Công CH NG CH NG TH C

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI TẬP NHÓM CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC

Thành viên:
1. Nguyễn Thị Thảo Nguyên
2. Huỳnh Oanh Yến Phụng
3. Lê Thị Hồng Anh
4. Trần Phước Mai Trân
5. Nguyễn Ngọc Phương Trinh
6. Lê Thi Thu Na
7. Lê Thị Khánh Thương
8. Bùi Anh Thư
9. Nguyễn Bùi Thanh Vinh

Câu 1: Có bắt buộc trong mọi trường hợp, người yêu cầu công chứng đều phải
cung cấp đầy đủ các giấy tờ tài liệu theo quy định tại K1 Đ40 Luật Công chứng
không?
Không bắt buộc.
- Trường hợp 1: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Công chứng 2014 thì
trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không
phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này nhưng phải ghi
rõ trong văn bản công chứng.
- Trường hợp 2: Căn cứ khoản 1 Điều 41 Luật Công chứng 2014 thì người yêu cầu
công chứng nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 và khoản 2
Điều 40 của Luật này và nêu nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch. Công chứng
viên soạn thảo hợp đồng giao dịch theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
Vậy nên, không phải trong mọi trường hợp đều phải bắt buộc người yêu cầu công chứng
phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Công
chứng.
Câu 2: Qua trao đổi CCV, nhận thấy trong nội dung thỏa thuận giữa các bên có
điều khoản có lợi cho một bên nhưng điều khoản này không vi phạm pháp luật,
không trái đạo đức xã hội thì xử lý như thế nào?
- Công chứng viên chỉ ra điều khoản có lợi cho một bên cho các bên có thể cùng nhau
thảo luận để điều chỉnh điều khoản cho phù hợp hơn với lợi ích của cả hai.
- Căn cứ theo điểm b và điểm c khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014 quy định về
trường hợp công chứng viên không được công chứng, cụ thể:
+ Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao
dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện
cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian
dối khác;
+ Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản
thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi;
cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà;
anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
- Và căn cứ theo khoản 5 và khoản 6 Điều 40 Luật Công chứng 2014 về công chứng
hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn quy định hai trường hơp công chứng viên có
quyền từ chối công chứng, cụ thể:
+ Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa
rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về
năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng,
giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công
chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến
hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ
chối công chứng.
+ Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng,
giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng,
giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho
người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không
sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
Như vậy, nếu cả hai bên đều đồng ý không thay đổi điều khoản và hợp đồng không
thuộc các trường hợp công chứng viên không được công chứng hay có quyền từ chối
công chứng thì công chứng viên tôn trọng ý chí của các bên và vẫn công chứng hợp
đồng.
Câu 3: Ý nghĩa của việc điểm chỉ công chứng?
Điểm chỉ hay còn gọi là lăn tay được hiểu là việc lăn ngón tay dính mực vào văn bản,
giấy tờ, trên đó sẽ có dấu vân tay của người điểm chỉ.
- Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 48 Luật Công chứng năm 2014, điểm chỉ không phải
thủ tục bắt buộc trong mọi hợp đồng, giao dịch công chứng mà chỉ có một số trường
hợp bắt buộc phải thực hiện thủ tục này. Cụ thể:
+ Trường hợp bắt buộc phải thực hiện điểm chỉ thay cho việc ký: Người yêu cầu công
chứng, người làm chứng hoặc người phiên dịch không ký được bởi vì nguyên nhân là
do khuyết tật hoặc do không biết ký.
+ Trường hợp không bắt buộc phải điểm chỉ nhưng có thể thực hiện điểm chỉ: Khi thực
hiện công chứng di chúc hoặc do người yêu cầu công chứng đề nghị thực hiện điểm chỉ
trong văn bản công chứng hoặc khi công chứng viên thấy cần thiết phải thực hiện việc
điểm chỉ và coi đây là thủ tục cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công
chứng.
Trong trường hợp này, người yêu cầu công chứng có thể thực hiện mình việc điểm chỉ
hoặc có thể kết hợp đồng thời cả điểm chỉ và ký.
Như vậy, điểm chỉ là không bắt buộc đối với mọi trường hợp công chứng hợp đồng,
giao dịch mà chỉ có một trong các trường hợp nêu trên là bắt buộc.
Tuy nhiên việc điểm chỉ là để nhận dạng nhân thân của người tham gia giao dịch, khẳng
định rằng đúng con người đó mang giấy tờ tùy thân đó đã tham gia giao kết hợp đồng
hoặc ký vào văn bản.
Trong thực tế, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng,
giao dịch, hầu hết các công chứng viên đều yêu cầu các bên phải điểm chỉ trong hợp
đồng, giao dịch thay vì chỉ ký, ghi rõ họ tên.Văn bản công chứng điểm chỉ có hiệu lực
nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do
khuyết tật hoặc do không biết ký.
Việc sử dụng điểm chỉ song song với việc ký tên sẽ thêm phần chắc chắn, để giảm thiểu
rủi ro pháp lý không đáng có.
Câu 4: Ông Trần Văn Hồ ( vợ đã chết ) muốn nhận chuyển nhượng một chiếc xe ô
tô từ vợ chồng ông Dũng - bà Lan. CMND của ông Hồ còn hạn sử dụng nhưng bị
nhàu nát, khó nhận dạng ảnh với người thực tế. Ông Hồ đã xuất trình thêm một
thẻ Đảng viên đồng thời giới thiệu ông hiện đang là cán bộ thuộc Sở Tư pháp của
tỉnh và cam kết rằng giao dịch này hoàn toàn trung thực, phù hợp với quy định
pháp luật.
Nếu là công chứng viên, anh/ chị có bắt buộc ông Hồ phải làm thủ tục xin cấp lại
CMND thì mới được tham gia giao dịch này không ? Anh chị hãy đưa ra hướng
giải quyết của mình.
- Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014 thì
trong hồ sơ công chứng, văn bản, hợp đồng cần phải có bản sao giấy tờ tùy thân của
người yêu cầu công chứng. Giấy tờ tùy thân được hiểu là loại giấy tờ xác định đặc điểm
và nhận dạng nhân thân của một con người. Trong hoạt động công chứng, giấy tờ tùy
thân giúp công chứng viên xác định, nhận dạng đúng chủ thể tham gia hợp đồng, giao
dịch. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể cũng như
liệt kê các loại giấy tờ tuỳ thân mà chỉ đang được quy định rải rác trong các văn bản quy
phạm pháp luật khác nhau:
+ Chứng minh nhân dân theo Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP là một trong những
loại giấy tờ tuỳ thân của công dân.
+ Căn cước công dân (CCCD), căn cứ khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân, thẻ
CCCD là giấy tờ tuỳ thân của công dân Việt Nam để thực hiện các giao dịch trên lãnh
thổ Việt Nam.
+ Hộ chiếu theo khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt
Nam, hộ chiếu là giấy tờ dùng để công dân Việt Nam sử dụng để chứng minh quốc tịch
và nhân thân.
- Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ có CMND, thẻ Căn cước công
dân và Hộ chiếu mới được coi là giấy tờ tùy thân. Còn việc ông Hồ xuất trình thêm một
thẻ Đảng viên, tự giới thiệu ông hiện đang là cán bộ thuộc Sở Tư pháp của tỉnh và cam
kết rằng giao dịch này hoàn toàn trung thực, phù hợp với quy định pháp luật, mục đích
để chứng minh nhân thân không đủ điều kiện để công chứng giao dịch chuyển nhượng
xe ô tô do những điều này không được xem là giấy tờ tùy thân theo quy định pháp luật
Việt Nam.
- Vậy tình huống trên có thể chia thành hai trường hợp:
+ TH1: Nếu ông Hồ không còn giấy tờ tùy thân nào khác như Hộ chiếu, CCCD mà chỉ
có CMND thì ông Hồ cần liên hệ với địa phương nơi cư trú để đề nghị cấp lại CMND.
Cần có đủ giấy tờ để bổ sung vào hồ sơ yêu cầu công chứng và như vậy thì mới có đủ
điều kiện tham gia giao dịch này.
+ TH2: Nếu ngoài CMND, ông Hồ còn có các giấy tờ tùy thân khác thì ông Hồ có thể
sử dụng bản sao CCCD hoặc bản sao hộ chiếu để tham giao giao dịch chuyển nhượng
xe ô tô, chứ không bắt buộc phải là CMND.

You might also like