Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH
NHÂN ĐẠO

Luật hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, là văn bản luật lần
đầu tiên công nhận và quy định về việc mang thai hộ. Theo đó Luật hôn nhân và gia
đình 2014 chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và cấm mang thai hộ vì
mục đích thương mại (mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác)

Tại khoản 22 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, định nghĩa về mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo như sau: “22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một
người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ
chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ
tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai
để người này mang thai và sinh con”. Ngay từ trong định nghĩa này đã thể hiện các
điều kiện mang thai hộ, cụ thể việc mang thai hộ chỉ được thực hiện khi đã có đủ tất
cả các điều kiện sau:

Các bên trong thủ tục mang thai hộ gồm có bên nhờ mang thai hộ là cặp vợ chồng nhờ
mang thai hộ) và bên mang thai hộ là người phụ nữ mang thai hộ và chồng của họ
(nếu có). Sự tự nguyện của các bên thể hiện ở việc mang thai hộ xuất phát từ mong
muốn, từ sự lựa chọn của các bên, không bị ai ép buộc, đe dọa, lừa dối. Khi thỏa thuận
về mang thai hộ, các bên phải lập thành văn bản có công chứng.

Theo Khoản 2 – Điều 95 luật HN & GĐ năm 2014 quy định vợ chồng có quyền nhờ
người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau:

Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai
và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Theo điều kiện thứ nhất thì
mang thai hộ được coi là phương pháp cuối cùng để có con khi mà vợ chồng đã áp
dụng tất cả các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng
vào tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm, phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương
nỗn… Thì phải thử tất cả các phương pháp nếu như tất cả các phương pháp không
mang lại kết quả thì các cặp vợ chồng mới được dùng đến phương pháp mang thai hộ
nhưng với điều kiện là phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền. Nếu không
có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền thì vợ chồng vẫn phải sử dụng các
phương pháp. Quy định này đặt ra nhằm tránh việc nhờ người khác mang thai hộ một
cách bừa bãi, hạn chế việc lợi dụng vì mục đích thương mại khi người phụ nữ vẫn còn
khả năng làm mẹ.

Vợ chồng đang không có con chung. Vợ chồng không có con chung đồng nghĩa với
việc chỉ áp dụng đối với cặp vợ, chồng sinh con chung lần đầu tiên. Có nghĩa là việc
mang thai hộ sẽ chỉ được thực hiện một lần nếu thành công. Trong trường hợp nhờ
mang thai hộ mà thai bị hỏng, bị sẩy, đứa trẻ sinh ra bị chết… thì sẽ tiếp tục được nhờ
mang thai hộ. Trường hợp cặp vợ chồng đã có con chung nhưng đã chết và đáp ứng
đủ các điều kiện khác theo luật định về quyền nhờ mang thai hộ thì vẫn có quyền nhờ
mang thai hộ. Đối với những cặp vợ chồng đã có một con mà con mắc bệnh down, các
bệnh liên quan đến thần kinh, bệnh hiểm nghèo hoặc bị dị tật thì khơng có quyền nhờ
mang thai hộ.

Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Quy định này nhằm giúp các bên trong quan
hệ mang thai hộ có thể nắm bắt, hình dung được quá trình mang thai hộ, các quyền
nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ việc mang thai hộ, những vấn đề phát sinh khác như tâm
lý của các bên. Để họ có thể chuẩn bị tốt nhất cho quyết định của mình trước khi bắt
đầu hành trình làm cha mẹ qua phương pháp mang thai hộ. Điều kiện này góp phần
bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của người phụ nữ cũng như của trẻem được sinh ra từ
việc mang thai hộ. Nghị định 10/2015/NĐ – CP hướng dẫn chi tiết về các nội dung tư
vấn y tế, pháp lý, tâm lý cho người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ. Có thể
nói hoạt động tư vấn này có vai trị quan trọng trong việc chuẩn bị đầy đủ sức khỏe,
tinh thần, nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ mang thai hộ,
để quá trình mang thai hộ được diễn ra một cách sn sẻ, thuận lợi, hạn chế được các
tình huống xấu nhất xảy ra như sức khỏe, tinh thần ảnh hưởng, các bên xảy ra các
tranh chấp trước, trong và sau quá trình mang thai hộ.
Theo Khoản 3 – Điều 95 luật HN & GĐ năm 2014 quy định người được nhờ mang
thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây: Là người thân thích cùng hàng của bên vợ
hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ. Tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP thì
‚Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm:
Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con
chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người
cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ‛. Ngoài những người
nêu tại Khoản 7 – Điều 2 thì các trường hợp khác đều không được mang thai hộ.

Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần. Mang thai và sinh con là một
quá trình đặc biệt, việc đã từng sinh con sẽ giúp người phụ nữ chuẩn bị về mặt tâm lý,
tinh thần, cũng như có kinh nghiệm, kỹ năng trong việc chăm sóc bản thân và thai nhi
nhằm đảm bảo thực hiện việc mang thai hộ. Quy định chỉ mang thai hộ một lần nhằm
tránh tình trạng lợi dụng để đạt được mục đích thương mại.

Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang
thai hộ. Pháp luật lại chưa có quy định thế nào là độ tuổi phù hợp. Có thể suy đốn đó
là độ tuổi sinh đẻ nói chung theo các nghiên cứu khoa học và quan điểm xã hội.
Thông thường độ tuổi sinh đẻ tốt nhất là từ 20 tuổi đến 30 tuổi, lúc này cơ thể người
phụ nữ đã phát triển đầy đủ về cả tâm sinh lý cho việc làm mẹ. Điều kiện có xác nhận
của tổ chức y tế có thẩm quyền khơng chỉ nhằm đảm bảo cho sức khỏe người nhận
mang thai hộ mà còn đảm bảo sức khỏe cho đứa trẻ, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy
ra.

Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn
bản của người chồng. Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đặt ra nguyên tắc xây dựng gia
đình tiến bộ, các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ tơn trọng, quan tâm, chăm sóc
lẫn nhau. Việc mang thai hộ không chỉ làm cho người vợ có nguy cơ với một số biến
chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý người thân trong gia đình, các mối quan
hệ gia đình. Chính vì vậy, vấn đề này cần phải được sự bàn bạc, thống nhất, thỏa
thuận và đồng ý bằng văn bản của người chồng. Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm
lý. Các nội dung y tế cần được tư vấn như các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra khi mang
thai như sẩy thai, thai ngoài tử cung, băng huyết, khả năng đa thai, em bé dị tật phải
bỏ thai,… Việc tư vấn này nhằm cung cấp những thông tin về nguy cơ, tai biến ảnh
hưởng tới sức khỏe mà người nhận mang thai có thể mắc phải.

You might also like