Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 38

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TPHCM


KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
----------

TIỂU LUẬN

ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG THÔNG GIÓ
CHO PHÂN XƯỞNG
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh
SVTH:
Nguyễn Duy Phú - 18142180
Trịnh Nhật Huy - 18142121
Lê Ngọc Tân - 18142207
Đỗ Việt Long - 18142034

-TP. Hồ Chí Minh-


LỜI CẢM ƠN
Nhóm xin chân thành cám ơn các thầy cô ở trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật
TP. Hồ Chí Minh. Đã giảng dạy cho nhóm những kiến thức chuyên môn và cơ bản để
nhóm có thể hoàn thiện tiểu luận này này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Trương Việt Anh. Nhờ sự hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình của thầy đặc biệt là những lời khuyên quý báu và những góp ý khi nhóm gặp
trở ngại của thầy đã giúp nhóm hoàn thảnh tốt mục tiêu của đề tài.

Bên cạnh đó nhóm cũng xin cám ơn các bạn trong các nhóm làm tiểu luận khác, các
bạn đã nhiệt tình hỗ trợ nhóm bằng kiến thức cũng như kinh nghiệm của mình.

Nhóm xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2021

Nhóm thực hiện:

Nguyễn Duy Phú

Trịnh Nhật Huy

Lê Ngọc Tân

Đỗ Việt Long
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................... 1
1.1 Tính cần thiết của đối tượng .................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 1
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4 Đánh giá lựa chọn đối tượng phù hợp với yêu cầu đề tài ...................................... 6
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LÝ VẬN HÀNH CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN THÔNG
GIÓ ...................................................................................................................................... 7
2.1. Nguyên lý vận hành của hệ thống thông gió phân xưởng: .................................... 7
2.1.2. Các thông số thiết kế của hệ thống thông gió phân xưởng: .......................... 10
2.2 Các thông số thiết kế cho hệ thống thông gió phân xưởng ...................................... 11
2.2.1 Chọn quạt thông gió cho nhà xưởng .................................................................. 11
2.2.2 Tính tiết diện ống thông gió cho nhà xưởng:..................................................... 13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP, ĐÁNH GIÁ SƠ ĐỒ ..................................... 17
3.1 Phương pháp cung cấp điện: .................................................................................... 17
3.2 Đánh giá sơ đồ mạch điều khiển: ............................................................................. 19
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN............................................................. 22
4.1 Cải tiến dùng PLC .................................................................................................... 22
4.1.1 Ưu điểm của hệ thống sử dụng PLC:................................................................. 22
4.1.2 Sử dụng PLC ZEN cho hệ thống điều khiển thông gió nhà xưởng: .................. 23
4.2.2 Mô phỏng và lập trình trên cadesimu ................................................................ 27
PHỤ LỤC BẢN VẼ .......................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 34
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……...……………………………………………………………………………….
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1 Tính cần thiết của đối tượng
Vấn đề làm mát, thông thoáng trong các tòa nhà cao tầng, nhà xưởng là vấn đề hết
sức quan trọng ta có thể thấy rằng không có một công trình nào thiếu phần này.

Với lực hút mạnh, đẩy xa và khả năng tạo được sức ép lớn nên quạt có khả năng
truyền gió xa và mạnh. Bên cạnh đó, Các sản phẩm quạt ly tâm, quạt hướng trục công
nghiệp đều thuộc quạt thông gió công nghiệp, ưu điểm của các loại quạt này là khả năng
hút nhiệt nóng, hút gió thải, khí thải, hút bụi bẩn lơ lửng trong không khí gây ảnh hưởng
đến sức khỏe con người. Đồng thời cung cấp nguồn không khí trong lành, thông thoáng
ngược từ bên ngoài vào
Chính vì lý do đó mà hai loại quạt này được sử dụng phổ biến để hút gió, khí thải
cũng như chất độc hại và khí bụi tại: Các hệ thống xay xát, sản xuất gạo, xưởng gỗ…

Chính vì tính hữu dụng đó mà hiện nay các doanh nghiệp sản xuất về quạt ly tâm,
quạt hướng trục đang cạnh tranh quyết liệt về vấn đề giá thành cũng như những cải tiến
về vấn đề kỹ thuật.

Vì tính thực dụng cũng như tiện lợi của hai loại này. Do vậy đề tài này sẽ đề xuất
một phương án thiết kế để phù hợp, đáp ứng được với các yêu cầu trên

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


 Mục tiêu chung:

Phân tích tính hiệu quả các ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng quạt ly tâm,
và quạt hướng trục tại các phân xưỡng và tòa nhà.

 Mục tiêu cụ thể:

(1) Đánh giá ưu, nhược điểm của vấn đề sử dụng quạt ly tâm, và hướng trục trong
công nghiệp

1
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

(2) Phân tích tính hiệu quả của việc sử dụng quạt ly tâm, và quạt hướng trục tại các
công trình
(3) Đề xuất phương án thiết kế nâng cao tính năng kĩ thuật, kinh tế của sản phẩm

1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu


 Lịch sử phát truyển của quạt ly tâm và quạt hướng trục:

Ngay từ triều đại nhà Thương (khoảng năm 1046 trước Công nguyên) và triều đại
Tây Chu (thế kỷ 11 năm 771 trước Công nguyên), người Trung Quốc đã phát minh ra ống
thổi khí với tính năng không khí cưỡng bức, dùng cho lò luyện và đúc.

Cánh quạt gió cối xay cũng được tạo ra và sử dụng ở Trung Quốc cổ đại, và nó là tổ tiên
của quạt dòng hướng trục.

Ở miền nam Trung Quốc, người ta đã phát minh ra xe gió xay xát hạt và chúng vẫn
được sử dụng cho đến ngày nay. Có thể nói chúng là tổ tiên của quạt thổi ly tâm và máy
nén.

2
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

1862, Guido Bell đến từ Anh Quốc đã phát minh ra máy thổi ly tâm. Cánh quạt, vỏ
có hình tròn đồng tâm, vỏ được làm bằng gạch, trong khi cánh quạt bằng gỗ là lưỡi thẳng
ngược. Hiệu suất chỉ đạt 40%, và chúng chủ yếu được ứng dụng trong hệ thống thông gió
mỏ vào thời điểm đó.

Năm 1880, để thông gió cho mỏ, một số kỹ sư đã thiết kế quạt thổi ly tâm với vỏ
xoắn và lưỡi cong ngược. Cấu tạo quạt ly tâm từng bước được cải tiến.

1892, người Pháp phát minh ra quạt gió chéo.

Vào thế kỷ 19, quạt hướng trục được sử dụng làm quạt hút cưỡng bức cho ngành
luyện kim. Nhưng áp suất chỉ 100 ~ 300pa, và hiệu suất chỉ đạt 15 ~ 25%. Công nghệ này
không phát triển nhanh chóng cho đến sau những năm 1940.

Năm 1935, trước tiên người Đức đã sử dụng quạt thổi hướng trục để hút không khí
và tạo không khí cho lò hơi.

1948, Đan Mạch đã tạo ra quạt hướng trục có cánh điều chỉnh được trong quá trình
hoạt động. Sau đó, các loại quạt hướng trục đã có sự phát triển vượt bậc.

❖ Phân tích ưu nhược điểm của quạt ly tâm, quạt hướng trục:

 Quạt ly tâm

• Về ưu điểm:
- Quạt ly tâm có rất nhiều ưu điểm như:

3
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

Đặc tính là lực hút mạnh, lực đẩy xa, tạo ra được sức ép lớn lên không khí bên trong
có thể theo ống gió truyền đi rất xa.

Đặc tính nén tốt hơn khi so sánh với quạt hướng trục, nên khi sử dụng ta có thể dùng
quạt ly tâm để tạo áp lên đến hơn 100.000Pa

Quạt ly tâm có số lượng cánh quạt cắt không khí lớn, motor chuyển động trực tiếp
và motor chuyển động gián tiếp với dây curoa đặt hoàn toàn phía bên ngoài, không nằm
trên đường đi của luồng hút không khí, nên motor tránh được bụi trực tiếp từ luồng gió khi
vận hành.

Quạt ly tâm có ưu điểm là có thể gắn trực tiếp với động cơ điện hoặc là kết nối gián
tiếp với trục của động cơ điện qua hệ thống bánh đai.

Quạt ly tâm có rất nhiều công dụng đó là hút và thải không khí ô nhiễm độc hại,
thông gió, hút bụi trong hệ thống xay sát, sản xuất cao su và chất hóa học.......

Ngoài ra quạt ly tâm còn có các công dụng như: Quạt ly tâm hút bếp, quạt ly tâm
thôi máng khí động…

• Về nhược điểm:
- Ngoài những ưu điểm thì quạt ly tâm vướng những nhược điểm như:

Đối với loại quạt ly tâm cao áp động cơ sẽ bị quá tải khi không thể kết nối quạt vào
hệ thống, do nhược điểm đó loại quạt này có thiết kế thường phải có van tiết lưu đầu vào
hoặc trong hệ thống phụ tải ổn định. Miệng cửa hút và hệ thống ống dẫn, miệng cửa thổi ít
có thay đổi.

 Quạt hướng trục

• Về ưu điểm

Ưu điểm chung của dòng quạt hút công nghiệp hướng trục đó là sử dụng nguyên liệu
cao cấp chất lượng nhập khẩu nên sản phẩm thường có tuổi thọ cao.

4
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

Vỏ ngoài chắc chắn chống lực tác động đồng thời được sơn màu sắc trang nhã bóng
đẹp có độ mịn cao đồng thời được sơn một lớp tĩnh điện bảo vệ chống ăn mòn. Thêm vào
đó, quạt còn có thể hoạt động tốt trong mọi môi trường công nghiệp như ẩm ướt, có nhiều
khói bụi, áp suất khí cao.

Một số dòng được trang bị lưới thép hoặc chớp lật (thông gió vuông) để bảo vệ cho
động cơ bên trong. Một số dòng có bánh xe iện lợi giúp người dùng có thể di chuyển quạt
đến bất kỳ vị trí nào dễ dàng. Ngoài ra quạt điện hướng trục cò được thiết kế với nhiều hình
dáng, kích thước khác nhau để phục vụ nhu cầu người dùng như quạt thông gió vuông gắn
tường, quạt tròn, quạt di động, xách tay, …

• Về nhược điểm:
Những dòng quạt có số lượng cánh ít khi vận hành sẽ trực tiếp cắt không khí
nên trong môi trường có nhiều chất cặn và bụi bẩn sẽ gây hiện tượng nhanh ăn mòn
cánh quạt lý do bởi bụi và không khí ma sát lẫn nhau.
Trong môi trường có bụi nhiều và kích thước bụi lớn có khả năng làm hỏng
dây curoa (quạt gián tiếp) hoặc bám lại cuộn dây đồng, vòng bi (quạt chuyển động
trực tiếp) làm giảm hiệu suất và tuổi thọ.
Do đó cần vệ sinh bảo dưỡng thường xuyên hoặc chọn loại có motor có khả
năng hoạt động trong môi trường đặc biệt nhiều bụi.

❖ Đề xuất các loại quạt ly tâm, và hướng trục phù hợp với các công trình nhà xưởng:
➢ Quạt ly tâm:

Quạt làm việc theo nguyên tắc bơm ly tâm, khi rôto quay thì áp suất tại tâm quạt
nhỏ, không khí sẽ đi vào tâm của quạt và từ đó được cấp thêm năng lượng lực ly tâm.

• Quạt ly tâm được chia thành 3 loại:


- Quạt ly tâm thấp áp.
- Quạt ly tâm trung áp.
- Quạt ly tâm cao áp.

5
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

• Dựa vào truyền động giữa động cơ và cánh quạt, quạt ly tâm lại được chia nhỏ thành:
- Quạt ly tâm trực tiếp.
- Quạt ly tâm gián tiếp (chuyển động gián tiếp thông qua các dây curoa, trục, gối đỡ).
• chính vì vậy, thị trường có các dòng quạt ly tâm khác nhau đáp ứng nhu cầu sử dụng
khác nhau và các điều kiện sử dụng khác nhau của từng nhà xưởng như:
- Quạt ly tâm trung áp gián tiếp
- Quạt ly tâm trung áp trực tiếp
- Quạt ly tâm thấp áp trực tiếp…
➢ Quạt hướng trục:

Quạt hướng trục công nghiệp hoạt động dựa theo nguyên lý hút dòng không khí vào
và thổi không khí ra song song với trục của quạt. Dựa vào đó, khi tiến hành lắp đặt, một
đầu nhà xưởng sẽ được lắp đặt quạt hướng trục để hút nhiệt, ẩm từ bên trong ra ngoài. Đầu
bên kia sẽ dẫn không khí từ ngoài vào nhờ vào hệ thống cửa gió.

• quạt hướng trục được chia làm 2 loại: Quạt thân tròn và thân vuông.
• Trong mỗi loại quạt này, các nhà sản xuất lại chia làm 2 dòng: chạy trực tiếp và
chạy gián tiếp.
- Quạt hướng trục trực tiếp: là loại quạt có motor được gắn cánh trực tiếp lên thiết bị.
Dùng cho những nơi cần hút mùi như những tầng hầm, những nơi nặng mùi.
- Quạt hướng trục gián tiếp: lực xoay từ cánh tới motor được kiểm soát bởi dây curoa,
giúp bảo vệ được motor trong môi trường nhiệt độ cao hay axit. Dùng ở những nơi
có nhiệt độ cao và môi trường axit.

1.4 Đánh giá lựa chọn đối tượng phù hợp với yêu cầu đề tài
Với các ưu nhược điểm và chủng loại phong phú của hai loại quạt trên, thì
đề tài xoay quanh nghiên cứu về ứng dụng và cài tiến của quạt trong công nghiệp,
nên đối với đề tài này nhóm tập chung nghiên cứu về quạt hướng trục Bởi vì áp
suất thấp nhưng tạo ra lượng gió lớn quạt hướng trục phù hợp nhất cho dùng cho
mục đích chung, ngoài ra thì quạt hướng trục có giá thành rẽ và hiệu xuất cao hơn
quạt ly tâm, đáp ứng và giải quyết được các yêu cầu của thực tiễn.
6
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

CHƯƠNG 2: NGUYÊN LÝ VẬN HÀNH CỦA HỆ


THỐNG ĐIỀU KHIỂN THÔNG GIÓ
2.1. Nguyên lý vận hành của hệ thống thông gió phân xưởng:
hệ thống Thông gió làm mát nhà xưởng công nghiệp ngày càng được chú trọng. Do
đặc thù của nhà xưởng, với những thiết bị hiện đại và quy chuẩn khắt khe nhằm đáp ứng
yêu cầu xuất khẩu đòi hỏi môi trường làm việc lý tưởng cho các cán bộ công nhân viên.
Các hoạt động sản xuất, vận hành máy móc thường xuyên và liên tục gây phát sinh một
lượng nhiệt vô cùng lớn và không khí vô cùng ngột ngạt phía bên trong nhà xưởng. Điều
đó đặt ra thách thức không hề nhỏ trong việc đưa ra giải pháp khắc phục. Vì vậy việc tìm
ra giải pháp thông gió làm mát nhà xưởng công nghiệp là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách.

Hình 2.1: Hệ thống thông gió tự nhiên nhà xưởng

❖ Thông gió làm mát nhà xưởng công nghiệp bằng phương pháp sử dụng:
đối với nhà máy yêu cầu về môi trường lao động không quá cao. Thì việc lắp
hệ thống thông gió làm mát nhà xưởng sao cho càng giảm chi phí càng tốt. Do vậy
các chuyên gia đã nghiên cứu và lắp đặt hệ thống thông gió làm mát nhà xưởng làm
sao vẫn tạo sự thông thoáng cho môi trường làm việc nhưng chi phí hợp lý đối với
chủ đầu tư. Với những phương án này thì có thể hiệu quả trong việc làm mát nhà

7
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

xưởng có thể không cao lắm nhưng đáp ứng được tiêu chí giá thành thấp nhưng môi
trường làm việc của công nhân vẫn được đảm bảo
- Một số phương pháp thiết kế thông gió làm mát cho nhà xưởng công nghiệp:
a. Thông gió tự nhiên:
Thông gió tự nhiên là tạo sự thông thoáng cho môi trường làm việc bằng cách
bố trí cửa lấy gió và thải gió một cách hợp lý giúp cho không khí lưu thông tuần
hoàn tốt nhất.
Với việc xây dựng nhà xưởng cao ráo, tạo khe hở như giếng trời ở đỉnh mái,
mở của sổ lấy gió tự nhiên.
➢ Ưu điểm: Thông gió tự nhiên chi phí đầu tư thấp Chi phí vận hành thấp không
tốn điện cho động cơ.
➢ Nhược điểm: Hiệu suất không cao và phụ thuộc nhiều vào hướng gió, không
gian trong nhà xưởng.
Phương pháp: bố trí cửa gió để lấy gió và thải gió đối xứng nhau để
tạo hiệu quả tốt nhất. Cửa gió phải bố trí hợp lý với tường và đặc biệt phải
che được mưa. Có thể sử dụng quả cầu gắn trên mái để tăng cường đối lưu
không khí.
Phương pháp này phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết và tự nhiên: môi
trường trong nhà xưởng được cải thiện ít. Chỉ phù hợp với những nhà xưởng
sản xuất đơn giản. Hiện nay thời tiết càng ngày càng khắc nghiệt thì việc lựa
chọn phương án thông gió làm mát nhà xưởng khác là vấn đề cấp bách

Hình 2.1a: Hệ thống thông gió tự nhiên


8
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

b. Thông gió cưỡng bức:

Thông gió làm mát nhà xưởng công nghiệp bằng phương pháp cưỡng bức là thay vì
phụ thuộc vào thời tiết và tự nhiên chúng ta chủ động hơn trong việc lấy gió đưa vào nhà
xưởng. Đó là dùng quạt hút trên tường hoặc trên mái để hút khí nóng bụi ra ngoài.

Quạt hút gió công nghiệp có lưu lượng gió lớn sẽ đảm nhận nhiệm vụ hút không khí
ngột ngạt, nóng bức ra khỏi nhà xưởng. Sự chênh lệch áp suất sẽ hút khí tươi, giàu oxi vào
bên trong nhà xưởng. Khi quạt hút công nghiệp hoạt động sự tuần hoàn này sẽ diễn ra liên
tục, đảm bảo lượng oxi cần thiết được cung cấp thường xuyên tạo một môi trường làm việc
thoáng mát, thoải mái cho công nhân viên nhà máy.

Hình 2.1b: hệ thống thông gió cưỡng bức

9
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

2.1.2. Các thông số thiết kế của hệ thống thông gió phân xưởng:
➢ Tổng quan đề tài:
- Dự án thiết kế hệ thống thông gió cho nhà xưởng cơ khí, dự án có tổng diện tích là
200 m2.
5000

000
300
20
0
100
00

Bản vẽ nhà xưởng (1:20)

10
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

2.2 Các thông số thiết kế cho hệ thống thông gió phân xưởng
2.2.1 Chọn quạt thông gió cho nhà xưởng
✓ Tính thể tích nhà xưởng:
V = dài x rộng x cao = 20 x 10 x 5 = 1000 (m3)
✓ Tính tổng lượng không khí cần dùng:
Tg = X * V
Với:
Tg: tổng lượng không khí cần dùng (m3/h)
X: số lần thay đổi không khí (lần/ h)
o Yêu cầu số lần thay đổi không khí trong 1 giờ:
- Nơi công cộng: nhà thi đấu, siêu thị, văn phòng…30 đến 40 lần/h
- nhà xưởng 40-60 lần/h
V: thể tích nhà xưởng (m3)
Tg = X * V = 50 * 1000 = 50000 (m3/h)
- Do là nhà xưởng nên X (số lần thay đổi không khí) ta chọn là 50 lần/h
✓ Tính số lượng quạt cần dùng cho nhà xưởng:
𝑇𝑔
𝑁=
𝑄𝑐
Với:
N: số quạt cần dùng cho nhà xưởng
Tg: tổng lượng không khí cần dùng (m3/h)
Qc: lưu lượng gió của quạt (m3/h)

11
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

- Chọn Quạt thông gió công nghiệp vuông HAIKI LF1380.

Với quạt vuông HAIKI LF1380, lưu lượng gió 46000 m3/h thì:

𝑇𝑔 50000
𝑁= = = 1,08
𝑄𝑐 46000
 với quạt vuông HAIKI LF1380, lưu lượng gió 46000 m3/h thì chỉ cần một quạt là
đáp ứng cho đề tài

12
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

2.2.2 Tính tiết diện ống thông gió cho nhà xưởng:
- Tính số lượng miệng gió:
𝑄
𝑆=
𝑉
Với:
S: diện tích (m2)
Q: Lưu lượng gió (m3/h). (catalogue sản phẩm).
v: vận tốc gió chạy trên ống (m/s)
Vận tốc gió chạy trên ống chính: v (5 đến 10 m/s)
Vận tốc gió chạy trên ống nhánh: v (3 đến 5 m/s)
Tốc độ gió qua miệng gió: v (1 đến 3 m/s)

𝑄 46000
𝑆= = = 6,4(𝑚2 )
𝑉 3600 × 2
- Chọn miệng gió Sq = 1x1(m2):

𝑆 6,4
 𝑁= = = 18 (𝑚𝑖ệ𝑛𝑔)
𝑆𝑞 ×0.35 1×1×0,35

Với:
N: Số lượng miện ống
S: Diện tích (m2)
- Lưu lượng gió tại các nhánh:
𝑄 46000 𝑚3
𝑄𝑛ℎá𝑛ℎ = = = 2556( )
𝑁 18 ℎ
- Tính tiết diện đường ống gió trên trục chính:
Q = 46000 (m3/h)
𝑄 46000
 𝑆𝑄 = = = 2,1(𝑚2 )
3600×6 3600×6

• Chọn chiều rộng 1,4 (m)


𝑆𝑄 2,1
• Suy ra chiều cao ống = = = 1,5(𝑚)
𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝑟ộ𝑛𝑔 1,4

Q1 = Q - Qnhánh = 46000 – (2556x8) = 25552(m3/h)

13
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

𝑄1 25552
 𝑆𝑄1 = = = 1,2(𝑚2 )
3600 ×6 3600×6

• Chọn chiều rộng ống 1(m)


𝑆𝑄1 1,2
• Suy ra chiều cao ống = = = 1,2(𝑚)
𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝑟ộ𝑛𝑔 1

 Chọn chiều rộng


Q2 = Q - Qnhánh = 46000 – (2556x12) = 15328(m3/h)
𝑄2 15328
 𝑆𝑄2 = = = 0,7(𝑚2 )
3600 ×6 3600×6

• Chọn chiều rộng ống 0,8(m)


𝑆𝑄2 0,7
• Suy ra chiều cao ống = = = 0,9(𝑚)
𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝑟ộ𝑛𝑔 0,8

Q3 = Q - Qnhánh = 46000 – (2556x16) = 5104(m3/h)


𝑄3 5104
 𝑆𝑄3 = = = 0,3(𝑚2 )
3600 ×6 3600×6

• Chọn chiều rộng ống 0,5(m)


𝑆𝑄3 0,3
• Suy ra chiều cao ống = = = 0,6(𝑚)
𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝑟ộ𝑛𝑔 0,5

- Tính tiết diện ống gió trên các nhán


Qnhánh = 2556(m3/h)
𝑄𝑛ℎá𝑛ℎ 2556
 𝑆𝑛ℎá𝑛ℎ = = = 0,3 (𝑚2 )
𝑣𝑛ℎá𝑛ℎ 3600 ×3

• Chọn chiều rộng ống 0,6 m


𝑆𝑛ℎá𝑛ℎ 0,3
• Suy ra chiều cao ống = = = 0,5 (𝑚)
𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝑟ộ𝑛𝑔 0,6

Bảng: diện tích các đoạn ống trên trục chính


Lưu lượng gió (rộng x cao) Diện tích

Q 1,4 x 1,5 2,1 m2

Q1 1 x 1,2 m 1,2 m2

Q2 0,8 x 0,9 m 0,7 m2

Q3 0,5 x 0,6 m 0,3 m2

14
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

Qnhánh 0,5 x 0,6 m 0,3 m2

Bản vẽ lưu lượng gió (1:20)

Bản vẽ hệ thống thông gió (1:20)

15
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

Bản vẽ hệ thống thông gió trong phân xưởng (1:20)

16
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP, ĐÁNH GIÁ SƠ ĐỒ


3.1 Phương pháp cung cấp điện:
- Lựa chọn tiết diện dây / cáp theo điều kiện phát nóng

Khi có dòng điện chạy qua, cáp và dây dẫn sẽ bị phát nóng. Nếu nhiệt độ tăng
quá cao thì chúng có thể bị hư hỏng cách điện hoặc giảm tuổi thọ và độ bền cơ học của kim
loại dẫn điện.

Khi dây / cáp được chọn theo điều kiện phát nóng sẽ đảm bảo cách điện của dây
dẫn không bị phá hủy do nhiệt độ của dây dẫn đạt đến trị số nguy hiểm cho cách điện của
dây. Để đạt yêu cầu này thì dòng điện phát nóng cho phép của dây / cáp phải lớn hơn dòng
điện làm việc lâu dài cực đại chạy trong dây dẫn. Do vậy mà nhà chế tạo quy định nhiệt độ
cho phép với mỗi loại dây/cáp.

Do thực tế dây/ cáp được lựa chọn lắp đặt khác với điều kiện định mức do các
nhà chế tạo dây/cáp quy định nên dòng phát nóng cho phép cần phải quy đổi về dòng phát
nóng cho phép thực tế bằng cách nhân với hệ số hiệu chỉnh K. Hệ số hiệu chỉnh K được
xác định trên cơ sở loại dây cáp, phương pháp lắp đặt, nhiệt độ môi trường thực tế tại nơi
lắp đặt… Do đó tiết diện dây dẫn và cáp được chọn phải thõa mản các điều kiện sau:
𝐼𝑙𝑣𝑚𝑎𝑥
𝐼𝐶𝑃 ≥
𝐾

𝐼𝑙𝑣𝑚𝑎𝑥 : Dòng làm việc cực đại.

𝐾 : Tích các hệ số hiệu chỉnh.

Đối với dây/ cáp trên không (hay không chôn trong đất):

K=𝐾1 . 𝐾2 . 𝐾3

𝐾1 : Thể hiện ảnh hưởng của cách lắp đặt.

𝐾2 : Thể hiện ảnh hưởng tương hổ của hai mạch đặt liền kề nhau.

𝐾3 : Thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ tương ứng với dạng cách điện.

17
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

Đối với dây/ cáp chôn ngầm trong đất:

K=𝐾4 . 𝐾5 . 𝐾6 . 𝐾7

𝐾4 : Thể hiện ảnh hưởng của cách lắp đặt

𝐾5 : Thể hiện ảnh hưởng của số dây đặt liền kề nhau.

𝐾6 : Thể hiện ảnh hưởng của đất chôn cáp.

𝐾7 : Thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đất.

- Chọn cáp, CB cho quạt thông gió:


• Tính dòng IB (dòng làm việc trên dây):
𝑃 1100
IB = = ≈ 4(𝐴)
√3×U×cosφ×η √3×380×0,6×0,8

• Chọn CB, dây dẫn:


In ≥IB = 4(A) chọn In = 25(A)
IZ = In = 25(A)
- Thiết kế dây không chôn ngầm dưới đất nên: K=𝐾1 . 𝐾2 . 𝐾3 . Tra bảng 8.10; 8.11;
8.12 sách giáo trình cung cấp điện – PGS.TS Quyền Huy Ánh.
 Chọn 𝐾1 = 1; 𝐾2 = 0,75; 𝐾3 = 0.91
 K=𝐾1 . 𝐾2 . 𝐾3 = 1 x 0,75 x 0,91 = 0,68

𝐼𝑍 25
IZ’ = = ≈ 37(𝐴)
𝐾 0,68

 Chọn dây cadivi 4mm2 và CB 25A


• Kiểm tra sụt áp:
∆V = √3 IB (ro cosφ + xo sinφ)L
Với:
𝜌 22,5
ro: điện trở trên một đơn vị chiều dài [ro = = 6 (Ω/km)]
𝐹 4

xo: cảm kháng [xo = 0,08 (mΩ/m)]


 ∆V = √3 x 4 x [(6 x 0,6) + (0,08 x 0,8)] x 0,01 = 0,3 (V)

18
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

∆V 0,3
 ∆V% = × 100% = × 100% = 0,075 < 5% (đạt)
𝑉 400

3.2 Đánh giá sơ đồ mạch điều khiển:


- Nhiệm vụ của quạt thông gió là điều hòa không khí trong nhà xưởng, đẩy các khí
độc khói bụi ra ngoài tạo điều kiện làm việc an toàn, và nâng cao hiệu suất làm việc
của công nhân.
3 pha 380V/ 50HZ N+E

AUTO
SW
OFF

MAN 9 K
OFF TG
5 RN
M

ON K U1 V1 W1 PE

13 A1
TG d1 d2 K d3

14 A2

K RN

Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển quạt thông gió

19
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

OFF

ON

9
TG
5

13
TG
14

RN

A1
K
A2

d1

d2

d3

AUTO
SW
OFF

MAN

20
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

- Nguyên lý làm việc của quạt thông gió như sau:


• Khi đóng CB cấp điện cho mạch động lực và mạch điều khiển:
➢ ở chế độ MAN (chế độ điều khiển bằng tay), để khởi động động cơ ta bấm
nút on cấp điện cho cuộn hút của khởi động từ K, khi đó tiếp điểm thường
đóng của contactor K sẽ mở ra, làm đèm đỏ (đèn báo không hoạt động) tắt,
và đèm xanh (đèn báo hoạt động) sáng. Khi đó tiếp điểm chính của contator
K sẽ đóng lại cấp điện cho động cơ hoạt động. Khi muốn dừng động cơ ta
bấm nút off trên mạch điều khiển, hoặc mở các CB (ngưng cấp điện) trên
mạch, hoặc khi động cơ quá tải, hay ngắn mạch rơ le nhiệt sẽ ngắt điện, đèn
vàng sáng (đèn báo sự cố)
➢ Khi ở chế độ AUTO (chế độ tự động), việc làm cho quạt chạy phụ thuộc hệ
thống báo cháy trung tâm, khi có tín hiệu sự cố thì module báo cháy M sẽ
đóng tiếp điểm (từ thường hở thành thường đóng), cấp nguồn 24Vdc cho rơ
le trung gian, khi cuộn hút của rơ le trung gian có điện thì mạch sẽ đóng tiếp
điểm của rơ le trung gian (từ thường hở thành thường đóng), khi tiếp điểm
của rơ le trung gian đóng lại sẽ cấp điện cho cuộn hút của contactor K, khi
cuộn hút của contator K có điện thì mạch làm việc như ở chế độ MAN. Khi
muốn dùng động cơ ta mở các CB (ngưng cấp điện) trên mạch, hoặc khi động
cơ quá tải, hay ngắn mạch rơ le nhiệt sẽ ngắt điện, đèn vàng sáng (đèn báo
sự cố)

21
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN


4.1 Cải tiến dùng PLC:

4.1.1 Ưu điểm của hệ thống sử dụng PLC:


Sự ra đời của hệ điều khiển PLC đã làm thay đổi hẳn hệ thống điều khiển cũng như
các khái niệm thiết kế về chúng, hệ điều khiển dùng PLC có những ưu điểm sau:

– Giảm đến 80% số lượng dây nối. – Công suất tiêu thụ của PLC rất thấp.

– Khả năng tự chuẩn đoán do đó giúp cho việc sửa chữa được nhanh chóng

– Chức năng điều khiển thay đổi dễ dàng bằng thiết bị lập trình, khi không có các
yêu cầu thay đổi các đầu vào ra thì không cần phải nâng cấp phần cứng

– Giảm thiểu số lượng rơle và timer so với hệ điều khiển cổ điển.

– Không hạn chế số lượng tiếp điểm sử dụng trong chương trình.

– Thời gian để một chu trình điều khiển hoàn thành chỉ mất vài ms, điều này làm
tăng tốc độ và năng suất PLC.

– Chương trình điều khiển có thể được in ra giấy chỉ trong thời gian ngắn giúp
thuận tiện cho vấn đề bảo trì và sửa chữa hệ thống.

– Chức năng lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ hiểu, dễ học.

– Kích thước nhỏ gọn, dễ dàng bảo quản, sửa chữa.

– Dung lượng chương trình lớn để có thể chứa được nhiều chương trình phức tạp. –
Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp.

– Dễ dàng kết nối được với các thiết bị thông minh khác như: máy tính, kết nối
mạng Internet, các Modul mở rộng.

– Độ tin cậy cao, kích thước nhỏ.

22
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

Đặc trưng của tất cả các dòng PLC bất kì là khả năng có thể lập trình được, chỉ số
IP ở dải quy định cho phép PLC hoạt động trong môi trường khắc nghiệt công nghiệp, yếu
tố bền vững thích nghi, độ tin cậy, tỉ lệ hư hỏng rất thấp, thay thế và hiệu chỉnh chương
trình dễ dàng, khả năng nâng cấp các thiết bị ngoại vi hay mở rộng số lượng đầu vào nhập
và đầu ra xuất được đáp ứng tuỳ nghi trong khả năng trên có thể xem là các tiêu chí đầu
tiên cho chúng ta khi nghĩ đến thiết kế phần điều khiển trung tâm cho một hệ thống hoạt
động tự động.

4.1.2 Sử dụng PLC ZEN cho hệ thống điều khiển thông gió nhà xưởng:
ZEN là một thiết bị điều khiển lập trình đơn giản kích thước nhỏ gọn nhưng có nhiều
tính năng tiện dụng thích hợp cho các ứng dụng nhỏ trong công nghiệp và dân dụng.

Chỉ cần một vài thao tác nhỏ trên bàn phím. ZEN cho phép kết nối mạch điện về mặt logic
thay vì phải đấu dây.

Các khối mở rộng đa dạng cho phép mở rộng ngõ ra, ngõ vào dể dàng và uyển chuyển, sử
dụng dễ dàng nhờ màn hình hiển thị, các menu trình bày rõ ràng, thao tác trên phím rất đơn
giản.

Chức năng bảo vệ bằng mật mã và hiển thị bằng 6 ngôn ngữ có khả năng lập trình giám sát
bằng máy tính.

Hình 4.1.2: PLC ZEN và module mở rộng

4.2 Lập trình cho hệ thống bằng PLC:

23
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

4.2.1 Lập trình trên phần mềm ZEN:

Hình 4.2.1a Giao diện phần mềm ZEN

➢ Code lập trình cho hệ thống:

- Khi nhấn I1 (nút ON) PLC sẽ cấp tín hiệu mức 1 cho I1, khi đó Q1 cũng lên
mức 1, và tín hiệu ON mạch sẽ được giữ nhờ biến nhớ Q1
- Khi cảm biến được tác động, biến I5 được đưa lên mức 1 làm cho mạch hoạt
động

24
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

- Khi nhấn nút OFF hoặc rơ le nhiệt được tác động biến I3 (rơ le nhiệt), và biến
I2 (nút OFF) sẽ được đưa xuống mức 0, làm mạch không hoạt động

- I6 (tiếp điểm thường đóng của contactor K), ban đầu I6 ở mức 1 và I1 ở mức
1 làm đèn Q2 (đèn báo không hoạt động sáng), khi nhấn ON biến I1 đóng sẽ
bị kéo xuống mức 0 làm đèn báo không hoạt động tắt
- I3 (tiếp điểm thường hở của rơ le nhiệt), khi được tác động biến I3 từ mức 0
sẽ được kéo lên mức 1 làm đèn Q3 đèn báo sự cố sáng.

Hình 4.2.1b Lập trình trên phần mềm ZEN


➢ Kết quả mô phỏng trên zen

25
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

- Ban đầu khi mạch chưa hoạt động đèn Q2 (đèn báo trạng thái không hoạt
động sáng)

- Khi nhấn nút ON đèn Q1 (đèn báo hoạt động sáng), đồng thời Q2 và Q3 tắt

- Khi rơ le nhiệt được tác động đèn Q1 tắt đèn Q3 (đèn báo sự cố), và đèn Q2
sẽ sáng

26
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

4.2.2 Mô phỏng và lập trình trên cadesimu


Phần mềm cadesimu là phần mềm tiện lợi trong việc vẽ các sơ đồ mạch điện
công nghiệp, được hỗ trợ đầy đủ các kí hiệu của các thiết bị dùng trong công nghiệp
như nguồn vào, contacto, Aptomat, Role, motor... Việc đưa ra sơ đồ điều khiển trong
công nghiệp khá đơn giản đối với phần mềm này, giúp kỹ sư vẽ mạch nhanh chóng
và đồng thời có thể mô phỏng

Hình 4.2.2a giao diện phần mềm cadesimu

27
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

➢ Mô phỏng và lập trình trên phần mềm cadesimu:

Hình 4.2.2b mô phỏng và lập trình trên cadesimu

28
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

➢ Kết quả mô phỏng trên phần mềm cadesimu:


- Ban đầu khi mạch chưa hoạt động đèn đỏ báo trạng thái mạch không hoạt động

- Khi nhấn nút ON, hoặc cảm biến được tác động đèn xanh báo trạng thái đang hoạt
động

29
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

- Khi rơ le nhiệt được tác động đèn vàng báo tín hiệu sự cố và đèn đỏ báo mạch không
hoạt động ở trạng thái sự cố

30
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

PHỤ LỤC BẢN VẼ


5000

00
300
200
0
100
00

Bản vẽ nhà xưởng (1:20)

Bản vẽ lưu lượng gió (1:20)

31
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

Bản vẽ hệ thống thông gió (1:20)

Bản vẽ hệ thống thông gió trong phân xưởng (1:20)


32
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh

3 pha 380V/ 50HZ N+E

AUTO
SW
OFF

MAN 9 K
OFF TG
5 RN
M

ON K U1 V1 W1 PE

13 A1
TG d1 d2 K d3

14 A2

K RN

Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển quạt thông gió

33
GVHD: PGS.TS Trương Việt Anh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://codienmaicom.com/tinh-toan-va-thiet-ke-he-thong-ong-thong-gio-design-
ventilation-system.html
Trang bị điện - điện tử - máy công nghiệp dùng chung – ĐH BKHN – nhiều tác giả
Trang bị điện - điện tử - máy gia công kim loại – ĐH BKHN – nhiều tác giả
Giáo trình cung cấp điện PGS.TS Quyền Huy Ánh

34

You might also like