước là máu
xương của mình…”, khiến cho đoạn thơ sau không mang tính giáo điều, xa
cách. Như vậy, bằng việc dẫn dắt người đọc đi vào mạch suy tưởng và mạch
cảm nhận sự hiện hữu của đất nước trong những không gian cụ thể, trong những
câu chuyện huyền thoại được lưu truyền từ đời xưa cho đến đời sau, ta mới
nhận ra đất nước là những gì gắn chặt trong cuộc đời của mỗi người, có mặt
trong cuộc đời của mỗi người, thì lúc này ta mới nhận ra mối quan hệ máu thịt
với đất nước một cách tự nhiên.

“Em ơi em”: Thành phần gọi đáp tạo giọng điệu tha thiết, trìu mến, lắng sâu để
thiết lập, duy trì cuộc giao tiếp, truyền tải điều muốn nói một cách gần gũi nhất.

“NHỮNG NGƯỜI VỢ NHỚ CHỒNG … NHỮNG CUỘC ĐỜI ĐÃ HOÁ


NÚI SÔNG TA”
Mạch tư tưởng của đoạn thơ đi từ cận cảnh đến toàn cảnh, từ chi tiết đến khái
quát
8 câu thơ dầu tập trung vào những địa danh cụ thể, chi tiết, từ nam chí bắc, từ
miền núi đến đồng bằng đều in đậm những câu chuyện của dân gian, đều in đậm
dáng hình của cha ông, của quần chúng nhân dân
4 câu cuối là một lời đúc kết, khái quát về sự hoá thân máu thịt của nhân dân
trong từng tấc đất của đất nước
Núi Vọng Phu:
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em.”
Tâm tình của những người vợ nhớ chồng, sự chờ đợi đến héo hon của người vợ
ngóng chồng thấm sâu vào đất, vào đá, vào núi vào non —> khi ta đối diện với
non nước ấy, dường như nghe được tiếng thầm thì của người xưa, nghe được
tiếng nói ngóng trông đợi chồng của bao nhiêu người vợ vô hình khác. —> Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiếu): 2 câu thơ viết về nỗi đau của
những người mẹ, người vợ:
“Đau đớn bấy! mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều;
Não nùng thay! vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.”
Những thất thểu, những hốt hoảng, những héo hon, cô đơn, những lặng thầm,
chờ đợi, ngóng trông làm cho người phụ nữ mòn mỏi, và tình yêu, sự son sắt,
thuỷ chung khiến họ dường như chết lặng, dường như hoá đá với thời gian. Câu
chuyện về dáng người phụ nữ biến thành núi có thể là điều không tưởng, không
có thật, nhưng những người vợ chờ chồng trong nỗi nhớ nhung câm lặng là điều
ta đều có thể cảm nhận đến thấm thía khi nghĩ về chiều dài lịch sử 4000 năm
dựng nước và giữ nước của cha ông. Câu chuyện về những người phụ nữ chờ
chồng này không chỉ được tạc vào trong câu thơ của NKĐ mà còn trở thành
cảm hứng cho phim ảnh, cho thơ ca, cho âm nhạc nói chung. Bài hát “Mẹ” của
nhạc sĩ Phan Long - thấp thoáng hình ảnh nàng Tô Thị của thời hiện đại:
“Cả cuộc đời cha đi bộ đội,
Quà về cho mẹ là mái tóc pha sương,
Và những vết thương trên ngực cha,
Cứ trở gió lại đau nhức nhối,
Chiếc ba lô gió sương đã gội,
Gia tài cha tặng mẹ chỉ thế thôi.”
—> Khi ta đã nghe và thấm thía những câu chuyện buồn tủi về những người
phụ nữ ấy, dường như núi đá kia không còn vô tri vô tình nữa mà trở thành
chứng tích của thời gian, của lịch sử, nhắc cho ta nhớ về về tâm hồn Việt, về
tình yêu, về sự son sắt thuỷ chung, và về dáng hình của người phụ nữ Việt Nam.
Từ hình ảnh đất tổ Hùng Vương cho đến hình ảnh con trời Phù Đổng Thiên
Vương cho đến những con người mộc mạc, dung dị Ông Đốc, Ông Trang, Bà
Đen, Bà Điểm, từ những loài được coi là linh vật của đất nước con voi, con
rồng, cho đến những con vật vô cùng bình dị, quen thuộc con cóc, con gà tất cả
đều gắn với động từ "góp". Mọi đối tượng, mọi thành phần, mọi xuất thân đều
không có sự khác biệt trong tình yêu nước.

You might also like