Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 68

Số 05

TẬP SAN TOÁN HỌC


Hướng tới các kỳ thi Học sinh giỏi cấp THCS và THPT

---
Nguyễn Tăng Vũ
Lê Phúc Lữ
Nguyễn Công Thành
Mục lục

1 Bài giảng phương trình hàm 3

2 Số hữu tỷ và số vô tỷ 14

3 Tư duy đại số trong các bài toán hình học 19

4 Các bài toán tổ hợp từ đề JBMO 35

5 Đề kiểm tra cuối học kỳ lớp 9 CĐ 44

6 Đề kiểm tra cuối học kỳ lớp 10 CĐ 52

7 Đề kiểm tra cuối học kỳ lớp 11 CĐ 62

1
2

NGUYỄN TĂNG VŨ - LÊ PHÚC LỮ - NGUYỄN CÔNG THÀNH

TẬP SAN TOÁN HỌC


STAR EDUCATION
Số thứ 05 - 2020

Đây là lần thứ năm nhóm biên tập chúng tôi gửi đến độc giả quyển tài liệu Tập
san Toán học STAR EDUCATION. Trong tập san lần này, chúng tôi dành các
bài viết chuyên đề tập trung cho đối tượng học sinh dự tuyển của các đội lớp 10-11
cũng như THCS, bao gồm 4 chuyên đề với các phân môn: Đại số, Hình học, Số học
và Tổ hợp; đồng thời là các đề kiểm tra cuối khóa của lớp 9, 10, 11 chuyên đề của
trung tâm Star Education.
Bài viết trong tập san cũng được nhiều tác giả xây dựng với phong cách viết bài
khá phong phú; sẽ có các bài giảng cùng bài tập tự giải rồi cũng có các bài toán
được phân tích kỹ lưỡng có kèm lời giải chi tiết và nhận xét. Ngoài lực lượng giáo
viên Chuyên Toán THCS - THPT của STAR EDUCATION, Ban biên tập còn
nhận được sự đóng góp của bạn Trương Tuấn Nghĩa, HS trường chuyên KHTN
Hà Nội. Tập san lần này được soạn vào những ngày cận kề Giáng sinh 2020, nên
nhân đây Ban biên tập xin chúc quý độc giả có những ngày cuối năm an lành, hạnh
phúc bên gia đình.
Mọi đóng góp, bài viết xin gửi về các địa chỉ nguyentangvu@gmail.com hoặc
lephuclu@gmail.com.
Bản quyền thuộc trung tâm STAR EDUCATION, được đăng tải miễn phí trên
mạng. Mong rằng tài liệu này sẽ được đón nhận và được chia sẻ rộng rãi. Xin chân
thành cảm ơn.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


Bài giảng phương trình hàm

Võ Hữu Lê Trung
(GV THPT Chuyên Lê Hồng Phong TPHCM)
Nguyễn Công Thành
(SV Đại học Sư Phạm TPHCM)

1. Mở đầu về phương trình hàm


Trong phần này, chúng ta xét một số bài toán cơ bản, mang tính mở đầu về phương
trình hàm.

Bài toán 1. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f (xy) = yf (x) , ∀x, y ∈ R

Bài toán 2. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f f (x) + y 2 = f 2 (x) − f (x)f (y) + xy + x, ∀x, y ∈ R




Bài toán 3. Tìm tất cả các hàm f : (0; +∞) → (0; +∞) thỏa mãn
1 1
f (x) f (y) = f (xy) + + , ∀x, y ∈ (0; +∞)
x y

Bài toán 4. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f (f (x + y) f (x − y)) = x2 − yf (x) , ∀x, y ∈ R

Lưu ý : Các bài tập ở phía sau sử dụng phương pháp phân ly biến số.

Bài toán 5. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

(x + y) [f (x) − f (y)] = (x − y) [f (x) + f (y)] , ∀x, y ∈ R

3
4 VÕ HỮU LÊ TRUNG - NGUYỄN CÔNG THÀNH

Bài toán 6. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

(x − y) f (x + y) − (x + y) f (x − y) = 4xy x2 − y 2 , ∀x, y ∈ R


Bài toán 7. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f (x + y) − f (x − y) = 2y 3x2 + y 2 , ∀x, y ∈ R


Bài toán 8. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f (2010x − f (y)) = f (2009x) − f (y) + x, ∀x, y ∈ R

2. Phương pháp thế giá trị đặc biệt


2.1. Lý thuyết cần nắm
Điểm cốt yếu của phương pháp này là chúng ta quan sát và thay các giá trị đặc biệt

ˆ Ví dụ hay x = a sao cho f (a) xuất hiện nhiều trong phương trình ( thường là
0 hoặc 1)

ˆ Thay x = a, y = b rồi hoán vị, thay đổi để tìm liên hệ giữa f (a) và f (b)

ˆ Đặt f (0) = a, f (1) = b, ...

ˆ Làm xuất hiện f (x)

2.2. Bài tập vận dụng

Bài toán 9. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f (x)f (y) − f (xy)


= x + y + 2, ∀x, y ∈ R
3

Bài toán 10. Tìm tất cả các hàm f : R+ → R thỏa mãn


   
1 3 3
f (1) = , f (xy) = f (x) f + f (y) f , ∀x, y ∈ R+
2 y x

Tập san Toán học STAR EDUCATION


VÕ HỮU LÊ TRUNG - NGUYỄN CÔNG THÀNH

Bài toán 11. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

xf (y) + yf (x) = (x + y) f (x) f (y) , ∀x, y ∈ R

Bài toán 12. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f x2 + f (y) = xf (x) + y, ∀x, y ∈ R




Bài toán 13. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f (xf (x) + f (y)) = f 2 (x) + y, ∀x, y ∈ R

Bài toán 14. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f (f (x + y)) = f (x + y) + f (x) f (y) − xy, ∀x, y ∈ R

Bài toán 15. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f (f (x − y)) = f (x) − f (y) + f (x) f (y) − xy, ∀x, y ∈ R

Bài toán 16. (Romania TST 2011) Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

2f (x) = f (x + y) + f (x + 2y) , ∀x ∈ R, ∀y > 0

3. Đưa về hệ phương trình hàm

3.1. Lý thuyết cần nắm


Quan sát và sử dụng phép thế để từ phương trình ban đầu, ta lập được một hệ
phương trình với hai ẩn là f (A) và f (B)

3.2. Bài tập vận dụng

Bài toán 17. Tìm f (x) nếu biết với mọi x 6= 0


 
1
f (x) + 2f =x
x

Tập san Toán học STAR EDUCATION


6 VÕ HỮU LÊ TRUNG - NGUYỄN CÔNG THÀNH

Bài toán 18. Giả sử f (x) là một hàm số với giá trị thực, xác định với mọi x 6= 0
ao cho :
1
f (x) + 2f ( ) = 3x
x
Tìm tất cả các nghiệm của phương trình f (x) = f (−x)

Bài toán 19. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f (x) + xf (1 − x) = x2 , ∀x ∈ R

Bài toán 20. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f (x) + xf (1 − x) = x2 + 1, ∀x ∈ R

Bài toán 21. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

x2 f (x) + f (1 − x) = 2x − x4 , ∀x ∈ R

4. Phép thế triệt tiêu


4.1. Lý thuyết cần nắm
Ta chọn cặp giá trị của đối số (x, y) một cách thích hợp (thông qua việc giải phương
trình) để triệt tiêu mất các biểu thức f ở hai vế.

4.2. Bài tập vận dụng

Bài toán 22. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f (x + f (y)) = x + f (y) + x.f (y) , ∀x, y ∈ R

Bài toán 23. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f (x + y)2 = f (x).f (x + 2y) + yf (y) , ∀x, y ∈ R




Bài toán 24. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f (f (x) + y) = f x2 − y + 4y.f (x) , ∀x; y ∈ R,




Tập san Toán học STAR EDUCATION


VÕ HỮU LÊ TRUNG - NGUYỄN CÔNG THÀNH

Bài toán 25. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f (f (x) − y) = f (x) − f (y) + f (x).f (y) − xy, ∀x, y ∈ R

Bài toán 26. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f (x + f (y)) = 2.f (x.f (y)) , ∀x, y ∈ R

Bài toán 27. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f (x + y.f (x)) = f (f (x)) + x.f (y), ∀x; y ∈ R

Bài toán 28. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f (x − y)2 = x2 − 2y.f (x) + f (y)2 , ∀x; y ∈ R




Bài toán 29. (Czech-Polish-Slovak Match 2018) Tìm tất cả các hàm f :
R → R thỏa mãn

f x2 + xy = f (x)f (y) + y.f (x) + x.f (x + y), ∀x; y ∈ R




5. Tính theo hai cách


5.1. Lý thuyết cần nắm
ˆ Phương pháp này thường được tiền hành như sau: Ta chọn một biểu thức nào
đó và tính nó theo hai cách, ở mỗi cách đều có chứa f (x), từ đây khi cho hai
cách tính này bằng nhau, ta thu được một phương trình để giải ra f (x).

ˆ Phương pháp này sẽ kế thừa một số ý tưởng của việc thế giá trị đặc biệt.

ˆ Để tính theo hai cách có hiệu quả, ta cần chứng minh hàm số cần tìm cộng
tính

5.2. Bài tập vận dụng

Bài toán 30. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f x2 − y = x.f (x) − f (y) , ∀x, y ∈ R




Tập san Toán học STAR EDUCATION


8 VÕ HỮU LÊ TRUNG - NGUYỄN CÔNG THÀNH

Bài toán 31. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f x3 − y 3 = x2 f (x) − y 2 f (y) , ∀x, y ∈ R




Bài toán 32. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f x5 − y 5 = x2 f x3 − y 2 .f (y 3 ) , ∀x; y ∈ R
 

Bài toán 33. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f x + y 4 = f (x) + y.f y 3 , ∀x, y ∈ R


 

Bài toán 34. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f (f (x) + y) = f (x + y) + xf (y) − xy − x + 1, ∀x, y ∈ R

Bài toán 35. (Hà Lan MO-2011) Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

xf (x + xy) = xf (x) + f x2 f (y) , ∀x, y ∈ R




Bài toán 36. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn cả hai điều kiện dưới
đây:

1. f (x) = xf x1 , ∀x 6= 0


2. f (x) + f (y) = 1 + f (x + y) , ∀x, y ∈ R

6. Khai thác tính đơn điệu của hàm số


6.1. Lý thuyết cần nắm
ˆ Nếu f cộng tính và đơn điệu trên R (hoặc R+ thì f (x) = kx.

ˆ Nếu f đơn điệu thực sự thì f là đơn ánh.

ˆ Trong một vài trường hợp, nếu ta dự đoán được công thức của hàm số chẳng
hạn f (x) = g(x) thì có thể xét f (x) > g(x) và f (x) < g(x), sau đó sử dụng
tính đơn điệu của hàm f để dẫn đến điều vô lý.
ˆ Nếu hàm f đơn điệu và ta đã có công thức của f trên tập số hữu tỉ Q thì
dùng kỹ thuật chọn hai dãy hữu tỉ đơn điệu ngược nhau, rồi sau đó chuyển
qua giới hạn.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


VÕ HỮU LÊ TRUNG - NGUYỄN CÔNG THÀNH

6.2. Bài tập vận dụng

Bài toán 37. Tìm tất cả cá hàm đơn điệu f : R → R thỏa

f (x + f (y)) = f (x) + y, ∀x, y ∈ R

Bài toán 38. Tìm tất cả cá hàm tăng nghiêm ngặt f : R → R thỏa mãn

f (f (x) + y) = f (x + y) + 1, ∀x, y ∈ R

Bài toán 39. (Italy 2000)


Chứng minh rằng với mọi số nguyên n > 1, không tồn tại hàm đơn điệu ngặt
f : R → R thỏa mãn

f (x + f (y)) = f (x) + y n , ∀x, y ∈ R

Bài toán 40. Tìm tất cả cá hàm tăng thực sự f : R → R thỏa mãn

f (f (x) + 2y) = f (2x + 2y) + 2009, ∀x, y ∈ R

Bài toán 41. (Hy Lạp 1997) Giả sử f : (0; +∞) → R thỏa mãn ba điều kiện

1. f tăng nghiêm ngặt


−1
2. f (x) > với mọi x > 0
x
3. f (x)f (f (x) + x1 ) = 1 với mọi x > 0

Tính f (1)

Bài toán 42. (Iran 1997) Cho hàm f : R → R là hàm giảm thỏa mản điều
kiện

f (x + y) + f (f (x) + f (y)) = f [f (x + f (y)) + f (y + f (x))] , ∀x, y ∈ R

Chứng minh rằng f (f (x)) = x, ∀x ∈ R

Bài toán 43. Tìm tất cả cá hàm f : [1; +∞) → [1; +∞) thỏa mãn

f (xf (y)) = yf (x), ∀x ∈ [1; +∞)

Tập san Toán học STAR EDUCATION


10 VÕ HỮU LÊ TRUNG - NGUYỄN CÔNG THÀNH

Bài toán 44. Tìm f : R → R thỏa mãn

f x2 + f (y) = y + f 2 (x) , ∀x, y ∈ R




Bài toán 45. Tìm f : R+ → R+ thỏa mãn

f (f (x) + y) = xf (1 + xy) , ∀x, y > 0

7. Sử dụng đạo hàm


7.1. Lý thuyết cần nắm
ˆ Cho hàm số y = f (x) xác định trên khoảng (a; b) và điểm x0 ∈ (a; b). Khi đó
f (x) − f (x0 )
giới hạn hữu hạn (nếu có) của tỉ số khi x dần đến x0 gọi là đạo
x − x0
hàm của hàm số đã cho tại x0 , kí hiệu là f 0 (x0 ) nghĩa là

f (x) − f (x0 )
f 0 (x0 ) = lim
x→x0 x − x0

ˆ Hàm số đa thức luôn có đạo hàm tại mọi điểm.

ˆ Từ định lí Lagrange, ta suy ra hai kết quả sau:

– Cho hàm số f liên tục trên đoạn [a; b] và có đạo hàm trên (a; b). Khi đó

f 0 (x) = 0, ∀x ∈ (a; b) ⇐⇒ f (x) = C (hàm hằng), ∀x ∈ [a; b]

– Cho hàm số f liên tục trên đoạn [a; b] và có đạo hàm trên (a; b). Khi đó

f 0 (x) = k, ∀x ∈ (a; b) ⇐⇒ f (x) = kx + C ∀x ∈ [a; b]

7.2. Bài tập vận dụng

Bài toán 46. : Tìm tất cả cá hàm f : R → R thỏa mãn

[f (x) − f (y)]2 6 |x − y|2013 , ∀x, y ∈ R

Bài toán 47. Tìm tất cả cá hàm f : R → R thỏa mãn điều kiện f 30

4
= 2010

(x − y)f (x + y) − (x + y)f (x − y) = 8xy(x4 − y 4 ), ∀x, y ∈ R

Tập san Toán học STAR EDUCATION


VÕ HỮU LÊ TRUNG - NGUYỄN CÔNG THÀNH

Bài toán 48. Tìm tất cả các hàm f (x) có đạo hàm trên R và thỏa mãn điều kiện

f (x + y) = f (x) + f (y) + 2xy, ∀x, y ∈ R

f (x)
Bài toán 49. Tìm tất cả cá hàm f : R → R thỏa mãn điều kiện và lim x
=1
x→0

f (x + y) 6 f (x) + f (y), ∀x, y ∈ R

8. Sử dụng tính liên tục của hàm số


8.1. Lý thuyết cần nắm
ˆ Đối với hàm số liên tục chúng ta sử dụng tính chất: Nếu (xn ) → x, f là hàm
liên tục thì f (xn ) → f (x)

ˆ Nếu f : [a; b] → R thì f bị chặn trên đoạn [a; b]

ˆ Nếu f liên tục và đơn ánh thì f là hàm đơn điệu.

ˆ Trong dạng toán này, ta hay áp dụng tư tưởng: nếu cần chứng minh hàm đó
là hàm hằng thì chứng tỏ nó là hàm hằng trên một dãy số, rồi sử dụng tính
liên tục để suy ra nó là hằng số trên toàn bộ tập hợp.

8.2. Bài tập vận dụng

Bài toán 50. Tìm tất cả các hàm số liên tục f : R → R thỏa mãn

x2 f (y) + yf x2 = f (xy) + a, ∀x, y ∈ R




Bài toán 51. Tìm tất cả các hàm số liên tục f : R → R thỏa mãn

f (4x) + f (9x) = 2f (6x) , ∀x ∈ R

Bài toán 52. Tìm tất cả các hàm số liên tục f : R → R thỏa mãn

f x2 + f (x) = x2 + x, ∀x ∈ R


Bài toán 53. (Bulgari 1997) Tìm tất cả các hàm số liên tục f : R → R thỏa

Tập san Toán học STAR EDUCATION


12 VÕ HỮU LÊ TRUNG - NGUYỄN CÔNG THÀNH

mãn  
2 1
f (x) = f x + , ∀x ∈ R
4

2x
Bài toán 54. (VMO 2001) Cho hàm số g(x) = . Hãy tìm tất cả các
1 + x2
hàm số f (x) xác định và liên tục trên khoảng (−1; 1) và thỏa mãn hệ thức
2
1 − x2 f (g(x)) = 1 + x2 .f (x) , ∀x, y ∈ (−1; 1)


Bài toán 55. Tìm hàm f xác định và liên tục trên R+ và thỏa mãn
1
f x3 − x2 f (x) = 3 − x, ∀x > 0

x

Bài toán 56. Tìm tất cả các hàm số liên tục f : R → R thỏa mãn

f (2x) = f (x) + x, ∀x ∈ R

Bài toán 57. Tìm tất cả các hàm số liên tục f : R → R thỏa mãn

3f (2x + 1) = f (x) + 5x, ∀x ∈ R

9. Bất phương trình hàm


9.1. Lý thuyết cần nắm
Để xử lý các bài toán này, ta thường tìm cách tìm các đánh giá theo kiểu chặn dưới,
chặn trên đồng thời để tạo được đẳng thức. Đôi khi cần phải xây dựng dãy số và
chuyển qua giới hạn.

9.2. Bài tập vận dụng

Bài toán 58. (VMO 1994) Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn
1 1 1
f (xy) + f (xz) − f (x) .f (yz) > , ∀x, y, z ∈ R
2 2 4

Bài toán 59. (Olympic toán Liên Bang Nga 2000)

Tập san Toán học STAR EDUCATION


VÕ HỮU LÊ TRUNG - NGUYỄN CÔNG THÀNH

Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f (x + y) + f (y + z) + f (z + x) > 3f (x + 2y + 3z) , ∀x, y, z ∈ R

Bài toán 60. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

|f (x) − f (q)| 6 5(x − q)2 , ∀x ∈ R, ∀q ∈ Q

Bài toán 61. (Nhật Bản 2007) Tìm tất cả các hàm f : R+ → R thỏa mãn cả
hai điều kiện dưới đây:
f (x+y)
1. f (x) + f (y) 6 2
, ∀x, y ∈ R+
f (x) f (y) f (x+y)
2. x
+ y
> x+y
, ∀x, y ∈ R+

Bài toán 62. Cho hàm f : R → R thỏa mãn

f (x) 6 x và f (x + y) 6 f (x) + f (y), ∀x, y ∈ R

Chứng minh rằng f (x) = x, ∀x ∈ R

Bài toán 63. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f x3 + x 6 x 6 (f (x))3 + f (x), ∀x ∈ R


Bài toán 64. Tìm tất cả các hàm f : R → R thỏa mãn

f (x + y) > f (x) f (y) > 2002x+y , ∀x ∈ R

Bài toán 65. Tìm tất cả các hàm f : (0; +∞) → (0; +∞) thỏa mãn

(f (x))2 > f (x + y) f (f (x) + y) , ∀x, y > 0

Tập san Toán học STAR EDUCATION


Số hữu tỷ và số vô tỷ

Nguyễn Tăng Vũ
(GV trường PTNK TPHCM)

Trong bài viết nhỏ này tôi xin giới thiệu một số bài toán liên quan đến các tập hợp số
hữu tỉ và vô tỉ, một số trong đó đã xuất hiện trong các kì thi tuyển sinh vào 10 hay các
kì thi học sinh giỏi. Đầu tiên ta xem lại một số khái niệm và tính chất quan trọng.

p
Định nghĩa 1. Tập hợp các số có dạng trong đó p, q là các số nguyên, q 6= 0
q
được gọi là số hữu tỉ. Kí hiệu là Q.

Định nghĩa 2. Tập hợp các số không phải là số hữu tỉ được gọi là số vô tỉ, kí
hiệu là I hoặc R\Q.

Tính chất 1. Ta có một số tính chất sau của số vô tỉ và hữu tỉ.

1. Tổng hiệu tích thương của hai số hữu tỉ là hữu tỉ.

2. Tổng, tích, thương của một số hữu tỉ và vô tỉ là một số vô tỉ

Việc chứng minh một số là số hữu tỉ hay vô tỉ chủ yếu dựa vào các định nghĩa trên,
trong đó việc chứng minh một số là số vô tỉ hầu hết là sử dụng phương pháp chứng
minh phản chứng. Ta bắt đầu với bài toán cơ bản sau:


Ví dụ 1. 1. Chứng minh 2 là một số vô tỉ.
√ √
2. Chứng minh 2 + 3 là một số vô tỉ.


Lời giải.
Ta sử dụng phương pháp chứng minh là phản chứng.
√ p
1. Giả sử 2 là số hữu tỉ, tức là tồn tại trong đó p, q ∈ Z, (p, q) = 1, q 6= 0 và
q
√ p
2= .
q
Khi đó ta có p2 = 2q 2 , suy ra p2 chia hết cho 2 mà 2 nguyên tố nên p chia hết
cho 2, p = 2k.
Suy ra q 2 = 2k 2 , lí luận tương tự thì q chia hết cho 2, do đó (p, q) 6= 1 (mâu

14
NGUYỄN TĂNG VŨ

thuẫn). √
Vậy điều giả sử sai, 2 là số vô tỉ.
√ √ √ a2 − 5
2. Giả sử 2+ 3 = a hữu tỉ, suy ra 6 = hữu tỉ. Chứng minh tương
2
tự trên ta cũng suy ra điều vô lí.

Từ bài toán trên ta có thể chứng minh bài toán tổng quát sau:

√ √
Ví dụ 2. Cho n là số tự nhiên nếu n không là số tự nhiên thì n là số vô tỉ. 

√ √ p
Lời giải. Giả sử n không phải vô tỉ và không phải số nguyên, suy ra n=
q
trong đó (p, q) = 1, q > 1.
Tương tự ta có p2 = nq 2 . Do q > 1 nên có ước nguyên tố, giả sử r là một ước nguyên
tố của q, suy ra p2 chia hết cho r, suy ra p chia hết cho r, khi đó (p, q) 6= 1 (vô lí).
Vậy căn của một số nguyên là một số nguyên hoặc là một số vô tỉ.
√ √
Đặt 2 = x, ta có x2 = 2 ⇔ x2 − 2 = 0, đến đây ta thấy 2 là một nghiệm của
phương trình x2 − 2 = 0. Ta có√thể chứng minh phương trình x2 − 2 = 0 không
có nghiệm hữu tỉ, từ đó suy ra 2 không là số hữu tỉ. Tất nhiên việc chứng minh
này không khác mấy chứng minh trên. Tuy nhiên với các nhìn khác, ta có bài toán
sau:

Ví dụ 3. Cho phương trình với các hệ số nguyên a0 , a1 , · · · , an :

an xn + an−1 xn−1 + · · · + a1 x + a0 = 0
p
Khi đó nếu với (p, q) = 1 là một nghiệm hữu tỉ của phương trình thì p|a0 , q|an .Đặt
q
biệt nếu an = 1 thì nếu phương trình có nghiệm hữu tỉ thì nghiệm là số nguyên. 

Lời giải.
p
Thế vào phương trình và qui đồng, ta có
q
an pn + an−1 qpn−1 + · · · + a1 q n−1 p + a0 q n = 0
Khi đó an pn chia hết cho q, suy ra an chia hết cho q, tương tự thì a0 chia hết cho
p.
Cũng tương tự, ta có bài toán sau:

Ví dụ 4. Cho phương trình ax2 + bx + c = 0, trong đó a, b, c là các số tự nhiên


lẻ. Chứng minh rằng phương trình không có nghiệm hữu tỉ. 

Lời giải.
p
Giả sử , (p, q) = 1 là một nghiệm hữu tỉ của phương trình trên. Khi đó ta có
q
p|c, q|a, suy ra p, q đều lẻ. Mặt khác ta có ap2 + bpq + cq 2 = 0. Vế trái là một số lẻ
nên vô lí. Vậy phương trình không có nghiệm hữu tỉ.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


16 NGUYỄN TĂNG VŨ

√ √
√ thể√chứng minh 2+ 6 là số vô tỉ theo một4 các khác.
Sử dụng bài toàn 3 ta có
2
Bằng
cách chứng minh a = 2 + 6 là nghiệm của phương trình √ x − 10x − 1 = 0,
bậc 4:√
và dễ thấy phương trình trên không có nghiệm hữu tỉ nên 2 + 6 là số vô tỉ.

Sau đây ta đi tới một số bài toán khác cũng liên quan đến số hữu tỉ và vô tỉ.

Ví dụ 5. Cho các số thực x, y, z khác 0 thỏa xy, yz, xz là các số hữu tỉ.

1. Chứng minh x2 + y 2 + z 2 là số hữu tỉ.

2. Giả sử x3 + y 3 + z 3 cũng là số hữu tỉ. Chứng minh x, y, z là các số hữu tỉ.

Lời giải.
x
1. Ta có xy, yz ∈ Q, suy ra ∈ Q.
z
Mà xz ∈ Q suy ra x2 ∈ Q.
Tương tự ta cũng có y 2 , z 2 ∈ Q.

2. Ta có x(x3 + y 3 + z 3 ) = (x2 )2 + (xy)y 2 + (xz)z 2 ∈ Q. Suy ra x ∈ Q.


Tương tự ta cũng có y, z ∈ Q.

Chú ý. Với cách giải trên ta chấp nhận không thể xảy ra x3 + y 3 + z 3 = 0 vì phương
trình này không có nghiệm nguyên hay nghiệm hữu tỷ.

Ví dụ 6. Tìm tất cả các số tự nhiên a, b sao cho


√ √
2+ a
√ √
3+ b

là số hữu tỉ. 

Lời giải.√ √
2+ a
Đặt x = √ √ là số nguyên.
√ 3 +√b √ √
Suy ra a − x b = x 3 − 2 √ √
2
Bình
√ phương
√ hai vế ta có a + x b − 2x ab = 3x2 + 2 − 2x 6 ⇒ a + x2 b − 3x2 − 2 =
2x( ab√ − 6).√
Suy ra ab − 6 = y ∈ Q. √ √
Khi đó ab = 6 + y 2 − 2y 6. Vì 6 là số vô tỉ nên đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi
y = 0 và ab = 6.
Ta xét các trường hợp sau:
1
ˆ a = 1, b = 6 ⇒ x = √ vô tỉ.
6

2
ˆ a = 2, b = 3 ⇒ x = √ .
3

Tập san Toán học STAR EDUCATION


NGUYỄN TĂNG VŨ

ˆ a = 3, b = 2 ⇒ x = 1.

ˆ a = 6, b = 1 ⇒ x = 2 vô tỉ.

Vậy a = 3, b = 2 là số cần tìm.

1 1 1
Ví dụ 7. Tìm tất cả các bộ số hữu tỉ dương (x, y, z) sao cho x + , y + , z +
y z x
là các số nguyên. 

Lời giải.
1 1 1
Đặt a = x + (1), b = y + (2), c = z + (3).
y z x
1 1 a−x
Từ (1) ta có y = ,z = = . Thế vào (3) ta có:
a−x b−y ab − 1 − bx
a−x 1
+ = c ⇔ (bc − 1)x + (a − b + c − abc)x + ab − 1 = 0 (4). Nếu bc = 1
ab − 1 − bx x
1 1 1
thì b = 1, c = 1 suy ra a = 1. Khi đó 3 = x + + y + + z + ≥ 6 (vô lý)
x y z
Nếu bc 6= 1, khi đó ta xem (4) như phương trình bậc hai có nghiệm hữu tỷ x, khi
đó ∆ = (a − b + c − abc)2 − 4(bc − 1)(ab − 1) = (abc − a − b − c)2 − 4 là số chính
phương.
Đặt t = abc − a − b − c ta có t2 − 4 = k 2 , giải ra được t = 2 hoặc t = −2.

ˆ 0 = abc − a − b − c + 2 = a(bc − 1) − b − c + 2 ≥ bc − b − c + 1 = (b − 1)(c − 1).


Suy ra b = c = 1 (vô lý).

ˆ 0 = abc − a − b − c − 2 ≥ (b − 1)(c − 1) − 4 ⇒ (b − 1)(c − 1) ≤ 4.


Nếu (b − 1)(c − 1) = 4 thì b = 2, c = 5; b = 3, c = 3; b = 5, c = 2. Trong các
trường hợp này thì a = 1.
1 3
Nếu a = 1, b = 2, c = 5 giải được (x, y, z) = ( , , 2).
3 2
1
Nếu a = 1, b = 3, c = 3 thì (x, y, z) = ( , 2, 1).
2
2
Nếu a = 1, b = 5, c = 2 thì (x, y, z) = ( , 3, 2). Nếu (b − 1)(c − 1) = 3 ⇒ bc =
3
b + c + 2 = abc − a = a(bc − 1) ⇒ bc − 1|bc ⇒ bc = 1, a = 1. (loại)
Khi (b − 1)(c − 1) = 2 ⇒ a = b = c = 2, giải ra được (x, y, z) = (1, 1, 1).

1
Ví dụ 8. Tính tổng bình phương tất cả các số thực x sao cho x2 + 6x và x + x
là các số nguyên. 

Lời giải.
Xét số x thỏa mãn điều kiện như trên. Đặt x2 + 6x = a, x + 1/x = b là các số nguyên
thì x2 + 1 = bx. Trừ từng vế có

6x − 1 = a − bx

Tập san Toán học STAR EDUCATION


18 NGUYỄN TĂNG VŨ

nguyên hay (b + 6)x = a + 1, chứng tỏ x là số hữu tỷ.


Đặt x = uv với u, v là các số nguyên và nguyên tố cùng nhau. Suy ra x + x1 =
(u2 + v 2 )/(uv) nguyên nên u2 + v 2 chia hết cho uv hay u2 chia hết cho v. Tương tự
thì v 2 chia hết cho u, mà u, v nguyên tố cùng nhau nên chúng chỉ có thể nhận giá trị
1, −1. Thay ngược vào suy ra x = 1 hoặc −1. Tổng bình phương cần tìm là 2.
Trên đây là một số bài toán liên quan đến số hữu tỉ, vô tỉ, hi vọng các em có thêm
kinh nghiệm để làm bài trong các tình huống này. Sau đây là một số bài tập rèn
luyện.

√ √
Bài 1. Tìm một đa thức hệ số nguyên nhận α = 2 + 3 2 + 3 4 làm nghiệm. Chứng
minh α là số vô tỷ.

√ √
Bài 2. Cho các số a, b sao cho a − ab và b − ab đều là các số hữu tỉ. Chứng
minh rằng a, b cũng là các số hữu tỉ.

Bài 3. Ta nói các căp số (a, b)a 6= b, là có tính chất P nếu a2 + b ∈ Q và


b2 + a ∈ Q. Chứng minh rằng:
√ √
1+ 2 1− 2
1. Các số a = ,b = là các số yô tỷ có tính chất P.
2 2
2. Nếu (a, b) có tính chất P và a + b ∈ Q\{1} thì a, b à các số hũu tỷ.
a
3. Nếu (a, b) có tính chất P và ∈ Q thì a, b là các số hũu tỷ.
b

Bài 4. Với mỗi số hữu tỷ q đặt Vq = {x ∈ Q|x3 − 2015x = q}.

1. Tìm q sao cho Vq có là tập rỗng và Vq có đúng một phần tử.

2. Gọi S(Vq ) là số phần tử của Vq , tìm tất cả các giá trị của S(Vq ).

Bài 5. 1. Cho số thực x thỏa x2 + x và x3 + 2x là số hữu tỷ. Chứng minh x


cũng là số hữu tỷ.

2. Chứng minh rằng tồn tại số vô tỷ x sao cho x2 + x và x3 − 2x là hữu tỷ.

√ √ √ √
Bài 6. 1. Chứng minh rằng 2+ 3+ 5 + 7 là số vô tỷ.

2. Hỏi có tồn tại hay không số vô tỷ x, y > 0 sao cho xy là số hữu tỷ?

Tập san Toán học STAR EDUCATION


Tư duy đại số trong các
bài toán hình học

Lê Phúc Lữ
(Đại học KHTN TPHCM)

1. Một số điều cần chú ý khi giải bài toán hình học
bằng công cụ đại số
Như chúng ta đã biết, nhắc đến phương pháp đại số, chúng ta nghĩ ngay đến một
công cụ khá hữu hiệu và có lẽ đặc biệt dùng cho các bạn không có kĩ năng giải toán
hình học thật sự tốt hoặc cần thiết khi giải quyết gấp các bài toán hình quá khó
nào đó nếu giải theo cách truyền thống.
Các cách giải như thế chỉ đòi hỏi những biến đổi mang tính chất hệ thống cũng như
những công thức đã có sẵn và chỉ cần sắp xếp lại, mọi thứ đã hoàn toàn tự nhiên.
Tuy nhiên, không phải bài nào cũng có thể áp dụng cách này thành công và không
phải bài nào có thể áp dụng thành công thì chúng ta cũng có thể tìm ra ngay cách
giải đó. Trong phần này, ta sẽ tập trung xem xét các bài toán giải theo hai hướng
tiếp cận bằng đại số chính là: cách dùng tọa độ và cách biến đổi các công thức độ
dài, biến đổi góc.
Trước hết, ta phải công nhận rằng về mặt lí thuyết thì các bài toán hình học đều
có thể giải bằng phương pháp tọa độ, muốn chứng minh song song thì chứng minh
hệ số góc bằng nhau, chứng minh thẳng hàng thì cho vector cùng hướng, chứng
minh đường thẳng đi qua điểm cố định thì viết phương trình đường thẳng đó rồi
tìm nghiệm cố định của nó,. . . Tuy nhiên, vấn đề là chúng ta có đủ thời gian và đủ
sức để biến đổi các công thức đó không.
Các bài toán về biến đổi công thức cạnh và góc cũng thế. Về lí thuyết là nếu đặt
một số lượng biến thích hợp là chúng ta hoàn toàn có thể tính hết được tất cả các
yếu tố trong đề bài trong đó và đưa về việc chứng minh một đẳng thức hoặc một
bất đẳng thức nào đó. Nhưng quan trọng vẫn là biểu thức chúng ta thu được có dễ
tính không.
Do đó, vấn đề ở đây chính là việc tự đánh giá được mức độ của bài toán và hình
dung xem nếu đi theo con đường đại số thì có thuận lợi lắm không, các công thức
biến đổi ra có quá cồng kềnh không và mình có đủ thời gian để xử lí nó ngay trong
kì thi đó không. Công việc đó đòi hỏi phải từng làm qua bài toán dạng này rồi và
cũng phải có chút kĩ năng tính toán và kiên trì chấp nhận xử lí các biểu thức phức
tạp. Chúng ta hãy xem xét điều đó qua các bài toán sau.

19
20 LÊ PHÚC LỮ

2. Các ví dụ áp dụng

Ví dụ 1 (VN TST 1983). Trong mặt phẳng cho ba tia Ox, Oy, Oz cố định và
tia Oy nằm giữa hai tia còn lại. Chứng minh rằng với mỗi số dương k, tồn tại
duy nhất các điểm A, B, C theo thứ tự thuộc các tia Ox, Oy, Oz sao cho chu vi
các tam giác OAB, OBC, OCA bằng nhau và đều bằng k. 

Lời giải. Đặt OA = a, OB = b, OC = c, 0 < a + b, b + c, c + a < k. Ta cần chứng


minh tồn tại các giá trị a, b, c thỏa mãn điều kiện đề bài.

Thật vậy, đặt ∠AOB = α, ∠BOC = β thì ∠AOC = α + β và theo định lí cosin
trong các tam giác, ta tính được

AB = a2 + b2 − 2ab cos α,
p
BC = b2 + c2 − 2bc cos β,
p
CA = c2 + a2 − 2ca cos(α + β).

Do chu vi của các tam giác OAB, OBC, OCA đều bằng k nên ta có hệ sau
 √
2 2
a + b + pa + b − 2ab cos α = k

b + c + b2 + c2 − 2bc cos β = k .
 p
 2 2
c + a + c + a − 2ca cos(α + β) = k

Ta thấy rằng

a + b + a2 + b2 − 2ab cos α = k
⇔ a2 + b2 − 2ab cos α = a2 + b2 + k 2 − 2k(a + b) + 2ab
⇔ k 2 − 2k(a + b) + 2ab + 2ab cos α = 0
k2
 
1 1
⇔ − 2k + + 2 + 2 cos α = 0
ab a b
1 1 1
nên đặt = x, = y, = z thì đẳng thức trên chính là
a b c
k 2 xy − 2k(x + y) + 2 + 2 cos α = 0.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


LÊ PHÚC LỮ

Từ đó, hệ phương trình trên trở thành



2
k xy − 2k(x + y) + 2 + 2 cos α = 0

k 2 yz − 2k(y + z) + 2 + 2 cos β = 0 .

 2
k zx − 2k(z + x) + 2 + 2 cos(α + β) = 0

2(ky − 1 − cos α)
Từ đẳng thức thứ nhất và thứ hai, ta tính được x = ,z =
k(ky − 2)
2(ky − 1 − cos β)
. Thay vào đẳng thức thứ ba, ta có
k(ky − 2)

4k 2 (ky − 1 − cos α)(ky − 1 − cos β) 2ky − 2 − cos α − cos β


2 − 2k · + 2 + 2 cos(α + β)
k 2 (ky − 2) k(ky − 2)
=0
2k 2 y 2 − 8ky + 4 + 4 cos α + 4 cos β − 4 cos α cos β
⇔− + 2 cos(α + β) = 0
(ky − 2)2
4(cos α − 1)(cos β − 1)
⇔ = 2 − 2 cos(α + β)
(ky − 2)2
!2
2 2(cos α − 1)(cos β − 1) 2 · 2sin2 α2 · 2sin2 β2 2 sin α2 · sin β2
⇔ (ky − 2) = = =
1 − cos(α + β) 2sin2 α+β2
sin α+β
2

2 sin α2 · sin β2
⇔ ky = 2 ±
sin α+β
2
2 ± 2 sin α2 · sin β2
⇔y= .
k sin α+β
2

2 sinα
·sin β2
Ta sẽ chứng minh rằng ky = 2 − 2
α+β
sin 2
không thỏa mãn đề bài. Thật vậy, nếu
điều đó xảy ra thì

2 sin α ·sin β
 
2(ky − 1 − cos α) 2 − sin 2α+β 2 + 2sin2 α2 β α+β
1 2 sin 2 − sin α2 · sin 2

2
x= = = .
k(ky − 2) 2 sin α
·sin β2 k sin β2
−k · 2
α+β
sin 2

Kéo theo
k 1 k
a= · α α α β
> .
2 1 − sin 2 · (cos 2 + sin 2 cot 2 ) 2
k
Tương tự c > . Khi đó a + c > k, vô lí. Dễ dàng chứng minh được giá trị còn lại
2
của y thỏa mãn nên ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 2. Cho tam giác ABC nhọn. Dựng phía ngoài tam giác này các tam giác
cân ABD và ACE đồng dạng với nhau sao cho BA = BD, CA = CE. Gọi M
là trung điểm BC. Chứng minh rằng M D = M E khi và chỉ khi AB = AC. 

Tập san Toán học STAR EDUCATION


22 LÊ PHÚC LỮ

Lời giải. Xét tam giác M DB, M CE, theo định lí cosin thì

M D2 = BM 2 + BD2 − 2 · BM · BD · cos(B + α),


M E 2 = CM 2 + CE 2 − 2 · CM · CE · cos(C + α).

BC
Mà BM = CM = , BD = BA, CE = CA nên
2
M D2 − M E 2 = AB 2 − AC 2 − BC · AB cos(B + α) − AC cos(C + α)
= 4R2 sin2 C − sin2 B − sin A sin C cos(B + α) − sin B cos(C + α) .


Ta cũng có

sin C cos(B + α) − sin B cos(C + α)


= cos α(sin C cos B − sin B cos C) = cos α sin(C − B).

Do đó M D2 − M E 2 = 4R2 sin2 C − sin2 B + sin A sin(B − C) cos α . Hơn nữa




1 − cos 2C 1 − cos 2B cos 2B − cos 2C


sin2 C − sin2 B = − = = sin A sin(C − B)
2 2 2

nên

M D2 − M E 2 = 4R2 (sin A sin(C − B) + sin A sin(B − C) cos α)


= 4R2 sin A sin(C − B)(1 − cos α).

Từ đó dễ dàng suy ra điều cần chứng minh.

Ví dụ 3. Cho hai điểm A, B phân biệt và cố định trên đường thẳng ∆ cho trước
trong mặt phẳng. Với mỗi điểm M trên đường thẳng ∆, xác định một điểm N
−−→ −→ MA
nằm trên ∆ sao cho BN = k BA, k = . Trên nửa mặt phẳng bờ ∆, dựng
MB
nửa đường tròn (α) đường kính M N . Chứng minh rằng khi M di động trên đường
thẳng ∆ thì nửa đường tròn (α) luôn tiếp xúc với một đường tròn cố định. 

Tập san Toán học STAR EDUCATION


LÊ PHÚC LỮ

Lời giải. Gọi O là trung điểm của AB. Trong hệ trục Oxy với Ox ≡ ∆, ta xét các
điểm A(−1; 0), B(1; 0), I(0; 2) và M (x; 0) di động trên Ox, x ∈ R.
Nếu x = 1 thì ta có (α) suy biến thành một tia gốc B, vuông góc Ox, hướng theo
chiều dương của Oy, đó cũng chính là tiếp tuyến của (I; 1).
−(x + 1) x+1
Xét x 6= 1. Ta có M A = −(x + 1), M B = 1 − x và k = =
1−x x−1
x + 1 −→ −2(x + 1) −(x + 3)
nên BN = · BA, suy ra xN − 1 = , hay xN = . Vậy
 x −1  2 x − 1 x−1
−(x + 3) x − 2x − 3
N ; 0 nên ta có K ; 0 là trung điểm M N .
x−1 2(x − 1)

Xét nửa đường tròn (α) tâm K, đường kính M N nằm phía trên Ox. Ta sẽ chứng
minh (α) luôn tiếp xúc với đường tròn (I; 1) với mọi số thực x. Thật vậy, ta có
2 2
x2 − 2x − 3
2
(x − 1)2 − 4 + 16(x − 1)2 (x − 1)2 + 4
IK 2 = +4= =
2(x − 1) 4(x − 1)2 4(x − 1)2

(x − 1)2 + 4 x2 + 3
nên IK = . Từ đó suy ra độ dài M N là M N = nên bán kính
2 |x − 1| |x − 1|
x2 + 3
của (α) là R = . Lúc này, ta thấy rằng
2 |x − 1|

ˆ Nếu x > 1 thì

x2 + 3 x2 − 2x + 5 (x − 1)2 + 4
R−1= −1= = = IK
2(x − 1) 2(x − 1) 2(x − 1)

nên (α) và (I; 1) tiếp xúc trong với nhau.

ˆ Nếu x < 1 thì

x2 + 3 x2 − 2x + 5 (x − 1)2 + 4
R+1= +1= = = IK
2(1 − x) 2(1 − x) 2(1 − x)

nên (α) và (I; 1) tiếp xúc ngoài với nhau.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


24 LÊ PHÚC LỮ

Vậy nửa đường tròn (α) luôn tiếp xúc với đường tròn (I; 1) cố định. Ta thu được
điều cần chứng minh.

Ví dụ 4. Cho đường tròn đường kính AB = 2R. Trên đường tròn này, lấy điểm
C sao cho C khác A và B. Đường tròn nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc với hai
cạnh AB, AC lần lượt tại M và N . Hãy tìm giá trị lớn nhất của độ dài đoạn
thẳng M N khi C chạy trên đường tròn. 

Lời giải. Đặt BC = x, với 0 < x < 2R. Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp tam
giác ABC. Trong tam giác ABC vuông ở C, bán kính đường tròn nội tiếp IM =
IN = 12 (AC + BC − AB). Đồng thời, M là tiếp điểm của (I) nên ta có AM =
1
2
(AB + AC − BC).
Gọi H là giao điểm của M N và IA. Theo tính chất tiếp tuyến của đường tròn, ta
có M N = 2M H. Xét tam giác vuông AM I có M H là đường cao, ta có

IM · AM (AC + BC − AB)(AB + AC − BC)


MH = √ = q
IM 2 + AM 2 4 (AC + BC − AB)2 + (AB + AC − BC)2
AC 2 − (AB − BC)2 AC 2 − AB 2 − BC 2 + 2AB · BC
= q = √
4 2AC 2 + 2(AB − BC)2 4 2AC 2 + 2AB 2 + 2BC 2 − 4AB · BC

2AB · BC − 2BC 2 BC(AB − BC)


= √ = p
2
4 4AB − 4AB · BC 4 AB(AB − BC)
√ √
BC AB − BC x 2R − x
= √ = √ .
4 AB 4 2R

x 2R − x
Suy ra M N = 2M H = √ . Mặt khác, theo bất đẳng thức Cauchy, ta có
2 2R

+ 2 + 2R − x 3 32R3
x x 
2 x x 2
x (2R − x) = 4 · · · (2R − x) ≤ 4 · = ,
2 2 3 27

Tập san Toán học STAR EDUCATION


LÊ PHÚC LỮ

nên √
x 2R − x 2R
MN = √ ≤ √ .
2 2R 3 3
2R x 4R
Vậy giá trị lớn nhất của M N là √ , đạt được khi = 2R − x, hay x = 3
, tức C
3 3 2
4R
là điểm thỏa mãn BC = .
3

Ví dụ 5. Cho đường tròn (O) tâm O có đường kính AB cố định. Một đường
thẳng ∆ tiếp xúc với (O) tại A. Gọi M là điểm thuộc đường tròn (O) và M khác
với điểm A, B. Tiếp tuyến của (O) tại M cắt đường thẳng ∆ tại C. Xét đường
tròn (I) đi qua M và tiếp xúc với đường thẳng ∆ tại C. Giả sử CD là đường kính
của đường tròn (I). Chứng minh rằng

a) Tam giác DOC là tam giác cân.

b) Đường thẳng đi qua D và vuông góc với BC luôn đi qua điểm cố định khi M
di động trên đường tròn (O).

Lời giải.

a) Kẻ DH vuông góc với AB tại H. Do CD là đường kính của (I) nên DM vuông
góc với CM , mà OM cũng vuông góc với CM nên O, D, M thẳng hàng. Vì
CD k AB (cùng vuông góc với AC) nên DH = AC = CM.

Hai tam giác vuông CM D và DHO có CM = DH và ∠CDM = ∠DOH (cũng


do CD k AB) nên chúng bằng nhau, suy ra CD = DO, tức tam giác DOC cân
tại D.

b) Gọi E là giao điểm của AB và đường thẳng qua D vuông góc với BC. Ta sẽ
chứng minh E là điểm cố định cần tìm. Thật vậy, ta có BC vuông góc với DE

Tập san Toán học STAR EDUCATION


26 LÊ PHÚC LỮ

nên CD2 + BE 2 = CE 2 + BD2 , mà CE 2 = AC 2 + AE 2 nên ta có

BE 2 − AE 2 = AC 2 + BD2 − CD2 = AC 2 + BH 2 + HD2 − CD2


= 2AC 2 + (BO + OH)2 − AC 2 − M D2
= (R + M D)2 + AC 2 − M D2 = R2 + 2R · M D + OD2 − M D2
= R2 + 2R · M D + (R − M D)2 − M D2
= 2R2 + 2R · M D − 2R · M D + M D2 − M D2
= 2R2 .

Do đó (BE − AE)(BE + CE) = 2R2 , nên 2R(BE − AE) = 2R2 , tức BE − AE =


1
R, suy ra AE = AO. Vậy E là trung điểm của AO nên đường thẳng qua D
2
vuông góc với BC luôn qua điểm E cố định. Từ đó ta có điều cần chứng minh.

Ví dụ 6 (VN TST 1995). Cho tam giác ABC có AB = c, BC = a, CA = b. Lấy


sáu điểm A1 , A2 , B1 , B2 , C1 , C2 phân biệt không trùng với A, B, C với các điểm
A1 , A2 thuộc đường thẳng BC, B1 , B2 thuộc đường thẳng CA, các điểm C1 , C2
thuộc đường thẳng AB. Gọi α, β, γ là các số thực xác định bởi
−−−→ α −−→ −−−→ β −→ −−−→ γ −→
A1 A2 = BC, B1 B2 = CA, C1 C2 = AB.
a b c
Xét các đường tròn ngoại tiếp các tam giác AB1 C1 , AB2 C2 , BC1 A1 , BC2 A2 ,
CA1 B1 , CA2 B2 và gọi dA , dB , dC lần lượt là các trục đẳng phương của cặp
đường tròn đi qua A, B, C. Chứng minh rằng dA , dB , dC đồng quy khi và chỉ khi
aα + bβ + cγ 6= 0. 

Lời giải. Trước hết, ta nêu định nghĩa sau: Cho tam giác ABC và điểm M bất kì,
khoảng cách đại số từ M đến BC là khoảng cách từ M đến BC nhận thêm dấu +
nếu M cùng phía với A so với BC và nhận thêm dấu – trong trường hợp ngược lại.
Tương tự với khoảng cách từ M đến CA và AB.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


LÊ PHÚC LỮ

Dễ thấy các số α, β, γ đã cho khác 0 do các điểm A1 , A2 , B1 , B2 , C1 , C2 là phân


biệt. Xét cặp đường tròn ngoại tiếp tam giác AB1 C1 , AB2 C2 , ta sẽ chứng minh rằng
trục đẳng phương của chúng chính là tập hợp các điểm có khoảng cách đại số đến
BC và CA tỉ lệ với γ, β.
Thật vậy, trong hệ trục tọa độ vuông góc Oxy lấy điểm A(0; 0), B thuộc chiều dương
−→ −→
của Ox và (AB, AC) = α, 00 < α < 1800 . Khi đó
−→ −→
AB AC
= (1, 0), = (− sin ϕ, cos ϕ).
c b
Đặt B1 (b1 cot ϕ, b1 ), B2 (b2 cot ϕ, b2 ), C1 (c1 , 0), C2 (c2 , 0), b1 , b2 6= 0, b1 6= b2 , c1 , c2 6=
−−−→ β −→
0, c1 6= c2 . Ta có B1 B2 = CA nên (b2 − b1 ) cot ϕ; b2 − b1 ) = β(− cos ϕ; sin ϕ), suy
b
ra b2 − b1 = β sin ϕ. Tương tự (c2 − c1 ; 0) = γ(1; 0) ⇒ c2 − c1 = γ. Đường tròn
(AB1 C1 ) đi qua hai điểm A và C1 nên phương trình có dạng là
x2 + y 2 − c1 x − λ1 y = 0, λ1 ∈ R.
b1 − c1 sin ϕ cos ϕ
Bên cạnh đó, nó cũng đi qua B1 nên λ1 = . Hoàn toàn tương tự,
sin2 ϕ
(AB2 C2 ) có phương trình là
x 2 + y 2 − c1 x − λ 2 y = 0
b2 − c2 sin ϕ cos ϕ
với λ1 = . Trục đẳng phương của hai đường tròn này là
sin2 ϕ
β + γ cos ϕ
(c2 − c1 )x + (λ2 − λ1 )y = 0 ⇔ γx − y = 0,
sin ϕ
y γ
hay = .
x sin ϕ − y cos ϕ β
Hơn nữa, y chính là khoảng cách đại số từ M (x, y) đến AB, còn x sin ϕ − y cos ϕ
chính là khoảng cách đại số từ M (x, y) đến AC. Tức là quỹ tích các điểm có khoảng
γ
cách đại số đến AB và AC tỉ lệ với là trục đẳng phương của AB1 C1 , AB2 C2 .
β
Nhận xét trên được chứng minh.
Với mỗi điểm M trong mặt phẳng, kí hiệu X, Y, Z là khoảng cách đại số từ M đến
các cạnh BC, CA, AB thì dễ thấy rằng, ta luôn có aX +bY +cZ = 2S (với S là diện
tích tam giác ABC) và ngược lại, mỗi bộ (X, Y, Z) thỏa mãn aX + bY + cZ = 2S
xác định duy nhất 1 điểm M . Do đó, trục đẳng phương của các cặp đường tròn là
Y Z Z X X Y
(dA ) : = , (dB ) : = , (dC ) : = . Suy ra, điểm chung của ba đường
β γ γ α α β
thẳng dA , dB , dC (nếu có) là nghiệm của hệ
(
aX + bY + cZ = 0
X
.
α
= Yβ = Zγ
X Y Z 2S
Suy ra = = = . Do đó hệ này có nghiệm khi và chỉ khi
α β γ aα + bβ + cγ
aα+bβ+cγ 6= 0 hay ba đường thẳng dA , dB , dC đồng quy khi và chỉ khi aα+bβ+cγ 6=
0. Ta có điều cần chứng minh.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


28 LÊ PHÚC LỮ

Ví dụ 7 (VN TST 1990). Cho tứ diện mà mỗi cặp cạnh đối đều có tích độ dài
là `. Gọi góc giữa các cặp cạnh đó là α, β, γ và các bán kính của các cặp đường
tròn ngoại tiếp các mặt của tứ diện là R1 , R2 , R3 , R4 . Chứng minh rằng
`
sin2 α + sin2 β + sin2 γ ≥ √ .
R1 R2 R3 R4


Lời giải. Xét tứ diện A1 A2 A3 A4 và kí hiệu aij = |Aij | , 1 ≤ i, j ≤ 4, i 6= j. Gọi α, β, γ


lần lượt là các góc tạo bởi các cặp cạnh chéo nhau là A1 A2 , A3 A4 ; A1 A3 , A2 A4 ; A1 A3 , A2 A4 ;
S1 , S2 , S3 , S4 và R1 , R2 , R3 , R4 lần lượt là diện tích và bán kính đường tròn ngoại
tiếp của các tam giác A2 A3 A4 , A3 A4 A1 , A4 A1 A2 , A1 A2 A3 . Trước hết, ta sẽ chứng
minh đẳng thức sau

4(S12 + S22 + S32 + S42 ) = (a12 .a34 . sin α)2 + (a13 .a24 . sin β)2 + (a13 .a24 . sin γ)2 .

Thật vậy, trong không gian Oxyz, xét tứ diện A1 A2 A3 A4 có tọa độ các đỉnh là
−−−→ −−−→
A1 (a1 , 0, 0), A2 (0, a2 , 0), A3 (0, 0, a3 ), A4 (x, y, z). Khi đó A1 A2 = (−a1 , a2 , 0), A1 A3 =
(−a1 , 0, −a3 ), suy ra
−−−→ −−−→
4S42 = SA2 1 A2 A3 = A1 A2 × A1 A3 = a21 a22 + a22 a23 + a23 a21 .
−−−→ −−−→
Ta cũng có A1 A4 = (x − a1 , y, z), A2 A4 = (x, y − a2 , z) nên
−−−→ −−−→
A1 A4 × A2 A4 = (yz − z(y − a2 ), (x − a1 )z − zx, (x − a1 )(y − a2 ) − xy)
= (za2 , −za1 , −a1 y − a2 x + a1 a2 ).

Suy ra
−−−→ −−−→ 2
4S32 = SA2 1 A2 A4 = A1 A4 × A2 A4 = z 2 (a21 + a22 ) + (xa2 + ya1 − a1 a2 )2 .

Tương tự, ta có
−−−→ −−−→ 2
4S22 = SA2 1 A3 A4 = A2 A4 × A3 A4 = y 2 (a23 + a21 ) + (xa3 + za1 − a1 a3 )2 ,

Tập san Toán học STAR EDUCATION


LÊ PHÚC LỮ

−−−→ −−−→ 2
4S12 = SA2 1 A2 A4 = A1 A4 × A2 A4 = x2 (a22 + a23 ) + (ya3 + za2 − a2 a3 )2 .

Từ a1 a2 · a3 a4 = a1 a3 · a2 a4 = a1 a4 · a2 a3 = `, ta có

`2 (sin2 α + sin2 β + sin2 γ) = 4(S12 + S22 + S32 + S42 )


s 
X  a1 a2 · a2 a3 · a3 a1 2 4
Y a1 a2 · a2 a3 · a3 a1 2
=4 ≥
4R4 4R4
q
4
(a1 a2 · a2 a3 · a3 a4 · a4 a1 · a1 a3 · a2 a4 )4 `3
= √ =√ .
R1 R2 R3 R4 R1 R2 R3 R4
`
Do đó sin2 α + sin2 β + sin2 γ ≥ √ . Đây chính là điều phải chứng minh.
R1 R2 R3 R4

Ví dụ 8. Cho tam giác ABC nhọn không cân có cạnh BC = a, CA = b, AB = c


nội tiếp đường tròn (O). Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm các cạnh BC, CA, AB.
Các điểm A0 , B 0
, C 0 lần lượt trên các đường OM, ON, OP sao cho các cặp vector
 −−→ −−→0 −−→ −−→0  −→ −−→0 
M O, M A , N O, N B , P O, P C đồng thời cùng hướng hoặc ngược hướng
−−→ −−→ −−→
và độ dài của các vector M A0 , M B 0 , M C 0 bằng nhau và bằng k ≥ 0. Xác định tất
cả các giá trị của k để các đường thẳng AA0 , BB 0 , CC 0 đồng quy tại một điểm. 

Lời giải. Không mất tính tổng quát, giả sử a > b > c. Ta sẽ giải bài toán trong hai
trường hợp
−−→ −−→ −−→ −−→ −→ −−→
ˆ Nếu các vector M O, M A0 , N O, N B 0 , P O, P C 0 đồng thời ngược hướng.

Gọi H là hình chiếu của A lên BC, khi đó H nằm giữa B và M . Ta tính được

c(c2 + a2 − b2 ) c 2 + a2 − b 2
HB = AB · cos B = = .
2ca 2a

Tập san Toán học STAR EDUCATION


30 LÊ PHÚC LỮ

c 2 + b 2 − a2 b2 − c 2
Tương tự, ta cũng có HC = , suy ra HM = HC − M C = .
2a 2a
Gọi I là giao điểm của AA0 với BC thì I nằm giữa H và M . Theo định lí
Thales, ta có
IH AH IH ha M H · ha
= 0
⇒ = ⇒ IH = .
IM MA IM k k + ha
M H·k
Tương tự IM = k+ha
nên
a MH · k ka + aha − 2k · HM
IB = M B − IM = − = .
2 k + ha 2(k + ha )
Tương tự
ka + aha − 2k · HM ka + aha + 2k · HM
IC = a − = .
2(k + ha ) 2(k + ha )
Suy ra
 
b2 −c2
IB ka + aha − 2k · HM 2S + k a − a 2aS + k(a2 + c2 − b2 )
= = b2 −c2
 = .
IC ka + aha + 2k · HM 2S + k a + a
2aS + k(a2 + b2 − c2 )

Từ đó, nếu đặt ta = b2 + c2 − a2 , tb = c2 + a2 − b2 , tc = a2 + b2 − c2 thì đẳng


thức trên viết lại ở dạng rút gọn là
IB 2aS + ktb
= .
IC 2aS + ktc
Hoàn toàn tương tự, nếu gọi J và K lần lượt là giao điểm của BB 0 , CC 0 với
AC, AB thì ta có
JC 2bS + ktc KA 2cS + kta
= , = .
JA 2bS + kta KB 2cS + ktb
Theo định lí Ceva, các đường thẳng AA0 , BB 0 , CC 0 đồng quy khi và chỉ khi
IB JC KA 2aS + ktb 2bS + ktc 2cS + kta
=1⇔ = 1.
IC JA KB 2aS + ktc 2bS + kta 2cS + ktb
Đẳng thức trên tương đương với
(2aS + ktb )(2bS + ktc )(2cS + kta ) = (2aS + ktc )(2bS + kta )(2cS + ktb ).
Đặt P (a, b, c) = (2aS+ktb )(2bS+ktc )(2cS+kta )−(2aS+ktc )(2bS+kta )(2cS+
ktb ) thì ta thấy P (t, t, c) = P (t, c, t) = P (c, t, t) = P (a, b, −a − b) = 0 nên
đa thức trên có thể phân tích thành nhân tử thành P (a, b, c) = (a − b)(b −
c)(c − a)(a + b + c)Q(a, b, c). Thực hiện phép tách và rút gọn, ta tìm được
Q(a, b, c) = kS(ka + kb + kc + S) nên đẳng thức ở trên tương đương với
kS(a − b)(b − c)(c − a)(a + b + c)(ka + kb + kc + S) = 0.
Do tam giác này nhọn không cân nên (a − b)(b − c)(c − a) 6= 0 và do đó, chỉ
có k = 0 là thỏa mãn. Dễ thấy khi đó, các đoạn AA0 , BB 0 , CC 0 chính là các
đường trung tuyến của tam giác nên chúng phải đồng quy.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


LÊ PHÚC LỮ

−−→ −−→ −−→ −−→ −→ −−→


ˆ Nếu các vector M O, M A0 , N O, N B 0 , P O, P C 0 đồng thời cùng hướng.

Ta xét trường hợp các điểm A0 , B 0 , C 0 đều nằm trong tam giác. Giả sử D là
DB
giao điểm của AA0 với cạnh BC. Ta sẽ tính tỉ lệ .
DC

Tương tự trường hợp trước, ta cũng có

MD k MD k k b2 − c 2 k(b2 − c2 )
= ⇒ = ⇒ MD = = .
HD ha HM ha − k ha − k 2a 2a(ha − k)

Từ đó ta có
k(b2 − c2 ) a 2aS − k(c2 + a2 − b2 )
DB = + = .
2a(ha − k) 2 2a(ha − k)

Tương tự, ta cũng tính được

a k(b2 − c2 ) 2aS − k(b2 + a2 − c2 )


DC = − = .
2 2a(ha − k) 2a(ha − k)

DB 2aS − ktb
Do đó = . Giả sử E, F lần lượt là giao điểm của BB 0 , CC 0 với
DC 2aS − ktc
các cạnh đối diện. Tương tự trên, ta cũng tính được
EC 2bS − ktc F A 2cS − kta
= , = .
EA 2bS − kta F B 2cS − ktb

Nhân tương ứng các đẳng thức này lại để tìm điều kiện của các đoạn thẳng
AD, BE, CF đồng quy, ta có
2aS − ktb 2bS − ktc 2cS − kta
· · = 1,
2aS − ktc 2bS − kta 2cS − ktb
hay

(2aS − ktb )(2bS − ktc )(2cS − kta ) = (2aS − ktc )(2bS − kta )(2cS − ktb ).

Tập san Toán học STAR EDUCATION


32 LÊ PHÚC LỮ

Phân tích biểu thức này thành nhân tử tương tự như trên, ta có 4kS(a−b)(b−
c)(c−a)(a+b+c)(ka+kb+kc−2S) = 0. Dễ thấy rằng S(a−b)(b−c)(c−a) 6= 0
2S
và k = 0 đã xét ở trên nên ka + kb + kc − 2S = 0 hay k = = r là
a+b+c
bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Ta thấy rằng trường hợp các đoạn thẳng nằm ngoài tam giác cũng được xử lí tương
tự bằng cách dùng độ dài đại số hoặc xét các trường hợp (phải chứng minh ra đầy
đủ). Khi đã kiểm tra hết các trường hợp, ta có kết luận sau
−−→ −−→ −−→ −−→ −→ −−→
ˆ Nếu M O, M A0 , N O, N B 0 , P O, P C 0 đồng thời cùng hướng thì k = r.
−−→ −−→ −−→ −−→ −→ −−→
ˆ Nếu M O, M A0 , N O, N B 0 , P O, P C 0 đồng thời ngược hướng thì k = 0.

Ví dụ 9 (Tổng quát VN TST 2009). Trên mặt phẳng cho đoạn thẳng AB cố định
và M là một điểm không nằm trên đường thẳng đi qua A và B. Gọi N là một
điểm bất kì trên phân giác của góc AM B. Đường phân giác ngoài góc AM B cắt
các đường thẳng N A, N B lần lượt tại P , Q. Đường thẳng M A cắt đường tròn
đường kính N Q tại R, đường thẳng M B cắt đường tròn đường kính N P tại S và
R, S khác M. Chứng minh rằng đường trung tuyến ứng với đỉnh N của tam giác
N RS luôn đi qua một điểm cố định với mọi vị trí của M và N . 

Lời giải. Chọn hệ trục tọa độ với gốc tọa độ trùng với M và đường thẳng P Q chính
là trục hoành. Đặt P (−b; 0), Q(c; 0), N (0; a) với a, b, c > 0. Do M N là phân giác
của góc ∠AM B nên M A đối xứng với M B qua trục tung M N . Suy ra ta có thể
gọi →

u1 = (d; 1) là vector chỉ phương của đường thẳng đi qua M và cắt N Q ở B,


u2 = (−d; 1) là vector chỉ phương của đường thẳng đi qua M và cắt N P ở A.
Phương trình đường thẳng N P là xc + ay = 1 ⇔ ax + cy = ca, phương trình đường
thẳng qua M và có vector chỉ phương → −
u1 = (d; 1) là x = dy. Tọa độ của B chính là
nghiệm của hệ
( (
ca
ax + cy = ca y = ad+c
⇔ cda
.
x = dy x = ad+c
   
cda ca −bda ba
Do đó ta có B ; . Tương tự, ta tính được A ; .
ad + c ad + c ad + b ad + b
Phương trình đường tròn đường kính N P là
 2 
b a 2
x+ + y− = a2 + b2 ⇔ x2 + y 2 + bx − ay = 0.
2 2

Giao điểm S của đường thẳng M B với đường tròn này có tọa độ thỏa mãn hệ
phương trình
y = a − bd
( 
2 2
x + y + bx − ay = 0
⇔ d2 + 1 .
x = dy x = d(a−bd)
2 d +1

Tập san Toán học STAR EDUCATION


LÊ PHÚC LỮ

 
d(a − bd) a − bd 
d(−a+cd) a−cd

Do đó ta có S ; . Tương tự, ta tính được R d2 +1
; d2 +1
.
d2 + 1 d2 + 1

Tọa độ trung điểm I của AB chính là


    
1 cda bda 1 ca ba
I − ; + ,
2 ad + c ad + b 2 ad + c ad + b

a2 d2 (c − b)
 
a(abd + acd + 2bc)
hay I ; .
2(ad + b)(ad + c) 2(ad + b)(ad + c)
Ta có
a2 d2 (c − b) −a2 d(b + c + 2ad)
 
−→
NI = ; k (d(c − b); −(b + c + 2ad)) .
2(ad + b)(ad + c) 2(ad + b)(ad + c)
 2 
d (c − b) 2a − bd − dc
Gọi K là trung điểm RS thì tọa độ của K là K ; . Ta cũng
d2 + 1 d2 + 1
có  2 
−−→ d (c − b) −d(2ad + b + c)
NK = ; k (d(c − b); −(2ad + b + c)) .
2(d2 + 1) 2(d2 + 1)
−→ −−→
Dễ thấy rằng N I cùng phương với N K nên ba điểm N , I, K thẳng hàng. Từ đó ta
có điều cần chứng minh.

3. Các bài tập áp dụng

Bài toán 1. Cho tam giác ABC có AM , AN lần lượt là trung tuyến và phân
giác. Đường thẳng vuông góc với AN ở N cắt đường thẳng AM , AB lần lượt tại
P và Q. Đường thẳng qua P vuông góc với AB cắt đường thẳng AN ở O. Chứng
minh OQ vuông góc với BC.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


34 LÊ PHÚC LỮ

Bài toán 2. Cho tam giác ABC có ∠B = 2∠C, đường thẳng vuông góc với AC
tại C cắt AB ở D. Chứng minh rằng
1 1 2
− = .
AB BD BC

Bài toán 3. Cho tam giác ABC có AD là đường cao. Một đường thẳng qua D
cắt các đường thẳng vuông góc với AB, AC ở A lần lượt tại E và F . Gọi M , N
lần lượt là trung điểm của BC và EF . Chứng minh rằng tam giác AM N vuông
tại N .

Bài toán 4. Chứng minh đường tròn Euler tiếp xúc trong với đường tròn nội tiếp
và tiếp xúc ngoài với cả ba đường tròn bàng tiếp.

Bài toán 5. Cho tam giác ABC nhọn có M , N lần lượt là trung điểm AB, AC.
Gọi P là hình chiếu của N lên BC và X là trung điểm của M P . Các điểm Y và
Z xác định tương tự. Chứng minh rằng nếu các đường thẳng AX, BY , CZ đồng
quy thì tam giác ABC cân.

Bài toán 6. Cho tam giác ABC có AH là đường cao cố định và các điểm BC di
động trên đường thẳng qua H, vuông góc với AH sao cho góc ∠BAC = 90◦ . Gọi
E, F lần lượt là hình chiếu của H lên các cạnh AB, AC. Chứng minh đường tròn
ngoại tiếp tứ giác BEF C luôn đi qua hai điểm cố định.

Bài toán 7. Cho hai đường thẳng a và b cắt nhau ở O. Hai điểm A, B lần lượt
thay đổi trên a và b sao cho OA · OB = k 2 không đổi. Tìm quỹ tích trung điểm
đoạn thẳng AB.

Bài toán 8. Cho ba tam giác Ai Bi Ci , i = 1, 2, 3, thỏa mãn A1 B1 = A2 B2 =


A3 B3 , B1 C1 + C1 A1 = B2 C2 + C2 A2 = B3 C3 + C3 A3 , ∠C1 = ∠C2 = ∠C3 . Chứng
minh rằng ba tam giác này bằng nhau.

Bài toán 9. Giả sử M là một điểm nằm trên đoạn thẳng AB cho trước. Về một
phía của đường thẳng AB, dựng ba nửa đường tròn có đường kính lần lượt là AM ,
BM , AB. Gọi I, r lần lượt là tâm và bán kính của đường tròn nội tiếp tam giác
cong ABM (có cạnh cong là các nửa đường tròn vừa dựng). Chứng minh rằng khi
M chuyển động trên AB thì quỹ tích của I là một cung của elip mà dây của nó
đi qua một trong hai tiêu điểm của elip đó.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


Các bài toán tổ hợp từ đề JBMO

Lê Phúc Lữ
(Đại học KHTN TPHCM)
Bùi Khánh Vĩnh
(SV Đại học Bách Khoa TPHCM)

Trong phần này, tác giả giới thiệu một số bài toán tổ hợp chọn lọc từ các đề thi Olympic
thiếu niên Balkan (JBMO). Các bài tổ hợp này lấy từ đề thi chính thức từ năm 1996 đến
nay, trừ các bài hình tổ hợp sẽ được giới thiệu vào một dịp khác.

Bài 1. (JBMO 1998) Hỏi có tồn tại hay không 16 số có ba chữ số tạo thành từ
ba chữ số phân biệt cho trước mà không có hai số nào có cùng số dư khi chia cho
16?

Lời giải. Câu trả lời là phủ định. Giả sử tồn tại các số thỏa mãn đề bài thì vì chúng
có số dư đôi một khác nhau nên sẽ có đầy đủ các số dư 0, 1, 2, 3, . . . , 15. Điều này
có nghĩa là trong đó, có 8 số chẵn và 8 số lẻ. Suy ra, ba chữ số a, b, c để tạo thành
các số đã cho không thể có cùng tính chẵn lẻ. Ta có hai trường hợp:

1. Trong các số a, b, c, có hai số chẵn là a, b và số c lẻ. Ta có tất cả 9 số lẻ tạo thành


từ các chữ số này là: aac, abc, acc, bac, bbc, bcc, cac, cbc, ccc. Gọi a1 , a2 , . . . , a9 là
số có hai chữ số tạo thành bằng cách xóa đi chữ số cuối từ dãy trên. Rõ ràng
số ai k và aj k với i 6= j khác số dư với nhau theo modulo 16 nếu như hiệu của
chúng không chia hết cho 16, suy ra ai − aj không chia hết cho 8. Tuy nhiên,
ta lại có đến 9 số nên điều này không thể xảy theo nguyên lý chuồng bồ câu.

2. Trong các số a, b, c, có hai số lẻ là a, b và số c chẵn: cũng dẫn đến mâu thuẫn


tương tự.

Vậy không tồn tại các số thỏa mãn đề bài.

Bài 2. (JBMO 2000) Trong một giải thi đấu tennis, số lượng nam gấp đôi số
nữ. Mỗi cặp vận động viên thi đấu với nhau đúng một lần và không có trận hòa,
chỉ có thắng – thua. Tỷ số giữa trận thắng của nữ và của nam là 75 . Hỏi có bao
nhiêu vận động viên trong giải thi đấu?

Lời giải. Gọi số nam là 2n, số nữ là n và tổng số vận động viên là 3n. Tổng số trận
đấu là 3n(3n−1)
2
.

35
36 LÊ PHÚC LỮ - BÙI KHÁNH VĨNH

Theo giả thiết thì số trận thắng bởi nam là


5 3n(3n − 1) 5n(3n − 1)
· = .
12 2 8
Số trận đấu giữa các nam là 2n(2n−1)
2
= n(2n − 1) và rõ ràng số trận này không vượt
quá số trận thắng của các nam. Suy ra
5n(3n − 1)
≥ n(2n − 1) ⇔ n ≤ 3.
8
Mặt khác, 5n(3n − 1) phải chia hết cho 8 nên n = 3. Do đó, số vận động viên của
giải đấu là 9.

Bài 3. (JBMO 2006) Xét bảng ô vuông kích thước 2n × 2n với n nguyên dương.
Người ta xóa đi một số ô của bảng theo quy tắc sau đây:

ˆ Nếu 1 ≤ i ≤ n thì ở dòng thứ i, xóa 2(i − 1) ô ở giữa.

ˆ Nếu n + 1 ≤ i ≤ 2n thì ở dòng thứ i, xóa đi 2(2n − i) ô ở giữa.

Hỏi có thể phủ được bảng bởi tối đa bao nhiêu hình chữ nhật kích thước 2 × 1 và
1 × 2 (không nhất thiết phải phủ kín toàn bộ) sao cho không có hai hình chữ nhật
nào chồng lên nhau?

Lời giải. Với mọi bảng kích thước 2n × 2n, tổng số ô bị xóa đi là

2 × 2 × (1 + 2 + 3 + · · · + n − 1) = 2n(n − 1).

Bảng sẽ còn lại (2n)2 − 2n(n − 1) = 2n(n + 1) ô, tức là phủ được tối đa n(n + 1) ô
vuông.

Với n = 1, 2, 3, 4, ta có thể kiểm tra trực tiếp được rằng kết quả lần lượt sẽ là
2, 6, 12, 20 bởi khi đó ta có thể phủ kín toàn bộ bảng. Còn với n ≥ 4, ta xét hai
trường hợp:
1. Nếu n lẻ, khi đó ta chia bảng 2n × 2n đã cho thành 4 hình vuông nhỏ thì rõ
ràng, mỗi hình sẽ có n(n+1)
2
ô còn trống. Tiếp theo, ta tô màu theo dạng bàn
(n+1)2 n2 −1
cờ cho bảng này (ô ở góc thì tô đen), ta sẽ có tất cả 4
ô đen và 4
ô

Tập san Toán học STAR EDUCATION


LÊ PHÚC LỮ - BÙI KHÁNH VĨNH

trắng. Rõ ràng mỗi hình chữ nhật khi đặt lên bảng sẽ chứa một ô đen và một
2
ô trắng nên số cặp ô trắng – đen tối đa trong hình vuông con là n 4−1 , và tương
ứng sẽ có tối đa
n2 − 1
4· = n2 − 1
4
hình chữ nhật 1 × 2, 2 × 1 phủ được trên bảng. Ngoài ra, giữa các hình vuông
con cạnh nhau, ta còn có hai ô màu đen cạnh nhau nên ta có thể lát thêm vào
đó tổng cộng 4 hình chữ nhật nữa, tổng cộng là n2 − 1 + 4 = n2 + 3.

2. Nếu n chẵn, bằng cách tương tự trên, ta phủ được hình bởi tối đa n2 + 4 ô.

Tóm lại,

ˆ Với n = 1, 2, 3, 4, đáp số lần lượt là 2, 6, 12, 20.

ˆ Với n > 4 và n lẻ thì đáp số là n2 + 3.

ˆ Với n > 4 và n chẵn thì đáp số là n2 + 4.

Bài 4. (JBMO 2008) Một bảng 4 × 4 được chia thành 16 ô vuông con và tất cả
đều được tô màu trắng. Hai ô vuông được gọi là kề nhau nếu chúng có chung một
cạnh. Một thao tác hợp lệ bao gồm việc chọn một ô vuông và đổi màu tất cả các
ô kề với nó (kể cả nó): trắng sang đen, đen sang trắng. Sau n thao tác, tất cả ô
vuông của bảng chuyển sang màu đen. Tìm tất cả các giá trị có thể có của n.

Lời giải. Ta thấy mỗi lần đổi màu không quá 5 ô nên số lần đổi màu phải ít nhất là
4.Hơn nữa, ta cũng có thể đổi màu tất cả sang đen như hình bên dưới, các ô được
đánh dấu là các ô được chọn trong các thao tác.

Mặt khác, với n chẵn lớn hơn 4, ta có thể chọn một trong các điểm trên hai lần và
khi đó, màu của chúng sẽ đổi từ trắng sang đen, đen sang trắng, tức là không bị
ảnh hưởng. Điều này có nghĩa là ta cũng có thể chuyển tất cả các ô sang màu đen
như trường hợp n = 4.
Cuối cùng, ta sẽ chứng minh rằng n lẻ không thỏa mãn đề bài.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


38 LÊ PHÚC LỮ - BÙI KHÁNH VĨNH

Tô màu xanh các ô vuông như hình vẽ. Ta thấy rằng ở mỗi lần thao tác thì có số
lẻ ô xanh bị thay đổi (1 hoặc 3) nên sau mỗi lần thao tác, số lượng ô trắng – đen
trong vùng màu xanh bị thay đổi một số đồng dư 2 modulo 4.
Ban đầu chênh lệch đó là 10 và nếu muốn đổi tất cả sang màu đen thì chênh lệch
đó là −10; tức là thay đổi −20, chia hết cho 4. Điều này không thể xảy ra nên n lẻ
không thỏa mãn đề bài. Vậy các giá trị n cần tìm là n chẵn và n ≥ 4.

Bài 5. (JBMO 2010) Một hình chữ nhật 9 × 7 được lát bởi hai loại gạch như hình
bên dưới: chữ L và hình vuông.

Tìm tất cả các giá trị có thể có của số lượng các viên gạch hình vuông đã được
dùng.

Lời giải. Câu trả lời là 0 hoặc 3. Gọi x là số viên gạch chữ L và y là số viên gạch
hình vuông 2 × 2. Đánh dấu chéo 20 hình vuông của hình chữ nhật như sơ đồ bên
dưới.

Rõ ràng mỗi viên gạch sẽ chứa không quá một dấu chéo. Suy ra x + y ≥ 20. Ngoài
ra ta cũng có 3x + 4y = 63. Từ đó suy ra y ≤ 3 và y chia hết cho 3, dựa theo điều
kiện thứ hai. Do đó y = 0 hoặc y = 3. Dưới đây là các cách lát thỏa mãn điều kiện
đó.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


LÊ PHÚC LỮ - BÙI KHÁNH VĨNH

Bài 6. (JBMO 2013) Cho n là một số nguyên dương. Có hai người chơi là Alice
và Bob chơi một trò chơi như sau:

ˆ Alice chọn n số thực, không nhất thiết phân biệt.

ˆ Alice viết tất cả các tổng theo cặp của tất cả các số lên giấy và đưa nó cho
Bob (rõ ràng có tất cả n(n−1)
2
cặp và không nhất thiết phân biệt).

ˆ Bob sẽ thắng nếu như có thể tìm lại được n số ban đầu được chọn bởi Alice.

Hỏi Bob có thể có cách chắc chắn thắng hay không với

1. n = 5?

2. n = 6?

3. n = 8?

Lời giải. 1) Câu trả lời là khẳng định.


Giả sử các số Alice đã chọn là a ≤ b ≤ c ≤ d ≤ e. Rõ ràng mỗi số xuất hiện trong
các tổng đúng 4 lần nên bằng cách cộng tất cả 10 tổng và chia hết quả cho 4, Bod
sẽ thu được a + b + c + d + e. Trừ đi tổng lớn nhất và nhỏ nhất, Bob sẽ thu được
số lớn thứ ba là c. Tiếp tục trừ c vào tổng lớn thứ nhì, chính là c + e thì Bob thu
được e. Trừ e vào tổng lớn nhất, Bob thu được d. Bằng cách tương tự, Bob sẽ tìm
ra được các giá trị a, b.
2) Câu trả lời là khẳng định. Giả sử các số Alice đã chọn là a ≤ b ≤ c ≤ d ≤ e ≤ f.
Tương tự trên, ta cũng tính được tổng S các số của bộ. Trừ S cho tổng lớn nhất và
nhỏ nhất, ta thu được tổng c + d.
Trừ S cho tổng lớn nhì và tổng nhỏ nhất, ta được c + e. Trừ S cho tổng lớn nhất
và tổng nhỏ nhì, ta được b + d. Từ đây suy ra a + c = S − (b + d) − (e + f ), trong
đó ta biết e + f vì đó là tổng lớn nhất. Lúc bấy giờ, Bob đã tìm được ba tổng
a + b, a + c, b + c nên sẽ tính được T = a + b + c và dễ dàng tìm được a, b, c. Tương
tự, Bob có thể tìm được d, e, f.
3) Câu trả lời là phủ định. Ta thấy rằng có hai bộ tám số là 1, 5, 7, 9, 12, 14, 16, 20
và 2, 4, 6, 10, 11, 15, 17, 19 đều cho cùng 28 tổng theo đôi một giống nhau nên chắc
chắn rằng Bob không thể biết được bộ mà Alice đã chọn.

Bài 7. (JBMO 2014) Với mỗi số nguyên dương n, hai người A, B chơi một trò
chơi như sau: Cho một đống có s viên sỏi và hai người chơi thay phiên nhau chơi,
A đi trước. Ở mỗi lượt, người chơi được bốc hoặc 1 viên sỏi, hoặc một số p nguyên
tố các viên sỏi, hoặc một bội của n các viên sỏi. Người bốc được viên cuối cùng
là chiến thắng. Giả sử hai người đều chơi với chiến thuật tối ưu, hỏi có bao nhiêu
giá trị s để người B có chiến thuật thắng?

Tập san Toán học STAR EDUCATION


40 LÊ PHÚC LỮ - BÙI KHÁNH VĨNH

Lời giải. Ta gọi các giá trị s để cho người A có chiến thuật thắng là vị trí thắng và
các vị trí còn lại là vị trí thua. Ta cần tìm số lượng vị trí thua. Giả sử có k vị trí
thua thuộc tập hợp
X = {s1 , s2 , s3 , . . . , sk }.
Trước hết, ta thấy rằng mỗi bội của n là vị trí thắng (vì người A có thể lấy tất cả
các viên sỏi ở ngay lần đi đầu tiên). Khi đó, nếu có si ≡ sj (modn) và si > sj thì
ở lượt đi đầu tiên, A bốc si − sj viên sỏi (vì số này chia hết cho n). Nhưng lúc đó,
còn lại sj viên sỏi và đây là vị trí thua của B nên sẽ là vị trí thắng của A, mâu
thuẫn. Do đó, tất cả các số trong X đều không đồng dư với nhau theo modulo n
hay k = |X| ≤ n − 1.
Ta sẽ chứng minh rằng k = n − 1. Thật vậy, Để có được điều đó, ta sẽ chỉ ra rằng
ở mỗi lớp thặng dư khác 0 của n, luôn có một vị trí thua bằng phản chứng. Giả sử
rằng tồn tại r ∈ {1, 2, 3, . . . , n − 1} sao cho mn + r là vị trí thắng với mỗi số nguyên
dương m. Gọi u là vị trị thua lớn nhất (nếu k > 0) hoặc 0 (nếu k = 0). Đặt s là bội
chung nhỏ nhất của tất cả các số nguyên dương từ 2 đến u + n + 1. Khi đó, tất cả
các số s + 2, s + 3, . . . , s + u + n + 1 đều là hợp số.
Xét số nguyên dương m0 thỏa mãn s + u + 2 ≤ m0 n + r ≤ s + u + n + 1. Để m0 n + r
là vị trí thắng thì phải có số tự nhiên p là 1, là số nguyên tố hoặc là bội của n sao
cho hiệu m0 n + r − p sẽ là vị trí thua, là 0 hoặc là một số nhỏ hơn hoặc bằng u. Chú
ý rằng
s + 2 ≤ m0 n + r − u ≤ p ≤ m0 n + r ≤ s + u + n + 1
nên p phải là hợp số, chứng tỏ p chỉ có thể là bội của n (theo giả thiết của đề bài).
Đặt p = qn thì m0 n + r − q = (m0 − q)n + r cũng sẽ là một vị trí thắng khác; tuy
nhiên, theo nguyên lý trò chơi thì không thể đi từ vị trí thằng này đến vị trí thắng
khác được. Điều mâu thuẫn này cho thấy không thể xảy ra trường hợp toàn bộ các
số dạng mn + r là vị trí thắng.
Từ đây ta suy ra rằng có ít nhất n − 1 vị trí thua nên từ các điều trên, ta thấy có
đúng n − 1 vị trí thua hay có n − 1 vị trí mà người B có chiến lược để thắng.

Bài 8. (JBMO 2015) Một khối chữ L bao gồm ba khối vuông ghép như một trong
các hình bên dưới:

Cho trước một bảng 5×5 bao gồm 25 ô vuông đơn vị, một số nguyên dương k ≤ 25
và một số lượng tùy ý các khối chữ L nêu trên. Hai người chơi A, B cùng tham gia
một trò chơi như sau: bắt đầu bởi A, hai người sẽ lần lượt đánh dấu các ô vuông
của bảng cho đến khi nào tổng số ô được đánh dấu bởi họ là k.
Ta gọi một cách đặt các khối chữ L trên các ô vuông đơn vị còn lại chưa được
đánh dấu là tốt nếu như nó không bị chồng lên nhau, đồng thời mỗi khối đặt lên
đúng ba ô vuông như một trong các hình ở trên. B sẽ thắng nếu như với mọi cách

Tập san Toán học STAR EDUCATION


LÊ PHÚC LỮ - BÙI KHÁNH VĨNH

đặt tốt ở trên, luôn luôn tồn tại ít nhất ba ô vuông đơn vị chưa được đánh dấu
trên bảng.
Xác định giá trị k nhỏ nhất (nếu có tồn tại) để B có chiến lược thắng.

Lời giải. Ta sẽ chứng minh rằng A sẽ thắng nếu k = 1, 2, 3 và B thắng nếu k = 4.


Suy ra giá trị nhỏ nhất của k là 4.
1) Nếu k = 1 thì người chơi A sẽ đánh dấu ô ở góc trên bên trái và đặt các khối
như bên dưới

Khi đó, rõ ràng A thắng.


2) Nếu k = 2 thì vẫn tương tự trên, A đánh dấu vào ô ở góc trên bên trái. Khi đó,
cho dù B đánh dấu ô nào đi nữa thì A cũng sẽ có cách đặt tương tự như trên, thiếu
đi nhiều nhất là 2 ô thuộc cùng khối vuông chữ L với ô mà B chọn. Điều này chứng
tỏ A vẫn thắng.
3) Nếu k = 3 thì cũng tương tự, ở lượt sau, A đánh dấu vào ô cùng khối chữ L với
ô mà B đã đánh dấu. Khi đó, A vẫn thắng.
4) Với k = 4, ta sẽ chứng minh rằng B sẽ luôn có chiến lược thắng cho dù A đi thế
nào đi nữa. Rõ ràng còn lại 21 ô nên A phải chọn cách đánh dấu sao cho có thể đặt
được toàn bộ 7 khối vuông chữ L (vì nếu không thì sẽ còn lại ít nhất 3 ô chưa được
đặt).
Giả sử trong lượt đầu tiên, A không chọn ô nào trong hàng cuối (vì nếu có thì ta
xoay ngược bảng lại và lập luận tiếp một cách tương tự). Khi đó, B sẽ chọn ô số 1
như bên dưới.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


42 LÊ PHÚC LỮ - BÙI KHÁNH VĨNH

1. Nếu trong lượt tiếp theo, A không chọn ô nào trong các ô 2, 3, 4 thì B chọn ô
số 3. Khi đó, rõ ràng ô số 2 sẽ không thể đặt lên bởi bất cứ khối chữ L nào và
B chiến thắng.

2. Nếu trong lượt tiếp theo, A chọn ô số 2 thì B chọn ô số 5, dẫn đến ô số 3
không thể đặt lên bởi khối L nào.

3. Nếu trong lượt tiếp theo, A chọn một trong hai ô 3 hoặc 4 thì B chọn ô còn
lại, kết quả tương tự trên, ô số 2 cũng sẽ không thể tiếp cận.

Vậy nói tóm lại, k = 4 là giá trị nhỏ nhất cần phải tìm.

Bài 9. (JBMO 2016) Một bảng kích thước 5 × 5 được gọi là “tốt” nếu như mỗi ô
của nó có chứa một đúng bốn giá trị phân biệt, và mỗi giá trị xuất hiện đúng một
lần trong tất cả các bảng con 2 × 2 của bảng đã cho. Tổng tất cả các số có trên
bảng được gọi là “giá” của bảng. Với mỗi bộ bốn số thực, ta có thể xây dựng tất cả
các bảng tốt và tính giá của nó. Tính số giá phân biệt lớn nhất có thể có.

Lời giải. Ta sẽ chứng minh rằng số giá phân biệt lớn nhất là 60. Ta có nhận xét
sau:
Nhận xét. Trong mỗi bảng tốt, mỗi hàng chứa đúng hai số trong các số hoặc mỗi
cột chứa đúng hai số trong các số.
Thật vậy, ta thấy mỗi hàng của bảng đều chứa ít nhất hai số (vì nếu chứa toàn bộ
là một số thì mâu thuẫn với giả thiết). Khi đó, nếu toàn bộ các hàng đều chứa hai
số thì nhận xét đúng.
Giả sử ngược lại là có hàng R chứa ít nhất ba số trong bốn số của bảng là x, y, z, t.
Khi đó, các số đó phải có nằm ở vị trí liên tiếp nào đó trên hàng, giả sử là x, y, z
liên tiếp. Theo giả thiết thì trong mỗi bảng 2 × 2, ta đều có đủ bốn giá trị nên trong
hàng phía trên và phía dưới của R phải chứa z, t, x theo đúng thứ tự đó, và tương
tự là x, y, z. Ta có bảng như bên dưới
 
∗ x y z ∗
∗ z t x ∗
 
∗ x y z ∗
 
∗ z t x ∗
∗ x y z ∗

Điền thêm các ô còn lại, dễ thấy rằng các cột đều chứa đúng hai số. Nhận xét được
chứng minh.
Không mất tính tổng quát, ta có thể giả sử mỗi hàng của bảng đều có đúng hai số
(nếu không thì có thể xoay bảng lại). Nếu không xét hàng đầu tiên và cột đầu tiên,
ta sẽ có bảng 4 × 4 mà trong đó, mỗi số trong x, y, z, t đều xuất hiện 4 lần nên tổng
các số trong bảng này là 4(x + y + z + t). Do đó, ta chỉ cần tính xem có bao nhiêu
cách khác nhau để đặt các số lên hàng đầu tiên R1 và cột đầu tiên C1 . Gọi a, b, c, d
là số lần xuất hiện của các số x, y, z, t thì khi đó, tổng tất cả các số của bảng sẽ là

4(x + y + z + t) + xa + yb + zc + td.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


LÊ PHÚC LỮ - BÙI KHÁNH VĨNH

Nếu hàng 1 − 3 − 5 chứa các số x, y với x ở vị trí đầu tiên của hàng 1 thì các hàng
2 − 4 sẽ chứa các số z, t (theo giả sử ở trên). Khi đó, ta có a + b = 7 và a ≥ 3, b ≥ 2,
c + d = 2 và c ≥ d.
Khi đó (a, b) = (5, 2), (4, 3) tương ứng với (c, d) = (2, 0), (1, 1). Suy ra (a, b, c, d) sẽ
nhận các bộ là
(5, 2, 2, 0), (5, 2, 1, 1), (4, 3, 2, 0), (4, 3, 1, 1).
Tổng số hoán vị của các bộ là
4! 4! 4!
+ + 4! + = 60.
2! 2! 2!
Bằng cách chọn x = 103 , y = 102 , z = 10, t = 1 thì dễ thấy rằng các tổng tương ứng
với mỗi hoán vị của bộ số trên đều phân biệt, nghĩa là giá của các bảng đều phân
biệt. Vậy số lượng giá tối đa là 60.
Dưới đây là một số bài toán để bạn đọc tự rèn luyện thêm.

Bài 10. (JBMO 2019) Cho bảng ô vuông 5 × 100 được chia thành 500 ô vuông
con đơn vị, trong đó có n được tô đen và còn lại tô trắng. Hai ô vuông kề nhau
nếu chúng có cạnh chung. Biết rằng mỗi ô vuông đơn vị sẽ có tối đa hai ô vuông
đen kề với nó. Tìm giá trị lớn nhất của n.

Bài 11. (JBMO 2020) Alice và Bob chơi một trò chơi như sau: Alice chọn một
tập hợp A = {1, 2, . . . , n} với n ≥ 2. Sau đó, bắt đầu bằng Bob, họ sẽ thay phiên
chọn một số trong tập A sao cho: đầu tiên Bob chọn bất kỳ số nào, sau đó, các
số được chọn phải khác các số đã chọn và hơn kém đúng 1 đơn vị so với số nào
đó đã chọn. Trò chơi kết thúc khi tất cả các số trong A đã được chọn. Alice thắng
nếu tổng các số bạn ấy chọn được là hợp số. Ngược lại thì Bob thắng. Hỏi ai là
người có chiến lược thắng?

Tập san Toán học STAR EDUCATION


Đề kiểm tra cuối học kỳ lớp 9 CĐ

Tập thể GV chuyên Toán Star Education

STAR-EDUCATION MÔN: TOÁN - LỚP 9 CĐ


KIẾM TRA CUỐI KHÓA 1 năm học 2019-2020
(Đề chính thức) Thời gian: 150 phút - Không kể thời gian giao đề

Bài 1. (3 điểm) Cho hai số thực x, y thỏa mãn x3 + y 3 = 2.

(a) (1 điểm) Tìm các giá trị nguyên có thể có của tổng x + y.
30
(b) (1 điểm) Chứng minh rằng: x2 + y 2 + ≥ 17xy.
x+y
8
(c) (1 điểm) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: x2 + y 2 + .
x+y

Bài 2. (3 điểm)
 √
 x + y = √ 4z − 1
(a) (2 điểm) Giải hệ phương trình: y + z = √4x − 1
z + x = 4y − 1

a b
(b) (1 điểm) Cho a, b > 0 và a + b ≤ 2ab. Chứng minh: 2
+ ≤ 1.
a+b b + a2
Bài 3. (3 điểm) Cho p là một số nguyên tố.
p−1
(a) (1,5 điểm) Tìm p sao cho p3 + = 2020.
2
p−1
(b) (1,5 điểm) Chứng minh rằng với mọi số nguyên tố p thì p3 + không
2
phải tích của 2 số tự nhiên liên tiếp.

Bài 4. (6 điểm) Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O). BE, CF lần lượt
là các đường cao của tam giác. Các tiếp tuyến tại B, C cắt nhau ở S. Gọi M
là giao điểm của BC và OS
AB BS
(a) (2 điểm) Chứng minh rằng =
AE ME
(b) (2 điểm) Chứng minh rằng ∆AEM ∼ ∆ABS
(c) (2 điểm) Gọi N là giao điểm của AM và EF , P là giao điểm của AS và
BC. Chứng minh N P vuông BC

44
GV CHUYÊN THCS

Bài 5. (2 điểm) Cho tứ giác ABCD (AB < BD) nội tiếp đường tròn (O) và có
AC = CD. Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác 4ABD. Gọi (BIC)
cắt AB tại điểm thứ hai F . Gọi E là trung điểm AD. Chứng minh rằng AI
vuông EF .

Bài 6. (3 điểm) Người ta dùng một số quân cờ hình L - Tetromino gồm 4 ô vuông
kích thước 1 x 1, hình chữ L, có thể xoay hoặc lật ngược mọi hướng để ghép
phủ kín một bàn cờ hình vuông kích thước n × n (n là số nguyên dương) gồm
n2 ô vuông kích thước 1 × 1 theo quy tắc sau:

ˆ Với mỗi quân cờ sau khi ghép vào bàn cờ, các ô vuông của nó phải trùng
với các ô vuông của bàn cờ.
ˆ Không có hai quân cờ nào mà sau khi ghép vào bàn cờ chúng kê lên nhau.

(a) (1,5 điểm) Khi n = 4 và n = 2020, hãy chỉ ra một cách ghép phủ kín bàn
cờ (có thể minh họa bằng hình vẽ).
.
(b) (1,5 điểm) Chứng minh rằng để phủ kín bàn cờ thì n2 .. 8.

– HẾT –
Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


46 GV CHUYÊN THCS

LỜI GIẢI CHI TIẾT


Bài 1. (3 điểm)

(a) (1 điểm) Ta có:


" 2 #
1 3 2
x3 + y 3 = 2 ⇔ (x + y) x− y + y =2⇒x+y >0
2 4

Do x + y > 0 nên:
3
x3 + y 3

x+y
0< ≤ =1⇒0<x+y ≤2
2 2

Vì x + y ∈ N ∗ ta xét hai trường hợp sau:


(x + y)3 − 3xy (x + y) = 2
 3 
x + y3 = 2
ˆ Với x+y = 1 thì ⇔ ⇔
x+y =1 x+y =1
( 1
xy = −
3
x+y =1
Khi đó các cặp số (x, y) tương ứng là
( √ √ ! √ √ !)
3 + 21 3 − 21 3 − 21 3 + 21
(x, y) = ; , ;
6 6 6 6

(x + y)3 − 3xy (x + y) = 2
 
x3 + y 3 = 2
ˆ Với x+y = 2 thì ⇔ ⇔
x+y =2 x+y =2

xy = 1
x+y =2
Do đó ta có (x, y) = (1; 1).
Như vậy các giá trị nguyên có thể có của tổng x + y là 1 hoặc 2.
(b) (1 điểm) Do x3 + y 3 = 2 và x + y > 0. Ta sử dụng biến đổi tương đương
như sau:
30
x2 +y 2 + ≥ 17xy ⇔ x2 +y 2 +15 x2 + y 2 − xy ≥ 17xy ⇔ 16(x − y)2 ≥ 0

x+y

(c) (1 điểm) Do x + y > 0. Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho 3 số dương:
s
2 2
2 2 8 (x + y) 4 4 3 (x + y) 4 4
x +y + ≥ + + ≥3 . . =6
x+y 2 x+y x+y 2 x+y x+y

Do đó giá trị nhỏ nhất của biểu thức là 6. Đẳng thức xảy ra khi x = y = 1
(thỏa mãn điều kiện x3 + y 3 = 2). Lưu ý: cần chứng minh lại bất đẳng
thức Cauchy 3 số trước khi dùng.

Bài 2. (3 điểm)

Tập san Toán học STAR EDUCATION


GV CHUYÊN THCS

1 1
(a) (2 điểm) ĐKXĐ: x, y, z ≥ . Giả sử x > y ≥ , khi đó:
4 4
√ p
x > y ⇒ 4x − 1 > 4y − 1 ⇒ y + z > z + x ⇒ y > x
1
Điều này vô lí, chứng minh tương tự cho trường hợp ≤ x < y. Dẫn
4
đến x = y. Chứng minh tương tự ta có x = y = z. Thay x = y = z vào
phương trình thứ nhất của hệ ta được:
√ 1
2x = 4x − 1 ⇔ 4x2 = 4x − 1 ⇔ (2x − 1)2 = 0 ⇔ x =
2
 
1 1 1
Do đó hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất (x, y, z) = ; ; .
2 2 2

(b) (1 điểm) Áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxi, ta có:

a b a (a + 1) b (b + 1) a (a + 1) b (b + 1)
+ = + ≤ + .
a + b 2 b + a2 (a + b2 ) (a + 1) (b + a2 ) (b + 1) (a + b)2 (a + b)2

Lại có a + b ≤ 2ab (giả thuyết) nên ta có:

a b a2 + a + b 2 + b a2 + 2ab + b2 (a + b)2
+ ≤ ≤ = = 1.
a + b 2 b + a2 (a + b)2 (a + b)2 (a + b)2

Bài 3. (3 điểm)
p−1
(a) (1,5 điểm) Do p là một số nguyên tố nên > 0. Do đó p3 < 2020 ⇒
2
0 < p ≤ 12 nên p ∈ {2, 3, 5, 7, 11}.
Thử lại với các kết quả trên đều không tồn tại p thỏa mãn yêu cầu bài
toán.

p−1
(b) (1,5 điểm) Giả sử p3 + là tích của hai số tự nhiên liên tiếp khi đó
2
p−1
p3 + = a (a + 1), với (a ∈ N ). Ta có:
2
p−1
p3 + = a (a + 1) ⇔ 2p 2p2 + 1 = (2a + 1)2 + 1

2
p−1
ˆ Nếu p = 3 thì p3 + = 28 (loại).
2
ˆ Nếu p 6= 3 thì p2 ≡ 1 (mod3) nên (2p2 + 1) ≡ 0 (mod3), lại có một số
chính phương chia 3 chỉ dư 0 hoặc 1 nên (2a + 1)2 ≡ 0; 1 (mod3) ⇒
(2a + 1)2 + 1 ≡ 1; 2 (mod3) (vô lí).
p−1
Do đó với mọi số nguyên tố p thì p3 + không phải tích của 2 số tự
2
nhiên liên tiếp.

Bài 4. (6 điểm)

Tập san Toán học STAR EDUCATION


48 GV CHUYÊN THCS

(a) (2 điểm) Tam giác 4ABE vuông tại E nên AB AE


1
= cos ∠BAC .
BS 1 1
Tam giác 4BM S vuông tại M nên BM = cos ∠SBC = cos ∠BAC .
AB BS BS
Do đó = , lại có M B = M E nên M E
= AB
AE
.
AE BM

(b) (2 điểm) Sử dụng biến đổi góc ta có:

∠AEM = 180o − ∠M EC = 180o − ∠ACB = ∠BAC + ∠ABC


= ∠ABC + ∠SBC = ∠ABS

Xét tam giác 4ABS và 4AEM ta có:


ˆ ∠ABS = ∠AEM (chứng minh trên),
BS AB
ˆ = ,
ME AE
nên ta có 4ABS v 4AEM (c - g - c).

(c) (2 điểm) Do 4ABS v 4AEM (theo câu b)) nên ta có ∠BAS = ∠CAM
(1) (hai góc tương ứng).
Gọi T là trung điểm của EF . Do 4AEF v 4ABC (g - g) và M, T tương
ứng là trung điểm của BC và EF nên 4AT F v 4AM C (c - g - c), do
đó ∠BAT = ∠CAM (2) (hai góc tương ứng).
Từ (1) và (2) suy ra ∠BAS = ∠BAT , dẫn đến A, T, S thẳng hàng.
Do 4AT F v 4AM C (cmt) nên ∠AT E = ∠AM B, suy ra tứ giác
N T P M nội tiếp, vậy ∠N P M = ∠M T E.
Lại có 4M EF cân tại M và T là trung điểm EF nên 4M T E = 90o , do

Tập san Toán học STAR EDUCATION


GV CHUYÊN THCS

đó ∠N P M = 90o hay N P ⊥BC.

Bài 5. (2 điểm) Kéo dài BI cắt đường tròn (O) tại T . Do BI là phân giác góc ∠ABD
nên T nằm giữa cung AD, vậy C, O, E, T thẳng hàng.

Vì CT là đường kính của (O) nên ∠CBT = 90o .

Lại có 4 điểm B, C, I, F cùng thuộc một đường tròn (gt) nên ∠IF C =
∠CBI = 90o .
Sử dụng tính chất quen thuộc của đường tròn nội tiếp ta có T I = T A = T D.
Do đó
T I 2 = DT 2 = T E.T C
nên 4T IE v 4T CI (c - g - c), suy ra ∠T IE = ∠T CI (hai góc tương ứng).

Dẫn đến

∠BIC = ∠IT E + ∠ICT = ∠IT E + ∠T IE = ∠CEI.

Mặt khác ∠BIC = ∠BF C nên ∠BF C = ∠CEI, suy ra ∠AF I = ∠AEI.

Vậy 4AF I = 4AEI (g - c - g) nên AF = AE và IF = IE, dẫn đến AI là


đường trung trực của EF hay AI⊥EF (đpcm).

Bài 6. (3 điểm)

(a) (1,5 điểm) Ta có thể phủ bàn cờ bằng 4 quân Tetromino như hình vẽ:

Tập san Toán học STAR EDUCATION


50 GV CHUYÊN THCS

Với n = 2020 ta có thể chia thành các khung hình vuông 4 × 4 như trên.

(b) (1,5 điểm) Ta chứng minh để các quân L - Tetromino phủ kín hết bàn
.
cờ thì n2 .. 8.
Thật vậy, giả sử hình vuông n x n được phủ kín bởi các quân cờ L -
Tetromino, vì số ô vuông của quân cờ L - Tetromino là 4 nên số ô vuông
.
của bàn cờ phải có dạng n2 = 4m, (m ∈ N ) nên n .. 2. Ta tô màu từng
cột trắng, đen xen kẻ như hình vẽ bên dưới:

Với mỗi cách tô màu trên thì hoặc quân cờ L - Tetromino chứa 3 ô đen
1 ô trắng (loại 1) hoặc L - Tetromino chứa 1 ô đen 3 ô trắng (loại 2).
Gọi x là số quân cờ L - Tetromino (loại 1) và y là số quân cờ L - Tetromino
(loại 2) được dùng, trong đó (x, y ∈ N ∗ ). Số ô màu đen là: 3x + y và số
ô màu trắng là x + 3y. Do số ô màu đen và số ô màu trắng là bằng nhau
nên
3x + y = x + 3y ⇔ x = y
Dẫn đến số quân cờ L - Tetromino loại 1 và loại 2 phải bằng nhau.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


GV CHUYÊN THCS

n2
Thêm vào đó theo cách tô màu (do n chia hết cho 2) nên sẽ có ô trắng
2
n2
và ô đen, do đó:
2

 6x + 2y = n2 n2 .
2x + 6y = n2 ⇔ x = y = ⇒ n2 ..8
8
x=y

.
Như vậy với n2 .. 8 ta có thể ghép phủ kín bàn cờ, với giá trị nhỏ nhất là
n = 4 đã chứng minh ở câu a).

Tập san Toán học STAR EDUCATION


Đề kiểm tra cuối học kỳ lớp 10 CĐ

Tập thể GV chuyên Star Education THPT

STAR-EDUCATION MÔN: TOÁN - LỚP 10 CĐ


KIẾM TRA CUỐI KHÓA năm học 2019-2020
(Đề chính thức) Thời gian: 150 phút (cho mỗi phần bên dưới)

1. Phần Hình học


Bài 1. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O, có các đường cao AD, BE, CF .
Đường tròn (ADO) và (O) cắt nhau tại điểm P khác A. P E, P F cắt (O) tại M, N
khác P . Chứng minh rằng M N song song BC.
Bài 2. Cho tam giác ABC, gọi Bc là hình chiếu của B trên phân giác góc C, Cb là
hình chiếu của C trên phân giác góc B, gọi Ab , Ac là hình chiếu của A trên phân
giác của góc B và C.

1. Chứng minh 4 điểm Ab , Ac , Bc , Cb cùng thuộc một đường tròn. Gọi A1 là tâm
đường tròn và A2 là trực tâm tam giác IBC. Chứng minh rằng A, A1 , A2 thẳng
hàng.

2. Gọi A◦ là tâm đường tròn qua các điểm Bc , Cb và trung điểm A0 của BC.
Các điểm B◦ , C◦ được xác định tương tự. Chứng minh rằng hai đường tròn
(A◦ B◦ C◦ ) và đường tròn (A0 B 0 C 0 ) có cùng tâm.

Bài 3. Cho tam giác ABC nhọn khác tam giác cân với đường tròn ngoại tiếp là w
tâm O, giả sử AB < AC. Gọi H là trực tâm và I là tâm đường tròn nội tiếp. Gọi F
là điểm chính giữa cung BC của (BHC), chứa H. Gọi X là điểm thuộc cung AB
của w. không chứa C sao cho ∠AXH = ∠AF H. Gọi K là tâm đường tròn nội tiếp
tam giác XIA. Chứng minh rằng giao điểm của AO và KI thuộc w.
Bài 4. Cho tứ giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Gọi M, N là trung điểm của BC
và CD. E, F là thuộc các cạnh AB, AD sao cho EF qua O và EO = OF . Gọi P là
giao điểm của EN và F M . S là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác P EF . Đường
thẳng P O cắt AD và BA tại Q và R. Giả sử OSP C là hình bình hành. Chứng minh
AQ = AR.

52
NHÓM GV CHUYÊN THPT

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Bài 1.

ˆ Gọi K là giao điểm của P H và (O). Chứng minh AK song song với BC.

ˆ Cách 1: Áp dụng bổ đề: AP, AQ đẳng giác. Gọi M là giao điểm BP và CQ,
N là giao điểm BQ và CP . Khi đó AM, AN đẳng giác. Chứng minh được
P M, P N đẳng giác với ∠BP C.

ˆ Cách 2: Gọi T là giao điểm của AP và EF . Chứng minh DT vuông góc EF ,


suy ra T D là phân giác ∠BT C.

Bài 2.

ICb IB IAb
1. = = .
IBc IC IAc
Suy ra ICb · IAc = IBc · IAb .
Suy ra 4 điểm Ab , Ac , Bc , Cb đồng viên.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


54 NHÓM GV CHUYÊN THPT

Gọi A1 là trung điểm AA2 ta có A1 là giao điểm hai trung trực Ac Bc và Ab Cb .

2. Gọi M1 là trung điểm của IA.


ˆ Chứng minh M1 thuộc (B 0 Ac Ca ) và (C 0 Ba Ab ). ∠Ac M1 Ca = 2∠Ac AI =
∠ABC = ∠Ac B 0 Ca Suy ra M1 Ac Ca B 0 nội tiếp, chứng minh tương tự thì
M C 0 Ba Ab .
ˆ Gọi X là giao điểm thứ hai của (B 0 Ac Ca ) và (C 0 Ba Ab ). Chứng minh X
thuộc (A0 B 0 C 0 ).
1 1
Ta có ∠C 0 XM = ∠M1 Ab C 0 = ∠A = ∠A0 ,
2 2
1 1
0 0
và ∠xXB = ∠B Ac M1 = ∠A = ∠A0 .
2 2

Tập san Toán học STAR EDUCATION


NHÓM GV CHUYÊN THPT

Suy ra XA0 B 0 C 0 nội tiếp.


ˆ Ta có bổ đề: Cho ba đường tròn cắt nhau tại A, B, C và đi qua điểm
chung X, nếu ∠AXC = ∠BXC thì tam giác tạo bởi tâm ba đường tròn
là tam giác cân.
Gọi T là tâm đường tròn (A0 B 0 C 0 ). Xét 3 đường tròn (Bo ), (Co ), (T ) cùng
qua điểm X và các trục đẳng phương là XB 0 , XC 0 và XM1 , ta có XM1
là phân giác của B 0 XC 0 .
Suy ra T Bo = T Co .
Chứng minh tương tự ta cũng có T Bo = T Ao .
Hay tâm của (A0 B 0 C 0 ) cũng là tâm của (Ao Bo Co ).

Bài 3.
ˆ Gọi G đối xứng với F qua AH, D là giao điểm của AH và BC, AI cắt (O)
tại P . Gọi M là trung điểm BC. Ta có D là trung điểm của GP . Gọi X 0 là
1
giao điểm của DP và (O). Ta có ∠AX 0 P = ∠ABP = ∠ABC + ∠A.
2
1
và ∠GHD = ∠DHP = ∠B + ∠A. Suy ra AGX H nội tiếp, suy ra X 0 ≡ X.
0
2
ˆ ∠AXG = ∠AHG = ∠AHF = ∠AM D, suy ra AXDM nội tiếp.

Khi đó ∠AXM = ∠ADM = 90◦ , suy ra X, M, L thẳng hàng với AL là đường


kính.
ˆ Gọi J đối xứng với I qua P , khi đó

M I · M J = M B · M C = M X · M L.

ˆ Suy ra XILJ nội tiếp.

ˆ Suy ra ∠IXL = ∠IJL = ∠JIL hay ∠AIK = ∠LIJ suy ra K, I, L thẳng


hàng.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


56 NHÓM GV CHUYÊN THPT

Bài 4.

ˆ Gọi H là trực tâm của tam giác P EF , khi đó P cũng là trực tâm của tam
giác HEF .
−→ −→ 1 −−→
Khi đó từ CP = OS = HP suy raC là trung điểm của P H
2
ˆ Đường tròn đường kính OC là đường tròn Euler của tam giác HEF đi qua
giao điểm của EP và HF Và ON ⊥CN , suy ra F, H, N thẳng hàng. Tương tự
thì E, M, H thẳng hàng.

ˆ Do đó CD = CB, suy ra AC là phân giác ∠BCD.

ˆ Gọi T là giao điểm của AC và (AEF ), suy ra T E = T F và ∠ET F = 180◦ −


∠BAD = ∠BCD = 2∠EHF .

ˆ Suy ra T là tâm của (HEF ), suy ra OT CP là hình bình hành, suy ra OP k OP .


Từ đó ta có AQ = AR.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


NHÓM GV CHUYÊN THPT

2. Phần Số học
Bài 1. Về một trường hợp riêng của bài toán F ermat. Xét phương trình nghiệm
nguyên dương a2 + b2 = c2 .
1. Giả sử phương trình này có nghiệm (x, y, z). Chứng minh rằng 60|xyz.
2. Chứng minh rằng tất cả các nghiệm của phương trình trên được cho bởi
a = d m2 − n2


b = 2dmn
c = d m2 + n2


với d = gcd (a, b, c) và gcd (m, n) = 1.


3. Chứng minh rằng phương trình x4 + y 4 = z 4 không có nghiệm nguyên dương.
Bài 2. Một số bài toán về hệ thặng dư.
1. Phát biểu nội dung và chứng minh định lý Wilson.
2. Tìm các số nguyên dương n ≥ 2 thỏa mãn n| (n − 1)!
3. Tìm n ∈ Z+ , n ≥ 2 để có hoán vị (a1 , a2 , . . . , an ) của {1, 2, . . . , n} sao cho
{a1 , a1 a2 , . . . , a1 a2 . . . an } là một hệ thặng dư đầy đủ modulo n.
Bài 3. Cấp của một số nguyên và liên hệ với số thập phân.
1. Cho a, n là hai số nguyên thỏa mãn điều kiện n 6= 0 và gcd (a, n) = 1. Chứng
minh tồn tại số nguyên dương k là cấp của a theo modulo n. Từ đó chứng
minh rằng nếu m là số nguyên dương thỏa mãn n|am − 1 thì k|m.
k
2. Với số nguyên dương k < 521, khi viết 521 dưới dạng số thập phân, đó là số
k
thập phân tuần hoàn, nghĩa là 521 = 0, a1 a2 a3 . . . trong đó ai là các chữ số từ
0 đến 9 và tồn tại N nguyên dương để ai = ai+N với mọi i. Chứng minh rằng
số N nhỏ nhất thỏa mãn điều kiện trên chính là cấp của 10 modulo 521.
k
3. Chứng minh rằng ta có thể chia các chữ số trong chu kỳ tuần hoàn của 521
thành hai nửa với độ dài bằng nhau để cho tổng của chúng là một số gồm toàn
chữ số 9. Một ví dụ như: 17 = 0, (132857) và 285 + 714 = 999.
Bài 4. Một số ứng dụng của định lý số dư Trung Hoa.
1. Phát biểu nội dung và chứng minh định lý số dư Trung Hoa.
2. Giải hệ phương trình đồng dư
x ≡ 5 (mod7)
x ≡ 8 (mod11)
x ≡ 4 (mod13)

3. Cho P (x) là một đa thức hệ số nguyên khác hằng và n, k là hai số nguyên


dương. Chứng minh rằng tồn tại số nguyên a > 2021 để
P (a) , P (a + 1) , . . . , P (a + n − 1)
có ít nhất k ước nguyên tố.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


58 NHÓM GV CHUYÊN THPT

LỜI GIẢI CHI TIẾT


Bài 1.

1. Ta cần chứng minh với x, y, z ∈ Z mà x2 + y 2 = z 2 thì 60|xyz.

ˆ Ta chỉ ra 3|xyz. Thật vậy, nếu xyz không chia hết cho 3 thì x2 , y 2 đều
chia 3 dư 1 dẫn tới z 2 chia cho 3 dư 2, vô lý nên 3|xyz.
ˆ Ta chỉ ra 4|xyz.
Nếu có x, y cùng lẻ thì

z 2 ≡ x2 + y 2 ≡ 2 (mod4)

vô lý.
Nếu x, y cùng chẵn thì 4|xy|xyz.
Nếu x, y có một số lẻ, một số chẵn thì z lẻ. Giả sử x chẵn thì y 2 ≡ z 2 ≡
1 (mod8) ⇒ x2 ≡ 0 (mod8) có nghĩa là 4|x hay 4|xyz.
ˆ Ta chỉ ra 5|xyz. Ngược lại nếu xyz không chia hết cho 5 thì x2 , y 2 có số
dư là 1 hoặc 4 khi chia cho 5.
Do đó, z 2 = x2 + y 2 chia cho 5 chỉ có thể dư 1 + 4, 1 + 1 hoặc 4 + 4. Mà
z 2 chia 5 không có số dư là 2, 3 nên 5|z 2 hay 5|z, vô lý nên 5|xyz.

2. Bạn đọc tự giải.

3. Ta chứng minh tổng quát hơn, giả sử phương trình a4 + b4 = c2 (∗) có nghiệm
nguyên dương, xét (x, y, z) là bộ nghiệm thỏa mãn z nhỏ nhất. Đặt d =
x y z
4 4 4 2 2

gcd (x, y), nếu d > 1 thì d |x + y = z ⇒ d |z hay d , d , d2 cũng là một
nghiệm của phương trình (∗) nhưng dz2 < z, vô lý. Do đó, gcd (x, y) = 1 nên
x4 + y 4 = z 2 là một phương trình P ytago dạng nguyên thủy dẫn tới tồn tại
m, n nguyên dương thỏa mãn

z = m2 + n2 z = m2 + n2
y 2 = 2mn hoặc y 2 = m2 − n2
x2 = m2 − n2 x2 = 2mn

với gcd (m, n) = 1. Không mất tính tổng quát, giả sử x = m2 − n2 , y = 2mn.
Ta thấy x là số lẻ vì 2|y mà 1 ≡ x2 ≡ m2 − n2 (mod4) nên m lẻ, n chẵn.

Vì gcd (m, 2n) = 1 nên m, 2n là đều là các số chính phương hay m = p2 , 2n =


(2q)2 . Do đó, x2 = p4 − 4q 4 cũng là một phương trình P ytago nguyên thủy mà
2q 2 là số chẵn nên tồn tại các số nguyên dương m1 , n1 nguyên tố cùng nhau
thỏa mãn
2q 2 = 2m1 n1
.
p2 = m21 + n21
Vì q 2 = m1 n1 nên m1 , n1 đều là các số chính phương. Do đó, m1 = m2 2 , n1 =
n2 2 dẫn tới p2 = m2 4 + n2 4 . Vậy bộ (p, m2 , n2 ) thỏa mãn (∗) nhưng p ≤ m ≤
m2 < z, vô lý. Vậy phương trình (∗) không có nghiệm nguyên dương.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


NHÓM GV CHUYÊN THPT

Bài 2.
1. Bạn đọc tự giải.
2. Ta xét các trường hợp sau đây.
ˆ Nếu n nguyên tố thì hiển nhiên gcd (n, (n − 1)!) = 1 không thỏa mãn bài
toán.
ˆ Nếu n là hợp số thì có thể viết n = ab với a ≥ b ≥ 2.
– a > b thì n − 1 ≥ a > b nên n = ab| (n − 1)!
– a = b ≥ 3 thì a, 2a < n nên a2 |2a2 |n!.
– a = b = 2 thì n = 4, (n − 1)! = 6 không thỏa mãn bài toán.
Vậy các hợp số lớn hơn 4 thỏa mãn bài toán.
3. Xét số n thỏa mãn yêu cầu. Khi đó, tồn tại i để ai ≡ 0 (modn) và nếu i < n
thì
a1 a2 . . . ai ai+1 ≡ a1 a2 . . . ai ≡ 0 (modn)
vô lý. Từ đó an ≡ 0( mod n) và{a1 , a2 , . . . , an−1 } là hoán vị của {1, 2, . . . , n − 1}.
ˆ Nếu n là hợp số lớn hơn 4 thì n| (n − 1)! ≡ a1 a2 . . . an−1 (modn), vô lý.
ˆ Nếu n = 4 thì hoán vị là a1 = 1, a2 = 3, a3 = 2, a4 = 4 thỏa mãn yêu cầu.
ˆ Nếu n nguyên tố, ta chọn ai ≡ 1 + i−1 1
(modn) với mọi n + 1 > i > 1
1
và a1 ≡ 1 (modn) trong đó i−1 là nghịch đảo của i − 1 modn. Khi đó,
a1 , a2 , . . . , an là một hệ thặng dư đầy đủ modn vì ai 6= aj (modn) với
i > j > 1 và ai 6= 1 (modn) với mọi i > 1. Mặt khác, a1 a2 . . . ai ≡
1. 12 . 23 ... i−1
i
≡ i (modn) nên {a1 , a1 a2 , . . . , a1 a2 . . . an } là hệ thặng dư đầy
đủ modn.
Vậy n nguyên tố hoặc n = 4 thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Bài 3.
1. Bạn đọc tự giải.
2. Ta có 521 là số nguyên tố nên

gcd (k, 521) = 1


k
với mọi k < 521. Gọi N là chu kỳ tuần hoàn khi viết 521
dưới dạng số thập
phân, M = ord521 (10) và ta sẽ chỉ ra M = N . Ta có
k
= 0, a1 a2 . . . aN a1 a2 . . . aN . . .
521
dẫn tới
10N k k
= a1 a2 . . . aN + 0, a1 a2 . . . aN a1 a2 . . . aN . . . = a1 a2 . . . aN +
521 521
Do đó, 
10N − 1 k 10N − 1
∈Z⇔ ∈Z
521 521

Tập san Toán học STAR EDUCATION


60 NHÓM GV CHUYÊN THPT

k(10M −1)
nên M |N . Mặt khác, vì 521|10M − 1 và 521
< 10M − 1 nên trong hệ thập
phân có thể viết
k(10M − 1)
= x 1 x 2 . . . xM .
521
Từ đó, ta xét số
0, x1 x2 . . . xM x1 x2 . . . xM . . .
X∞
10−M i .0, x1 x2 . . . xM

=
i=1

X
= 0, x1 x2 . . . xM . 10−M i

M
 i=1 M
k 10 − 1 10 k
= M
. M = .
10 .521 10 − 1 521
k
Do vậy, có thể viết 521 dưới dạng số thập phân tuần hoàn với chu kỳ M ≥ N .
Vậy M = N do M |N .
 
3. Đầu tiên ta chứng minh 2|N . Thật vậy, nếu N lẻ thì 10p
= 1. Mà theo định
lý Euler thì
       
10 2 5 5212 −1 521 (5−1)(521−1)
= . = (−1) 8 . .(−1) 4 = −1,
521 521 521 5

vô lý. Do đó,
2|N ⇒ N = 2t
và ta thấy

k 10N − 1 k (10t + 1)
. 10t − 1 = a1 a2 . . . aN

=
521 521
= 10t .a1 a2 . . . at + at+1 at+2 . . . a2N .
10t +1
Vì N là cấp của 10 modulo 521 nên 521 không là ước của 10t −1 hay 521
∈ Z.
Do đó,
10t − 1|10t .a1 a2 . . . at + at+1 at+2 . . . a2N
dẫn tới
10t − 1|a1 a2 . . . at + at+1 at+2 . . . a2N .
Lại có
a1 a2 . . . at + at+1 at+2 . . . a2N ≤ 2. 10t − 1


nên ta có hai trường hợp sau

ˆ Nếu a1 a2 . . . at + at+1 at+2 . . . a2N = 2. (10t − 1) thì

a1 a2 . . . at = at+1 at+2 . . . a2N = 10t − 1 = 99 . . . 9

nên ai = 9 với mọi i, vô lý do khi đó thì chu kỳ tuần hoàn chỉ là 1.


ˆ Nếu a1 a2 . . . at + at+1 at+2 . . . a2N = (10t − 1) = 99 . . . 9, đây chính là điều
phải chứng minh.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


NHÓM GV CHUYÊN THPT

Bài 4. Ta nhắc lại và không chứng minh định lý Schur:


Cho đa thức P (x) ∈ Z [x] và đặt an = P (n) , ∀n ∈ N thì tập ước nguyên tố của dãy
an là vô hạn.
Quay lại bài toán, ta xét nk phần tử phân biệt của tập ước nguyên tố đã nêu ở trên
là p1 , p2 , . . . , pnk và đặt
k
Y
Ps+1 = psk+1 psk+2 . . . psk+k
i=1

với mọi s = 0, n − 1 Khi đó, với mỗi i = 1, nk thì tồn tại ni để pi |P (ni ). Theo định
lý phần dư trung hoa, vì psk+1 , psk+2 , . . . , psk+k đôi một nguyên tố cùng nhau nên
tồn tại số nguyên dương Ns+1 thỏa mãn Ns+1 ≡ nsk+i (modpsk+i ) với mọi i = 1, k.
Tiếp tục theo định lý phần dư trung hoa, vì P1 , P2 , . . . , Pn đôi một nguyên tố cùng
nhau nên tồn tại số nguyên dương A thỏa mãn A ≡ −s − 1 (modPs+1 ) , A > 2021
với mọi s = 0, n − 1.
Theo định lý Bezout thì

P (A + s + 1) ≡ P (Ns+1 ) (modPs+1 )


P (Ns+1 ) ≡ P (nsk+i ) (modpsk+1 )
nên
psk+1 , . . . , psk+k |P (A + s + 1)
hay P (A + 1) , P (A + 2) , . . . , P (A + n) đều có ít nhất k ước nguyên tố.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


Đề kiểm tra cuối học kỳ lớp 11 CĐ

Tập thể GV chuyên Star Education THPT

STAR-EDUCATION MÔN: TOÁN - LỚP 11 CĐ


KIẾM TRA CUỐI KHÓA năm học 2019-2020
(Đề chính thức) Thời gian: 150 phút - Không kể thời gian giao đề
Mỗi câu sau đây có hai ý, học sinh chọn làm một
trong số đó
Bài 1. (2đ)

1. Cho hàm số f : R → R có đạo hàm trên R. Biết rằng f (x)



− x, f (x) − x3 là
các hàm đơn điệu tăng trên R, chứng minh rằng f (x) − 23 x2 cũng đơn điệu
tăng trên R.

2. Cho a là số nguyên lẻ và b1 , b2 , . . . , bn là các số nguyên có tổng lẻ (với n ≥ 1).


Chứng minh rằng đa thức P (x) = axn+1 + b1 xn + b2 xn−1 + · · · + bn x + a không
có nghiệm hữu tỷ.

Bài 2. (2.5đ)

1. Tìm tất cả các hàm số f : R → R sao cho

(x2 − y 2 )f (xy) = xf (x2 y) − yf (xy 2 )

với mọi x, y ∈ R.

2. Tìm giá trị nhỏ nhất của hằng số M sao cho bất đẳng thức sau đúng với mọi
a, b, c > 0 có tổng là 1:
 
1 1 1
+ + (a − bc)(b − ca)(c − ab) ≤ M abc.
(a + b)2 (b + c)2 (c + a)2

Bài 3. (3đ)

1. Cho tam giác ABC nhọn không cân, nội tiếp trong (O) có trực tâm H và các
đường cao AD, BE, CF . Gọi K, M, N lần lượt là hình chiếu của D, E, F lên
các cạnh đối diện trong tam giác DEF. Gọi T, U, V lần lượt là trung điểm của
DK, EM, F N. Chứng minh rằng AT, BU, CV đồng quy tại một điểm thuộc
đường thẳng Euler của tam giác ABC.

62
NHÓM GV CHUYÊN THPT

2. Cho tam giác ABC nhọn không cân nội tiếp (O) cố định có BC cố định, A
di động trên (O). Lấy D ∈ (O) sao cho AD⊥BC. Đường tròn (AOD) cắt
AB, AC theo thứ tự tại E, F. Chứng minh rằng trung điểm EF luôn thuộc
một đường cố định.

Bài 4.

1. Với a ∈ Z+ , xét dãy số (un ) xác định như sau: u0 = a, và với n ≥ 0 thì un+1
nhận một trong các giá trị
2un + 1 un
3un + 2, , .
un + 2 2un + 3

Tìm tất cả số a để tồn tại cách xây dựng dãy số theo quy tắc trên mà có chứa
số 100; đồng thời tìm chỉ số k nhỏ nhất để uk = 100.

2. Có 100 hộp được đánh số 1 → 100. Biết rằng mỗi hộp có nhiều nhất 10 viên
bi, đồng thời hai hộp liên tiếp có số bi hơn kém nhau đúng 1 đơn vị. Giả sử
những hộp đánh số 1, 4, 7, . . . , 100 chứa tổng cộng 301 viên bi. Tìm số bi lớn
nhất có thể có trong các hộp trên.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


64 NHÓM GV CHUYÊN THPT

LỜI GIẢI CHI TIẾT


Bài 1.

1. Ta có f 0 (x) − 1 ≥ 0 và f 0 (x) − 3x2 ≥ 0 nên

3x2 + 1 √0
f (x) ≥ ≥x 3
2
 √ 0
theo bất đẳng AM-GM. Từ đây suy ra f (x) − 23 x2 ≥ 0 nên hàm số f (x) −

3 2
2
x cũng tăng.
u
2. Giả sử đa thức có nghiệm v
với u, v là các số nguyên lẻ thì thay vào, ta có

aun+1 + b1 un v + b2 un−1 v 2 + · · · + bn uv n + av n+1 = 0.

Dễ thấy V T ≡ a + (b1 + b2 + · · · + bn ) + a là số lẻ nên đa thức đã cho không


có nghiệm hữu tỷ.
Bài 2.
1. Thay y = 0, ta có x2 f (0) = xf (0) nên dễ thấy f (0) = 0.
Thay y = 1, ta có (x2 − 1)f (x) = xf (x2 ) − f (x) nên f (x2 ) = xf (x), ∀x 6= 0.
Thay (x, y) → (x2 , y 2 ), ta có (x4 − y 4 )f (x2 y 2 ) = x2 f (x4 y 2 ) − y 2 f (x2 y 4 ) hay

(x4 − y 4 )xyf (xy) = x4 yf (x2 y) − xy 4 f (xy 2 )


→ (x4 − y 4 )f (xy) = x3 f (x2 y) − y 3 f (xy 2 )

Trong đề bài, nhân hai vế cho x2 + y 2 , ta có

(x4 − y 4 )f (xy) = (x2 + y 2 )(xf (x2 y) − yf (xy 2 ))

nên
x3 f (x2 y) − y 3 f (xy 2 ) = (x2 + y 2 )(xf (x2 y) − yf (xy 2 )).
Khai triển và rút gọn, ta được yf (x2 y) = xf (xy 2 ) với mọi x, y 6= 0. Từ đây
suy ra
f (x2 y) f (xy 2 )
= , ∀x, y 6= 0.
x2 y xy 2
Do với mọi a, b ∈ R và ab 6= 0 thì luôn tồn tại x, y để x2 y = a, xy 2 = b nên
f (a)
a
= f (b)
b
, ∀a, b 6= 0. Từ đó có ngay f (x) = cx, ∀x ∈ R. Thử lại thấy thỏa.

2. Thay a = b = c = 31 , ta có ngay M ≥ 2. Với M = 2, ta cần chứng minh rằng


 
1 1 1
+ + (a − bc)(b − ca)(c − ab) ≤ 2abc.
(a + b)2 (b + c)2 (c + a)2
1 1 1 1 1 1 1
Ta có (a+b)2
+ (b+c)2
+ (c+a)2
≤ 4ab
+ 4ab
+ 4ca
= 4abc
nên ta đưa về

(a − bc)(b − ca)(c − ab) ≤ 8a2 b2 c2 .

Tập san Toán học STAR EDUCATION


NHÓM GV CHUYÊN THPT

Đặt b + c = 2x, c + a = 2y, a + b = 2z thì x + y + z = 1 và a = y + z − x, b =


z + x − y, c = x + y − z. Khi đó, x, y, z là độ dài ba cạnh của tam giác và
a − bc = (y + z − x)(x + y + z) − (x + y − z)(z + x − y) = 2(y 2 + z 2 − x2 ). Bài
toán đưa về

(x2 +y 2 −z 2 )(y 2 +z 2 −x2 )(z 2 +x2 −y 2 ) ≤ (y + z − x)2 (z + x − y)2 (x + y − z)2 .

Nếu vế trái âm thì bài toán được giải quyết, ngược lại, ta tiếp tục như sau:
Trước hết, ta có hằng đẳng thức quen thuộc (công thức Heron) là

(m + n + p)(m + n − p)(n + p − m)(p + m − n)


= 2(m2 n2 + n2 p2 + p2 m2 ) − (m4 + n4 + p4 ).

Ngoài ra 3(x2 + y 2 + z 2 ) ≥ (x + y + z)2 nên ta đưa về chứng minh

3(x2 + y 2 + z 2 )(x2 + y 2 − z 2 )(y 2 + z 2 − x2 )(z 2 + x2 − y 2 )


≤ (x + y + z)2 (y + z − x)2 (z + x − y)2 (x + y − z)2

hay
2
3 (x4 y 4 + y 4 z 4 + z 4 x4 ) − (x8 + y 8 + z 8 ) ≤ (x2 y 2 + y 2 z 2 + z 2 x2 ) − (x4 + y 4 + z 4
  

Khai triển và rút gọn, ta được

x8 +y 8 +z 8 +x2 y 2 z 2 (x2 +y 2 +z 2 ) ≥ x2 y 2 (x4 +y 4 )+y 2 z 2 (y 4 +z 4 )+z 2 x2 (z 4 +x4 )

Đây chính là BĐT Schur bậc 4 cho các số thực x2 , y 2 , z 2 . Bài toán được giải
quyết hoàn toàn.
Bài 3
1. Dễ thấy rằng H là tâm nội tiếp và A, B, C là các tâm bàng tiếp của tam giác
DEF. Gọi X, Y, Z lần lượt là tiếp điểm của (H) lên các cạnh EF, F D, DE. Kẻ
đường kính XX 0 của (H) thì D, X 0 , J thẳng hàng; kẻ AJ⊥EF với J ∈ EF.

Tập san Toán học STAR EDUCATION


66 NHÓM GV CHUYÊN THPT

Ta có XX 0 k DK (do cùng vuông góc với EF ), mà H là trung điểm XX 0 nên


D(JX, AK) = −1. Suy ra A(JX, DK) = −1, kết hợp với DK k AJ (cùng
vuông EF ) nên AX đi qua trung điểm T của DK. Theo định lý Ceva dạng
sin thì
Y sin ∠T AE Y XE AF Y XE AC
= ( · )= ( · ) = 1,
sin ∠T AF XF AE XF AB
với chú ý DX, EY, F Z đồng quy tại điểm Gergonne của tam giác DEF. Từ
đây suy ra các đường thẳng AT, BU, CV đồng quy.

Do Y Z vuông góc với phân giác trong góc D nên song song với phân giác
ngoài của D. Suy ra Y Z k BC. Tương tự thì Y Z k CA, XY k AB. Hai tam
giác XY Z, ABC có các cạnh đôi một song song, lại có H, O lần lượt là tâm
ngoại tiếp nên các đường thẳng AX, BY, CZ sẽ đồng quy tại một điểm nằm
trên OH.
2. Gọi O0 là tâm của đường tròn (AOD) và K, M lần lượt là trung điểm EF, BC.
Ta thấy tồn tại phép vị tự quay tâm D biến: E → B, F → C nên sẽ biến
K → M. Ngoài ra phép vị tự quay đó cũng biến O0 → O nên ta có hai tam
giác DO0 O, DKM đồng dạng. Mà O0 O = O0 D nên KD = KM.

Lại có OD k EF do tính đẳng giác của AD, AO trong góc EAF , nên KO =
KD. Từ đó suy ra KO = KM nên K luôn thuộc trung trực OM là đường
thẳng cố định.
Bài 4.
1. Đặt vn = un + 1 thì ta có
 
2vn − 1 vn − 1
vn+1 − 1 ∈ 3vn − 1, ,
vn + 1 2vn + 1
hay  
3vn 3vn
vn+1 ∈ 3vn , , .
vn + 1 2vn + 1

Tập san Toán học STAR EDUCATION


NHÓM GV CHUYÊN THPT

n o
1 1 3
Lại đặt xn = vn
thì ta có xn+1
∈ , 3 , 3
xn xn +1 xn +2
nên
 
xn x n + 1 xn + 2
xn+1 ∈ , , .
3 3 3

Từ đây, bằng quy nạp, ta suy ra được


x0 ε1 ε2 εk
xk+1 = k
+ + 2 + ··· + k
3 3 3 3
với εi ∈ {0, 1, 2} với mọi i = 1, 2, . . . , k. Do trong dãy ban đầu có chứa 100
1
nên dãy này có chứa 101 . Suy ra

101
3k = + 101 3k−1 ε1 + 3k−2 ε2 + · · · + εk .

v0

Từ đó suy ra v0 |101 nên v0 ∈ {1; 101}. Tuy nhiên, v0 = a+1 > 1 nên v0 = 101,
kéo theo a = 100. Khi đó, ta viết lại

3k − 1 = 101 3k−1 ε1 + 3k−2 ε2 + · · · + εk .




Suy ra 101|3k − 1. Do đó, kmin = ord101 (3) = 100.

2. Chú ý rằng theo giả thiết thì nếu có một hộp 10 viên bi thì hộp còn lại có không
quá 9 viên bi. Từ đó suy ra tổng số bi của hai hộp liên tiếp sẽ ≤ 9 + 10 = 19.

Suy ra tổng số bi của các hộp (2, 3), (5, 6), (8, 9), . . . , (98, 99) sẽ không vượt
quá 33 × 19 = 627. Từ đó suy ra tổng số bi trong 100 hộp sẽ không vượt quá
928 viên. Không khó để xây dựng mô hình thỏa mãn đề bài.

Tập san Toán học STAR EDUCATION

You might also like