Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.

com/groups/thaynghedinhcao

VỀ ĐÍCH 2024:
TS. PHAN KHẮC NGHỆ
TỔNG ÔN LÍ THUYẾT
XEM LẠI VIDEO ĐỂ ÔN TẬP
Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh
Câu 1: Khi nói về trao đổi khoáng, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. C, H, O, Mo, Bo là những nguyên tố đa lượng thiết yếu của cơ thể thực vật.
II. Fe, Ni, N, P là những nguyên tố vi lượng thiết yếu.
III. Cây chỉ hấp thụ nguyên tố khoáng dưới dạng ion hòa tan trong nước (qua lông hút hoặc qua khí khổng).
IV. Nguyên tố kali (K) có vai trò huy động chất dinh dưỡng đi vào quả, hạt.
V. Nguyên tố Mg và Nitơ là thành phần của diệp lục.
VI. Nguyên tố Nitơ, Photpho là thành phần của ADN, ARN.
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Câu 2: Khi nói về trao đổi nước, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cơ thể thực vật chỉ hấp thụ nước theo cơ chế thẫm thấu.
II. Tế bào lông hút được phát triển từ biểu bì. Tế bào lông hút làm nhiệm vụ hút nước, ion khoáng.
III. Tế bào khí khổng có chức năng điều tiết thoát hơi nước. Thoát hơi nước tạo ra động lực đầu trên kéo
nước từ rễ lên lá.
IV. Nếu lượng nước hút vào lớn hơn lượng nước thoát ra thì cây bị héo.
V. Toàn bộ các loài thực vật, nước chỉ được hút vào qua lông hút của rễ cây.
VI. Cây ưa ẩm và cây chịu hạn có nhu cầu khác nhau về lượng nước.
VII. Tưới nước cho cây cần chú ý đặc điểm của đất, khí hậu, loại cây, giai đoạn phát triển của cây.
A. 5. B. 4. C. 6. D. 7.
Câu 3: Khi nói về trao đổi nitơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cơ thể thực vật chỉ hấp thụ nitơ dưới dạng ion NH4+ và NO2-.
II. Biến đổi xác sinh vật thành NH4+ thì được gọi là amôn hóa.
III. Biến đổi NO3- thành NH4+ thì được gọi là khử nitrat.
IV. Biến đổi NO3- thành N2 thì được gọi là phản nitrat hóa. Quá trình này làm giảm lượng đạm trong đất.
V. Biến đổi NH4+ thành NO3- thì được gọi là nitrit hóa.
VI. Biến đổi N2 thành NH4+ thì được gọi là cố định đạm (cố định nitơ).
VII. Vi khuẩn cố định đạm có 2 dạng là dạng sống tự do và dạng cộng sinh với thực vật.
A. 6. B. 7. C. 5. D. 4.
Câu 4: Khi nói về cải tạo đất, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trồng cây họ đậu trên đất nghèo dinh dưỡng là biện pháp làm tăng hàm lượng nitơ cho đất.
II. Bón vôi bột cho đất sẽ làm tăng độ pH của đất (giảm độ chua của đất).
III. Đối với đất chua, thì cần tăng cường bón phân vô cơ, hạn chế bón phân hữu cơ cho cây.
IV. Sử dụng phân hữu cơ thay cho các loại phân bón vô cơ sẽ góp phần làm tăng độ chua của đất.
V. Đất có độ phì nhiêu càng thấp thì có hệ vi sinh vật đất càng phát triển.
VI. Sử dụng quá nhiều phân hóa học sẽ làm giảm vi sinh vật đất, dẫn tới làm đất bạc màu.
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.
Câu 5: Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quang hợp giúp chuyển hóa quang năng thành hóa năng, tổng hợp chất hữu cơ, điều hòa khí quyển (Cân
bằng tỉ lệ O2/CO2).
II. Tia xanh tím kích thích tổng hợp gluxit, tia đỏ kích thích tổng hợp axit amin và protein.
III. Cường độ quang hợp phụ thuộc vào ánh sáng, nhiệt độ, nước, lượng CO2, nguyên tố khoáng.
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao

IV. Cây có năng suất cao khi có cường độ quang hợp mạnh, chăm sóc đúng kĩ thuật, sản phẩm quang hợp
tập trung vào các bộ phận thu hoạch.
V. Pha sáng của quang hợp diễn ra ở chất nền lục lạp, cần có ánh sáng, nước và tạo ra O2.
VI. Pha tối diễn ra ở màng thilacoit, cần có CO2 và tạo ra glucôzơ.
VII. Trong hệ sắc tố của lá, chỉ có diệp lục b mới có khả năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành
ATP.
VIII. Trồng cây trong nhà kính là để hạn chế tác hại của điều kiện môi trường, để sản xuất sản phẩm nông
nghiệp sạch, để nhân giống.
IX. Quang phân li nước diễn ra ở pha sáng, trong chất nền lục lạp.
X. Oxi giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ H2O.
XI. Pha sáng bị ức chế thì pha tối không diễn ra; Pha tối bị ức chế thì pha sáng không diễn ra.
A. 9. B. 6. C. 8. D. 7.
Câu 6: Khi nói về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thực vật hô hấp ở mọi lúc, mọi nơi. Quá trình hô hấp sẽ giải phóng CO2, năng lượng.
II. Quá trình hô hấp làm tiêu hao các sản phẩm quang hợp, do đó làm giảm chất lượng nông sản.
III. Muốn bảo quản nông sản thì phải phơi khô (đối với các loại hạt), bảo quản lạnh (đối với các loại rau,
quả tươi).
IV. Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật, sử dụng nguyên liệu là hạt đang nảy mầm và nước vôi
trong.
V. Khi có O2 thì 1 phân tử glucôzơ giải phóng được 32 ATP; Khi không có O2 thì 1 phân tử glucôzơ giải
phóng được 2 ATP.
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 7: Khi nói về tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình tiêu hóa sẽ phân giải protein thành axit amin; Lipit thành glixerol và axit béo; Tinh bột thành
glucôzơ.
II. Động vật ăn cỏ có quá trình tiêu hóa sinh học (biến đổi xenlulôzơ thành prôtêin nhờ hệ vi sinh vật);
III. Ở động vật nhai lại (trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai) thì tiêu hóa sinh học diễn ra ở dạ cỏ; Ở ngựa, thỏ thì
tiêu hóa sinh học diễn ra ở manh tràng.
IV. Động vật đơn bào (trùng đế giày) chỉ có tiêu hóa nội bào; Động vật có túi tiêu hóa (thủy tức) vừa có
tiêu hóa nội bào, vừa có tiêu hóa ngoại bào; Động vật có ống tiêu hóa thì chỉ có tiêu hóa ngoại bào.
V. Ở động vật nhai lại, dạ múi khế có chức năng tiết HCl và enzim pepsin để tiêu hóa protein (dạ múi khế
là dạ dày chính thức).
VI. Ở thú ăn thịt, dạ dày có kích thước nhỏ, có răng nanh phát triển, có ruột ngắn.
VII. Bản chất của tiêu hóa là biến đổi hóa học; Tất cả các động vật có cơ quan tiêu hóa thì đều có tiêu hóa
cơ học.
A. 6. B. 4. C. 7. D. 5.
Câu 8: Khi nói về hô hấp và tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài giun (giun đất) hô hấp bằng da; các loài côn trùng (cào cào, châu chấu) hô hấp bằng ống khí;
Cá hô hấp bằng mang; Bò sát, Chim, thú hô hấp bằng phổi. Ếch nhái vừa hô hấp bằng da, vừa hô hấp bằng
phổi.
II. Tất cả các loài có phổi thì quá trình trao đổi khí đều diễn ra ở các phế nang.
III. Các loài có trao đổi khí bằng phổi thì đều có vòng tuần hoàn kép (2 vòng tuần hoàn).
IV. Ở hệ tuần hoàn của các loài côn trùng, máu thường chứa nhiều O2.
V. Hệ tuần hoàn hở (các loài côn trùng, các loài thân mềm) thì chưa có mao mạch, máu đổ thẳng vào
xoang cơ thể.
VI. Cá có hệ tuần hoàn đơn (tim 2 ngăn); Ếch nhái và bò sát có hệ tuần hoàn kép (tim 3 ngăn); Chim và
thú có hệ tuần hoàn kép (tim 4 ngăn).
VII. Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim thất là: bò sát, chim,
thú.
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Câu 9: Khi nói về hoạt động của tim người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao

I. Hệ dẫn truyền tim có 4 bộ phận, trong đó nút nhĩ thất phát nhịp → nút xong nhĩ → bó Hiss → mạng
Pouking.
II. Một chu kì tim ở người trưởng thành kéo dài trong 0,8 giây, gồm 3 pha (nhĩ co 0,1S; Thất co 0,3S;
Giản chung 0,4S).
III. Tâm thất phải (Chứa máu đỏ tươi) bơm máu vào động mạch chủ; Tâm thất trái (chứa máu đỏ thẫm)
bơm máu vào động mạch phổi. Tâm nhĩ trái nhận máu từ tĩnh mạch phổi; Tâm nhĩ phải nhận máu từ tĩnh
mạch chủ.
IV. Ở người, tâm nhĩ trái và tâm thất trái là 2 buồng tim chứa máu đỏ tươi; Tâm nhĩ phải và tâm thất phải
là 2 buồng tim chứa máu đỏ thẫm.
V. Động vật có khối lượng cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng chậm.
VI. Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Ở mao mạch có huyết áp nhỏ hơn ở tĩnh mạch.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 10: Khi nói về hô hấp sáng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi có ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao thì ở các cây C3 có thể xảy ra hô hấp sáng.
II. Hô hấp sáng làm tiêu hao các sản phẩm quang hợp mà không tạo ra ATP.
III. Hô hấp sáng có 3 bào quan tham gia, trong đó CO2 được giải phóng ở bào quan ti thể.
IV. Hô hấp sáng tạo ra một số loại axit amin cung cấp cho quá trình trao đổi chất.
V. Hô hấp sáng làm giảm năng suất quang hợp.
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 11: Khi nói về gen và ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen (1 đoạn ADN) được cấu tạo 2 mạch, từ 4 loại nucleotit là A, U, G, X.
II. Hai mạch của gen có chiều ngược nhau, liên kết bằng các liên kết hiđrô.
III. Gen nằm trong nhân tế bào (trên NST) hoặc nằm trong tế bào chất (ở ti thể, lục lạp).
IV. Gen ở trong nhân tế bào thì được phân chia không đều khi phân bào; Gen ở tế bào chất thì được phân
chia đồng đều.
V. Một gen có 3 vùng cấu trúc, trong đó vùng điều hòa chứa trình tự nucleotit đặc biệt để mở đầu phiên
mã; Vùng kết thúc có chức năng kết thúc phiên mã.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 12: Khi nói về nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở trong nhân tế bào hoặc diễn ra ở ti thể, lục lạp.
II. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
III. Enzim ADN polimeraza có chức năng tháo xoắn ADN và tổng hợp kéo dài mạch polinucleotit.
IV. Mạch polinucleotit luôn được tổng hợp kéo dài theo chiều 5’  3’. Mạch mới ngược chiều với mạch
khuôn.
V. Ở mạch khuôn 3’  5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục; Ở mạch khuôn 5’  3’ thì mạch mới
được tổng hợp gián đoạn.
VI. Các gen ở trong nhân tế bào thì có số lần nhân đôi bằng nhau; Các gen ở tế bào chất thì nhân đôi nhiều lần
hơn các gen trong nhân.
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Câu 13: Khi nói về mã di truyền, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mã di truyền là mã bộ ba, cứ 3 nucleotit là một côđon.
II. Mã di truyền ở trên tARN được gọi là anticôđon; Ở trên mạch gốc của gen được gọi là triplet, ở trên
mARN được gọi là côđon.
III. Mã di truyền có tính đặc hiệu, nghĩa là mỗi côđon mã hóa cho 1 axit amin.
IV. Có 1 côđon mở đầu (AUG) và 3 cônđon kết thúc (UAA; UAG; UGA).
V. Hầu hết các loài sinh vật hiện nay đều dùng chung một bộ mã di truyền, điều này chứng tỏ mã di truyền
có tính phổ biến.
VI. Nhiều bộ ba cùng xác định một loại axit amin, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính thoái hóa.
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 14: Khi nói về phiên mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN, do enzim ARN polimeraza xúc tác.
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao

II. Khi gen chuẩn bị tổng hợp protein thì sẽ xảy ra quá trình phiên mã.
III. Chỉ có mạch gốc của gen được dùng làm khuôn để tổng hợp ARN.
IV. Enzim ARN polimeraza di chuyển trên mạch có chiều 5’  3’ (sử dụng mạch 5’  3’ làm khuôn để
tổng hợp mARN).
V. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, sử dụng A, T, G, X làm nguyên liệu.
VI. Các gen khác nhau thì thường có số lần phiên mã khác nhau.
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu 15: Khi nói về dịch mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Dịch mã là quá trình tổng hợp protein cho tế bào, hình thành liên kết peptit giữa các axit amin.
II. Quá trình dịch mã diễn ra ở ribôxôm, trong tế bào chất.
III. Quá trình tổng hợp phân tử prôtêin luôn sử dụng axit amin làm nguyên liệu.
IV. Trong quá trình dịch mã, côđon trên mARN khớp bổ sung với anticôđon trên tARN.
V. Khi dịch mã, riboxom di chuyển từ côđon mở đầu (ở đầu 5’ của mARN) đến côđon kết thúc (ở đầu 3’
của mARN).
VI. Quá trình dịch mã cần sự tham gia của: mARN, tARN, ribôxôm và axit amin. Trong đó tARN đóng
vai trò “phiên dịch”.
VII. Ở sinh vật nhân sơ, phiên mã và dịch mã diễn ra đồng thời với nhau.
A. 4. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 16: Khi nói về điều hòa hoạt động gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Operon Lac có 3 thành phần, đó là vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), các gen cấu trúc (Z, Y, A).
II. Nếu sai hỏng ở vùng khởi động thì mất khả năng phiên mã; Nếu sai hỏng ở vùng vận hành thì phiên
mã liên tục.
III. Gen điều hòa là một thành phần của operon, mang thông tin mã hóa protein ức chế (protein ức chế
bám lên vùng vận hành để kìm hãm phiên mã).
IV. Các gen Z, Y, A có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
V. Nếu gen điều hòa bị sai hỏng thì các gen cấu trúc (gen Z, gen Y, gen A) của operon sẽ tiến hành phiên
mã liên tục.
VI. Gen điều hòa phiên mã liên tục; Các gen Z, Y, A chỉ phiên mã khi môi trường có lactozơ.
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 17: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
II. Gen đột biến có thể hơn hoặc kém gen ban đầu 1 cặp nucleotit.
III. Đột biến điểm thay thế cặp A-T bằng cặp T-A thì không làm thay đổi tổng liên kết hidro của gen.
IV. Đột biến gen thường được phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN.
V. Nếu gen không nhân đôi thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
VI. Nếu không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
VII. Gen đột biến được nhân lên nhờ quá trình nhân đôi ADN.
VIII. Đột biến được biểu hiện thành kiểu hình thì gọi là thể đột biến.
IX. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa, chọn giống.
X. Khi có bazơ nitơ dạng hiếm thì sẽ gây đột biến mất cặp nucleotit.
A. 10. B. 7. D. 8. D. 9.
Câu 18: Khi nói về đột biến mất đoạn và lặp đoạn NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất đoạn NST dẫn đến làm mất các gen trên NST (giảm hàm lượng ADN, giảm độ dài NST).
II. Đột biến mất đoạn NST có thể dẫn tới giúp loại bỏ các gen có hại.
III. Một đoạn NST bị đứt ra và tiêu biến đi thì sẽ làm phát sinh đột biến mất đoạn.
IV. Tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit trong cặp NST tương đồng thì sẽ làm phát sinh
đột biến mất đoạn, lặp đoạn.
V. Đột biến lặp đoạn NST dẫn đến làm tăng số lượng bản sao các gen trên NST (tăng hàm lượng ADN,
tăng độ dài NST).
VI. Đột biến lặp đoạn làm cho 2 alen của 1 gen cùng nằm trên NST, tạo điều kiện làm phát sinh đột biến
gen, tạo ra gen mới.
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao

VII. Đột biến lặp đoạn NST làm cho một đoạn NST được lặp lại 1 lần hoặc nhiều lần.
VIII. Ở lúa đại mạch, lặp đoạn làm tăng lượng enzim amyla, có lợi cho sản xuất bia.
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 19. Khi nói về thể đột biến, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Nếu alen A, B, d, e là các alen đột biến thì kiểu gen AaBbDdEe có kiểu hình bình thường.
II. Nếu cơ thể lưỡng bội có bộ NST AaBbDd thì bộ NST AaBbDdd được gọi là thể tam bội.
III. Khi gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y thì tất cả các cá thể đột biến đều có
kiểu hình đột biến.
IV. Nếu cơ thể lưỡng bội có bộ NST AaBbDd thì bộ NST AAaaBBbbDDdd được gọi là thể tứ bội.
V. Gen A nằm trên NST thường thì ở lệch bội thể một, gen A luôn có 1 bản sao.
VI. Ở thể song nhị bội, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 20: Khi nói về đột biến đảo đoạn NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến đảo đoạn NST được phát sinh do 1 đoạn NST đứt ra và quay đảo 1800.
II. Đột biến đảo đoạn NST không bao giờ làm thay đổi hàm lượng ADN, không làm thay đổi độ dài NST.
III. Đột biến đảo đoạn NST làm thay đổi vị trí của gen trên NST, do đó làm thay đổi mức độ phiên mã của
gen.
IV. Đột biến đảo đoạn NST thường làm giảm khả năng sinh sản, dễ làm phát sinh loài mới.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21: Khi nói về đột biến chuyển đoạn NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến chuyển đoạn NST có thể được phát sinh do trao đổi đoạn giữa 2 NST khác nhau.
II. Đột biến chuyển đoạn NST có thể làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
III. Đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST làm thay đổi thành phần của nhóm gen liên kết.
IV. Đột biến chuyển đoạn NST có thể dẫn tới làm giảm khả năng sinh sản, dễ làm phát sinh loài mới.
V. Đột biến chuyển đoạn NST có thể xảy ra trong 1 NST hoặc xảy ra giữa 2 NST.
VI. Chuyển đoạn có thể dẫn tới làm cho 2 gen nằm trên 1 cặp NST được về 2 cặp NST khác nhau.
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 22: Khi nói về đột biến lệch bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến lệch bội thường được phát sinh do 1 cặp NST của bố hoặc của mẹ không phân li.
II. Đột biến lệch bội thể ba có số NST là 2n-1; Thể một có số NST là 2n+1.
III. Đột biến lệch bội có thể xảy ra trong giảm phân hoặc trong nguyên phân. Nếu xảy ra trong nguyên
phân thì tạo nên thể khảm.
IV. Đột biến lệch bội không làm thay đổi số lượng gen trên NST.
V. Đột biến lệch bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính, nên sẽ có quả không hạt.
A. 4. B. 2. C. 3. A. 5.
Câu 23: Khi nói về đột biến đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tứ bội hóa F1 tạo ra thể tứ bội có kiểu gen là số chẵn (ví dụ Aa được tứ bội hoá, trở thành AAaa).
II. Đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản cho nên không dùng đa bội lẻ để tạo giống cây lấy hạt.
III. Quá trình lai xa và đa bội hóa sẽ tạo ra hợp tử song nhị bội.
IV. Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to lớn hơn dạng lưỡng bội.
V. Thể đa bội xảy ra chủ yếu ở động vật, rất ít gặp ở thực vật.
VI. Tất cả các thể đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN.
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Câu 24: Khi nói về các nhà khoa học Sinh học, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Moocgan là người phát hiện ra sự di truyền liên kết gen, hoán vị gen, liên kết giới tính (nghiên cứu trên
ruồi giấm).
II. Dacuyn, Lamac là những nhà khoa học đưa ra học thuyết tiến hóa của thế giới sinh vật.
III. Coren là người phát hiện ra sự di truyền ngoài nhân (nghiên cứu ở cây đậu hà lan).
IV. Menden là người đưa ra phương pháp phân tích cơ thể lai; phát hiện quy luật phân li, quy luật phân li
độc lập.
V. Mônô và Jacôp là hai nhà khoa học phát hiện cơ chế điều hòa hoạt động gen ở vi khuẩn E.coli.
VỀ ĐÍCH 2024 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ https://www.facebook.com/groups/thaynghedinhcao

A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 25: Khi nói về đặc điểm di truyền của các gen ở trong tế bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hai gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.
II. Các gen trong tế bào chất thì không tồn tại thành từng cặp alen và phân chia không đều cho các tế bào
con trong phân bào.
III. Các gen lặn ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X thường biểu hiện kiểu hình ở giới XY
nhiều hơn giới XX.
IV. Các gen ở vùng không tương đồng trên NST giới tính Y chỉ biểu hiện kiểu hình ở giới XY.
V. Hai gen cùng nằm trên 1 NST thì di truyền cùng nhau, tạo thành nhóm gen liên kết.
VI. Hai alen của cùng một gen, khi nằm trên cặp NST thì phân li đồng đều trong quá trình phân bào.
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 26: Khi nói về tạo giống bằng lai hữu tính, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây AaBb tự thụ phấn liên tục nhiều thế hệ thì có thể tạo ra tối đa 4 dòng thuần chủng.
II. Dòng thuần là tập hợp các cá thể có kiểu gen giống nhau và đồng hợp về tất cả các cặp gen.
III. Lai hai dòng thuần sẽ sinh ra đời con có kiểu gen dị hợp và có thể có ưu thế lai.
IV. Giống dị hợp tiến hành sinh sản hữu tính thì sẽ dẫn tới thoái hóa giống.
V. Giống thuần chủng thì không gây ra thoái hóa giống.
VI. Ưu thế lai được tạo ra nhờ lai khác dòng. Có khi phép lai thuận không có ưu thế lai nhưng phép lai
nghịch lại có ưu thế lai.
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.

You might also like