Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Nguyên tắc đoàn kết quốc tế

a) Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý,có
tình
- Cũng như xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, muốn thực hiện
được đoàn kết quốc tế trong cuộc dấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và
các lực lượng phản động quốc tế, phải tìm ra được những điểm tương
đồng về mục tiêu và lợi ích giữa các dân tộc, các lực lượng tiến bộ và
phong trào cách mạng thế giới.
- Hồ Chí Minh đã phát hiện ra sự tương đồng này nhờ đặt cách mạng Việt
Nam trong bối cảnh chung của thời đại, kết hợp lợi ích của cách mạng
VN với trào lưu cách mạng thế giới và nhận thức về nghĩa vụ của VN đối
với sự nghiệp cách mạng chung của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
- Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, HCM giương cao
ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đoàn kết,
thống nhất trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Leenin và chủ nghĩa quốc tế
vô sản, có lý, có tình.
- Đối với các dân tộc trên thế giới, HCM giương cao ngọn cờ độc lập, tự
do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. HCM không chỉ suốt đời đấu
tranh cho độc lập,tự do cho dân tộc mình mà còn đấu tranh cho các dân
tộc khác. Trong quan hệ VN với các nước trên thế giới, thực hiện nhất
quán quan điểm:dân tộc VN tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự quyết của các quốc gia trên thế giới.
- Đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, HCM giương cao ngọn cờ
hòa bình, chống chiến tranh xâm lược.Tư tưởng đó bắt nguồn từ truyền
thống hòa hiếu của dân tộc VN kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản
và những giá trị nhân văn nhân loại.
b) Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ
- Đoàn kết quốc tế là để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các
lực lượng quốc té nhằm làm tăng thêm nội lực, tạo sức mạnh thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng đã đặt ra.
- Để đoàn kết tốt phải có nội lực tốt. Nội lực là nhân tố quyết định, còn
nguồn lực ngoại sinh chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua nguồn lực
nội sinh.
- Trong đấu tranh cách mạng, HCM luôn nêu cao khẩu hiệu ”tự lực cánh
sinh, dựa vào sức mình là chính”.
-Trong cuộc kháng chiến chống pháp HCM chỉ rõ ”Một dân tộc không tự
lực cánh sinh mà cứ chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được
độc lập”.
-Trong quan hệ quốc tế, HCM nhấn mạnh: phải có thực lực, thực lực là
cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn…
- HCM chỉ rõ, muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có
đường lối độc lập, tự chủ và đúng đắn.
- HCM trả lời báo nước ngoài:”Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy
mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp từ bên ngoài”.
- Trong quan hệ giữa các đảng thuộc phong trào cộng sản, HCM nói:”các
Đảng dù lớn hay nhỏ đều độc lập và bình đẳng, đồng thời đoàn kết nhất
trí giúp đỡ lẫn nhau”.
- Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ với đường lối đúng đắn, sáng tạo
của Đảng mà đứng đầu là chủ tịch HCM, tranh thủ được sự ủng hộ của
phong trào nhân dân thế giới, nhận được sự giúp đỡ vô cùng to lớn từ
Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã đánh thắng kẻ thù
xâm lược.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại là di sản quý giá, là một trong những bài học lớn, xuyên suốt của
Đảng ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thông qua những triết lý của Người,
có thể thấy rõ việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một
trong những đặc điểm quan trọng của bản sắc và trường phái ngoại giao
Việt Nam. Song song với đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương đưa Việt
Nam hòa nhập vào dòng chảy chung của thời đại, gắn tự lực, tự cường
với đoàn kết quốc tế, đưa quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu tạo nên
bước phát triển mới cho nền ngoại giao nước nhà.
Trong những năm đầu thế kỷ XX, một số nhà trí thức yêu nước
cũng nhìn ra sự khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam
với các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Song chủ trương cầu
ngoại viện của các bậc tiền bối đều không đạt thành công. Chứng kiến
các phong trào yêu nước của ông cha, cùng với sự nhạy cảm đặc biệt về
chính trị, Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận ra hạn chế về đường hướng của
các nhà trí thức yêu nước đi trước. Người cho rằng, cách mạng nước ta
muốn thành công phải dựa vào nội lực là chính, “đem sức ta mà tự giải
phóng cho ta”; đồng thời, cần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của thế
giới... Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã
hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Người nhấn mạnh,
sức mạnh dân tộc là nguồn lực nội sinh giữ vai trò quyết định, còn sức
mạnh thời đại là nguồn lực bên ngoài, góp phần làm cho sức mạnh dân
tộc được tăng lên và chỉ phát huy tác dụng thông qua nhân tố bên trong,
đó là sức mạnh dân tộc.
Với khát vọng cháy bỏng giành độc lập, tự do cho dân tộc, năm
1911, Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường
cứu nước. Trong những năm tháng bôn ba khắp năm châu, thông qua
những cuộc mít-tinh hay các diễn đàn quốc tế, Người đã truyền tải tiếng
nói của dân tộc Việt Nam đến những người cùng cảnh ngộ, giành được sự
đồng cảm của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Đặc biệt,
Người đã gửi đến Hội nghị Véc-xây (tháng 6-1919) bản “Yêu sách 8
điểm của nhân dân An Nam”, vạch trần tội ác của thực dân Pháp, làm cho
nhân dân Pháp và thế giới phải chú ý đến tình hình Việt Nam và Đông
Dương.
Ngay cả khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước của
nhân dân Việt Nam đang diễn ra khốc liệt, Người cũng chủ trương cần
phải dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ
tích cực của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và của nhân dân yêu
chuộng hòa bình và công lý trên toàn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ.
Có thể khẳng định, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để
tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng chiến thắng kẻ thù là một
trong những bài học quan trọng, xuyên suốt và mang tính thời sự sâu sắc
nhất giúp đất nước giữ vững độc lập, tạo điều kiện để phát triển đất nước
và hội nhập quốc tế, đưa các mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu
trong bối cảnh mới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh
thời đại đã được Đảng ta vận dụng sáng tạo, phù hợp với bối cảnh và tình
hình quốc tế trong từng giai đoạn, góp phần mang lại những thành tựu to
lớn trong công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. Trước năm
1945, Đảng ta đã thành công trong việc kết hợp phong trào yêu nước, đại
đoàn kết dân tộc với phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng thế giới,
bước đầu đưa cách mạng Việt Nam gắn kết với các lực lượng tiến bộ trên
thế giới. Tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định cách mạng
giải phóng dân tộc của Việt Nam có mối quan hệ khăng khít với cách
mạng thế giới. Bên cạnh đó, Đảng ta đã nhận thức và giải quyết đúng đắn
mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc, củng cố và huy động
khối đại đoàn kết toàn dân.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta đã đề ra
và thực hiện nhất quán chủ trương “THỐNG NHẤT BÊN TRONG”,
“TÌM BẠN BÊN NGOÀI”, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, đồng
thời tranh thủ các xu thế và đặc điểm mới hình thành trong quan hệ quốc
tế sau chiến tranh để khẳng định và bảo vệ thành quả cách mạng. Trong
đấu tranh cách mạng, Đảng ta luôn nêu cao khẩu hiệu “tự lực cánh sinh”,
“dựa vào sức mình là chính”, chủ trương “đem sức ta mà tự giải phóng
cho ta”. Trước những xu thế mới nổi trên thế giới lúc bấy giờ, như công
nhận quyền tự quyết, quyền độc lập, quyền bình đẳng giữa các quốc gia,
Đảng ta đã nhanh chóng nắm bắt và tận dụng thành công những xu thế
này, đồng thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng quốc tế
để tiến hành các nhiệm vụ cách mạng.
Đặc biệt, trong giai đoạn 1948 - 1949, cục diện thế giới bắt đầu có
những biến chuyển hết sức sâu sắc, nhất là việc hệ thống xã hội chủ nghĩa
bắt đầu phát triển trên cấp độ toàn cầu. Chiều sâu trong quan hệ đối ngoại
của Việt Nam với các nước trên thế giới được tạo ra thông qua việc cách
mạng Việt Nam đã gắn chặt hơn với cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế
giới, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại với các nước xã hội chủ nghĩa
anh em, như Liên Xô, Trung Quốc; chủ trương mở rộng quan hệ với các
dân tộc mới giành được độc lập, như In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ...; tạo liên
minh đoàn kết chiến đấu Việt - Miên - Lào, tranh thủ sự ủng hộ của nhân
dân Pháp và nhân dân các nước phương Tây yêu chuộng hòa bình, đồng
thời tham gia các hội nghị hòa bình thế giới nhằm lên án đế quốc, gây sức
ép để chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Trong mối quan hệ giữa
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Đảng ta dưới sự lãnh đạo của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra nội lực là nhân tố quyết định, còn ngoại
lực chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, một mặt, để tăng
cường sức mạnh dân tộc, Đảng ta chủ trương gắn cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ của dân tộc với dòng chảy chính của xu thế cách mạng
toàn cầu, đấu tranh cho những mục tiêu cao của thời đại, vận dụng những
thắng lợi của phong trào cách mạng thế giới để thúc đẩy cuộc kháng
chiến tiến tới thắng lợi mạnh mẽ. Bên cạnh đó, Đảng ta chủ trương mở
rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ quốc tế để phục vụ
cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, là hậu phương
vững mạnh cho chiến trường miền Nam, đồng thời tranh thủ tối đa sự ủng
hộ quốc tế trong việc thống nhất đất nước. Trong thời kỳ đổi mới và xây
dựng đất nước, tiếp nối tinh thần và thành tựu to lớn từ hai cuộc kháng
chiến vĩ đại của dân tộc, Đảng ta đã rút ra những kinh nghiệm quý báu,
kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện
mới. Các Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng qua các
kỳ đại hội cũng đề cập rõ và cụ thể về tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại là bài học xuyên suốt, đồng thời cũng là nhiệm vụ
của Đảng và nhân dân Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trước xu thế hòa bình, hợp tác và phát
triển; xu thế liên kết khu vực và chủ nghĩa đa phương ngày càng phát
triển, Đảng ta đã đề ra chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
đối ngoại, tranh thủ hợp tác với các đối tác trên tinh thần Việt Nam muốn
là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trên thế giới, là thành viên tích cực,
có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Với chủ trương trên, Việt Nam đã tạo dựng chiều sâu trong quan hệ
với các nước, dần mở cửa đón nhận các nguồn đầu tư nước ngoài, thiết
lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới, từng bước hội
nhập quốc tế trên cơ sở lấy hội nhập kinh tế làm trọng tâm. Cụ thể, Việt
Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Diễn đàn
hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC),... Ngoài ra, không chỉ
là thành viên, Việt Nam còn đảm nhận trọng trách quan trọng trong nhiều
tổ chức khu vực và quốc tế, như Ủy viên không thường trực Hội đồng
Bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2008 - 2009, 2020 - 2021), Chủ tịch
ASEAN (năm 2010, 2020)... Cùng với đó, Việt Nam không ngừng nỗ lực
củng cố tiềm lực trong nước, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, củng cố quốc phòng - an ninh, ổn định
trật tự xã hội, cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đất
nước.
Về sức mạnh dân tộc, Nghị quyết Trung ương 8, ngày 12-7-2003,
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX), “Về Chiến lược bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới” đã xác định: ra sức phát huy nội lực, đồng
thời tranh thủ tối đa và khai thác mọi thuận lợi ở bên ngoài, đồng thời
nhấn mạnh, sức mạnh bên trong là nhân tố quyết định. Trong thời kỳ này,
sức mạnh dân tộc được xem là “nội lực” - yếu tố bên trong của đất nước.
Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân, đế quốc, sức mạnh dân tộc
được xác định là tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc, lòng căm thù giặc
ngoại xâm... Đó là nguồn sức mạnh chính, to lớn giúp Việt Nam chiến
thắng kẻ thù xâm lược, là động lực để tăng gia sản xuất, tiến lên xây dựng
đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, cách hiểu về sức mạnh dân tộc đã được hoàn thiện và
đầy đủ hơn. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Phát huy cao nhất
sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị...”. Cách
hiểu này có nội hàm rộng hơn, Đảng ta nhấn mạnh đến yếu tố “sức mạnh
tổng hợp của toàn dân tộc” với vấn đề căn cốt là đại đoàn kết dân tộc - là
sự tổng hòa tiềm lực của đất nước về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
quốc phòng - an ninh được tạo nên bởi quy mô và chất lượng dân số cả
nước, được thể hiện ở sự tổng hợp của cả sức mạnh vật chất và sức mạnh
tinh thần; giữa “sức mạnh cứng” và “sức mạnh mềm”. Sức mạnh tổng
hợp quốc gia còn là sức mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở trong và
ngoài nước; của “cả hệ thống chính trị” từ tổ chức bộ máy dưới sự lãnh
đạo của Đảng.
Xét tổng thể về “sức mạnh cứng”, sau hơn 35 năm đổi mới, thế và
lực của Việt Nam ngày càng được nâng cao; đồng thời, Việt Nam đang
được định vị ở nhóm giữa trong thang bảng sức mạnh toàn cầu với hơn
200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những chỉ số phát triển của Việt Nam khi
so sánh với các quốc gia tầm trung không còn chênh lệch lớn. Trong khi
đó, “sức mạnh mềm” của Việt Nam được thể hiện qua nhiều yếu tố, từ
những giá trị văn hóa, đến thể chế kinh tế, chính trị và cả các chính sách
đối nội, đối ngoại,... Một điểm quan trọng khác khi đề cập đến “sức mạnh
mềm” của Việt Nam là giá trị địa - chiến lược của Việt Nam đã tăng lên
đáng kể so với trước đây, trở thành khu vực chiến lược “trọng tâm” trong
chiến lược đối ngoại của nhiều nước.
Ngoài ra, không thể không bàn đến yếu tố con người - động lực
quan trọng nhất trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Con người Việt
Nam với tinh thần yêu nước, đoàn kết, có bản lĩnh, sáng tạo, không
ngừng nỗ lực phấn đấu, với ý chí quyết tâm phát triển dân tộc, phát triển
đất nước, xây dựng đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Sức mạnh dân tộc
không chỉ được xây dựng bởi người dân Việt Nam đang sinh sống và làm
việc trong nước, mà còn từ nguồn lực to lớn về vật chất và tinh thần, cùng
nguồn lực tài chính và tấm lòng hướng về cội nguồn của hàng triệu người
dân Việt Nam định cư nước ngoài, vốn được coi là một bộ phận không
tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đảng ta luôn nỗ lực “định vị”
Việt Nam vào dòng chảy của thời đại; luôn có những đường lối, chỉ đạo
đúng đắn; luôn tự đổi mới và tự chỉnh đốn nhằm đáp ứng các yêu cầu,
nhiệm vụ mới trong bối cảnh mới.
Nhìn chung, để bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, Đảng ta đã vận
dụng khéo léo, linh hoạt phương thức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại. Tuy nhiên, cùng với quá trình đổi mới, các vấn đề về lợi
ích, sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại vẫn còn một số hạn chế,
khuyết điểm cần khắc phục cũng như một số mặt trái cần được xem xét
kỹ lưỡng trong quá trình kết hợp.
Xét về sức mạnh dân tộc, nền kinh tế phát triển chưa bền vững,
chưa tương xứng với tiềm năng và thực tế nguồn lực được huy động. Một
số nguy cơ vẫn còn tồn tại, thậm chí có mặt còn diễn biến phức tạp hơn,
như tham nhũng, lãng phí, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ,...
Chính vì vậy, có thể khẳng định, sức mạnh dân tộc cũng là sự tự sửa
mình, tiêu biểu như việc sửa những mặt trái của nền kinh tế thị trường,
chống tham nhũng, chống các nguy cơ mà Đảng và Nhà nước đã chỉ ra.
Ngoài ra, Việt Nam cũng phải đối mặt với những khó khăn trong việc
khai thác, sử dụng hiệu quả bền vững các nguồn tài nguyên và nguồn
nhân lực. Đặc biệt, nguồn lực con người ở Việt Nam - nguồn lực nội sinh
có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển đất nước - hiện nay vẫn còn
tồn tại nhiều hạn chế về năng lực chuyên môn, khả năng thích ứng...
Xét về sức mạnh thời đại, các xu thế không thuận, như chủ nghĩa
dân túy, cường quyền nước lớn, bảo hộ mậu dịch,... đang nổi lên mạnh
mẽ trong quan hệ quốc tế. Luật pháp quốc tế và chủ nghĩa đa phương
cũng đang gặp phải những thách thức không nhỏ, thậm chí có thể lâm vào
tình trạng “thoái trào”. Trong quá trình kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại, cần xem xét kỹ lưỡng, bảo đảm hài hòa lợi ích quốc gia -
dân tộc của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế, những giá trị chung
của nhân loại và lợi ích chính đáng của các quốc gia khác.
Sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại có mối quan hệ biện chứng, tác
động qua lại lẫn nhau. Chính vì vậy, việc kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại trong bối cảnh mới cũng gặp phải không ít khó khăn và
thách thức. Trước hết, quá trình kết hợp nếu không được thực hiện cẩn
trọng thì dễ dẫn tới tình trạng đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, thậm chí
gây đe dọa đến chủ quyền, lãnh thổ và an ninh phát triển của đất nước.
Thêm vào đó, trình độ và mức độ thích ứng của nền kinh tế Việt Nam còn
chưa cao, khiến việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại dù
đã được triển khai, nhưng chưa thực sự hiệu quả, đi vào chiều sâu.
Tại Đại hội XIII của Đảng, Đảng và Nhà nước ta đã xác định:
“Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống
chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng
hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân,
chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ
vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh
con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát
triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. nêu cao ý chí độc lập,
tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế,
phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh,
nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”. Đây là quan điểm chỉ
đạo đúng đắn của Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta hướng tới
thực hiện các mục tiêu phát triển năm 2025, năm 2030 và năm 2045.
Để phát huy tốt quan điểm chỉ đạo kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại cho mục tiêu phát triển đất nước của Việt Nam đến
năm 2030, năm 2045, năm 2050, cần thống nhất một số định hướng sau :
Thứ nhất, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại chính là
gắn độc lập, tự chủ của đất nước với việc chủ động, tích cực hội nhập
quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Chính vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục
giữ vững nguyên tắc hàng đầu về bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân
tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và
luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Đồng thời, Việt Nam
cũng cần nâng cao nhận thức về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh
thời đại cho đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách, triển khai công tác đối
ngoại và hội nhập quốc tế; chủ động nắm bắt thời cơ, tiến hành hội nhập
quốc tế trên tất cả phương diện từ kinh tế, văn hóa - xã hội đến quốc
phòng - an ninh...
Thứ hai, sức mạnh dân tộc, sức mạnh nội sinh là yếu tố quyết định;
sức mạnh thời đại, sức mạnh quốc tế, sức mạnh bên ngoài là yếu tố quan
trọng. Do đó, Việt Nam cần tiếp tục kế thừa truyền thống “độc lập, tự
chủ, tự lực, tự cường”, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc - căn cốt
của sức mạnh dân tộc và nhanh chóng nắm bắt, tận dụng thời cơ để vượt
qua thách thức, tạo thế ổn định, phát triển đất nước, phát huy, vô hiệu hóa
những mưu đồ thâm độc của các thế lực thù địch, phản động, tranh thủ
ngoại lực đẩy mạnh công cuộc đổi mới, bảo đảm cho đất nước luôn ổn
định và phát triển.
Thứ ba, Việt Nam đã và đang tiếp tục đưa các mối quan hệ đối
ngoại đi vào chiều sâu; hiện nay có 17 đối tác chiến lược và 13 đối tác
toàn diện. Ngoài ra, Việt Nam cũng là thành viên của nhiều tổ chức quốc
tế quan trọng trên thế giới. Trong bối cảnh chuyển dịch trọng tâm quyền
lực từ Tây sang Đông; cục diện thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm
diễn ra nhanh hơn dẫn tới sự cọ xát, cạnh tranh chiến lược, tranh giành
ảnh hưởng giữa các nước lớn ngày càng khốc liệt, gay gắt, Việt Nam chủ
trương tôn trọng và xử lý khéo léo quan hệ với các nước. Đặc biệt, đối
với các nước lớn, Việt Nam cần đánh giá kỹ sự điều chỉnh chính sách của
những nước này, hiểu rõ vị trí chiến lược của Việt Nam trong mối quan
hệ với từng nước, từ đó tạo thuận lợi cho quá trình hoạch định chính sách.
Thứ tư, chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa
phương, nhất là ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, Hợp tác tiểu vùng sông
Mê Công và các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế, trong những vấn
đề và các cơ chế quan trọng có tầm chiến lược, phù hợp với yêu cầu, khả
năng và điều kiện cụ thể. Đây là cách thức để Việt Nam xây dựng lòng tin
và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cũng như hiện thực hóa vai trò dẫn
dắt, trung gian, hòa giải của Việt Nam tại các cơ chế này gắn kết sâu sắc
hơn nữa Việt Nam với thế giới.
Thứ năm, cân bằng giữa việc phát triển nội lực đất nước và tận
dụng nguồn lực bên ngoài trên cơ sở xem trọng và đẩy mạnh các hoạt
động nâng tầm sức mạnh tổng hợp quốc gia; đồng thời, không được xem
nhẹ dòng chảy và sức mạnh của thời đại. Bên cạnh đó, không nên quá
phụ thuộc vào bên ngoài dẫn đến tình trạng thiếu tính độc lập, tự chủ, dễ
bị “hòa tan” cũng như dễ rơi vào tình trạng thụ động, bảo thủ hay biệt lập
trong bối cảnh đất nước đang tăng cường quá trình hội nhập quốc tế sâu
rộng, toàn diện.
Nhìn chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại được Đảng ta vận dụng sáng tạo qua từng giai đoạn
lịch sử đã phản ánh sự nhất quán về lập trường tư tưởng chính trị và sự
khéo léo, linh hoạt của Đảng trong phát triển nhận thức phù hợp với tình
hình thực tiễn và các xu thế toàn cầu. Trên tinh thần phát huy ý chí “độc
lập, tự lực, tự cường”, Đảng ta cần thống nhất các định hướng để đạt
được các mục tiêu về bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc của đất nước đến
giữa thế kỷ XXI.

You might also like