Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

PHỎNG VẤN PHỤ HUYNH BẰNG DSM 5

CÁCH TIẾN HÀNH VÀ CHẤM ĐIỂM

Tiến hành: Một số câu hỏi được liệt kê cho từng mục trong 3 lĩnh vực của tiêu chí A và từng mục

trong 4 lĩnh vực thuộc tiêu chí B để hướng dẫn bạn thu thập thông tin từ cha mẹ hoặc những người

chăm sóc khác. Một số câu hỏi được đánh số (mục phỏng vấn) bao gồm các câu hỏi kèm theo (follow-

up questions). Bạn cũng có thể cần hỏi những câu hỏi không được liệt kê trong danh sách để làm rõ

thông tin từ phụ huynh. Tuy vậy, bạn không cần phải hỏi mọi câu hỏi trong cuộc phỏng vấn. Bạn có

thể ngừng đặt câu hỏi khi đã hiểu rõ về kỹ năng của trẻ trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên, khi thực tập

phỏng vấn, hãy hỏi mọi câu hỏi trong từng lĩnh vực ngoại trừ những câu hỏi không liên quan do độ

tuổi, mức độ phát triển của trẻ hoặc các yếu tố văn hóa/ tôn giáo.

Bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách làm rõ cách trẻ giao tiếp. Ví dụ: “Đầu tiên, tôi muốn biết con bạn

sử dụng bao nhiêu từ, kí hiệu & / hoặc cử chỉ?” Khi thích hợp, hãy hỏi "cậu bé / cô bé có nói câu 2-3

từ hoặc sử dụng câu có 4 từ trở lên không?" Hãy tạm dừng và sau đó hỏi, “con thường làm thế nào

để cho bạn biết con muốn gì? Con có sử dụng từ, tạo âm, hoặc cử chỉ như chỉ tay không, hoặc con có

đưa đồ vật đến cho bạn không, hay chỉ nhìn vào đồ vật mà con muốn? ” Sau đó, hãy hỏi, “Bạn có thể

hiểu con bạn đang cố gắng truyền đạt điều gì không? Người khác có thể hiểu những gì con bạn đang

cố gắng truyền đạt không? ”

Tiếp theo, hãy bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách nói: “Bây giờ tôi sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về cách

con bạn giao tiếp, mối quan hệ của trẻ với các thành viên khác trong gia đình và những đứa trẻ khác

cũng như cách trẻ chơi với đồ chơi.” Các đề xuất cũng được cung cấp về cách bắt đầu đặt câu hỏi cho

từng lĩnh vực.


Cho điểm: Khi bạn hỏi, hãy ghi chú lại càng nhiều càng tốt để ghi lại câu trả lời của phụ huynh và để

làm rõ việc cho điểm của bạn. Các ô trống đã được thêm vào bên cạnh mỗi mục được đánh số để hỗ

trợ việc ghi điểm dễ dàng.

R (rarely) = Hiếm khi, S (sometimes) = Đôi khi và O (often) = Thường xuyên.

Ô bóng mờ ( ) cho biết hành vi và tần suất tương thích với ASD. Đánh dấu vào “ô Hiếm khi” nếu

trẻ chỉ thể hiện hành vi một, hai lần hoặc hoàn toàn không thể hiện. * Đánh dấu vào “ô Đôi khi” nếu

hành vi đó chỉ thỉnh thoảng được nhìn thấy và không phải là một phần thường xuyên trong trò chơi

của trẻ. Đánh vào ô “Thường xuyên” khi hành vi đó xảy ra thường xuyên trong trò chơi hoặc hoạt

động của trẻ

Hãy hỏi và xem xét hành vi trong quá khứ khi cho điểm các mục phỏng vấn. Nếu trẻ thể hiện hành vi

đích chỉ thỉnh thoảng hoặc một vài lần trong quá khứ và không thể hiện trong hiện tại, hãy cho điểm

mục đó là “hiếm khi”. Nếu đứa trẻ thường xuyên thể hiện hành vi đích trong quá khứ nhưng hiện tại

chỉ được nhìn thấy không thường xuyên hoặc hoàn toàn không thấy, hãy chấm điểm mục đó là “đôi

khi”. Cho điểm mục đó là “thường xuyên “nếu hành vi đích đã được nhìn thấy thường xuyên trong

quá khứ và vẫn được nhìn thấy thường xuyên ,ngay cả khi phụ huynh nhận xét hành vi đó có cải thiện

hoặc không được nhìn thấy thường xuyên như trước đây

Một số mục bao gồm các câu hỏi kèm theo (follow-up questions). Những câu hỏi kèm theo này rất

quan trọng để cho điểm các mục. Đây là 2 ví dụ: Trẻ có sử dụng những cử chỉ đơn giản để hướng sự

chú ý của bạn hoặc để yêu cầu điều gì đó không; Ví dụ: chỉ vào một món đồ chơi hoặc hình ảnh trong

sách, giơ 2 tay lên để được bồng, vẫy tay bye bye để cho bạn biết trẻ muốn ra về ? Những hành vi đó

có đi cùng với giao tiếp mắt không? (Mục 4 trong miền A1)
Con bạn có sử dụng lời nói và cử chỉ với nhau không? Ví dụ: vẫy tay “tạm biệt” và nói “tạm biệt”, trẻ

gật đầu và nói “Có” hoặc lắc đầu và nói “Không?”. Những hành vi đó có đi cùng với giao tiếp mắt

không? (Mục 5 trong miền A1)

Các câu hỏi tiếp theo là để làm rõ hành vi của trẻ. Đối với các ví dụ trên, nếu đứa trẻ thường xuyên

thể hiện hành vi mục tiêu nhưng không có hoặc hạn chế giao tiếp mắt, hãy chấm điểm mục đó là

Thỉnh thoảng và Không Thường xuyên.

Một ví dụ khác là mục 6 trong miền A1 hỏi về biểu hiện khuôn mặt. Câu hỏi đi kèm hỏi liệu đứa trẻ có

hướng nét mặt của mình sang người khác hay không. Nếu trẻ thể hiện một loạt các biểu hiện trên

khuôn mặt nhưng vẫn chưa hướng chúng sang người khác, hãy chấm điểm mục đó là Đôi khi. Mục

này cũng hỏi về giao tiếp bằng mắt, hãy cho điểm vào ô Đôi khi nếu đứa trẻ hướng nụ cười đến cha

mẹ nhưng không có hoặc hạn chế giao tiếp mắt. Mục 7 trong lĩnh vực A3 hỏi về việc giả vờ nói

chuyện bằng điện thoại đồ chơi hoặc giả vờ cắn. Câu hỏi theo dõi hỏi liệu đứa trẻ có lôi kéo cha mẹ

tham gia trò chơi giả vờ này hay không. Nếu trẻ giả vờ nói chuyện trên điện thoại đồ chơi hoặc giả vờ

cắn nhưng không giả vờ cắn cha mẹ hoặc đưa điện thoại đồ chơi cho cha mẹ, hãy chấm điểm mục

này là đôi khi. Mục 8 trong lĩnh vực A3 là một ví dụ tương tự.

Cho điểm các mục: Một đứa trẻ phải đáp ứng các tiêu chí trong 3 mục đối với nhóm tiêu chí A và ít

nhất 2 trong 4 mục trong tiêu chí B để đáp ứng tiêu chí DSM 5 đối với ASD. Mỗi mục được cho điểm

Có khi đáp ứng tiêu chí cho ASD hoặc Không khi không đáp ứng tiêu chí cho ASD. Sử dụng các nguyên

tắc sau để giúp xác định điểm cho từng miền:

 Gần như chắc chắn đáp ứng các tiêu chí của ASD:

≥3 dấu tích trong ô bóng mờ


≥2 dấu tích trong ô bóng mờ và ≥2 dấu tích trở lên trong ô đôi khi

 Rất có thể đáp ứng các tiêu chí của ASD:

2 dấu tích trong ô bóng mờ và chỉ 1 dấu tích ở ô đôi khi

1 dấu tích trong ô bóng mờ và ≥3 dấu tích trong ô đôi khi

0 dấu tích trong ô bóng mờ nhưng ≥5 dấu tích trong ô đôi khi

 Có thể đáp ứng một số tiêu chí của ASD nhưng khả năng không cao:

1 dấu tích trong ô bóng mờ và 1 hoặc 2 dấu tích trong ô thỉnh thoảng

0 dấu tích trong ô bóng mờ nhưng 3 hoặc 4 dấu tích trong ô thỉnh thoảng

 Không đáp ứng tiêu chí của ASD:

0 dấu tích trong ô bóng mờ và không có nhiều hơn 2 dấu tích trong ô thỉnh thoảng

Xin lưu ý, điểm của mỗi lĩnh vực và cuộc phỏng vấn đầy đủ không chỉ dựa trên tổng số lần bạn đánh

dấu vào trong các ô bóng mờ và ô Đôi khi. Nó dựa trên số lần đánh dấu cụ thể trong ô bóng mờ, ô Đôi

khi và kinh nghiệm của bạn với tư cách là một người đánh giá. Quyết định cuối cùng dựa trên đánh

giá lâm sàng của bạn. Tuy nhiên, khi tìm hiểu cuộc phỏng vấn, hãy đánh giá lĩnh vực đó là Có, đáp ứng

tiêu chí cho ASD, nếu số lần đánh dấu trong các ô bóng mờ và ô Đôi khi thỏa mãn nhóm “Gần như

chắc chắn đáp ứng các tiêu chí của ASD “và “Rất có thể đáp ứng các tiêu chí của ASD”. Đánh giá lĩnh

vực đó là Không, không đáp ứng tiêu chí cho ASD, nếu số lần đánh dấu trong các ô bóng mờ và ô Đôi

khi thỏa mãn nhóm “Có thể đáp ứng một số tiêu chí của ASD nhưng khả năng không cao” hoặc

“Không đáp ứng tiêu chí của ASD”


Lưu ý :

* Hiếm khi = hành vi đích chỉ được nhìn thấy một hoặc hai lần hoặc được nhìn thấy ít hơn mỗi tuần

Thỉnh thoảng = hành vi xảy ra từ một đến ba ngày mỗi tuần và hiếm khi xảy ra vài lần trong cùng một

ngày

Thường xuyên = hành vi xảy ra ≥4 ngày một tuần và xảy ra nhiều lần vào một số ngày

You might also like