Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Cấu tạo tâm lý của tri giác

tri giác d. (hoặc đg.). Hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, phản ánh trực tiếp và trọn vẹn
sự vật, hiện tượng bên ngoài với đầy đủ các đặc tính của nó.

 Tâm lý học thế kỷ XIX cho rằng tri giác là một quá trình thụ động, do những tác động bên
ngoài để lại trên võng mạc mắt, rồi sau đó trên vỏ não thị giác. Theo quan điểm này, các phần
tương ứng của vùng chẩm của vỏ não là cơ sở não bộ của cảm giác và tri giác nhìn. Tri giác
là một quá trình hoàn toàn giống với kích thích tiên phát.
Đó là biểu tượng rõ rệt nhất về tính đồng dạng của cấu trúc các hưng phấn trong vỏ não thị
giác với cấu trúc của các quá trình ngoại biên, và thông qua chúng, với cả cấu trúc của đối
tượng đang tác động vào mắt
 Khoa học tâm lý hiện đại tiếp cận sự phân tích tri giác theo lập trường hoàn toàn khác, trong
sự tri giác của con người không tách khỏi có sự tham gia cùng với các thành tố nhận cảm của
các thành tố phản ứng, vận động. Tri giác của con người là một quá trình mã hóa phức tạp
tài liệu cảm thụ được, được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của ngôn ngữ.
 Quá trình tri giác có cấu tạo phức tạp, cấu trúc của các hưng phấn đi đến bộ máy não bộ trung
ương được chia thành nhiều bộ phận cấu thành, được mã hoá và tổng hợp thành những hệ
thống cơ động nhất định.
 Quá trình lựa chọn và tổng hợp các dấu hiệu này mang tính chất tích cực, nó được thực hiện
dưới ảnh hưởng của nhiệm vụ đang đặt ra trước chủ thể, và dựa vào sự tham gia của các mã
đã có sẵn (trước hết là các mã của tiếng nói).
 Chính quá trình đối chiếu hiệu quả với giả thuyết ban đầu, nghĩa là sự kiểm soát đối với hoạt
động cảm thụ, là một khâu tất yếu của hành động tri giác.
Tổ chức não bộ của tri giác
 Tính chất phức tạp của hoạt động tri giác nhìn đòi hỏi sự tham gia của nhiều vùng não bộ,
bao gồm vỏ não thị giác nguyên phát, vỏ não thị giác thứ phát và các vùng não bộ khác.
 Vỏ não thị giác nguyên phát là vùng não bộ chịu trách nhiệm cho phân tích các dấu
hiệu thị giác cơ bản, chẳng hạn như hình dạng, màu sắc và kích thước. Sự tổn thương
của vỏ não thị giác nguyên phát có thể dẫn đến các rối loạn tri giác nhìn sơ cấp,
chẳng hạn như bán manh.
 Quá trình phân tích thị giác: Các neuron trong vỏ não thị giác nguyên phát
được tổ chức theo một cách có trật tự, với mỗi neuron chỉ phản ứng với một
dấu hiệu cụ thể của đối tượng được tri giác. Ví dụ, một neuron có thể chỉ
phản ứng với cạnh, neuron khác có thể chỉ phản ứng với màu sắc, và neuron
khác có thể chỉ phản ứng với kích thước.
 Vỏ não thị giác thứ phát là vùng não bộ chịu trách nhiệm cho việc tổng hợp các dấu
hiệu thị giác cơ bản thành một hình ảnh tổng thể. Sự tổn thương của vỏ não thị giác
thứ phát có thể dẫn đến các rối loạn tri giác nhìn thứ cấp, chẳng hạn như mất nhận
thức nhìn.
 Vỏ não thị giác thứ phát chịu trách nhiệm tổng hợp các dấu hiệu thị giác cơ
bản thành một hình ảnh tổng thể. Quá trình này được thực hiện bởi sự kết nối
giữa các neuron trong vỏ não thị giác thứ phát (đặt lên trên).
 Các vùng não bộ khác cũng tham gia vào quá trình tri giác nhìn, chẳng hạn như vỏ
não thái dương, vỏ não trán và các vùng não bộ liên quan đến vận động và ngôn ngữ.
 Các rối loạn tri giác nhìn có thể xảy ra ở các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Các rối loạn
tri giác nhìn nhẹ có thể chỉ gây khó khăn trong việc nhận biết các vật thể hoặc hình ảnh ở một
khoảng cách nhất định. Các rối loạn tri giác nhìn nặng có thể khiến người bệnh không thể
nhận biết các vật thể hoặc hình ảnh nào.
 Tầm quan trọng của việc ổn định hình ảnh thị giác: Hình ảnh thị giác xuất hiện trên võng mạc
chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Để hình ảnh thị giác có thể được nhận thức rõ ràng, cần
phải có sự ổn định hình ảnh. Sự ổn định hình ảnh được thực hiện bởi vỏ não thị giác và các
cơ chế sinh lý khác, chẳng hạn như sự vận động của mắt.
 Các phần thứ phát của vỏ não thị giác là bộ máy thực hiện phần thừa hành hay thao tác của
hoạt động tri giác. Sự tổn thương các miền thứ phát của vỏ não thị giác sẽ làm cho việc thực
hiện sự tổng hợp thị giác trở nên khó khăn hoặc thậm chí không thực hiện được, nhưng không
làm mất đi hoạt động tri giác mang tính chất có dinh dưỡng và khôn ngoan.
 Các đặc điểm của rối loạn tri giác nhìn do tổn thương các phần thứ phát của vỏ não thị giác:
 Bệnh nhân có thể nhận thức trực tiếp chỉ các mẩu thông tin thị giác.
 Bệnh nhân vẫn duy trì được nhiệm vụ phân tích ý nghĩa của các mẫu thông tin này và
có khả năng bù trừ các thiếu sót của mình nhờ sự biện luận.
 Bệnh nhân tích cực giải quyết câu hỏi: hình ảnh được đưa ra trước họ là cái gì.
 Bệnh nhân nêu ra những giả thuyết này hay giả thuyết kia, soát lại chúng với những
yếu tố nhận biết được trong thực tế.
 Bệnh nhân cố gắng xếp các dấu hiệu được nhận biết đối với họ vào những hệ thống ý
nghĩa hay phạm trù nhất định, mã hoá chúng, nhưng không thể chính xác hóa được
chúng.
 Sự tri giác của bệnh nhân thường trở nên cực kỳ khái quát (“đó là một con vật nào
đó”, “đó là một dụng cụ nào đó”) mà mất đi tính cụ thể của mình.
 Tri giác nhìn không chỉ là quá trình phân tích và tổng hợp các thông tin thị giác, mà còn là
quá trình tổ chức các thông tin đó thành một hệ thống không gian. Hệ thống không gian này
bao gồm các yếu tố sau:
 Bố cục không gian: Các vật thể trong không gian thường không đối xứng, và phía
"phải" và phía "trái" của các vật thể này thường có ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, trong
một căn phòng, phía "phải" thường được coi là phía cửa ra vào, trong khi phía "trái"
thường được coi là phía cửa sổ.
 Tọa độ không gian: Các vật thể trong không gian có thể được xác định theo các tọa độ
không gian cơ bản, chẳng hạn như phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau, phía phải
và phía trái.
 Mức độ sâu không gian: Các vật thể ở gần thường có kích thước lớn hơn và rõ ràng
hơn các vật thể ở xa.
 Vai trò của các vùng não trong tri giác không gian:
 Vỏ não thị giác: Vỏ não thị giác là vùng não chịu trách nhiệm cho việc phân tích và
tổng hợp các thông tin thị giác. Tuy nhiên, vỏ não thị giác không thể tự mình tạo ra
một hệ thống không gian.
 Các vùng não đỉnh: Các vùng não đỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý thông
tin thị giác liên quan đến không gian.
 Các vùng não tiền đình: Các vùng não tiền đình đóng vai trò quan trọng trong việc
điều hướng trong không gian.
 Các vùng não da - vận động: Các vùng não da - vận động đóng vai trò quan trọng
trong việc đánh giá vị trí của các bộ phận cơ thể trong không gian.
 Bởi vậy, sự tổn thương vùng dưới đỉnh (hay đỉnh - chẩm) của não bộ sẽ dẫn đến tổ chức
không gian của tri giác nhìn bị phá huỷ. Chính vì vậy mà các bệnh nhân như thế không thể
nhận biết một cách rõ ràng các mối tương quan không gian của các nhân tố trong một kết cấu
phức tạp nào đó, không thể phân biệt phía phải và trái, định hướng kém trong không gian
xung quanh, không thể đánh giá được vị trí của kim đồng hồ, nhầm lẫn màu sắc của các nước
trên bản đồ địa lý v.v…
 Các phần đỉnh-chẩm của não bộ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp đồng thời
theo bề rộng. Khi các phần này bị tổn thương, có thể dẫn đến các rối loạn tri giác nhìn, chẳng
hạn như:
 Mất nhận thức đồng thời của Balintơ: Bệnh nhân vẫn nhận biết tốt các sự vật riêng lẻ,
nhưng không thể nhìn ra ngay lập tức một nhóm hoặc một cặp sự vật, và hơn nữa
không thể nắm được ngay tức khắc một khung cảnh toàn thể.
 Thất điều thị giác: Bệnh nhân mất khả năng cố định trung tâm thông tin thị giác nhờ
bộ phận trung ương của võng mạc và khả năng tri giác đồng thời các tín hiệu ở ngoại
biên của võng mạc.
 Mất nhận thức không gian một phía: Bệnh nhân bỏ qua toàn bộ phía trái cả trong
trường thị giác, lẫn trong trường xúc giác và đồng thời không nhận thức được thiếu
sót của mình.
 Các rối loạn tri giác nhìn này có thể gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng
ngày, chẳng hạn như khó khăn trong việc lái xe, đọc sách, hoặc thực hiện các hoạt
động đòi hỏi phối hợp giữa thị giác và vận động.
 Các rối loạn tri giác nhìn, chẳng hạn như mất nhận thức đồng thời của Balintơ, thất điều thị
giác, và mất nhận thức không gian một phía, có thể gây ra mối quan tâm về mặt thần kinh
học. Tuy nhiên, những rối loạn này chỉ có thể cung cấp một số thông tin hạn chế về cách thức
hoạt động của tri giác nhìn bình thường.
 Để hiểu rõ hơn về tri giác nhìn bình thường, cần có sự đánh giá vai trò của cả hai bán cầu
não. Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu về tri giác nhìn đều tập trung vào vai trò của các
vùng chẩm và chẩm-đỉnh của cả hai bán cầu não. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy
rằng bán cầu não ưu thế (bán cầu trái ở người thuận tay phải) và bán cầu não kém ưu thế (bán
cầu phải ở người thuận tay phải) cũng đóng vai trò quan trọng trong tri giác nhìn.
 Tóm lại, quá trình tri giác nhìn là một hệ thống chức năng phức tạp, được dựa trên hoạt động
chung của cả một phức hợp hoàn chỉnh các miền vỏ não, và mỗi một trong các miền đó đều
có sự đóng góp riêng của mình trong cấu tạo của hoạt động tri giác tích cực.

Nguồn: CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC THẦN KINH - A.R. LURIA


Quá trình tâm lý và tổ chức não của cử động và hành động
Cấu tạo tâm lý
Tâm lý học kinh điển theo quan điểm duy tâm cho rằng hành động có ý thức và các động tác của con
người là biển hiện của ý chí và cho rằng đó là kết quả của việc tăng cường ý chí.
Các nhà nghiên cứu theo quan điểm máy móc lại coi hành động có ý chí chỉ là việc đáp ứng cần thiết của
cá nhân đối với các kích thích từ bên ngoài. Khái niệm mang tính quy luật này, vào lúc đương thời đã
được Xêtrênov coi là phản ứng tích cực chống lại tâm ký học duy tâm.

Cách tiếp cận nêu trên được thể hiện một cách chính xác CHỈ trong mối quan hệ với các chương trình
hành vi bẩm sinh hay khi phân tích về mặt lý thuyết các mô hình phản xạ có điều kiện đơn giản (S -> R).
Dù mô hình này từng là cách tiếp cận “khoa học” nhất nhưng nó cũng không thể đứng vững bởi 2 lý do:
- Một mặt, khi tái hiện một hành động bất kỳ từ kinh nghiệm, thực chất đã bỏ qua những hành vi hướng
tới tương lai, mà chính những hành vi sau này mới là sự thể hiện của các ý định kế hoạch hay chương
trình hành động - Bộ phận không thể thiếu được trong hoạt động của con người nói chung.

- Mặt khác, khái niệm về hành động có ý thức và động tác tích cực chỉ bao hàm khâu ly tâm của cung
phản xạ là chưa đủ. Như nhà sinh lý học Xô Viết N.A. Berstein đã chỉ ra, vận động của con người luôn
luôn biến đổi phụ thuộc vào nhiệm vụ được đặt ra, nên không thể tìm được một công thức cho phép
khẳng định các hành động có ý thức ở con người chỉ là những xung ly tâm.

Cả quan điểm duy tâm lẫn siêu hình máy móc đều chưa thỏa đáng Cần thay đổi tận gốc các khái
niệm cơ bản về vận động có ý thức và các động tác tích cực. Với nhiệm vụ là phải giữ nguyên tính đặc
thù của các hình thức hoạt động đó nhưng đồng thời phải tìm ra cơ sở lý luận để phân tích chúng một
cách khoa học thực sự.

Người đầu tiên nghiên cứu hướng này là LX Vưgôtxki. Ông cho rằng nguồn gốc của mọi hoạt động không
nằm trong cơ thể, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của kinh nghiệm quá khứ, mà nằm trong kinh nghiệm
lịch sử - xã hội loài người, trong các phương thức lao động cũng như trong các hình thức giao tiếp của
trẻ em với người lớn ; Vưgôtxki còn nhấn mạnh, trong giao tiếp ban đầu chức năng được chia ra cho 2
người ; người lớn đưa ra mệnh lệnh ("hãy cầm lấy cái bát " "hãy cầm lấy cái bút") và đứa trẻ chấp hành
các mệnh lệnh đó bằng cách cầm lên đúng đồ vật đã được gọi tên...Tiếp theo, trên cơ sở đã làm chủ
được ngôn ngữ, đứa trẻ tự ra các mệnh lệnh cho mình và cũng chính nó thực thi hành vi theo những
mệnh lệnh đó. Điều này chứng tỏ chức năng được phân chia giữa 2 người trước đó đã trở thành phương
thức tổ chức các hình thức cấp cao của hành vi, mang tính xã hội về nguồn gốc, mang tính gián tiếp (bởi
ngôn ngữ) về cấu trúc và có ý thức theo các biểu hiện của mình.

Trong tâm lý học hiện đại, nếu như các công trình của LX. Vưgôtxki đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản để
phân tích tâm lý các hành động và động tác tích cực thì các nghiên cứu của các nhà sinh lý học hiện đại
mà trước hết là N.A. Berstein đã cho phép nghiên cứu các cơ chế tâm sinh lý cơ bản. N.A Berstein đã đưa
ra sơ đồ cấu trúc hành động và học thuyết về các mức độ cấu trúc hành động: mấu chốt của những hành
động và động tác ở người được xác định bởi ý định hay các nhiệm vụ vận động. Nhiệm vụ vận động hay
mô hình tương lai luôn luôn ổn định và đòi hỏi kết quả cũng phải ổn định. Nghĩa là bằng các động tác
khác nhau nhưng kết quả đạt được đều như nhau. VD: nếu như nhiệm vụ vận động là phải đi đến cái tủ
để lấy cái cốc, thì việc thực thi những hành động đó luôn luôn được kết thúc bởi các kết quả ổn định dù
cho việc lấy được cái cốc có thể diễn ra bằng các hành động, động tác khác nhau, nhưng cuối cùng là
phải lấy được cái cốc - kết quả đã quy định sẵn.

Berstêin chỉ ra rằng vận động phải có sự hỗ trợ của hệ thống khớp, làm thay đổi độ căng của cơ. Khi thực
hiện các hành động có chủ đích, khâu quyết định thuộc về các xung hướng tâm chịu trách nhiệm thông
báo vị trí các cơ quan vận động trong không gian và thực trạng của bộ máy gân cơ khớp. Berstêin cho
rằng đây là yếu tố cơ bản trong cấu trúc vận động.

Hệ thống hướng tâm là khâu cần thiết để thực hiện các thao tác. Chỉ trên cơ sở tổng hợp hướng tâm,vận
động mới diễn ra chính xác. Ngoài ra cũng cần các tín hiệu hướng tâm khác để thực hiện khâu cuối cùng
– kiểm tra. Việc kiểm tra hành động diễn ra nhờ bộ máy T – O – T – E (Test – Operate – Test – Exit).

Tổ chức não

Không xác định ở một khu duy nhất nào trên não điều khiển vận động có ý thức.
Nguồn gốc của việc tổ chức vận động có ý thức là các bộ máy ở vùng trán. Các vùng này không chỉ điều
chỉnh, bảo tồn trương lực vỏ não mà còn có nhiệm vụ hình thành các ý định với sự tham gia của ngôn
ngữ.

Tổn thương ở vùng trán:

- Bệnh nhân thường bị mất khả năng hình thành các ý định hay nhiệm vụ vận động. Nếu nhiệm vụ được
đưa ra dưới dạng mệnh lệnh (lời nói) người bệnh nhớ đúng, chính xác câu nói, nội dung mệnh lệnh
nhưng những mệnh lệnh đó không còn khả năng điều chỉnh hành vi của họ.

- Mất khả năng bảo tồn và giữ gìn chương trình hành động, thay vào đó là những phản ứng nảy sinh do
sự tác động của các tín hiệu bất kỳ hoặc là nhắc lại những định hình đã hình thành ở các chương trình
hành động trước đó.

- Không có khả năng so sánh kết quả hành động và nhiệm vụ đặt ra  Không thể ý thức được các lỗi mắc
phải.

 Như vậy, tổn thương vùng trán kkhông dẫn đến bất kỳ triệu chứng tiên phát nào nhưng là cơ sở để
nảy sinh rối loạn cấu trúc, chương trình vận động.

Tổn thương ở vùng đỉnh sau: xuất hiện rối loạn vận động tư thế do các hướng tâm vận động - cảm giác đi
từ các cơ quan vận động để thông báo về các vị trí, trạng thái của khớp, độ căng của cơ v.v.. bị rối loạn

Tổn thương vùng dưới vỏ não: rối loạn một loạt các động tác trong khi các vận động tư thế hay vận động
cấu trúc hoàn toàn trong giới hạn bình thường do chúng không tổ chức các động tác riêng lẻ mà các
động tác hàng loạt kế tiếp nhau.

Tổn thương phần trước của thể trai: vận động của mỗi tay bình thường nhưng vận động phối hợp của
hai tay bị rối loạn bởi quá trình phối hợp của hai tay và hoạt động đồng thời của hai bán cầu não cần có
sự tham gia của các phần phía trước thể trai.

 Vận động và động tác có ý thức là hệ thống chức năng phức tạp và được thực hiện đồng thời bởi hoạt
động của nhiều vùng trên não. Khi một vùng bị tổn thương sẽ dẫn đến rối loạn các chức năng vận động
mà vùng đó phụ trách.

Nguồn: Tâm lý học thần kinh – Võ Thị Minh Chí – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

You might also like