Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Là người con dân Việt Nam ngay trên đất Sài Gòn, chúng ta không thể nào

không nhắc đến nơi đã in đậm dấu ấn lịch sử dân tộc, làm nên kỳ tích trong sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đó là Bảo tàng Hồ Chí Minh, toạ lạc tại số 1
Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4. Vào ngày 5/6/1911 tại nơi đây, chàng
thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville (Pháp)
lấy tên là Văn Ba, bắt đầu chuyến hành trình tìm đường cứu nước kéo dài 30 năm.
Và khi trở lại sau ngần ấy năm, Người đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân Việt Nam
đứng lên giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế
quốc giành độc lập thống nhất Tổ quốc.
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một chi nhánh nằm trong hệ thống các bảo tàng và
di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Nơi đây, trước ngày
30/4/1975 là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Messageries Impériales) –
một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm
được Sài Gòn. Tòa nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn
thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu
vào mặt trăng được gọi là "lưỡng long chầu nguyệt", một lối kiến trúc quen thuộc
của đền chùa Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo đó nên Tổng Công ty Vận tải Hoàng
Đế được gọi là Nhà Rồng và bến cảng mang tên Bến cảng Nhà Rồng. Năm 1955,
sau khi thực dân Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính
quyền miền Nam Việt Nam quản lí, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế
hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài. Đến năm
1979, Ủy ban nhân dân thành phố trao cho Sở văn hóa thông tin thành phố xây
dựng nơi đây thành khu lưu niệm Bác Hồ. Tháng 10/1995, khu lưu niệm tiếp tục
chỉnh lí, nâng cấp thành bảo tàng Hồ Chí Minh.
Bảo tàng Hồ Chí Minh đã xây dựng được một hệ thống gồm 06 kho bảo quản
hiện vật với diện tích 277m2 để lưu giữ các tài liệu hiện vật. Công tác trưng bày,
triển lãm từng bước được đổi mới. Qua 6 lần chỉnh lý, hiện nay, hệ thống trưng bày
cố định của Bảo tàng gồm 07 phòng, 8 gian trưng bày phản ánh đầy đủ và sinh
động những sự kiện lịch sử trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Với diện tích gần 1500m2 xây dựng làm tòa nhà, diện tích còn lại là hoa
viên tràn ngập màu xanh lá với không khí thoáng mát, khung cảnh thơ mộng bao
gồm trên 400 gốc cây quý từ khắp mọi miền của đất nước hội tụ về đây khoe sắc
tỏa hương.Đặc biệt có một cây đa Tân Trào do chính cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn
Linh mang từ miền Bắc vào trồng và một cây bồ đề được tia xén rất công phu do
Tổng thống Ấn Độ trồng lưu niệm trong chuyến thăm chính thức nước ta vào năm
1991. Có thể nói Bảo tàng Hồ Chí Minh là di tích lịch sử cao cả và vĩ đại của dân
tộc, con cháu ngàn đời sau phải có trách nhiệm bảo vệ và vun đắp.
2. Sự kiện ngày 5/6/1911 để lại cho em những bài học gì? (2 điểm). Viết theo dạng
liệt kê.
- Thứ nhất là bài học về lòng yêu nước, thương dân, khát vọng độc lập dân tộc,
phát triển đất nước.
- Thứ 2 là lòng quyết tâm không đầu hàng trước số phận, luôn cố gắng tìm lối
thoát, tìm hướng đi mới
- Thứ 3 là luôn có niềm tin vững chắc vào bản thân, cho dù có rơi vào hoàn cảnh
khốn cùng
- Thứ 4 là ý chí quyết tâm, bản lĩnh, kiên trì, không buông bỏ khi gặp khó khăn
- Thứ 5 là tinh thần tự học, nỗ lực trau dồi bản thân từng ngày.
3. Trong những bài học đó, bài học nào quan trọng nhất đối với sinh viên khối
ngành kinh tế? (1 điểm). Lý giải vì sao? (2 điểm)
Với một thị trường kinh tế nhiều biến động như hiện nay, tôi nghĩ bài học quan
trọng nhất cho các sinh viên khối ngành kinh tế đó là ý chí quyết tâm, bản lĩnh,
kiên trì, không lùi bước trước khó khăn. Cầu vồng luôn xuất hiện sau cơn mưa,
phần thưởng thì luôn giành cho những người xứng đáng. Quan trọng là bạn có dám
vượt qua những khó khăn phía trước để hái được “quả ngọt” hay không. Nghề nào
cũng có khó khăn riêng của nó, chỉ cần bạn đủ bản lĩnh, tự tin, dám nghĩ dám làm,
không khuất phục trước nghịch cảnh thì thành công sẽ đến với bạn. Hãy tưởng
tượng hành trình vươn tới thành công của chúng ta là hình chữ U, nếu bạn cảm
thấy bản thân dường đang rơi tõm vào cái hố mà đầy rẫy những chông gai, thử
thách thì hãy cố gắng vùng dậy bước tiếp vì có thể chúng ta đã đi được một nửa
chặng đường và đang ở đáy của hình chữ U. Việc cần làm bây giờ là phải quyết
tâm vượt qua nốt chặng đường còn lại thì chúng ta sẽ từ từ đi lên và nhất định ta sẽ
chạm tới được đỉnh cao của sự thành công. Hãy luôn nhớ rằng: “Không có việc gì
khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên” (Hồ Chí
Minh).

You might also like