Team Mưa-Acid

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

(In nghiêng, trong ngoặc để đọc – không bỏ vào trog ppt)

I. Mở đầu (Tĩnh)
1. Tổng quan
2. Lý do chọn đề tài
3. Mục tiêu
- Tìm hiểu khái niệm mưa acid
- Hiểu được nguyên nhân, cơ chế hình thành của mưa acid
- Xác định các tác hại của mưa acid, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục
II. Nội dung (Vinh, Châu)
1. Khái niệm mưa acid (Vinh)
- Mưa acid (là hiện tượng tự nhiên) là kết quả của sự tích tụ từ khí quyển
và rơi xuống đất của các chất axit hoặc sẽ tạo thành acid, gây hại cho môi
trường.
- (Danh từ) Mưa acid bao gồm cả acid trong mưa, trong sương mù, sương
khói, bụi, không khí bị ô nhiễm, gây ra sự lắng tụ các chất khí tạo nên acid
như CO2, NOx, SOx và Cl2.
=> (Hay nói cách khác đó là) Lắng đọng acid
- Thuật ngữ “Lắng đọng acid” bao gồm cả hai hình thức:
+ Lắng đọng khô (dry deposition)
+ Lắng đọng ướt (wet deposition).
(Lắng đọng ướt thể hiện dưới nhiều dạng như mưa, tuyết, sương mù, hơi
nước có tính axít, còn lắng đọng khô bao gồm các khí (gases), các hạt bụi
(particulates) và các sol khí (aerosols) có tính axít.)
(Bởi có nhiều loại dạng mưa acid như thế)
→ Vì vậy, thuật ngữ mưa acid không chỉ là mưa acid mà được gọi chung là
sự lắng đọng acid.
2. Nguyên nhân, cơ chế hình thành mưa acid (Vinh)
- Nguyên nhân của mưa axit là do trong nước mưa có hòa tan những chất
khí SOX và NOX (SO2, SO3 , NO2 , NO, N2O).
(Các khí này hòa tan trong nước mưa tạo ra các axit
tương ứng của chúng, làm cho độ pH thấp gây nên hiện
tượng mưa axit.)
SO2, NO2, … + H2O → H2SO4, HNO3,…

(Ngoài nguồn phát sinh tự nhiên như núi lửa phun trào,
cháy rừng ra thì có 2 nguồn cơ bản gây mưa acid và
cũng là nguồn gây mưa chủ yếu nhất hiện nay đó là)

- Có 2 nguồn cơ bản gây ra mưa acid:


+ Các nguồn cố định: (Thường là hoạt động công nghiệp
như nhà máy nhiệt điện sử dụng than, các nhà máy đúc
quặng và công nghiệp chưng cất,…) Loại này phát thải hầu
hết lượng SO2 và khoảng 35% lượng NOx do con người tạo
ra.

+ Các nguồn không cố định: (Chủ


yếu là giao thông đường bộ do
các xe có động cơ gây ra.) Đây là
nguồn ô nhiễm dưới hình thức
lắng đọng axit đáng kể với khoảng
30-35% lượng NOx phát thải.
(Ngoài ra, hoạt động sinh hoạt của con người cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến môi trường không khí (đun nấu bằng than, dầu, đặc biệt là than tổ
ong), ước tính góp vào khoảng 10% chất thải gây ô nhiễm môi trường
không khí.))

(Tác nhân chính gây ra mưa acid đó là SO 2 và NOX,…. Vì thế ta cần phân
tích chút cơ chế hình thành của loại chất này tiêu biểu như)

(Những chất ô nhiễm này phát tán vào khí quyển có hơi nước, giọt nước,
trải qua nhiều phản ứng hóa học khác nhau sẽ chuyển hóa thành các hạt
axit H2SO4 và HNO3. Khi trời mưa, tuyết, các hạt axit này tan trong nước
mưa hoặc lắng đọng trong tuyết tan làm độ pH giảm, và rơi xuống đất gây
ra mưa axit.)

- Hình thành H2SO4 - Hình thành HNO3


S (than) + O2 SO2 N2 + O2 2NO
SO2 + OH* HOSO2 * 2NO + O2 2NO2
HOSO2* + O2 HO2* + SO 3NO2(k) + H2O (l) 2HNO3(l)
+NO(k)
SO3 (k) + H2O (l) H2SO4 (l)
→ Kết luận: SOx và NOx là chất khí gây ra hiện tượng mưa acid tới từ 2
nguồn cơ bản chính: nguồn cố định ( nhà máy, xí nghiệp,…) và nguồn
không cố định (ô tô, xe máy,…). Khi chất khí này tác dụng với hơi nước
trong bầu khí quyển và gặp mưa sẽ làm giảm độ pH từ đó hình thành nên
mưa acid
(hoặc nếu gặp không khí lạnh sẽ hình thành nên tuyết acid,..)
3. Tác hại và biện pháp khắc phục (Châu)
* Tác hại của mưa acid
a. Ảnh hưởng lên thực vật và đất

- Rửa trôi các dưỡng chất trong đất.


(Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các
ion này có thể bị hấp thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây.)
- (Và không phải toàn bộ SO2 trong khí quyển được chuyển hóa thành
H2SO4 mà một phần sẽ lắng đọng trở lại mặt đất dưới dạng khí SO2, khi
đó). Khi lá cây tiếp xúc với khí SO 2, thì nó sẽ làm tê liệt các thể soma của
lá cây gây cản trở quang hợp.
b. Ảnh hưởng lên ao hồ và hệ thủy sinh vật

- Làm giảm giá trị pH của nước hồ, làm các hồ nước bị acid hóa ở các mức
độ khác nhau. gây ô nhiễm nguồn nước hồ, đe dọa đến sự tồn tại của các
loài tôm, cá, cua và sinh vật thủy sinh khác.

- Ví dụ:

+ (Như) 4000 hồ ở Thụy Điển và 1,3 km2 diện tích mặt hồ ở Na Uy hiện
nay đã không còn cá.
(Hay)

+ Ở Canada có hơn 5 vạn hồ đang có nguy cơ biến thành biển chết.


+ Ở Mỹ có 2,7% hồ bị axit hóa, có vùng bị acid hóa lên đến 28-56%.
(Điều này khiến tăng mạnh tỉ lệ cá chết,…)
- Làm tăng mạnh tỉ lệ chết của cá, làm giảm sức sinh sản và giảm tốc độ
tăng trưởng của các sinh vật trong nước hồ
c. Ảnh hưởng đến khí quyển

- (Góp phần) Gây hiệu ứng nhà kính (làm tăng nhiệt độ hạ tầng khí quyển.)
- Gây hiện tượng nóng lên toàn cầu
- Sương mù acid làm ảnh hưởng đến khả năng lan truyền ánh sáng Mặt
Trời.
d. Ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc

- Những hạt mưa acid ăn mòn kim loại, đá, gạch của các tòa nhà, tượng
đài. (Nó làm hư hỏng các hệ thống thông khí, các thư viện, viện bảo tàng
và phá hủy các vật liệu như giấy, vải,…)
- Ví dụ:
+ Tòa nhà Capitol ở Ottawa đã bị tan rã bởi hàm lượng SO2 trong không
khí quá cao.
+ Năm 1967, cây cầu bắc ngang sông Ohio đã sập làm chết 46 người
nguyên do cũng là do mưa acid.
e. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

- (Theo các báo cáo cho thấy mưa axit có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
đến sức khỏe con người như) Gây kích ứng cho da và mắt, hay biểu hiện
rối loạn tim và phổi, hen suyễn và viêm phế quản.
- Mưa acid cũng ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe con người thông qua
chuỗi thức ăn, đặc biệt là kim loại nặng.
* Một số lợi ích của mưa acid
(Những tác hại của mưa axit đến môi trường, đến đời sống sản xuất hay cả
sức khỏe con người là điều không thể phủ nhận; nhưng bên cạnh đó mưa
axit cũng tồn tại những mặt lợi mà ít được nhận thấy. Ví dụ như)
- Thành phần sunfua trong các cơn mưa axit có thể ngăn cản Trái Đất ấm
lên bằng việc tác động vào quá trình sản xuất khí metan tự nhiên của vi
khuẩn trong đầm lầy.
- Giúp 1 số loài cây có tăng trưởng tốt hơn do lượng lắng đọng của các hợp
chất S và N trong đất.
- Tính acid trong đất cùng với sự gia tăng các chất lắng đọng còn có thể
giúp cho sự chuyển hóa các chất hữu cơ trong đất được tốt hơn.
* Biện pháp khắc phục
a. Biện pháp ngăn ngừa

- Nâng cao ý thức của bản thân trong việc bảo vệ môi trường , xử lý chất
thải, khí thải.

- Các nhà máy xí nghiệp sản xuất cần có quy trình xử lý nước thải hợp lý

- Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên từ gió, sức nước, mặt trời…

(Ngoài nhiên liệu hóa thạch còn có các nguồn điện khác như điện hạt
nhân, thủy điện, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt và năng lượng mặt
trời. Trong số này, hạt nhân và thủy điện được sử dụng rộng rãi nhất)

- Ưu tiên sử dụng phương tiện giao thông như xe đạp, xe điện...


- Bón vôi: Thêm đá vôi dạng bột vào nước và đất để trung hòa axit. (Tuy
vậy, bón vôi khá tốn kém vì phải được thực hiện nhiều lần để giữ cho nước
không trở lại tình trạng chua)
b. Biện pháp hạn chế tác hại từ mưa axit

- Không sử dụng nước mưa để sinh hoạt


-Sử dụng các loại máy lọc tổng, máy lọc nước RO, để làm sạch trước khi
sử dụng.

→ Kết luận: Hiệu quả mà mưa acid đem lại có tác động nhỏ tới một số đối
tượng cụ thể (như giống cây tăng trưởng, lầm ấm nền không khí,…), nhưng
hậu quả của nó đem đến gây ra không ít thiệt hại đến hầu hết mọi thứ (từ
sự gây ra khô héo của các loài thực vật, động vật đến phá huỷ các công
trình, kiến trúc của con người và nguy hiểm hơn đó là gây tổn hại đến con
người khi mắc phải mưa acid). Vì vậy, chúng ta (những học sinh, sinh
viên) cần ngăn ngừa sự phát triển của mưa acid thông qua nâng cao ý thức
và hành động bảo vệ môi trường, hạn chế xả thải quá mức và ưu tiên sử
dụng các phương tiện công cộng.

III. Kết luận (Khiêm)


- Mưa acid (sự lắng đọng acid) được hình thành khi sulfur dioxide và
nitrogen oxide (hai chất hoá học được sinh ra khi đốt than đá và chất đốt)
phản ứng với hơi nước trong không khí dưới dạng khí hoặc hạt mịn.
- Khi gặp điều kiện thời tiết khác nhau, chúng sẽ hình thành nên sự lắng
đọng khác nhau (lắng đọng ướt, lắng đọng khô)
- Khí hậu Việt Nam đang bị ảnh hưởng và tương lai có nguy cơ phải đối
mặt với đợt “đột biến” khí hậu trước nay chưa từng có (hậu quả của ô
nhiễm môi trường). Việc đó trực tiếp làm tăng tỉ lệ xuất hiện các cơn mưa
acid tại Việt Nam lên trong tương lai.
- Sự xuất hiện của mưa acid sẽ ảnh hưởng, phá hại đến môi trường sống
của chúng ta 1 cách triệt để (từ động vật thực vật cho đến công trình kiến
trúc, giao thông vận tải và cả con người)
- Để bảo vệ, ngăn cản sự xuất hiện của mưa acid, chúng ta (học sinh, sinh
viên) cần tăng cường cả ý thức lẫn hành động bảo vệ môi trường từ các
hành động nhỏ (như hạn chết xả thải quá mức, tham gia các hoạt động
tình nguyện bảo vệ môi trường và nên ưu tiên đi các phương tiện công
cộng để chúng ta có 1 được sống trong 1).
→ Môi trường xanh – sạch – đẹp
IV. Tài liệu tham khảo (Khiêm)
[1] Nguyễn Thị Thu Hồng (2023). Giáo trình Hoá học môi trường. Đại học
Sư Phạm Đà Nẵng.
[2] Bài luận án tiến sĩ khoa học môi trường của tác giả Phạm Thị Thu Hà
(2013) với chủ đề “Nghiên cứu, đánh giá lắng đọng axít ở vùng đồng bằng
sông Hồng Việt Nam” đã nghiên cứu nghiên cứu về lắng đọng axít, đặc
biệt là về khả năng ảnh hưởng của lắng đọng axít đến các hệ sinh thái ở
Việt Nam.
[3] Bài báo cáo của nhóm tác giả Hán Thị Ngân, Hoàng Xuân Cơ, Phạm
Thị Thu Hà, Nguyễn Mạnh Khải (2021) với chủ đề “Study on Acidity and
Neutralizing Ability of Ions in the Chemical Composition of Rainwater”
được đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Trái Đất và môi
trường, tập 37, số 2 (trang 98-106), đã nghiên cứu tính axit và khả năng
trung hòa axit của các ion trong thành phần hóa học nước mưa.
[4] Bài luận án tiến sĩ khoa học môi trường của tác giả Hán Thị Ngân
(2021) với chủ đề “Nghiên cứu đánh giá mưa axit trên lãnh thổ Việt Nam
thông qua số liệu quan trắc nước mưa giai đoạn 2005-2018”

You might also like