Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT KIỂM TRA GIỮA KÌ I – SINH HỌC 10

I. TRẮC NGHIÊM
Câu 1. Phát triển bền vững là
A. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu lợi ích của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.
B. sự phát triển chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai nhưng không làm ảnh hưởng đến khả
năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại.
C. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng
thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.
D. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Câu 2. Nghiên cứu về hình thái và cấu tạo bên trong cơ thể sinh vật thuộc lĩnh vực nghiên cứu nào của
ngành Sinh học?
A. Động vật học. B. Giải phẫu học. C. Sinh học tế bào. D. Sinh học phân tử.
Câu 3. Những nghề nào sau đây thuộc ngành Y học?
A. Bác sĩ, y sĩ, y tá, công nhân. B. Y tá, y sĩ, bác sĩ, hộ lý.
C. Lập trình viên, nhân viên xét nghiệm. D. Bảo vệ, kỹ thuật viên, y tá.
Câu 4: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về vai trò của sinh học trong cuộc sống?
(1) Chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh.
(2) Cung cấp lương thực, thực phẩm.
(3) Tạo không gian sống và bảo vệ môi trường.
(4) Phát triển kinh tế, xã hội.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 5: Công nghệ sinh học được cho là ngành học của tương lai vì
A. có tiềm năng phát triển, thành tựu chưa có tính ứng dụng cao, đánh dấu bước tiến của nhân loại.
B. có tiềm năng phát triển, thành tựu có tính ứng dụng cao, đánh dấu bước tiến của nhân loại.
C. chưa có tiềm năng phát triển, thành tựu có tính ứng dụng cao, đánh dấu bước tiến của nhân loại.
D. chưa có tiềm năng phát triển, thành tựu có tính ứng dụng chưa cao, đánh dấu bước tiến của nhân loại.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về vai trò của Sinh học trong phát triển bền vững?
A. Sinh học đóng góp vào xây dựng chính sách môi trường, phát triển kinh tế, xã hội.
B. Sinh học chú ý đến vai trò của đa dạng sinh học, giảm thiểu rủi ro và khả năng thích ứng với biến đổi
khí hậu, duy trì phát triển bền vững.
C. Sinh học cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm và cải tạo môi trường.
D. Sinh học phát triển nhờ sự tích hợp các lĩnh vực khoa học khác nhau.
Câu 7. Thế kỷ XXI được gọi là thế kỷ của ngành
A. Di truyền học. B. Sinh học phân tử. C. Tế bào học. D. Công nghệ sinh học.
Câu 8: Việc xác định được có khoảng 20.000 đến 25.000 gen trong DNA của người có sự hỗ trợ của
A. thống kê. B. tin sinh học. C. khoa học máy tính. D. pháp y.
Câu 9: Quan sát sinh vật nào dưới đây phải cần sử dụng kính hiển vi?
A. Con kiến. B. Tế bào vảy hành. C. Con ong. D. Tép tỏi.
Câu 10: Những phương pháp nghiên cứu và học tập nào sau đây được sử dụng trong Sinh học?
1. Phương pháp quan sát.
2. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
3. Phương pháp thực nghiệm khoa học.
4. Phương pháp khảo sát địa chất công trình.
A. 1, 2 và 3. B. 2, 3 và 4. C. 1, 2 và 4. D. 1, 3 và 4.
Câu 11: Báo cáo kết quả thí nghiệm là một bước được sử dụng trong
A. phương pháp thực nghiệm khoa học. B. phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
C. phương pháp quan sát. D. phương pháp học tập.

1
Câu 12: Đưa ra câu hỏi cần kiếm chứng để biết đúng hay sai là bước nào trong tiến trình nghiên cứu Sinh
học?
A. Quan sát và đặt câu hỏi. B. Thiết kế và tiến hành các thí nghiệm.
C. Xây dựng giả thuyết. D. Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
Câu 13: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào sau đây?
A. Kính có độ. B. Kính lúp.
C. Kính hiển vi. D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.
Câu 14: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích
cho nguyên tắc nào của thế giới sống?
A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Nguyên tắc mở.
C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc bổ sung.
Câu 15: Cho các cấp tổ chức của thế giới sống: 1. cơ thể; 2. tế bào; 3. quần thể; 4. quần xã; 5. hệ sinh
thái. Các cấp tổ chức sống được sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao là
A. 2, 1, 3, 4, 5. B. 1, 2, 3, 4, 5. C. 5, 4, 3, 2, 1. D. 2, 3, 4, 5, 1.
Câu 16: Đâu là phương pháp nghiên cứu sinh học?
A. Phương pháp quan sát. B. Phương pháp phân tích.
C. Phương pháp tìm kiếm thông tin. D. Phương pháp xử lí dữ liệu.
Câu 17: Phương pháp quan sát là
A. phương pháp sử dụng cảm giác để thu thập thông tin.
B. phương pháp sử dụng tri giác để thông thập thông tin về đối tượng quan sát.
C. phương pháp sử dụng tri giác để xử lí thông tin về đối tượng quan sát.
D. phương pháp sử dụng cảm giác để xử lí thông tin.
Câu 18: Phương pháp quan sát gồm 3 bước theo thứ tự là
A. xác định đối tượng, phạm vi quan sát – Xác định dụng cụ quan sát – Thu thập, ghi chép và xử lí dữ
liệu.
B. xác định đối tượng, phạm vi quan sát – Thu thập, ghi chép và xử lí dữ liệu – Xác định dụng cụ quan
sát.
C. xác định dụng cụ quan sát – Xác định đối tượng, phạm vi quan sát – Thu thập, ghi chép và xử lí dữ
liệu.
D. thu thập, ghi chép và xử lí dữ liệu – Xác định dụng cụ quan sát – Xác định đối tượng, phạm vi quan
sát.
Câu 19: Để quan sát cấu tạo một số sinh vật đơn bào (trùng roi, trùng giày...) ta sử dụng phương pháp
nào?
A. Phương pháp quan sát. B. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
C. Phương pháp phân tích. D. Phương pháp thực nghiệm khoa học.
Câu 20: Để phân loại thực vật theo đặc điểm cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) và cơ quan sinh sản (hoa,
quả, hạt) ta sử dụng phương pháp nào?
A. Phương pháp thực nghiệm. B. Phương pháp thí nghiệm.
C. Phương pháp báo cáo số liệu. D. Phương pháp quan sát.
Câu 21: Cho các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. (2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
(3) Liên tục tiến hóa. (4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vận động.
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 22: Trình tự nào sau đây đúng khi nói về các cấp tổ chức sống cơ bản từ thấp đến cao
A. tế bào  cơ thể  quần thể  quần xã  hệ sinh thái  sinh quyển.
B. tế bào  cơ thể  quần xã  quần thể  hệ sinh thái  sinh quyển.
C. tế bào  cơ thể  quần thể  hệ sinh thái  sinh quyển  quần xã.
D. tế bào  cơ thể  hệ sinh thái  sinh quyển  quần thể  quần xã.
Câu 23: Cấp độ tổ chức sống nào trong những cấp độ sau là cấp độ nhỏ nhất?
2
A. Quần thể B. Quần xã – Hệ sinh thái C. Sinh quyển D. Cơ thể .
Câu 24: Tập hợp các con cá rô phi trong ao thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?
A. Cá thể B. Quần thể C. Quần xã – Hệ sinh thái D. Sinh quyển
Câu 25. Trong một khu rừng nhiệt đới có các cấp độ tổ chức sống nào sau đây?
A. Cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
B. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.
C. Tế bào, cơ thể, quần thể, sinh quyển.
D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
Câu 26: Trong các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống, cấp tổ chức nào là cơ bản nhất?
A. Cơ thể. B. Quần thể. C. Tế bào. D. Quần xã.
Câu 27: Ai là người đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn?
A. Robert Hooke. B. Matthias Schleiden.
C. Theodor Schwann. D. Antonie van Leeuwenhoek.
Câu 28: Nhà khoa học đầu tiên quan sát được hình dạng của vi khuẩn và nguyên sinh động vật là
A.Robert Hooke. B. Matthias Schleiden.
C. Antonie van Leeuwenhoek. D. Rudolf Virchow.
Câu 29. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các cấp độ tổ chức sống?
A. Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.
B. Tất cả các cấp độ tổ chức sống đều được hình thành từ các nguyên tử.
C. Tế bào là đơn vị cơ sở hình thành nên cơ thể sinh vật.
D. Các cấp độ tổ chức sống được sắp xếp từ thấp đến cao dựa trên số lượng và kích thước của chúng.
Câu 30: Khi nói về học thuyết tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các loại tế bào đều có khả năng sinh sản.
B. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.
C. Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.
D. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
Câu 31: Tế bào chỉ được sinh ra từ
A. tế bào có trước nhờ quá trình phân chia của tế bào.
B. tế bào có trước nhờ quá trình trao đổi chất của tế bào.
C. các chất hữu cơ nhờ quá trình tổng hợp trong tự nhiên.
D. các chất vô cơ nhờ quá trình tổng hợp trong tự nhiên.
Câu 32: Sinh vật nào sau đây không có cấu trúc đa bào?
A. Vi khuẩn. B. Cây phượng. C. Con lợn. D. Cây rêu tường.
Câu 33. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc cơ thể?
A. Tế bào thực hiện chức năng trao đổi chất.
B. Tế bào thực hiện chức năng sinh trưởng.
C. Tế bào thực hiện chức năng sinh sản và di truyền.
D. Mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.
Câu 34. Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là
A. C, H, O, P. B. C, H, O, N. C. O, P, C, N. D. H, O, N, P.
Câu 35. Nguyên tố nào sau đây tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế
bào như: protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid?
A. Hydrogen. B. Carbon. C. Nitrogen. D. Phosphor.
Câu 36. Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng đối với cơ thể con người và các động vật có xương
sống khác?
A. Nitrogen (N). B. Calcium (Ca). C. Zinc (Zn). D. Sodium (Na).
Câu 37: Mỗi nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn bao nhiêu phần trăm (%)?
A. 0.01%. B. 0.1%. C. 0.001%. D. 1%.
Câu 38. Cơ thể chỉ cần các nguyên tố vi lượng với một lượng rất nhỏ là vì
A. phần lớn nguyên tố vi lượng đã có trong các hợp chất tế bào.
B. chức năng chính của nguyên tố vi lượng là hoạt hóa các enzym.
3
C. nguyên tố vi lượng đóng vai trò thứ yếu đối với cơ thể.
D. nguyên tố vi lượng chỉ cần cho một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định của cơ thể.
Câu 39. Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với một lượng rất nhỏ vì
A. Phần lớn chúng đã có trong cây
B. Chức năng chính của chúng là hoạt hoá enzym
C. Phần lớn chúng được cung cấp từ hạt
D. Chúng có vai trò trong các hoạt động sống của cơ thể
Câu 40. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về các nguyên tố hóa học trong tế bào?
(1). Nguyên tố đại lượng có vai trò quan trọng hơn nguyên tố vi lượng
(2). Nguyên tố vi lượng thường cấu tạo nên enzyme
(3). Trong cơ thể người, C, H, O, Fe là các nguyên tố đại lượng
(3). Nguyên tố đại lượng thường tham gia cấu tạo nên các hợp chất chính trong tế bào
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 41. Nguyên nhân bị loãng xương ở người già là do thiếu
A. nguyên tố Canxi. B. nguyên tố Photpho. C. vitamin D. D. nguyên tố sắt.
Câu 42. Các sinh vật cần một lượng rất nhỏ các nguyên tố vi lượng, nhưng không thể thiếu các nguyên tố
vi lượng đó được vì
A. nguyên tố vi lượng không tham gia cấu trúc nên tế bào và cơ thể.
B. nguyên tố vi lượng tham gia hoạt động sinh lý của tế bào và cơ thể.
C. nguyên tố vi lượng chỉ thực hiện vai trò thứ yếu trong cơ thể.
D. cơ thể chỉ cần nguyên tố vi lượng ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định.
Câu 43: Nguyên tố vi lượng có vai trò
A. là thành phần cấu tạo chính của các hợp chất hữu cơ.
B. tham gia cấu tạo các enzyme.
C. cấu tạo các polysaccharide trong tế bào.
D. tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ.
Câu 44: Khi nói về đặc điểm, chức năng của carbon trong tế bào, những phát biểu nào sau đây đúng?
1. Carbon có 5 electron tự do ở lớp ngoài cùng.
2. Carbon có khả năng hình thành 4 liên kết cộng hóa trị với các Carbon hoặc nguyên tử khác.
3. Carbon có thể tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ chính trong tế bào.
4. Carbon tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất.
A. 1,2 và 3 B. 1, 2 và 4 C. 2, 3 và 4 D. 1, 3 và 4
Câu 45: Khi nói về nguyên tố đa lượng, nhận định nào sau đây đúng?
A. Chiếm lượng nhỏ trong cơ thể sinh vật.
B. Chỉ tham gia vào xúc tác, không tham gia vào cấu tạo.
C. Chỉ tham gia vào cấu tạo, không tham gia vào xúc tác.
D. Tham gia cấu tạo nên các phân tử sinh học trong tế bào.
Câu 46: Khi nói về đặc điểm, chức năng của carbon trong tế bào, những phát biểu nào sau đây đúng?
1. Carbon có 5 electron tự do ở lớp ngoài cùng.
2. Carbon có khả năng hình thành 4 liên kết cộng hóa trị với các Carbon hoặc nguyên tử khác.
3. Carbon có thể tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ chính trong tế bào.
4. Carbon tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất.
A. 1,2 và 3 B. 1, 2 và 4 C. 2, 3 và 4 D. 1, 3 và 4
Câu 47. Người ta khuyên thường xuyên thay đổi các món ăn và mỗi bữa nên ăn nhiêu món. Việc
làm này có tác dụng chính là
A. cung cấp đầy đủ các nguyên tố hoá học và các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
B. cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa lượng để cấu tạo nên tế bào.
C. cung cấp nhiều prôtêin và chất bổ dưỡng cho cơ thể.
D. tạo sự đa dạng về văn hoá ẩm thực và thay đổi khẩu vị của người ăn.
Câu 48: Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên tất cả mọi người phải tăng cường ăn rau xanh. Vai trò
quan trọng trong việc ăn rau xanh là
A. chống các bệnh về tim mạch và cao huyết áp. B. giúp cơ thể lưu thông mạch máu.
4
C. cung cấp vitamin và các nguyên tố vi lượng. D. tiết kiệm về mặt kinh tế vì rau xanh có giá rẻ.
Câu 49. Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đa lượng?
A. C, H, O, N, Cu, S, Ca. B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
C. Zn, Cl, B, K, Cu, S. D. C, H, O, K, Zn, Cu, Fe.
Câu 50. Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất khô của cơ thể.
B. Chỉ cần thiết ở giai đoạn phát triển cơ thể.
C. Tham gia vào cấu trúc của hệ enzym trong tế bào.
D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.
Câu 51. Liên kết hóa học nào sau đây được hình thành giữa các phân tử nước?
A. Liên kết cộng hóa trị. B. Liên kết hydrogen.
C. Liên kết ion. D. Liên kết photphodieste.
Câu 52. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. nhiệt dung riêng cao B. lực gắn kết
C. nhiệt bay hơi cao D. tính phân cực
Câu 53. Nước có tính phân cực do
A. cấu tạo từ oxygen và hydrogen.
B. electron của hydrogen yếu.
C. 2 đầu tích điện trái dấu.
D. các liên kết hydrogen luôn bền vững.
Câu 54. Trong các cơ thể sống, thành phần chủ yếu là
A. chất hữu cơ B. chất vô cơ C. nước D. vitamin
Câu 55. O và H trong phân tử nước kết hợp với nhau bằng các liên kết
A. tĩnh điện B. cộng hoá trị C. hiđrô. D. este.
Câu 56. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là

A. liên kết cộng hóa trị. B. liên kết hydrogen.


C. liên kết ion. D. liên kết photphodieste.
Câu 57. Nước có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể là do
A. có sự giải phóng và hấp thụ nhiệt khi liên kết hydrogen bị phá vỡ và hình thành.
B. các phân tử nước có kích thước nhỏ.
C. nước là một dung môi hòa tan nhiều chất.
D. nước có thể bay hơi và có sức căng bề mặt lớn.
Câu 58. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nước?
(1). Phân tử nước gồm 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O bằng liên kết cộng hóa trị..
(2). Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt.
(3). Do tính phân cực nên phân tử nước có thể liên kết với nhau và với phân tử khác.
(4). Nguyên tử O có khả năng hút cặp electron mạnh hơn nên mang một phần điện tích dương
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 59. Điều gì xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá trong tủ lạnh?
A. Nước bốc hơi lạnh làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa tế bào bên tế bào sinh sản nhanh.
B. Nước bốc hơi lạnh làm tế bào chết do mất nước.

5
C. Nước đóng băng làm giảm thể tích nên tế bào chết.
D. Nước đóng bằng làm tăng thể tích và các tinh thể nước phá vỡ tế bào.
Câu 60. Ý nào không đúng khi nói về vai trò của nước?
A. Nước cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. B. Nước chiếm phần lớn khối lượng cơ thể.
C. Nước giúp vận chuyển các chất. D. Nước là môi trường trao đổi chất.
Câu 61. Phân tử nào sau đây là phân tử sinh học?
I. Carbon dioxide. II. Protein. III. Barium chloride. IV. Lipid.
A. I, II. B. II, III. C. II, IV. D. I, IV.
Câu 62. Chất nào sau đây chiếm khối lượng chủ yếu trong tế bào?
A. Protein. B. Lipid. C. Nước. D. carbohydrate
Câu 63: Nhóm thực phẩm nào dưới đây là nguồn chính cung cấp chất đường bột cho cơ thể?
A. Dừa, mỡ lợn, dầu hạt cải. C. Tôm, thịt gà, trứng vịt.
B. Bắp cải, cà rốt, cam. D. Gạo, ngô, khoai lang.
Câu 64. Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào
A. số lượng nguyên tử carbon có trong phân tử đường đó.
B. số lượng liên kết glycosidic giữa các đơn phân.
C. số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó.
D. số lượng phân tử glucose có trong phân tử đường đó.
Câu 65. Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về các loại đường glucose, fructose và galactose?
A. Đều là các loại đường đơn. B. Khác nhau về cấu hình không gian.
C. Đều có sáu nguyên tử carbon trong phân tử. D. Có công thức phân tử khác nhau.
Câu 66. Lactose, một loại đường trong sữa, bao gồm một phân tử glucose liên kết với một phân tử
galactose. Đường lactose thuộc loại
A. monosaccharide. B. hexose. C. disaccharide. D. polysaccharide.
Câu 67. Loại đường đơn cấu tạo nên nucleic acid có
A. 6 carbon. B. 3 carbon. C. 4 carbon. D. 5 carbon.
Câu 68. Chất nào sau đây không phải là polymer?
A. Glycogen. B. Tinh bột. C. Celullose. D. Sucrose.
Câu 69. Khi phân tích thành phần carbohydrate ở tế bào gan, loại polysaccharide dự trữ năng lượng
chiếm hàm lượng đáng kể là
A. tinh bột. B. glycogen. C. cellulose. D. pectin.
Câu 70. Loại carbohydrate nào sau đây được gọi là đường khử?
A. Disaccharide B. Polysaccharide
C. Monosaccharide D. Sucrose
Câu 71. Một học sinh đang chuẩn bị cho cuộc thi chạy marathon trong trường. Để có nguồn năng lượng
nhanh nhất, học sinh nảy nên ăn thức ăn có chứa nhiều
A. carbohydrate. B. lipid. C. protein. D. calcium.
Câu 72: Carbohydrate có vai trò nào sau đây?
A. Cấu tạo nên hầu hết các enzyme. B. Cấu tạo nên thành tế bào thực vật.
C. Cấu tạo nên thành tế bào động vật. D. Cấu tạo nên bộ khung xương tế bào.
Câu 73. Các nguyên tố hoá học cấu tạo của carbohydrate là
A. carbon và hydrogen. B. hydrogen và oxygen.
C. oxygen và carbon. D. carbon, hydrogen và oxygen.
Câu 74. Carbohydrate không có chức năng nào sau đây?
A. Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
B. Điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể.
C. Là vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể.
D. Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể.
Câu 75. Đường mạch nha (maltose) là loại đường đôi được cấu tạo bởi
A. hai phân tử glucose.
B. một phân tử glucose và một phân tử fructose.
C. hai phân tử fructose.
6
D. một phân tử glucose và một phân tử galactose.
Câu 76. Đều được cấu tạo từ các đơn phân glucose nhưng tinh bột có dạng lò xo còn cellulose là dạng
mạch thẳng. Nguyên nhân là vì
A. cách thức liên kết giữa các đơn phân khác nhau. B. số lượng, khối lượng của các đơn phân khác nhau.
C. trình tự sắp xếp giữa các đơn phân khác nhau. D. chức năng của tinh bột khác với cellulose.
Câu 77. Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại?
A. Monosaccharide. B. Disaccharide. C. Polysaccharide. D. Carbohydrate.
Câu 78. Glucose là đơn phân cấu tạo nên bao nhiêu loại đường sau đây?
(1) Saccarose. (2) Maltose. (3) Lactose.
(4) Tinh bột. (5) Cellulose. (6) Glycogen.
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 79. Phát biểu nào sau đây là đúng đối với cellulose?
A. Cellulose là một loại polymer bao gồm các monomer fructose.
B. Cellulose là một polysaccharide dự trữ năng lượng trong tế bào thực vật.
C. Cellulose là một polysaccharide dự trữ năng lượng trong tế bào động vật.
D. Cellulose là thành phần cấu trúc chính của thành tế bào thực vật.
Câu 80. Trong phân tử đường đôi, 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết gì?
A. Peptid. B. Hidro. C. Glycosydic. D. Glucid.
Câu 81: Trong các loại đường sau, đâu không phải là đường đôi?
A. Saccharose. B. Maltose. C. Lactose. D. Glucose.
Câu 82: Trong các loại đường sau, đâu không phải là đường đa?
A. Glucose. B. Cellulose. C. Glycogen. D. Tinh bột.
Câu 83: Protein thực hiện chức năng khi ở bậc cấu trúc nào sau đây?
A. Cấu trúc bậc 1. B. Cấu trúc bậc 3 và 4. C. Cấu trúc bậc 2. D. Cấu trúc bậc 1 và 2.
Câu 84. Hiện tượng nào sau được gọi là biến tính của protein?
A. Khối lượng của protein bị thay đổi.
B. Liên kết peptit giữa các acid amin của protein bị thay đổi.
C. Trình tự sắp xếp của các acid amin bị thay đổi.
D. Cấu hình không gian của protein bị thay đổi.
Câu 85: Khi cho lòng trắng trứng sống vào nước sôi, hiện tượng nào sẽ xảy ra, vì sao?
A. Lòng trắng trứng sẽ chuyển thành những khối trắng đục do protein bị biến tính bởi nhiệt độ cao.
B. Lòng trắng trứng sẽ chuyển thành những khối trắng đục do protein hòa tan trong nước ở nhiệt độ cao.
C. Không có hiện tượng gì xảy ra do trong lòng trắng trứng chỉ chứa nước.
D. Lòng trắng trứng sẽ thành khối trong suốt do protein thủy phân trong nước nóng.
Câu 86: Protein nào dưới đây có chức năng tiêu diệt mầm bệnh và bảo vệ cơ thể ?
A. Protein hormone. B. Protein enzyme. C. Protein kháng thể. D. Protein vận động.
Câu 87: Protein không có chức năng nào sau đây?
A. Cấu tạo nên tế bào và cơ thể. B. Xúc tác các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.D. Bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Câu 88. Protein không có chức năng nào sau đây?
A. Điều hòa thân nhiệt. B. Cấu trúc nên hệ thống màng tế bào.
C. Tạo nên kênh vận động chuyển các chất qua màng. D. Cấu tạo nên một số loại hoocmon.
II. TỰ LUẬN
1. Đạo đức sinh học là gì? Việc lạm dụng chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi và trồng trọt để
tăng năng suất có vi phạm đạo đức sinh học không? Giải thích.
2. Tin sinh học là gì? Nêu các ứng dụng của tin sinh học.
3. Nêu nội dung và ý nghĩa của học thuyết tế bào.
4. Tại sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức cơ sở của thế giới sống?
5. Phân biệt nguyên tố đại lượng và vi lượng. Kể tên một số bệnh do thiếu nguyên tố đại lượng và vi
lượng ở sinh vật.
6. Các nhà khoa học thường dựa vào dấu hiệu nào để tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ?
Vì sao?
7
7. Hãy liệt kê ít nhất 5 hoạt động em có thể làm để bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
8. Nêu thành phần cấu tạo và các chức năng của carbohydrate?
9. Nêu các chức năng của protein. Tại sao khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ các loại amino acid và đủ
lượng protein?

You might also like