Tâm lý học Nghề nghiệp

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Tâm lý học Nghề nghiệp (TLH2)

Câu 1. Trình bày về đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS và THPT và nêu vận
dụng vào dạy học
* Đặc điểm của hoạt động học tập học sinh THCS
Ở trường THCS, việc học tập của các em phức tạp hơn. Các em chuyển sang nghiên cứu có hệ
thống những cơ sở của các khoa học, các em học tập các phân môn… Mỗi môn học gồm những
khái niệm, những quy luật được sắp xếp thành một hệ thống tương đối sâu sắc. Điều đó đòi hỏi
các em phải tự giác và độc lập cao.
- Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng khác trước. Các em được học với nhiều giáo
viên, mỗi giáo viên có trình độ nghề nghiệp, cách dạy và yêu cầu khác nhau đối với học sinh.
Điều này tạo ra những khó khăn nhất định cho các em nhưng nó cũng tạo điều kiện cho các em
phát triển dần phương thức nhận thức người khác.
- Động cơ học tập đã được hình thành rõ nét và biểu hiện phong phú. Hai động cơ hình thành và
chi phối hoạt động học tập của các em: động cơ hoàn thiện tri thức và động cơ quan hệ xã hội.
Sự xuất hiện động cơ học tập mới này có quan hệ đến sự hình thành thái độ, hứng thú, viễn
cảnh sống, lý tưởng, dự định trong tương lai của thiếu niên. Như vậy, học tập ở giai đoạn này có
ý nghĩa quan trọng đối với các em, và từ đó xuất hiện hoạt động tự học.
- Thái độ tự giác đối với học tập ở tuổi thiếu niên cũng tăng lên rõ rệt. Ở tuổi thiếu niên, thái độ
đối với môn học do nội dung môn học và sự đòi hỏi phải mở rộng tầm hiểu biết chi phối. Thái
độ đối với môn học đã được phân hóa (môn “hay”, môn “không hay” … )
- Hứng thú học tập, nội dung học tập đã được mở rộng; nhiều em đã có yếu tố tự học, có hứng
thú bền vững đối với môn học, say mê học tập. Tuy nhiên, tính tò mò, ham hiểu biết nhiều có
thể khiến hứng thú của thiếu niên bị phân tán và không bền vững và có thể hình thành thái độ dễ
dãi, không nghiêm túc đối với các lĩnh vực khác trong cuộc sống.
=>Giáo viên cần thấy được mức độ phát triển cụ thể ở mỗi em để kịp thời động viên, hướng
dẫn thiếu niên khắc phục những khó khăn trong học tập và hình thành nhân cách một cách tốt
nhất. Đặc biệt chú ý đến nội dung phương pháp dạy phù hợp với các em.
KLSP: Nhà trường và gia đình nên gần gũi,chia sẻ với học sinh, tránh để các em thu nhận
những thông tin ngoài luồng, tránh tình trạng phân hoá thái độ đối với môn học, học lệch để các
em có được sự hiểu biết toàn diện, phong phú.
- Cần giúp học sinh THCS hiểu được các khái niệm đạo đức một cách chính xác, khắc phục
những quan điểm không đúng ở các em.
- Nhà trường cần tổ chức những hoạt động tập thể lành mạnh, phong phú để học sinh THCS
được tham gia và có được những kinh nghiệm đạo đức đúng đắn, hiểu rõ các chuẩn mực đạo
đức và thực hiện nghiêm túc theo các chuẩn mực đó để các em có được sự phát triển nhân cách
toàn diện.
- Người lớn (cha mẹ, thầy cô giáo) cần tôn trọng tính tự lập của học sinh THCS và hướng dẫn,
giúp đỡ để các em xây dựng được mối quan hệ đúng.
* Đặc điểm của hoạt động học tập học sinh THPT:
1. Nội dung, tính chất hoạt động học tập
– Nội dung học tập nhiều hơn, khó hơn, phức tạp hơn; đi sâu vào những tri thức cơ bản, những
quy luật của các bộ môn khoa học, người học cần thay đổi phương pháp học tập.
– Hoạt động học tập đòi hỏi tính năng động, tính độc lập, tính sáng tạo cao và trình độ tư duy lý
luận phát triển
- Gắn liền với hoạt động hướng nghiệp vì vậy có tính phân hóa trong hoạt động học tập
2. Động cơ học tập
- Hình thành rõ nét, phong phú, có cấu trúc phức tạp
- Gắn liền với động cơ nghề nghiệp từ đó động cơ học tập đã trở thành động lực thúc đẩy hoạt
động học tập của các em
- Xuất hiện các loại động cơ học tập: động cơ hoàn thiện tri thức, động cơ quan hệ xã hội, động
cơ thực tiễn,động cơ nhận thức, ý nghĩa xã hội của môn học…
-Tuy nhiên ở một số thanh niên động cơ qh XH chi phối rất lớn đến HÐ học tập, nên học tập
còn vì điểm, còn đối phó..
3. Thái độ học tập
- Ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời nên các em tích cực, tự
giác hơn trong học tập.
- Thái độ học tập của học sinh đối với các môn học trở nên có tính lựa chọn hơn. Điều này gắn
liền với việc lựa chọn nghề nghiệp. Có môn thi tỏ ra lo lắng, tích cực, có trách nhiệm, có môn
thi lại thờ ơ
- Hạn chế: chỉ tập trung học một số môn có liên quan đến nghề nghiệp đã chọn từ đó dẫn đến
không chỉ giảm sút kết quả học tập nói chung mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân
cách thanh niên.
4. Hứng thú học tập
- Hứng thú học tập của học sinh THPT mang tính chất rộng, sâu và bền vững hơn học sinh
THCS.
- Hứng thú học tập ổn định, đặc thù đối với một khoa học, một lĩnh vực hoạt động nhất định, vì
thế mà nó gắn liền với xu hướng chọn nghề nghiệp của các em.
- Cuối bậc THPT hứng thú của các em tương đối ổn định, bền vững đối với một số môn học và
lĩnh vực tri thức nhất định
- Hạn chế: một số thanh niên chưa có biểu hiện hứng thú rõ rệt với các môn học cụ thể; một số
khác hứng thú với thể thao, văn nghệ, hoạt động thực tiễn hơn là học tập.
KLSP:Trong giảng dạy chú ý phát triển tư duy trừu tượng
-Rèn luyện kĩ năng phân tích phê phán để phát triển tư duy độc lập ,khắc phục tình trạng có kết
luận vội vàng.
-Kích thích tình tích cực và phát triển hứng thú môn học.
-Chú ý tới các em còn nhiềuyếu kém trong học tập
*Vận dụng vào dạy học

- Trong giáo dục, giáo viên cần thấy được mức độ phát triển cụ thể ở mỗi em để kịp thời động
viên, hướng dẫn thiếu niên khắc phục những khó khăn trong học tập và hình thành nhân cách
một cách tốt nhất

- Cần chú ý tới tài liệu học tập : Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học, phải gắn
với cuộc sống của các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học, phải gợi cảm, gây
cho học sinh hứng thú học tập và phải trình bày tài liệu, phải gợi cho học sinh có nhu cầu tìm
hiểu tài liệu đó

- Giáo viên phải giúp đỡ các em hướng dẫn cho các em cách học, có phương pháp học tập phù
hợp.

Câu 2. Trình bày về sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS và THPT và nêu hướng vận
dụng vào phát triển trí tuệ cho học sinh.
* Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ học sinh THCS:
1. Tri giác:
- Các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp khi tri giác sự vật, hiện tượng phức tạp.
- Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn.
2. Trí nhớ:
- Trí nhớ của thiếu niên cũng được thay đổi về chất. Đặc điểm cơ bản lứa tuổi này là sự tăng
cường tính chất chủ định, năng lực ghi nhớ tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu
suất ghi nhớ cũng được nâng cao.
- Có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ, có những kỹ năng tổ chức hoạt
động tư duy, biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài
liệu.
- Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng
nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa.Vì thế giáo viên cần phải:
+Dạy cho học sinh phương pháp ghi nhớ lôgic.
+Giải thích cho các em rõ sự cần thiết phải ghi nhớ chính xác những định nghĩa, những qui luật.
+Rèn luyện cho các em có kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễn đạt của
mình.
+Khi kiểm tra sự ghi nhớ, phải bằng sự tái hiện mới biết được hiệu quả của ghi nhớ.
+Giáo viên cần hướng dẫn các em vận dụng cả hai cách ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa
một cách hợp lý.
+Cần chỉ cho các em thiết lập các mối liên tưởng ngày càng phức tạp hơn, gắn tài liệu mới với
tài liệu cũ, giúp cho việc lĩnh hội tri thức có hệ thống hơn, đưa tài liệu cũ vào hệ thống tri thức.
- Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn.
- Có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời nói của mình.
3.Tư duy
Chuyến từ tư duy trực quan sang tư duy trừu tượng
- Đầu cấp: Tư duy cụ thể vẫn phát triển và giữ vai trò quan trọng
- Cuối cấp: Tư duy trừu tượng phát triển mạnh
- Có khả năng: Phân tích, tổng hợp. Trừu tượng hóa, khái quát hóa. Suy luận, đặt giả thuyết để
giải quyết vấn đề. Phê phán. Độc lập giải quyết nhiệm vụ.
- Mức độ và chất lượng tư duy không được hình thành như nhau ở mọi thiếu niên.
- Hạn chế: Phân tích mối quan hệ nhân quả. Phân biệt các dấu hiệu bản chất và không bản chất
trong một số trường hợp. Một số em thích học nhanh nhưng lại ngại suy nghĩ. Không có nhu
cầu tìm hiểu những vấn đề phức tạp.
Từ những đặc điểm trên, giáo viên cần lưu ý:
+ Phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh để làm cơ sở cho việc lĩnh hội khái niệm khoa học
trong chương trình học tập.
+Chỉ dẫn cho các em những biện pháp để rèn luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán và độc lập
4. Tưởng tượng
- Phong phú, hình ảnh tưởng tượng mang tính khái quát, sáng tạo hơn lứa tuổi trước
- Tưởng tượng tái tạo khá đầy đủ, chính xác và mang tính khách quan
- Tưởng tượng sáng tạo phát triển thể hiện ở khả năng sáng tác văn học, nghệ thuật, hội họa.
5. Chú ý
- Đặc điểm nổi bật ở giai đoạn này là chú ý có chủ định chiếm ưu thế và khá bền vững, các em
có thể tập trung lâu dài vào một hay một số đối tượng.
- Tính lựa chọn của chú ý phát triển và phụ thuộc vào tính chất tri thức của môn học, mức độ
hứng thú của thiếu niên với tri thức đó.
- Khối lượng chú ý tăng rõ rệt, cùng một lúc có thể tập trung vào nhiều đối tượng khác nhau mà
vẫn đạt hiệu quả cao.
- Sự di chuyển của chú ý từ thao tác này sang thao tác khác, từ hành động này sang hành động
khác, từ hoạt động này sang hoạt động khác nhanh và dễ dàng, đặc biệt là hoạt động học tập.
6. Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ phát triển mạnh, vốn từ tăng rõ rệt, đặc biệt là các thuật ngữ khoa học. Các em nói
và diễn đạt rõ ràng, lưu loát bằng ngôn ngữ của chính mình, dùng câu cú đúng ngữ pháp.
- Tuy nhiên, ngôn ngữ của thiếu niên vẫn còn nhiều thiếu sót, nhiều em viết sai ngữ pháp, dùng
từ sáo rỗng, thiếu chân thực…
* Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ học sinh THPT:
1. Tri giác
- Tri giác có mục đích phát triển đến mức cao, giúp các em có khả năng quan sát có mục đích,
có hệ thống và toàn diện hơn.
- Quá trình tri giác đã chịu sự điều khiển của ngôn ngữ và không tách rời tư duy trừu tượng.
- Khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp khi tri giác tăng lên, các em đã biết phân tích, tổng
hợp từ những yếu tố cụ thể, chi tiết để tìm ra yếu tố chung, phổ biến của nhiều sự vật, đó là cơ
sở của khái quát hóa khái niệm sau này.
-Việc tri giác thời gian và không gian của các em cũng chính xác hơn.
Tuy nhiên, ở một số thanh niên tri giác còn chịu sự chi phối của cảm xúc, tâm trạng.
2. Trí nhớ
- Trí nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo, tăng lên rõ rệt.
- Các em sử dụng phương pháp ghi nhớ, thủ thuật ghi nhớ ngày càng nhiều.
- Biết lựa chọn nội dung tài liệu để ghi nhớ, nhận biết tài liệu nào thì cần ghi nhớ từng câu, tài
liệu nào ghi nhớ ý chính rồi diễn đạt theo ngôn ngữ của mình…,
- Sự ghi nhớ đã có sự lựa chọn rõ ràng.
- Tuy nhiên, một số em còn ghi nhớ đại khái, chung chung, đánh giá thấp việc ôn tập tài liệu.
3. Chú ý
- Chủ định cũng phát triển, khả năng phân phối chú ý của các em rất tốt. Năng lực này càng lên
lớp trên càng phát triển.
- Tính lựa chọn và ổn định của chú ý ở lứa tuổi này phát triển cao hơn hẳn học sinh lớp dưới.
4. Tư duy
– Tư duy của các em có tính chặt chẽ, nhất quán và có căn cứ hơn khi lý giải các vấn đề
– Tính độc lập, tính phê phán và tính sáng tạo trong tư duy phát triển mạnh
– Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa trong tư duy tăng hơn
lứa tuổi trước vì vậy các em lĩnh hội được các khái niệm trừu tượng của các môn học.
– Các em đã nắm được các mối quan hệ nhân quả của sự vật trong thế giới.
5. Tưởng tượng
- Tưởng tượng phát triển mạnh mẽ, phong phú và mang tính tích cực,biết sử dụng nhiều phương
pháp sáng tạo ra hình ảnh mới.
- Biểu tượng của tưởng tượng mang tính chất sáng tạo và gắn với hiện thực hơn.
- Tưởng tượng tái tạo tương đối đầy đủ và chính xác.
- Tưởng tượng phong phú là cơ sở để các em sáng tạo và xây dựng ước mơ, lý tưởng của mình.
6. Ngôn ngữ
– Ngôn ngữ phát triển mạnh và gắn liền với sự phát triển của tư duy
– Ngôn ngữ giàu hình tượng, đúng ngữ pháp
– Các em có nhu cầu dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt ý nghĩ, cảm xúc của mình một cách
hay nhất
– Hạn chế: Vẫn còn một số em viết và nói còn cầu kỳ, dùng từ chưa chính xác, câu văn dài
dòng, mắc nhiều lỗi chính tả.
*Vận dụng vào dạy học
- Trong giáo dục, giáo viên cần thấy được mức độ phát triển cụ thể ở mỗi em để kịp thời động
viên, hướng dẫn thiếu niên khắc phục những khó khăn trong học tập và hình thành nhân cách
một cách tốt nhất

- Cần chú ý tới tài liệu học tập : Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học, phải gắn
với cuộc sống của các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học, phải gợi cảm, gây
cho học sinh hứng thú học tập và phải trình bày tài liệu, phải gợi cho học sinh có nhu cầu tìm
hiểu tài liệu đó

- Giáo viên phải giúp đỡ các em hướng dẫn cho các em cách học, có phương pháp học tập phù
hợp.
Câu 3. Đời sống tình cảm của học sinh THCS, THPT vận dụng vào gd tình cảm cho HS.
* Đời sống tính cảm học sinh THCS:
Tình cảm của học sinh THCS sâu sắc và phức tạp hơn các em học sinh tiểu học, cụ thể:
- Đặc điểm tình cảm nổi bật ở lứa tuổi này các em dễ xúc động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng,
bồng bột, hăng say…Điều này là do ảnh hưởng của sự phát dục và thay đổi một của số bộ phận
của trong cơ thể. Nhiều khi còn do hoạt động thần kinh không cân bằng, hưng phấn mạnh đã
làm cho các em không tự kiềm chế nổi.
- Ở cuối lứa tuổi học sinh THCS tình cảm của các em đã biết phục tùng lý trí, tình cảm cao cấp
phát triển mạnh cụ thể:
+ Tình cảm đạo đức hình thành rõ nét, thể hiện ở những rung động yêu ghét rõ ràng các
hành vi đạo đức và phi đạo đức.
+ Tình cảm trí tuệ và tình cảm thẩm mỹ bắt đầu phát triển: Các em biết rung động trước cái
đẹp, cái mới, cái sáng tạo…
- Tình bạn ở lứa tuổi này bền vững hơn so với lứa tuổi trước và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
với các em, vì vậy các em thường thể nghiệm chúng một cách mạnh mẽ.
- Thiếu niên dễ có phản ứng mãnh liệt trước sự đánh giá, nhất là sự đánh giá thiếu công bằng
của người lớn.
- Tâm trạng của thiếu niên thay đổi nhanh chóng, thất thường, có lúc đang vui nhưng chỉ là một
cớ gì đó lại sinh ra buồn ngay hoặc đang lúc bực mình nhưng gặp điều gì thích thú lại tươi cười
ngay. Do đó, nên thái độ của các em đối với những người xung quanh cũng có nhiều mâu thuẫn.
* Đời sống tính cảm học sinh THPT:
1. Đặc điểm chung
- Đời sống tình cảm của thanh niên rất phong phú và đa dạng, có thái độ xúc cảm đối với các
mặt khác nhau của đời sống. Nét đặc trưng đặc biệt ở lứa tuổi này là sự phát triển của tình cảm
đạo đức chính trị - xã hội. Các em yêu quê hương, đất nước, yêu thích sự công bằng, căm ghét
sự vô lý, bất công một cách mạnh mẽ.
- Các em nhạy cảm hơn với các điều mới của đời sống, rung động mạnh mẽ hơn trong tình cảm
gđ, mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn trong tình cảm thẩm mỹ, trí tuệ như yêu khoa học và nghệ thuật.
Khả năng tự kiểm soát và tự điều chỉnh xúc cảm, thái độ, hành vi của thanh niên cũng được
hình thành và phát triển mạnh mẽ. Trạng thái cảm xúc của các em trở nên bền vững hơn.

2. Tình bạn
- Ở tuổi thanh niên nhu cầu tình bạn phát triển cao hơn và khác ở một số đặc điếm sau:
+ Thứ nhất, động cơ tình bạn sâu sắc hơn, yêu cầu của tình bạn cao hơn: sự chân thành, tin
tưởng lẫn nhau, lòng vị tha, sự trung thành, sẵn sàng giúp đỡ nhau; có hứng thú, khát vọng
chung…
+ Thứ hai, tình cảm đó có nội dung hơn, bao gồm phạm vi hứng thú và hoạt động rất rộng.
+ Thứ ba, tình bạn đượm màu cảm xúc hơn, nghĩa là các em nhạy cảm hơn, không chỉ có khả
năng xúc cảm chân tình, mà còn có khả năng đáp ứng lại xúc cảm của người khác.
- Tình bạn của thanh niên, cũng như thiếu niên, có đặc điểm rất bền vững. Các em quan tâm đến
bộ mặt tinh thần và những nét tính cách của bạn. Tình bạn ở tuổi này có thể vượt qua được mọi
thử thách và thường kéo dài trong suốt đời người.
- Thanh niên ở lứa tuổi này đều coi tình bạn là những mối quan hệ quan trọng nhất của mình vì
chính bạn bè giúp các em đối chiếu những thể nghiệm và ước mơ lý tưởng, cho phép họ học
được cách tự đánh giá mình và đánh giá người khác. Bạn bè còn là nơi “tâm sự” chia sẻ những
rung động, là nhu cầu bản thân.
- Ở thanh niên mới lớn, sự khác biệt giữa các cá nhân trong tình bạn rất rõ. Quan niệm của
thanh niên về tình bạn và mức độ thân tình trong tình bạn có sự khác nhau.
Nguyên nhân kết bạn cũng rất phong phú (vì phẩm chất tốt ở bạn, vì tính tình tương phản, vì có
hứng thú, sở thích chung…).
3. Tình yêu
- Lần đầu tiên xuất hiện một thứ tình cảm đặc biệt, đó là tình yêu. Đối với thiếu niên, đúng hơn,
chỉ là biểu hiện của mối thiện cảm, tới sự say mê, quyến luyến, thậm chí sự say đắm lần đầu,
nhưng tình yêu, với tư cách là tình cảm sâu sắc mạnh mẽ , có hiệu lực mãi tới đầu tuổi thanh
niên mới xuất hiện.
- Đây là một nhu cầu tình cảm chân chính và là một hiện tượng tự nhiên bình thường.
- Tình yêu ở lứa tuổi này về cơ bản là tình cảm lành mạnh, trong sáng, không vụ lợi và không
tính toán, thường xuất hiện từ tình bạn, từ sự cảm thông hoàn cảnh của nhau, từ sự hòa hợp tâm
hồn, từ sự quý mến cảm phục nhau hoặc từ một phẩm chất riêng lẻ: học giỏi, có tài vặt nào đó,
thậm chí sự bướng bỉnh, vô kỷ luật,... của người bạn khác giới.
- Tình yêu này thường thầm kín, dè dặt, các em thường yêu nhau trong tâm hồn hơn là biểu hiện
ra bên ngoài. Nhiều khi các em cũng không phân biệt được tình bạn Hay tình yêu.
- Tình yêu của thanh niên được quy định bởi thái độ đạo đức của họ. Trong nhiều TH, tình yêu
đang ấp ủ đã ảnh hưởng tích cực đến việc học tập và rèn luyện của thanh niên. Tình yêu tạo cho
họ nguyện vọng khắc phục những khuyết điểm để vươn lên. Cũng có nhiều trường hợp tình yêu
phát triển không bình thường đã cản trở đến việc học tập và rèn luyện của thanh niên, làm sao
nhãng công việc chung.
Thứ tình cảm “già tình bạn, non tình yêu này” thường gây những ấn tượng mạnh mẽ và rất sâu
sắc trong tâm hồn các em. Tuy vậy, mối tình đầu này thường dễ vỡ do chưa có cơ sở vững chắc
và cuộc sống của các em còn nhiều biến động về vật chất và tinh thần.

*Trong công tác giáo dục cần:


+ Bất luận trong trường hợp nào đều không được can thiệp một cách thô bạo vào tình cảm
thiêng liêng này. Người lớn không được chế nhạo, tỏ thái độ bất bình đối với sự xuất hiện
những rung động mới mẻ này của thanh niên.
+ Nếu tình yêu của các em tốt đẹp, không ảnh hưởng gì đến kết quả học tập và rèn luyện
thì giáo viên phải giúp các em vượt qua khó khăn, căng thẳng để vươn lên, giữ mãi được tình
yêu trong sáng đó.
+ Nếu tình yêu của các em ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và rèn luyện thì giáo viên
cần phải giúp các em nhận thức đúng, hướng nghị lực của các em vào những hứng thú, say mê
khác có lợi.
+ Nếu thấy tình yêu mang tính bản năng, có khuynh hướng thỏa mãn tính dục, thì giáo viên
cần phải có biện pháp nghiêm khắc, cứng rắn đối với những trường hợp này, tránh gây ảnh
hưởng xấu đến tập thể học sinh.
Giáo dục tình cảm cho thanh niên là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của gia đình, nhà trường
mà còn là của tòan xã hội. Giáo dục tình cảm là một trong những nội dung quan trọng của việc
giáo dục nhân cách, chuẩn bị cho thanh niên bước vào cuộc sống lao động xã hội.

Câu 4. Trình bày năng lực dạy học của người giáo viên và hướng rèn luyện của bản thân:
1. Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục:
Là khả năng xâm nhập vào tg bên trong của trẻ, là sự hiểu biết tường tận về nhân cách của
chúng cũng như khả năng quan sát tinh tế những biểu hiện tâm lý của hs trong qt dạy học và gd.

*Biểu hiện:
- Giáo viên phải biết xác định được khối lượng, mức độ, phạm vi kiến thức đã có ở học sinh, từ
đó xác định mức độ và khối lượng kiến thức mới cần trình bày cho học sinh.
- Phải dự đoán được những thuận lợi và khó khăn, xác định đúng đắn mức độ căng thẳng ở học
sinh khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Giáo viên phải có khả năng quan sát tinh tế và có thể xây dựng những biểu hiện chính xác về
lời giảng của mình đã được học sinh khác nhau lĩnh hội như thế nào.
- Khả năng hiểu học sinh được thể hiện ở hai mức độ: Mức độ thấp là thông qua câu trả lời và
làm bài tập của học sinh. Mức độ cao là thông qua những qua qua tiếng xì xào, ánh mắt, sắc mặt

Vì vậy, muốn hiểu hs thì người gv phải luôn qt, gần gũi hs với tình thương và trách nhiệm.
2. Tri thức và tầm hiểu biết của người thầy giáo
Tri thức và tầm hiểu biết của giáo viên là năng lực cơ bản, năng lực trụ cột của nghề dạy học,
vì:
- GV thực hiện nhiệm vụ phát triển nhân cách học sinh nhờ một phương tiện đặc biệt: tri thức.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình tất yếu phải nắm vững phương tiện ấy. Chỉ khi nào nắm
vững được nội dung, bản chất, con đường hình thành tri thức mà nhân loại đã đi qua thì khi ấy
người GV mới có thể chắt lọc được những cái cần cho sự phát triển nhân cách của người học.
- Vì công việc của nhà giáo cũng là công việc của một nhà giáo dục, để GD được HS thì không
chỉ nắm vững kiến thức môn mình dạy người thầy giáo cần có hiểu biết rộng, tâm hồn của họ
phải được bồi bổ nhiều tinh hoa của dân tộc, của cuộc sống, của khoa học. Khi đó GV mới có
thể bồi dưỡng cho thế hệ trẻ có được nhãn quan rộng rãi, có hứng thú và thiên hướng thích hợp.
- Xã hội càng hiện đại, đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với trẻ, đông thời làm cho hứng thú và
nguyện vọng của trẻ càng phát triển (thích tò mò, tìm hiểu…). Người giáo viên cầnphải nâng
cao trình độ, tri thức để đáp ứng sự phát triển ở trẻ.
- Tạo ra uy tín cho người giáo viên.
* Biểu hiện:
- Giáo viên phải nắm vững và hiểu biết rộng về môn mình phụ trách.
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt xu hướng phát triển và những phát minh trong khoa học môn
mình phụ trách và các khoa học lân cận - Biết tiến hành nghiên cứu khoa học.
- Có năng lực tự học tự bồi dưỡng để bổ túc và hoàn thiện tri thức của mình.
Để có năng lực này đòi hỏi người giáo viên phải có hai yếu tố cơ bản: Thứ nhất là có nhu cầu
mở rộng tri thức và tầm hiểu biết, thứ hai là có khả năng để làm thỏa mãn nhu cầu đó (phương
pháp tự học). Ngay cả bậc vĩ nhân nếu không thường xuyên tự bồi dưỡng thì dần mất hết nhu
cầu trí tuệ và hứng thú tinh thần. Do đó, người giáo viên phải có tầm hiểu biết sâu rộng và luôn
có nhu cầu mở rộng tầm hiểu biết để hoàn thiện tri thức của mình. Tâm hồn của giáo viên phải
được bồi bổ rất nhiều những tinh hoa của dân tộc, của cuộc sống và của khoa học.
3. Năng lực chế biến tài liệu học tập
Năng lực chế biến tài liệu là năng lực gia công về mặt sư phạm của giáo viên đối với tài liệu học
tập nhằm làm cho nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi, của từng cá nhân học sinh,
phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của học sinh và đảm bảo logic sư phạm.
* Biểu hiện:
- Trình bày tài liệu theo suy nghĩ và lập luận của mình,
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức tinh và chính xác, liên hệ được nhiều mặt giữa kiến
thức cũ và kiến thức mới, kiến thức bộ môn này với kiến thức bộ môn khác, liên hệ vận dụng
vào thực tế.
- Tìm ra những phương pháp mới, hiệu nghiệm để làm cho bài giảng đầy sức lôi cuốn và giàu
cảm xúc và sáng tạo.
- Học tập được kinh nghiệm của giáo viên khác và đúc kết kinh nghiệm cho mình.
| Yêu cầu:
- Giáo viên phải biết đánh giá đúng đắn tài liệu dùng để dạy cho học sinh, xác lập được mối
quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chương trình với trình độ nhận thức của học sinh.
- Giáo viên phải biết chế biến tài liệu cho phù hợp với logic sư phạm và vừa phù hợp với trình
độ nhận thức của học sinh.
- Giáo viên phải có khả năng phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức.
- Phải có sự sáng tạo khi chế biến và trình bày tài liệu học tập.
4. Năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học
- Năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học là khả năng tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức
của học sinh qua bài giảng.
- Nắm vững kỹ thuật dạy học mới là giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động của học sinh
giúp học sinh lĩnh hội tri thức thông qua hoạt động tích cực độc lập của bản thân.
* Biểu hiện:
- Giáo viên phải tạo cho học sinh ở vị trí người “khám phá” trong quá trình dạy học.
- GV phải truyền đạt tài liệu một cách rõ ràng, dễ hiểu và làm cho nó trở nên vừa sức với hs.
- Phải tạo ra hứng thú và kích thích học sinh suy nghĩ một cách độc lập tích cực.
- Phải tạo ra tâm thế có lợi cho sự lĩnh hội tri thức trong quá trình học tập.
Vì vậy, để có năng lực này đòi hỏi ở người giáo viên phải có quá trình học tập nghiêm túc và
rèn luyện kỹ năng sư phạm.
5. Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực ngôn ngữ là một năng lực quan trọng không thể thiếu của người thầy giáo vì đây là
công cụ, phương tiện đảm bảo cho người GV thực hiện chức năng dạy học và GD của mình
- Nhờ ngôn ngữ thầy giáo truyền đạt thông tin tới trò, thúc đẩy sự chú ý và suy nghĩ của học
sinh vào bài giảng và điều khiển và điều chỉnh hoạt động nhận thức của học sinh, giải thích, bàn
bạc, tổ chức, huy động các lực lượng khác tham gia vào hoạt động giáo dục.
- Năng lực ngôn ngữ là khả năng biểu đạt rõ ràng, mạch lạc ý chí và tình cảm của mình bằng lời
nói cũng như nét mặt và điệu
* Biểu hiện: Năng lực ngôn ngữ của GV được biểu hiện cả về nội dung và hình thức cụ thể:
- Nội dung ngôn ngữ phải sâu sắc, chứa đựng mật độ thông tin lớn, phải thích hợp với các
nhiệm vụ nhận thức khác nhau.
- Hình thức ngôn ngữ phải trong sáng, giản dị, giàu hình ảnh, có ngữ điệu, biểu cảm, phát âm
mạch lạc, không sai về ngữ pháp và có cảm xúc làm lay động tâm hồn học sinh.
- Ngôn ngữ của giáo viên không quá nhanh cũng không quá chậm, ngôn ngữ của giáo viên phải
có tác dụng khơi gợi sự chú ý và tư duy tích cực của học sinh vào bài giảng.
- Bên cạnh đó người giáo viên phải biết sử dụng phi ngôn ngữ sinh động, phù hợp với nội dung
của bài giảng
Vì vậy, người giáo viên phải thường xuyên rèn luyện, trau dồi về ngôn ngữ, phải am hiểu về tri
thức đề truyền đạt có xúc cảm.

*Trong học tập :

1. Nên có kế hoạch học tập chung cho toàn quá trình học

2. Chăm chỉ học và chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài. Việc này rất có ích cho chúng ta
3. Chuẩn bị bài vở trước khi lên lớp

4. Đánh dấu, khoanh vùng trọng tâm bài học

5. Tạo sự hứng khởi , thoải mái trong học tập

6. Rèn luyện các kĩ năng như: kể chuyện, miêu tả, tường thuật, vẽ bản đồ lịch sử, kỹ năng trình
bày bảng và sử dụng các đồ dùng trực quan minh họa cho bài học.

Trong đạo đức

- Tu dưỡng đạo đức 1 cách bền bỉ và thường xuyên

- Tham gia nhiều hoạt động của trường , của câu lạc bộ

- Học tập tư tưởng HCM , chủ nghĩa Mác - Lênin

You might also like