Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Mỗi bạn làm 1 câu nha, còn 3 câu cuối t random á

THẢO LUẬN MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG


(FILE SỐ 03)

Nhận định sau đúng sai? Giải thích vì sao? Nêu cơ sở pháp lý?

1. Chất ô nhiễm chỉ có thể tồn tại dưới dạng một chất hay một hợp chất. (Gia Lê)

Nhận định Sai. Căn cứ theo Khoản 15 Điều 3 Luật BVMT 2020 thì “Chất ô nhiễm
là chất hóa học hoặc tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi
trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm môi trường.”

Ví dụ: như ô nhiễm tiếng ồn, rung, bức xạ, ánh sáng,..

2. Các hành vi làm biến đổi chất lượng môi trường là hành vi gây ô nhiễm môi
trường. (Ngọc Linh)

Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 12 Điều 3 Luật BVMT 2020 quy định ô
nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành
phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn
môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Do đó không phải hành vi nào làm biến đổi chất lượng môi trường cũng là
hành vi gây ô nhiễm môi trường

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm đánh giá
hiện trạng môi trường. (Trúc Lam)

- Nhận định Sai


- CSPL: điểm b khoản 2 Điều 120 Luật Bảo vệ môi trường 2020
- Theo quy định của pháp luật, ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh cũng là cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá hiện trạng môi
trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm đánh giá hiện trạng môi
trường quốc gia còn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm đánh giá hiện
trạng môi trường của địa phương 05 năm một lần.
4. Chất thải có thể là chất gây ô nhiễm. (Trúc Linh)

- Nhận định đúng


- CSPL: Điều 3 Luật BVMT 2020
- Chất thải là chất có thể gây ô nhiễm môi trường hoặc không. Chất thải có nội
hàm rộng hơn chất gây ô nhiễm. Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt… Chất gây ô nhiễm là các chất hoá học, các yếu
tố vật lý và sinh học khi xuất hiện cao hơn ngưỡng cho phép sẽ làm môi trường
bị ô nhiễm. Vì vậy khi chất thải được thải vào môi trường cao hơn ngưỡng cho
phép thì chất thải sẽ là chất gây ô nhiễm.

5. Quản lý chất thải là hoạt động xử lý chất thải. (Hải Ly)

- Nhận định sai


- CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 72 Luật BVMT 2020
- Điều 72 quy định yêu cầu chung về quản lý chất thải: chất thải phải được quản
lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ,
trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy. Do đó, xử lý
chất thải chỉ là một bước trong quy trình quản lý chất thải.

6. Pháp luật môi trường Việt Nam cấm nhập khẩu chất thải và phế liệu. (Lê Loan)

- Nhận định sai.


- CSPL: khoản 6 điều 6, điều 71,72 Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi bổ sung
2020.
- Pháp luật Việt Nam cho phép nhập khẩu phế liệu trong một số trường hợp theo
quy định của pháp luật và không cho phép nhập khẩu chất thải. Việc nhập khẩu
phế liệu cũng phải phù hợp với các quy định như phế liệu được phép nhập khẩu
theo danh mục do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Phế liệu phải đáp
ứng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu
phải có đủ điều kiện về công nghệ, thiết bị để tái chế, tái sử dụng phế liệu.

7. Mọi tổ chức, cá nhân đều được tham gia vào hoạt động quản lý chất thải
nguy hại. (Mai)
- Nhận định sai
- CSPL: Điều 83, điều 84 và điều 85 Luật BVMT 2020
- Quản lý chất thải nguy hại bao gồm các hoạt động như khai báo, phân loại, thu
gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý. Trong đó, không phải mọi đối tượng đều
được phép thực hiện hoạt động xử lý chất thải nguy hại mà chỉ có những đối
tượng đáp ứng đầy đủ yêu cầu được quy định tại khoản 3 Điều 84 Luật BVMT
2020 thì mới có quyền xử lý chất thải nguy hại

8. Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký nguồn chất thải nguy hại
tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. (Ngân)

- Nhận định sai


- CSPL: Điều 83, Luật BVMT 2020 và Điều 71, Nghị định 08/2022
- Theo đó thì chủ nguồn chất thải nguy không cần phải lập hồ sơ đăng ký nguồn
chất thải nguy hại tại Bộ Tài nguyên và Môi trường mà thực hiện các hoạt động
khác như khai báo khối lượng hay loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị
giấy cấp phép môi trường hoặc là ở nội dung đăng ký môi trường.

9. Việc nhập khẩu phương tiện giao thông vào Việt Nam để phá dỡ lấy phụ kiện
đều bị cấm theo quy định của pháp luật môi trường.loan

- Nhận định sai.


- CSPL: khoản 7 điều 6 Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi bổ sung 2020.
- Việc nhập khẩu phương tiện giao thông đã qua sử dụng để phá dỡ lấy phụ kiện
mới bị cấm theo quy định pháp luật vì tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
cao do:
+ Quá trình phá dỡ có thể phát sinh bụi, khí độc hại, nước thải nguy hại.
+ Các phụ kiện tháo dỡ không được kiểm soát có thể bị thải bỏ không đúng quy
định, gây ô nhiễm môi trường.

10. Mọi sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi của
tự nhiên gây thiệt hại đều là sự cố môi trường. (Mai)

- Nhận định sai


- CSPL: Khoản 14 Điều 3 Luật BVMT 2020
- Sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất
thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng mới
được coi là sự cố môi trường. Sự cố môi trường thường diễn ra dưới tác động
của yếu tố tự nhiên (bão, lũ, hạn hán,...) hoặc sự tác động của con người (tràn
dầu, nổ lò phản ứng hạt nhân,...) hoặc là kết hợp của cả hai yếu tố trên.

11. Chỉ có tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường mới có trách nhiệm khắc phục
sự cố. (Nglinh)

Nhận định sai. Khoản 2 Điều 165, khoản 1 Điều 167 Luật BVMT 2020, bên
cạnh tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khắc phục sự cố thì còn có Chính Phủ,
Bộ, Cơ quan ngang bộ.

You might also like