Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỂ KIỄM TRA LỚP 10

Môn: HÓA HỌC


Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên :…………………………………………………………

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí
sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Quy tắc xác định số oxi hoá nào sau đây không đúng?
A. Trong đơn chất, số oxi hoá của nguyên tử bằng 0.
B. Trong phân tử hợp chất, số oxi hoá của oxygen luôn là -2.
C. Trong hợp chất, tổng số oxi hoá của các nguyên tử trong phân tử bằng 0.
D. Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hoá của nguyên tử bằng điện tích ion.
Câu 2: Số oxi hóa của aluminium trong Al, Al2O3 lần lượt là
A. 0, +2. B. 0, +3. C. +3, 0. D. 0, -3.
0
Câu 3: Cho phản ứng sau: 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(g) ΔrH 298 = −483,64kJ
Enthalpy tạo thành chuẩn của H2O(g) là
A. – 483,64 kJ/ mol. B. 483,64 kJ/ mol. C. – 241,82 kJ/ mol. D. 241,82 kJ/ mol.
Câu 4 : Số oxi hóa của chromium trong K2Cr2O7 là
A. +1. B. +4. C. +6. D. +7.
Câu 5 : Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của
nguyên tử?
A. Khối lượng nguyên tử. B. Số oxi hóa.
C. Số hiệu nguyên tử. D. Số khối.
+5 +2
Câu 6: Cho quá trình N + 3e→N đây là quá trình
A. khử. B. oxi hóa. C. tự oxi hóa – khử. D. nhận proton
Câu 7: Cho phản ứng: NH3 + HCl → NH4Cl. Trong đó, NH3 đóng vai trò là
A. chất khử. B. vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.
C. chất oxi hoá. D. không phải là chất khử, không là chất oxi hoá.
Câu 8: Trong phản ứng nào sau đây HCl đóng vai trò là chất oxi hoá?
A. 2HCl + FeO → FeCl2 + H2O.
B. 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O.
C. 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
D. 2HCl + Mg → MgCl2 + H2.
Câu 9: Phản ứng thu nhiệt thì
A. ∆rH = 0. B. ∆rH < 0. C. ∆rH > 0. D. ∆rH ≥ 0.
Câu 10: Cho giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn:

Liên kết C–H C–C C=C


Eb (kJ/mol) 418 346 612

Biến thiên enthalpy của phản ứng: C3H8(g) → CH4(g) + C2H4(g) có giá trị là
A. +103 kJ. B. –103 kJ. C. +80 kJ. D. –80 kJ.
Câu 11: Trong phản ứng hoá học: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2, mỗi nguyên tử Al đã
A. nhận 3 electron. B. nhường 3 electron.
C. nhận 2 electron. D. nhường 2 electron.
Câu 12: Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền
A. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với hydrogen.
B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với oxygen.
C. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó.
D. bằng 0.
Câu 13: Cho phản ứng: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2S + H2O. Khi hệ số cân bằng phản ứng là nguyên và tối
giản thì số phân tử H2O tạo thành là
A. 3. B. 10. C. 5. D. 4.
Câu 14: Các phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra
A. thuận lợi hơn các phản ứng thu nhiệt. B. khó khăn hơn các phản ứng thu nhiệt.
C. thuận lợi hơn khi càng tỏa nhiều nhiệt. D. thuận lợi hơn khi càng tỏa ít nhiệt.
Câu 15: Tổng hệ số cân bằng (là các số nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng dưới đây là
Fe3O4 + HNO3 →Fe(NO3)3 + NO + H2O
A. 55. B. 20. C. 25. D. 50.
Câu 16: Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư theo sơ đồ phản ứng sau:
MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2↑ + H2O. Số mol HCl bị oxi hoá là
A. 0,2. B. 0,1. C. 0,4. D. 0,8.
Câu 17: Chất bị oxi hoá là
A. chất nhường electron.
B. chất nhận electron.
C. chất có số oxi hoá giảm xuống sau phản ứng.
D. chất có số oxi hoá không thay đổi sau phản ứng.
Câu 18: Cho phương trình hóa học của phản ứng: C2H4(g) + H2O(1) → C2H5OH(1)
Biết:
Chất C2H5OH C2H4 H2O
0
ΔfH 298 (kJ/ mol) -277,63 +52,47 -285,84
Biến thiên enthalpy của phản ứng là
A. + 44,26 kJ. B. - 44,26 kJ. C. + 22,13 kJ. D. – 22,13 kJ.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai.Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi
câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Cho các phát biểu :
(a) Sự oxi hóa là sự nhường electron hay sự làm tăng số oxi hóa.
(b) Trong quá trình oxi hóa, chất khử nhận electron.
(c) Sự khử là sự nhận electron hay là sự làm giảm số oxi hóa.
(d) Trong quá trình khử, chất oxi hóa nhận electron và bị khử xuống số oxi hóa thấp hơn.
Câu 2: Cho các phát biểu :
a) Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1
atm và 25o C.
(b) Nhiệt (tỏa ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298 K là biến thiên
enthalpy chuẩn của phản ứng đó.
(c) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt.
(d) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt và
lấy nhiệt từ môi trường.
Câu 3: Cho phản ứng: 4HNO3 đặc + Cu → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
a) Trong phản ứng trên, HNO3 chỉ là chất oxi hóa
b) HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa và môi trường
c) Tổng hệ số nguyên tối giản phản ứng là 12
d) Quá trình Cu → Cu 2+ + 2e là quá trình khử.
Câu 4: Cho phản ứng sau: S (s) + O2 (g) SO2 (g) (SO2, g) = – 296,8 kJ/mol
a) (SO2, g) = – 296,8 kJ/mol là lượng nhiệt tỏa ra khi tạo ra 1 mol SO2 (g) từ đơn chất S (s) và
O2 (g), đây là các đơn chất bền nhất ở điều kiện chuẩn;
b) Ở điều kiện chuẩn (O2, g) = 0;
c) Ở điều kiện chuẩn (S, s) = 0;
d) Hợp chất SO2(g) kém bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền S (s) và O2 (g).

PHẦN III : Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Trong các phản ứng sau:
(1) Phản ứng đốt cháy cồn.
(2) Phản ứng tôi vôi.
(3) Phản ứng nhiệt phân thuốc tím ( KMnO4).
Số phản ứng toả nhiệt là bao nhiêu ?

Câu 2: Cho phản ứng: aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O


Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a + b) bằng

Câu 3: Cho phản ứng đốt cháy ethane: C2H6 (g) + 7/2 O2 (g) t∘→ 2CO2 (g) + 3H2O (l)
Chất C2H6 (g) O2 (g) CO2 (g) H2O (l)
ΔfH0298 (kJmol-1) -84,7 0 -393,5 -285,8
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy ethane bao nhiêu ?
Câu 4: Cho các phản ứng hóa học sau:

Số phản ứng trong đo S thể hiện tính khử là bao nhiêu ?


Câu 5: Cho các hợp chất sau: NH3, NH4HCO3, HNO3, NO2. Số hợp chất chứa nguyên tử nitrogen có số oxi
hoá -3 là

Câu 6: Phản ứng tạo thành propene từ propyne:

Cho năng lượng của các liên kết:


Liên kết C–H C–C C=C C≡C H-H
Eb (kJ/mol) 413 347 614 839 432
Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành propene trên là bao nhiêu ?

----------HẾT----------

You might also like