Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Đảm bảo có sự phân định theo năng lực nhận thức, năng lực tư duy và năng lực

vận hành( kỹ năng, kỹ xảo)

Trong khoa học tâm lý giáo dục, ở một góc độ nào đó, người ta cũng có thể phân
định nội dung kiến thức theo năng lực nhận thức, năng lực tư duy và năng lực vận
hành (kỹ năng, kỹ xảo). Cụ thể:
a) Phân định theo năng lực nhận thức: được phân thành 8 cấp độ như sau:
- Biết: ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ và các nguyên lý dưới hình thức mà sinh viên
đã được học.
- Hiểu: hiểu các tư liệu đã được học, sinh viên phải có khả năng diễn giải, mô tả
tóm tắt thông tin thu nhận được.
- Áp dụng: áp dụng được các thông tin, kiến thức vào tình huống khác với tình
huống đã học.
- Phân tích: biết tách từ tổng thể thành bộ phận và biết rõ sự liên hệ giữa các thành
phần đó đối với nhau theo cấu trúc của chúng.
- Tổng hợp: biết kết hợp các bộ phận thành một tổng thể mới từ tổng thể ban đầu.
- Đánh giá: biết so sánh, phê phán, chọn lọc, quyết định và đánh giá trên cơ sở các
tiêu chí xác định.
- Chuyển giao: có khả năng diễn giải và truyền thụ kiến thức đã tiếp thu được cho
đối tượng khác.
- Sáng tạo: sáng tạo ra những giá trị mới trên cơ sở các kiến thức đã tiếp thu được.
b) Phân định theo năng lực tư duy: thông thường có thể chia thành 4 cấp độ:
- Tư duy trừu tượng: suy luận một cách khái quát hoá, tống quát hoá ngoài khuôn
khố có sẵn.
- Tư duy hệ thống: suy luận theo một cách toàn diện, hệ thống trước một sự kiện,
một
hiện tượng.
- Tư duy phê phán: suy luận một cách có nhận xét, có phê phán.
- Tư duy sáng tạo: suy luận các vấn đề một cách mở rộng và ngoài các khuôn khố
định sẵn, tạo ra những cái mới.

c) Phân định nội dung kiến thức theo năng lực vận hành (kỹ năng - kỹ xảo) thành 5
cấp độ từ thấp đến cao:
- Bắt chước: quan sát và cố gắng lặp lại một kỹ năng nào đó.
- Thao tác: hoàn thành một kỹ năng nào đó theo chỉ dẫn không còn là bắt chước
máy móc.
- Chuẩn hoá: lặp lại kỹ năng nào đó một cách chính xác, nhịp nhàng, đúng đắn,
thường thực hiện một cách độc lập, không phải hướng dẫn.
- Phối hợp: kết hợp được nhiều kỹ năng theo thứ tự xác định một cách nhịp nhàng
và ốn định.
- Tự động hoá: hoàn thành một hay nhiều kỹ năng một cách dễ dàng và trở thành
tự nhiên, không đòi hỏi một sự gắng sức về thể lực và trí tuệ.
Việc phân định nội dung kiến thức theo năng lực nhận thức và năng lực tư duy hay
năng lực vận hành là cơ sở khoa học để xây dựng mục tiêu đào tạo, nội dung dạy
và học, yêu cầu kiểm tra đánh giá tiếp thu môn học với chất lượng mong muốn cho
từng chương trình đào tạo, từng đề cương môn học và triển khai đào tạo.
Trên đây là các cách phân định nội dung kiến thức. Tuỳ thuộc vào mục tiêu đào
tạo, vào tầm nhìn và góc độ khác nhau mà người ta vận dụng cách phân định này
hay phân định khác. Tuy nhiên các cách phân định nói trên đều cùng chung mục
đích là đảm bảo chất lượng trong thiết kế chương trình đào tạo, đề cương môn học
hay hoạch định nội dung giáo trình.
Để đảm bảo mục tiêu đào tạo như trên cho mỗi bậc học, rõ ràng là chương trình và
nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập cho mỗi bậc học
phải là yếu tố quyết định
VD: Để xây dựng đề cương kiểm tra thì giảng viên phải nghiên cứu kĩ lưỡng về
khả năng tư duy, năng lực nhận thức của sinh viên để đưa ra câu hỏi khái quát cho
môn học. Các câu hỏi phải đảm bảo mức phân hóa để có thể phân loại được mức
độ tư duy của sinh viên.
VD: Khi học về bài “Nhân với số có một chữ số (không nhớ)” thì ban đầu các em
sẽ quan sát cách giáo viên hướng dẫn thực hiện bài mẫu và sau đó các em thực
hiện. Dần dần thì các em sẽ tự thực hiện được phép tính và làm được những bài tập
khó hơn. Sau đó thì khi gặp lại những bài tương tự thì các em sẽ làm được một
cách đơn giản.

You might also like