Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG


TIN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CAO SU ĐÀ NẴNG
Môn: Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Lớp: D01
Nhóm: 01

GVHD: ThS. Đinh Văn Thịnh

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1

Nguyễn Thị Ngọc Bích 030632160152

Bùi Thị Kiều Thy 030632162441

Thạch Thị Bích Trâm 030632162521

Nguyễn Thị Hoài Ngân 030632161399

Trần Thị Hồng Nhung 030732160107

Phạm Thị Thu Hà 030632160543

Bùi Thị Triều Tiên 030632162455

Lê Thị Tố Uyên 030632162832

1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

2
MỤC LỤC

I. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng:.....................................................


1. Lịch sử hình thành:.....................................................................................................................4
2. Cơ cấu tổ chức:............................................................................................................................5
3. Chính sách kế toán......................................................................................................................7
II. Nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng........
1. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng theo các chu
trình kinh doanh..................................................................................................................................8
2.1 Chu trình kiểm soát nội bộ doanh thu của Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng.................8
2.1.1 Xử lý đơn hàng:...................................................................................................................8
2.1.2 Xuất kho gửi hàng:.............................................................................................................9
2.1.3 Lập hóa đơn và theo dõi công nợ:...................................................................................11
2.1.4 Hoạt động thu tiền............................................................................................................13
2.2 Chu trình kiểm soát chi phí của Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng:...............................17
2.2.1 Hoạt động đặt hàng và nhận hàng:..................................................................................17
2.2.2 Hoạt động chấp nhận hóa đơn và theo dõi công nợ:......................................................20
2.2.3 Hoạt động thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã mua...........................................................21
2. Kiểm soát nội bộ của Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng:.................................................
2.1 Môi trường kiểm soát:..................................................................................................................23
2.2 Đánh giá rủi ro..............................................................................................................................25
2.3 Hoạt động kiểm soát:....................................................................................................................26
2.3.1 Chu trình bán hàng thu tiền:................................................................................................26
2.3.2 Chu trình mua hàng và trả tiền............................................................................................29
2.4 Thông tin và truyền thông................................................................................................................
2.4.1 Nguyên tắc công bố thông tin:..................................................................................................32
2.4.2 Hình thức truyền tải thông tin:..........................................................................................33
2.5 Giám sát........................................................................................................................................33
3. Dữ liệu và phần mềm xử lý tại công ty................................................................................
3.1 Phần mềm Fast Accounting Online...............................................................................................34
3.2 Phần mềm Oracle...........................................................................................................................35
III. Đánh giá hệ thống thông tin kế toán tại công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng:...................
1. Ưu điểm:.....................................................................................................................................35
2. Nhược điểm:...............................................................................................................................35

3
I. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng:
1. Lịch sử hình thành:
a. Thành lập:
Công ty Cao su Đà Nẵng trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, tiền thân là
một xưởng đắp vỏ xe ô tô được Tổng cục Hoá chất Việt Nam tiếp quản và chính thức
được thành lập vào tháng 12/1975.
Công ty Cao su Đà Nẵng được thành lập lại theo Quyết định số 320/QĐ/TCNSĐT
ngày 26/5/1993 của Bộ Công Nghiệp Nặng.
b. Cổ phần hóa:
Ngày 10 tháng 10 năm 2005 theo Quyết định số 3241/QĐ-TBCN của Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp, Công ty Cao su Đà Nẵng được chuyển thành Công ty cổ phần Cao su Đà
Nẵng.
Ngày 01/01/2006 Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động với
vốn điều lệ là 49.000.000.000 đồng theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
3203000850 ngày 31/12/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp.
 Mã chứng khoán: DRC, Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng
 Tên giao dịch quốc tế: DANANG RUBBER JOINT - STOCK COMPANY
 Tên viết tắt: DRC;
 Địa chỉ: Số 1 Lê Văn Hiến, P.Khuê Mỹ - Q.Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
 Giấy CNĐKKD : Số 3203000850 cấp ngày 31/12/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư Thành phố Đà Nẵng cấp.
 Vốn điều lệ: 830.738.490.000 đồng
 Mã số thuế: 0400101531
 Người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Thanh Bình - Chức vụ: Tổng Giám
đốc
 Điện thoại: 0511.3847408, Fax: 0511.3836195
 Email: hanhchinh@drc.com.vn, Website: www.drc.com.vn
 Logo công ty:

 Slogan: “An toàn trên mọi địa hình, vững chãi với sức tải lớn, luôn bền bỉ theo
thời gian - DRC- Chinh phục mọi nẻo đường”

4
 Ngành nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất săm lốp, lốp cao su, đắp và tái chế lốp cao su
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng
hoặc đi thuê
- Sản xuất sản phẩm khác từ cao su
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
- Bán buôn chuyên kinh doanh khác chưa phân vào đâu: kinh doanh, xuất nhập
khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao su; kinh
doanh thương mại, dịch vụ tổng hợp
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp: chế tạo, lắp đặt thiết bị ngành công
nghiệp cao su
- Hoạt động của các bệnh viện, trạm xá. Chi tiết: khám chữa bệnh y tế ban đầu
cho công nhân viên công ty.
2. Cơ cấu tổ chức:

5
 Tổ chức bộ máy kế toán

Phòng Tài chính - Kế toán:


 Kế toán trưởng: do HĐQT bổ nhiệm, bãi nhiệm và chịu sự quản lý của HĐQT. Kế
toán trưởng là người giúp việc cho Giám đốc về các hoạt động có liên quan đến
công tác tài chính, kế toán, thống kê, hạch toán kinh tế tại Công ty, cụ thể:
- Phụ trách công tác tài chính, kế toán, theo dõi kiểm tra việc hạch toán của các đơn
vị theo yêu cầu của Giám đốc và HĐQT.
- Đối chiếu công nợ cho khách hàng và đại lý hàng tháng.
- Đảm bảo nguồn tiền vốn mua vật tư, thiết bị lẻ.
- Kiểm tra, giám sát giá mua bán vật tư, đảm bảo chi tiêu hợp lý có hiệu quả.
- Quản lý và chỉ đạo: Phòng kế toán tài chính.
 Phó phòng kế toán: có 2 người, 1 người chuyên về mảng tài chính, 1 người
chuyên về kế toán
- Phó phòng kế toán phụ trách khâu tải vụ: lập kế hoạch vay vốn cụ thể cho từng
ngân hàng, theo dõi sát tình hình lãi suất cho vay giữa các ngân hàng, nếu có sự
chênh lệch báo cáo kế toán trưởng có sự chỉ đạo kịp thời; theo dõi, cân đối lượng
tiền mặt thu chi trong ngày, trong tháng, đôn đốc kiểm tra quỹ tiền mặt hàng
ngày, hàng tháng; hỗ trợ vào các chứng từ vay của các ngân hàng; kiểm tra, kiểm
soát tài khoản trung gian, phụ trách công tác ISO.
- Phó phòng kế toán kiêm kế toán giá thành: phụ trách khâu kế toán, ký hóa đơn
bán hàng, theo dõi chế độ thanh toán với khách hàng.

6
 Kế toán bộ phận:
- Kế toán thanh toán tiền mặt: theo dõi các chứng từ thanh toán tiền mặt với
khách hàng và cán bộ công ty; theo dõi và làm biên bản kiểm quỹ về tiền mặt
hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, năm; theo dõi TK tạm ứng và các vấn đề
liên quan đến thu, chi, tiền mặt.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng, vay (Kế toán thanh toán): theo dõi các tài khoản
vay, tiền gửi và quan hệ giao dịch với ngân hàng kiêm kế toán thu chi tiền
mặt.
- Kế toán vật tư kiêm công nợ phải trả: theo dõi khách hàng bán, mua vật liệu
của Công ty, tổng hợp kiểm kê vật tư; theo dõi nhập xuất vật tư, phân bổ vật tư
cho từng đối tượng sử dụng; theo dõi và kiểm tra thẻ kho, tổng hợp, kiểm kê
kho vật tư; theo dõi các công trình sửa chữa lớn và quyết toán vật tư hàng quý.
- Kế toán giá thành: tính toán giá thành sản phẩm, tính tiền lương và bảo hiểm
xã hội.
- Kế toán tiêu thụ kiêm công nợ phải thu: tính toán kết quả sản xuất kinh doanh,
tổng hợp kiểm kê thành phẩm; Theo dõi công nợ với khách mua hàng.
- Thống kê tổng hợp: báo cáo thống kê hàng kỳ lên cấp trên và lập báo cáo sản
lượng hàng kỳ; lên báo cáo sản lượng theo quy định của tổng cục thống kê cho
các đơn vị liên quan, đi giao dịch hàng ngày với các ngân hàng.
- Thủ quỹ: chịu trách nhiệm thu chi tiền mặt, rút nộp tiền với ngân hàng và báo
cáo tồn quỹ.
- Kế toán tài sản cố định kiêm TSCĐ: chịu trách nhiệm tổng hợp và tính toán
lãi, lỗ cho từng tháng; tính toán, trích khấu hao hợp lý và theo dõi tài sản cố
định trong toàn Công ty.
- Kế toán tiền lương và BHXH: theo dõi POST sản lượng nhập kho khi thống kê
tổng hợp đi vắng; trực tiếp làm công tác ISO phòng kế toán, theo dõi và làm
chứng từ nộp các khoản thuế và các khoản nộp đầu vào ngân sách nhà nước.
3. Chính sách kế toán
a. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31
tháng 12.
Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán và trình bày Báo cáo tài chính là Đồng
Việt Nam (VND).
b. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được hướng dẫn tại
Thông tư 200/2104/TT-BTC ngày 22/12/2014 và Hệ thống Chuẩn mực kế toán
Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.
c. Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán
Hiện nay tại tổng công ty đang áp dụng hình thức kế toán máy vào sổ theo hình

7
thức Nhật ký chung. Và chương trình phần mềm mà công ty đang sử dụng là phần
mềm FAST ACCOUNTING ONLINE.
II. Nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Công ty Cổ phần Cao su
Đà Nẵng
1. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng
theo các chu trình kinh doanh
II.1 Chu trình kiểm soát nội bộ doanh thu của Công ty Cổ phần Cao su Đà
Nẵng
II.1.1 Xử lý đơn hàng:
a) Mô tả:

 Phòng bán hàng nhận đơn đặt hàng từ khách hàng, sau đó chuyển sang bộ phận
xét duyệt bán chịu (nếu là mua chịu, xem xét các báo cáo nợ của khách hàng) và
đối chiếu với báo cáo hàng tồn kho từ bộ phận kho để xác định công ty có
đủ hàng hóa để cung cấp cho khách hàng
 Sau khi khách hàng đủ điều kiện mua hàng thì nhân viên bán hàng sẽ lập hóa đơn
bán hàng thành 2 liên: 1 liên giao cho khách hàng và 1 liên chuyển qua bộ phận
kế toán. Đồng thời, chuyển lệnh xuất kho cho bộ phận kho và phiếu giao hàng
cho bộ phận giao hàng.
 Đơn hàng sau khi được xử lý xong sẽ được lưu tại phòng bán hàng.
b) Thủ tục kiểm soát:

8
Giai
Rủi ro/ gian lận Thủ tục kiểm soát
đoạn

Bộ phận xét duyệt đơn hàng thường xuyên


Bán hàng cho khách hàng cập nhập,đánh giá khách hàng với điều
không có khả năng thanh kiện, tiêu chuẩn đặt ra của công ty như giới
toán hạn nợ, khả năng thanh toán

Nhận đơn hàng nhưng Thường xuyên kiểm kê kho để đánh giá
không có khả năng cung lượng hàng tồn kho có thấp hơn mức tối
ứng thiểu hay cao hơn mức tối đa

Nhận đơn hàng từ khách


Nhận Xác định danh tính, mức tín nhiệm đối với
hàng không đảm bảo tính
đơn khách hàng
pháp lý, pháp nhân
hàng
Doanh nghiệp có thể thực hiện khen thưởng
định kỳ, phần trăm hoa hồng cho những
nhân viên xuất sắc giành được nhiều đơn
Thông đồng giữa nhân
hàng, tao động lực, kích thích khả năng làm
viên tiếp nhận đơn đặt
việc hiệu quả.
hàng với đơn vị thứ 3
Đối với đơn hàng của khách hàng đến trực
ngoài doanh nghiệp nhằm
tiếp doanh nghiệp thì có thể lắp đặt camera
chuyển đơn đặt hàng
tại đó để có thể vừa xác minh được người
đặt hàng vừa đảm bảo không bị gian lận
chuyển khách hàng cho bên thứ 3.

Xét Nhân viên bán hàng bán


Sử dụng hệ thống máy tính, phần mềm để
duyệt hàng cho khách không
nhập đơn hàng, hệ thống máy tính sẽ tự
bán đúng với giá niêm yết của
động kiểm tra xem đơn giá đã đúng chưa
chịu công ty

II.1.2 Xuất kho gửi hàng:

9
a) Mô tả:
 Sau khi nhận lệnh xuất kho của bộ phận bán hàng, kế toán kho sẽ kiểm tra kho và
xác nhận xuất kho. Sau đó, kế toán kho hàng sẽ lập phiếu xuất kho dựa trên lệnh
xuất kho và lưu lại lệnh xuất kho. Phiếu xuất kho sẽ được chuyển sang bộ phận
giao hàng.
 Tại bộ phận mua hàng sau khi nhận được 2 chứng từ là phiếu xuất kho và phiếu
giao hàng thì sẽ tiến hành đối chiếu và bốc xếp hàng hóa đi giao. Khi đơn hàng
đã xác nhận thì phiếu xuất kho sẽ được chuyển sang bộ phận kế toán tiêu thụ và
phiếu giao hàng sẽ được giao cho khách hàng.
b) Thủ tục kiểm soát

10
Giai
Rủi ro/ gian lận Thủ tục kiểm soát
đoạn

Kiểm tra hàng độc lập (số lượng, chất lượng, ..)
Sai số lượng hàng
trước khi giao hàng và phải có sự phê duyệt của
hóa, sai khách hàng
Xuất người có thẩm quyền
kho Hàng bị thất thoát Người nhận hàng kiểm tra hàng và đối chiếu với
trong quá trình giao hóa đơn chưa và ký nhận vào 1 liên hóa đơn giao
hàng hàng

11
Kế toán công nợ
Kế toán tiêu thụ Kho hàng
phải thu

P. Bán BP Phiếu xuất A


hàng giao kho
hàng
Hóa đơn
bán hàng
Hợp đồng Phiếu xuất
bán hàng kho Ghi sổ chi
tiết hàng tồn
kho
Ghi sổ chi
tiết nợ phải
thu
Đối chiếu,lập
hóa đơn, ghi Phiếu xuất
nhật ký bán kho
hàng Hóa đơn
bán hàng

N
HĐ Phiếu
bán Hóa đơn xuất kho Sổ chi N
hàng bán hàng tiết HTK

Sổ chi
N A tiết HTK

Nhật ký Khách
bán hàng hàng

II.1.3 Lập hóa đơn và theo dõi công nợ:

12
a) Mô tả:
- Sau khi nhận được Hợp đồng bán bàng từ phòng bán hàng và Phiếu xuất kho từ
Bộ phận giao hàng, kế toán tiêu thụ sẽ đối chiếu, xử lý; lập hóa đơn bán hàng (3
liên) và ghi nhật ký bán hàng. Hóa đơn bán hàng: 1 liên sẽ lưu tại đơn vị bộ phận kế
toán tiêu thụ, 1 liên đưa cho khách hàng và 1 liên gửi cho bộ phận Kế toán công nợ
phải thu để nhập ghi vào sổ chi tiết nợ phải thu, hóa đơn được lưu tại đơn vị theo số
thứ tự
- Sau khi đối chiếu phiếu xuất kho và Hợp đồng bán hàng, Phiếu xuất kho sẽ
được gửi đến Kho hàng để nhập ghi sổ chi tiết hàng tồn kho, Phiếu xuất kho được
lưu tại đơn vị theo số thứ tự.
b) Thủ tục kiểm soát:
Giai đoạn Rủi ro/ gian lận Thủ tục kiểm soát
- Lập sai hóa đơn, lập - Căn cứ chứng từ vận
hóa đơn khống… chuyển đã được khách
hàng ký nhận, đơn đặt
Lập hóa đơn hàng đã được đối chiếu
với chứng từ vận
chuyển, hợp đồng giao
hàng (nếu có).

- Kế toán tiêu thụ kiêm - Lập đối chiếu phải thu


công nợ phải thu ghi khách hàng thàng
nhận nghiệp vụ bán tháng.
Theo dõi công nợ hàng ghi sai phải thu - Lập bảng phân tích nợ
khách hàng. phải thu theo thời hạn.
- Nợ quá hạn kéo dài và
không thu được tiền

2.1.4 Hoạt động thu tiền


2.1.4.1 Thu bằng tiền mặt
- Công ty có khoản thu bằng tiền mặt không lớn, vì khách hàng thường thanh
toán thông qua ngân hàng
- Các nghiệp vụ thu bằng tiền mặt chủ yếu là các khách lẻ, mua các sản phẩm của
công ty với số lượng nhỏ hoặc phế liệu
- Căn cứ để thu tiền mặt là Hóa đơn GTGT. Khi khách hàng nộp tiền mua hàng,
thủ quỹ căn cứ vào số tiền trên hóa đơn sẽ kiểm tra và nhận đủ số tiền nộp. Sau đó
thủ quỹ ghi vào Sổ bán hàng thu tiền mặt. Để chứng thực đã thu tiền, thủ quỹ đóng
dấu “Đã thu tiền” trên Hóa đơn GTGT và ký xác nhận
- Cuối mỗi ngày, kế toán tiền mặt và thủ quỹ thực hiện kết dư tiền mặt tồn quỹ và
đối chiếu
2.1.4.2 Thu tiền qua Ngân hàng

13
- Giúp công ty thường xuyên đối chiếu giữa sổ sách kế toán với số dư trên tài
khoản tiền gửi, tránh được sự sai lệch về ghi chép số liệu

14
Ngân hàng của công ty Kế toán Kế toán công nợ

Nhận được lệnh


chuyển tiền NH
khác chuyển trả

Lập giấy báo Có

Nhận giấy báo có, các


chứng từ ngân hàng
Giấy báo Có, chứng chuyển đến
từ liên quan

Sổ phụ ngân hàng Giấy báo Có,


chứng từ NH
chuyển đến

Sổ tiền gửi Sổ chi tiết phải thu


KH

Tờ kê chi
tiết TK

Nhật ký
CT
Nhật ký
CT

Sổ
cái
Sổ
cái
N
N

15
Đến hạn thanh toán, khách hàng phải chuyển tiền nộp vào tài khoản của công ty
tại ngân hàng. Sau đó, ngân hàng sẽ lập giấy báo Có chuyển đến công ty, kế toán
ngân hàng sẽ căn cứ vào giấy báo Có để vào sổ tiền gửi sau đó máy sẽ tự động ghi
vào bảng kê chi tiết TK 112, Nhật kí chứng từ và sổ cái. Đồng thời, kế toán công nợ
phải thu cũng căn cứ vào giấy báo Có để ghi giảm khoản nợ của khách hàng vào sổ
chi tiết phải thu khách hàng, máy tính sẽ tự động vào bảng kê chi tiết TK 131.

16
 Bảng lưu đồ hoạt động thu tiền

Kế toán công nợ phải thu Kế toán tiền Thủ quỹ

Khách Sổ chi tiết Phiếu thu Khác


hàng nợ phải thu Bảng đối chiếu nợ h
hàng

Tiền
Giấy báo trả Lập
tiền phiếu thu

Xác nhận
Phiếu thu thu tiền
Xác nhận nợ
1

Bảng đối chiếu Ghi nhận Tiền


Phiếu thu
nợ ký

A
Phiếu thu 2
2 Bảng đối chiếu
nợ Khách
hàng
N
1

Ghi giảm Nhật ký


nợ thu tiền

Phiếu thu Sổ chi


tiết nợ

Bảng đối chiếu


nợ

17
a) Mô tả:
Khi nhận được giấy báo trả tiền từ khách hàng, bộ phận Kế toán nợ phải trả đối
chiếu với Sổ chi tiết phải thu để xác nhận nợ, sau đó gửi Bảng đối chiếu nợ qua bộ
phận Kế toán tiền, Kế toán tiền sẽ lập phiếu phu và in phiếu thu (3 liên), gửi phiếu
thu cho Thủ quỹ, Thủ quỹ nhận được tiền từ khách hàng và sau đó đã xác nhận thu
tiền. Tiền được lưu tại đơn vị, Phiếu thu (3 liên):
+ 1 liên đưa cho khách hàng
+ 1 liên chuyển qua Bộ phận Kế toán tiền để ghi nhận vào sổ chi tiết phải thu, phiếu
thu được lưu tại đơn vị và lưu trữ theo tên khách hàng
+ 1 liên thủ quỹ sẽ gửi qua Bộ phận kế toán công nợ phải thu, Kế toán sẽ dựa vào
thông tin trên phiếu thu và bảng đối chiếu công nợ để ghi giảm nợ ở sổ chi tiết.
Phiếu thu và Bảng đối chiếu nợ được lưu theo tên tại phòng
b) Thủ tục kiểm soát:
Giai đoạn Rủi ro/gian lận Thủ tục kiểm soát

- Tiền gửi ngân hàng: - Tiền gửi ngân hàng:


Thu tiền + Sự sai lệch về ghi chép số + Thường xuyên đối chiếu
liệu. giữa sổ sách kế toán với số
dư trên tài khoản tiền gửi.
 Nợ phải thu: Đối với khoản nợ phải thu, công ty theo dõi nợ theo thời gian
thu tiền bán chịu bình quân.
Thời gian thu tiền bán chịu bình quân cho biết thời gian trung bình để thu hồi
một khoản bán chịu là bao nhiêu ngày
Thời gian thu tiền bán chịu bình quân = Nợ phải thu bình quân/Doanh thu
bán chịu bình quân ngày
II.2 Chu trình kiểm soát chi phí của Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng:
II.2.1 Hoạt động đặt hàng và nhận hàng:
1.2.1.1 Đặt hàng:

18
a) Mô tả:
Bộ phận có nhu cầu cần mua hàng lập giấy đề nghị và chuyển sang cho giám
đốc xét duyệt. Nếu giấy đề nghị được giám đốc thông qua sẽ được chuyển đến bộ
phận mua hàng để bộ phận mua hàng báo với các nhà cung cấp. Giấy đề nghị mua
hàng sẽ được chuyển về bộ phận kế toán để lưu và đối chiếu với hóa đơn
Các nhà cung cấp lập bảng báo giá và gửi cho công ty. Công ty khi nhận được
bảng báo giá sẽ chuyển đến giám đốc để giám đốc xét duyệt chọn nhà cung cấp phù
hợp nhất. Báo giá đã được xét duyệt sẽ được chuyển về bộ phận mua hàng để lập
phiếu đặt hàng và bộ phận kế toán để đối chiếu với hóa đơn.
b) Thủ tục kiểm soát:
Rủi ro/gian lận Thủ tục kiểm soát
Đặt hàng - Đặt hàng quá trễ do - Thường xuyên theo dõi tiến độ
chưa có sự theo dõi thực hiện đối với giấy đề nghị
tiến độ thực hiện mụa hàng đã gửi đi để đảm bảo
đối với giấy đề nghị hàng đề nghị mua được xử lý
mua hàng đã gửi đi. kịp thời ở các bước tiếp theo.

- Đối với đơn đề nghị - Đối với giấy đề nghị mua hàng
mua hàng không chưa có sự xét duyệt phải được
được xét duyệt đã lưu trữ theo dõi để đốc thút xét
bị bỏ qua sẽ làm duyệt nếu vượt quá giới hạn và
thiếu hụt hàng đang hối thúc bộ phận mua hàng tiến
có nhu cầu sử dụng. hành đặt hàng.

- Giám đốc phê - Cần mở sổ theo dõi, lưu bản sao


duyệt mua hàng các mặt hàng đang đặt theo địa
nhưng chưa có mở điểm tồn trữ để kiểm tra hàng
sổ theo dõi mặt tồn kho.
hàng nào đã đặt và
mặt hàng nào cần
đặt thêm vì kho
hàng nhỏ không đủ
chỗ chứa nếu đặt
cùng lúc nhiều mặt
hàng.

- Phiếu đặt hàng lập


- Phiếu đặt hàng nên lập làm 5
thiếu chỉ có 1 liên
liên: Gửi NCC,phòng kế toán,
lưu trữ tại Bộ phận
bộ phận nhận hàng, bộ phận
mua hàng . Như

19
vậy không đủ căn
cứ để đối chiếu, mua hàng, bộ phận đề nghị( Có
phát hiện sai sót nhhu cầu).
hàng đặt, đối chiếu  Để làm căn cứ đối chiếu, phát
với hóa đơn thanh hiện.
toán tiền hàng.

1.2.1.2 Nhận hàng

a) Mô tả:
Nhà cung cấp giao hàng tại kho, bộ phận kho tiến hành nhận hàng và kiểm đếm
theo số lượng ghi trên hóa đơn. Sau khi kiểm đếm xong hàng sẽ được chuyển về bộ
phận có nhu cầu mua hàng để kiểm đếm 1 lần nữa.
Hóa đơn sẽ được chuyển đến bộ phận kế toán để đối chiếu với giấy đề nghị, nếu
trùng khớp thì kế toán tiến hành nhập liệu vào hệ thống và lập phiếu nhập kho.
b) Thủ tục kiểm soát:
Rủi ro/gian lận Thủ tục kiểm soát
Nhận hàng -Chưa có lập biên bản -Lập biên bản kiểm kê phải có 2
kiểm nhận hàng. chữ ký của bộ phận nhận
Chưa lập báo cáo hàng và bên giao hàng.
theo dõi hàng đã -Lập báo cáo theo dõi hàng nhận
nhận => Hàng dễ bị gồm 3 liên : bộ phận nhận
mất do chỉ kiểm và hàng, bộ phận kế toán để ghi

20
nhận mà không có nhận hàng đã mua, bộ phận
chứng từ lưu trữ bằng mua hàng để theo dõi.
chứng lại.

II.2.2 Hoạt động chấp nhận hóa đơn và theo dõi công nợ:

Kế toán phải trả

a) Mô tả:
 Chấp thuận hóa đơn mua hàng:

Khi nhận hóa đơn mua hàng từ người bán, kế toán phải trả có nhiệm vụ kiểm
tra hóa đơn, đối chiếu thông tin trên hóa đơn với các thông tin về đặt hàng và nhận
hàng.

Nếu thông tin trên hóa đơn phù hợp, đầy đủ và chính xác thì kế toán tiến hành
chấp nhận hóa đơn, lưu trữ hồ sơ liên quan đến mua hàng như hóa đơn mua hàng,
phiếu nhập kho, chứng từ ghi nhận thông tin đặt hàng được chấp nhận lập chứng từ
thanh toán, kế toán phải lập kế hoạch thanh toán trên chứng từ thanh toán. Sau đó,
chứng từ thanh toán được chuyển cho kế toán trưởng kí duyệt và lưu vào sổ theo

21
dõi.
Các chứng từ thanh toán và chứng từ liên quan trực tiếp như hóa đơn mua hàng,
phiếu nhập kho, đơn đặt hàng được lưu trong hồ sơ chứng từ thanh toán chưa thanh
toán, sau đó được chuyển về bộ phận tài vụ để làm thủ tục thanh toán.
 Theo dõi chi tiết công nợ phải trả:

Công ty Cao su Đà Nẵng theo dõi nợ phải trả bằng Hệ thống chứng từ thanh
toán - Hệ thống voucher. Là hình thức theo dõi công nợ trên nguyên tắc phân loại
công nợ theo từng thời hạn thanh toán.
Kế toán phải trả lập ngay kế hoạch thanh toán trên tờ chứng từ thanh toán.
Một chứng từ thanh toán lập cho một hóa đơn hay nhiều hóa đơn có cùng ngày dự
định thanh toán và kế hoạch này phải được xét duyệt cụ thể.
Chứng từ thanh toán được ghi vào “sổ đăng ký chứng từ thanh toán” và lưu trong
hồ sơ chứng từ thanh toán chưa thanh toán theo ngày dự định thanh toán.
Tới ngày cần thanh toán, toàn bộ hồ sơ thanh toán sẽ được chuyển làm các thủ
tục thanh toán cụ thể. Bộ phận tài vụ làm thủ tục thanh toán xong, toàn bộ hồ sơ
thanh toán được chuyển trả lại kế toán thanh toán. Chứng từ thanh toán cùng chứng
từ gốc được lưu trữ trong hồ sơ chứng từ thanh toán đã thanh toán.
b) Thủ tục kiểm soát:
- Chấp nhận hóa đơn: Trong chu trình chấp thuận hóa đơn nhìn chung đã hoàn
thiện công ty đã kiểm soát được các rủi ro điển hình như kiểm tra đối chiếu chứng
từ đầy đủ hợp lệ sẽ được chuyển cho kế toán trưởng kí duyệt và lưu hồ sơ như vậy
sẽ làm hạn chế tối đa rủi ro về chấp nhận hóa đơn khống và thanh toán cho những
hàng hóa, dịch vụ không nhận.
- Theo dõi chi tiết công nợ phải trả: Trong chu trình này, nhờ các hoạt động
kiểm soát như kiểm soát chi tiêu tốt (do lập kế hoạch thanh toán rõ ràng ngay từ khi
nhận hóa đơn mua hàng, cung cấp thông tin cho bộ phận tài vụ chuẩn bị tiền thanh
toán) mà công ty đã dễ dàng phát hiện và hạn chế các rủi ro như hạn chế được việc
kê khai khống, giả mạo; Kế toán phải trả dễ dàng, không bị sai sót, nhầm lẫn khi
chuyển hồ sơ thanh toán kịp ngày theo kế hoạch thanh toán; Giảm bớt số lượng séc
thanh toán, phiếu chi (do một chứng từ thanh toán có thể lập cho nhiều hóa đơn
cùng ngày thanh toán) tránh ghi dữ liệu thanh toán sai sót, nhầm lẫn…
II.2.3 Hoạt động thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã mua

22
a) Mô tả:
Sau khi nhận được hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho và đơn đặt hàng được
đính kèm với nhau được gửi từ người bán, kế toán phải trả tiến hành lưu các chứng
từ này theo tên của khách hàng.
Kế toán tiền sau khi nhận được chứng từ gồm 3 liên được đính kèm: Hóa đơn
mua hàng, phiếu nhập kho, và đơn đặt hàng từ kế toán thanh toán tiền tiến hành
kiểm tra và lập phiếu chi 3 liên: Hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho, và đơn đặt
hàng đã kiểm tra, được đính kèm với nhau và được gửi đi cùng phiếu chi 3 liên để
duyệt thanh toán.
Thủ quỹ sau khi nhận được phiếu chi 3 liên đã được xét duyệt được gửi từ bộ

23
phận xét duyệt thanh toán, thủ quỹ tiến hành chi tiền và ghi sổ.
Sau khi chi tiền, phiếu chi được xét duyệt bao gồm 3 liên (1 liên lưu tại phòng
thủ quỹ theo ngày tháng, liên 2 gửi cho kế toán phải trả, liên 3 gửi cho kế toán tiền).
Tại phòng của kế toán phải trả, nhân viên này căn cứ vào 1 liên nhận được từ
thủ quỹ và các thông tin được lưu trữ để tiến hành ghi sổ đối chiếu ghi sổ chi tiết
phải trả. Sau đó đính kèm đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, hóa đơn mua hàng và
phiếu chi đã được xét duyệt được gửi từ thủ quỹ, nhân viên tiến hành đối chiếu, ghi
sổ chi tiết phải trả, phiếu chi đã được đối chiếu và lưu theo ngày tháng.
b) Thủ tục kiểm soát
Về chu trình thanh toán tiền, công ty cũng đã kiểm soát được rủi ro liên quan tới
việc kiêm nhiệm như phân công nhiệm vụ rõ ràng. Việc kiểm tra, xét duyệt ở từng
khâu làm hạn chế việc thanh toán cho số hàng không mua, thanh toán trùng lắp. Bên
cạnh đó việc phân loại rõ kỳ hạn thanh toán cho các hóa đơn cũng làm hạn chế tối
đa các khoản nợ quá hạn, thanh toán sót hóa đơn, theo dõi không chính xác.
2. Kiểm soát nội bộ của Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng:
2.1 Môi trường kiểm soát:
- Mục tiêu “Phát triển ổn định bền vững” Nâng cao vị thế DRC trong nước:
Không ngừng đổi mới, phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình sản
xuất của Công ty nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng tài sản của
công ty, tăng trưởng bền vững trong doanh thu và mang lại lợi nhuận tối ưu với mục
đích tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông công ty.
- Xây dựng vị thế DRC trên thị trường thế giới: Nâng cao tỷ trọng doanh thu
xuất khẩu trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty, ngày càng nhiều sản phẩm DRC
đến được với các quốc gia phát triển trên thế giới.
- Mục tiêu về con người: Đề cao yếu tố giá trị con người trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh, là tài sản vô giá của công ty. Đảm bảo những quyền lợi và nhu
cầu chính đáng của người lao động được thỏa mãn một cách tốt nhất. Mang lại cho
người lao động một môi trường làm việc lành mạnh, chuyên nghiệp, thân thiện,
đoàn kết gắn bó.
- Cơ cấu tổ chức:

24
- Tính trung thực, đạo đức:
Về môi trường: góp phần vào việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường
ngày càng trong sạch. Thực hiện việc xử lý chất thải trong quá trình sản xuất theo
đúng quy định. Tuyên truyền vận động đến từng người lao động ý thức được vai trò
của môi trường sống xung quanh, nhằm tạo nên ý thức chung trong việc bảo vệ môi
trường nơi làm việc.
Về xã hội, cộng đồng: Năng cao hình ảnh tốt của Công ty trong cái nhìn của
cộng đồng xã hội. Thực hiện việc chia sẽ lợi nhuận kinh tế vào các công tác từ
thiện, hướng đến việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của xã hội
bằng những hành động thiết thực, định kỳ.
- Chính sách nhân sự: Chính sách lương - thưởng DRC xây dựng chính sách
lương cán bộ công nhân viên phù hợp với năng lực công tác và vị trí phụ trách.
Ngoài ra, Ban lãnh đạo công ty thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu suất
lao độnng của cán bộ công nhân viên; từ đó, có đánh giá và điều chỉnh mức lương
phù hợp cho nhân viên trên toàn công ty. Chính sách khen thưởng được áp dụng
gắn liền với kết quả công việc, hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm tạo động lực làm
việc tích cực cho CBCNV. Về cơ bản, tại Công ty có các chế độ thưởng như sau:
 Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
 Thưởng cá nhân, tập thể tiêu biểu, xuất sắc.
 Thưởng nhân các ngày Lễ, Tết.
 Thưởng Kinh doanh theo quý, năm.
 Thưởng đột xuất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong kỳ.
 Thưởng người tốt việc tốt.
 Thưởng cho công trình sản phẩm mới.
- Chính sách phúc lợi
DRC cam kết toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty sau khi kí hợp đồng chính
thức đều được tham gia các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn
và bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của phát luật. Công tác bảo hiểm trong
những năm qua được công ty thực hiện tốt, kịp thời và nhận được nhiều giấy khen
của bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng. Công ty đã hỗ trợ các suất ăn cơm ca, các
chế độ bồi dưỡng độc hại, chống nóng, bổ sung vitamin và khoáng chất vào những
thời điểm nắng nóng để bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Ngoài ra, hằng năm
toàn thể cán bộ công nhân viên được tổ chức khám sức khỏe định kỳ kiểm tra sức
khỏe. Được cấp phát đồng phục và trang bị các thiết bị bảo hộ cá nhân nhằm đảm
bảo an toàn cũng như phục vụ tốt nhất cho quá trình làm việc. Vào những dịp lễ, tết
Nguyên Đán, tết trung thu, ngày Quốc Tế Phụ Nữ, ngày Phụ Nữ Việt Nam công ty
tổ chức gặp mặt, trao tặng các phần quà và tiền mặt cho cán bộ công nhân viên cũng
như cho các con em của người lao động có thành tích cao trong lao động và học tập.
Bên cạnh đó, công ty cũng trích một phần tiền từ các quỹ để hỗ trợ và động viên
những lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Vào những dịp nghỉ sản xuất công ty đều tiến hành tổ chức những hoạt động
văn nghệ, thể thao và các hoạt động tham quan du lịch nhằm nâng cao tinh thần
đoàn kết cũng như tạo cơ hội cho người lao động có điều kiện tái tạo sức lao động
sau một thời gian làm việc cống hiến cho công ty.
2.2 Đánh giá rủi ro
a. Rủi ro kinh tế:

25
- Rủi ro lãi suất: trong những tháng cuối năm 2018, mặt bằng lãi suất của các
ngân hàng thương mại có dấu hiệu tăng cao, kéo theo việc làm tăng chi phí lãi vay
trong cơ cấu hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như quốc tế, bao
gồm cả DRC, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công
ty.
- Rủi ro tỷ giá: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DRC, phần lớn các
loại nguyên phụ liệu để tạo ra thành phẩm đều được công ty nhập khẩu từ nước
ngoài về, trong đó, Trung Quốc là thị trường chủ yếu cung cấp than đen và hóa
chất cho DRC. Do vậy, công ty phải chịu rất nhiều ảnh hưởng bởi những biến
động của tỷ giá hối đoái, đặc biệt là sự biến động của đồng USD. Bên cạnh đó, các
khoản nợ vay nước ngoài của công ty cũng tác động trực tiếp đến các chỉ tiêu hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Rủi ro về lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2018 tăng
3,54% so với bình quân năm 2017, mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình
quân năm 2018 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá
các mặt hàng do nhà nước quản lý đặt ra. Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế
được kiểm soát chặt chẽ dưới 16% là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong
vòng 4 năm trở lại đây của ngành ngân hàng Việt Nam, cho thấy có sự cải thiện
tích cực trong thu nhập lãi của các ngân hàng và doanh nghiệp có khả năng hấp
thụ vốn tương đối tốt.
b. Rủi ro cạnh tranh:
- Kinh tế ngày càng phát triển, cùng với đó là áp lực cạnh tranh ngày càng gia
tăng, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp nội địa và các doanh
nghiệp nước ngoài về giá cả lẫn chất lượng sản phẩm . Tại thị trường trong nước,
ngoài các doanh nghiệp nội địa như CSM và SRC thì các doanh nghiệp săm lốp
FDI tại Việt Nam như Bridgestone, Kumho Tire, Michelin hay Hankook đều là
những đối thụ cạnh trạnh trực tiếp với DRC trong phân khúc các sản phẩm dành
cho ô tô, điển hình là các sản phẩm săm lốp xe thương mại.
c. Rủi ro về pháp luật :
- Hoạt động của DRC chịu sự ảnh hưởng của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng
khoán và các văn bản luật liên quan. Hệ thống luật và các văn bản luật của Việt
Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và còn nhiều bất cập, khi đó sẽ ít nhiều
ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, vì vậy đòi hỏi công ty
phải luôn có các bước chuẩn bị nhằm điều chỉnh hoạt động của công ty sao cho
không vi phạm các quy định của pháp luật.
d. Rủi ro nguyên vật liệu:
- Với gần 70% nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm săm lốp là cao su
thiên nhiên, cao su tổng hợp, than đen và hóa chất, sự biến động giá của hầu hết
các nguyên vật liệu là một thách thức lớn đối với ngành sản xuất săm lốp xe nói
chung cũng như DRC nói riêng. Cuối năm 2018, tuy giá cao su thiên nhiên có
chiều hướng giảm mạnh tuy nhiên giá than đen và một số hóa chất cho hoạt động
sản xuất săm lốp có xu hướng tăng cao, nguyên nhân chính do tình trạng khan
hiếm đối với một số hóa chất đặc thù. Năm 2018 thị trường hoá chất lớn nhất Thế
giới là Trung Quốc chịu những tác động mạnh về chính sách bảo vệ môi trường
của Chính phủ Quốc gia này nên xảy ra tình trạng cầu vượt cung ảnh hưởng lớn
đến giá của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất của DRC.

26
e. Rủi ro khác:
- Bên cạnh các vấn đề còn tồn tại của nền kinh tế, các rủi ro mang tính bất khả
kháng như cháy nổ, thiên tai hỏa hoạn, còn gây tác động tiêu cực tới quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.3 Hoạt động kiểm soát:
2.3.1 Chu trình bán hàng thu tiền:
2.3.1.1 Sai phạm có thể xảy ra:
Xử lý đơn đặt hàng của khách hàng
- ĐĐH có thể được chấp nhận nhưng không được phê duyệt.
- Đồng ý bán hàng nhưng không có khả năng cung ứng.
- Ghi sai trên hợp đồng về chủng loại, số lượng, đơn giá .
Xét duyệt bán chịu
- Bán chịu cho những khách hàng không đủ tiêu chuẩn theo chính sách bán chịu
dẫn đến mất hàng, không thu được tiền.
- Nhân viên bán hàng có thể cấp quá nhiều định mức bán chịu nên đẩy mạnh
doanh thu bán hàng nên làm cho đơn vị phải gánh chịu rủi ro tín dụng quá mức.
Giao hàng
- Giao hàng khi chưa được xét duyệt
- Giao hàng không đúng chủng loại, số lượng.
- Hàng hóa có thể bị thất thoát trong quá trình giao hàng.
Lập hóa đơn
- Bán hàng nhưng không lập hóa đơn.
- Lập HĐ sai về giá trị, tên, mã số thuế, địa chỉ khách hàng.
- Không bán hàng nhưng vẫn lập hóa đơn
Ghi chép doanh thu và theo dõi nợ phải thu khách hàng
- Ghi nhận sai trên khách hàng, thời hạn thanh toán.
- Ghi sai niên độ về doanh thu và nợ phải thu khách hàng.
- Ghi sai số tiền, ghi trùng hay ghi sót hóa đơn.
- Quản lý nợ phải thu khách hàng kém, không đòi được nợ.
- Khoản tiền thanh toán của khách hàng bị chiếm đoạt
- Xóa sổ nợ phải thu khách hàng nhưng không xét duyệt.
- Nợ phải thu bị thất thoát do không theo dõi chặt chẽ.
a) Những thủ tục kiểm soát chung
Phân chia trách nhiệm giữa các chức năng: Điều này nhằm hạn chế khả năng
xảy ra gian lận vì nếu một cá nhân hay bộ phận nắm giữ một số chức năng nào
đó thì họ sẽ có thể lạm dụng.
Kiểm soát quá trình xử lý thông tin:
- Kiểm soát ứng dụng: kiểm soát dữ liệu, kiểm soát quá trình nhập liệu.
- Kiểm soát chứng từ sổ sách: các chứng từ phải được đánh số liên tục, trước khi

27
lập hóa đơn GTGT phải căn cứ trên bộ chứng từ, ghi nhận kịp thời các khoản nợ
& tiền bán hàng thu được.
- Ủy quyền và xét duyệt: Nhà quản lý có thể ủy quyền cho cấp dưới xét duyệt
thông qua việc ban hành các chính sách.
Kiểm tra độc lập việc thực hiện: Đặc điểm của thủ tục này là người kiểm tra
độc lập với người bị kiểm tra.
b) Những thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng giai đoạn
Kiểm soát quá trình tiếp nhận đơn đặt hàng và xét duyệt bán chịu
Các thủ tục kiểm soát phổ biến khác cần thực hiện là:
- Xác minh người mua hàng.
- Đối chiếu đơn giá trên đơn đặt hàng của khách hàng với bảng giá chính thức
của đơn.
- Xác nhận khả năng cung ứng.
- Lập lệnh bán hàng.
- Xét duyệt bán chịu.
Kiểm soát quá trình giao hàng và lập hóa đơn
- Căn cứ lệnh bán hàng đã được phê chuẩn, bộ phận giao hàng lập chứng từ gởi
hàng để gởi đi, đồng thời lưu trữ một bảng, chứng từ này phải được đánh số thứ
tự liên tục trước khi sử dụng.
- Khi nhận hàng từ kho, nhân viên giao hàng cần so sánh các mặt hàng thực nhận
với chứng từ gởi hàng. Nếu có chênh lệnh, cần thông báo cho bộ phận xử lý đơn
đặt hàng.
- Nhận được chứng từ từ những bộ phận khác gởi đến: đơn đặt hàng, lệnh bán
hàng đã được phê chuẩn và chứng từ gởi hàng, chứng từ vận chuyển, bộ phận
lập hóa đơn sẽ tiến hành lập hóa đơn.
- Để tránh tình trạng quên lập hóa đơn cho hàng hóa đã giao, hoặc lập sai hóa đơn
hoặc lập hóa đơn khống,,… khi lập hóa đơn cần căn cứ vào:
+ Chứng từ vận chuyển đã được khách hàng ký nhận;
+ Đơn đặt hàng đã được đối chiếu với chứng từ vận chuyển;
+ Hợp đồng giao hàng (nếu có).
+ Hóa đơn (sau khi lập) cần được một nhân viên khác kiểm tra ngẫu nhiên lại
về tính chính xác về những thông tin trên.
Kiểm soát việc thu tiền và nợ phải thu khách hàng
- Đối với phương thức bán hàng thu tiền mặt Khuyến khích khách hàng thanh
toán qua ngân hàng.
- Cần sử dụng hóa đơn mỗi khi bán hàng, cũng như khuyến khích khách hàng
nhận hóa đơn.
- Nên sử dụng máy tính tiền tự động hoặc máy phát hành hóa
- đơn ở các điểm bán hàng.
- Cuối mỗi ngày, cần phải tiến hành đối chiếu tiền mặt tại quỹ với tổng số tiền mà
thủ quỹ ghi chép.
- Đối với phương thức bán chịu: Việc kiểm soát tập trung vào kế toán nợ phải thu
khách hàng và bộ phận thu nợ.
- Định kỳ, cần kiểm tra tính chính xác của doanh thu bằng cách đối chiếu giữa số
liệu kế toán và các chứng từ có liên quan, hay giữa số liệu kế toán và số liệu của
các bộ phận khác như bộ phận bán hàng, gởi hàng.

28
- Bộ phận theo dõi công nợ cần đối chiếu công nợ thường xuyên với khách hàng.
- Định kỳ, bộ phận theo dõi nợ phải thu cần lập bảng phân tích số dư nợ phải thu
theo tuổi nợ.
Định kỳ, đơn vị cần in các báo cáo về số dự phòng phải thu khó đòi đề nghị trích
lập, số nợ khó đòi đã xóa sổ theo từng nhân viên theo dõi công nợ.
2.3.1.2 Gian lận có thể xảy ra và thủ tục kiểm soát:
Gian lận trong khâu xét duyệt bán hàng: Nhân viên bán hàng bán cho khách giá
thấp hơn giá niêm yết, cho hưởng chiết khấu không đúng hay bán chịu cho
những khách hàng không có khả năng thanh toán để đạt được lợi ích cá nhân,...
Thủ tục kiểm soát
- Đơn vị phải xây dựng chính sách bán hàng.
- Ngoài ra, nếu có thể đơn vị nên tách biệt bộ phận bán hàng và bộ phận thu.
Biển thủ tiền bán hàng thu được: Gian lận xảy ra khi nhân viên bán hàng chiếm
đoạt số tiền thu từ KH và không ghi chép nghiệp vụ bán hàng vào sổ sách.
- Nhân viên bán hàng ghi nhận số tiền trên liên lưu của phiếu thu thấp hơn số
tiền khách hàng thực trả.
Thủ tục kiểm soát
- Bố trí một nhân viên trực tiếp hoặc lắp đặt hệ thống camera quan sát 24/24
tại những địa điểm thu tiền của khách hàng.
- Ngoài ra đơn vị nên có đường dây nóng để tiếp nhận những than phiền hay tố
cáo của khách.
Chiếm đoạt tiền khách hàng do khách hàng trả do mua hàng trả chậm
Một số dạng gian lận như: Thủ thuật gối đầu; Thủ thuật tạo cân bằng giả; Thủ tục
thay đổi hoặc làm giả thư nhắc nợ; Thủ thuật xóa sổ nợ không đúng.
Thủ tục kiểm soát
- Các thủ thuật gian lận nhằm chiếm đoạt số nợ phải thu do khách hàng đã trả
thường xảy ra khi một cá nhân hay bộ phận kiêm nhiệm nhiều chức năng.
- Bằng cách thường xuyên đối chiếu sổ phụ Ngân hàng hàng tháng với số liệu
kế toán.
- Việc kiểm tra đột xuất việc ghi chép nợ phải thu.
- Việc phân công một nhân viên độc lập với bộ phận thep dõi nợ phải thu của
khách hàng thực hiện đối chiếu công nợ đột xuất với khách hàng.
2.3.2 Chu trình mua hàng và trả tiền
Sai phạm có thể xảy ra:
Đề nghị mua hàng:
- Đặt mua hàng không cần thiết hoặc không phù hợp với mục đích sử dụng hoặc
đặt hàng trùng lắp
- Đặt mua hàng nhiều hơn nhu cầu sử dụng
- Đặt mua hàng quá trễ hoặc quá sớm
- Đặt mua hàng kém chất lượng hoặc/và giá cao

29
Chọn lựa nhà cung cấp:
- Nhân viên mua hàng có thể thông đồng với nhà cung cấp để chọn họ
- Nhân viên bộ phận xử lý báo giá thông đồng với nhà cung cấp để giấu bớt hồ sơ
báo giá của những nhà cung cấp khác
Nhận hàng:
- Nhận hàng không đúng quy cách, chất lượng, số lượng hàng đã đặt
- Nhận và biển thủ hàng và không nhập kho
Bảo quản hàng:
- Hàng tồn kho có thể bị mất cấp
- Công nhân có thể hủy hoặc giấu những sản phẩm có lỗi để tránh bị phạt
- Hàng hóa bị hư hỏng, mất phẩm chất
Trả tiền:
- Lập chứng từ mua hàng khống để được thanh toán
- Chi trả nhiều hơn giá trị hàng đã nhận
- Ghi nhận sai thông tin về nhà cung cấp
- Trả tiền trễ hạn
- Không theo dõi kịp thời hàng trả lại cho nhà cung cấp hoặc được giảm giá
- Trả tiền cho nhà cung cấp khi chưa được phê duyệt
a) Những thủ tục kiểm soát chung:
Phân chi trách nhiệm đầy đủ, tách biệt các chức năng: mua hàng, xét duyệt mua
hàng, lựa chọn nhà cung cấp
Đối với hệ thống máy tính: cần phân quyền sử dụng để mỗi nhân viên sử dụng
có mật khẩu riêng và chỉ truy cập trong giới hạn công việc; nhập liệu càng sớm
càng tốt; sao lưu dữ liệu để đề phòng mất mát, hư hỏng.
Kiểm soát dữ liệu và quá trình nhập liệu: Kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của
chứng từ; kiểm tra sự phê duyệt trên chứng từ; Đảm báo các vùng dữ liệu cần
lập đều có đầy đủ thông tin; Đảm bảo tính chính xác khi nhập mã hàng tồn kho
và thông tin cần thiết của nhà cung cấp
Kiểm soát chứng từ và sổ sách: Sử dụng các đơn đặt hàng được in sẵn và đánh
số thứ tự liên tục trước khi sử dụng cho tất cả các chứng từ như đơn đặt hàng…;
Các biểu mẫu rõ ràng, có đánh số để tham chiếu để dễ kiểm tra khi cần thiết;
Cần mở sổ theo dõi mặt hàng nào đã được đặt và mặt hàng nào cần đặt thêm.
Ủy quyền và xét duyệt: Các giấy đề nghị mua hàng, đơn đặt hàng, giấy đề nghị
thanh toán cần được người có thẩm quyền xét duyệt. Việc xét duyệt nhằm kiểm
soát việc mua hàng, lựa chọn nhà cung cấp, việc chi trả cũng như kiểm soát tài
sản của đơn vị như tiền và hàng hóa. Nhà quản lý có thể ủy quyền cho cấp dưới
xét duyệt những vấn đề này thông qua việc xây dựng và ban hành các chính
sách.
b) Những thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng giai đoạn:
Yêu cầu và phê duyệt mua hàng:
30
- Tất cả các nghiệp vụ mua hàng đều phải có giấy đề nghị mua hàng đã phê
duyệt
- Giấy đề nghị mua hàng phải có đầy đủ thông tin như bộ phận và người đề
nghị, tên, quy cách, số lượng hàng cần mua, mục đích mua hàng… giấy đề
nghị phải được người có thẩm quyền ký và lập ít nhất 2 liên.
- Thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện đối với giấy đề nghị mua hàng đã
phát hành để đảm bảo hàng đề nghị mua được xử lý kịp thời ở các bước tiếp
theo
- Cần giao trách nhiệm cho các bộ phận liên quan xem xét thường xuyên nhu
cầu về hàng tồn kho và ước tính hợp lý thời gian cần thiết để xử lý nghiệp vụ
mua hàng.
- Cần mở sổ theo dõi mặt hàng nào đã được đặt hàng và mặt hàng nào cần được
đặt thêm
- Cần lưu bản sao các mặt hàng đang đặt hàng theo địa điểm tồn trữ để kiểm tra
mức tồn kho
- Xây dựng định mức tồn kho tối thiểu, nếu đơn vị không xây dựng mức tồn kho
tối thiểu việc đặt hàng sẽ dựa vào giấy đề nghị mua hàng nhận được từ các bộ
phận có nhu cầu được phê duyệt bởi người có thẩm quyền.
Chọn lựa nhà cung cấp:
- Đề nghị các nhà cung cấp báo giá ngay khi có nhu cầu mua hàng
- Đối với hàng hóa có giá trị cao nên đấu thầu để chọn lựa nhà cung cấp
- Mỗi khi mua hàng hoặc khi mua hàng trên một mức giá trị nào đó, đơn vị cần
có ít nhất là 3 bảng báo giá từ 3 nhà cung cấp độc lập.
- Nên luân chuyển các nhân viên mua hàng để tránh tình trạng 1 người có quan
hệ với 1 số nhà cung cấp.
- Nên ban hành quy tắc đạo đức trong đó nghiêm cấm nhân viên mua hàng nhận
quà cáp hay các lợi ích khác từ nhà cung cấp.
- Đơn vị cần quản lý danh sách các nhà cung cấp và cập nhật thường xuyên.
Nhận hàng:
- Để kiểm soát tốt, việc nhận hàng nên được giao cho 1 bộ phận độc lập thực
hiện, bộ phận này cần tách biệt với bộ phận đặt hàng.
- Khi nhận hàng cần lập báo cáo nhận hàng. Báo cáo nhận hàng phải được đánh
số trước liên tục hoặc dùng phần mềm đánh số tự động khi lập báo cáo và phải
được bảo quản cẩn thận.
- Bộ phận nhận hàng phải từ chối nhận hàng nếu hàng giao không đúng với đơn
đặt hàng hay hợp đồng đã được phê duyệt.
- Để tránh tình trạng kiểm nhận hàng cẩu thả hoặc vô tình bỏ sót những phương
diện quan trọng, đơn vị nên thiết kế các bảng kiểm tra bao quát.

31
- Nhanh chóng chuyển hàng nhận được đến đúng vị trí tồn trữ đã được xác định
hoặc chuyển ngay đến nơi cần sử dụng.
Bảo quản hàng:
- Giữ bí mật về vị trí và cách bố trí, quản lý kho hàng để không tạo cơ hội cho
các gian lận
- Giao trách nhiệm bảo quản hàng trong suốt quá trình tồn trữ cho một cá nhân
cụ thể
- Thủ kho nên mở sổ theo dõi chi tiết xuất nhập tồn, từng loại hàng tồn kho, có
sơ đồ sắp xếp hàng và sử dụng thẻ để theo dõi tất cả hàng có trong kho theo vị
trí sắp xếp.
- Sắp xếp hàng ngăn nắp, phân loại khoa học và theo thứ tự ưu tiên sử dụng để
thuận tiện cho việc nhập xuất hàng thường xuyên.
- Để kiểm soát tốt hàng tồn kho cần tiến hành các cuộc kiểm kê định kỳ và/hoặc
kiểm kê đột xuất.
- Sau khi kết thúc kiểm kê, kết quả kiểm kê sẽ được chuyển giao cho ban giám
sát để tổng hợp và đối chiếu với số lượng trên sổ kho và số dư trên sổ kế toán
chi tiết hàng tồn kho.
- Định kỳ kiểm tra chất lượng hàng tồn kho để phát hiện các lô hàng bị hư hỏng,
lỗi thời, quá hạn sử dụng.

Trả tiền:
- Cần có các quy định về luân chuyển chứng từ để đảm bảo hóa đơn của các nhà
cung cấp được chuyển ngay đến phòng kế toán.
- Nếu có sai sót trên hóa đơn, cần nhanh chóng liên lạc với nhà cung cấp để tìm
hiểu nguyên nhân và xử lý sớm.
- Sau khi kiểm tra sự chính xác của hóa đơn, kế toán công nợ sẽ lưu vào hồ sơ
các hóa đơn chưa thanh toán theo thứ tự của thời hạn thanh toán.
- Sau khi đã được phê duyệt, ủy nhiệm chi sẽ được gửi cho ngân hàng để
chuyển tiền hoặc thực hiện thanh toán online
- Nếu có hàng trả lại hoặc được giảm giá, các chứng từ liên quan như biên bản
trả lại hàng, giấy chấp thuận giảm giá của nhà cung cấp,… phải được chuyển
ngay đến phòng kế toán.
- Khi nhận được hóa đơn, kế toán công nợ cần đối chiếu số hóa đơn với những
hóa đơn đã nhận được để tránh tình trạng nhà cung cấp gửi hóa đơn đến 2 lần.
Các hóa đơn đã trả tiền cần được đóng dấu “Đã thanh toán”
2.4 Thông tin và truyền thông
2.4.1 Nguyên tắc công bố thông tin:
- Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của
pháp luật

32
- Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty có đầy đủ thẩm
quyền và chịu trách nhiệm công bố thông tin chính thức của CTCP cao su Đà
Nẵng cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh, trên trang thông tin điện tử của công ty hoặc cho các cơ
quan chức năng và cơ quan báo chí theo quy định của pháp luật.
- Tổng Giám đốc được ủy quyền thực hiện công bố thông tin thông qua người
ủy quyền và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời và đầy đủ về
thông tin người được ủy quyền công bố thông tin.
- Tổng Giám đốc được ủy quyền thực hiện công bố thông tin (Nhân viên công
bố thông tin) và lập thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật. Nhân viên
công bố thông tin trong phạm vi công việc được ủy quyền. Các thông tin do
nhân viên công bố phải được Tổng Giám đốc duyệt; đối với các văn bản, báo
cáo của ĐHCĐ, của HĐQT được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ chuyên trách công bố thông tin (Nhân viên công bố thông tin) phải là
người có kiến thức về kế toán, tài chính, có kỹ năng nhất định về tin học.
- Nhân viên công bố thông tin có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở
những người có trách nhiệm trong việc soạn thảo các bản báo cáo và văn bản
công bố thông tin theo đúng thời hạn; tập hợp và công bố thông tin theo quy
định hiện hành.
- Nhân viên công bố thông tin phải có đủ thời gian đảm bảo thực hiện tốt chức
trách của mình, đặc biệt là việc liên hệ với các cổ đông, ghi nhận những ý kiến
của các cổ đông, định kỳ công bố, trả lời ý kiến các cổ đông và các vấn đề
quản trị Công ty theo quy định; bao gồm cả việc cập nhật, nghiên cứu những
chính sách, văn bản mới liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng
khoán và các quy định về công bố thông tin để triển khai thực hiện kịp thời
trong Công ty.
2.4.2 Hình thức truyền tải thông tin:
Định dạng thông tin: Tất cả thông tin công bố đều được thực hiện:
- Văn bản (bản chính có đầy đủ chữ ký và dấu hợp lệ theo quy định của pháp
luật);
- File dữ liệu điện tử (yêu cầu định dạng: File dữ liệu được định dạng dưới
file.doc và file.xls phải có đầy đủ tên và chức vụ của người ký văn bản, số
liệu, ngày tháng văn bản; file.pdf phải có chữ ký và dấu đỏ của công ty).
Cách thức gửi thông tin:
- Nhân viên công bố thông tin có trách nhiệm gửi thông tin bằng văn bản qua
đường bưu điện cho các bên liên quan. Văn thư công ty phải lưu các giấy báo
phát lại xác nhận về việc văn bản đã được gửi đi, ngày giờ, người nhận.

33
- Nhân viên công bố thông tin đồng thời thực hiện công bố thông tin trên cổng
thông tin dưới dạng file dữ liệu, đồng thời chuyển cho người có trách nhiệm
công bố trên trang thông tin điện tử của Công ty.
- Trong trường hợp khẩn cấp, Nhân viên công bố thông tin có thể gửi thông tin
qua fax.
- Đối với những thông tin cần đăng tải trên các phương tiện truyền thông khác
nhân viên công bố thông tin thực hiện theo quy định hiện hành.
2.5 Giám sát
Hoạt động giám sát của Hội đồng quản trị đối với Ban Tổng Giám đốc: Trong
năm 2018, HĐQT đã tổ chức thành công ĐHCĐ thường niên năm 2018; 7
phiên hợp và 15 lần lấy ý kiến thành viên HĐQT bằng văn bản. Đề ra nhiều chủ
trường, giải pháp nhằm định hướng và chỉ đạo Ban điều hành, Ban Quản lý dự
án trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức triển khai các dự án của
Công ty. Việc tổ chức các phiên họp của HĐQT được đảm bảo thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty.
- Giám sát chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh mà ĐHCĐ
thường niên 2018 đề ra
- Chỉ đạo Ban điều hành báo cáo định kỳ tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh, các vấn đề liên quan đến kết quả kinh doanh của công ty, ảnh hưởng
đến cổ đông, những thuận lợi và khó khăn nảy sinh trong công tác quản lý
điều hành.
- Giám sát việc triển khai thực hiện các Nghị quyết/Quyết định của HĐQT đối
với Ban điều hành
- Giám sát, chỉ đạo việc công bố thông tin công khai minh bạch, đúng hạn theo
quy định của pháp luật về chứng khoán
- Chỉ đạo chi trả cổ tức năm 2017 và tạm ứng cổ tức năm 2018
- Giám sát, chỉ đạo công tác đầu tư xây dựng và công tác thoái vốn. Định kỳ yêu
cầu Ban điều hành báo cáo tiến độ thực hiện.
- Rà soát sửa đổi, ban hành các quy định quản trị nội bộ, công tác tiền lương,
nhân sự phù hợp với thực tiễn hoạt động công ty và pháp luật.
- Chỉ đạo bổ nhiệm lại các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng công ty.
- Phối hợp với Ban Kiểm soát trong kiểm soát các hoạt động của công ty; soát
xét các BCTC; rà soát thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018 và
việc xây dựng kế hoạc sản xuất kinh doanh năm 2019… để đánh giá và đưa ra
những kiến nghị, đề xuất những giải pháp cụ thể giúp Ban điều hành hoàn
thành tốt nhiệm vụ.
- Ngoài ra, khi có vấn đề phát sinh đột xuất, Ban điều hành đều báo cáo, xin ý
kiến HĐQT qua email, điện thoại,… quan đó HĐQT kịp thời nắm bắt thông
tin để chỉ đạo điều hành hoạt động công ty.

34
Hoạt động giám sát của Ban Kiểm soát đối với HĐQT, Ban Giám đốc điều
hành và cổ đông: Thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ban Kiểm soát, trong năm
2018 Ban Kiểm soát đã thực hiện giám sát hoạt động của HĐQT và Ban Giám
đốc trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, việc thực hiện Nghị
quyết ĐHCĐ về kế hoạch tài chính và sản xuất kinh doanh đã được ĐHCĐ năm
2018 thông qua, cụ thể như:
- Kiểm soát việc xây dựng và thực hiện phương án phân phối lợi nhuận năm
2018.
- Soát xét báo cáo quyết toán dự án hoàn thành dự án: Nhà máy sản xuất lốp xe
tài Radial công suất 600.000 lốp/năm giai đoạn II.
- Rà soát và kiểm tra thực hiện các quy chế và quy định Công ty ban hành để
phục vụ công tác điều hành quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Kiểm soát, xem xét nội dung, tính pháp lý, trình tự, thủ tục ban hành các Nghị
quyết, Quyết định của HĐQT và Ban Giám đốc trong năm 2018.
- Kiểm tra các hồ sơ, thủ tục thanh quyết toán của Công ty và các dự án đầu tư.
- Kiểm soát quá trình thực hiện việc thoái vốn của Công ty tại CTCP Philips
Carbon Black Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ của công
ty.
3. Dữ liệu và phần mềm xử lý tại công ty
3.1 Phần mềm Fast Accounting Online
Công ty sử dụng phần mềm FAST từ năm 2002 vào công tác tổ chức hạch toán
kế toán, giữa các máy vi tính được nối mạng. Chương trình tiến hành cập nhập
chứng từ vào máy, máy tự động lên các bảng kê hóa đơn bán hàng, bảng tổng hợp
xuất sản phẩm, sổ tổng hợp chi tiết tài khoản, sổ cái, báo cáo tài chính. Với sự trợ
giúp của máy tính nên việc nhập chứng từ, trình tự luân chuyển chứng từ khoa học,
hợp lý, kịp thời, chính xác.
3.2 Phần mềm Oracle
Vào năm 2010, công ty chuyển sang phần mềm oracle e-business Suite được
triển khai trong toàn bộ công ty và các chi nhánh trực thuộc với các phân hệ: Phân
hệ quản lý công nợ phải trả, Phân hệ quản lý công nợ phải thu, Phân hệ quản lý tiền,
Phân hệ quản lý mua hàng, Phân hệ quản lý bán hàng, Phân hệ quản lý sổ cái tổng
hợp, Phân hệ quản lý tài sản cố định. Vì công ty đang sử dụng phần mềm nên mọi
hoạt động hạch toán đều chạy chương trình. Với các chứng từ cần thiết và hợp lệ, kế
toán các phần hành tự chịu trách nhiệm về phần hành của mình, nhập số liệu vào
máy tính, kiểm tra số liệu mà các phòng ban khác gửi qua, kiểm tra tài khoản rồi
cho chạy chương trình. Cuối tháng, theo quy định và yêu cầu quản lý kế toán các
phần hành sẽ cho ra các báo cáo thích hợp.
Đại diện DRC cho biết, đây là phần mềm “đồ sộ” nhất vì có liên quan đến tất cả
hoạt động tài chính của công ty. Đối với doanh nghiệp, việc xác định tình trạng lỗ,
lãi kịp thời trong tháng sẽ tạo điều kiện cho lãnh đạo có thể kịp thời điều chỉnh các
chính sách kinh doanh phù hợp.
Nếu như trước đây, sau khi hoàn thành báo cáo tài chính của tháng trước thì
phải đến ngày 20-25 tháng sau mới xác nhận được tình trạng lỗ lãi trong tháng, thì

35
bây giờ với việc ứng dụng phần mềm kế toán Oracle thời gian giảm xuống chỉ còn 2
ngày.
III. Đánh giá hệ thống thông tin kế toán tại công ty Cổ phần Cao su Đà
Nẵng:
1. Ưu điểm:
- Hệ thống thông tin kế toán đã cung cấp thông tin cho kế toán tài chính để lập
các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính cũng như cung cấp thông tin cho kế toán quản trị
để lập báo cáo quản trị, phân tích tình hình tài chính, lập kế hoạch tài chính, giúp
nhà lãnh đạo đưa ra quyết định và góp phần không nhỏ đến hoạt động kiểm soát
nội bộ.
- Tổ chức hệ thống, chứng từ và báo cáo kế toán đúng theo quy định của Cơ
quan cấp trên và của Nhà nước. Các báo cáo luôn bảo đảm cung cấp thông tin kịp
thời cho cấp quản lý.
- Có sự phân công rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên.
- Đội ngũ nhân viên có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp với trình độ chuyên
môn, có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong nghề kế
toán, luôn thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
2. Nhược điểm:
Nhìn chung, DRC tuy có nhiều ưu điểm trong hệ thống thông tin kế toán nhưng bên
cạnh đó vẫn có một số nhược điểm cần khắc phục để có thể hoàn thiện hệ thống hơn
như:
- Trong giai đoạn nhận hàng hóa từ nhà cung cấp, chưa có lập biên bản kiểm
nhận hàng, chưa lập báo cáo theo dõi hàng đã nhận => Hàng dễ bị mất do chỉ
kiểm và nhận mà không có chứng từ lưu trữ bằng chứng lại.
- Do sự thiếu luân chuyển thông tin trong hệ thống thông tin kế toán dẫn tới
một số quy trình khá rắc rối và phát sinh nhiều giấy tờ, gây khó khăn cho
nhân viên khi thực hiện.
- Chưa có sự quản lý trong việc truy cập phần mềm theo từng cấp bậc, dễ xảy
ra trường hợp điều chỉnh do vô tình hoặc cố ý của một nhân viên nào đó dẫn
đến việc sai số xảy ra
- Chưa lập dự phòng lưu trữ dữ liệu để khi có rủi ro xảy ra nhằm đảm bảo hệ
thống phục hồi nhanh.

--- HẾT ---

36

You might also like