Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 42

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN CHO DỊCH


VỤ TRUYỀN THÔNG TẠI CÔNG TY TNNH
DỊCH VỤ QUẢNG CÁO GENNEXT

GVHD: ThS. Đoàn Thị Thanh Hằng


SVTH: Võ Thị Kim Dung
MSSV: 2101997
LỚP: CĐMATM25M
Tp.HCM, tháng 01/2024

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN CHO DỊCH


VỤ TRUYỀN THÔNG TẠI CÔNG TY TNNH
DỊCH VỤ QUẢNG CÁO GENNEXT

GVHD: ThS. Đoàn Thị Thanh Hằng


SVTH: Võ Thị Kim Dung
MSSV: 2101997
LỚP: CĐMATM25M
Tp. HCM, tháng 01/2024
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi đến Ban Giám Hiệu nhà trường, tập thể các thầy cô
giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại nói chung và thầy cô giảng viên
Khoa Quản Trị Kinh Doanh nói riêng đã tạo thuận lợi để em có thể hoàn thành
tốt bài Báo cáo thực tập này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến với Công ty TNHH
dịch vụ quảng cáo Gennext, các anh chị trực thuộc phòng Marketing và đặc biệt,
các anh chị quản lý trực tiếp trong quá trình em thực tập tại Công ty, đã cho em
cơ hội được làm việc, cũng như cung cấp tài liệu và các thông tin quý giá để thực
hiện Báo cáo thực tập. Sự chào đón và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá
trình thực tập đã giúp em có cơ hội áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Giảng viên trực tiếp hướng
dẫn- cô Đoàn Thị Thanh Hằng. Chân thành cảm ơn cô đã luôn tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ để em có thể hoàn thiện Báo cáo thực tập một cách tốt nhất. Em xin chân
thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xúc tiến là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong thị trường kinh doanh
hiện nay, và đối với dịch vụ truyền thông, tầm quan trọng của xúc tiến càng
trở nên không thể phủ nhận. Xúc tiến đóng vai trò quyết định đến sự thành
công và phát triển của một sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. Trong một
thị trường cạnh tranh gay gắt, hoạt động xúc tiến giúp các doanh nghiệp thu
hút và giữ chân khách hàng. Qua việc tạo ra những chiến dịch truyền thông
sáng tạo, xúc tiến giúp nâng cao nhận diện thương hiệu, tạo dựng lòng tin và
tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối
với việc xây dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và đạt được ưu thế
trong tâm trí của khách hàng.
Ngoài ra, xúc tiến còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những cơ hội
kinh doanh mới. Bằng cách tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, tận dụng các
kênh tiếp thị hiệu quả và tạo ra những động lực mua hàng, xúc tiến giúp mở
rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng. Điều này không chỉ mang lại lợi
ích ngay lập tức mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp trong tương lai..
Gennext là một công ty dịch vụ quảng cáo có kinh nghiệm dày dặn và uy tín
trong ngành dịch vụ truyền thông. Nhưng tôi nhận thấy rằng, hiện nay nền
kinh tế gặp khó khăn, các doanh nghiệp thường cắt giảm ngân sách truyền
thông và tìm kiếm các giải pháp hiệu quả hơn để tiếp cận khách hàng. Mặt
khác, thị trường dịch vụ truyền thông ngày càng đa dạng và cạnh tranh. Có rất
nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực này, đồng nghĩa với việc khách hàng
có nhiều sự lựa chọn hơn. Để duy trì và tăng trưởng trong môi trường cạnh
tranh này, Gennext cần tập trung vào hoạt động xúc tiến để thu hút và giữ
chân khách hàng và chứng minh giá trị hoạt động xúc tiến nhằm thúc đẩy sự
phát triển kinh doanh cho khách hàng trong thời gian khó khăn này.
Phân tích hoạt động xúc tiến sẽ cung cấp cho Công ty Gennext có cái nhìn
tổng quan về hiệu quả của các hoạt động xúc tiến hiện tại đối với ngành dịch
vụ truyền thông. Bằng cách đánh giá kết quả của các hoạt động xúc tiến trước
đây, công ty có thể xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của từng
hoạt động, từ đó tìm ra những cải tiến và biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu
quả. Việc tối ưu hóa hoạt động xúc tiến sẽ giúp công ty tăng cường tầm nhìn
thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng, đồng thời tạo ra sự khác biệt
trong các dịch vụ truyền thông và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Với những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài " Phân tích hoạt động xúc
tiến cho dịch vụ quảng cáo tại Công ty TNNH Dịch Vụ Quảng Cáo Gennext".
Tôi tin rằng việc nghiên cứu và phân tích đề tài này sẽ mang lại kiến thức và
những kinh nghiệm thực tiễn quan trọng cho sự phát triển của mình. Việc đề
xuất các giải pháp tối ưu sẽ mang lại lợi ích về mặt cạnh tranh, tạo giá trị cho
khách hàng và đóng góp vào sự phát triển của công ty trong thời gian sắp tới.
2. Mục tiêu tìm hiểu của đề tài
Phân tích hoạt động xúc tiến cho dịch vụ truyền thông tại Công ty Giúp Công
ty phân tích, đánh giá, phát huy được những điểm mạnh và khắc phục điểm
yếu. Đưa ra những giải pháp để khắc phục những nhược điểm của công ty.
3. Đối tượng tìm hiểu của đề tài
Phân tích hoạt động xúc tiến cho dịch vụ truyền thông tại Công ty TNNH
Dịch Vụ Quảng Cáo Gennext – 423/13b Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận,
thành phố Hồ Chí Minh
4. Phạm vi và giới hạn tìm hiểu của đề tài
 Phạm vi về nội dung: Phân tích hoạt động xúc tiến cho dịch vụ truyền thông
tại Công ty TNNH Dịch Vụ Quảng Cáo Gennext
 Phạm vi về không gian: Nghiên cứu toàn quốc
 Phạm vi về thời gian: 1/11/2023 – 1/1/2024
4. Đóng góp của đề tài đối với kiến thức, kỹ năng của bản thân
Đề tài phân tích hoạt động xúc tiến cho dịch vụ truyền thông đã đóng góp
quan trọng đến việc phát triển kiến thức và kỹ năng của em. Qua quá trình
nghiên cứu và làm việc với đề tài này, em đã có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về
lĩnh vực dịch vụ truyền thông và nhận thức được vai trò quan trọng của nó
trong việc xây dựng thương hiệu và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng.
Đầu tiên, việc tìm hiểu về dịch vụ truyền thông đã giúp em hiểu rõ hơn về các
phương pháp và công cụ truyền thông hiện đại. Em đã tìm hiểu về việc xác
định đối tượng khách hàng, phân tích thị trường, lên kế hoạch và triển khai
chiến dịch truyền thông hiệu quả. Nhờ đó, em đã nắm bắt được những nguyên
tắc cơ bản và kỹ thuật quan trọng trong việc thiết kế và thực hiện chiến lược
truyền thông.
Thứ hai, qua việc thực hiện đề tài này, em đã có cơ hội áp dụng kiến thức và
kỹ năng của mình vào thực tế. Em đã tham gia vào việc xây dựng hoạt động
xúc tiến cho dịch vụ truyền thông, từ việc lên kế hoạch, cho đến triển khai kế
hoạch và những kết quả đạt được từ kế hoạch đã đề ra. Qua quá trình này, em
đã rèn luyện được những kĩ năng thực tế, và phát triển khả năng tư duy chiến
lược. Ngoài ra, đề tài xúc tiến cho dịch vụ truyền thông cũng đã mở ra cơ hội
giao tiếp và làm việc với các chuyên gia trong lĩnh vực này. Em đã có cơ hội
thảo luận, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với những người có kiến thức và
kinh nghiệm sâu sắc về lĩnh vực này
6. Kết cấu của đề tài
Bố cục đề tài gồm phần mở đầu và 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về xúc tiến
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng Xúc tiến cho dịch vụ truyền thông
tại Công ty TNHH Dịch Vụ Quảng Cáo Gennext
Chương 3: Giải pháp để nâng cao hoạt động Xúc tiến cho dịch vụ truyền thông
tại Công ty TNHH Dịch Vụ Quảng Cáo Gennext
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN CHO DỊCH
VỤ TRUYỀN THÔNG TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ
QUẢNG CÁO GENNEXT
1.1. Khái niệm về xúc tiến
Theo Jerome và William: “Xúc tiến là việc truyền tin giữa người bán và
người mua hay những khách hàng tiềm năng khác nhằm tác động vào hành vi và
điêm quan của người mua hàng. Chức năng xúc tiến chính của nhà quản trị là
mách bảo cho khách hàng mục tiêu biết đúng sản phẩm, đúng chỗ và đúng giá”
Theo Dennis W. Goodwin: “Xúc tiến là một lĩnh vực hoạt động marketing
đặc biệt có chủ đích được định hướng vào việc chào hàngthu hút khách và xác
lập một quan hệ thuận lợi nhất giữa doanh nghiệp với các đối tác và khách hàng
tiềm năng nhằm triển khai các chính sách thuộc chương trình marketing hỗn hợp
đã lựa chọn của doanh nghiệp”.
Tóm lại, Xúc tiến là những nỗ lực của doanh nghiệp để thông tin, thuyết
phục, nhắc nhở và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm, cũng như hiểu rõ về
doanh nghiệp. Nhờ xúc tiến mà sản phẩm của doanh nghiệp bán ra nhanh hơn và
nhiều hơn.
1.2. Tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến đối với doanh nghiệp
1.2.1. Đối với doanh nghiệp
Là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường, giữ thị
phần, bảo vệ khách hàng hiện tại. Giúp cải thiện doanh số, điều chỉnh nhu cầu thị
trường, tìm khách hàng mới. Giúp giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp và hỗ trợ
cho chiến lược định vị. Giúp giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp và hỗ trợ cho
chiến lược Giúp xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp đối với các nhóm
công chúng, giải quyết những khủng hoảng tin tức xấu, tạo sự kiện thu hút sự
chú ý.
1.2.2. Đối với người tiêu dùng
- Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, giúp tiết kiệm thời gian công sức
khi mua sắm.
- Cung cấp kiến thức giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức về sản phẩm
trên thị trưởng cạnh tranh ngày càng gia tăng.
- Cung cấp các lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng thông qua việc có nhiều
cơ hội để lựa chọn
1.2.3. Đối với xã hội
- Tạo công ăn việc làm cho nhiều người trong nh vực sản xuất và lĩnh vực
marketing.
- Tạo động lực cho sự cạnh tranh.
- Là yếu tố đánh giá sự năng động và phát triển ủa nền kinh tế.
- Nghiên cứu thị trường gắn liền với hoạt động truyền thông Marketing.
1.3. Các công cụ của hoạt động xúc tiến
1.3.1. Quảng cáo
1.3.1.1. Khái niệm
Theo Philip Kotler: “Quảng cáo là những hình thức truyền thông trực tiếp
được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ
nguồn kinh phí”.
Theo Hiệp hội Quảng cáo Mỹ: “Quảng cáo là hoạt động ruyền bá thông tin,
trong đó nói rõ ý đồ của chủ thể quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ của
chủ thể quảng cáo rên cơ sở có thu phí quảng cáo, không trực tiếp nhằm -ông
kích người khác”
Tóm lại, quảng cáo là sử dụng các phương tiện truyền thông có trả tiền để
truyền tin về hàng hóa hay dịch vụ cho khách hàng trong những khoảng thời gian
và không gian nhất định.
1.3.1.2. Yêu cầu của quảng cáo
 Lượng thông tin cao: do lượng thông tin đưa ra trong một thời gian ngắn,
trong khoảng không gian hẹp và kinh phí có hạn nên phải đảm bảo lượng
thông tin cao trong mỗi tin quảng cáo. Muốn vậy, bản tin quảng cáo phải
ngắn gọn, rõ ràng và tập trung.
 Đảm bảo tính hợp lý: phải phù hợp với tâm lý của người nhận tin, phù hợp
về thời gian, không gian và phương tiện thông tin hợp lý.
 Đảm bảo tính pháp lý và tính trung thực: ngôn ngữ trong quảng cáo phải
đảm bảo tính pháp lý. Người quảng cáo và người đưa tin phải chịu trách
nhiệm pháp lý về các tin quảng cáo.
 Đảm bảo tính nghệ thuật: nhằm gây ấn tượng sâu sắc với người nhận tin. Do
đó, bản tin phải nêu lên những đặc tính tiêu biểu, độc đáo để người nhận tin
dễ thuộc, dễ nhớ.
 Đảm bảo tính đồng bộ và đa dạng: quảng cáo phải đồng bộ từ sản xuất đến
lưu thông và doanh nghiệp thường sử dụng kết hợp nhiều phương tiện
quảng cáo để đạt hiệu quả cao.
1.3.1.3. Các phương tiện quảng cáo
 Báo chí: là phương tiện phổ biến, có phạm vi rộng và chi phí không quá
cao, có thể đưa tin đến các loại độc giả riêng biệt. Báo chí tác động bằng
hình ảnh và khẩu hiệu. Quảng cáo trên báo chí có thể đưa ra nhiều thông tin
chi tiết về sản phẩm. Tích cực trong việc tiếp cận khách hàng và tuyên
truyền hình ảnh sản phẩm.
 Radio: là phương tiện khá phổ biến, phạm vi phủ sóng rộng, chi phí thấp.
Tuy nhiên, chỉ tác động bằng âm thanh nên ít hấp dẫn, ít gây chú ý, thời
gian lưu tin rất ngắn.
 Truyền hình: là phương tiện quảng cáo cho phép kết hợp âm thanh, màu
sắc, hình ảnh có hiệu quả cao nhất, có phạm vi hoạt động rộng, cho phép lập
lại nhiều lần thông điệp quảng cáo. Tuy nhiên, chi phí thường là rất đắt.
Quảng cáo ngoài trời gồm áp phích, băng rôn, bảng hiệu bên đường và ở
cửa hàng và biển quảng cáo điện tử (bảng hiệu rộng, minh họa các thông
điệp quảng cáo với ánh sáng đặc biệt và hình ảnh sống động). Tác động
mạnh mẽ thông qua màu sắc trang trí. Tuy nhiên, thông tin bị hạn chế và
thường không có độc giả riêng.
 Quảng cáo qua mạng internet: ngày ngày nay internet phổ cập đến nhiều gia
đình, đó là một lợi thế để các doanh nghiệp khai thác quảng cáo sản phẩm
và thương hiệu ở các mạng trên internet. Thông tin truyền nhanh, rộng và có
sự tương tác, tính lựa chọn cao. Quảng cáo trên internet được cho là một
giải pháp thông minh cho doanh nghiệp
1.3.1.4. Xu hướng kết hợp các phương tiện quảng cáo của các doanh
nghiệp hiện nay
Trong thời kì phát triển về công nghệ hiện nay, việc cả doanh nghiệp kết
hợp các phương tiện quảng cáo sẽ đen ại một kết quả to lớn. Ví dụ như doanh
nghiệp có thể kế hợp giữa quảng cáo ngoài trời với mạng xã hội.
1.3.1.5. Mục tiêu của quảng cáo
 Mục tiêu thông tin: Được dùng nhiều trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm
chủ yếu là tạo nên nhu cầu ban đầu.
− Thông báo cho thị trường biết về một sản phẩm mới.
− Nêu ra những công dụng mới của sản phẩm.
− Thông báo cho thị trường biết về việc thay đổi giá.
− Giải thích công dụng sản phẩm.
− Mô tả những dịch vụ hiện có.
 Mục tiêu thuyết phục: Quan trọng ở giai đoạn phát triển, khi mục tiêu của
doanh nghiệp là tạo nên nhu cầu có chọn lọc đối với một nhãn hiệu cụ thể.
− Hình thành sự ưa thích nhãn hiệu.
− Khuyến khích chuyển sang nhãn hiệu của mình.
− Thay đổi nhận thức của người mua về các tính chất của sản phẩm.
− Thuyết phục người mua mua ngay.
 Mục tiêu nhắc nhở: Quan trọng đối với những sản phẩm ở thời kỳ bão hòa
của chu kỳ sống.
− Nhắc nhở người mua là sắp tới họ sẽ cần sản phẩm đó.
− Nhắc nhở người mua về địa điểm có thể mua sản phẩm đó.
− Duy trì sự biết đến sản phẩm ở mức độ cao
1.3.2. Quan hệ công chúng
1.3.2.1. Khái niệm
Theo Pat Jackson, một chuyên gia về quan hệ công chúng (Public relation:
PR): “PR như việc xây dựng mối quan hệ với các nhóm người liên quan mà tổ
chức tác động tới để thay đổi thái độ của họ và mang lại những hành động mong
đợi”.
Vậy quan hệ công chúng là hoạt động nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
với công chúng bằng việc sử dụng các phương tiện truyền thông đưa thông tin về
hoạt động của doanh nghiệp.
1.3.2.2. Các hình thức quan hệ công chúng
 Xuất bản ấn phẩm: thông tin cho nhân viên về những gì đang diễn ra ở
doanh nghiệp (thay đổi nhân sự, thay đổi chính sách, các chế độ...) cũng
như phổ biến các thông báo về sản phẩm mới đến khách hàng mục tiêu. Bao
gồm Tạp chí nội bộ xuất bản định kỳ, chỉ cần ít trang, đề cập đến những
chính sách, hoạt động đang diễn ra trong doanh nghiệp, là kênh để nhân
viên chia sẻ suy nghĩ của họ và Bảng tin là một kênh cung cấp các thông tin
về sự kiện, lịch họp hay các quy định chính sách của doanh nghiệp.
 Thông cáo báo chí: còn được gọi là Press Release, thực chất là một thông
điệp để truyền thông, bài viết mang thông tin chính thức của một doanh
nghiệp, hiệp hội, cá nhân, ... gửi đến các cơ quan thông tấn báo chí. Nhờ đó
các cơ quan truyền thông này giúp tổ chức hoặc cá nhân đưa tin về một sự
kiện, chính sách, hoạt động hay kết quả nào đó mà doanh nghiệp muốn công
chúng biết.
 Họp báo: là cuộc họp, gặp gỡ, đối thoại, trao đổi giữa doanh nghiệp và giới
truyền thông. Thông qua họp báo, doanh nghiệp sẽ xây dựng, phát triển mối
quan hệ tốt đẹp lâu dài với giới truyền thông, tạo thiện cảm với công chúng.
Bao gồm họp báo giới thiệu sản phẩm mới, dịch vụ mới, khai trương, công
bố một sự kiện sắp diễn ra hoặc họp báo đính chính một tin đồn gây ảnh
hưởng xấu đến doanh nghiệp.
 Tổ chức sự kiện là việc doanh nghiệp thực hiện những hoạt động nhằm gây
sự chú ý đến khách hàng mục tiêu. Bao gồm tổ chức hội nghị, hội thảo, khai
trương, khánh thành, động thổ, khởi công hoặc tổ chức những sự kiện văn
hóa, lễ hội, thể thao, …
 Tài trợ là một trong những hoạt động doanh nghiệp hướng tới công chúng
để xây dựng hình ảnh của mình thông qua việc bỏ tiền vào một chương
trình/sự kiện do doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác thực hiện. Thông qua
tài trợ, doanh nghiệp sẽ tranh thủ được những cơ hội quảng bá trên các
phương tiện truyền thông với chi phí rẻ hơn tự mình quảng cáo mà vẫn đạt
được hiệu quả cao. Bao gồm tài trợ cho các hoạt động văn hóa, giáo dục, y
tế, thể thao và các hoạt động nhân đạo, cộng đồng và xã hội...
1.3.2.3. Mục tiêu của quan hệ công chúng
- Tạo sự biết đến, hỗ trợ cho lực lượng bán hàng
- Xây dựng thiện cảm của công chúng với sản phẩm, doanh nghiệp
- Đánh bóng thương hiệu doanh nghiệp
- Giảm bớt chi phí sử dụng các công cụ truyền thông khác nhau
1.3.3. Khuyến mại
1.3.3.1. Khái niệm:
Khuyến mại là tập hợp các kỹ thuật nhằm tạo sự khích lệ ngắn hạn, thúc
đẩy khách hàng hoặc các trung gian mua ngay, mua nhiều hơn và mua thường
xuyên hơn.
1.3.3.2. Các hình thức khuyến mại
 Tặng sản phẩm mẫu: thực hiện cách thức này, doanh nghiệp đưa hàng mẫu,
cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. Thông
thường, hàng mẫu được sử dụng khi doanh nghiệp cần giới thiệu một sản
phẩm mới hoặc sản phẩm đã cải tiến. Do vậy hàng mẫu đưa cho khách hàng
dùng thử là hàng đang bán hoặc sẽ được bán trên thị trường.
 Phiếu giảm giá: là một giấy xác nhận người cầm giấy được hưởng quyền ưu
đãi giảm giá khi mua một sản phẩm nhất định. Phiếu giảm giá có thể được
gửi qua bưu điện, gói vào trong hay kèm theo một sản phẩm khác, hay đưa
vào quảng cáo trong các tạp chí và báo.
 Quà tặng khi mua sản phẩm: là những món hàng được tặng kèm khi khách
hàng mua sản phẩm. Có hai dạng tặng kèm, một dạng là gói kèm với sản
phẩm được bán và khi nào bán hết sản phẩm thì kết thúc chương trình, một
dạng là để rời khi khách hàng mua sản phẩm sẽ được người bán hàng trao
quà tặng. Khi nào chương trình kết thúc thì khách hàng sẽ không được nhận
quà tặng nữa.
 Xổ số: là trò chơi may rủi, là một hình thức tạo cơ may có thể nhận được
một món tiền mặt, một chuyến du ngoạn hay một thứ hàng hóa do đã mua
sản phẩm. Cần đảm bảo rằng giải thưởng doanh nghiệp đưa ra phải hấp dẫn
được khách hàng mục tiêu.
1.3.3.3. Mục tiêu của khuyến mại
- Kích thích người tiêu dùng dùng thử và mua sản phẩm mới
- Kích thích người tiêu dùng mua ngay những sản phẩm đang bán
- Khuyến khích người tiêu dùng gắn bó trung thành với nhãn hiệu
- Phối hợp và làm tăng hiệu quả của quảng cáo.
- Bảo vệ khách hàng hiện tại của doanh nghiệp.
- Thu hút những người dùng thử mới.
1.3.4. Bán hàng cá nhân
1.3.4.1. Khái niệm:
Bán hàng cá nhân là sự giao tiếp mặt đối mặt của nhân viên bán hàng với
khách hàng tiềm năng để trình bày, giới thiệu và bán sản phẩm. Sự thành công
của hoạt động này phụ thuộc rất lớn vào khả năng của nhân viên bán hàng.
1.3.4.2. Nhiệm vụ của nhân viên bán hàng
 Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: là người thật sự cần sản phẩm, muốn sở
hữu sản phẩm đó và có khả năng về tài chính để quyết định mua hàng.
 Thông tin giới thiệu sản phẩm: người bán hàng cần xác định chính xác tính
năng nào của sản phẩm mình vượt trội hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
trong thị trường.
 Thuyết phục khách hàng quan tâm và mua sản phẩm: là công việc quan trọng
nhất trong bất cứ lĩnh vực bán hàng hay dịch vụ. Ngoài những hiểu biết nhất
định về sản phẩm mình bán còn phải nắm bắt được nhu cầu khách hàng.
 Thực hiện các đơn đặt hàng: phải hiểu, biết cách quản lí các đơn đặt hàng và
các loại đơn đặt hàng.
 Thu thập thông tin về khách hàng và đối thủ cạnh tranh: càng có nhiều thông
tin về khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện có và những người có ảnh
hưởng đến khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện có của doanh nghiệp
thì người bán hàng càng dễ dàng quyết định độ lớn của nhóm khách hàng
mình nhắm đến. Bên cạnh đó việc thu thập và phân tích thông tin về đối thủ
giúp tăng khả năng ứng phó và phản công trước những động thái tấn công
của họ.
1.3.4.3. Yêu cầu về khả năng của nhân viên bán hàng
 Hiểu biết về sản phẩm: bao gồm đặc điểm, tính năng, công dụng, chất lượng
sản phẩm, kiểu dáng, mẫu sắc và mẫu mã hiện có. Lịch sử phát triển sản
phẩm, quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, cách sử dụng sản phẩm. Phạm
vi phân phối và hình thức giao hàng, thông tin dịch vụ, bảo hành sửa chữa.
Cách thức nhằm tăng hiểu biết về sản phẩm từ ấn phẩm | quảng cáo, từ người
đại diện bán hàng, các buổi đào tạo.
 Hiểu biết về doanh nghiệp: hiểu rõ về nguồn gốc doanh nghiệp, lịch sử, triết
lí kinh doanh thông qua các buổi đào tạo, huấn luyện và tìm hiểu thông tin
trên web cũng như tài liệu công ty.
 Hiểu rõ về khách hàng: hiểu rõ động cơ đặc điểm nhu cầu của khách hàng.
Muốn làm được điều này, người bán hàng cần phải thu thập thông tin từ
khách hàng về nghề nghiệp, lối sống, phong cách, xu hướng chi tiêu (thu
nhập, sở thích, ...).
 Hiểu biết về đối thủ cạnh tranh: người bán hàng cần nghiên cứu xem đối thủ
cạnh tranh của doanh nghiệp là ai và tìm hiểu sự khác biệt giữa việc hoạt
động kinh doanh của họ và của mình sẽ khuyến khích phát triển liên tục và
điều chỉnh chính sách kinh doanh. Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh không
phải chỉ là những doanh nghiệp giống mình mà bất kỳ một doanh nghiệp nào
bán sản phẩm có liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp
1.3.4.4. Yêu cầu về kỹ năng giao tiếp của nhân viên bán hàng:
 Kỹ năng giao tiếp là nhân tố quan trọng, cần thiết cho người bán hàng bởi có
giao tiếp tốt mới có thể tạo được những mối quan hệ tốt với khách hàng.
Phát triển và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng sẽ giúp người bán
hàng có niềm tin nơi khách hàng và việc bán hàng sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Bao gồm các kỹ năng sau:
- Lắng nghe: kỹ năng này nghe tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại là
thành phần quan trọng tạo nên quan hệ tốt đẹp giữa người bán hàng và
khách hàng. Để biết được mong muốn của khách hàng tập trung vào nhu
cầu nào đó, thì bạn phải là người “lắng nghe” giỏi và nhận biết nhanh.
Từ đó bạn mới có thể nhận được sự quan tâm từ phía khách hàng.
- Đoán biết được nhu cầu của khách hàng: nếu bạn biết được tâm lý và nhu
cầu của khách hàng thì bạn mới có thể giới thiệu những sản phẩm vừa
lòng họ. Ngược lại, công việc của bạn sẽ không đạt kết quả gì nếu bạn
không “đánh trúng” vào tâm lý khách hàng. Ngoài khả năng nghe theo
những yêu cầu của khách bạn cần phân tích những thông tin của khách
hàng và phán đoán theo nhiều chiều hướng để hiểu được tâm lý của họ.
- Giới thiệu sản phẩm với phong cách tự tin: một phong cách tự tin trong
giao tiếp sẽ quyết định bạn thành công hay không. Một câu trả lời hoàn
hảo là cách nói tự tin và rõ ràng, sau đó đưa ra những tính năng của sản
phẩm hướng vào nhu cầu của khách khi mua loại sản phẩm đó.
- Giúp đỡ khách hàng nhiệt tình: dù chỉ là giúp đỡ khách mang hàng ra xe
hay đơn giản là mở cửa giúp người đang mang hàng nặng trên tay thì
một thông điệp rõ ràng đó là bạn sẵn sàng giúp đỡ họ và ấn tượng này sẽ
hằn sâu vào tâm trí khách hàng. Và tất nhiên, nó sẽ khiến họ quay trở lại
với bạn vào lần sau.
- Vui Vẻ: duy trì dịch vụ khách hàng với nụ cười trên khuôn mặt. Một nụ
cười chân thật sẽ khiến khách hàng cảm thấy họ được chào đón, an tâm
hơn và để lại trong lòng khách hàng một cảm giác nồng ấm.
1.3.5. Marketing trực tiếp
1.3.5.1. Khái niệm Marketing trực tiếp:
Là hình thức doanh nghiệp sử dụng các phương tiện truyền thông trực tiếp
như điện thoại, thư tín, email, fax... nhằm giới thiệu sản phẩm đến khách hàng
mục tiêu với mong muốn thiết lập mối quan hệ trực tiếp với khách hàng. Để có
thể thiết lập mối quan hệ với khách hàng, doanh nghiệp cần phải có nguồn cơ sở
dữ liệu. Bao gồm:
+ Hồ sơ gốc của khách hàng
+ Cơ sở dữ liệu giao dịch
+ Cơ sở dữ liệu marketing
1.3.5.2. Tầm quan trọng của marketing trực tiếp
 Rút ngắn khoảng cách: vị trí địa lý không còn là một vấn đề quan trọng.
Internet đã rút ngắn khoảng cách, các đối tác có thể gặp nhau qua không gian
máy tính mà không cần biết đối tác ở gần hay ở xa. Điều này cho phép nhiều
người mua và bán bỏ qua những khâu trung gian truyền thống
 Tiếp thị toàn cầu: internet là một phương tiện hữu hiệu để các nhà hoạt động
marketing tiếp cận với các thị trường khách hàng trên toàn thế giới. Điều mà
các phương tiện marketing thông thường khác hầu như không thể.
 Giảm thời gian: thời gian không còn là một yếu tố quan trọng. Những người
làm marketing trực tiếp có thể truy cập lấy thông tin cũng như giao dịch với
khách hàng 24/7.
 Giảm chi phí: Chi phí sẽ không còn là gánh nặng. Chỉ với 1/10 chị phí thông
thường, Marketing trực tiếp có thể đem lại hiệu quả gấp đôi
1.3.5.3. Các hình thức marketing trực tiếp
 Thư chào hàng: hình thức phổ biến mà doanh nghiệp thường sử dụng là gửi
tin nhắn qua điện thoại di động, hoặc gửi qua địa chỉ mailThư chào hàng là
lời đề nghị mà doanh nghiệp đưa ra đối với khách hàng tiềm năng.
 Ấn phẩm trực tiếp: là hình thức gửi Catalog, Brochure, băng video, DVD...
để giới thiệu chi tiết sản phẩm, Doanh nghiệp. Ấn phẩm trực tiếp không chỉ
cung cấp thông tin về doanh nghiệp mà còn cung cấp đầy đủ các thông tin về
dịch vụ, giá cả, hướng dẫn sử dụng, những tiện ích...
 Marketing trực tuyến: là việc ứng dụng công nghệ mạng máy tính, các
phương tiện điện tử vào việc nghiên cứu thị trường, hỗ trợ phát triển sản
phẩm, phát triển các chiến lược và chiến thuật marketing... nhằm mục đích
cuối cùng là đưa sản phẩm đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và
hiệu quả.
1.3.5.4. Mục tiêu của Marketing trực tiếp
 Doanh nghiệp muốn thiết lập mối quan hệ trực tiếp và giữ khách hàng hiện
có của doanh nghiệp.
 Tạo cho khách hàng cảm giác được quan tâm, cung cấp sự thuận tiện và
thông tin chi tiết khi mua sản phẩm.
 Giúp tăng cường khả năng cạnh tranh nhờ kết hợp hiệu quả với các công cụ
khác của chiêu thị

CHƯƠNG 2.
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA XÚC TIẾN
CHO DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH
VỤ QUẢNG CÁO GENNEXT
2.1. Giới thiệu về công ty TNNH dịch vụ quảng cáo Gennext
2.1.1. Giới thiệu khái quát
Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext là công ty cung cấp dịch vụ
truyền thông Below –The – Line chuyên thực hiện các chương trình truyền thông
tiếp thị và tổ chức sự kiện cho các nhãn hàng trong và ngoài nước. Công ty đã có
mặt trên thị trường trong hơn ba năm và đã giúp nhiều khách hàng thành công
trong việc quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ trên các kênh truyền thông.
Công ty đã tích lũy nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông và đảm
bảo rằng mọi dịch vụ của đều được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm
trong lĩnh vực. Gennext cam kết cung cấp cho khách hàng dịch vụ truyền thông
tốt nhất với giá cả hợp lý nhất. Với một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và
nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đảm bảo cung cấp cho khách hàng
những dịch vụ truyền thông tốt nhất bằng các giải pháp hiệu quả và các kịch bản
quảng cáo sáng tạo.
 Tên công ty: Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext
 Tên tiếng anh: GENNEXT ADVERTISEMENT SERVICE COMPANY
LIMITED
 Tên viết tắt: GENNEXT ADVERTISING CO., LTD
 Địa chỉ đăng ký kinh doanh: 334 Huỳnh Văn Bánh, Phường 10, Quận Phú
Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
 Điện thoại: 0908885487
 Mã số thuế: 0315768638
 Ngày thành lập: 04/07/2019
 Website: www.gengroup.vn
 Gmail: info@gengroup.vn
 Người đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Thùy Trang - Giới tính: Nữ - Chức
danh: Giám đốc
 Logo:

Hình 2.1. Logo công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext


2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Cuối năm 2018 công ty Gennext được hình thành với loại hình hoạt động
là Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, vào tháng 04/07/2019
công ty đã đăng kí cục sở hữu trí tuệ với tên Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo
Gennext, theo giấy phép kinh doanh 0315768638 do sở kế hoạch và đầu tư
Tp.HCM cấp và chính thức bắt đầu hành trình của mình với sứ mệnh nắm bắt
được động thái của thị trường truyền thông. Nhận thức rõ ràng về sự quan
trọng của truyền thông trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, Gennext
đã tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ truyền thông độc đáo và hiệu quả.
Bao gồm quảng cáo sáng tạo, kế hoạch truyền thông, kỹ thuật số, và nhiều dịch
vụ khác nhau theo mô hình tích hợp. Bắt đầu với một đội ngũ nhỏ nhưng đầy
nhiệt huyết, Gennext đã nhanh chóng phát triển thành một đối tác truyền thông
đáng tin cậy. Gennext không chỉ là một đơn vị cung cấp dịch vụ, mà còn là
một đối tác chiến lược với nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Công
ty phục vụ một loạt các khách hàng từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ
hàng tiêu dùng đến công nghiệp dịch vụ. Các nhãn hàng và khách hàng của
công ty đã và đang hợp tác: Coca-Cola, Masan, Liwayway, Thiên long, Oshi,

2.1.3. Cơ cấu tổ chức
 Giám đốc: là người quản lý cao nhất của công ty, điều hành và quyết định
chiến lược quảng cáo, định hướng phát triển, cách thức vận hành của công ty.
Đề xuất ra KPIs cho các bộ phận phòng ban, ký duyệt các hợp đồng với các
nhãn hàng.
 Phó giám đốc: kiểm soát ngân sách của công ty, kiểm kê và ký duyệt các sổ
sách, chứng từ liên quan đến tài chính – kế toán, kiểm kê các định mức chi
phí cho dự án.
 Các phòng ban của công ty
- Phòng dự án: tìm kiếm dự án, làm báo giá dự án, nắm rõ yêu cầu của dự án
và xác định các đối tượng liên quan. Phân tích, hiểu rõ mục tiêu và kỳ vọng
của khách hàng. Phân chia công việc để cho các phòng ban kế hoạch để nắm
rõ chi tiết về dự án và những yêu cầu của khách hàng. Theo dõi tiến độ và
thực hiện điều chỉnh khi cần thiết. Thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng và
kiểm tra đảm bảo rằng chúng được tuân thủ. Đảm bảo dịch vụ cuối cùng đáp
ứng các yêu cầu và mong muốn của khách hàng.
- Phòng lên kế hoạch: lên kế hoạch cho dự án, triển khai xây dựng lịch trình
công việc và đặt ra các mục tiêu thời gian, tìm kiếm địa điểm thực hiện. Xác
định các nguồn lực cần thiết như con người, vật liệu, và kinh phí.
- Phòng điều hành: Quản lý điều hành tiếp nhận thông tin từ phòng kế hoạch
sau đó triển khai chiến lược activation theo kế hoạch và mục tiêu được đề ra.
Khảo sát về địa điểm thực hiện dự án. Tổ chức và quản lý mọi yếu tố
logistical liên quan đến activation, từ vận chuyển đến trang thiết bị và vật
liệu., quản lý nhân sự, đồng phục nhân sự, sự tương tác, giao tiếp với đối
tượng mục tiêu chuyên nghiệp.
- Phòng thiết kế: phối hợp lên ý tưởng thiết kế theo mong muốn của khách
hàng. Đưa ra các ý tưởng táo bạo, đặc sắc để hỗ trợ chiến lược truyền thông
và quảng cáo. Làm việc cùng với các bộ phận dự án, lên kế hoạch để đảm
bảo sự đồng bộ trong thông điệp và hình ảnh.
- Phòng thông tin: kiểm tra số liệu, hình ảnh của nhân sự cung cấp, nhập dữ
liệu khách hàng, làm báo cáo về số lượng hàng hóa trong kho, kiểm đếm
đồng phục nhân viên, báo cáo hình ảnh về các địa điểm thực hiện dự án.

(Nguồn: Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext)


Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH dịch vụ quảng cáo
Gennext
2.1.1 Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.4.1. Ngành nghề đăng ký kinh doanh bao gồm:
 Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
 Dịch vụ liên quan đến in
 Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh
 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
 Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền
hìn
 Hoạt động hậu kỳ
 Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền
hình
 Hoạt động chiếu phim
 Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc
 Truyền thông
 Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận
 Hoạt động thiết kế chuyên dụng
Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp
Kể từ khi thành lập đến nay, Gennext tập trung chính vào dịch vụ truyền
thông.Trong ngành dịch vụ này Gennext hiện đang thực hiện 2 mảng chính để
cung cấp cho người tiêu dùng chủ yếu là marketing và event
2.1.4.2. Cách thức phân phối dịch vụ đến người tiêu dùng
Khách hàng nhận tư vấn dịch vụ thông qua fanpage hoặc website:
www.gengroup.vn hoặc hotline: 0908 885 487– 0976 717 103.

(Nguồn: Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext)


Hình 2.3. Sơ đồ cách thức phân phối dịch vụ đến người tiêu dùng của
công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext

2.1.4 Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động SXKD

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2020-2022 của
công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext
(Đơn vị tính: Tỉ đồng)
Chênh lệch
STT Chỉ 2020 2021 2022 2021-2020 2022 - 2021
tiêu
+/- % +/- %

1 Doanh 120,31 108,55 160,72 -11,759 -9,77 52,16 48,05


thu 5 6 0 4
2 Chi 65,416 70,523 81,332 5,107 7,81 10,80 15,33
phí 9
3 Lợi 54,899 38,033 79,388 -16,87 - 41,35 108,7
nhuận 30.72 5 3
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext)
 Nhận xét:
 Về doanh thu:
Năm 2020 doanh thu của công ty đạt 120,315 tỉ đồng, doanh thu chính là từ
dịch vụ quảng cáo. Đến năm 2021 do ảnh hưởng của dịch covid 19, nền kinh tế
bị trì trệ, doanh thu của năm 2021bị giảm sút, đạt 108,556 tỉ đồng, giảm 11,759
tỉ đồng và giảm -9,77% so với doanh thu năm 2020.
Năm 2022, vượt lên thời kì khủng hoảng sau dịch doanh thu Gennext đạt
con số vượt trội, với con số 160,720 tỉ đồng, tăng 52,164 tỉ đồng và tăng 48,05
% so với năm 2021.
 Về chi phí
Chi phí của năm 2021 tăng 5,107 tỉ đồng, tăng 7,81% so với chi phí năm
2020.Chi phí của năm 2022 tăng 10,809 tỉ đồng, tỉ lệ phầm trăm tăng cao đạt
15,33% so với năm 2021. Qua đó cho thấy được chi phí tăng theo từng năm.
Mặc dù 2021 do mắc kẹt trong tình thế dịch covid 19, nhưng Gennext vẫn cố
gắng đầu tư để cải tiến, bắt kịp xu hướng của thị trường bằng cách tăng cường
đầu tư vào các trang thiết bị, đào tạo nhân sự, và bổ sung các công cụ hỗ trợ cho
dịch vụ quảng cáo.
 Về lợi nhuận
Lợi nhuận của năm 2020 đạt 54,899 tỉ đồng. Lợi nhuận của năm 2021 đạt
38,033 tỉ đồng giảm 16,87 tỉ và chênh lệch 9,3% so với năm 2020. Lợi nhuận
của năm 2022 đạt 79,388 tỉ đồng tăng 41,355 tỉ và tỉ lệ phần trăm tăng rất cao,
đạt 108,73% so với năm 2021
 Doanh thu và lợi nhuận của năm 2020-2021 có dấu hiệu giảm do tình hình
dịch bệnh. Nhưng chi phí qua các năm lại tăng đồng nghĩa với việc công ty chấp
nhận rủi ro và dồn hết tâm huyết vào lĩnh vực này. Từ năm 2021-2022 doanh thu
lợi nhuận có xu hướng tăng trở lại và trong tương lai sẽ còn phát triển hơn.
Hình 2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm của Công ty
TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext

2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến cho dịch vụ
truyền thông của Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext
2.2.1. Về sản phẩm và khách hàng sử dụng sản phẩm
2.2.1.1. Mô tả về dịch vụ:
Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext là công ty dịch vụ truyền thông
trong đó bao gồm hoạt động quảng cáo theo hướng BTL (Bellow-The-Line).
Below the line (BTL) là thuật ngữ trong lĩnh vực quảng cáo và truyền thông để
chỉ các hoạt động tiếp thị và quảng cáo không sử dụng các phương tiện truyền
thông truyền thống như quảng cáo trên truyền hình, radio hay báo chí. Thay vào
đó, tập trung vào các phương pháp trực tiếp và tương tác trực tiếp với khách
hàng để tạo sự tương tác và tạo dựng mối quan hệ.
Các hoạt động của công ty thường bao gồm trưng bày sản phẩm, tổ chức sự
kiện, tiếp thị trực tiếp, quà tặng, marketing trực tuyến và các hình thức quảng
cáo ngoại đường. Mục tiêu là tạo ra sự tương tác trực tiếp với khách hàng, tăng
cường nhận thức thương hiệu, tạo động lực mua hàng và xây dựng mối quan hệ
lâu dài với khách hàng.
 Các loại hình dịch vụ mà công ty Gennext cung cấp cho người tiêu dùng
 Marketing
 Tư vấn thương hiệu: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, tư vấn chiến
lược tái định vị thương hiệu, tư vấn chiến lược ra mắt sản phẩm mới,
thiết kế thương hiệu/ logo theo phong thủy
✓ Truyền thông: Truyền thông nội bộ/ bán hàng Online
✓ Influencer
 Event
✓ Tổ chức sự kiện: Hội thảo, Coaching Event, ra mắt sản phẩm, tổ chức sự
kiện Online, tổ chức Activation, Sampling sản phẩm, hội nghị khách hàng…
✓ Cung cấp nhân sự: Cho thuê nhân sự chạy sự kiện, cung cấp PG, PB…
✓ Cung cấp thiết bị
✓ Sản xuất in ấn: In lịch độc quyền, lịch thị trường, in ấn trên tất cả các
chất liệu
✓ Sản xuất CNC, Laser
✓ Sản xuất POSM

(Nguồn: Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext)


Hình 2.6 Tổng hợp các hoạt động sự kiện Gennext tham gia
(Nguồn: Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext)
Hình 2.7 Đồng phục của công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext
2.2.1.2. Về khách hàng sử dụng dịch vụ
Đối tượng khách hàng thường sử dụng dịch vụ của công ty TNNH dịch vụ
quảng cáo Gennext chủ yếu là các nhãn hàng trong và ngoài nước như: Coca-
Cola, Masan, Liwayway, Thiên Long, Chubb life, … Đây là các công ty lớn, đã
có sự phát triển và ổn định trên thị trường. Có nhu cầu trong việc tiếp cận và
tương tác trực tiếp với khách hàng, xây dựng sự tương tác cá nhân và tạo sự kết
nối. Đa số những khách hàng của công ty không có giới hạn về giới tính, bởi vì
dịch vụ truyền thông BTL thường được thiết kế để tiếp cận một đối tượng rộng
hơn trong cộng đồng. Các khách hàng của Gennext đến từ nhiều ngành nghề
khác nhau. Bao gồm ngành thực phẩm và đồ uống, bán lẻ, văn phòng phẩm,
dược phẩm, và nhiều lĩnh vực khác. Xu hướng hiện nay của khách hàng đối với
dịch vụ truyền thông của Gennext là họ đang tìm kiếm các giải pháp quảng cáo,
truyền thông sáng tạo và tương tác để tạo sự kết nối, tiếp xúc trực tiếp. Họ mong
đợi những trải nghiệm độc đáo và cá nhân hóa trong các hoạt động quảng cáo, để
nổi bật trong đám đông và tạo ấn tượng lâu dài. Hà Nội và Hồ Chí Minh là 2 khu
vực thường tiêu thụ nhiều nhất dịch vụ của công ty, ngoài ra còn có 1 số khu vực
lân cận như Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng, … Bởi vì những nơi này mật độ dân
cư cao, nền kinh tế đang dần phát triển, và đặc biệt các thành phố lớn thường là
nơi tổ chức nhiều sự kiện, hội chợ, triễn lãm, ngoài ra các thành phố lớn là trung
tâm của hoạt động kinh tế và truyền thông. Các thương hiệu và doanh nghiệp
muốn nổi bật và cạnh tranh trong môi trường này.
2.2.2. Phân tích và đánh giá hoạt động xúc tiến cho dịch cụ truyền thông
của Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext
2.2.2.1. Các công cụ của hoạt động xúc tiến
Gennext là một công ty dịch vụ truyền thông trong đó bao gồm hoạt động
quảng cáo theo hướng BTL (Bellow-The-Line). Vì vậy Gennext chỉ sử dụng ba
công cụ của hoạt động xúc tiến đó là quảng cáo, quan hệ công chúng và bán
hàng cá nhân nhằm đạt được mục tiêu tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách
hàng.
 Quảng cáo:
 Quảng cáo qua mạng Internet: Là chiến lược công ty sử dụng để làm khách
hàng thu hút, tò mò về dịch vụ của công ty mà tìm đến. Công ty hoạt động
trên 2 nền tảng internet đó là Fanpage và Website.
+ Về Fanpage: Trang Fanpage của công ty có khoảng 1,4 nghìn người theo
dõi. Các lời quảng cáo thường được đăng chính tại đây (GENNEXT
GROUP.com.vn) đây là trang thông tin đầy đủ nhất về công ty, các dự án
dịch vụ của công ty sẽ được cập nhật trên này. Khách hàng có thể tìm hiểu sơ
lược được 80% thông tin của công ty thông qua trang này.
+ Cấu trúc Fanpage: bao gồm một tiêu đề, ảnh bìa và avatar, các tab như
Thông tin, Bài viết, Hình ảnh, Video, Đánh giá và dịch vụ. Điều này giúp
người dùng dễ dàng tìm thông tin và tương tác với nội dung của fanpage.
+Nội dung bài viết: Fanpage của Gennext chia sẻ thông tin về các dự án,
chiến dịch quảng cáo, sự kiện, tin tức trong ngành quảng cáo và truyền thông.
Nội dung bao gồm hình ảnh, video, bài viết văn bản thông qua từng dự án.
Nội dung bài viết xoay quanh các hoạt động của từng dự án mà công ty thực
hiện cho các đối tác. Chúng có sự lặp lại về mặt nội dung tuy nhiên điều này
cũng khá dễ hiểu bởi vì vừa giúp nhận diện thương hiệu, bảo vệ thông tin
khách hàng và giúp khách hàng dễ dàng tìm hiểu thêm thông tin về dịch vụ
của công ty

(Nguồn: Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext)


Hình 2.8. Fanpage của Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext

(Nguồn: Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext)


Hình 2.9. Các bài viết về những dự án của Công ty TNHH dịch vụ quảng
cáo Gennext đã thực hiện được đăng tải qua Fanpage
(Nguồn: Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext)
Hình 2.9. Số lượng người tiếp cận thông qua các bài viết trên Fanpage
của Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext
+ Về website: phần giao diện web trên máy tính và điện thoại đều được thiết kế
dễ tìm, cơ cấu web đơn giản, với phông nền trắng và xanh.
+ Nội dung trên trang web bao gồm các thông tin liên lạc, giới thiệu ngắn gọn về
công ty, thành công và giải thưởng, lịch sử và giá trị của công ty. Ngoài ra, có
các bài viết, blog hoặc tài liệu chuyên ngành liên quan đến quảng cáo và truyền
thông.Nội dung trên web hầu như không có sự cập nhật.
+Cấu trúc: Website của Gennext bao gồm cấu trúc gồm trang chủ và các trang
con liên quan tin tức, về chúng tôi, liên hệ, v.v..
(Nguồn: Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext)
Hình 2.5. Website của Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext qua ảnh
chụp màn hình máy tính

(Nguồn: Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext)


Hình 2.9. Website của Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext qua
ảnh chụp màn hình điện thoại
 Nhận xét:
 Đối với Fanpage:
 Ưu điểm: Fanpage dễ tìm kiếm trên giao diện máy tính và điện thoại, cập
nhật đầy đủ thông tin và hoạt động của công ty, các dự án công ty đã và đang
thực hiện đều được cập nhật thường xuyên, hình ảnh và video được đăng tải
sắc nét, thu hút người xem. Giúp khách hàng hiểu biết rõ hơn về dịch vụ của
công ty và cho thấy được sự chuyên nghiệp, chỉnh chu trong từng dự án từ bé
đến lớn của công ty
 Nhược điểm: Các bài viết đều được đăng tải với nội dung chỉ xoay quanh một
chủ đề nên dẫn đến sự nhàm chán, chưa có sự sáng tạo trong content, nội
dung ít có sự đổi mới, ít nắm bắt xu hướng. Lượng tương tác với Fanpage khá
thấp
 Đối với Website:
 Ưu điểm: Dễ tìm kiếm trên giao diện điện thoại
 Nhược điểm: Website hiện tại chưa có sự nổi bật đáng kể. Trên giao diện máy
tính nó thiếu đi những yếu tố độc đáo và thiết kế tương tác đặc biệt để thu hút
sự chú ý của người truy cập. Nội dung trên trang web cũng chỉ cung cấp một
số sơ lược về công ty, chưa đủ để truyền đạt đầy đủ thông tin và giá trị của
công ty về các hoạt động hay bộ máy tổ chức của công ty và cũng chưa có
thêm chi tiết về về các phần như dịch vụ, dự án đã thực hiện, các thanh công
cụ chưa có sự liên kết rõ ràng, không tạo được điểm nhấn. Một điểm đáng
chú ý khác là website không được cập nhật thường xuyên.
 Quan hệ công chúng:
 Tài trợ: Gennext tài trợ cho 1 số hoạt động tại các lễ hội, tận dụng số lượng
người tham giam gia các lễ hội nhằm quảng bá hình ảnh của công ty rộng rãi
hơn
 Gennext tài trợ cho cổng âm nhạc đa giác quan Genfest tại Tp. Hồ Chí Minh
(Nguồn: Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext)
Hình 2.10. Hình ảnh Gennext và các nhà tài trợ khác cho chương trình
cổng âm nhạc đa giác quan Genfest
 Gennext tài trợ cho lễ hội đua thuyền Oc Om Bock Khmer tại Sóc Trăng
năm 2023

(Nguồn: Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext)


2.11. Hình ảnh banner với sự đồng hành của Gennext và các nhà tài trợ
khác cho lễ hội đua thuyền Oc Om Bock Khmer tại Sóc Trăng năm 2023
 Nhận xét:
 Ưu điểm: Xây dựng và duy trì hình ảnh của công ty, được nhiều người biết
đến, tạo sự chú ý, quan tâm từ đó góp phần tạo sự nhận diện thương hiệu với
khách hàng góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
 Nhược điểm: không đảm bảo kết quả ngay lập tức mà đòi hỏi về mặt thời
gian lâu dài, chi phí lớn, không phải chương trình nào cũng phù hợp để tài
trợ.
 Bán hàng cá nhân:
Công ty thường rất chú trọng đến hình thức này vì đây là hình thức bán
hàng giúp công ty có thể kết nối trực tiếp trao đổi với khách hàng để có thể đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Đội ngũ phòng dự án có
nhiệm vụ làm việc trực tiếp với khách hàng để lấy dự án về cho công ty. Qua đó
đội ngũ nhân viên phòng dự án được đào tạo và chọn lọc kĩ lưỡng về năng lực,
kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn.
 Các bước bán hàng như sau:
 Bước 1: Chào hỏi, giới thiệu sơ lược về công ty và các dự án đã từng làm
trước đó
 Bước 2: Khai thác thông tin từ khách hàng, tìm hiểu yêu cầu, các mục tiêu
mà khách hàng đưa ra
 Bước 3: Từ các yêu cầu của khách hàng, bắt đầu lên ý tưởng cho dự án đưa
ra các nội dung checklist, các bản thiết kế, lập kế hoạch, viết proposal, làm báo
giá về hợp đồng
 Bước 4: Thuyết trình và gửi cho khách hàng xem về nội dung
 Bước 5: Chốt dự án
 Bước 6: Thực hiện dự án và tiến hành nghiệm thu sau dự án
(Nguồn: Công ty TNHH dịch vụ quảng cáo Gennext)
2.12. Hình ảnh phòng dự án của Gennext họp với khách hàng
 Nhận xét:
- Ưu điểm: kiểm soát được chất lượng dịch vụ, tiếp xúc và làm việc trực
tiếp với khách hàng mà không qua trung gian, dễ dàng theo dõi và đánh
giá các kết quả thông qua từng giai đoạn của từng chiến lược dịch vụ
quảng cáo
- Nhược điểm: tự chịu rủi ro, đòi hỏi nhân viên phải có kinh nghiệm và có
sự hiểu biết
2.3. Những hạn chế trong các hoạt động hiện tại của công ty TNHH dịch
vụ quảng cáo Gennext
Qua quá trình phân tích hoạt động xúc tiến tại Công ty TNHH dịch vụ quảng
cáo Gennext thì cho thấy vẫn còn một số mặt tồn tại như sau:
 Quảng cáo:
+ Trang website của công ty hiện tại chưa thực sự tối ưu, còn nhiều khuyết
điểm. Nội dung trên trang web cũng chỉ cung cấp một số sơ lược về công ty,
chưa đủ để truyền đạt đầy đủ thông tin và giá trị của công ty về các hoạt động
hay bộ máy tổ chức của công ty và cũng chưa có thêm chi tiết về về các phần
như dịch vụ, dự án đã thực hiện, các thanh công cụ chưa có sự liên kết rõ ràng,
không tạo được điểm nhấn. Một điểm đáng chú ý khác là website không được
cập nhật thường xuyên. Tạo sự khó khăn cho khách hàng như khó tiếp cận
thông tin của công ty vì vậy khó nắm bắt được nhu cầu của khách hàng.
+ Các bài viết trên Fanpage đều được đăng tải với nội dung chỉ xoay quanh
một chủ đề nên dẫn đến sự nhàm chán, chưa có sự sáng tạo trong content, nội
dung ít có sự đổi mới, ít nắm bắt xu hướng. Lượng tương tác với Fanpage khá
thấp
 Quan hệ công chúng: không đảm bảo kết quả ngay lập tức mà đòi hỏi về
mặt thời gian lâu dài, chi phí lớn, không phải chương trình nào cũng phù hợp
để tài trợ.
 Bán hàng cá nhân: tự chịu rủi ro về hợp đồng, đòi hỏi nhân viên phải có
kinh nghiệm và có sự hiểu biết

CHƯƠNG 3.
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
XÚC TIẾN TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ QUẢNG CÁO
GENNEXT
3.1. Phân tích bối cảnh, tình hình hiện tại trên thị trường
Thị trường hiện nay trong ngành dịch vụ quảng cáo đối với các hoạt động xúc
tiến đang đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cũng đầy tiềm năng. Dưới đây là
một số nhận định về tình hình hiện tại của các hoạt động này:
- Khó khăn:
+ Cạnh tranh gay gắt: Thị trường dịch vụ quảng cáo đang trở nên cạnh tranh hơn
bao giờ hết. Có sự xuất hiện của nhiều công ty và ngành công nghiệp khác nhau
cùng cạnh tranh trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng. Điều này đòi hỏi
các công ty phải nỗ lực để tạo ra các ý tưởng sáng tạo và tìm ra những cách tiếp
cận mới để tạo sự khác biệt và tạo ấn tượng với khách hàng.
+ Suy thoái kinh tế : Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại,lạm phát tăng
cao, các công ty có thể cắt giảm ngân sách cho quảng cáo. Điều này có thể làm
giảm cầu cho các dịch vụ của ngành dịch cụ quảng cáo.
+ Thách thức từ dịch COVID-19: Đại dịch COVID-19 đã có một tác động lớn.
Với các hạn chế về tụ tập đông người và các biện pháp phòng dịch, tổ chức sự
kiện trực tiếp và các hoạt động quan hệ công chúng đã bị gián đoạn.
- Thuận lợi:
+ Sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng: Người tiêu dùng ngày càng trở nên
thông minh và yêu cầu trải nghiệm tương tác và cá nhân hóa. Điều này tạo ra
một cơ hội cho ngành dịch vụ quảng cáo tạo ra các chiến dịch tương tác sáng tạo
và mang tính cá nhân thông qua các phương tiện truyền thông internet, nhằm tạo
sự kết nối mạnh mẽ hơn với khách hàng.
+ Tương tác trực tiếp với khách hàng: Một trong những ưu điểm lớn của ngành
dịch vụ quảng cáo BTL là khả năng tạo ra tương tác trực tiếp với khách hàng.
Thay vì chỉ dựa vào truyền thông không trực tiếp, công ty tạo ra trải nghiệm thực
tế và tương tác trực tiếp với khách hàng, tạo ra một kết nối mạnh mẽ hơn và gắn
bó với nhau qua các dự án. Có thể tạo ra cơ hội trở thành công ty hợp tác lâu dài
với đối tác.
3.2. Định hướng phát triển sắp tới của doanh nghiệp
- Mục tiêu lâu dài của Gennext là được đồng hành gắn bó lâu dài với khách hàng
trong ngành dịch vụ quảng cáo với mong muốn cùng góp phần nhỏ vào thành
công chung của nhãn hàng. Xây dựng mạng lưới đối tác rộng rãi về các ngành
nghề đa dạng hơn.Cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ quảng cáo qua từng
dự án để ngày càng hoàn thiện nhất có thể
- Tăng doanh thu 10%/ năm
3.3. Các giải pháp nhằm làm tốt hơn hoạt động xúc tiến tại công ty TNHH
dịch vụ quảng cáo Gennext
3.3.1. Giải pháp về các công cụ của hoạt động xúc tiến
 Quảng cáo:
Để giải quyết những hạn chế của trang Web và Fanpage hiện tại, dưới đây là một
số giải pháp:
 Cải thiện trang web:
- Nâng cấp giao diện: Tối ưu hóa trang web để đảm bảo trải nghiệm người
dùng tốt hơn. Cải thiện cấu trúc, màu sắc, phông chữ và cách bố trí để trang web
trở nên hấp dẫn hơn.
- Tăng cường nội dung: Cung cấp thông tin chi tiết về công ty, bao gồm các hoạt
động, bộ máy tổ chức và dự án đã thực hiện. Đảm bảo rằng mọi thông tin quan
trọng đều được cung cấp một cách rõ ràng và dễ hiểu.
- Lên kế hoạch cập nhật: Xác định một lịch trình cập nhật thường xuyên cho
trang web. Điều này đảm bảo rằng thông tin trên nền tảng luôn mới mẻ và hấp
dẫn đối với khách hàng.
- Đội ngũ quản lý nội dung: Bổ sung một đội ngũ quản lý nội dung chuyên
nghiệp để đảm bảo việc cập nhật và quản lý thông tin được thực hiện một cách
liên tục và hiệu quả.
- Tối ưu hóa SEO: Tăng cường khả năng tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm
bằng cách tối ưu hóa SEO. Sử dụng từ khóa phù hợp trong tiêu đề, mô tả và nội
dung để trang web xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
- Liên kết rõ ràng: Tạo liên kết rõ ràng và dễ sử dụng giữa các phần trên trang
web, bao gồm các dịch vụ, dự án và các trang con khác để người dùng dễ dàng
tìm thấy thông tin mà họ quan tâm.
 Nâng cao tương tác trên Fanpage:
- Đổi mới và đa dạng hóa nội dung: Tạo ra các loại bài viết đa dạng như hình
ảnh, video, infographics, bài viết blog, câu chuyện khách hàng, hoặc các cuộc
thăm dò ý kiến. Điều này giúp tăng cường sự tương tác và giữ cho khán giả quan
tâm đến Fanpage.
- Tương tác với khách hàng: Đáp ứng và tương tác tích cực với những bình
luận, câu hỏi hoặc phản hồi từ khách hàng trên Fanpage. Điều này tạo sự gần gũi
và tin tưởng đối với khách hàng.
 Quan hệ công chúng:
Để khắc phục hạn chế trong quan hệ công chúng, dưới đây là một số giải pháp:
 Đặt mục tiêu rõ ràng:
+ Xác định mục tiêu cụ thể cho chiến dịch quan hệ công chúng. Điều này giúp
hướng dẫn các hoạt động và đánh giá kết quả một cách hiệu quả.
+ Đảm bảo rằng mục tiêu được đặt ra là khả thi, đo lường được và có thể đạt
được trong một khoảng thời gian cụ thể.
+ Nghiên cứu và phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu. Hiểu rõ về đặc điểm,
sở thích và nhu cầu của khách hàng để tạo ra các thông điệp và hoạt động quan
hệ công chúng phù hợp.
+Xây dựng mối quan hệ tốt với các phương tiện truyền thông. Tìm hiểu và liên
hệ với các nhà báo, biên tập viên và blogger liên quan đến lĩnh vực của công ty
để đảm bảo rằng thông tin công ty được phát sóng và công bố một cách chính
xác và đầy đủ.
 Bán hàng cá nhân:
Để khắc phục hạn chế trong hoạt động bán hàng cá nhân, dưới đây là một số giải
pháp:
 Đào tạo và phát triển nhân viên:
- Đầu tư vào việc đào tạo nhân viên bán hàng để nâng cao kỹ năng và kiến thức
của họ. Đảm bảo rằng nhân viên có hiểu biết về dịch vụ quảng cáo , cách tiếp
cận khách hàng, kỹ năng giao tiếp và khả năng xử lý, giải quyết vấn đề.
- Tạo ra một chương trình đào tạo liên tục để cung cấp cho nhân viên những
thông tin chuyên ngành, xu hướng thị trường và kỹ năng lấy dự án về .
 Xây dựng mối quan hệ với khách hàng:
- Tạo một môi trường giao tiếp thân thiện và chuyên nghiệp với khách hàng.
Tư vấn và hỗ trợ khách hàng một cách tận tâm và chu đáo để tạo niềm tin và
tăng khả năng sử dụng lại dịch vụ lần sau.
 Quản lý rủi ro:
- Đánh giá và quản lý rủi ro trong hoạt động của từng dự án đã thực hiện. Điều
này bao gồm việc tìm hiểu và hiểu rõ về các yêu cầu của dự án mà bên khách
hàng đưa ra, bảo vệ thông tin khách hàng và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp
lý.
- Tạo ra các chính sách và quy trình để giảm thiểu rủi ro, thiết lập bảng kế
hoạch phòng ngừa rủi ro và trong báo giá dự án có tính cả chi phí rủi ro.

You might also like