lý thuyết kho hàng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Theo Nguyễn Linh (2021) cho rằng kho hàng (hay kho bãi) trong logistics là nơi lưu

trữ,
bảo quản hàng hóa, sản phẩm, các bán thành phẩm và thành phẩm.

Hiện nay, với các doanh nghiệp kể cả từ nhỏ đến lớn đều nên có những kiến thức cơ bản
về kho hàng cũng như việc sử dụng, cách quản lý kho hàng hiệu quả. Điều này giúp ích
cho doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí cũng như vận hành kho hàng tốt nhấ [1]

Tùy thuộc vào mô hình sản xuất hay kinh doanh thì các kho hàng (kho bãi) sẽ có những
đóng góp quan trọng khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có vai trò quan trọng như:

 Tiết kiệm tối đa chi phí vận tải


 Cung cấp nguyên liệu, vật tư, hàng hóa đúng lúc
 Duy trì nguồn cung ứng ổn định
 Đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng
1.2 Xuất, nhập kho hàng là gì?
Theo Tình Nguyễn (2021) cho rằng xuất, nhập kho hàng được hiểu là thứ tự, trình tự
nhất định đã được tiêu chuẩn hóa từ trước để thực hiện hoạt động xuất, nhập kho hàng
hóa, nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Quy trình này sẽ giúp hoạt động xuất, nhập diễn
ra trôi chảy và giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi, kiểm soát số lượng cũng như
chất lượng tài sản của mình.

Trong quy trình nhập kho hàng hóa sẽ chi thành hoạt động nhập kho hàng hóa nguyên
liệu và nhập kho hàng hóa thành phẩm. Nhưng nhìn chung các bước trong hoạt động nhập
kho sẽ như sau:
Bước 1: Khi cần nhập nguyên vật liệu, các bộ phận sẽ thông báo kế hoạch để lên kế hoặc
nhập kho nguyên liệu. Còn với quy trình nhập kho hàng hóa thì nhân viên mua nhập hàng
sẽ cần nhập kho hàng hóa sau khi mua hàng về và lập thành mẫu yêu cầu nhập kho để gửi
cho kế toán.

Bước 2: Thủ kho dựa vào đơn đặt hàng hoặc phiếu đề nghị nhập hàng để đối chiếu số
lượng nguyên vật liệu nhập vào, kiểm tra chất lượng của chúng đối với quy trình nhập
kho nguyên liệu. Với quy trình nhập kho hàng hóa thì kế toán sau khi nhận được phiếu
yêu cầu sẽ lập phiếu nhập kho thành nhiều liên: 1 liên lưu tại sổ theo dõi xuất nhập kho,
2-3 liên gửi cho nhân viên nhập vào kho hàng.

Bước 3: Khi việc nguyên liệu được kiểm tra hoàn tất thì toàn bộ giấy tờ và phiếu yêu cầu
nhập hàng sẽ được chuyển cho bộ phận kế toán đối chiếu in phiếu nhập kho. Còn với
nhập kho sản phẩm thì hàng hóa sẽ được kiểm kê trước khi nhập kho theo phiếu nhập kho
của kế toán. Với bất cứ trường nào không đúng với phiếu nhập kho phải báo cáo ngay với
người có trách nhiệm để xử lý.

Bước 4: Nhập kho hoàn thành và nhập thông tin quản lý lên dữ liệu kho hàng bằng excel
hoặc phần mềm quản lý [2].

Theo Vinalogs Container Transportation (2018). Quy trình xuất kho hàng hóa gồm các bước
sau:

Bước 1: Lập yêu cầu xuất kho

Bộ phận nào có nhu cầu sử dụng hàng hóa cần phải lập mẫu yêu cầu xuất kho. Mẫu yêu
cầu của mỗi doanh nghiệp sẽ có những quy định khác nhau.

Bước 2: Kiểm tra hàng tồn trong kho

Sau khi nhận được yêu cầu xuất kho bộ phận kế toán sẽ tiến hành kiểm tra số lượng hàng
tồn trong kho. Nếu lượng hàng đủ sẽ làm thủ tục xuất kho. Trong trường hợp thiếu hàng
kế toán sẽ thông báo lên đơn vị đề xuất.
Bước 3: Tạo phiếu xuất kho

Sau khi đã kiểm tra hàng tồn trong kho để xác định lượng hàng có đáp ứng
được nhu cầu xuất kho hay không kế toán sẽ tiến hành tọa phiếu xuất kho. Sau
đó, phiếu xuất kho sẽ được lưu thành nhiều liên để giao cho thủ kho và lưu lại
sổ.

Bước 4: Tiến hành xuất kho hàng hóa

Thủ kho xuất hàng cho bộ phận yêu cầu, nhân viên phụ trách nhận hàng ký xác
nhận vào phiếu xuất kho và giữ một liên.

Bước 5: Ghi lại thông tin

Thủ kho sẽ giữ một liên yêu cầu xuất kho rồi tiến hành hoàn thành thẻ kho,
giao lại cho bộ phận kế toán phiếu xuất kho để ghi sổ và hoạch số hàng đã xuất
trong kho [3]

1.3 Tầm quan trọng của xuất, nhập kho kho hàng
Theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2007) cho rằng xuất, nhập kho
hàng là một nghiệp vụ chính để giúp cho việc kinh doanh diễn ra liên tục. Khi
đơn hàng đến hoặc ra thì người quản lý kho chính sẽ là người tiếp nhận. Các
công đoạn này hết sức là quan trọng vì khi nhập hoặc xuất hàng ra bên ngoài bị
thừa hoặc thiếu đều sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến ngân sách của doanh
nghiệp, tiến trình làm việc và kéo theo nhiều hệ lụy khác. Vì thế, quản lý kho
cần phải hết sức cẩn thận, kiểm kê và đảm bảo mặt hàng xuất ra, nhập vào là
bao nhiêu, tránh tình trạng sai xót,… Các bước phải thật gọn gang và chính xác
[4].

[1] Nguyễn Linh (2021). Chức năng và vai trò của kho hàng trong
chuỗi cung ứng. Ngày truy cập 19/1/2024 tại:
https://kecongnghiep.vn/chuc-nang-vai-tro-cua-kho-hang/#:~:text=Kho
%20h%C3%A0ng%20(kho%20b%C3%A3i)%20trong,v%E1%BA%ADt
%20li%E1%BB%87u%2C%20th%C3%A0nh%20ph%E1%BA%A9m
%2C%E2%80%A6

[2] Tình Nguyễn (2021). Quy trình làm thủ tục Hải Quan hàng
nhập kho. Ngày truy cập 19/1/2024 tại:
https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/thu-tuc-hai-quan-570-32837-
article.html
[3] Vinalogs Container Transportation (2018). Thủ tục Hải quan
là gì?. Ngày truy cập 19/1/2024 tại: https://www.container-
transportation.com/thu-tuc-hai-quan.html

[4] PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2007). Giáo trình kỹ thuật
ngoại thuơng. Ngày truy cập 19/1/2024 tại:
https://tailieumienphi.vn/doc/giao-trinh-ky-thuat-ngoai-
thuong-phan-1-pgs- ts-doan-thi-hong-van-r977tq.html

You might also like