Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I/Một số nét chung:

-Gồm trực khuẩn gram âm, hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện, cấy được trên môi trường nuôi cấy thông thường,
không có men oxidase, không sinh nha bào, sinh hơi Glucose tuỳ loài, di động tuỳ loài
-Chủ yếu gây bệnh đường ruột như tiêu chảy (nguyên nhân chính gây nên), ngoài ra còn gây bệnh ở các vùng
khác như tiết niệu, hô hấp, thần kinh, bệnh phẩm đa dạng

II/Các chủng thường gặp:

1/Salmonella:
-Phát hiện năm 1884
-Trực khuẩn gram âm, nhiều lông, hiếu kỵ khí tuỳ tiện, dễ nuôi cấy
-Có ba kháng nguyên O (gồm 70 yếu tố khác nhau), H (có ở hầu hết các salmonella), K (có ở chủng S.typhi
và S.paratyphi và còn được gọi là kháng nguyên V(irulence).
-Có thể gây bệnh cho cả người và động vật hoặc chỉ 1 trong 2
-Các chủng gồm:
+typhi: chỉ cho người, gây thương hàn, quan trọng
+paratyphi A: chỉ cho nguời, gây thương hàn, chỉ đứng sau typhi
+———— B: chủ yếu gây ở người, gặp ở châu âu cao
+———— C: vừa gây thương hàn nhưng cũng có thể gâ1y nhiễm khuẩn huyết, viêm dạ dày ruột. Thường
gặp ở các nước đông nam châu á.
+S.typhimurium và S.enteritidis: vừa có khả năng gây bệnh cho người, vừa có khả năng gây bệnh cho động
vật, chúng là nguyên nhân chủ yếu của bệnh nhiễm độc thức ăn do salmonella
+Choleraesuis: là căn nguyên thường gặp trong nhiễm khuẩn huyết do salmonella ở nước ta

a/Cơ chế gây thương hàn: do chủng A, B, C gây nên


-Thâm nhập qua đường tiêu hoá 10^5-10^7 là đủ gây bệnh, qua thức ăn không được bảo quản trong tủ lạnh,
loài thường gặp ở VN là typhimurium và enteritidis
-Ủ bệnh từ 10-48h, dấu hiệu sốt, nôn , tiêu chảy, nhẹ ở người lớn, kéo dài khoảng 2-5 ngày trong khi nặng ở
trẻ nhỏ có thể gây nhiễm khuẩn máu, viêm màng não, viêm xương
-Xâm nhập qua niêm mạc ruột non -> hạch mạc treo ruột -> nhân lên -> hệ bạch huyết + ống ngực -> máu ->
biểu hiện lâm sàng -> đến lách -> gan và các cơ quan # -> theo mật đổ ra ngoài theo nước tiểu, tới mảng
payer, tiếp tục nhân lên
-Gây bệnh bằng nội độc tố kích thích tk giao cảm gây hoại tử, chảy máu, vị trí thường ở các mảng payer
-Nội độc tố theo đường máu kích thích trung tâm thần kinh thực vật ở não thất 3 -> phát nhiệt, gây sốt hình
cao nguyên, thân nhiệt tăng nhưng nhịp tim không tăng, gây li bì, hôn mê, truỵ tim , tử vong
-người khỏi bệnh vẫn có tỉ lệ vk trong phân do vk vẫn tồn tại ở túi mật, kéo dài nhiều năm (5%).

b/Miễn dịch và chẩn đoán:


-Huyết thanh chứa các kháng thể chống lại KN O, H và cả Vi đối với chủng typhi và paratyphi, tuy nhiên
không đủ mạnh, IgA đóng vai trò tuyến đầu bảo vệ.
-Tế bào lympho ở tổ chức bạch huyết có khả năng đề kháng tự nhiên với salmonella, kiểu ADCC bổ sung.
-Có ba phương pháp chẩn đoán gồm nhuộm soi trực tiếp (ít có giá trị), cấy máu (khi bệnh nhân sốt cao, lấy
máu trước khi sd kháng sinh, mang tính chắc chắn), cấy phân (tiến hành ở bất kì giai đoạn nào nhưng dương
tính không đồng nghĩa với việc mắc thương hàn)
-Tiến hành pứ Widal xđ kháng thể trong huyết thanh trong 2 tuần lề đầu, nếu động lực KT cao mới mang
tính chắc chắn.
-Vaccine phòng thương hàn chứa kháng nguyên Vi của S.typhi tỷ lệ hiệu quả 70%

2/Lỵ:
-Vi khuẩn đứng đầu gây bệnh lỵ trên toàn thế giới tính đến năm 2006
-Danh pháp: Shigella, phát hiện năm 1888
-Hình dáng: không có lông-> bất động, không có vỏ -> không gây nha bào
-Gồm 4 chủng: đều có Kháng nguyên O, một số có thêm K, không có kháng nguyên H (?)

Shigella dysenteriae (nhóm A), chủng nguy hiểm nhất, gây tử vong cao, thường gặp ở VN (10 tuýp
huyết thanh)
Shigella flexneri (nhóm B), thường gặp ở Việt Nam (6 tuýp HT)
Shigella boydii (nhóm C), gây bệnh cảnh nhẹ (15….)
Shigella sonnei (nhóm D), gây bệnh cảnh nhẹ, thường gặp ở Trung Âu (1…)

a/Đặc điểm sinh học:


-Trực khuẩn mảnh, gram -, sinh trưởng được cả kỵ và hiếu khí, đặc biệt mạnh trong hiếu khí
-Không sinh hơi khi cho lên men glucose, không lên men với Lactose (trừ chủng D), ngoài ra còn có khả
năng sinh hơi H2S, lên men manitol, phản ứng Indol, Urease, không có men oxidase

b/Đặc điểm gây bệnh:

Sinh vật đích: Người, khỉ


Sinh vật trung gian gây bệnh chính: ruồi

Cơ chế lây bệnh: chủ yếu qua đường ăn uống từ thức ăn vào cơ thể, ký sinh ở đaị tràng lớp niêm mạc
-Shigella tương đối kháng với acid dạ dày -> mức độ sống cao
-100-1000 vk để gây bệnh cảnh (tham khảo mạng thì chỉ từ 10-100 đã gây bệnh rồi)

Cơ chế gây bệnh cảnh: do nội độc tố (khi vk chết gây nhiễm trùng) và ngoại độc tố (tiết ra bởi vi khuẩn
trong quá trình sinh sống)
+Nội độc tố: vi khuẩn chết gây nhiễm trùng, tạo loét, kích thích hệ thần kinh giao cảm -> co thắt và tăng nhu
động ruột -> tăng đi ngoài, phân lẫn nhày và máu từ vùng loét
+Ngoại độc tố (Enterotoxin): tác động đến thần kinh TW, có thể gây nên co giật đặc biệt ở trẻ nhỏ

Biểu hiện bệnh:


-Thời kỳ ủ bệnh: 1-5 ngày
-Đi ngoài nhiều, phân nhày lẫn máu, lỏng, có thể từ 20-40 lần trong một ngày, mót rặn
-Đau bụng quặn, buồn nôn
-Trường hợp nặng: sốt cấp tính 39-40 do nhiễm trùng nhiễm độc (do nội độc tố vk), gai lạnh, rét run, tỉ lệ trẻ
em bị nặng cao hơn người lớn, mệt mỏi, hốc hác, mất nước… (triệu chứng nặng đa phần do nhiễm độc tố)
-Sa trực tràng nếu bệnh diễn biến lâu do mót rặn nặng.
-Hiếm có trường hợp bệnh diễn biến lâu dài ở người lớn, tỉ lệ nhỏ phát triển thành mạn tính.

TRẺ NHỎ: khởi phát đột ngột, sốt, khó chịu, ngủ gà, buồn nôn, ói, đa bụng, mót rặn,… (triệu chứng điển
hình liên quan đến nhiễm khuẩn đường ruột), mất nước, giảm cân, có thể gây tử vong cao nếu không được
điều trị trong 12 ngày đầu.

Biến chứng:
-Sau khi khỏi bệnh, trẻ nhỏ có tỉ lệ mắc hội chứng tan huyết-ure máu cao (HUS), khiến trẻ bơ phờ, giảm
lượng nước tiểu
-Có thể bị nhiễm khuẩn huyết
-Phát triển bệnh viêm khớp phản ứng (viêm khớp, viêm kết mạc, viêm niệu đạo) sau khi mắc lỵ

c/Chẩn đoán:
-Nhuộm phân
-CẤY PHÂN (hữu hiệu nhất)
-Phản ứng huyết thanh (ít được sử dụng do chủng vi khuẩn thường gặp là flexneri có cùng kháng nguyên với
nhiều vi khuẩn đường ruột khác -> khó nhận biết)

d/Điều trị:
-Đối với bệnh nhân nặng hoặc có nguy cơ, fluoroquinolon, azithromycin, hoặc cephalosporin thế hệ thứ 3
-Bổ sung dịch, điện giải, nước nếu bệnh nhân có bệnh cảnh nặng bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch
-Thuốc chống tiêu chảy (loperamide) (chỉ nên dùng trong giai đoạn ngắn, ko nên dùng kéo dài)

Là chủng kháng kháng sinh cao nên cần có phác đồ điều trị phù hợp, ưu tiên làm phác đồ cá nhân hoá, kháng
sinh đồ để điều trị hợp lý nhất, hỗ trợ là chính, kháng sinh là phụ

3/Escherichia Coli:
-Phát hiện nằm 1885, gồm nhiều loài trong đó E.coli quan trọng nhất
-Trực khuẩn gram âm, ít chủng có vỏ, có lông hầu hết, dễ nuôi cấy, hiếu + kỵ khí
-Đều lên men nhiều loại đường và sinh hơi, lên men Lactose trừ EIEC
-Chứa kháng nguyên O gồm 160 yếu tố, K chia làm 3 loại A, B và L, H gồm hơn 50 yếu tố
-Dựa theo tính chất gây bệnh chia thành 5 chủng: EPEC (gây bệnh đường ruột), ETEC (gây sinh độc tố ruột),
EIEC (xâm nhập đường ruột), EAEC (bám dính đường ruột), EHEC (gây chảy máu đường ruột)

a/ Cơ chế gây bệnh:


-Chiểm 80% vk hiếu khí ở đường tiêu hoá, đứng đầu vk gây tiêu chảy, viêm tiết niệu, viêm đường mật, đứng
hàng đầu các căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết, thậm chí gây viêm phổi, màng não, nhiễm khuẩn vết
thương:
+ETEC: gây bệnh bằng ngoại độc tố LT, giống với độc tố của V.cholerae (tả)
+EIEC: gây bệnh do xâm nhập vào niêm mạc đại tràng, cơ chế khá giống lỵ
+EAEC: bám vào niêm mạc và làm tổn thương chức năng ruột
+EHEC: chưa rõ cơ chế, có KN gây bệnh khá giống S.Shiga, làm xuất huyết máu ruột
+EPEC: chưa rõ

B/Chẩn đoán và điều trị:


-Trực tiếp: tuỳ bệnh, phân với nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, nước tiểu với tiết niệu, máu nếu nk huyết, có thể
dùng tiêu bản soi trực tiếp đôi với một số loại bệnh phẩm như cặn ly tâm nước tiểu, dịch nước não tuỷ,
phương pháp chủ yếu là cấy phân lập, ngoài ra còn dùng ngưng kết latex với viêm màng não để xác định KN
e.coli trong dịch não tuỷ
-Gián tiếp: ko đc sd
-Kháng thuốc cao đb với dongf tiết niệu=>ks đồ, kết hợp bù nước nếu tiêu chảy, thông tiết niệu, v.v…

4/Klebsiella:
-Đại diện là loài K.pneumoniae, gặp trong phân hoặc đường hô hấp trên, gây bệnh viêm phổi (thường gặp ở
trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong cao), nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm xoang

5/Proteus:
-Trực khuẩn gram âm, có lông quanh thân và có khả năng di dộng, không tạo khuẩn lạc trên môi trưởng đặc
mà lan rộng khắp bề mặt như gợn sóng đồng tâm => khó phân lập vk
-Có 2 kháng nguyên O, H, chia thành 100 tuýp huyết thanh có kháng nguyên giống Rickettsia, KN đó cũng
được sử dụng để chẩn đoán huyết thanh học bệnh do Rickettsia gây ra.
-Gặp trong bệnh phẩm phân, đôi khi ở hốc tự nhiên như ống tai ngoài, là vk cơ hội, gây viêm đường tiết niệu,
viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm mủ vết thương.

6/Enterobacter:
-2 loài tiêu biểu nhất lần lượt là E.cloacae và E.aerogenes

7/Serratia:
-Khá giống Klebsiella và Enterobacter
-Tiêu biểu là S.marcescens, có khuẩn lạc màu đỏ.

8/Citrobacter:
—Tiêu biểu là C.freundii.

9/Edwardsiella:
-Tiêu biểu là E.tarda.

You might also like